Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Điều ước quốc tế và thoả thuận quốc tế theo pháp luật việt nam hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.04 KB, 61 trang )

LÊ THỊ MINH ANH
MSSV: 1953801090008

ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ THOẢ
THUẬN QUỐC TẾ THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN HÀNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Niên khóa: 2019 - 2023

Người hướng dẫn:
Thạc sĩ Nguyễn Thị Vân Huyền

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2023


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... 2
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ
THOẢ THUẬN QUỐC TẾ ............................................................................................. 8
1.1.

Khái quát về “điều ước quốc tế” và “thoả thuận quốc tế”: ....................... 8

1.1.1. Định nghĩa: ............................................................................................................................8
1.1.2. Đặc điểm: .............................................................................................................................13
1.1.3. Nguyên tắc ký kết và thực hiện:.................................................................................17
1.2.

Quy định về điều ước quốc tế và thoả thuận quốc tế theo pháp luật



Việt Nam hiện hành .............................................................................................................. 20
1.2.1. Chủ thể ký kết: ...................................................................................................................20
1.2.2. Giá trị pháp lý của điều ước quốc tế và thoả thuận quốc tế: .........................22
1.2.3. Hình thức làm phát sinh hiệu lực của văn bản: ...................................................23
1.2.4. Căn cứ chấm dứt, rút khỏi, tạm đình chỉ hiệu lực của văn bản: ..................24
1.2.5. Trình tự ký kết: ..................................................................................................................26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC
TẾ VÀ THOẢ THUẬN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM ........................................... 31


2.1.

Thực tiễn ký kết điều ước quốc tế và thoả thuận quốc tế của Việt

Nam: ......................................................................................................................................... 31
2.2.

Thực tiễn thực hiện pháp luật điều ước quốc tế và thoả thuận quốc tế

ở Việt Nam: .............................................................................................................................. 33
2.2.1. Đối với điều ước quốc tế: ..............................................................................................33
2.2.2. Đối với thoả thuận quốc tế: ..........................................................................................40
2.3.

Mối quan hệ giữa ĐƯQT và TTQT: ................................................................. 47

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 55



1

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khố luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của bản
thân, dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Nguyễn Thị Vân Huyền. Các thơng
tin, dữ liệu được đề cập trong khố luận là trung thực và chính xác. Những thơng
tin, quan điểm mang tính chất tham khảo từ tác giả khác đã được trích dẫn đầy đủ,
liệt kê tại Danh mục tài liệu tham khảo. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời
cam đoan này./.
TP Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 6 năm 2023
Tác giả khoá luận

Lê Thị Minh Anh


2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

ĐƯQT

Điều ước quốc tế

TTQT

Thoả thuận quốc tế


Luật ĐƯQT 2016

Luật Điều ước quốc tế của Quốc hội số
108/2016/QH13 ngày 09 tháng 4 năm 2016

Luật ĐƯQT 2005

Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế
của Quốc hội số 41/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm
2005

Luật TTQT 2020

Luật Thoả thuận quốc tế của Quốc hội số
70/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020


3

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Tồn cầu hố và hội nhập quốc tế trở thành xu hướng tất yếu khách quan đối

với mỗi quốc gia trên thế giới. Để đảm bảo theo kịp xu hướng này, quốc gia phải
đẩy mạnh việc thiết lập và mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước, tổ chức quốc
tế và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế thông qua con đường ký kết các điều
ước quốc tế và thoả thuận quốc tế. Nhằm mục đích đảm bảo q trình ký kết diễn ra

thuận lợi và các điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế có hiệu lực, cũng như khả
năng thực thi trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước ta
đã ban hành nhiều văn bản quy định về vấn này. Trong khi quy định điều ước quốc
tế được ban hành từ rất sớm, văn bản đầu tiên là Pháp lệnh về ký kết và thực hiện
điều ước quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1989 – cách
đây hơn ba mươi năm và gần đây nhất là Luật Điều ước quốc tế 2016 thì các văn
bản về thoả thuận quốc tế ra đời trễ hơn với Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa
thuận quốc tế năm 2007 và Luật Thoả thuận quốc tế 2020.
Tuy nhiên, do điều ước quốc tế và thoả thuận quốc tế đều nhằm mục đích điều
chỉnh các quan hệ quốc tế giữa bên ký kết với bên ký kết nói chung và giữa Việt
Nam và các chủ thể của luật quốc tế nói riêng nhưng chúng lại có giá trị pháp lý
khác nhau nên các quy định về hai loại văn bản quốc tế này vừa có những điểm
tương đồng vừa có những điểm khác biệt nhất định. Xuất phát từ mong muốn làm
rõ sự khác biệt giữa điều ước quốc tế và thoả thuận để áp dụng đúng loại văn bản
điều chỉnh quan hệ quốc tế tương ứng và nghiên cứu những bất cập trong quá trình
thực hiện ký kết hai loại văn bản này tại Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài “Điều ước
quốc tế và thoả thuận quốc tế theo pháp luật Việt Nam hiện hành”.
2.

