Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài trên báo chí hiện nay (Khảo sát các tờ báo in Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ TP Hồ Chí Minh, Gia đình và Xã hội từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 130 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐẶNG HƢƠNG GIANG




VẤN ĐỀ PHỤ NỮ VIỆT NAM KẾT HÔN VỚI NGƢỜI
NƢỚC NGOÀI TRÊN BÁO CHÍ HIỆN NAY


LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
















Hà Nội - 2012

2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐẶNG HƢƠNG GIANG




VẤN ĐỀ PHỤ NỮ VIỆT NAM KẾT HÔN VỚI NGƢỜI
NƢỚC NGOÀI TRÊN BÁO CHÍ HIỆN NAY
(Khảo sát các tờ báo in: Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ TP Hồ Chí Minh,
Gia đình và Xã hội từ năm 2007 đến năm 2011)


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01






Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thoa











Hà Nội - 2012

4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ KẾT HÔN VỚI NGƢỜI NƢỚC
NGOÀI 13
1.1. Các khái niệm 13
1.1.1. Kết hôn 13
1.1.2. Kết hôn có yếu tố nước ngoài 15
1.1.3. Kết hôn kiểu truyền thống 18
1.1.4. Kết hôn kiểu hiện đại 21
1.2. Đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, Hiến pháp, pháp luật quy định về kết
hôn với ngƣời nƣớc ngoài 23
1.3. Thực trạng hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài ở Việt Nam hiện nay 26
Tiểu kết chƣơng 1 29
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ PHỤ NỮ VIỆT NAM KẾT HÔN VỚI
NGƢỜI NƢỚC NGOÀI 30
2.1. Báo chí thông tin về vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài 30
2.2. Giới thiệu về các báo khảo sát 32
2.2.1. Báo Phụ nữ Việt Nam 32
2.2.2. Báo Gia đình và Xã hội 33
2.2.3. Báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh 33

2.3. Các hình thức kết hôn 35
2.3.1. Qua môi giới hôn nhân 35
2.3.2. Qua trao đổi mua- bán 42
2.3.3. Tự nguyện kết hôn 43
2.4. Thông tin dƣới góc nhìn văn hóa 44
2.5. Thông tin dƣới góc nhìn truyền thông 47
2.6. Thông tin dƣới góc nhìn giới và phát triển 49
2.7. Thông tin dƣới góc nhìn chính trị và xây dựng hình ảnh quốc gia 50
2.8. Thông tin về cuộc sống hạnh phúc của hôn nhân có yếu tố nƣớc ngoài 54
2.9. Phản ánh về bi kịch trong các cuộc hôn nhân 58
2.9.1. Bị bạo hành 58


5
2.9.2. Bị giết 61
2.9.3. Bị bóc lột sức lao động và cưỡng bức mại dâm 63
2.9.4 Nguyên nhân dẫn đến những bi kịch trong các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài 66
2.10. Tác động của thông tin về vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với ngƣời nƣớc
ngoài đối với đời sống xã hội 70
2.10.1. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc 71
2.10.2. Cảnh báo, ngăn chặn hành vi tiêu cực trong vấn đề kết hôn với người nước ngoài 79
2.10.3. Tạo ra dư luận xã hội 81
2.11. Hình thức thông tin 87
2.11.1. Theo dòng chảy của sự kiện 87
2.11.2. Theo kế hoạch tuyên truyền thường kỳ của cơ quan báo chí 88
2.11.3. Ngôn ngữ thể hiện 88
2.11.4. Thể loại 89
2.12. Đánh giá chung 91
Tiểu kết chƣơng 2 93
CHƢƠNG 3. KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG BÁO

CHÍ VỀ VẤN ĐỀ PHỤ NỮ VIỆT NAM KẾT HÔN VỚI NGƢỜI NƢỚC NGOÀI 93
3.1. Bài học kinh nghiệm nghề nghiệp rút ra từ việc nghiên cứu đề tài 93
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng báo chí về vấn đề kết hôn với ngƣời nƣớc
ngoài của phụ nữ Việt Nam 97
3.2.1. Đối với cơ quan báo chí 97
3.2.2. Đối với các cơ quan chức năng 103
3.2.3. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong chiến dịch truyền thông. 104
3.2.4. Bản thân đương sự và gia đình họ 107
Tiểu kết chƣơng 3 110
KẾT LUẬN 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114





6
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

DANH MỤC CÁC BẢNG:
Bảng 1.1: Số liệu thống kê hoạt động hộ tịch năm 2010 của Bộ Tư pháp 26
Bảng 2.1: Mức độ tiếp nhận báo chí của chị em có nhu cầu lấy chồng nước ngoài 68
Bảng 2.2: Nhu cầu tìm hiểu thông tin của phụ nữ kết hôn với người nước ngoài 69
Bảng 2.3: Nguyên nhân phụ nữ không quan tâm đọc báo 70
Bảng 2.4: Các chủ trương, việc làm mà cấp uỷ đảng địa phương đã làm về vấn đề
phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài 77

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ:

Biểu đồ 2.1: Cách thức kết hôn với người nước ngoài 37

Biểu đồ 2.2 34 38
Biểu đồ 2.3 34
Biểu đồ 2.4: Tương quan nhóm đối tượng - đã từng nghe thông tin và đã từng tham
dự hoạt động TTGD về HNCYTNN 77
Biểu đồ 2.5: Mức độ đánh giá về sự quan tâm của cấp uỷ đảng địa phương về vấn
đề phụ nữ lấy chồng nước ngoài 78



7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Di cư và vấn đề kết hôn, gia đình có yếu tố nước ngoài là xu thế khách quan
trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, được quy định trong pháp luật về hôn
nhân và gia đình Việt Nam. Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng ngoại quốc
đặc biệt là với công dân Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, đang là một vấn đề
nóng bỏng và cấp bách được dư luận xã hội quan tâm chú ý. Theo thống kê của Bộ
Tư pháp, từ 1995 đến hết năm 2010 vừa qua, đã có trên 270.000 công dân Việt
Nam kết hôn với người nước ngoài hoặc kết hôn với công dân Việt Nam định cư
tại nước ngoài, trong đó, có trên 80% trường hợp là phụ nữ Việt Nam đã kết hôn
với công dân của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nếu ở giai đoạn đầu, từ năm
1995- 1999, mỗi năm có khoảng vài ngàn phụ nữ lấy chồng ngoại, tuy con số này
có xu hướng tăng đều hàng năm nhưng chưa tạo ra “cơn sốt”, bắt đầu từ năm 2000
trở đi thì hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng ngoại mới trở thành “cơn sốt”
thực sự.
Trên thực tế, việc phụ nữ lấy chồng ngoại không phải lúc nào cũng giống
tưởng tượng của các cô như trong phim về cuộc sống tốt đẹp nơi chân trời mới, với
người chồng mơ ước và bao dự định hoài bão về “miền đất hứa”. Rất nhiều chuyện
bất cập diễn ra xung quanh việc cô dâu Việt lấy chồng ngoại, như: bị môi giới lừa
bán vào các ổ mại dâm, bị bóc lột sức lao động, lạm dụng tình dục, bị đánh đập và

