Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Một số vấn đề pháp lý của vận đơn điện tử quy định quốc tế và pháp luật của một số quốc gia hướng hoàn thiện dành cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.46 KB, 86 trang )

HOÀNG ANH

MSSV: 1953801090006

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CỦA
VẬN ĐƠN ĐIỆN TỬ - QUY ĐỊNH
QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT CỦA
MỘT SỐ QUỐC GIA. HƯỚNG
HỒN THIỆN DÀNH CHO VIỆT
NAM
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Niên khóa: 2019 - 2023

Người hướng dẫn:
ThS.Võ Hưng Đạt

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2023


HOÀNG ANH

MSSV: 1953801090006

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CỦA
VẬN ĐƠN ĐIỆN TỬ - QUY ĐỊNH
QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT CỦA
MỘT SỐ QUỐC GIA. HƯỚNG
HỒN THIỆN DÀNH CHO VIỆT
NAM
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Niên khóa: 2019 - 2023



Người hướng dẫn:
ThS.Võ Hưng Đạt

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tác
giả, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS.Võ Hưng Đạt, đảm bảo tính trung thực
và tuân thủ quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tác giả xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả

Hoàng Anh


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Cơng ước Hamburg
1978

Giải thích
Cơng Ước Của Liên Hiệp Quốc Về Chuyên Chở Hàng Hóa
Bằng Đường Biển năm 1978

E-sign

Đạo luật Thương mại toàn cầu và quốc gia về Chữ ký điện tử
năm 2000 của Hoa Kỳ


KCA

Luật Thương mại Hàn Quốc năm 2010

MLETR
Nghị định 24415

Nghị định số
52/2013/NĐ-CP
Quy tắc CMI
Quy tắc Hague

Luật mẫu về Hồ sơ điện tử của Ủy ban Luật thương mại quốc
tế Liên Hợp Quốc
Nghị định của Tổng thống số 24415, ngày 23 tháng 3 năm
2013 quy định về thực hiện các quy định của Đạo luật
Thương mại về Vận đơn Điện tử của Hàn Quốc
Nghị định số 52/2013/NĐ-CP vào ngày 16 tháng 5 năm 2013
của Chính phủ về Thương mại điện tử
Quy tắc về vận đơn điện tử của Ủy ban Hàng hải Quốc tế
Công Ước Quốc Tế Để Thống Nhất Một Số Quy Tắc Về Vận
Đơn Đường Biển Được Ký Tại Brussel Ngày 25 Tháng 8 Năm
1924

Quy tắc Hague
Visby

Nghị Định Thư Sửa Đổi Công Ước Quốc Tế Để Thống Nhất
Một Số Quy Tắc Về Vận Đơn Đường Biển năm 1968


UCC

Bộ luật Thương mại thống nhất của Hoa Kỳ

UETA

Đạo luật thống nhất về giao dịch điện tử năm 1999

UNCITRAL

Ủy ban Luật thương mại quốc tế Liên Hợp Quốc


Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VẬN ĐƠN ĐIỆN TỬ ĐƯỜNG BIỂN VÀ MỘT
SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ .................................................................................................. 7
1.1 Khái quát về vận đơn và vận đơn điện tử đường biển ...................................... 7
1.1.1. Khái niệm vận đơn đường biển.................................................................... 7
1.1.2. Cơ chế hoạt động của vận đơn đường biển ................................................. 9
1.1.3. Chức năng của vận đơn đường biển .......................................................... 10
1.1.4
Phân loại vận đơn ...................................................................................... 12
1.2 Khái quát về vận đơn điện tử đường biển ....................................................... 15
1.2.1
Khái niệm vận đơn điện tử đường biển ..................................................... 15
1.2.2
Cơ chế hoạt động của vận đơn điện tử đường biển ................................... 18
1.3 Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng vận đơn điện tử thay thế vận đơn truyền

thống ........................................................................................................................... 20
1.3.1
Những lợi ích của việc sử dụng vận đơn điện tử ...................................... 20
1.3.2
Những khó khăn khi sử dụng vận đơn điện tử .......................................... 22
1.4 Một số vấn đề pháp lý liên quan đến vận đơn điện tử đường biển ................ 25
1.4.1
Giá trị pháp lý của vận đơn điện tử ........................................................... 25
1.4.2
Quyền kiểm soát đối với vận đơn điện tử ................................................. 27
1.4.3
Tính chuyển nhượng của vận đơn điện tử ................................................. 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 31
CHƯƠNG 2: VẬN ĐƠN ĐIỆN TỬ THEO LUẬT PHÁP QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ
QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI - KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.................... 33
2.1 Giá trị pháp lý của vận đơn điện tử theo một số Công ước quốc tế và pháp
luật của một số quốc gia ........................................................................................... 33
2.2.1
Quy định của các Công ước và tập quán quốc tế ...................................... 33
2.1.1
Quy định của Hoa Kỳ ................................................................................ 37
2.1.2
Quy định của Hàn Quốc ............................................................................ 42
2.2 Quyền kiểm soát đối với vận đơn điện tử ......................................................... 45
2.2.1
Quy định của một số Công ước và Tập quán quốc tế ............................... 45
2.2.2
Quy định của Hoa Kỳ ................................................................................ 48
2.2.3
Quy định của Hàn Quốc ............................................................................ 53

2.3 Tính chuyển nhượng của vận đơn điện tử........................................................ 57


2.3.1
2.3.2
2.3.3

Quy định của một số Công ước và Tập quán quốc tế ............................... 57
Quy định của Hoa Kỳ ................................................................................ 58
Quy định của Hàn Quốc ............................................................................ 60

2.4 Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam và một số kiến nghị .............. 62
2.4.1
Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam dành cho vận đơn điện tử..62
2.4.2
Kiến nghị hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam ......................................... .65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 73
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 1


