Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Vấn đề phụ nữ trong trước tác của Đạm Phương nữ sử (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.69 KB, 88 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất có thể, được
các đồng tác giả cho phép sử dụng. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất
xứ rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của
mình.
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2018
Tác giả


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu................................................7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn........................................................................9
7. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được triển
khai thành 3 chương...................................................................................... 9
Chương 1:BỐI CẢNH XÃ HỘI ĐẦU THẾ KỈ XX VÀ SỰ NGHIỆP ĐẠM
PHƯƠNG NỮ SỬ...........................................................................................11
1.1. Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX và vấn đề phụ nữ...........................11
1.1.1. Xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX...............................11
1.1.2. Sự xuất hiện vấn đề phụ nữ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.............12
1.2. Cuộc đời và sự nghiệp Đạm Phương nữ sử......................................15
1.2.1. Tiểu sử Đạm Phương nữ sử.........................................................15
1.2.2. Sự nghiệp Đạm Phương nữ sử.................................................... 18
1.3.3. Một số chủ đề trong trước tác của Đạm Phương nữ sử.............20
Tiểu kết chương 1...................................................................................... 22
Chương 2:QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ PHỤ NỮ TRONG CÁC BÀI BÁO


VÀ CHUYÊN KHẢO CỦA ĐẠM PHƯƠNG NỮ SỬ..................................24
2.1. Vấn đề phụ nữ trong xã hội Việt Nam..............................................24
2.1.1. Vấn đề phụ nữ trong xã hội Việt Nam truyền thống.............................24
2.1.2. Tiếp xúc với phương Tây và sự nổi lên của vấn đề phụ nữ ở Việt Nam
đầu thế kỷ XX..........................................................................................27
2.2. Quan điểm của Đạm Phương về vấn đề phụ nữ.............................. 31
2.2.1. Vấn đề phẩm hạnh của người phụ nữ...................................................34
2.2.2. Vấn đề chữ trinh và danh tiếng..............................................................43


2.2.3. Vấn đề quan hệ trong gia đình và đạo vợ chồng...................................46
Tiểu kết chương 2...................................................................................... 53
Chương 3:HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRƯỚC TÁC CỦA
ĐẠM PHƯƠNG NỮ SỬ................................................................................ 54
3.1. Hình tượng người phụ nữ trong thơ Đạm Phương nữ sử...............54
3.1.1. Thơ vịnh sử................................................................................... 54
3.1.2. Thơ về tình bạn.............................................................................58
3.1.3. Thơ về người phụ nữ.................................................................... 62
3.2. Hình tượng người phụ nữ trong văn xuôi của Đạm Phương nữ sử
..................................................................................................................... 65
Tiểu kết chương 3...................................................................................... 72
KẾT LUẬN.....................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................77


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu thế kỷ XX, khi nền văn hóa Phương Tây du nhập vào việt Nam,
vai trò người phụ nữ trong xã hội bắt đầu chuyển động, từng bước có những
thay đổi theo xu hướng tiến bộ. Từ chốn buồng the, từ nơi cung cấm, từ