hành hạ dã man, thậm chí dẫn đến cái chết thương tâm nơi đất khách quê người.
Ở Việt Nam, từ nhiều năm trước, dư luận xã hội và báo chí cũng đã nhiều
lần lên tiếng và cảnh báo trước hiện tượng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người
nước ngoài ngày càng gia tăng. Từ năm 1995 đến nay, hàng trăm bài báo ở Việt
Nam đã điều tra các đường dây tuyển các thôn nữ đem về thành phố Hồ Chí Minh
“nuôi nhốt” trong những phòng trọ, cho những người đàn ông lớn tuổi, tật nguyền
từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, đến tuyển lựa. Chưa kể hàng trăm bài báo
mô tả cảnh cô dâu Việt Nam ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc bị ngược đãi,
làm vợ tập thể, phải trốn về nước. Tuy nhiên, không chỉ dư luận xã hội trong
nước mà dư luận xã hội ở nước ngoài cũng không tán đồng với những bài viết xúc
phạm nhân phẩm các cô dâu Việt Nam lấy chồng nước ngoài.
Các phương tiện truyền thông đại chúng không chỉ phản ánh thực trạng

8
đời sống hôn nhân có yếu tố nước ngoài, mà còn cho thấy quy trình của việc tuyển
chọn “cô dâu”. Bên cạnh đó, điểm nổi bật qua các bài viết trên phương tiện truyền
thông đại chúng cũng cho thấy đã có sự biến đổi về quan niệm, về giá trị hôn nhân
có yếu tố nước ngoài.
Hôn nhân với người nước ngoài là một xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay. Không thể duy ý chí trong việc muốn hay không muốn có hiện tượng
kết hôn với người nước ngoài. Đây là một vấn đề bình thường trong quá trình phát
triển, giao lưu và hội nhập kinh tế, văn hoá. Điều quan trọng là, làm thế nào để giảm
thiểu những rủi ro cho những phụ nữ kết hôn với người nước ngoài? Vấn đề này phụ
thuộc một phần không nhỏ vào vai trò của báo chí trong việc truyền thông giúp
người dân (mà đặc biệt là đối tượng phụ nữ) có cái nhìn thấu đáo và sâu sắc bản chất
của vấn đề trước khi đi đến những quyết định cho cuộc sống hôn nhân của mình.
Từ những lý do nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “ Vấn đề
phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài trên báo chí hiện nay” (Khảo
sát Báo Phụ nữ Việt Nam, Báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh, Báo Gia đình và Xã hội
từ năm 2007- 2011), với mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng tuyên truyền và

giáo dục cho phụ nữ về vấn đề kết hôn với người nước ngoài trên báo chí hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu
Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài đã trở thành một vấn đề
nóng của xã hội trong vài thập niên trở lại đây, cho nên đề tài này đã nhận được sự
quan tâm, chú ý của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Nhiều công trình
nghiên cứu khoa học được công bố, nhiều tài liệu, sách báo cũng đã được xuất bản.
Có thể khái quát lại thành các nhóm sau đây:
Một là, các luận án, luận văn: “Pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài
tại Việt Nam, thực trạng và giải pháp” (luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Thị
Hương năm 2004);“Hôn nhân có yếu tố nước ngoài nhìn từ khía cạnh văn hóa”
(luận án tiến sĩ sử học chuyên ngành dân tộc học của Ngô Văn Lệ năm 2006 );
“Pháp luật về hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài (khóa luận
tốt nghiệp cử nhân của Bùi Thị Tố Nga, 2000); Luận văn thạc sĩ luật học về Hôn
nhân trái pháp luật - Căn cứ xác định và biện pháp xử lý (năm 1998) của Ngô Thị
Hường; Luận văn thạc sĩ luật học về Chế định ly hôn theo quy định của pháp luật
Việt Nam (năm 1997) của Vũ Thị Hằng; Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật về Vấn

9
đề ly hôn giữa công dân Việt Nam mà một bên đương sự ở nước ngoài (năm 2000)
của Đinh Thị Luyến,… Các công trình khoa học chủ yếu tập trung nghiên cứu các
quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở Việt
Nam.
Hai là, một số chuyên khảo, chuyên luận và sách nghiên cứu của các nhà
khoa học được đăng trên các báo, tạp chí đề cập đến vấn đề phụ nữ Việt Nam lấy
chồng ngoại như : Công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “Hiện tượng phụ
nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan” do PGS.TS Phan An chủ trì năm 2005. Công
trình đã kéo dài hơn 2 năm với nhiều khảo sát, phỏng vấn cũng như nghiên cứu từ
thực trạng lấy chồng Đài Loan của các cô gái Việt Nam (chủ yếu là ở Đồng bằng
sông Cửu Long và Tây Ninh). Trong công trình này, ông Phan An đã nhận định:
Do việc tổ chức chưa bài bản, chuyên nghiệp nên chuyện lấy chồng có yếu tố nước

ngoài nảy sinh một số vấn đề tiêu cực: Thứ nhất là đã tạo ra một lực lượng môi
giới bất hợp pháp, kiếm lợi nhuận cao từ việc môi giới hôn nhân với người nước
ngoài. Thứ hai là đã có những tổ chức trong và ngoài nước lợi dụng danh nghĩa
này để buôn bán phụ nữ Việt Nam sang nước thứ 3. Điều này đòi hỏi cần phải có
sự quản lý chặt từ phía các cơ quan nhà nước; Cuốn sách có tựa đề “Chuyện kể về
Hôn nhân giữa hai nền văn hóa” được xuất bản vào tháng 8/2009 của Tiến sĩ
người Úc gốc Việt Nathalie Huỳnh Châu Nguyễn mô tả quan điểm và kinh nghiệm
của những người phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài, đó là những cuộc hôn
nhân giữa hai người đến từ hai nền văn hóa khác biệt nhau. Những người phụ nữ
này sẵn sàng phản đối lại những khuôn mẫu dập khuôn về văn hóa và không chỉ
chọn người hôn phối là người ngoại quốc mà còn đưa ra những quyết định và lựa
chọn theo cách riêng của mình trong bối cảnh giao thoa văn hóa; Sách “Quan hệ
hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc
tế” của Tiến sĩ Nông Quốc Bình, xuất bản năm 2006 cũng phân tích và đánh giá
rất kỹ lưỡng đặc trưng phổ biến của những cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài
trong giai đoạn hiện nay.
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là một tổ chức chính trị xã hội đã có nhiều
động thái tích cực nhằm ngăn ngừa các vi phạm và cải thiện tình hình kết hôn giữa
phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài. Hội đã tiến hành một nghiên cứu về
“Thực trạng kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người Đài Loan: tại các tỉnh