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thương mại quốc tế đang dần trở thành một phần thiết yếu trong nền kinh tế thế
giới. Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, các quốc gia, các doanh nghiệp tăng
cường mở rộng thị trường hàng hóa. Do đó, vận tải biển từ nhiều năm nay đóng vai trị
quan trọng, chi phối phần lớn hoạt động vận chuyển hàng hóa trên thế giới. Tuy nhiên,
giữa năm 2019 – 2021, đại dịch Covid xuất hiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình

hình kinh tế thế giới nói chung và ngành xuất nhập khẩu nói riêng. Giãn cách xã hội kéo
dài, nhiều quốc gia thực hiện chính sách khơng cho xuất, nhập cảnh đã dẫn đến việc giao
nhận hàng hóa khó khăn. Không chỉ vậy, việc giao nhận các bộ chứng từ liên quan đến
vận chuyển hàng hóa đường biển, trong đó có vận đơn bị thất lạc, đến chậm, khơng xuất
trình đúng hạn dẫn đến hàng hóa bị ách tắc tại cảng và các hệ lụy cho các chủ thể tham
gia vào hoạt động xuất nhập khẩu.
Trong vài thập kỷ qua, phần mềm máy tính và nền tảng web hoạt động đã châm
ngòi cho sự gia tăng của các giao dịch khơng cần giấy tờ, định hình cách mọi người giao
tiếp, sắp xếp thông tin và kinh doanh. Tuy nhiên, ngành công nghiệp vận tải biển đã
không bắt kịp. Qua đại dịch Covid 19, ngành hàng hải thế giới đã bước đầu ứng dụng
cơng nghệ trong việc số hóa giấy tờ để khắc phục được những bất cập mà hồ sơ truyền
thống mắc phải. Vận đơn điện tử là một trong số những bước cải tiến đầu tiên trong cuộc
cải cách này. Việc cho ra đời một loại vận đơn mới, cũng kéo theo nhiều vấn đề cần được
giải quyết. Vì tính mới về mặt cơng nghệ và ứng dụng nên đã tạo ra “mơ hồ” về mặt
pháp lý khi đưa vận đơn điện tử vào sử dụng. Do đó, để vận đơn điện tử là một phần
thiết yếu của ngành hàng hải, cần phải có một khung pháp lý hồn thiện, để các doanh
nghiệp nói chung và các chủ hàng hay các hãng vận chuyển nói riêng tự tin áp dụng và
hạn chế tối đa sự bất cập về mặt pháp lý của vận đơn điện tử.


2

Nhận thấy được tầm quan trọng của vận đơn điện tử đối với vận tải biển nội địa và
vận tải xuyên biên giới, một số Công ước, tập quán, bộ quy tắc quốc tế được ra đời nhằm
tạo ra môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu.
Điều này cũng có những tác động nhất định đối với một số quốc gia có ngành hàng hải
phát triển, dẫn đến việc các quốc gia đang dần cân nhắc ban hành khung pháp lý điều
chỉnh việc phát hành và sử dụng vận đơn, vận đơn điện tử.
Công ước Rotterdam, Luật mẫu về Hồ sơ điện tử của UNCITRAL, Quy tắc CMI
là một trong những văn bản quốc tế đầu tiên đề cập đến giá trị pháp lý và đặt ra những

quy tắc trong quá trình sử dụng vận đơn điện tử. Từ kinh nghiệm của các văn bản này,
các quốc gia như Hoa Kỳ và Hàn Quốc cũng bắt đầu nội địa hóa những quy định quốc
tế để phù hợp hơn với hệ thống pháp luật quốc gia. Nhìn chung, chủ yếu các quốc gia
này tham khảo và ứng dụng cách quy định theo Luật mẫu của UNCITRAL. Dù vậy, cả
Hoa Kỳ và Hàn Quốc đều có những cách quy định khác biệt và chi tiết hơn so với Luật
mẫu. Khơng dừng lại ở đó, hiện nay Việt Nam vẫn chưa có văn bản nào cơng nhận hay
quy định cụ thể về vận đơn điện tử. Chính vì vậy, các cơng ty vận chuyển lớn, các hãng
tàu lớn trên thế giới dù đã ứng dụng vận đơn điện tử nhưng tại Việt Nam việc sử dụng
lại không được thực hiện. Đây là một trong những trở ngại lớn trong việc phát triển kinh
tế hàng hải bắt nguồn từ việc thiếu hụt khung pháp lý phù hợp với thực tiễn xã hội. Do
đó, tác giả đã chọn đề tài “Một số vấn đề pháp lý của vận đơn điện tử - quy định quốc
tế và pháp luật của một số quốc gia. Hướng hoàn thiện dành cho Việt Nam” để
nghiên cứu, từ đó rút ra những kinh nghiệm từ pháp luật quốc tế để đưa ra những kiến
nghị trong việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực hàng hải.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Tại Việt Nam
Đồn Mai Anh (2018), “Cơng nghệ Blockchain tạo bước tiến mới trong việc số hóa
vận đơn đường biển”. Căn cứ vào sự phát triển của công nghệ hiện nay được ứng dụng


3

vào ngành hàng hải trên toàn thế giới, tác giả đã đưa ra cái nhìn tổng quan về việc sử
dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain) để tạo ra vận đơn điện tử. Qua đó, tác giả đánh
giá sơ bộ về tính ứng dụng của vận đơn điện tử và sự công nhận của pháp luật trên thế
giới đối với loại vận đơn mới này.
Ngô Khắc Lễ, “Vận đơn điện tử có thay thế được vận đơn giấy trong mọi trường
hợp không?, Ta ̣p chí Vietnam Logistics Review”. Bài viết cung cấp những thông tin khái
quát về vận đơn điện tử, phân tích những vấn đề mang tính kỹ thuật và tính pháp lý phát
sinh từ vận đơn điện tử. Cuối cùng là phân tích những thuận lợi và khó khăn khi đưa vận

đơn điện tử vào áp dụng trong thực tế.
Nguyễn Thái Sơn, “Vận Đơn Đường Biển Điện Tử (E-B/L) Và Khả Năng Áp Dụng
Ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, số 212(ii)
tháng 2/2015”. Bài viết đưa ra góc nhìn tổng quan về vận đơn đường biển điện tử. Tác
giả thực hiện khảo sát ở nhiều khía cạnh lĩnh vực và chỉ ra sự cần thiết của vận đơn
đường biển điện tử tại Việt Nam. Từ đó, đánh giá khả năng áp dụng vận đơn điện tử tại
Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị để sử dụng vận đơn điện tử tại Việt Nam.
Dương Thị Thu Lan, “Một Số Vấn Đề Pháp Lý Về Vận Đơn Đường Biển Điện Tử
Và Giải Pháp Áp Dụng Tại Việt Nam, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế số 149
(09/2022)”. Tác giả đã khái quát về vận đơn điện tử cũng như vấn đề pháp lý về pháp
luật điều chỉnh vận đơn điện tử trong luật pháp quốc tế và Việt Nam. Đồng thời tác giả
cũng đưa ra những khuyến nghị dành cho nhà nước và các doanh nghiệp trong vấn đề
đưa vận đơn điện tử vào ứng dụng.
2.2 Trên thế giới
Ali Abbas Khayoon (2021), “The Legal Recognition of Electronic Bills of Lading,
WMU Publications: Malmö, Sweden”. Nghiên cứu này xem xét liệu vận đơn điện tử có
thể thực hiện ba chức năng của vận đơn truyền thống hay không. Tác giả tập trung nghiên
cứu việc công nhận vận đơn điện tử theo pháp luật hiện hành. Nghiên cứu kết hợp hai