Tình hình nghiên cứu:


4

Theo tìm hiểu của tác giả, có khá nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến
điều ước quốc tế. Ví dụ: sách chuyên khảo “Luật Điều ước quốc tế” của tác giả Lê
Văn Hường, Khổng Văn Hà, một số bài viết tạp chí như “Những vấn đề đặt ra trong
thực hiện pháp luật điều ước quốc tế” của tác giả Hoàng Văn Tú, Trương Hồ Hải,
“Bàn về vấn đề thực hiện điều ước quốc tế theo Luật Điều ước quốc tế 2016” của
tác giả Trần Thanh Long, … ngoài ra cũng có một số khố luận tốt nghiệp liên quan

được thực hiện bởi sinh viên trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, đối với thoả thuận quốc tế, vì đây là vấn đề cịn khá mới mới nên
số lượng cơng trình nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo chưa nhiều, gần đây
nhất bài viết là “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thoả thuận quốc tế” của tác
giả Phạm Hồng Nhật in tại Tạp chí Nhà nước và pháp luật, trước đó có bài khoá
luận tốt nghiệp trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với đề tài “Những vấn
đề pháp lý cơ bản về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo pháp luật Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Thị Loan.
Hầu như các nguồn tài liệu được dùng để tham khảo, so sánh đặc điểm với văn
bản pháp luật hiện hành vì đối tượng nghiên cứu của các cơng trình này là văn bản
pháp luật đã hết hiệu lực (Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm
2005, Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế năm 2007). Trong đó, các
bài viết như “Những vấn đề đặt ra trong thực hiện pháp luật điều ước quốc tế” của
Hoàng Văn Tú, Trương Hồ Hải, “Bàn về vấn đề thực hiện điều ước quốc tế theo
Luật Điều ước quốc tế 2016” của Trần Thanh Long và “Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về thoả thuận quốc tế” của Phạm Hồng Nhật đã có sự phân tích, đánh giá
và nhận xét về những vấn đề còn tồn tại trong hai văn bản về điều ước quốc tế và
thoả thuận quốc tế hiện hành. Tuy nhiên, các cơng trình chủ yếu phân tích cụ thể,
riêng lẻ về điều ước quốc tế và thoả thuận quốc tế, vẫn chưa có sự so sánh, phân
tích đặc điểm, mối tương quan giữa điều ước quốc tế và thoả thuận quốc tế.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


5

3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các vấn đề pháp lý liên quan đến việc
ký kết và thực hiện điều ước quốc tế và thoả thuận quốc tế, bao gồm: giá trị văn

bản; nguyên tắc ký kết và thực hiện; thẩm quyền ký kết; nội dung ký kết; trách
nhiệm của cơ quan nhà nước liên quan liên quan đến việc ký kết và thực hiện; điều
kiện thực hiện thủ tục rút gọn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khoá luận tập trung nghiên cứu đối tượng dưới sự điều chỉnh của hệ thống
pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế liên quan khi cần thiết nhằm bổ trợ làm rõ
vấn đề pháp lý. Đồng thời khoá luận cũng tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định
vào việc ký kết hai loại văn bản quốc tế trên.
Phạm vi nghiên cứu về khơng gian: Khố luận nghiên cứu trong hệ thống pháp
luật Việt Nam về các văn bản liên quan điều chỉnh về điều ước quốc tế, thoả thuận
quốc tế, chú trọng vào hai văn bản hiện hành là Luật ĐƯQT 2016 và Luật TTQT
2020. Đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu các văn bản pháp luật nước ngồi có liên
quan, đặc biệt là Cơng ước Viên về Luật ĐƯQT năm 1969.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Khoá luận nghiên cứu cả văn bản pháp luật
Việt Nam trong quá khứ (Luật ĐƯQT 2005, Pháp lệnh về TTQT 2007, …) và hiện
hành (Luật ĐƯQT 2016, Luật TTQT 2020).
4.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của khố luận là làm rõ các vấn đề pháp lý cơ bản của việc ký kết và

thực hiện điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế theo quy định của pháp luật Việt
Nam hiện hành trong tương quan so sánh với pháp luật quốc tế. Thơng qua đó, khố
luận đánh giá được những bất cập cịn tồn tại hoặc có khả năng xảy ra khi thực hiện
ký kết các văn bản quốc tế này trong tương lai, đồng thời đưa tra những kiến nghị


6

để khắc phục những bất cập đó và giúp hệ thống pháp luật quy định về vấn đề này

được hoàn thiện hơn.
Để thực hiện được mục đích này, khố luận cần phải thực hiện được các
nhiệm vụ sau:
Một là, trình bày khái quát được những kiến thức pháp lý cơ bản về điều ước
quốc tế và thoả thuận quốc tế.
Hai là, nghiên cứu để đưa ra được những điểm khác nhau về quy định điều
ước quốc tế so với thoả thuận quốc tế trong pháp luật Việt Nam
Ba là, phân tích những bất cập trong thực tiễn khi thực hiện ký kết và thực
hiện hai loại văn bản này, đặc biệt là thoả thuận quốc tế tại Việt Nam.
Cuối cùng, đưa ra một số đề xuất, kiến nghị để khắc phục những bất cập trên
sau khi thực hiện nghiên cứu.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khoá luận bao gồm:
Phương pháp diễn giải để đưa ra các khái niệm và thông tin tổng quát về điều

ước quốc tế và thoả thuận quốc tế cũng như các vấn đề pháp lý liên quan, đi từ tổng
quát đến chi tiết, từ khái quát đến cụ thể, từ tiền đề đến dẫn chứng và lập luận.
Phương pháp phân tích logic dùng để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, bản chất,
đặc điểm của điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế trên cơ sở lý luận chung về
nguyên tắc hoạt động của pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật Việt Nam nói
riêng.
Phương pháp so sánh pháp lý được vận dụng để tìm ra những điểm tương
đồng, khác biệt trong quy định về điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế trong hệ


7

thống pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, cũng như giữa các văn bản pháp

luật hiện hành và trước đó. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt khố luận,
để có thể đánh giá được tính tiến bộ, phù hợp cũng như có thể nhìn nhận được
những tồn tại chưa được giải quyết, từ đó đúc kết kinh nghiệm để đưa ra những kiến
nghị thiết thực.
Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp được sử dụng sau khi đã thực hiện
các phương pháp khác nhằm tổng hợp, phân tích, phân loại thơng tin và kiến thức lý
luận lẫn thực tiễn nhằm đưa ra kết luận, gợi mở giải pháp cho nhà làm luật. Phương
pháp này áp dụng tại phần kiến nghị của tác giả.
6.