10
Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang năm 2004, tổ chức Hội thảo quốc gia về vấn đề
“Phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài” tại thành phố Hồ Chí Minh
tháng 6/2006 nhằm tìm giải pháp về vấn đề phụ nữ kết hôn với người nước ngoài
cùng nhiều hội thảo, diễn đàn cấp Trung ương và địa phương liên quan đến vấn đề
kết hôn với người nước ngoài.
Ba là, các bài viết đăng trên các báo, tạp chí : Số chuyên đề của Tạp chí
Dân chủ và pháp luật thuộc Bộ Tư pháp về Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;
Giới thiệu nội dung cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 do TS. Đinh

Trung Tụng là chủ biên, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2000; Một số bài viết
của Thái Công Khanh như: vấn đề quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4/2000, hoặc Bàn về giám hộ trong
quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, đăng trên Tạp chí Tòa án, số
12/2000; “Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc: những cuộc hôn nhân không
tình yêu và bao nỗi khó khăn”, Vietnamnet, thứ 5, 30/08/2007; “Để làm lành
mạnh hóa quan hệ hôn nhân giữa cô dâu Việt Nam và chồng Hàn Quốc: Cần sự
nỗ lực từ hai phía” của Đỗ Hoa (Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 22/05/2006);
“Nguyên nhân của phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long kết hôn với người Đài
Loan” của Trần Thị Kim Xuyến (Tạp chí Xã hội học số 1(89) 2005); “Trở lại
chuyện phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan” của Phan An (Tập san KHXH&N
V, số 39, tháng 6-2007); “Kết hôn có yếu tố nước ngoài lên bàn nghị sự”,
Vietnamnet, 2005; Đặc biệt trong tháng 4 đến tháng 6/2006, trên nhiều trang báo
đã nóng lên với những bài viết: “Bi kịch từ cơn sốt lấy chồng Đài Loan” (Báo
Vietnamnet ngày 25/5/2006), phản ứng của một số tờ báo như Tuổi trẻ TP Hồ Chí
Minh, Báo Phụ nữ Việt Nam về bài viết “Các cô Việt Nam đến Hàn Quốc – mảnh
đất của hy vọng” đăng trên báo Chosun- Hàn Quốc tháng 4/2006, và trong tháng
12/2006,….
Phần lớn các công trình nghiên cứu và các bài viết này đều đề cập đến bức
tranh toàn cảnh về thực trạng phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài nhìn từ nhiều
góc độ khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là mặt trái của vấn đề. Đó là những bi kịch
đau lòng với nhiều câu chuyện thương tâm về số phận của những cô gái chưa
chuẩn bị hành trang kỹ lưỡng cho những cuộc hôn nhân xuyên biên giới. Các công
trình nghiên cứu đó là nguồn tư liệu quý để tác giả tham khảo phục vụ cho quá trình
nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên

11
cứu hệ thống và riêng biệt về vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước
ngoài được phản ánh trên báo chí hiện nay, do đó đề tài của luận văn vẫn là một
góc tiếp cận mới mẻ và có giá trị thực tiễn.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với
người nước ngoài trên báo in nhằm đưa ra một số giải pháp cơ bản để nâng cao
chất lượng truyền thông về vấn đề này trên báo chí, góp phần thay đổi nhận thức
và hành vi cho những đối tượng phụ nữ có ý định kết hôn với người nước ngoài.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu về những vấn đề lý luận, thực tiễn,….có liên quan
đến đề tài.
- Khảo sát các tác phẩm báo chí về thực trạng vấn đề phụ nữ Việt Nam kết
hôn với người nước ngoài trên Báo Phụ nữ Việt Nam, Báo Phụ nữ TP Hồ Chí
Minh, Báo Gia đình và Xã hội (từ 2007- 2011).
- Tìm hiểu quan điểm của các cô dâu lấy chồng ngoại, của các nhà quản lý
báo chí, của một số quan chức nhà nước về chất lượng tác phẩm báo chí truyền
thông về vấn đề kết hôn với người nước ngoài của phụ nữ Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
- Phỏng vấn công chúng báo chí, các cô dâu lấy chồng ngoại, các nhà quản
lý báo chí, các quan chức nhà nước.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thông tin
tuyên truyền về vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài trên báo
chí.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước
ngoài trên báo in.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn vấn đề nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng vấn
đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài trên báo in thông qua:
- Khảo sát Báo Phụ nữ Việt Nam, Báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh, Báo Gia
đình và Xã hội từ năm 2007- 2011.


12
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu chủ yếu dựa trên những quan điểm của
Nhà nước, pháp luật về vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, lý
luận báo chí truyền thông và các kiến thức khoa học liên ngành.
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu có liên quan đến đề tài.
+ Phương pháp khảo sát, thống kê phân loại, phân tích các tác phẩm báo chí
+ Phương pháp điều tra xã hội học
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Đề tài nghiên cứu tương đối có hệ thống về vấn đề phụ nữ Việt Nam kết
hôn với người nước ngoài trên báo in, có ý nghĩa đối với cơ quan báo chí trong
việc xác lập kế hoạch và thủ pháp nghề nghiệp trong việc tuyên truyền vấn đề phụ
nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài.
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lí báo chí trong
việc tuyên truyền vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài trên báo
chí, cho sinh viên báo chí và những người quan tâm tới đề tài này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
trình bày trong 3 chương nội dung chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề kết hôn với người nước ngoài
Chương 2: Thực trạng vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài
Chương 3: Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng báo chí về vấn
đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài


13
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ KẾT HÔN VỚI NGƢỜI NƢỚC NGOÀI


1.1. Các khái niệm
1.1.1. Kết hôn
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học thì kết hôn là việc “nam và nữ
chính thức lấy nhau làm vợ, chồng theo quy định của pháp luật” [61, tr.178].
Theo quy định tại khoản 2, Điều 8 LHNGĐ năm 2000: “Kết hôn là việc
nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng (lấy nhau thành vợ, thành chồng) theo quy định
của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”[6, tr.2]. Dưới góc độ pháp
lý, kết hôn trước hết là quyền con người và quyền được pháp luật bảo vệ trên cơ sở
các quy định của pháp luật. Để bảo vệ quyền kết hôn của con người, pháp luật về
HNGĐ của hầu hết các nước trên thế giới đều ghi nhận quyền được kết hôn của
mọi người khi có đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, đồng thời việc tiến
hành kết hôn phải theo đúng các quy định của pháp luật.
Kết hôn là quyền dân sự của cá nhân được quy định trong bộ Luật Dân sự
năm 2005 (Điều 24, Điều 39) [2, tr.11], theo đó nam và nữ có đủ điều kiện kết hôn
theo quy định của pháp luật về HNGĐ có quyền tự do kết hôn, không bên nào
được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ
hoặc cưỡng ép kết hôn. Muốn kết hôn, hai bên nam nữ phải thể hiện ý chí của
mình là mong muốn được xác lập quan hệ vợ chồng. Sự bày tỏ ý chí thể hiện trong
việc xin đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký có thẩm quyền, trong đó thể hiện rõ
ràng họ hoàn toàn mong muốn được kết hôn với nhau. Cơ quan có thẩm quyền
đăng ký kết hôn xem xét yêu cầu đăng ký kết hôn của nam nữ, nếu các bên chủ thể
có đủ điều kiện kết hôn thì tiến hành đăng ký việc kết hôn, ghi vào sổ kết hôn và
cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho nam nữ. Giấy chứng nhận kết hôn là cơ sở pháp
lý ghi nhận rằng hai bên nam nữ đã phát sinh quyền và nghĩa vụ vợ chồng, đồng
thời là cơ sở pháp lý để xác định chủ thể các quan hệ giữa vợ và chồng và là cơ sở
để xác định thời điểm phát sinh các quan hệ đó.
Kết hôn là cơ sở, tiền đề cho việc tạo ra gia đình- tế bào của xã hội. Pháp
luật điều chỉnh kết hôn là tổng thể các quy phạm điều chỉnh việc liên kết giữa nam
và nữ và nhằm xác lập nên quan hệ vợ chồng. Trong bất kỳ xã hội có giai cấp


