Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ PHỤ NỮ VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN PHỤ NỮ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.31 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



MƠN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ PHỤ NỮ VÀ
SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TRONG VIỆC GIẢI
QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN PHỤ NỮ TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY


ĐIỂM SỐ
TIÊU CHÍ

NỘI DUNG

BỐ CỤC

TRÌNH BÀY

TỔNG

ĐIỂM

NHẬN XÉT


................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của tiểu luận..........................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn......................................................3
6. Kết cấu tiểu luận....................................................................................... 3
NỘI DUNG...........................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ VỀ PHỤ NỮ VÀ QUAN ĐIỂM CỦA TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ PHỤ NỮ................................................4
1.1. Khái niệm quyền phụ nữ và các quyền phụ nữ..............................................4

1.2. Khái niệm bình đẳng giới...............................................................................4
1.3. Lịch sử về phong trào nữ quyền thế giới....................................................... 5
1.4. Những dấu ấn trong phong trào phụ nữ Việt Nam đến nay...........................7
CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ PHỤ
NỮ VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC
VẤN ĐỀ VỀ PHỤ NỮ NƯỚC TA HIỆN NAY..................................................9
2.1. Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề phụ nữ................................... 9
2.2. Quan điểm tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phụ nữ.........................................9
2.2.1. Nhận định của Hồ Chí Minh về bình đẳng giới..............................9
2.2.2. Tầm quan trọng trong việc thực hiện quyền bình đẳng giới.........11
2.3. Hồ Chí Minh khẳng định vị thế và vai trị của phụ nữ trong xã hội............12
2.3.1. Vai trò của phụ nữ trong quan điểm của Hồ Chí Minh................12
2.3.2. Chủ trương trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng
phụ nữ............................................................................................................. 13
2.4. Nhận định của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề phụ nữ.......................14
2.5. Thực trạng công tác giải quyết các vấn đề về phụ nữ của đảng ta...............16
2.5.1. Những kết quả đạt được................................................................16
2.5.2. Những hạn chế..............................................................................18


2.6. Một số biện pháp bảo vệ và phát huy quyền phụ nữ ở nước ta hiện nay.....19
KẾT LUẬN.........................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................22


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những vấn đề xuyên suốt của các cuộc đấu tranh giai cấp, đấu
tranh dân tộc trong lịch sử và cho đến nay nó vẫn là một trong những vấn đề nổi
bật của thời đại chúng ta đó là quyền con người. Quyền con người, dĩ nhiên

trước hết là quyền cho mỗi cá nhân, quyền được khẳng định mình là một chủ thể
với những quyền lợi, nghĩa vụ như mọi người khác. Thế nhưng lồi người đã
từng vạch đơi xã hội, một nửa là nam giới, nửa kia là phụ nữ, trong đó phụ nữ đã
từng bị hạn chế hoặc bị loại trừ khỏi những quyền con người cơ bản. Chính vì lẽ
đó, vấn đề giải phóng con người, đặc biệt là giải phóng phụ nữ ln được các
nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa quan tâm và ngày nay nó là vấn đề chung của
toàn nhân loại, bởi lẽ, quan tâm đến phụ nữ cũng có nghĩa là quan tâm đến
nguồn lực có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã
hội loài người.
"Ở Việt Nam, vai trò của phụ nữ rất quan trọng. Trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, phụ nữ tham gia rất tích cực trong nhiều hoạt động. Trong thời
kỳ hịa bình vàxây dựng đất nước, phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo ở mọi lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹthuật. Vai trị của phụ nữ hồn tồn xứng đáng
với tám chữ vàng mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân dành tặng: “Anh hùng, bất
khuất, trung hậu, đảm đang”

(1)

. Như vậy người phụ nữ có một vị trí rất quan

trọng trong xã hội.
Tuy nhiên năng lực của người phụ nữ vẫn không được đảm bảo và luôn bị
xâm phạm về các quyền lợi. Ở Việt Nam vấn đề bất bình đẳng giới vẫn chưa
được giải quyết triệt để mà biểu hiện cụ thể là phụ nữ vẫn chưa được hưởng các
quyền bình đẳng như của nam giới.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của tiểu luận
Mục đích:
Tìm hiểu và góp phần làm sáng tỏ hơn những nội dung cơ bản của tư tưởng
Hồ Chí Minh về vấn đề phụ nữ
1



Nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về bình
đẳng nam nữ, trên cơ sở đó nghiên cứu, đánh giá chủ trương của Đảng và nhà
nước ta hiện nay trong cơng tác bảo vệ bình đẳng giới nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện bình đẳng giới đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Nhiệm vụ:
Để đạt được những mục đích nêu trên, tiểu luận cần thực hiện một số
nhiệm vụ cụ thể như sau:
Trình bày có hệ thống các quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền
bình đẳng; chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về thực hiện và bảo
vệ về quyền phụ nữ trong thời kỳ đổi mới.
Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách
bảo vệ quyền riêng của người phụ nữ và quyền bình đẳng nam nữ.
Đề xuất quan điểm, giải pháp cũng như rút ra những kinh nghiệm từ thực
tiễn nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay theo
tư tưởng Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung cơ bản về chính sách bảo vệ bình
đẳng nam nữ của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới, tiểu luận đi sâu
nghiên cứu sự tiếp thu,vận dụng của Đảng nhà nước trong việc thực hiện giải
quyết các vấn đề về phụ nữ.
Phạm vi nghiên cứu:
Tập trung đánh giá việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng nam
nữ vào thực hiện bình đẳng giới thơng qua các số liệu đánh giá chung của Đảng,
Nhà nước, các bộ ngành, các báo cáo của nhiều tổ chức trong nước và quốc tế về
tình hình thực hiện bình đẳng giới trên bình diện cả nước.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:


2


Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc; các quan điểm, chủ trương, chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước.
Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh dựa trên hai phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng
gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó là
các quan điểm giá trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh như tính Đảng, khoa học, tính
lý luận và thực tiễn, tính lịch sử cụ thể, tính tồn diện hệ thống và tính kế thừa.
Sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích tổng hợp,
phương pháp logic và phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp điều tra xã
hội học và ứng dụng.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Góp phần khẳng định giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng
và Nhà nước Việt Nam về vấn đề phụ nữ.
Bài tiểu luận có thể làm tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy,
học tập những chuyên đề liên quan đến vấn đề phụ nữ, bình đẳng nam nữ, bình
đẳng giới ... trong chun ngành Hồ Chí Minh học, khoa học chính trị và khoa
học xã hội nhân văn.
Góp phần cung cấp những luận cứ, cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch
định chính sách về bình đẳng giới, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo đảm bình đẳng
giới trong tổ chức, giám sát thực hiện bình đẳng giới.
6. Kết cấu tiểu luận
Tiểu luận có đầy đủ các phần mở đầu, nội dung, kết luận và mục tài liệu
tham khảo. Trong phần nội dung bao gồm 3 chương:
Chương 1: Các vấn đề về phụ nữ và quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh

về vấn đề phụ nữ.
Chương 2: vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong việc giải quyết các vấn đề
về phụ nữ của đảng trong giai đoạn hiện nay.
3


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ VỀ PHỤ NỮ VÀ QUAN ĐIỂM CỦA TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ PHỤ NỮ.
1.1. Khái niệm quyền phụ nữ và các quyền phụ nữ
Nữ quyền, tức quyền nữ giới hay quyền phụ nữ, là các quyền lợi bình đẳng
giới được khẳng định là dành cho phụ nữ và trẻ em gái trong nhiều xã hội trên
thế giới. Tại một số nơi, những quyền này được định chế hóa hoặc hỗ trợ bởi
luật pháp, phong tục và tập quán địa phương, trong khi tại một số nơi khác,
chúng bị phớt lờ hoặc hạn chế. Các quyền này khác biệt với các khái niệm rộng
hơn về quyền con người thông qua các nhận định về thành kiến truyền thống và
lịch sử cố hữu chống lại việc thực hiện quyền của phụ nữ và trẻ em gái trong khi
thiên vị nam giới và trẻ em trai "trọng nam khinh nữ".
Các vấn đề thường liên quan tới khái niệm về quyền nữ giới gồm các
quyền: toàn vẹn và tự chủ thân thể, bỏ phiếu (bầu cử), nắm giữ chức vụ cơng,
làm việc, nhận mức lương bình đẳng hoặc công bằng, nắm giữ tài sản riêng,
được giáo dục, phục vụ trong quân ngũ, ký kết hợp đồng pháp lý, và các quyền
trong hơn nhân.
1.2. Khái niệm bình đẳng giới
Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống
và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới”. Nam giới và phụ nữ cùng có điều kiện
bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; có
cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng từ các nguồn lực của xã
hội và quá trình phát triển; được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống bình
đẳng; được hưởng thành quả bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội.