Kết cấu khố luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của

kháo luận được thiết kế thành 02 chương và 01 tiểu mục về kiến nghị:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về điều ước quốc tế và thoả thuận quốc tế
Chương 2: Thực trạng ký kết và thực hiện điều ước quốc tế và thoả thuận quốc
tế của Việt nam
Kiến nghị của tác giả nhằm giải quyết bất cập


8

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ
THOẢ THUẬN QUỐC TẾ
1.1. Khái quát về “điều ước quốc tế” và “thoả thuận quốc tế”:
1.1.1.

Định nghĩa:

1.1.1.1.


Định nghĩa theo pháp luật quốc tế:

Hiện nay, pháp luật quốc tế chỉ làm rõ khái niệm về “điều ước quốc tế” mà
khơng đưa ra định nghĩa chính thức về “thoả thuận quốc tế”.
a. Điều ước quốc tế:
Dựa theo Công ước Viên 1969 và Công ước Viên 19861, “điều ước” là TTQT
được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia với nhau, giữa quốc gia với tổ chức
quốc tế hoặc giữa các tổ chức quốc tế với nhau và được pháp luật quốc tế điều
chỉnh2. Như vậy, để trở thành ĐƯQT theo định nghĩa pháp luật quốc tế thì cần phải
đáp ứng ba (03) yếu tố cơ bản về (i) chủ thể, (ii) hình thức và (iii) giá trị pháp lý, cụ
thể như sau:
• Chủ thể:
Xuất phát từ định nghĩa “điều ước” phải do pháp luật quốc tế điều chỉnh nên
chủ thể có thẩm quyền ký kết và tham gia vào ĐƯQT chỉ có thể là chủ thể của pháp
luật quốc tế (quốc gia, tổ chức quốc tế, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân
tộc tự quyết và thực thể đặc biệt).
Mặc dù Công ước Viên 1969 chỉ điều chỉnh việc ký kết và thực hiện ĐƯQT
giữa các quốc gia, phạm vi điều chỉnh của Công ước Viên 1986 chỉ áp dụng đối với
quốc gia – tổ chức quốc tế và giữa các tổ chức quốc tế với nhau nhưng khơng đồng
1

Cơng ước này chưa chính thức có hiệu lực
( />2
Điểm a khoản 1 Điều 2 Công ước Viên 1969, điểm a khoản 1 Điều 2 Công ước Viên 1986


9

nghĩa với việc chỉ có những chủ thể này mới có thẩm quyền ký kết và thực hiện

ĐƯQT. Những ĐƯQT miễn là được ký kết bởi chủ thể của pháp luật quốc tế đều có
giá trị và phát sinh hiệu lực3.
• Hình thức:
ĐƯQT chỉ có thể được cơng nhận khi được thoả thuận và ký kết dưới dạng
văn bản, những hình thức khác như bằng miệng hay bằng hành động (bất thành văn)
đều không được xem là ĐƯQT nhưng vẫn được cơng nhận về giá trị pháp lý.
• Giá trị pháp lý:
Văn bản quốc tế phải có giá trị ràng buộc các bên về mặt pháp lý dưới sự điều
chỉnh của pháp luật quốc tế, đồng nghĩa rằng một văn bản quốc tế làm phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền lợi và nghĩa vụ của chủ thể quốc tế khi tham gia ký
kết và thực hiện là ĐƯQT. Văn bản khơng chỉ có hiệu lực với chủ thể ký kết mà
cịn phát sinh hiệu lực với pháp nhân, cơng dân, thành viên của chủ thể ký kết.
b. Thoả thuận quốc tế:
Hiện nay, “thoả thuận quốc tế” là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, phổ biến
nhưng pháp luật quốc tế chưa có sự thống nhất về khái niệm thuật ngữ này. Theo
Từ điển tiếng Việt, “thoả thuận” là đồng ý với nhau về điều nào đó có quan hệ đến
các bên, sau khi đã bàn bạc và “quốc tế” chỉ về quan hệ giữa các nước trên thế giới4,
kết hợp lại có thể hiểu rằng “thoả thuận quốc tế” là sự đồng ý giữa các quốc gia trên
thế giới về điều nào đó có liên quan đến các bên. Trong tiếng Anh, thuật ngữ “thoả
thuận” (agreement) là trường hợp các bên có cùng quan điểm hoặc đồng ý, chấp
nhận về một điều gì đó5 và “quốc tế” (international) thể hiện sự liên quan đến hai

3

Điều 3 Công ước Viên 1969, Điều 3 Cơng ước Viên 1986
Hồng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt (2006), NXB Đà Nẵng, tr.811, 946
5
truy cập ngày 20/04/2023, truy cập ngày
20/04/2023
4