những công việc nội trợ bếp núc nhiều phụ nữ đã tìm cách thoát khỏi ngưỡng
cửa của nhà mình, vươn tới hòa nhập với sự thay đổi của xã hội bằng cách
tham gia vào các công việc xã hội mà trước đó chỉ có nam giới mới được làm
và làm được như: viết văn, làm báo, dịch thuật, diễn thuyết, hoạt động cách
mạng,… Đại diện cho giới phụ nữ tiến bộ là những tên tuổi như: Sương
Nguyệt Anh, Đạm Phương nữ sử, Huỳnh Thị Bảo Hòa, Nguyễn Thị Minh
Khai,… Trong đó, Đạm Phương nữ sử là một bậc nữ lưu có nhiều đóng góp
nổi bật. Đặt Đạm Phương nữ sử trong hoàn cảnh lịch sử, thời đại mà bà sinh
sống ta càng thêm khâm phục và trân quý con người và những quan điểm, tư
tưởng tiến bộ của bà.
Tuy nhiên, cho đến nay những hoạt động và cống hiến của bà vẫn chưa
được nhiều người biết đến. Thế hệ chúng ta hiện nay dường như chỉ biết về bà
với tư cách là cháu nội của vua Minh Mạng, là người đã sinh ra và nuôi
dưỡng nhà lý luận văn nghệ mác-xít nổi tiếng là Hải Triều Nguyễn Khoa Văn
và là bà nội của nhà thơ - Bộ trưởng Nguyễn Khoa Điềm, chứ chúng ta vẫn
chưa được tường tận về bà trong tư cách một nữ quý tộc có tinh thần can đảm,
có tư tưởng canh tân và lòng yêu nước nồng nàn, có uy tín lớn trong xã hội,
có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng; cũng như một bậc nữ lưu có nhiều
đóng góp cho việc canh tân văn hóa nước nhà.
Chính vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Vấn đề phụ nữ trong
trước tác của Đạm Phương nữ sử” với mong muốn để tìm hiểu và ghi nhận
4


những đóng góp của bà trong sự phát triển, đổi mới tư tưởng, văn hóa, văn
học nước nhà ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, đặc biệt là vấn đề phụ nữ và nữ
quyền ở nước ta giai đoạn này.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Về lịch sử sưu tầm tài liệu
Các bài viết của Đạm Phương nữ sử, nhiều bài sau này được bà tái cấu

trúc, viết thêm một số bài có cùng chủ đề và đã được xuất bản, in thành sách ở
giai đoạn trước 1945 như: công trình “Bàn về giáo dục con gái”, “Gia đình
giáo dục thường đàm” của Đạm Phương nữ sử được Nữ lưu thơ quán Gò
Công của bà Phan Thị Bạch Vân xuất bản năm 1928; cuốn “Phụ nữ dự gia
đình” và tiểu thuyết “Hồng Phấn tương tri” cũng được ấn hành tại cơ sở này
năm 1929; “Giáo dục nhi đồng”, cuốn khảo cứu công phu nhất của bà, được
nhà in Lê Cường ( Hà Nội) xuất bản năm 1942, với lời tựa của Phạm Quỳnh.
Tuy nhiên, các công trình này, nhất là các bài báo, thường không được
người đời sau biết đến do khó tiếp cận với tư liệu báo chí, sách vở đương thời.
Cuối thế kỷ XX, nghiên cứu và sưu tầm trước tác của Đạm Phương nữ
sử mới được tiến hành.
Năm 1995, Cửu Thọ và Nguyễn Khoa Diệu Biên xuất bản cuốn “Đạm
Phương nữ sử” tại Nhà xuất bản Trẻ (thành phố Hồ Chí Minh). Cuốn sách này
đã giới thiệu khái quát gia thế, cuộc đời, sự nghiệp và dẫn 29 bài thơ và từ, 24
bài báo và một chương trong sách Giáo dục nhi đồng của bà.
Tuy nhiên, người có nhiều đóng góp vào quá trình sưu tầm trước tác của
bà là học giả Lê Thanh Hiền. Những năm 80 của thế kỷ XX ông đã khảo sát
các báo và tạp chí giai đoạn trước 1945 và thường thấy bút danh Đạm
Phương nữ sử. Từ đó học giả Lê Thanh Hiền đã chú ý đến các bài viết với bút
danh


Đạm Phương nữ sử. Năm 1999, Nhà xuất bản Văn học đã xuất bản cuốn
Tuyển tập Đạm Phương nữ sử do Lê Thanh Hiền sưu tầm, tuyển chọn giới
thiệu. Sự ra đời của cuốn sách ghi nhận những cố gắng lớn của học giả Lê
Thanh Hiền và nhà xuất bản Văn học.
Sang những năm đầu của thế kỷ XXI công việc sưu tầm các trước tác
của Đạm Phương nữ sử đã được các thế hệ đời sau của bà thực hiện. Năm
2010, với những nỗ lực, tìm kiếm, sưu tầm, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
(cháu nội của Đạm Phương nữ sử ) đã có hàng trăm trang viết với chú thích