14
nào, pháp luật cũng luôn là công cụ hữu hiệu điều chỉnh quan hệ kết hôn. Mặc dù
có sự khác nhau trong nội dung của các quy phạm pháp luật của các nước về vấn
đề kết hôn nhưng nhìn chung pháp luật về kết hôn tập trung vào hai vấn đề pháp lý
cơ bản: điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn
Điều kiện kết hôn: Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học thì “điều
kiện kết hôn” là điều kiện để Nhà nước công nhận việc kết hôn của các bên nam
nữ [81]. Như vậy, điều kiện kết hôn được hiểu là những đòi hỏi của pháp luật đặt
ra đối với các chủ thể khi kết hôn và chỉ khi các chủ thể đáp ứng được đầy đủ các
điều kiện đó thì việc kết hôn mới hợp pháp và được pháp luật bảo vệ. Trong hệ
thống pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới, việc xác định tính hợp pháp của
các điều kiện kết hôn được đề cập tới các vấn đề: ý chí, tuổi tác, sức khỏe, tình
trạng hôn nhân, quan hệ thân thuộc….của các bên.
Nghi thức kết hôn: Nghi thức kết hôn là trình tự tiến hành chính thức nhằm
thiết lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật. Tùy thuộc vào nền kinh tế,
văn hóa và các điều kiện xã hội mà pháp luật các nước khác nhau quy định nghi
thức kết hôn khác nhau: Nghi thức kết hôn tôn giáo, nghi thức kết hôn dân
sự….Nghi thức kết hôn tôn giáo là hình thức kết hôn được tiến hành trước những
người đại diện cho tôn giáo theo thủ tục và quy định của tôn giáo đó. Nghi thức kết
hôn dân sự là nghi thức được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của Nhà
nước. Khi các bên có đủ điều kiện kết hôn thì cơ quan có thẩm quyền của Nhà
nước sẽ cấp giấy đăng ký kết hôn cho các bên và ghi vào sổ đăng ký kết hôn. Nếu
các bên chủ thể khi đăng ký kết hôn không đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kết
hôn và nghi thức kết hôn thì không được pháp luật công nhận và bảo vệ.


15
1.1.2. Kết hôn có yếu tố nước ngoài
1.1.2.1. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

Theo quy định tại Điều 758 Bộ Luật Dân sự năm 2005 “Quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ
quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là
các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên
tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản
liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài” [2, tr.216]. Việc xác định đó là quan hệ
hôn nhân có yếu tố nước ngoài là dựa vào yếu tố quốc tịch, sự kiện pháp lý làm
phát sinh, thay đổi chấm dứt quan hệ hôn nhân.
Như vậy, xét về mặt bản chất, quan hệ HNGĐ có yếu tố nước ngoài cũng là
loại quan hệ dân sự, song, nó khác cơ bản với các quan hệ dân sự thông thường là
luôn có yếu tố nước ngoài và khi phát sinh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
thường dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật. Có thể thấy quan hệ HNGĐ có yếu
tố nước ngoài được quy định tại khoản 14 Điều 8 Luật HNGĐ năm 2000 là sự vận
dụng Điều 758 Bộ LDS năm 2005 (Điều 826 của Bộ LDS năm 1996) và có thể
hiểu: quan hệ HNGĐ có yếu tố nước ngoài là quan hệ HNGĐ phát sinh giữa công
dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thường
trú tại Việt Nam, hoặc giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ xác lập, thay
đổi, chấm dứt quan hệ đó phát sinh ở nước ngoài, hoặc tài sản liên quan đến quan
hệ đó ở nước ngoài.
Theo đó, quan hệ HNGĐ có yếu tố nước ngoài bao gồm các quan hệ:
- Quan hệ kết hôn, quan hệ giữa vợ và chồng có yếu tố nước ngoài.
- Quan hệ giữa cha, mẹ con có yếu tố nước ngoài.
- Quan hệ giám hộ có yếu tố nước ngoài.
- Quan hệ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài.
Yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình được hiểu:
Các bên chủ thể trong quan hệ hôn nhân có quốc tịch khác nhau (khoản 14a
Điều 8 LHNGĐ năm 2000).
Các bên chủ thể cùng quốc tịch nhưng sự kiện pháp lý liên quan tới


16
quan hệ này xảy ra ở nước ngoài (khoản b Điều 8), Khoản 14c Điều 8.
Tài sản liên quan đến quan hệ hôn nhân ở nước ngoài.
Như vậy quan hệ HNGĐ có yếu tố nước ngoài mang một phạm vi rộng với
nhiều nội dung, trong đó kết hôn có yếu tố nước ngoài là một nội dung trong quan
hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
1.1.2.2. Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Trong bối cảnh hiện hay, khi biên giới, chủ quyền quốc gia về mặt pháp lý
ngày càng bị thu hẹp do xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ thì
các quan hệ về dân sự nói chung, kết hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng cũng diễn
ra ngày càng mạnh mẽ. Điều này đặt ra nhu cầu cần thiết phải điều chỉnh bằng
pháp luật các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, Điều 103 LHNGĐ năm 2000 về kết
hôn có yếu tố nước ngoài:
“Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi
bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn, nếu việc kết hôn
được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo
các quy định của LHNGĐ về điều kiện kết hôn”.
*Thứ nhất, chủ thể trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Công dân Việt Nam khi tham gia vào quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài
trước hết phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo pháp luật
Việt Nam và năng lực này được xác định trên cơ sở pháp luật dân sự Việt Nam.
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là những thuộc tính pháp lý, là đặc trưng
không thể thiếu của chủ thể pháp luật.
Trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, ngoài chủ thể là công dân Việt
Nam, chủ thể tham gia quan hệ này có ít nhất một bên là người nước ngoài. Khái
niệm người nước ngoài đã được tiếp cận khá sớm trong khoa học pháp lý ở nước
ta. Trong Tuyên bố về chính sách của Chính phủ liên hiệp lâm thời ngày 1/1/1946,
Hồ Chủ tịch đã nêu rõ “Làm cho các nước công nhận nền độc lập của Việt Nam,

thân thiện với kiều dân ngoại quốc, nhất là Hoa Kiều”. Trong quyết định số
122/CP ngày 25/4/1977 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với người nước
ngoài cư trú, làm ăn sinh sống tại Việt Nam Điều 1 quy định: “Người nước ngoài
(gọi tắt là ngoại kiều) là những người cư trú và làm ăn sinh sống tại Việt Nam,