Theo khái niệm trên thì bình đẳng giới khơng phải là sự hốn đổi vai trị
của nam, nữ từ thái cực này sang thái cực khác và cũng khơng phải là sự tuyệt
đối hóa bằng con số hoặc tỉ lệ 50/50 mà là sự khác biệt về giới tính trong các vai
trị sản xuất, tái sản xuất, vai trị chính trị và cộng đồng, đặc biệt là sự chia sẻ
cơng việc gia đình, chăm sóc các thành viên gia đình để tạo cơ hội và điều kiện
cho nam, nữ phát triển tòan diện về mọi mặt. Đồng thời tạo điều kiện và cơ hội
4


cho phụ nữ bù đắp những khoảng trống do việc mang thai, sinh con và gánh vác
phần lớn lao động gia đình đem lại.
1.3. Lịch sử về phong trào nữ quyền thế giới
Trải qua nhiều biến động của lịch sử nhân loại cho thấy một bức tranh khá
đầy đủ về sự bất bình đẳng đối với phụ nữ.Phong trào phụ nữ ngay từ khi ra đời
là phong trào đòi quyền bình đẳng đối với nam giới, gọi tắt là phong trào nữ
quyền.
Phong trào nữ quyền bắt đầu từ thế kỷ XVIII, khi người ta ngày càng tin
rằng phụ nữ bị đối xử bất bình đẳng trước pháp luật. Tư tưởng của nữ quyền bắt
nguồn từ phương Tây vào Thời đại Khai sáng, khi con người biết rằng chính lý
trí và khoa học chứ không phải tôn giáo sẽ làm cho nhân loại tiến bộ.
Những nhà tư tưởng của thời kỳ này có bà Mary Wortley Montagu và Hầu
tước Condorcet đấu tranh cho việc học vấn của phụ nữ. Nhiều nhà tư tưởng tự
do như Jeremy Bentham địi quyền bình đẳng cho phụ nữ về mọi mặt.
Cách mạng Pháp bùng nổ năm 1789 với trên 5.000 phụ nữ diễu hành đến
Versailles là một trong những sự kiện trọng đại.
Ở châu Á, Pandita Ramabai (1858 -1922) ở Ấn Độ đã phê phán sự giáo
điều của Ấn Độ giáo và bênh vực cho sự tự do của Phụ nữ ngay từ năm 1880.
Kartini (1879 -1904) ở Indonesia là người tiên phong trong phong trào giáo dục
phụ nữ và giải phóng phụ nữ, thách thức xã hội bằng cách lập một trường nữ. Jiu
Jin (1875-1907) ở Trung Quốc đã sang Nhật học và sau đó dấn thân vào phong

trào phụ nữ.
Sang thế kỷ XIX, những hoạt động của phong trào phụ nữ đã dẫn đến sự ra
đời ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Đó là phong trào phụ nữ công nhân trong thời kỳ
đầu của cơng nghiệp hóa ở Châu Âu và Bắc Mỹ.
Năm 1844, nữ công nhân thành lập Hiệp hội Cải cách Nữ cơng nhân vùng
Lowell, địi chỉ làm việc 10 giờ mỗi ngày. Hoạt động của Hiệp hội đã khởi đầu
cho những cải thiện điều kiện lao động trong ngành công nghiệp dệt.
Năm 1848, phong trào nữ quyền có tổ chức được ghi nhận là từ Công ước
Seneca Falls, bản Công ước đầu tiên về Quyền của phụ nữ hoặc còn được gọi là
5


Nghị quyết đầu tiên về quyền bầu cử của phụ nữ Hoa Kỳ. Công ước này được
thông qua vào năm 1848.
Đến cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX có sự xuất hiện của nhiều tổ chức
phụ nữ. Sớm nhất là Hội đồng Quốc tế của Phụ nữ, thành lập năm 1888 với mục
đích tập hợp tất cả các tổ chức Phụ nữ ở các nước để đòi quyền bình đẳng cho
Phụ nữ, quyền tham gia vào đời sống chính trị – xã hội. Lúc đầu các tổ chức này
chỉ có ở Tây Âu và Bắc Mỹ, dần dần lan ra các vùng khác.
Vào đầu thế kỷ XX, phụ nữ tại nhiều nước bắt đầu có quyền đi bầu cử, nhất
là vào khoảng những năm cuối Chiến tranh thế giới lần thứ Nhất và những năm
đầu sau khi chiến tranh kết thúc. Có nhiều lý do khác nhau về việc cho phụ nữ
được quyền bầu cử, trong đó có cả lý do nhằm cơng nhận sự đóng góp của phụ
nữ trong thời gian chiến tranh.
Thập kỷ 1920 là khoảng thời gian quan trọng đối với phụ nữ. Ngoài việc
được quyền bầu cử, phụ nữ cịn được sự cơng nhận của pháp luật tại nhiều nước.
Tuy nhiên, cũng có nhiều phụ nữ bị mất việc làm mà họ đã có được trong thời
gian chiến tranh. Tuy nhiên cũng còn nhiều phụ nữ làm việc tại nhà máy, nông
trại và các nghề truyền thống của phụ nữ. Phụ nữ cũng đạt sự tiến bộ trong một
số ngành.