10

quốc gia trở lên6. Như vậy, cách hiểu dưới góc nhìn thơng thường trong tiếng Việt
và tiếng Anh về thuật ngữ này là giống nhau.
Dưới góc độ pháp lý, Điều 102 Hiến chương Liên hợp quốc đã đề cập đến
TTQT và có sự tách biệt giữa “điều ước quốc tế” và “thoả thuận quốc tế” khi ghi
nhận: “Mọi hiệp ước và thoả thuận quốc tế được bất Thành viên nào của Liên hợp
quốc ký kết sau khi Hiến chương hiện tại có hiệu lực sẽ sớm nhất có thể được đăng
ký với Ban thư ký và được Ban thư ký công bố. Bất kỳ điều ước hoặc thoả thuận
quốc tế chưa được đăng ký theo quy định Điều này sẽ khơng được Thành viên có
liên quan viện dẫn trước bất kỳ cơ quan nào của Liên hợp quốc”7. Bên cạnh đó,
Cơng ước Viên 1969 và 1986 định nghĩa TTQT cũng có thể sử dụng để chỉ ĐƯQT
khi ĐƯQT theo các Công ước này được hiểu là “TTQT được ký kết bằng văn bản
giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh…”, “TTQT được ký kết
bằng văn bản giữa một hoặc nhiều quốc gia với một hoặc nhiều tổ chức quốc tế
hoặc giữa các tổ chức quốc tế và được pháp luật quốc tế điều chỉnh,…”.
Theo quan điểm một số học giả, cách hiểu “TTQT” (international agreement)
rất rộng, thể hiện sự nhất trí của các Bên thơng qua thương lượng, bao gồm cả
ĐƯQT (Treaties) và các loại hình văn bản quốc tế khác như hiệp ước
(Conventions), giao thức (Protocols), thoả thuận (Agreements), tuyên bố
(Declarations), văn kiện cuối cùng (Final Acts), công hàm (Exchanges of Note)8.
Đồng nghĩa rằnng, TTQT sẽ bao gồm những thoả thuận có giá trị ràng buộc bởi
pháp luật quốc tế (điển hình là các ĐƯQT) và những thoả thuận khơng ràng buộc
(hay cịn gọi là “cam kết chính trị”)9. Trong trường hợp này TTQT được hiểu theo

6

truy cập ngày 20/04/2023 truy cập ngày

20/04/2023, truy cập ngày 20/04/2023
7
Hiến chương Liên hợp quốc 1945, truy cập ngày
20/04/2023, truy cập ngày 20/04/2023, truy cập ngày 20/04/2023
8
JE Read – Can. B. Rev, International Agreements, 1948, tr.521,
truy cập
ngày 20/04/2023
9
OAS – Inter-American Judicial Committee (2020), IAJC Guidelines on binding and non-binding
agreements, tr.1


11

nghĩa rộng, do đó TTQT rất đa dạng về chủ thể ký kết, pháp luật điều chỉnh và giá
trị pháp lý.
Bên cạnh đó, TTQT cũng có thể hiểu theo nghĩa hẹp, dùng để chỉ văn kiện
quốc tế ở cấp độ thấp hơn (less formal) và được sử dụng ở những lĩnh vực hẹp hơn
so với ĐƯQT, được ký kết bởi các cơ quan, đơn vị của quốc gia mà không phải
nhân danh Nhà nước, Chính phủ, có thể được gọi là thoả thuận hành chính, chỉ có
giá trị ràng buộc với chủ thể ký kết. Các TTQT này có thể ký kết ở nhiều lĩnh vực
khác nhau, nhưng bị giới hạn ở một số lĩnh vực quan trọng (quân sự, ngoại giao,
kinh tế quốc gia,…)10. Đây là cách hiểu thông dụng và được nhiều quốc gia sử dụng
như Hoa Kỳ, Mexico, Việt Nam,…
1.1.1.2.

Định nghĩa theo pháp luật Việt Nam:

Khác với pháp luật quốc tế, tại Việt Nam, khái niệm ĐƯQT và TTQT được

quy định trong các văn bản pháp luật, từ những văn bản pháp luật đầu tiên quy định
về hai vấn đề này và dần được bổ sung, hoàn thiện hơn ở các văn bản pháp lý sau.
Đối với ĐƯQT, Pháp lệnh Ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1989 là
văn bản pháp lý đầu tiên đưa ra định nghĩa: “Điều ước quốc tế của Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam bao gồm hiệp ước, công ước, định ước, hiệp định, nghị định
thư, thoả thuận, công hàm trao đổi và các văn kiện pháp lý quốc tế khác ký kết giữa
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hay nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế
hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế”. Cách thức định nghĩa theo phương pháp
liệt kê này đảm bảo tính cụ thể, giúp dễ dàng xác định loại văn bản quốc tế nào là
ĐƯQT. Tuy nhiên, định nghĩa này có một số hạn chế nhất định: khơng mang tính
khái quát, làm phạm vi của ĐƯQT bị thu hẹp, không thể hiện được bản chất của
ĐƯQT, dẫn đến xác định sai loại văn bản là ĐƯQT khi các văn bản có cùng tên gọi
nhưng khác nhau về mục đích, bản chất. Nhằm khắc phục những hạn chế này, Nhà
10

Phạm Hồng Nhật, “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về TTQT”, Tạp chí nhà nước và pháp luật số
11/2022, tr.75 – 76


12

nước đã có sự sửa đổi, bổ sung ở các văn bản pháp lý sau. Định nghĩa tại Luật
ĐƯQT 2016 được xem là hoàn thiện, gỡ bỏ được những hạn chế trước đó và tương
đồng với định nghĩa của pháp luật quốc tế khi xác định rằng ĐƯQT phải nhân danh
Nhà nước hoặc Chính phủ, chịu sự điều chỉnh của luật quốc tế và không phụ thuộc
vào tên gọi, Điều 2 khoản 1 của Luật ĐƯQT 2016 ghi nhận rằng “Điều ước quốc tế
là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp

định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn
kiện có tên gọi khác.”. Luật ĐƯQT 2016 đã có bước tiến quan trọng khi nêu được
bản chất của ĐƯQT ngay trong định nghĩa, điều mà các văn bản trước chưa thực
hiện được, là ràng buộc trách nhiệm pháp lý của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam theo pháp luật quốc tế.
Đối với TTQT, định nghĩa đầu tiên được ghi nhận trong Pháp lệnh Ký kết và
thực hiện thoả thuận quốc tế 2007 (sau đây gọi tắt là “Pháp lệnh năm 2007”) tại
khoản 1 Điều 2: “Thỏa thuận quốc tế là cam kết bằng văn bản về hợp tác quốc tế
được ký kết nhân danh cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan cấp tỉnh, cơ quan
trung ương của tổ chức trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
với một hoặc nhiều bên ký kết nước ngoài, trừ các nội dung sau đây:
a) Hịa bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia;
b) Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tương trợ tư pháp;
c) Tham gia tổ chức quốc tế liên chính phủ;
d) Hỗ trợ phát triển chính thức thuộc quan hệ cấp Nhà nước hoặc Chính phủ
Việt Nam;