4

cách tiếp cận: cách tiếp cận quốc tế và cách tiếp cận pháp luật Anh. Tác giả nghiên cứu
nguồn gốc, định nghĩa, loại và quan trọng nhất là chức năng của vận đơn giấy được phi
vật chất hóa bằng vận đơn điện tử, cũng như khung pháp lý quốc tế hiện hành điều chỉnh
vận đơn giấy. Cách tiếp cận này nghiên cứu các vận đơn điện tử và theo dõi quá trình
phát triển của chúng từ những nỗ lực đầu tiên cho đến khi chúng được sử dụng trên thị
trường ngày nay.
Van Boom, W.H., “Certain Legal Aspects of Electronic Bills of Lading, European
Transport Law”. Bài viết chủ yếu nghiên cứu một số khía cạnh pháp lý của vận đơn điện

tử. Tuy nhiên, bài viết chỉ tập trung khai thác các vấn đề từ việc nghiên cứu vận đơn
BOLERO dưới các khía cạnh như tính tương đương giữa vận đơn điện tử và vận đơn
truyền thống; khả năng thay thế vận đơn truyền thống của vận đơn điện tử.
Meetali B. Shambharkar, “Ambiguous Status of Electronic Bill of Lading in the
Era of Digitalization: An Overview”. Bài viết nhằm làm nổi bật ý nghĩa và chức năng
của vận đơn. Đồng thời tập trung vào sự xuất hiện của vận đơn điện tử và tình trạng pháp
lý “mơ hồ” của nó trong thời đại số hóa.
Quentin Schiltz, “Legal compliance of the electronic Bill of Lading, Atlantis
Highlights in Computer Sciences, volume 1, International Conference on Digital
Transformation in Logistics and Infrastructure.” Bài báo này bàn luận về các tiêu chuẩn
và quy định hiện có như Quy tắc Rotterdam, Luật mẫu về Hồ sơ có thể chuyển nhượng
điện tử và Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) và đánh giá mức độ chúng có thể hỗ trợ việc
triển khai.
Các cơng trình nghiên cứu trên chỉ tập trung nghiên cứu về khả năng áp dụng hay
khả năng thay thế vận đơn truyền thông của vận đơn điện tử. Bên cạnh đó, một số bài
viết cũng chỉ tập trung khai thác các quy định dưới góc độ pháp luật quốc tế như Quy
tắc CMI, MLETR, Quy tắc CMI, Quy tắc BOLERO hoặc Trao đổi dữ liệu điện tử mà
chưa đi sâu vào việc phân tích những vấn đề pháp lý quan trọng và cần thiết khi sử dụng


5

vận đơn điện tử. Trên tinh thần kế thừa thành quả nghiên cứu của các cơng trình đi trước,
nghiên cứu của tác giả tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến giá trị pháp lý, quyền
kiểm soát và chuyển nhượng vận đơn điện tử theo phương diện pháp luật quốc tế và pháp
luật của một số quốc gia; từ đó làm cơ sở phân tích thực trạng của pháp luật Việt Nam
và định hướng xây dựng khung pháp lý phù hợp dành cho vận đơn điện tử tại Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được thực hiện với những mục đích: (i) Làm rõ những vấn đề lý luận về vận
đơn điện tử; (ii) Phân tích một số vấn đề pháp lý quan trọng của vận đơn điện tử; (iii)

Nghiên cứu và phân tích quy định của Công ước Rotterdam, MLETR và Quy tắc CMI
về giá trị pháp lý, quyền kiểm sốt và tính chuyển nhượng của vận đơn điện tử; (iii) Phân
tích, đánh giá pháp luật của Hoa Kỳ và Hàn Quốc khi quy định về vận đơn điện tử; (iv)
Tìm hiểu về thực trạng quy định về vận đơn điện tử tại Việt Nam; (v) Rút ra những kinh
nghiệm từ pháp luật quốc tế để đóng góp giải pháp tạo ra khung pháp lý cho vận đơn
điện tử tại Việt Nam.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và đối tượng nghiên cứu
4.1 Phạm vi nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu đề tài với những phạm vi nghiên cứu cụ thể sau:
Dưới góc độ lý luận: Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận về vận đơn điện tử, một
số vấn đề pháp lý của vận đơn điện tử bao gồm giá trị pháp lý của vận đơn điện tử, quyền
kiểm sốt vận đơn điện tử và tính chuyển nhượng vận đơn điện tử.
Dưới góc độ quy định của pháp luật: Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật
quốc tế như Công ước Rotterdam, MLETR, Quy tắc CMI; các quy định của pháp luật
quốc gia như Hoa Kỳ và Hàn Quốc về những vấn đề pháp lý được nêu tại phần lý luận.
Phân tích, đánh giá một số ưu và nhược điểm trong mỗi quy định được nghiên cứu. Từ
đó đánh giá sự phù hợp đối với pháp luật Việt Nam, đồng thời đưa ra đóng góp xây dựng
khung pháp lý của Việt Nam dành cho vận đơn điện tử.


6

4.2 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về các quy định pháp luật đối với vận đơn điện tử theo pháp luật
quốc tế là Công ước Rotterdam, MLETR, Quy tắc CMI và theo pháp luật quốc gia là
Hoa Kỳ, Hàn Quốc. Cụ thể là các quy định về giá trị pháp lý của vận đơn điện tử, quy
định liên quan đến quyền kiểm soát vận đơn điện tử và một số thủ tục thực hiện khi
chuyển nhượng vận đơn điện tử.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài góp phần xây dựng cơ sở lý luận về một số vấn đề

pháp lý liên quan đến vận đơn điện tử. Đề tài cũng làm rõ thực trạng thiếu hụt khung
pháp lý dành cho vận đơn điện tử tại Việt Nam. Đồng thời trên cơ sở nghiên cứu, phân
tích và đánh giá, đề tài đóng góp định hướng xây dựng khung pháp lý phù hợp khi sử
dụng vận đơn điện tử tại Việt Nam.
6. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khải, bố cục của khóa
luận bao gồm hai chương:
Chương 1: Khái quát về vận đơn điện tử đường biển và một số vấn đề pháp lý
Chương 2: Vận đơn điện tử theo luật pháp quốc tế và một số quốc gia trên thế
giới – kinh nghiệm cho Việt Nam