rất công phu, sửa chữa những đoạn văn sai, thiếu sót. Tháng 12 năm 2010,
Tuyển tập Đạm Phương nữ sử do Lê Thanh Hiền sưu tầm biên soạn và giới
thiệu đã được Nguyễn Khoa Điềm sửa chữa, bổ sung và nhà xuất bản Văn học
tái bản 1000 cuốn.
Tháng 1 năm 2011, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại sưu tập được thêm
rất nhiều bài viết về Đạm Phương trên tờ Lục tỉnh tân văn. Và trong Hội thảo
khoa học kỷ niệm 130 năm ngày sinh Đạm Phương nữ sử được tổ chức tại
Huế ngày 18 tháng 06 năm 2011, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã công bố tư
liệu này.
Gần đây nhất, ngày 28 tháng 2 tại Trung tâm văn hóa Pháp (Hà Nội),
Nhà xuất bản Phụ Nữ đã tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu cuốn sách “Đạm
Phương nữ sử - vấn đề phụ nữ ở nước ta”, với sự tham gia của nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm – cháu nội của Đạm Phương nữ sử, nhà nghiên cứu Phạm
Xuân Nguyên, Tiến sĩ Bùi Trân Phượng – nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa và
lịch sử phụ nữ Việt Nam, nhà nghiên cứu văn học Đoàn Ánh Dương – người
tuyển chọn, giới thiệu cuốn sách.
“Đạm Phương nữ sử - vấn đề phụ nữ ở nước ta” sưu tầm tuyển chọn,
giới thiệu dày 670 trang, khổ 15.5x23.2cm, tập trung giới thiệu các bài viết về


vấn đề phụ nữ của Đạm Phương. Lời giới thiệu nhấn mạnh: “Những tư liệu về
Đạm Phương cho thấy một tư duy nhạy bén, một ý chí quả quyết, một thái độ
cầu thị, và một tinh thần hăng say, một tấm lòng nồng nhiệt cho sự tiến bộ của
phụ nữ Việt Nam những năm giao thời”.
Cuốn sách được chia làm bốn phần. Phần đầu tập hợp các bài báo của bà
Đạm Phương đăng trên: Nam Phong tạp chí, Lục tỉnh tân văn, Trung Bắc tân
văn, Hữu Thanh,… về vấn đề nữ học. Phần hai tập hợp các biên khảo công
phu của bà. Phần ba tập trung vào những bài viết của Đạm Phương, các
nghiên cứu thời đó về Nữ công học hội (Hội phụ nữ đầu tiên do bà Đạm
Phương tổ chức, hoạt động rất bài bản, hiệu quả tại Việt Nam đầu thế kỷ XX).

Đây là cách bà thực hành những quan điểm về vấn đề phụ nữ ở phần đầu.
Phần bốn tập trung những sáng tác hư cấu của bà gồm thơ, câu đối, tiểu thuyết
về phụ nữ của bà.
Việc sưu tầm trước tác của Đạm Phương nữ sử là một quá trình đòi hỏi
thời gian, sự công phu của gia đình và các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên để hoàn
thiện đầy đủ hơn về các bài viết, các khảo cứu trước tác của bà để lại thì công
việc sưu tầm xuất bản sẽ được nghiên cứu nhiều hơn nữa trong tương lai gần.
2.2. Về lịch sử nghiên cứu
Nhìn vào sự nghiệp đồ sộ của Đạm Phương nữ sử, những quan thiết của
bà tới vấn đề phụ nữ, trong đó chú trọng tới việc giáo dục phụ nữ và trẻ em,
vấn đề nữ tính và nữ quyền, câu hỏi đặt ra là: Đạm Phương giữ một vị trí ra
sao trong sự chuyển mình của xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX nhất là khi
vấn đề phụ nữ mà bà trực diện luôn được xem trọng?
Theo nhà nghiên cứu Đoàn Ánh Dương trong lời giới thiệu cuốn sách
Đạm Phương nữ sử: vấn đề phụ nữ ở nước ta, nghiên cứu về vấn đề phụ nữ ở