13

đ) Các vấn đề khác thuộc quan hệ cấp Nhà nước hoặc Chính phủ theo quy
định của pháp luật.”
Sau này, định nghĩa được sửa đổi, bổ sung tại Luật TTQT 2020 nhằm mục
đích làm rõ sự khác nhau về mục đích và giá trị của thoả thuận so với điều ước:
“Thỏa thuận quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản về hợp tác quốc tế giữa bên ký kết
Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với bên ký kết
nước ngồi, khơng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế”11.
Dựa vào định nghĩa có thể thấy, TTQT là văn bản quốc tế nhưng khơng có giá
trị ràng buộc về mặt pháp lý đối với Nhà nước và Chính phủ Việt Nam như ĐƯQT.

Vì theo pháp luật Việt Nam, TTQT là văn bản về hợp tác quốc tế, chỉ mang tính
chính trị ngoại giao, khơng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa
vụ của quốc gia như ĐƯQT. Như vậy, những văn bản thoả thuận được ký kết bởi cơ
quan, tổ chức Việt Nam với bên ký kết nước ngồi khơng phải là ĐƯQT sẽ được
gọi là TTQT.
Như vậy, điều ước và thoả thuận đều được xem là những văn bản quốc tế quan
trọng, có thể cùng được ký kết và thực hiện trong nhiều lĩnh vực nên định nghĩa là
việc cần thiết nhằm phân biệt rõ hai loại văn bản này, tránh nhầm lẫn, xác định đúng
ĐƯQT và TTQT, từ đó đảm bảo việc ký kết và thực hiện được diễn ra thuận lợi.
Qua phân tích, định nghĩa về ĐƯQT theo pháp luật Việt Nam đã có sự học hỏi, tiếp
thu từ pháp luật quốc tế nên có sự tương thích cao với pháp luật quốc tế và định
nghĩa về TTQT tạo cơ sở để phân biệt cơ bản giữa hai loại văn bản này.
1.1.2.

Đặc điểm:

1.1.2.1.

11

Chủ thể ký kết:

Khoản 1 Điều 2 Luật TTQT 2020


14

Xét về ĐƯQT, chủ thể ký kết ĐƯQT phải là chủ thể quốc tế, tức phải là quốc
gia, tổ chức quốc tế các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết hoặc thực thể
đặc biệt. Vì vậy, tại Việt Nam, chủ thể có thẩm quyền đại diện cho quốc gia quyết

định ký kết ĐƯQT cũng bị giới hạn, bao gồm Quốc hội, Chủ tịch nước đối với
ĐƯQT nhân danh Nhà nước12 và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với ĐƯQT
nhân danh Chính phủ13. Trong đó, Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập pháp
quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân
dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam14.
Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, thay
mặt cho nước Việt Nam về đối nội và đối ngoại15. Chính phủ là cơ quan hành chính
nhà nước cao nhất của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền
hành pháp và Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ16. Dựa vào vai trò
và quyền hạn của từng chủ thể, có thể thấy Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và
Thủ tướng Chính phủ là những đại diện cho quyền lực quốc gia của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên chỉ có những chủ thể này mới có thẩm quyền quyết
định ký kết ĐƯQT. Bên cạnh đó, Luật ĐƯQT cũng yêu cầu bên ký kết nước ngoài
cũng phải là các chủ thể được pháp luật quốc tế công nhận17.
Ngược lại, phạm vi chủ thể ký kết TTQT khá đa dạng, được mở rộng. Tại
khoản 2 Điều 2 Luật TTQT 2020 quy định chủ thể ký kết phía Việt Nam bao gồm
các cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan địa phương cấp tỉnh, tổng cục, cục
thuộc Bộ, cơ quang ngang Bộ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới và
cơ quan trung ương, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức. Bên ký kết nước ngoài ngoài Nhà
nước, Quốc hội, Chính phủ cịn có chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nước

12

Khoản 1 Điều 10, khoản 1 Điều 15, Điều 29 Luật ĐƯQT 2016
Khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 15, Điều 38 Luật ĐƯQT 2016
14
Điều 69 Hiến pháp 2013
15
Điều 86 Hiến pháp 2013

16
Điều 94, khoản 2 Điều 95 Hiến pháp 2013
17
Khoản 3 Điều 2 Luật ĐƯQT 2016
13


15

ngồi, tổ chức quốc tế và đặc biệt có cả cá nhân nước ngoài18. Tuy nhiên, trong
trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới ký kết thì đối tác ký kết
bên nước ngồi phải là chính quyền địa phương cấp tương đương19.
1.1.2.2.