7

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VẬN ĐƠN ĐIỆN TỬ ĐƯỜNG BIỂN VÀ MỘT
SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ
1.1 Khái quát về vận đơn và vận đơn điện tử đường biển
1.1.1. Khái niệm vận đơn đường biển
Trước thế kỷ XI, các quốc gia không sử dụng hồ sơ hoặc tài liệu khi vận chuyển
hàng hóa, bởi tại thời điểm đó thương nhân cũng là chủ của con tàu, hoặc đi cùng hàng
hóa của họ trên biển cho đến khi hàng hóa được bán. Đến thế kỷ XVI, vận đơn bắt đầu
xuất hiện và được sử dụng phổ biến. Những vận đơn “sơ khai” chỉ thể hiện tình trạng
của hàng hóa. Chúng thường được tìm thấy nhiều nhất trong các hóa đơn vận chuyển
hàng hóa từ Tây Ban Nha hoặc hàng hóa của người Tây Ban Nha. Vào năm 1549, những
thông tin được thể hiện trên vận đơn đã chi tiết hơn, thể hiện số lượng, khối lượng hàng
hóa, tình trạng chi tiết của hàng hóa trên tàu. Đến năm 1802, các thương nhân đã thiết
lập một số nguyên tắc quản lý vận đơn. Pháp lệnh Hàng hải của Louis XIV được ban
hành và thực hiện tại thời điểm đó. Theo đó, các điều khoản xác nhận tình trạng của hàng
hóa đã khơng cịn tùy nghi; tất cả các hóa đơn được u cầu phải "có chất lượng, số
lượng và nhãn hiệu của hàng hóa.” Sắc lệnh cũng ghi nhận rằng cần phải giới hạn trách

nhiệm pháp lý của thuyền trưởng đã ký vận đơn.1
Hiện nay, đa số hàng hóa trong giao dịch thương mại quốc tế được vận chuyển
bằng phương thức vận tải đường biển, vận đơn cũng vì thế chiếm một tỷ trọng rất lớn
trong tổng số chứng từ vận tải đang được sử dụng.
Với lịch sử hình thành và nguồn gốc xuất xứ, có thể nhận định rằng vận đơn đường
biển (Ocean bill of lading) bản chất là một hóa đơn vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển. Theo định nghĩa của từ điển Oxford, vận đơn là “một danh sách cung cấp thơng tin
chi tiết về hàng hóa mà một con tàu,… đang vận chuyển”.2 Trải qua nhiều giai đoạn lịch
1
2

Daniel E. Murray (1983), History and development of Bill of lading, University of Miami Law Review vol.37’
Oxford Advanced Learner’s Dictionary, 1992


8

sử thế giới cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, vận đơn dần được ghi nhận
trong các văn bản pháp luật quốc tế. Cụ thể, vận đơn được đề cập lần đầu tiên trên phương
diện toàn cầu tại Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển
được ký tại Brussel ngày 25 tháng 8 năm 1924 (thường được gọi là Quy tắc Hague). Tuy
nhiên, quy tắc này vẫn chưa nêu ra được khái niệm hay định nghĩa về vận đơn mà chỉ
nhận định chung “hợp đồng vận tải được thể hiện bằng vận đơn…” 3 Nối tiếp sau Quy
tắc Hague, Cơng ước Hamburg 1978 ra đời và có sự tiến bộ trong việc ghi nhận khái
niệm vận đơn vào các điều khoản. Được hình thành giữa thời điểm thương mại quốc tế
đang trên đà phát triển, công ước Hamburg đã định nghĩa vận đơn một cách chính xác,
phù hợp hơn với thực tiễn. Cụ thể, tại Khoản 7 Điều 1 Cơng ước có quy định:
“Vận đơn đường biển là một chứng từ làm bằng chứng cho một hợp đồng chuyên
chở bằng đường biển và cho việc người vận chuyển đã nhận hàng để chở hoặc để xếp
hàng xuống tàu và bằng vận đơn này người chuyên chở cam kết sẽ giao hàng khi xuất

trình nó. Một điều khoản trong chứng từ này quy định rằng lô hàng phải được giao theo
lệnh của người được ghi đích danh hoặc giao theo lệnh hoặc giao cho người nắm giữ vận
đơn chính là thực hiện cam kết đó.”4
Qua định nghĩa của cơng ước Hamburg 1978, vận đơn được nhìn nhận là bằng
chứng của hợp đồng chuyên chở, đồng thời, cũng là công cụ hỗ trợ trong việc giao nhận
hàng hóa giữa nhà chuyên chở và nhà nhập khẩu. Định nghĩa này đã góp phần làm rõ
khái niệm “vận đơn” trong thương mại quốc tế nói chung và ngành hàng hải nói riêng.
Từ đó, tạo tiền đề cho các quốc gia trên thế giới nội luật hóa vận đơn trong ngành hàng
hải nội địa.
Kế thừa tinh thần và kinh nghiệm từ các quy định quốc tế, Bộ luật Hàng hải Việt
Nam 2015 cũng đã ghi nhận khái niệm vận đơn như sau:

3
4

Điều 1 (b) Quy tắc Hague
Khoản 7 Điều 1 Công ước Hamburg 1978


9

“Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã
nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận
chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng
và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.”5
Quy định này của Việt Nam không chỉ đưa ra định nghĩa mà cịn lồng ghép vào đó
vai trị của chính vận đơn. Có thể thấy, quy định này không định nghĩa một cách khái
quát vận đơn là gì mà thơng qua vai trị, cơ chế của vận đơn để làm rõ khái niệm vận đơn
nhằm phân biệt vận đơn với những chứng từ vận tải khác trong bộ chứng từ hàng hóa.
Như vậy, dựa trên bản chất và các định nghĩa trên, vận đơn được xem là một chứng

từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện người
chuyên chở cấp phát cho người gửi hàng hóa sau khi đã nhận hàng để xếp xuống tàu
hoặc sau khi hàng hóa đã được xếp xuống tàu, và bằng chứng từ này người chuyên chở
cam kết sẽ giao hàng cho người nhận sau khi xuất trình tại cảng dỡ.
1.1.2. Cơ chế hoạt động của vận đơn đường biển
Về cơ bản, vận đơn được xem là một hóa đơn vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển. Do đó, vận đơn cũng có tính chất khá tương đồng với những loại hóa đơn vận
chuyển hàng hóa bằng các phương thức khác. Một cách khái quát thì vận đơn sẽ được
người vận chuyển phát hành để xác nhận tình trạng hàng hóa cũng như một số thơng tin
thiết yếu liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa khi nhà vận chuyển nhận từ chủ hàng;
đồng thời, người mua hàng sẽ xuất trình vận đơn để chứng minh quyền sở hữu và nhận
hàng tại cảng dỡ.
Khi các bên (nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu) thực hiện một hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế, các bên sẽ thực hiện các thủ tục của hợp đồng. Sau khi nhà nhập khẩu
phát hành thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) cho nhà xuất khẩu và hoàn thành các quy

5

Khoản 2 Điều 148 Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015.