Thời gian sau Chiến tranh Thế giới thứ II, phong trào phụ nữ ở các nước
cơng nghiệp có phần lắng vì phụ nữ đã có quyền đi bầu, đã giành được các phúc
lợi xã hội. Từ thập niên 1960 và nhất là từ thập niên 1970, phong trào nữ quyền
phát triển mạnh. Nhiều nhóm đấu tranh cho nữ quyền đã hình thành ở các nước
phát triển và cả ở những nước đang phát triển. Điều đáng chú ý ở những nước
đang phát triển là ảnh hưởng của phong trào phụ nữ tiến bộ ở các nuớc XHCN.
Sự phát triển mới của phong trào phụ nữ với các chủ đề mới như: tăng số
phụ nữ làm công tác quản lý, phụ nữ và phát triển… bởi mặc dù có những tiến
bộ về kinh tế, xã hội, chính trị, phụ nữ vẫn chưa được tham gia một cách bình
đẳng.

6


Năm 1975, với việc ra đời cuốn sách “Một tiếng nói nữa”, Marcia Millman
và Rosabeth Kanter đã đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên nâng tư tưởng nữ
quyền trở thành một môn khoa học xã hội.
1.4. Những dấu ấn trong phong trào phụ nữ Việt Nam đến nay
Năm 1978: Phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Năm 1989: Hội LHPN Việt Nam phát động hai cuộc vận động “Phụ nữ
giúp nhau làm kinh tế gia đình” và “Ni dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ em
suy dinh dưỡng và bỏ học”.
Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ VII (1992): Tiếp tục thực hiện hai cuộc
vận động “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”, “Ni dạy con tốt, góp phần
hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học”.
Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII (19/5/1997): phát triển hai phong
trào thi đua từ Đại hội VII thành phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động
sáng tạo, ni dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc” và “Phụ nữ giúp nhau
phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước”; Phong trào “Ngày tiết
kiệm vì Phụ nữ nghèo”; Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục phát động phong

trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” thực hiện trong nữ công nhân viên chức và
người lao động;
Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX (2002): tiếp tục phát động phong trào
thi đua: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh
phúc”.
Đại hội Phụ nữ tồn quốc lần thứ X (01/10/2007): tiếp tục phát động phong
trào thi đua: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình
hạnh phúc” gắn với thực hiện Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh; vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ xây dựng Mái ấm
tình thương cho phụ nữ nghèo. Năm 2010, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa”, hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn
mới, Hội phát động cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 khơng 3 sạch”.
Đại hội Phụ nữ tồn quốc lần thứ XI (2012) phát động phong trào thi đua
“Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh
7


phúc”; đồng thời triển khai sâu rộng 2 cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5
khơng, 3 sạch” góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và “Rèn
luyện các phẩm chất đạo đức: Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” gắn với học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII (2017): Phong trào thi đua: “Phụ nữ
tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và hai cuộc
vận động: “Rèn luyện phẩm chất đạo đức: Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm
đang”gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh:
“Xây dựng gia đình 5 khơng, 3 sạch” góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị
văn minh.

8



CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ
PHỤ NỮ VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT
CÁC VẤN ĐỀ VỀ PHỤ NỮ NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề phụ nữ
Ngay từ thế kỷ XIX, C. Mác và Ph. Ăngghen - các lãnh tụ thiên tài của giai
cấp vơ sản tồn thế giới - đã chỉ rõ: “Chế độ mẫu quyền bị lật đổ là sự thất bại
lịch sử có tính chất tồn thế giới của giới nữ. Ngay cả ở trong nhà, người đàn
ông cũng nắm lấy quyền cai quản, cịn người đàn bà thì bị hạ cấp, bị nô dịch, bị
biến thành nô lệ cho sự dâm đãng của đàn ông, thành một công cụ sinh đẻ đơn
thuần”; “người vợ trở thành người đầy tớ chính và khơng được tham gia vào nền
sản xuất xã hội”. “Tình trạng khơng bình quyền giữa đơi bên, do những quan hệ
xã hội trước kia để lại cho chúng ta, tuyệt nhiên không phải là nguyên nhân, mà
là kết quả của việc áp bức đàn bà về mặt kinh tế”. Hai ơng khẳng định: “Một sự
bình đẳng thực sự giữa phụ nữ và nam giới chỉ có thể trở thành hiện thực khi đã
thủ tiêu được chế độ bóc lột của tư bản đối với cả hai giới và khi cơng việc nội
trợ riêng trong gia đình đã trở thành một nền công nghiệp xã hội”.
V.I. Lênin chủ trương “Phụ nữ được bình quyền với nam giới về mọi mặt”,
“Thủ tiêu chế độ đẳng cấp; quyền bình đẳng hồn tồn của mọi cơng dân, khơng
phân biệt trai gái, tơn giáo, chủng tộc”; “...bổ nhiệm nữ thanh tra trong các
ngành mà lao động nữ chiếm đa số”; “thành lập chế độ cộng hòa..., thực hiện
chế độ nhân dân bầu cử quan chức, nam nữ bình đẳng”; “hủy bỏ tất cả mọi sự
hạn chế, không trừ sự hạn chế nào, đối với các quyền chính trị của phụ nữ so với
các quyền của nam giới”. Người khẳng định: “Giai cấp vô sản sẽ khơng đạt
được tự do hồn tồn, nếu khơng giành được tự do hoàn toàn cho phụ nữ”.
2.2. Quan điểm tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phụ nữ
2.2.1. Nhận định của Hồ Chí Minh về bình đẳng giới
Tiếp thu quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ
lâu đã thấu hiểu nỗi khổ nhục, bất công của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ
thực dân phong kiến. Người khẳng định: “Dưới chế độ thực dân và phong kiến,