Nội dung ký kết:

Mặc dù ĐƯQT và TTQT đều được ký kết ở nhiều ngành và lĩnh vực nhưng
vẫn có sự khác nhau. Nội dung ĐƯQT chứa đựng những nguyên tắc, quy phạm
pháp luật mang giá trị ràng buộc, quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên
ký kết về các vấn đề cơ bản, cần thiết, có tầm ảnh hưởng quan trọng đến quyền lợi
của quốc gia. Các ĐƯQT mà Việt Nam ký kết có liên quan đến nhiều lĩnh vực:
quyền con người, biên giới lãnh thổ; hợp tác về quốc phòng, an ninh, phòng chống
tội phạm; kinh tế, thương mại, đầu tư, thuế quan; khoa học và công nghệ, sử dụng
năng lượng hạt nhân vì mục đích hịa bình; văn hóa, giáo dục, du lịch, bảo vệ mơi
trường; hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) khơng hồn lại hoặc ODA vốn vay20.
Trong khi đó, nội dung mà TTQT ký kết thường mang tính kỹ thuật và khơng
được ký kết những nội dung phải được thông qua ĐƯQT theo quy định pháp luật21,
đặc biệt những lĩnh vực như an ninh – quốc phịng, ngoại giao, tài chính thường bị
hạn chế ký TTQT, trường hợp được cho phép sẽ có yêu cầu riêng, chặt chẽ về mặt
quy trình, thủ tục ký kết. TTQT còn phải được ký trong phạm vi thẩm quyền của

chủ thể ký kết, trừ trường hợp có từ hai cơ quan, tổ chức trở lên ký TTQT với bên
ký kết nước ngồi thì cơ quan, tổ chức làm đầu mối ký kết có thể ký kết nội dung
vượt quá thẩm quyền của mình nếu được bên có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến
nội dung cho phép22. Riêng TTQT được ký kết bởi Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu
vực biên giới chỉ được phép liên quan đến các nội dung như trao đổi thông tin, giao
18

Khoản 4 Điều 2 Luật TTQT 2020
Khoản 6 Điều 3 Luật TTQT 2020
20
Hoàng Văn Tú, Trương Hồ Hải, “Những vấn đề đặt ra trong thực hiện pháp luật ĐƯQT”, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp số 21(325)-tháng 11/2016, xe, tại
(truy cập ngày 20/04/2023)
21
Khoản 1 Điều 3 Luật TTQT 2020
22
Điều 24 Luật TTQT 2020
19


16

lưu, kết nghĩa, hợp tác quản lý biên giới và phù hợp với ĐƯQT liên quan mà Việt
Nam là thành viên.
Tóm lại, trong cùng một lĩnh vực, phạm vi ký kết TTQT bị giới hạn hơn khi
không được ký những nội dung mà ĐƯQT đã ký kết hoặc thuộc trường hợp phải
thơng qua bởi ĐƯQT.
1.1.2.3.

Hình thức ký kết:


Về hình thức, ĐƯQT và TTQT đều quy định phải được thể hiện bằng văn
bản23 và phải có văn bản bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên
ký kết nước ngồi24.
Tuy nhiên, ĐƯQT cho phép văn kiện có nhiều tên gọi khác nhau và khơng bị
giới hạn. Vì vậy, ĐƯQT không được xác định dựa vào tên gọi, để xem xét liệu một
văn kiện có phải là ĐƯQT hay không dựa vào giá trị pháp lý của văn kiện đó. Đối
với TTQT, pháp luật cho phép các văn kiện TTQT có nhiều tên gọi khác nhau
nhưng đặt ra yêu cầu không được sử dụng những tên gọi đặc thù của ĐƯQT bao
gồm công ước, hiệp ước, định ước, hiệp định25. Điều này đồng nghĩa rằng tên gọi
của ĐƯQT và TTQT trong nhiều trường hợp sẽ giống nhau vì pháp luật chỉ khơng
cho phép TTQT đặt những tên mang tính đặc thù của ĐƯQT, còn những tên gọi
khác như thoả thuận, bản ghi nhớ,… vẫn có thể được sử dụng cho TTQT. Lúc này,
phải căn cứ vào giá trị pháp lý của văn kiện để có thể phân biệt ĐƯQT và TTQT.
1.1.2.4.

Trình tự, thủ tục ký kết:

Xét riêng về giai đoạn ký, quy trình và thủ tục của ĐƯQT quy định cụ thể và
phức tạp hơn so với TTQT từ bước đàm phán đến bước tổ chức ký. Bên cạnh đó,
thủ tục ký kết của TTQT đơn giản hơn khi khơng có các thủ tục kiểm tra, thẩm
23

Khoản 1 Điều 2 Luật ĐƯQT 2016, khoản 1 Điều 2 Luật TTQT 2020
Khoản 1 Điều 5 Luật ĐƯQT 2016, Điều 7 Luật TTQT 2020
25
Điều 6 Luật TTQT 2030
24



17

định, thẩm tra của các cơ quan có thẩm quyền. Quy trình ký kết ĐƯQT có thể được
áp dụng đồng nhất cho tất cả ĐƯQT dù khác nhau về lĩnh vực, độ phức tạp, đối tác,
hình thức,… cịn thủ tục, quy trình ký kết TTQT khơng thể áp dụng đồng nhất tất cả
TTQT. Nhìn chung, thẩm quyền cho phép ký kết TTQT thuộc về người đứng đầu
cơ quan, nhưng trong trường hợp TTQT bị bên được lấy ý kiến phản đối về việc ký
TTQT thì phải xin ý kiến của người đứng đầu cơ quan quản lý cấp trên. Điển hình
khi cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến khơng đồng ý ký kết TTQT nhân danh cơ quan
trong bộ máy Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì cơ quan đề xuất ký có trách
nhiệm tham khảo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ để đưa ra quyết định. Riêng với
TTQT nhân danh cơ quan của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc
hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước sẽ do người
đứng dầu cơ quan quản lý cấp trên quyết định việc ký kết. Trình tự, thủ tục một số
TTQT mang tính đặc thù như TTQT nhân danh tổng cục, cục thuộc Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân
cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới, cơ quan cấp tỉnh của tổ
chức được quy định riêng tại Nghị định số 64/2021/NĐ-CP và TTQT do các cơ
quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân được hướng dẫn tại
Thông tư số 105/2021/TT-BQP, Thơng tư số 54/2021/TT-BCA. Tóm lại, tuỳ vào
việc TTQT nhân danh cơ quan, tổ chức nào mà có thủ tục riêng biệt cho TTQT đó.
1.1.3.