10

trình chứng từ nhất định, nhà xuất khẩu sẽ gửi hàng tới cảng của quốc gia nơi nhà nhập
khẩu yêu cầu thông qua đại lý vận chuyển của nhà xuất khẩu. Nhà chuyên chở (hãng tàu)
sẽ phát hành hai bộ chứng từ bao gồm một vận đơn gốc và một bản sao của vận đơn.
Trong đó, vận đơn gốc sẽ được chủ tàu ký và gửi lại cho đại lý vận chuyển của chủ hàng.
Ngay khi đại lý vận chuyển của nhà xuất khẩu nhận được vận đơn gốc đã được ký,
hàng hóa sẽ được vận chuyển đến cảng của nhà nhập khẩu. Đồng thời, đại lý vận chuyển
của nhà xuất khẩu sẽ chuyển vận đơn tới nhà nhập khẩu để nhà nhập khẩu chuyển cho

nhà xuất khẩu. Sau khi nhận được vận đơn gốc, nhà nhập khẩu sẽ lập tức chuyển cho đại
lý vận chuyển của mình. Đại lý vận chuyển của nhà nhập khẩu sau đó sẽ phát hành Lệnh
giao hàng (Delivery order) và nhận hàng hóa tại cảng dỡ. Cuối cùng, đại lý của nhà nhập
khẩu sẽ giao hàng hóa vừa nhận tại cảng dỡ tới địa điểm nhà nhập khẩu yêu cầu.
1.1.3. Chức năng của vận đơn đường biển
Vận đơn được sử dụng như một căn cứ pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người
gửi, người nhận và người chuyên chở. Đây cũng chính là cơ sở cho việc khai báo hải
quan, giao nhận hàng hóa. Song, vận đơn giữ vai trị quan trọng bởi nó là chứng từ được
sử dụng trong việc thanh tốn giá trị hàng hóa giữa các bên và cũng là tài liệu quan trọng
để yêu cầu bồi thường trong những trường hợp xảy ra thiệt hại về hàng hóa trong q
trình vận chuyển. Vận đơn có khá nhiều cơng dụng; ở mỗi một giai đoạn khác nhau trong
quá trình giao thương, vận đơn lại thực hiện một chức năng để phát huy công dụng mà
các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hướng tới. Nhìn chung, vận đơn có
ba chức năng chính:
(i) Là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển: Đa số thường nhầm lẫn rằng vận
đơn là bằng chứng của hợp đồng mua bán giữa người gửi hàng (người bán) và người
mua. Cũng khơng ít người xem vận đơn là hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa người
vận chuyển và người thuê vận chuyển (chủ hàng hay đại lý vận chuyển của chủ hàng).
Trên thực tế, sau khi đại lý vận chuyển của chủ hàng giao hàng cho bên vận chuyển, bên


11

công ty vận chuyển sẽ lập và ký phát một biên nhận để vận chuyển hàng hóa (vận đơn).
Biên nhận này được xem là chứng cứ chứng minh việc giao nhận hàng hóa giữa người
gửi hàng và cơng ty vận chuyển. Như vậy, cần lưu ý rằng, vận đơn chỉ có chức năng là
giấy biên nhận, là bằng chứng chỉ ra rằng có tồn tại một hợp đồng vận chuyển giữa người
vận chuyển và người gửi hàng để thực hiện việc vận chuyển theo hợp đồng mua bán. Từ
đó, có thể khẳng định, vận đơn và hợp đồng thuê vận chuyển là hồn tồn độc lập. Vì
vậy, bên mua hàng (người hưởng lợi) sẽ không chịu ràng buộc bởi những điều khoản

trong hợp đồng vận chuyển. Tương tự, trong trường hợp vận đơn được người thuê vận
chuyển chuyển nhượng sang một chủ thể mới thì người nhận chuyển nhượng cũng sẽ
không bị ràng buộc bởi các quy định về quyền và nghĩa vụ có trong hợp đồng thuê vận
chuyển, trừ trường hợp trong vận đơn quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên sở hữu
vận đơn bị ràng buộc bởi hợp đồng. Trường hợp trên, sau khi chuyển nhượng, vận đơn
sẽ là căn cứ pháp lý để giải quyết những vấn đề phát sinh giữa công ty vận chuyển và
chủ sở hữu vận đơn.
(ii) Là biên nhận hàng hóa: Vận đơn thường được thể hiện dưới dạng văn bản,
nội dung của vận đơn thường bao gồm những thông tin cơ bản miêu tả về hàng hóa như:
điều kiện, chất lượng, số lượng. Như đã đề cập ở trên, ngay khi công ty vận chuyển nhận
hàng, sẽ lập và ký phát vận đơn theo yêu cầu của chủ hàng. Theo đó, hành vi phát hành
vận đơn của cơng ty vận chuyển được xem là việc tạo ra một tài liệu nhằm xác nhận
thơng tin về hàng hóa tại thời điểm giao nhận; đồng thời thừa nhận rằng tất cả hàng hóa
xuất khẩu đã được xếp lên tàu. Với bản chất được tạo ra để ghi nhận tình trạng của hàng
hóa nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại, mất mát, biến đổi tình trạng hàng hóa của chủ
hàng trong quá trình vận chuyển; nội dung của vận đơn phải được thiết lập một cách phù
hợp với số lượng, chất lượng, điều kiện với thực tế. Bởi lẽ, dựa trên sự chênh lệch về số
lượng, điều kiện hay chất lượng giữa hàng hóa thực tế với thơng tin trong vận đơn, người
thụ hưởng có thể quy trách nhiệm pháp lý đối với chủ hàng hoặc nhà chuyên chở.