Việt Nam đã được tiến hành khá sớm. Người mở đầu cho hướng tiếp cận này
là sử gia David G.Marr. Nghiên cứu vấn đề phụ nữ ở Việt Nam những thập
niên đầu của quá trình hiện đại hóa đầu thế kỷ XX, ông đã nhìn nhận Đạm
Phương chủ yếu ở phương diện hoạt động phụ nữ của bà ở Nữ công học hội,
khi khảo sát các thảo luận về quyền phụ nữ (women’s rights) được tiến hành
trên báo chí Việt Nam trước 1945, từ các bài viết của các bỉnh bút là nam giới
đến các bài viết và báo chí do phụ nữ trực tiếp thực hiện.
Sau đó, khởi đi từ những quan tâm của Marr, một tiểu luận khác của
Shawn McHale về địa vị của phụ nữ trong xã hội thể hiện trong các cuộc
tranh luận trên báo chí Việt Nam đầu thề kỷ XX cũng được xuất bản trong ấn
phẩm của Chương trình nghiên cứu Đông Á của Đại Học Cornell về quá khứ
Việt Nam. Đó là bài viết: “Printing and Power: Vietnamese Debates over
Women’s Place in Society, 1918-1934”. Ở trong nước, bao quát đời sống báo

chí quốc ngữ ở Việt Nam trước 1945, Đặng Thị Vân Chi cũng xuất bản công
trình có nhiều đóng góp: Vấn đề phụ nữ trên báo chí tiếng Việt trước năm
1945 (Nxb. Khoa học xã hội, H., 2008). Vấn đề ít nhiều trở lại có hệ thống
trong luận án của Bùi Trân Phượng, Việt Nam 1918 – 1945, genre et
moderrnité. Emergence de nouvelles perceptions et expérimentations (Việt
Nam 1918 -1945, giới tính và hiện đại. Sự trỗi dậy của những nhận thức mới
và kinh nghiệm mới), được bảo vệ thành công tại Đại học Lyon II (Pháp) năm
2008, mà một toát yếu bằng Tiếng Việt đã được tác giả công bố trên tạp chí
thời đại mới: “Việt Nam 1918-1945, giới tính và hiện đại: sự trỗi dậy của
những nhận thức mới và kinh nghiệm mới (số 18, tháng 3/2010)”. Ở đây, tác
giả đã xếp Đạm Phương vào xu hướng nữ quyền chính trị xã hội (bên cạnh nữ
quyền về văn hóa mà Phụ nữ tân văn là đại diện) khi nhìn nhận bà như một
nhà hoạt động nữ quyền không rứt đứt với những tác động của cách tân chịu


tác động của Tân thư, Tân văn kết tập với kinh nghiệm đọc khác, từ một trải
nghiệm giới khác.
Nhân dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Đạm Phương nữ sử một cuộc
hội thảo cấp quốc gia đã hội tụ rất nhiều các nhà khoa học đầu ngành ở nhiều
lĩnh vực khác nhau. Các tham luận đã nhấn mạnh đến các khía cạnh: các hoạt
động về văn hóa, hoạt động giáo dục, hoạt động lĩnh vực báo chí và sự nghiệp
sáng tác thơ văn của Đạm Phương nữ sử. Năm sau, 2012, từ các tham luận dự
hội thảo này, một tập hợp các nghiên cứu về bà đã được Ban tổ chức Hội thảo
ấn hành: Đạm Phương nữ sử - Chân dung nhà văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ
XX (Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, 2012).
Tóm lại, chúng tôi nhận thấy việc đặt lại Đạm Phương vào phả hệ vấn đề
phụ nữ được thảo luận trên báo chí nửa đầu thế kỷ XX là một việc làm cần
thiết để có thể xác định vị trí của bà, và cùng với đó, quá trình dịch chuyển
của các quan niệm và hành động mang tính nữ quyền ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của chúng tôi khi thực hiện Luận văn này là mong muốn tìm
hiểu và làm sáng tỏ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Đạm Phương nữ sử. Cụ
thể là tìm hiểu và ghi nhận những đóng góp của bà trong sự phát triển, đổi
mới tư tưởng, văn hóa, văn học nước nhà ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, đặc
biệt là vấn đề phụ nữ và nữ quyền ở nước ta giai đoạn này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một, tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Hai, góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về lịch sử Việt
Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX, quan điểm về vấn đề nữ quyền.