nhân dân ta bị áp bức, bóc lột, thì phụ nữ ta bị áp bức, bóc lột càng nặng nề
9


hơn... Ngay từ đầu, Đảng và Nhà nước ta đã thi hành chính sách đối với phụ nữ
cũng được bình quyền, bình đẳng với đàn ơng”. Người nhận thấy vai trò to lớn
của phụ nữ trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Người
chỉ rõ: “Ơng Các Mác nói rằng: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng, muốn sửa sang
xã hội mà khơng có phụ nữ giúp vào thì chắc khơng làm nổi. Xem tư tưởng và
việc làm của đàn bà con gái, thì biết xã hội tiến bộ ra thế nào”. Ơng Lênin nói:
“Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước,
như thế cách mệnh mới gọi là thành công”; “…Xem trong lịch sử cách mệnh,
chẳng có lần nào là khơng có đàn bà con gái tham gia”; “Vậy nên, muốn thế giới
cách mệnh thành công, thì phải vận động đàn bà con gái cơng nơng các nước”.
Người chỉ rõ: “Cách mệnh Nga thành công mau như thế, đứng vững như thế,
cũng vì đàn bà con gái hết sức giùm vào”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ quan điểm của mình về vấn đề bình đẳng
nam nữ trên mọi phương diện gia đình, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội:
+ Bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế: Theo Hồ Chí Minh bình đẳng nam nữ
trong lĩnh vực kinh tế nghĩa là phụ nữ có cơ hội việc làm, có thu nhập bình đẳng
như nam giới trong những công việc giống nhau, phụ nữ bình đẳng với nam giới
trong quan hệ tài sản…và chính Người đã trực tiếp chỉ đạo để thực hiện quyền
bình đẳng nam nữ về kinh tế trong đời sống xã hội.
+ Bình đẳng trong văn hóa – xã hội: Hồ Chí Minh coi văn hóa là một mặt
trận, ngang hàng với các lĩnh vực kinh tế, chính trị và chú trọng nâng cao trình
độ văn hóa của nhân dân, nâng cao dân trí đặc biệt là nâng cao trình độ dân trí,
trình độ văn hóa cho phụ nữ, đối tượng từ lâu đã bị xã hội phong kiến và thực
dân kìm kẹp trong dốt nát và lạc hậu.
+ Trong lĩnh vực xã hội: Hồ Chí Minh ln hướng tới việc nâng cao địa vị
cho phụ nữ, chú ý quan tâm tới những nét đặc thù riêng của phụ nữ, từ đó đề ra

những chính sách ưu đãi để phụ nữ có điều kiện tham gia hoạt động xã hội bình
đẳng như nam giới. Đồng thời, Người còn ra sức tuyên truyền giác ngộ để mọi
người nhận thức rõ hơn vai trị của phụ nữ trong xã hội, từ đó cùng nhau giúp đỡ
10