12

(iii) Là chứng từ về quyền sở hữu hàng hóa: Chức năng này của vận đơn được
nhận thấy rõ nhất trong việc giao nhận hàng hóa giữa cơng ty vận chuyển và người mua
hàng. Chức năng thể hiện người sở hữu vận đơn là người có quyền yêu cầu chuyển giao
quyền sở hữu hàng hóa được ghi trong nội dung của vận đơn đó. Nghĩa là để được chuyển
giao quyền sở hữu hàng hóa, người mua hàng phải nhận vận đơn từ chủ hàng, sau đó
đem vận đơn đến cảng dỡ hàng để công ty vận chuyển giao hàng. Với chức năng này,
việc chuyển nhượng hàng hóa giữa các bên trở nên dễ dàng và thông suốt hơn. Trong

trường hợp, hàng hóa đang trên đường vận chuyển mà người mua muốn chuyển nhượng
số hàng hóa cho một bên khác thì chỉ cần thực hiện ký hậu trên vận đơn. Việc này thể
hiện, vận đơn là đại diện cho hàng hóa. Người được chuyển nhượng hàng hóa thuận tiện
trong việc đến cảng và nhận hàng trực tiếp từ công ty vận chuyển mà không cần tốn
nhiều thời gian thông qua bên chuyển nhượng. Tuy nhiên, trên thực tế, chức năng này
của vận đơn không phải lúc nào cũng phát huy vai trị của mình. Một số trường hợp,
khơng nhất thiết phải có vận đơn thì người mua mới được phép nhận hàng. Ví dụ trong
thực tế đối với những chuyến hàng có tuyến đường ngắn thường xun gặp phải tình
huống hàng đến nhưng chứng từ vận đơn gốc chưa đến hoặc người bán chưa kịp gửi vận
đơn. Nếu dùng vận đơn gốc sẽ gây phát sinh chi phí lưu kho bãi tại cảng nhập, cũng như
hao tốn thời gian để người mua được nhận hàng. Vì vậy người ta sử dụng loại vận đơn
đã xuất trình (Surrendered bill of lading) để khắc phục tình trạng này. Khi phát hành,
người vận chuyển đóng dấu “đã xuất trình” lên bản vận đơn gốc và điện báo cho đại lý
của mình tại cảng dỡ. Do đó, người nhận hàng khơng cần xuất trình vận đơn gốc mà chỉ
cần xuất trình vận đơn đã xuất trình do chủ hàng đã điện báo đến.
1.1.4 Phân loại vận đơn
Tùy vào chức năng, công dụng và đặc điểm mà vận đơn được phân loại theo nhiều
tiêu chí khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại vận đơn thường xuyên được sử
dụng:


13

(i) Căn cứ vào quyền chuyển nhượng, sở hữu hàng hóa trên vận đơn:
Thứ nhất, vận đơn đích danh: Với vận đơn đích danh, nội dung thường ghi rõ tên,
địa chỉ người nhận hàng; vì đặc trưng này nên vận đơn đích danh khơng thể chuyển
nhượng cho người khác bằng cách ký hậu và chỉ người có tên trên vận đơn mới được
phép nhận hàng.
Thứ hai, vận đơn vô danh: Với vận đơn đích danh, nội dung thường ghi rõ tên, địa
chỉ người nhận hàng; vì đặc trưng này nên vận đơn đích danh khơng thể chuyển nhượng

cho người khác bằng cách ký hậu và chỉ người có tên trên vận đơn mới được phép nhận
hàng. Khác với vận đơn đích danh, vận đơn vơ danh là vận đơn mà trên đó tên người
nhận hàng bị bỏ trống, được ghi là vô danh, hoặc phát hành theo lệnh nhưng không ghi
rõ là theo lệnh của ai, hoặc phát hành theo lệnh cho một người hưởng lợi nhưng người
đó đã ký hậu vận đơn và không chỉ định một người hưởng lợi khác. Vận đơn vô danh
được chuyển nhượng bằng cách trao tay và người cầm vận đơn có quyền yêu cầu đơn vị
chuyên chở giao hàng cho mình.6
Thứ ba, vận đơn theo lệnh: Tương tự với vận đơn vô danh, vận đơn theo lệnh cũng
không ghi tên và địa chỉ người nhận hàng mà chỉ ghi “theo lệnh” của một ai đó hoặc có
ghi tên của người nhận hàng nhưng đồng thời ghi thêm “hoặc theo lệnh”. Với cách ghi
này, người được quyền đi nhận hàng là tùy thuộc vào người ra lệnh. Nghĩa là, người
được ghi trên vận đơn (có thể là người gửi hàng, người nhận hàng hoặc ngân hàng thanh
toán) sẽ thực hiện ký hậu từ bỏ quyền sở hữu, theo lệnh của người ký hậu, người nào
cầm vận đơn gốc và được xác nhận ký hậu sẽ có thể nhận hàng.
(ii) Phân loại theo ghi chú của thuyền trưởng trên vận đơn:

Xuất nhập khẩu Lê Ánh, “Phân biệt vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh, vận đơn vô danh”,
(truy
cập vào 10/04/2023)
6


14

Thứ nhất, vận đơn hoàn hảo: Vận đơn hoàn hảo là vận đơn mà trên đó người chuyên
chở ghi chú khơng có thiệt hại hoặc mất mát hàng hóa khi nhận hàng từ người gửi hàng.
Trong trường hợp, thuyền trưởng khơng có ghi chú trên vận đơn thì được xem là vận
đơn sạch. Loại vận đơn này sẽ được người nhận hoặc ngân hàng chấp nhận thanh toán.
Thứ hai, vận đơn khơng hồn hảo: Vận đơn khơng hồn hảo là vận đơn mà trong
nội dung có ghi chú về tình trạng xấu của hàng hóa hoặc bao bì bị khuyết tật hay bị hư

hỏng như: “bao rách”, “thủng đáy”... Trong một vài trường hợp, những khiếm khuyết
của hàng hóa vẫn được người mua hoặc ngân hàng chấp nhận thanh toán. Tuy nhiên, để
được thanh toán, chủ hàng cần phải thực hiện một số thủ tục nhất định nhưng vẫn có khả
năng rủi ro về mặt pháp lý nếu xảy ra tranh chấp phải giải quyết tại Tòa án. Trên thực tế,
vận đơn khơng hồn hảo sẽ khơng được chấp nhận thanh tốn tiền hàng. Do đó, chủ sở
hữu hàng hóa cần chú trọng đến ghi chú hàng hóa của đơn vị chuyên chở khi giao hàng
để biết rõ về tình trạng hàng hóa tránh những rủi ro trong việc khơng được chấp nhận
thanh toán.
(iii) Căn cứ vào thời điểm cấp phát vận đơn:
Thứ nhất, vận đơn đã xếp hàng: vận đơn đã xếp hàng là vận đơn được phát hành
sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu; vận đơn nhận hàng để xếp là vận đơn được cấp
phát sau khi người chuyên chở nhận hàng và cam kết sẽ xếp hàng và vận chuyển hàng
hóa bằng con tàu ghi trên vận đơn.7
Thứ hai, vận đơn nhận hàng để xếp: Theo đúng với tiêu chí phân loại vận đơn,
điểm khác biệt giữa hai loại vận đơn đã xếp hàng và vận đơn nhận hàng để xếp là thời
điểm cấp phát vận đơn.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh, “Phân biệt vận đơn đã bốc hàng lên tàu và Vận đơn nhận hàng để xếp”,
/>(truy cập vào 10/04/2023)
7