17
có quốc tịch nước khác hoặc không có quốc tịch”. Khái niệm người nước ngoài
cũng đã được quy định trong các văn bản pháp luật tiếp theo, Điều 5 Luật Quốc
tịch Việt Nam 28/6/1988, khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh HNGĐ giữa công dân Việt
Nam và người nước ngoài [26]. Tại Điều 9, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày
10/7/2002 về quan hệ HNGĐ có yếu tố nước ngoài quy định “Người nước ngoài là
người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm công dân nước ngoài và người
không quốc tịch” [7, tr. 3]. Như vậy, người nước ngoài trong trường hợp này phải
được hiểu là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có một hoặc
nhiều quốc tịch nước ngoài nhưng không có quốc tịch của nước sở tại và người
không quốc tịch. Để tham gia vào quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, người
nước ngoài phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự trước hết là theo
pháp luật của nước mà người đó là công dân. Khi xác lập quan hệ dân sự ở nước sở
tại người có quốc tịch nước ngoài sẽ được pháp luật của nước mình mang quốc
tịch bảo hộ về mặt ngoại giao. Theo Điều 761 Bộ LDS Việt Nam năm 2005 thì
người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt
Nam (trừ các trường hợp ngoại lệ). Tuy nhiên, để người nước ngoài tham gia trực
tiếp vào quan hệ kết hôn thì họ phải có năng lực hành vi dân sự. Ở Việt Nam, năng
lực hành vi dân sự của người nước ngoài được quy định tại Điều 726 Bộ LDS Việt
Nam.
* Thứ hai, sự kiện pháp lý nhằm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ
dân sự xảy ra ở nước ngoài.
Trong trường hợp các chủ thể tham gia quan hệ kết hôn có yếu tố nước
ngoài đều là người Việt Nam nhưng căn cứ pháp lý làm phát sinh sự kiện này lại
xảy ra ở nước ngoài. Yếu tố này được áp dụng trong các trường hợp các bên có

cùng quốc tịch nhưng kết hôn với nhau ở cơ quan có thẩm quyền của nước mà các
bên không mang quốc tịch. Ví dụ: hai công dân Việt nam lao động tại Hoa Kỳ và
kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Mỹ, trong trường hợp này, tính chất của
yếu tố nước ngoài thể hiện ở sự xung đột pháp luật, việc xác định điều kiện kết hôn
phải căn cứ vào pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ. Việc lựa chọn hệ thống
pháp luật nào để giải quyết vấn đề này chính là việc giải quyết xung đột pháp luật
trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Bên cạnh đó, một số quan hệ kết hôn tuy liên quan đến yếu tố nước

18
ngoài, nhưng thực chất lại không phải quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài xét
dưới khía cạnh lý luận về giải quyết xung đột pháp luật. Ví dụ, công dân Việt Nam
công tác, học tập ở nước ngoài và tiến hành kết hôn với nhau tại Cơ quan đại diện
ngoại giao, Cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài; công dân Việt Nam đi học
tập, lao động ở nước ngoài trong thời gian dài nhưng chưa được định cư, về nước
kết hôn với công dân Việt Nam trong nước, tuân theo các quy định của pháp luật
Việt Nam về kết hôn. Đây là các quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam với
nhau, không thuộc khái niệm hôn nhân có yếu tố nước ngoài (theo khoản 14 Điều
8 của LHNGĐ năm 2000), bởi lẽ, trong các trường hợp đó không dẫn đến hiện
tượng xung đột pháp luật mà luật áp dụng điều chỉnh quan hệ này là LHNGĐ Việt
Nam.
1.1.3. Kết hôn kiểu truyền thống
Ca dao dân ca Việt Nam có câu:
- Trâu ta ăn cỏ đồng ta,
- Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
Quan niệm lấy chồng gần hơn lấy chồng xa được hình thành suốt hàng
nghìn năm thời phong kiến đã đi vào ca dao dân ca của người Việt ta như vậy.
Người Việt trong quá khứ không muốn lấy chồng xứ lạ, cha mẹ không muốn gả
con gái cho "thiên hạ", mà chỉ mong sum vầy trong cùng một lũy tre làng.

Khi người Pháp vào Việt Nam, vấn đề hôn nhân không chỉ dừng lại ở gần
hay xa trong một làng, một vùng miền, mà đã vượt ra ngoài lãnh thổ quốc gia, vượt
ra ngoài vấn đề dân tộc và quốc tịch. Nhưng, với quan niệm phong kiến về lấy
chồng gần xa, văn hoá và phong tục xưa khinh thị những người lấy chồng Tây, gọi
những người lấy Tây là "me Tây" và thường không gần gũi với họ.
Xã hội Việt Nam trong hàng ngàn năm là một xã hội nông nghiệp, nền văn
hóa cũng là nền văn hóa nông nghiệp. Trong xã hội ấy, gia đình, họ hàng, làng mạc
tạo thành đơn vị xã hội cơ sở. Điều này ấn định một nguyên tắc ngàn năm gần như
bất di bất dịch – các giá trị gia đình và cộng đồng được đặt trên các giá trị cá nhân.
Gia đình là đơn vị duy nhất được xã hội thừa nhận và cho phép tạo ra những công
dân mới cho xã hội. Gia đình người Việt, trong đại đa số trường hợp là gia đình hạt
nhân (bố mẹ và con cái chưa trưởng thành). Ngoài ra còn có hình thức gia

19
đình nhỏ (bố mẹ và gia đình một con trai, thường là con trai trưởng). Tuy vậy,
trong từng làng, một “gia đình nhỏ” chỉ là thiểu số bên cạnh rất nhiều gia đình hạt
nhân. Do đó, hôn nhân của người Việt Nam truyền thống không phải là việc hai
người lấy nhau, mà là việc “hai họ” dựng vợ gả chồng cho con cái.
Việc hôn nhân tuy là của hai người nhưng lại kéo theo việc xác lập quan hệ
giữa hai gia tộc. Vì vậy, điều cần làm đầu tiên chưa phải là lựa chọn một cá nhân
cụ thể, mà lựa chọn một dòng họ, một gia đình, xem cửa nhà hai bên có tương
xứng không, có môn đăng hộ đối không. Tiếp theo, đối với cộng đồng gia tộc, hôn
nhân là một công cụ duy nhất và thiêng liêng để duy trì dòng dõi và phát triển
nguồn nhân lực. Khi xem xét con người trong hôn nhân, người Việt Nam thường
quan tâm trước hết đến năng lực sinh sản của họ. Không chỉ duy trì dòng giống,
người con tương lai còn phải có trách nhiệm làm lợi cho gia đình. Con cái phải
đảm đang tháo vát, đem lại nguồn lợi vật chất cho gia đình nhà chồng; con trai
phải giỏi giang, đem lại nguồn lợi tinh thần cho gia đình nhà vợ. Mối quan tâm
hàng đầu của người Việt Nam là sự ổn định của làng xã. Cũng nhằm tạo nên sự ổn
định, đã hình thành quan niệm chọn vợ chồng cùng làng: "ta về ta tắm ao ta, dù