để phụ nữ vươn lên khẳng định địa vị của mình, tạo cơ sở cho việc thực hiện
bình đẳng nam nữ trong xã hội.
+ Bình đẳng trong gia đình: Để tiến tới bình đẳng nam nữ một cách thực
sự, theo Hồ Chí Minh cần phải thực hiện bình đẳng nam nữ từ gia đình, hạt nhân
của xã hội, phải giải phóng phụ nữ thốt khỏi sự bất cơng trước hết từ chính gia
đình của họ. Bình đẳng nam nữ trong gia đình chính là cơ sở cho bình đẳng nam
nữ ngoài xã hội, bởi khi được quan tâm, chia sẻ công việc và được tạo điều kiện
thuận lợi, người phụ nữ sẽ có điều kiện tham gia những hoạt động xã hội, công
tác xã hội để phát huy hết tài năng trí tuệ của mình, như vậy mới thật là bình
đẳng.
Những quy định, nội dung này đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng về vai
trò và địa vị pháp lý của phụ nữ Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ
Việt Nam được pháp luật thừa nhận và bảo đảm có những quyền bình đẳng với
nam giới trên tất cả các lĩnh vực. Điều này đã thể hiện sự tiến bộ của luật pháp
Việt Nam. Đồng thời thể hiện tính nhân văn sâu sắc, tầm nhìn vượt thời đại, tư
duy chính trị sắc sảo của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
2.2.2. Tầm quan trọng trong việc thực hiện quyền bình đẳng giới
Bình đẳng giới theo tư tưởng của Hồ Chí Minh:
Thứ nhất, phụ nữ có vai trị rất quan trọng trong xã hội khơng chỉ vì họ là
lực lượng lao động to lớn, mà cịn vì họ là những người tham gia xây dựng, cải
tạo xã hội. Ngoài thiên chức làm mẹ, thì khả năng làm việc, sức sáng tạo khi làm
việc cho cộng đồng của phụ nữ không thua kém đàn ơng.
Thứ hai, sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội sẽ khơng mang
tính cách mạng đầy đủ nếu khơng thực sự giải phóng phụ nữ, bởi vì, họ là một

nửa nhân loại, một nửa xã hội.
Thứ ba, dưới chế độ ta - chế độ mọi người dân đều là chủ xã hội, nam nữ
bình đẳng về vị trí, bình đẳng về quyền lợi, thì phụ nữ phải có vị trí xứng đáng
với vai trị của mình. Lịch sử dân tộc ta cũng đã chứng minh rằng, phụ nữ Việt
Nam có thể làm được và làm tốt mọi cơng việc to lớn mà lịch sử địi hỏi, đất
nước trao cho.
11


Thứ tư, cần phải xóa bỏ tàn dư phong kiến trọng nam khinh nữ, coi thường,
xem nhẹ khả năng làm việc xã hội của phụ nữ; chỉ có vậy mới thực sự giải
phóng phụ nữ, để cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo có ý
nghĩa cách mạng đầy đủ, có tính nhân văn sâu sắc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln coi trọng coi trọng cơng tác đào tạo đội ngũ cán
bộ phụ nữ. Trong “Bài nói chuyện tại Hội nghị Phụ nữ lao động tiến tiến và
Chiến sỹ thi đua toàn thành phố Hà Nội lần thứ hai” năm 1960, sau khi tuyên
dương những tiến bộ và những đóng góp của phụ nữ cho cách mạng, Người viết:
“Hiện nay trong các ngành, số phụ nữ tham gia cịn ít. Đảng và Chính phủ rất
hoan nghênh, sẵn sàng cất nhắc và giao cho phụ nữ những chức trách quan
trọng. Muốn vậy, bản thân phụ nữ phải:
+ Gắng học tập chính trị, học tập văn hố, kỹ thuật.
+ Nâng cao tinh thần yêu nước và giác ngộ xã hội chủ nghĩa.
+ Hăng hái thi đua thực hiện “cần kiệm xây dựng Tổ quốc, cần kiệm xây
dựng gia đình”.
+ Đoàn kết chặt chẽ, ra sức tham gia sự nghiệp “xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà và giữ gìn hồ bình thế giới”. Người
luôn đặt hy vọng “chị em phụ nữ cố gắng học tập, tiến bộ nhiều, tiến bộ mãi để
xứng đáng làm chủ nước nhà”.
2.3. Hồ Chí Minh khẳng định vị thế và vai trò của phụ nữ trong xã hội
2.3.1. Vai trò của phụ nữ trong quan điểm của Hồ Chí Minh

Với cách nhìn tồn diện, Bác Hồ đã chỉ rõ vai trị và quyền bình đẳng của
người phụ nữ: “Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu khơng giải phóng phụ
nữ thì khơng giải phóng một nửa lồi người. Nếu khơng giải phóng phụ nữ là
xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”; “Trong cuộc kháng chiến to lớn của
dân tộc ta, phụ nữ ta đang gánh một phần quan trọng”; “Non sơng gấm vóc Việt
Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.
Người nhấn mạnh vai trò của phụ nữ Việt Nam: “Từ đầu thế kỷ thứ nhất,
Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đánh giặc, cứu dân. Cho đến ngày nay, mỗi
khi nước nhà gặp nguy nan thì phụ nữ ta đều hăng hái đứng lên, góp phần xứng
12