15

Bên cạnh những loại vận đơn vừa nêu, trên thực tiễn thương mại quốc tế vẫn tồn
tại rất nhiều loại vận đơn như: vận đơn tàu chợ, vận đơn theo hợp đồng thuê tàu chuyến,
vận đơn đã xuất trình tại cảng gửi, giấy gửi hàng bằng đường biển, vận đơn của FIATA…
Tuy nhiên với phạm vi của đề tài, tác giả chỉ tập trung làm rõ một số loại vận đơn phổ
biến và thường xuất hiện như đã phân tích ở trên.
1.2 Khái quát về vận đơn điện tử đường biển

1.2.1 Khái niệm vận đơn điện tử đường biển
Thực tế, vận đơn đường biển điện tử (e-B/L) đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XX, dựa
trên những thành tựu phát triển cơng nghệ thơng tin. Đặt nền móng cho vận đơn điện tử
ngày nay, có thể kể đến vận đơn điện tử được phát hành bởi hệ thống SEADOCS. Dự án
SEADOCS là kết quả của một sáng kiến chung vào năm 1986 giữa Ngân hàng Chase
Manhattan và Hiệp hội Độc lập Quốc tế Chủ tàu chở dầu (INTERTANKO). SEADOCS
vận hành bằng cách truyền tài liệu thơng qua telex thay vì mạng máy tính. Mục đích là
tạo ra một hệ thống mà tại đó các vận đơn được cấp cho các chuyến tàu chở dầu có thể
được đàm phán điện tử. Dù vậy, dự án này đã sụp đổ sau chưa đầy một năm với nhiều
lý do khác nhau. Từ những năm 1990 và 2000, công nghệ vận đơn điện tử được các
doanh nghiệp phát triển trong quá trình sử dụng máy tính và mạng viễn thơng để quản
lý các hoạt động vận chuyển hàng hóa của mình. Đây được xem là một hình thức hồn
tồn mới của vận đơn, cũng có thể xem đây là một loại vận đơn mới phù hợp với thời
đại cơng nghệ và số hóa trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội. Về bản chất đây là một
hình thức trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange - EDI). Nghĩa là, vận đơn
điện tử là một thông điệp dữ liệu điện tử, chứa đựng các thông tin như trên vận đơn giấy,
được vận hành thông qua hệ thống điện tử viễn thông mà khơng có sự can thiệp của
phương thức lưu chuyển truyền thống để thay thế cho vận đơn giấy trong hoạt động vận


16

tải; theo đó, vận đơn đường biển điện tử sẽ được phát hành và lưu chuyển như một chứng
từ vận tải có giá trị tương đương vận đơn giấy truyền thống.8
Theo từ điển Law Insider “vận đơn điện tử có nghĩa là bất kỳ tài liệu, thông tin,
thông báo hoặc dữ liệu điện tử nào nhằm thay thế hoặc cung cấp chức năng tương đương
với vận đơn giấy, chứng từ sở hữu hoặc vận đơn, tùy theo từng trường hợp.” 9 Theo
Bolero10, vận đơn điện tử là một phiên bản điện tử của vận đơn giấy với sự kết hợp riêng
giữa quy tắc pháp lý và cơng nghệ có thể tái tạo các chức năng của vận đơn giấy truyền
thống.11

Về mặt pháp lý, hiện nay, chưa có văn bản pháp luật quốc tế nào đưa ra định nghĩa
thế nào là vận đơn điện tử. Tuy nhiên, Công ước Liên Hợp Quốc về Hợp đồng Vận
chuyển Hàng hóa Quốc tế Tồn bộ hoặc Một phần bằng Đường biển (Quy tắc Rotterdam)
được thông qua vào tháng 12 năm 2008 đã đặt nền móng đầu tiên cho quy định về vận
đơn điện tử. Khoản 18 Điều 1 Quy tắc Rotterdam quy định:
“ “Hồ sơ vận tải điện tử” là thông tin trong một hoặc nhiều thông điệp được phát
hành bằng phương tiện liên lạc điện tử theo hợp đồng vận chuyển của người chuyên chở,
bao gồm thông tin được liên kết hợp lý với hồ sơ vận tải điện tử bằng các tệp đính kèm
hoặc được liên kết theo cách khác với hồ sơ vận tải điện tử đồng thời hoặc sau khi người
vận chuyển phát hành hồ sơ, để trở thành một phần của hồ sơ vận tải điện tử thì:

Nguyễn Thái Sơn (2015), “Vận Đơn Đường Biển Điện Tử (E-B/L) Và Khả Năng Áp Dụng Ở Việt Nam”, Tạp
chí Kinh tế và Phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, số 212(ii) tháng 2/2015, trang 135.
9
(truy cập lần cuối vào ngày 10/04/2023)
10
Bolero (Bill of lading Electronic Registry Organization) - Tổ chức Đăng ký vận đơn điện tử là một mơi trường
hồn tồn điện tử để quản lý thương mại cung cấp một giải pháp thay thế điện tử cho các tài liệu hỗ trợ thương
mại quốc tế. Xem thêm tại (truy cập lần cuối vào ngày 10/04/2023)
11
BOLERO, “What is an Electronic Bill of Lading?”, />itional%20paper%20bill%20of%20lading. (truy cập lần cuối vào ngày 10/04/2023)
8


17

(a) Bằng chứng về việc người vận chuyển hoặc bên thực hiện đã nhận hàng theo
hợp đồng vận chuyển; Và
(b) Bằng chứng hoặc chứa hợp đồng vận chuyển.”12
Rõ ràng, điều luật này đã sử dụng thuật ngữ “hồ sơ vận tải điện tử” thay vì “vận