trong dù đục ao nhà vẫn hơn". Thực tế này đã phản ánh tinh thần tự trị làng xã là
khá đậm nét trong truyền thống và nếp nghĩ của người Việt trước đây.
Trong thực tế trước đây, tại các làng xã Bắc Bộ, những người con gái của
làng này không dám lấy chồng ở những làng khác. Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì
mỗi làng xã ở đồng bằng sông Hồng là một “ốc đảo” có nếp sinh hoạt văn hóa khác
biệt nhau, hình thành những sắc thái văn hóa làng, làm khó khăn trong quá trình hội
nhập của những người từ nơi khác đến cư trú. Khi xây dựng gia đình, nếu cả vợ cả
chồng cùng là thành viên của một tộc người thì họ không gặp khó khăn trong cuộc
sống thường ngày, vì với họ tất cả đều là quen thuộc từ nếp làm, nếp nghĩ, những
người sống xung quanh, môi trường xã hội hầu như không có gì khác trước. Với họ
chỉ có một nét khác trước là vị trí xã hội cũng như trong gia đình sau hôn nhân đã có
những thay đổi, nhưng những thay đổi này ít gây ra những biến cố lớn của đời sống.
Nhìn chung, lịch sử hôn nhân Việt Nam luôn là lịch sử hôn nhân vì lợi ích
của cộng đồng, tập thể: từ các cuộc hôn nhân vô danh của thường dân đến những
cuộc hôn nhân nổi danh như công chúa Huyền Trân với vua Chàm Chế Mân, công
chúa Ngọc Hân với Nguyễn Huệ…., vô số những cuộc hôn nhân của các con

20
vua chúa qua các triều đại được triều đình gả bán cho tù trưởng các miền biên ải
nhằm củng cố đường biên giới quốc gia- tất cả đều là làm theo ý nguyện của các
tập thể cộng đồng lớn nhỏ: gia đình, gia tộc, làng xã, đất nước. Khi các quyền lợi
của tập thể cộng đồng đã được tính đến và đáp ứng cả rồi, lúc ấy người ta mới lo
đến những nhu cầu riêng tư.
Trước hết là sự phù hợp của đôi trai gái xét một cách trừu tượng bằng việc
hỏi tuổi, xem đôi trai gái có hợp tuổi nhau hay không, còn nếu xung khắc thì thôi.
Để cho quan hệ vợ chồng được bền vững, khi cưới, đôi vợ chồng trẻ thường trao
cho nhau nắm đất và gói muối: nắm đất tượng trưng cho lời nguyền gắn bó với đất
đai- làng xóm; gói muối là lời chúc cho tình nghĩa giữa hai người mặn mà mà thủy
chung (Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau). Sau này, thay cho đất và muối,
trong lễ vật dẫn cưới luôn có một loại bánh đặc biệt rất có ý nghĩa là bánh su sê

(tên đọc chệch đi của bánh phu thê): Bánh phu thê hình tròn bọc bằng hai khuôn
hình vuông úp khít vào nhau. Đó chính là biểu tượng của triết lí âm dương (vuông
tròn) và ngũ hành (ruột dừa trắng nhân đậu vàng, rắc vừng đen, khuôn lá xanh,
buộc lạt đỏ), biểu tượng cho sự vẹn toàn, hòa hợp của đất trời và của con người.
Khi nhắc tới thân phận phụ nữ trong chế độ phong kiến, nhiều người
thường liên tưởng đến hình ảnh “con cò” đã được dân gian ví von như chính
số phận long đong của những người đàn bà thời xưa: “Cái cò lặn lội bờ sông. Gánh
gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”. Họ là những con người luôn phải chịu thiệt thòi
trong cuộc sống và đối diện với nhiều bất công của xã hội chỉ vì họ mang phận gái
mỏng manh dưới chế độ nam quyền. Từ thuở sinh thời, họ không được phép đến
trường học chữ nhưng phải thấm nhuần triết lý Nho giáo bao gồm “tam tòng” và
“tứ đức”. Ở đây “tam tòng” là ba điều mà người phụ nữ cần phải theo: “tại gia tòng
phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng,
chồng chết theo con). Trong khi đó “tứ đức” là bốn đức tính căn bản mà mỗi một
người con gái xưa cần phải có như công, dung, ngôn, hạnh (nghĩa là làm việc khéo
léo, sắc diện hoà nhã, nói năng nhẹ nhàng, tính nết nhu mì). Đây là những chuẩn
mực đạo đức mà cha ông ta luôn trân trọng và cố gắng phát huy. Một người phụ nữ
được người xưa đánh giá là đoan trang và ngoan hiền chỉ khi nào người ấy có đầy
đủ những phẩm hạnh trên. Chính những nét đẹp này đã tạo nên hình tượng người
con gái Việt Nam duyên dáng mà khi nhìn vào, các nước lân bang thời đó

21
phải thầm khen ngợi và nể phục.
1.1.4. Kết hôn kiểu hiện đại
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt với bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay, song song với việc phát triển kinh tế một cách mạnh
mẽ là sự xuất hiện của một số vấn đề xã hội đáng quan tâm, như xuất khẩu lao
động, các đường dây buôn bán ma túy, mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em….trong
đó hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài đang thực sự là một vấn đề
nóng bỏng và cấp bách được dư luận xã hội quan tâm chú ý.

Hiện nay, quyền con người về hôn nhân và gia đình đã công nhận rộng rãi
trên toàn thế giới như là bộ phận cấu thành cơ bản nhất trong nhóm quyền con
người về dân sự nói riêng, quyền con người nói chung. Tôn trọng, thực thi và bảo
vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình đã thực sự là tiêu chí để đánh giá tiến
bộ xã hội không chỉ mang tính quốc gia mà còn mang tính toàn cầu. Trên thực tế,
Liên hợp quốc đã ban hành nhiều công ước trực tiếp hoặc gián tiếp về công nhận,
thực thi và bảo vệ loại quyền con người này: Hiến chương Liên hợp quốc (1945),
Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948), Công ước quốc tế về các quyền dân sự
và chính trị (1966), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
(1966), Công ước chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW)…
Trong sự giao lưu, hợp tác quốc tế thì hôn nhân nói chung và hôn nhân với
người nước ngoài nói riêng là một vấn đề hết sức bình thường của mọi xã hội, luật
pháp của mỗi quốc gia đều khẳng định: mỗi người đều có quyền lựa chọn, quyết
định hạnh phúc và người bạn đời cho riêng mình. Phụ nữ được bình đẳng hơn
trước và có quyền tự quyết định tương lai cho riêng mình, vì bây giờ họ đã có thể
theo đuổi mục tiêu của cuộc sống mà không bị ai ngăn cản. Không ai phủ nhận
được vị trí quan trọng của phụ nữ trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính
trị, xã hội cũng như ngoại giao của đất nước Việt Nam. Nhưng điều quan trọng
hơn nhất là họ có thể làm chủ hôn nhân của mình. Người con gái có quyền yêu và
lấy người cô ta thương mà không bị cha mẹ cấm đoán. Đây là một điểm đáng
mừng khi quan niệm cổ hủ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” đã hầu như không còn
được áp dụng với lối sống tân thời. Hiên tượng lấy chồng nước ngoài của những cô
gái Việt Nam xảy ra trong bối cảnh nước ta mở rộng, giao lưu hợp tác kinh tế đã
có nhiều sự khác biệt so với chuyện lấy chồng ngoại trước đây. Sự không bình