đáng của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Do đó, ta có câu tục ngữ rất
hùng hồn: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”. Nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ
cả hai miền Nam, Bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của nước
ta”. Người cũng phê bình những thành kiến, hẹp hòi của một số cán bộ: “Nhiều
người còn đánh giá không đúng khả năng của phụ nữ, hay thành kiến, hẹp hòi.
Như vậy là rất sai... Bác mong rằng các đồng chí hãy thật sự sửa chữa bệnh
thành kiến, hẹp hòi đối với phụ nữ...”.
2.3.2. Chủ trương trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng phụ nữ
Nhiệm vụ giải phóng phụ nữ gắn liền với sự nghiệp cách mạng, với giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Hồ Chí Minh sớm
nhận thấy vai trò to lớn của phụ nữ trong lịch sử và thực tiễn cách mạng, từ đó
xác định nhất quán: phụ nữ là một lực lượng cách mạng quan trọng.
Theo Hồ Chí Minh, sự nghiệp giải phóng phụ nữ khơng phải là công việc
cách mạng của riêng phụ nữ, mà gắn liền với cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. “Đàn bà con gái cũng nằm trong
nhân dân. Nếu cả dân tộc được tự do, đương nhiên họ cũng được tự do. Ngược
lại nếu dân tộc cịn trong cảnh nơ lệ thì họ và con cái họ cũng sẽ sống trong cảnh
nơ lệ đó thơi”.

Sự nghiệp giải phóng phụ nữ có phạm vi rất rộng lớn, từ trong gia đình tới
xã hội, cả về kinh tế và chính trị. Giải phóng phụ nữ, theo nghĩa rộng là phát huy
vai trò, năng lực của phụ nữ, nâng cao vị thế của phụ nữ trong mọi mặt đời sống
xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng muốn giải phóng phụ nữ thì trước hết là giải
phóng họ khỏi sự trói buộc của tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, khỏi sự bất cơng
ngay trong gia đình của mình.
Giải phóng phụ nữ về kinh tế là điều kiện có ý nghĩa quyết định để đạt
được bình đẳng nam nữ. Hồ Chí Minh đánh giá phụ nữ là một lực lượng lao
động quan trọng, do đó, trọng tâm của việc giải phóng phụ nữ về kinh tế là phải
giải phóng sức lao động của phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ có thể tham gia
bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực kinh tế, đó cũng chính là giải phóng
sức lao động xã hội.
13


Giải phóng phụ nữ về mặt chính trị, theo Người, phải bắt đầu từ việc trang
bị cho họ về lý luận, tổ chức họ tự giác tham gia tích cực cuộc đấu tranh giải
phóng cho chính họ từ người dân mất nước trở thành công dân của một nước tự
do, độc lập, có chủ quyền.
2.4. Nhận định của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề phụ nữ
Ngay từ năm 1930, Chánh cương vắn tắt của Đảng ta đã nêu rõ: về phương
diện xã hội thì thực hiện “nam, nữ bình quyền”. Luận cương chính trị của Đảng
cũng ghi: một trong mười nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam lúc này là
“nam, nữ bình quyền”.
Án nghị quyết của Trung ương tồn thể hội nghị (tháng 10/1930) khi nói về
phụ nữ vận động, Đảng ta nhận rõ: “Lực lượng cách mạng của phụ nữ là một cái
lực lượng rất trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào
những cuộc tranh đấu cách mạng thì cách mạng khơng thắng lợi được.Đảng đặt
ra u cầu địi “bình quyền” cho phụ nữ: “Đàn bà, đàn ông, thanh niên việc làm
ngang nhau thì tiền cơng cũng phải ngang nhau. Công nhân đàn bà trước và sau

khi sanh đẻ phải nghỉ tám tuần lễ có lương”; “khơng được bắt đàn bà và trẻ con
làm những việc nặng nề và nguy hiểm”. Đảng đề ra các yêu cầu cho phụ nữ đấu
tranh địi quyền lợi của mình: “Đảng Cộng sản thảo ra cho các chị em công nhân
và nông dân những điều u cầu bình đẳng với đàn ơng... phụ thêm cho chị em
những điều yêu cầu sau này: Bỏ hết các pháp luật và tục lệ hủ bại làm cho đàn
bà khơng được bình đẳng với đàn ơng. Bỏ cái chế độ áp bức của cha mẹ đối với
con gái, của chồng đối với vợ (ép duyên, thóa mạ đàn bà con gái). Cấm tục năm
thê bảy thiếp, vợ hầu vợ lẽ. Quyền đàn bà được giữ con mình lúc ly dị”.
Suốt 80 năm qua, dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt của hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hay trong những năm tháng khó khăn của
thời kỳ bao cấp, Đảng ta luôn quan tâm ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, đề ra
đường lối, chủ trương, lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động phụ nữ (phụ vận),
chăm lo bồi dưỡng, đào tạo, cất nhắc, đề bạt nhiều thế hệ cán bộ, lãnh đạo nữ.
Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ nữ ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, có
phẩm chất đạo đức, khơng ngừng nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh vững
14