đơn điện tử”. Với cách định nghĩa này, cơng ước có thể quy định khái quát tất cả những
tài liệu trong bộ chứng từ vận tải hàng hóa (trong đó có vận đơn). Với thực tiễn kinh tế
quốc tế, hầu hết các tài liệu trong bộ chứng từ vận tải đã được các nhà kinh doanh trong
lĩnh vực hàng hải chuyển từ phương thức giấy tờ truyền thống sang hình thức điện tử để
thuận tiện trong việc sử dụng cũng như bắt kịp với xu thế số hóa của thời đại. Từ đây,
nhận thấy rằng việc Công ước đưa ra quy định bằng cách sử dụng từ ngữ bao hàm như
trên là phù hợp với nhu cầu của thế giới. Với bản chất và khái niệm của vận đơn truyền
thống, ta hồn tồn có thể nhận định, vận đơn điện tử cũng thuộc phạm vi định nghĩa tại
điều luật này của Công ước. Nghĩa là, vận đơn điện tử là thông tin trong một hay nhiều
thông điệp được phát hành bằng phương tiện điện tử theo hợp đồng vận chuyển, nội dung
của vận đơn điện tử bao gồm thông tin được liên kết hợp lý với vận đơn bằng các tệp
đính kèm hoặc được liên kết theo cách khác với vận đơn điện tử đồng thời hoặc sau khi
người vận chuyển phát hành. Tuy nhiên, vì định nghĩa đã sử dụng từ ngữ để bao hàm bộ
chứng từ vận tải điện tử, nên việc đưa ra khái niệm cụ thể và chi tiết vận đơn là gì vẫn
chưa được hồn thiện. Thêm vào đó, pháp luật của một số quốc gia cũng chỉ mới thừa
nhận việc ứng dụng vận đơn điện tử vào vận tải mà hồn tồn chưa đưa ra định nghĩa
chính xác về thuật ngữ này.
Tóm lại, vận đơn điện tử vẫn chưa được định nghĩa một cách chính xác bởi các văn
bản pháp lý tại quốc gia và quốc tế. Do đó, dựa trên bản chất, hình thái của loại vận đơn
này, có thể hiểu vận đơn điện tử là một hình thức của vận đơn truyền thống, chứa đựng
các thông tin như trên vận đơn giấy, được vận hành thông qua hệ thống điện tử viễn
12

Khoản 18 Điều 1 Công ước Rotterdam.


18

thông; trong một số trường hợp, vận đơn điện tử cung cấp chức năng tương đương với
vận đơn giấy.

1.2.2

Cơ chế hoạt động của vận đơn điện tử đường biển
Vận đơn điện tử là thông điệp dữ liệu được tạo lập trên một hệ thống trao đổi dữ

liệu điện tử sử dụng các công nghệ hiện đại như công nghệ chuỗi khối (Blockchain), điện
toán đám mây (Cloud Computing), trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) ... Với tính năng lưu
trữ các giao dịch một cách vĩnh viễn và không thể thay đổi bằng cách sử dụng sổ cái
phân tán, cùng một số đặc trưng thuận tiện trong việc sử dụng, công nghệ chuỗi khối
đang được đa số các hãng tàu lớn trên thế giới ưu tiên đưa vào ứng dụng trong việc phát
hành vận đơn điện tử. Với sự thông dụng của công nghệ này và phạm vi giới hạn của bài
viết, tác giả sẽ tập trung làm rõ cách thức vận hành một vận đơn điện tử được tạo ra từ
công nghệ chuỗi khối.
Trước hết, cần làm rõ công nghệ chuỗi khối là gì? Chuỗi khối là một hệ thống phân
tán, phi tập trung, liên tục, và sổ cái kỹ thuật số chống giả mạo của các giao dịch có thể
được được lập trình để ghi lại nhiều loại tương tác. 13 Cụ thể, “khối" là một thành phần
lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số riêng lẻ trong đó thơng tin được lưu trữ về các giao dịch như
ngày, giờ và những người tham gia giao dịch, và mỗi khối được nối với khối tiếp theo
bằng cách sử dụng chữ ký mật mã được gọi là băm. Khối trước đó và khối mới có thể
được liên kết với nhau bằng cách thêm giá trị băm của khối trước đó sang khối mới, theo
đó giao dịch có thể được xác nhận bằng mật mã. Nghĩa là, khi thông tin giao dịch được
lưu trữ trong một khối, chúng sẽ được gửi đến tất cả những người tham gia trên mạng,
những người sau đó sẽ xác minh thơng tin và xác nhận giao dịch. Sau khi giao dịch được
xác nhận bởi tất cả các bên trong một khối, nó khơng thể thay đổi và sau đó được liên
kết với một khối tiếp theo.

Satoshi Nakamoto, “Bitcoin: A peer-to-peer electronic cash system, (explaining
the concept of the blockchain technology, Bitcoin) />13



19

Hiện nay, một số hãng tàu lớn đã bắt đầu xây dựng nền tảng vận đơn chuỗi khối
của riêng họ. Bên cạnh đó, nhiều hệ thống vận đơn điện tử cũng được tạo ra dựa trên nền
tảng công nghệ chuỗi khối này như: Bolero, CargoX, WAVE… Mỗi hệ thống sẽ có một
quy định về việc vận hành khác nhau, nhưng nhìn chung, vận đơn điện tử được tạo lập
và hoạt động như sau:
Người chuyên chở sẽ tạo lập một tài khoản tại một hệ thống nhất định để trở thành
một người dùng trên hệ thống. Mỗi một người dùng sẽ sở hữu hai loại khóa là khóa cơng
khai (Public key) và khóa riêng tư (Private key) để phục vụ cho việc xác thực trong quá
trình sử dụng. Sau khi nhận hàng từ chủ hàng hoặc đại lý vận chuyển của chủ hàng,
người chuyên chở sẽ tạo lập một thông điệp điện tử (thơng điệp điện tử này chính là vận
đơn điện tử do nhà chuyên chở phát hành) và đính kèm vào “phong bì” điện tử. Người
chuyên chở sẽ sử dụng khóa riêng tư của mình để ký vào thơng điệp điện tử vừa tạo lập
và gửi tới hệ thống điều hành. Hệ thống sẽ xác thực chữ ký điện tử của người chun
chở thơng qua khóa cơng khai. Nếu hệ thống xác nhận hai khóa trùng khớp, hệ thống sẽ
tự động xóa chữ ký của họ và gửi vận đơn đến cho người nhận (chủ hàng). Người gửi
hàng sau đó có thể chuyển vận đơn điện tử bằng cách sử dụng khóa riêng của mình để
ký điện tử vào hàm băm trong bản ghi và gửi cho người nhận hàng bằng khóa chung. Vì
khóa cơng khai có sẵn trong thư mục công khai của hệ thống nên các bên liên quan khác
có thể xem tài liệu. Khi giao hàng, người giữ vận đơn ban đầu (chủ hàng) phải xuất trình
cho người vận chuyển. Người vận chuyển có quyền u cầu bằng chứng hợp lý để xác
minh rằng người xuất trình vận đơn có quyền nhận hàng. Sau khi kiểm tra, người vận
chuyển cam kết đánh dấu vận đơn là "đã hoàn thành".
Đối với trường hợp người mua hàng muốn chuyển nhượng vận đơn điện tử cho
một người thụ hưởng mới, người mua hàng sẽ phải liên hệ với chủ hàng và người thụ
hưởng mới. Nếu cả ba bên là chủ hàng, người mua hàng và người nhận chuyển nhượng
đều chấp thuận về việc chuyển nhượng này, thì vận đơn điện tử sẽ được hệ thống gửi



×