22
thường không chỉ về số lượng tăng ồ ạt trong thời gian ngắn, lại tập trung ở các
tỉnh Nam Bộ, mà còn vì những hệ quả tiêu cực khác như: chuyện ngược đãi, lợi
dụng phụ nữ Việt Nam với danh nghĩa hôn nhân, là sự hoạt động bất hợp pháp của
một số người lừa đảo, kiếm chác, mà bản chất là sự kinh doanh về thể xác, tình

cảm của phụ nữ….
“ Mai mối” là một tập tục truyền thống có từ lâu đời ở các nước châu Á.
Nhưng mai mối ở đây, đúng nghĩa là mai mối, chứ không bị lợi dụng như là một
công cụ để ép duyên. Ở đây đôi bên tự quyết định các bước tiếp theo sau khi bà
mối mối lái cho cặp đôi nam và nữ. Tuy nhiên, đó là cái thời xa xưa, hiện nay môi
giới hôn nhân nói chung và môi giới kết hôn với người nước ngoài nói riêng luôn
có tính hai mặt. Mặt tích cực là tạo điều kiện cho hai bên có điều kiện làm quen,
tiếp xúc và tìm hiểu “nhân thân” của nhau. Đó cũng là những yếu tố cần thiết để
hình thành giai đoạn tiền hôn nhân, nhất là trong xã hội công nghiệp.
Mặt trái của môi giới kết hôn với người nước ngoài là áp đặt, cung cấp
những thông tin sai lệch cho khách hàng để kiếm lời. Họ tìm mọi cách để thành
công với mục đích kiếm được tiền, bất kể việc cung cấp thông tin sai, lừa dối đôi
bên dẫn đến những hậu quả khôn lường, làm nhiều gia đình tan vỡ, trong đó người
chịu ảnh hưởng nhiều nhất, thiệt thòi nhất là người phụ nữ. Hoạt động của các loại
hình công ty môi giới hôn nhân như vậy chính là cơ sở cho việc thiết lập các mối
quan hệ đầu tiên dẫn đến nhiều quan hệ phức tạp khác do kiểu hôn nhân này đem
lại.
Quy mô trung bình của gia đình Việt Nam giảm từ 5,2 người/hộ (1997)
xuống còn 4,5 người/hộ (1999). Tỉ lệ gia đình ly hôn, ly thân ngày càng gia tăng.
Sự sùng bái đồng tiền đã phá hoại không ít những giá trị truyền thống tốt đẹp trong
gia đình. Sự giao lưu kinh tế thông qua xuất khẩu có khả năng làm năng động hoá
các giá trị Việt Nam xưa vốn xem nặng tình nghĩa và nhẹ về lợi, tạo nên sự cạnh
tranh mới trong cái hệ thống: dĩ hoà vi quý.
Quá trình toàn cầu hoá cũng tạo ra những sự va đập giá trị, "sự đụng độ của
những nền văn minh". Hội nhập kinh tế, văn hoá khiến cho gia đình giờ đây cũng
biến thành một đối tác để hợp tác. Những tư tưởng gia trưởng, phụ quyền giờ đây
dần đã không tồn tại nữa thay vào đó là sự bình đẳng, dân chủ trong gia đình. Sự
tan rã của gia đình nhiều thế hệ, xuất hiện xung đột thế hệ, những rạn nứt

23

trong quan hệ gia đình cùng với tâm lý sính ngoại cũng đang là những vấn đề bức
xúc trong gia đình hiện nay.
1.2. Đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, Hiến pháp, pháp luật
quy định về kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài
Sự phát triển các quan hệ HNGĐ nói chung và kết hôn có yếu tố nước ngoài
nói riêng luôn gắn liền và phản ánh chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập khu vực, quan hệ bang giao giữa các
quốc gia ngày càng mở rộng và phát triển đa chiều đã tạo điều kiện cho các quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát triển mạnh mẽ.
Nghiên cứu chính sách đối ngoại của Nhà nước ta từ khi thành lập nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay cho thấy, chính sách và pháp luật về kết hôn
có yếu tố nước ngoài của Việt Nam đã có sự phát triển ngày càng phù hợp với sự
phát triển của chính sách đối ngoại của Nhà nước qua các thời kỳ.
Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 khẳng định sự ra đời của Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa. Với đường lối đối ngoại hòa bình, chính sách pháp
luật của Nhà nước dân chủ non trẻ đã thể hiện tư tưởng bảo vệ các quyền tự do dân
chủ cơ bản của con người, vì vậy các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài về
nguyên tắc vẫn được Nhà nước bảo hộ. Điều này được thể hiện tại Sắc lệnh số
53/SL ngày 20/10/1945, tại Điều 5 quy định “Đàn bàn ngoại quốc lấy chồng Việt
Nam muốn trở nên công dân Việt Nam, thì lúc làm giá thú phải khai muốn như
thế”. Điều 6 quy định: Đàn bà Việt Nam lấy chồng ngoại quốc thì theo quốc tịch
của người chồng. Như vậy, đây là sự thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của các quan
hệ HNGĐ giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài đã được xác lập từ trước.
Trong xu thế hội nhập, bên cạnh sự phát triển các mối quan hệ về chính trị,
kinh tế, văn hoá, các quan hệ về hôn nhân và gia đình vượt ra khỏi biên giới quốc
gia là một hệ quả tất yếu khách quan. Nếu từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX trở về
trước, các trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài chỉ là
những hiện tượng cá biệt, thì từ cuối thập kỷ 80 trở đi, việc kết hôn giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài ngày càng phát triển, ở một số địa phương trong
cả nước đã trở nên phổ biến, thậm chí có nơi trở thành trào lưu. Để điều chỉnh các

quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, hướng các quan hệ này phù hợp với các
chuẩn mực đạo đức, phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của dân tộc,