vàng, phối hợp cùng với lực lượng nam giới góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
xã hội của đất nước.
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng tiếp tục ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết
lãnh đạo công tác phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ:
Nghị quyết số 04-NQ/TWngày 12/7/1993 của Bộ Chính trịvề đổi mới và
tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới nhấn mạnh: “Xây
dựng và sửa đổi, hồn chỉnh các pháp luật, chính sách xã hội có liên quan đến
phụ nữ và lao động nữ... Có chủ trương, chính sách phù hợp đối với phụ nữ dân
tộc ít người, phụ nữ tơn giáo, phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân, phụ nữ tàn tật”.
Chỉ thị số 37-CT/TWngày 16/5/1994 của Ban Bí thư về một số vấn đề cơng
tác cán bộ nữ trong tình hình mới khẳng định: “Cần xây dựng chiến lược đào
tạo, bồi dưỡng, sử dụng lao động nữ nói chung và cán bộ nữ nói riêng… Chú

trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nữ làm công tác khoa học - kỹ thuật, kinh tế, pháp
luật, hành chính, quản lý nhà nước... cán bộ nữ dân tộc ít người, tơn giáo, vùng
sâu, vùng xa. Các trường lớp đào tạo, bồi dưỡng của Đảng, Nhà nước và các
đồn thể khi chiêu sinh cần có quy định tỷ lệ nữ một cách thoả đáng, đưa vào
chương trình đào tạo nhữngkiến thức về giới...”
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng chỉ rõ: “Tăng
trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng
bước và trong suốt q trình phát triển. Cơng bằng xã hội phải thể hiện... ở việc
tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của
mình”
Nghị quyết Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ IX của Đảng ghi: “Đối với
phụ nữ, thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo
nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ chế, chính sách để phụ nữ tham gia ngày
càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành, chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em; tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt thiên
chức người mẹ; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng
định: “Nâng cao trình độ mọi mặt về đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình
15


đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trị của người cơng dân,
người lao động, người mẹ, người thày đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào
tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan
lãnh đạo và quản lý ở các cấp. Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Bổ
sung và hoàn chỉnh các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai
sản, chế độ đối với lao động nữ. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và
các hành vi bạo lực, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”.
Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/04/2007 của Bộ Chính trị về cơng tác
phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đề ra các quan

điểm, mục tiêu và năm nhiệm vụ, giải pháp.
2.5. Thực trạng công tác giải quyết các vấn đề về phụ nữ của đảng ta
2.5.1. Những kết quả đạt được
Trong lĩnh vực kinh tế, mục tiêu bình đẳng giới đã đạt những kết quả thiết
thực và bền vững. Hiện nay, phụ nữ chiếm 50% lực lượng lao động; tỷ lệ nam
giới và nữ giới tham gia hoạt động kinh tế ở mức gần bằng nhau (nữ: 83%, nam:
85%). Lực lượng phụ nữ có vai trị tương đương với nam giới trong việc tham
gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất. Hầu hết các ngành nghề đều có sự tham
gia của phụ nữ; nhiều ngành, phụ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới1. Vị thế của
phụ nữ trong gia đình và ngồi xã hội đã khơng ngừng được nâng cao. Theo
đánh giá của Ngân hàng thế giới, Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu
thế giới về tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế và là quốc gia đạt được
sự thay đổi nhanh nhất về xóa bỏ khoảng cách giới ở khu vực Đông Á (mục tiêu
thứ 3 trong 8 Mục tiêu Thiên niên kỷ).
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tỷ lệ phụ nữ biết đọc, biết viết tăng từ
82,3% (năm 1993) lên 90,5% (năm 2011). Tỷ lệ biết chữ của nam từ 10 tuổi trở
lên chỉ cao hơn nữ 6%. Khoảng cách nhập học của học sinh nam, nữ ở các cấp
học, bậc học trong những năm gần đây đã được thu hẹp gần như tương đương.
Hiện tượng bỏ học sớm của trẻ em gái được cải thiện đáng kể. Tính trung bình
trong các năm học, tỷ lệ tốt nghiệp của học sinh nữ cao hơn nam. 100% trẻ em
gái từ 11 tuổi đến 14 tuổi tốt nghiệp chương trình tiểu học và được vào lớp 6.
16



×