Nguyên tắc ký kết và thực hiện:

Nguyên tắc ký kết và thực hiện TTQT đã học hỏi nhưng mở rộng so với
ĐƯQT. Cụ thể, những nguyên tắc cơ bản để ký kết và thực hiện hai văn bản này có
sự tương đồng, bao gồm:
Thứ nhất, phải phù hợp với Hiến pháp27. Điều 119 khoản 1 Hiến pháp 2013
ghi nhận rằng: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với
27

Khoản 1 Điều 3 Luật ĐƯQT 2016, khoản 1 Điều 3 Luật TTQT 2020


18

Hiến pháp…”. Quy định này cho thấy rằng không một văn bản pháp luật nào có thể
có hiệu lực cao hơn Hiến pháp, mọi văn bản pháp luật đều không được trái với Hiến
pháp, bao gồm cả ĐƯQT và TTQT. Hành vi ký kết ĐƯQT hoặc TTQT không phù
hợp với Hiến pháp sẽ bị coi là hành vi vi hiến, chủ thể ký kết sẽ bị xử lý và khiến
văn bản ký kết bị vô hiệu. Nguyên tắc này xuất phát từ quan điểm và đường lối xây
dựng của Đảng và Nhà nước là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tuân thủ
Hiến pháp.
Thứ hai, phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ quốc gia, khơng
sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào cơng việc nội bộ của
nhau, bình đẳng, cùng có lợi và những nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc
tế28. Về cơ bản, ĐƯQT và TTQT đều có chủ thể là chủ thể của luật quốc tế nên vẫn
phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản do luật quốc tế đề ra.
Thứ ba, phải bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối
ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam29. Việc ký kết các điều ước,
thoả thuận cũng là một trong những cách thức thể hiện tinh thần đối ngoại nên phải
đảm bảo phù hợp với đường lối đối ngoại do Đảng và Nhà nước đề ra. Cụ thể,
đường lối đối ngoại trong thời kỳ đổi mới là “độc lập, tự chủ, hồ bình, hợp tác và
phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích
cực hội nhập quốc tế; là bạn là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của
cộng đồng quốc tế” với mục tiêu “vì lợi ích quốc gia, dân tộc”30. Vì vậy, nguyên
tắc này luật hố chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam và yêu cầu sự tuân
thủ từ chủ thể ký kết.


28

Khoản 2 Điều 3 Luật ĐƯQT 2016, khoản 1 Điều 3 Luật TTQT 2020
Khoản 3 Điều 3 Luật ĐƯQT 2016, khoản 1 Điều 3 Luật TTQT 2020
30
Phạm Bình Minh, “Những điểm mới và nội dung cốt lõi của đường lối đối ngoại trong Văn kiện Đại hội
XII của Đảng”, ngày 05/09/2016, xem tại: (truy
cập ngày 29/03/2023)
29


19

Thứ tư, phải tuân thủ ĐƯQT mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên31. Nguyên tắc này yêu cầu chủ thể ký kết cần phải đảm bảo tính phù hợp,
khơng mâu thuẫn của văn bản được ký kết sau (bao gồm ĐƯQT và TTQT) với văn
bản ĐƯQT được ký kết trước. Quy định này nhằm hạn chế sự chồng chéo, mâu
thuẫn về một vấn đề giữa các văn bản quốc tế với nhau, từ đó giúp việc giải quyết
các tranh chấp phát sinh dễ dàng và thuận lợi hơn.
Ngoài những nguyên tắc cơ bản trên, TTQT còn phải đảm bảo những nguyên
tắc khác, xuất phát từ tính khơng ràng buộc và mục đích hợp tác đối ngoại trong
phạm vi quyền hạn của chủ thể ký kết. Bao gồm:
32

Thứ nhất, phù hợp với pháp luật của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam.
Thứ hai, khơng làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của quốc
gia theo pháp luật quốc tế, chỉ được ký kết các vấn đề không do ĐƯQT điều chỉnh.

Thứ ba, phải đảm bảo yêu cầu về đối ngoại và hiệu quả của thoả thuận trong
phạm vi nguồn kinh phí phù hợp pháp luật.
Thứ tư, phải phù hợp với chức năng, quyền hạn của chủ thể ký kết và tuân thủ
trình tự, thủ tục ký kết theo quy định pháp luật.
Thứ năm, việc ký kết của chủ thể không phải là Nhà nước, Chính phủ, Quốc
hội thì chỉ ràng buộc trách nhiệm thực hiện đối với chủ thể ký kết đó.
Thứ sáu, Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới chỉ ký kết thỏa thuận
quốc tế với bên ký kết nước ngồi là chính quyền địa phương cấp tương đương về
giao lưu, trao đổi thông tin, kết nghĩa, hợp tác thực hiện quản lý biên giới phù hợp

31
32

Khoản 4 Điều 3 Luật ĐƯQT 2016, khoản 1 Điều 3 Luật TTQT 2020
Khoản 1 – Khoản 7 Điều 3 Luật TTQT 2020


20

với ĐƯQT có liên quan mà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên.
Thứ bảy, bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm thực hiện và yêu cầu bên ký kết
nước ngoài thực hiện trên tinh thần hữu nghị, hợp tác.
Những nguyên tắc dành riêng cho TTQT một mặt nhằm đảm bảo TTQT đem
lại hiệu quả thực tế khi ký kết nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với đường lối, quan
điểm chính trị và chính sách ngoại giao của Nhà nước, một mặt khẳng định lại đặc
điểm của TTQT là khơng mang tính ràng buộc pháp lý, đề cao tinh thần tự giác tự
nguyện, đồng thời giới hạn thẩm quyền ký kết bằng cách đặt ra yêu cầu về xác định
thẩm quyền của chủ thể ký kết.
1.2. Quy định về điều ước quốc tế và thoả thuận quốc tế theo pháp luật Việt

Nam hiện hành
1.2.1.