24
bảo đảm mục tiêu xây dựng gia đình bền vững, ổn định, tránh tình trạng lợi dụng
việc kết hôn có yếu tố nước ngoài để buôn bán, bóc lột phụ nữ, Nhà nước ta đã ban
hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ này, trong đó phải kể đến
Luật Hôn nhân và gia đình 2000, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/2/2002
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia
đình về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài; Nghị định số 69/2006/NĐ-CP
ngày 21/7/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP
ngày 10/2/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Bộ Tư pháp ban hành
Thông tư số 07/ 2002/TT-BTP ngày 16 tháng 12 năm 2002 Hướng dẫn thi hành
một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về
quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Luật Hôn nhân và gia đình nghiêm cấm việc kết hôn giả tạo, lừa dối để kết
hôn, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi (Điều 4); nghiêm cấm lợi dụng việc kết
hôn có yếu tố nước ngoài để mua bán, bóc lột sức lao động của phụ nữ, xâm phạm
tình dục hoặc vì mục đích trục lợi khác (Điều 103). Để ngăn ngừa việc lợi dụng kết
hôn có yếu tố nước ngoài để mua bán phụ nữ, Luật Hôn nhân và gia đình và Nghị
định 68/2002/NĐ-CP quy định khá cụ thể và chặt chẽ về điều kiện kết hôn, hồ sơ
đăng ký kết hôn, thủ tục, trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn cũng như hoạt
động hỗ trợ kết hôn.
Để công khai hoá việc đăng ký kết hôn, tạo điều kiện phát hiện những
trường hợp không đủ điều kiện kết hôn, Nghị định 68/2002/NĐ-CP quy định niêm
yết việc kết hôn trong 07 ngày liên tục tại trụ sở Sở Tư pháp và tại Uỷ ban nhân
dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn của bên đương sự là công dân
Việt Nam. Trong thời hạn này, nếu có khiếu nại, tố cáo hoặc phát hiện có hành vi

vi phạm pháp luật về kết hôn thì Sở Tư pháp phải xác minh, giải quyết.
Nghị định này cũng quy định các trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, theo
đó, việc kết hôn bị từ chối trong các trường hợp không đủ các điều kiện kết hôn, vi
phạm các trường hợp cấm kết hôn (Điều 18); việc đăng ký kết hôn cũng bị từ chối
nếu kết quả thẩm tra, xác minh cho thấy việc kết hôn là giả tạo, không nhằm mục
đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; kết

25
hôn nhằm mục đích mua bán phụ nữ, xâm phạm tình dục, đối với phụ nữ hoặc vì
mục đích trục lợi khác; kết hôn thông qua môi giới bất hợp pháp; kết hôn không
phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Với các quy định cụ thể của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Nghị
định số 68 của Chính phủ, việc xác lập quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công
dân Việt Nam với người nước ngoài đã có nhiều chuyển biến tích cực, phù hợp với
bối cảnh mở rộng quan hệ giữa Việt Nam với nước ngoài. Tuy nhiên, việc kết hôn
giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài vẫn còn một số tồn tại, xâm phạm
nghiêm trọng đến thuần phong, mỹ tục của dân tộc, làm ảnh hưởng đến uy tín quốc
gia, nhiều phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài không đăng ký kết hôn,
chưa bảo đảm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ trong hôn nhân, đặc biệt
hoạt động kinh doanh môi giới kết hôn nhằm mục đích trục lợi của một số tổ chức,
cá nhân diễn ra dưới nhiều hình thức trá hình, tinh vi, gây mất trật tự xã hội … Do
đó, để khắc phục tình trạng trên và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với
quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Chỉ thị Số 03/2005/CT-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2005 về tăng cường
quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Chỉ
thị của Thủ tướng Chính phủ đã cụ thể trách nhiệm của từng Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp và sự phối hợp của các
bộ, ngành, các cấp trong việc quản lý quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài.
Nhà nước ta đã xây dựng được một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh

điều chỉnh hầu hết quan hệ HNGĐ phát sinh trên thực tế. Hiệu lực của các văn bản
pháp luật có giá trị cao. Nếu như trước đây quan hệ HNGĐ có yếu tố nước ngoài
chỉ được điều chỉnh bởi các văn bản dưới luật thì hiện nay các quan hệ đó được
điều chỉnh bằng các văn bản có giá trị pháp lý rất cao (LHNGĐ năm 1986, năm
2000). Nghiên cứu nội dung của các văn bản này cho thấy, pháp luật nước ta
không có sự phân biệt và hạn chế nào đối với người nước ngoài khi tham gia vào
quan hệ hôn nhân (QHHN) nói chung và việc kết hôn có yếu tố nước ngoài nói
riêng. Các điều ước quốc tế mà nước ta ký kết điều chỉnh QHHN có yếu tố nước
ngoài ngày càng gia tăng về số lượng. Các điều ước quốc tế và văn bản pháp luật
trong nước đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho việc điều chỉnh QHHN có

26
yếu tố nước ngoài trong điều kiện đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà
nước ta.
1.3. Thực trạng hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài ở Việt
Nam hiện nay
Từ năm 2003, trào lưu nam giới ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc sang
Việt Nam tìm vợ bắt đầu phổ biến khiến dư luận xã hội phải quan tâm về tính chất
vụ lợi của hiện tượng này.
Theo Báo cáo của Bộ Công an tổng hợp từ báo cáo của các địa phương trên
toàn quốc, từ năm 1998 đến nay, cả nước có 272.000 phụ nữ Việt Nam kết hôn với
công dân của trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó tập trung
đông là các quốc gia: Trung Quốc chiếm 10,86%, Đài Loan chiếm 30%, , Mỹ
chiếm 13,87%, Hàn Quốc 12,8%, … Chỉ tính riêng số lượng phụ nữ kết hôn với
người nước ngoài thì năm 2005 có 21.771 người, năm 2006: 20.019 người, năm
2007 có 19.226 người, năm 2008 có 13.661 người.
Theo số liệu thống kê hoạt động hộ tịch năm 2010 của Bộ Tư pháp số lượng
khai sinh, đăng ký kết hôn và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ngày càng tăng,
cụ thể:
Bảng 1.1: Số liệu thống kê hoạt động hộ tịch năm 2010 của Bộ Tƣ pháp

Số năm
Khai sinh có YTNN
Đăng ký kết hôn có
YTNN
Nuôi con nuôi có
YTNN
2007
1.202
9.468
757
2008
13.356
9.654
914
2009
14.643
14.563
1.313
2010
4.248
13.882
1.298

Như vậy, với số lượng các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài và các quan
hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài khác ngày càng lớn và đa số là phụ
nữ Việt Nam lấy chồng người nước ngoài. Các quan hệ này có những mặt tích cực,
đồng thời cũng tiềm ẩn không ít những yếu tố tiêu cực.
Theo báo cáo khảo sát năm 2011 của Viện Khoa học Lao động – Xã hội, Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội tại 7 tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Hậu Giang,
Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bạc Liêu và Hải Phòng) thì đa số phụ nữ lấy

chồng nước ngoài có cuộc sống ổn định. Họ đã quảng bá được hình ảnh tốt đẹp

×