Chủ thể ký kết:

1.2.1.1.

Đối với điều ước quốc tế:

Theo nguyên tắc của pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật Việt Nam nói
riêng thì chủ thể tham gia ký kết phải là chủ thể quốc tế, đặc biệt là quốc gia. Tuy
nhiên, quốc gia là một thực thể mang tính trừu tượng, khơng thể tự mình thực hiện
các hoạt động đàm phán, ký kết và gia nhập ĐƯQT. Vì vậy, quốc gia phải thông
qua các chủ thể đại diện cho quốc gia để tham gia ký kết ĐƯQT.
Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ là những chủ thể
có thẩm quyền đại diện cho quốc gia để đưa ra quyết định trong việc ký kết ĐƯQT.
Tuy nhiên phạm vi thẩm quyền của mỗi chủ thể là khác nhau. Cụ thể như sau:
Quốc hội có thẩm quyền quyết định phê chuẩn và gia nhập những vấn đề quan
trọng, có tác động lớn đến quyền lợi của quốc gia và các vấn đề liên quan đến nhân


21

quyền, không phân biệt ĐƯQT nhân danh Nhà nước hay Chính phủ33. Vì quyết
định phê chuẩn và quyết định gia nhập là những quyết định cuối cùng, có ý nghĩa
làm phát sinh hiệu lực của ĐƯQT đối với một quốc gia nên có thể thấy, mặc dù
Quốc hội khơng tham gia trong từng quy trình ký kết ĐƯQT nhưng quyền lực
khơng bị suy giảm khi có thể khiến những ĐƯQT liên quan đến những vấn đề trên
phát sinh giá trị pháp lý ràng buộc với Nhà nước Việt Nam hoặc khơng thơng qua
quyết định phê chuẩn, gia nhập của mình.

Chủ tịch nước tham gia xuyên suốt vào quá trình ký kết ĐƯQT nhân danh
Nhà nước, có thẩm quyền quyền quyết định từ bước đàm phán đến bước phê chuẩn,
gia nhập ĐƯQT. Tuy nhiên, Chủ tịch nước chỉ được quyết định phê chuẩn và gia
nhập các ĐƯQT nhân danh Nhà nước không chứa đựng các vấn đề thuộc thẩm
quyền quyết định của Quốc hội34.
Chính phủ có thẩm quyền quyết định hầu hết các bước trong quy trình ký kết
ĐƯQT nhân danh Chính phủ, từ bước ký đến phê duyệt, gia nhập; riêng đàm phán
ĐƯQT nhân danh Chính phủ sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định35. Tương tự
Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định phê duyệt và gia nhập các ĐƯQT nhân danh
mình nhưng khơng thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.
1.2.1.2.

Đối với thoả thuận quốc tế:

Pháp luật Việt Nam quy định cụ thể, rõ ràng chủ thể ký kết TTQT tại khoản 2
và khoản 4 Điều 2 Luật TTQT 2020, gồm Bên ký kết Việt Nam và Bên ký kết nước
ngồi.
Trong đó, bên ký kết Việt Nam bao gồm: Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; cơ
quan nhà nước ở trung ương; cơ quan nhà nước cấp tỉnh; Tổng cục, cục thuộc Bộ,
cơ quan ngang Bộ; Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban
33

Khoản 1 Điều 29, khoản 1 Điều 43 Luật ĐƯQT 2016
Khoản 1 Điều 10, khoản 1 Điều 15, khoản 2 Điều 29, khoản 2 Điều 43 Luật ĐƯQT 2016
35
Khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 15, Điều 38, khoản 3 Điều 43 Luật ĐƯQT 2016
34


22


nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới; Cơ quan trung
ương của tổ chức; Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức. Bên ký kết nước ngồi là Nhà
nước, Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức được thành
lập theo pháp luật nước ngoài, tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài.
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, chủ thể ký kết TTQT tương đối rộng và đa
dạng hơn so với chủ thể ký kết ĐƯQT khi khơng chỉ có chủ thể pháp luật quốc tế
(Nhà nước, Chính phủ), mà cịn có các chủ thể khác như cơ quan nhà nước, tổ chức,
cá nhân (đối với Bên ký kết nước ngồi).
Về cơ bản, người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ và cơ quan, tổ chức sẽ có
thẩm quyền quyết định ký kết TTQT. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quyết
định ký kết sẽ do chủ thể khác, không phải người đứng đầu cơ quan, tổ chức đưa ra
quyết định ký kết như: bất đồng ý kiến về việc ký kết TTQT nhân danh cơ quan của
Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước; các TTQT nhân danh Tổng cục, cục
thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy
ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã khu vực biên giới, cơ quan cấp tỉnh của tổ
chức,… 36
1.2.2.

Giá trị pháp lý của điều ước quốc tế và thoả thuận quốc tế:

Pháp luật Việt Nam công nhận giá trị pháp lý của ĐƯQT, đồng nhất với các
văn bản quốc tế là Công ước Viên 1969 khi ghi nhận ĐƯQT “làm phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
theo pháp luật quốc tế”. Có thể thấy, trong khi các luật, nghị định, thông tư,… được
xem là văn bản pháp luật trong nước thì ĐƯQT là văn bản pháp luật quốc tế mà các
quốc gia thành viên phải đảm bảo tuân thủ. Đồng thời, theo quy định của pháp luật
Việt Nam thì ĐƯQT có tính ưu tiên hơn so với các văn bản pháp luật trong nước,


36

Điều 12 đến Điều 23 Luật TTQT 2020


×