Ba, phân tích, đánh giá những đóng góp của Đạm Phương nữ sử về vấn
đề phụ nữ trong giai đoạn lịch sử đương thời, cũng như trong mối tương quan
với các tác giả cùng thời.
Bốn, tổng hợp lại đặc điểm về cuộc đời – sự nghiệp và vị trí của Đạm
Phương trong nền văn học đương thời, đặc biệt là những sáng tác về đề tài
người phụ nữ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những sáng tác của Đạm Phương nữ sử
về vấn đề phụ nữ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Với khối lượng tác phẩm khổng lổ mà Đạm Phương nữ sử đã để lại cho
nền văn học nước nhà cũng như những tư tưởng lớn lao mà bà gửi gắm trong
đó, giới nghiên cứu khẳng định bà là một nghệ sĩ đa tài. Trong khuôn khổ luận
văn, với mục đích nghiên cứu mà chúng tôi đã đề ra, chúng tôi đi sâu tập
trung nghiên cứu vào các mảng nội dung chính như sau:
- Các bài báo, chuyên khảo về vấn đề phụ nữ, về Nữ công học hội.
- Các sáng tác hư cấu của bà có đề tài phụ nữ

- Những bài báo, chuyên luận, sáng tác của các tác giả cùng thời về vấn đề phụ
nữ; những nghiên cứu, chuyên luận của các tác giả về Đạm Phương nữ sử.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1.

Cơ sở lý luận


Luận văn được thực hiện trên cơ sở những vấn đề lý luận về bình đẳng
giới; về phái tính và nữ quyền trong văn hoá và trong diễn ngôn văn học. Soi
sáng những cơ sở lý luận - triết học của việc phân tích nữ quyền luận và
tường giải tác phẩm của Đạm Phương nữ sử từ đó thấy được đặc điểm và
những đóng góp, sáng tạo của Đạm Phương trong diện mạo văn học Việt
Nam thế kỉ XX.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp mô tả, loại hình
Luận văn sử dụng phương pháp mô tả để giới thiệu cụ thể về cuộc đời và
văn nghiệp của Đạm Phương nữ sử; nêu rõ về tình hình phụ nữ Việt Nam thế
kỉ XX. Qua đó, làm nổi bật được những đóng góp của tác giả với nền văn học
và đặc biệt với vấn đề phụ nữ thế kỉ XX.
5.2.2. Phương pháp so sánh
Để thấy được những nét chung cũng như nét riêng của Đạm Phương nữ
sử với nền văn học đương thời và trong quan điểm về vấn đề phụ nữ, chúng
tôi sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu.
5.2.3. Phương pháp phân loại, thống kê
Với một tác giả có khối lượng trước tác đa dạng và phong phú như vậy
thì phương pháp phân loại, thống kê là vô cùng quan trọng. Phương pháp này
giúp chúng tôi hệ thống hóa được các tác phẩm theo các quan điểm Đạm
Phương trình bày về vấn đề phụ nữ, để qua đó, làm rõ từng nội dung và thấy
được những đóng góp của bà trong từng nội dung đó. Phương pháp này còn

giúp chúng tôi phân loại những bài viết, ý kiến, tư tưởng của các tác giả cùng
thời để từ đó so sánh với Đạm Phương nữ sử.
5.2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp


Từ việc phân tích những hoạt động, những quan điểm cụ thể trong sáng
tác của Đạm Phương nữ sử, Luận văn sẽ tổng hợp, khái quát lại thành một
diện mạo chung về cuộc đời và văn nghiệp của nữ sĩ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận văn có những đóng góp về mặt lí luận về thực tiễn:
- Hệ thống một cách cơ bản những vấn đề lịch sử và lý luận về nữ quyền trong
văn học.
- Hệ thống lại về cuộc đời và sự nghiệp của Đạm Phương nữ sử - một nhà báo,
nhà văn hóa đáng chú ý của thế kỉ XX. Đánh giá lại vị thế của bà trong tiến
trình lịch sử, tiến trình đổi mới văn hóa – văn học.
- Chỉ ra được sự manh nha ý thức về nữ quyền hay nói cách khác là những
điểm mới trong quan niệm về phụ nữ của Đạm Phương nữ sử từ đó cho thấy
một bước tiến của tiến trình dân chủ hoá xã hội và văn học.
- Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho giới nghiên cứu văn học và cho
công tác giảng dạy về Đạm Phương nữ sử và về vấn đề nữ quyền trong văn
học.
7. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được triển
khai thành 3 chương:
Chương 1: Bối cảnh xã hội đầu thế kỉ XX và sự nghiệp Đạm Phương nữ
sử
1.1. Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX và vấn đề phụ nữ
1.2. Cuộc đời và sự nghiệp Đạm Phương nữ sử
Chương 2: Quan điểm về vấn đề phụ nữ trong các bài báo và chuyên
khảo của Đạm Phương nữ sử



2.1. Vấn đề phụ nữ trong xã hội Việt Nam
2.2. Quan điểm của Đạm Phương về vấn đề phụ nữ
Chương 3: Hình tượng người phụ nữ thể hiện trực tiếp trong trước
tác của Đạm Phương nữ sử
3.1. Quan điểm nam nữ bình quyền
3.2. Hình tượng người phụ nữ trong thơ Đạm Phương nữ sử
3.1. Hình tượng người phụ nữ trong văn xuôi của Đạm Phương nữ sử
(tiểu thuyết)


Chương 1:
BỐI CẢNH XÃ HỘI ĐẦU THẾ KỈ XX
VÀ SỰ NGHIỆP ĐẠM PHƯƠNG NỮ SỬ

1.1. Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX và vấn đề phụ nữ
1.1.1. Xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX
Việt Nam trong những năm trước thế kỉ XX là một đất nước theo chế độ
quân chủ chuyên chế lấy Nho giáo làm nền tảng tư tưởng. Việt Nam đã tồn tại
và phát triển một nền văn hóa nông nghiệp với những nét đặc trưng của văn
hóa phương Đông. Đó là nền văn hoá “lấy gia tộc làm gốc; lấy tình cảm làm
trọng; trông vào con cháu duy trì nòi giống và nối nghiệp tổ tiên; coi trọng
tính trường tồn, đời xưa sao đời nay thế; ưa chuộng hoà bình, an cư lạc
nghiệp” , [16, tr.360]. Riêng người phụ nữ trong xã hội, họ luôn bằng lòng với
vị trí và vai trò của bản thân là những kẻ đứng sau, không danh vọng, không
địa vị. Họ bị kìm kẹp bởi “tam tòng tứ đức”, bởi “công, dung, ngôn, hạnh”,
bởi “trọng nam khinh nữ” và luôn bằng lòng với những giáo lí đó.
Trong trào lưu xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây, từ
năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm Việt Nam. Sau
khi đánh chiếm được nước ta, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị thực

dân và tiến hành những cuộc khai thác nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột
nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Triều đình Huế
chấp nhận guồng máy cai trị của nước ngoài, trở thành những con rối trong
tay thực dân tư bản lúc bấy giờ.
Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tình hình
kinh tế Việt Nam có sự biến đổi: quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ, hình


thành nên những đô thị mới, những trung tâm kinh tế và tụ điểm cư dân mới.
Phố xá xuất hiện, các thành phố cận đại ra đời và lớp cư dân đô thị hình thành.
“Họ là những người thợ thủ công, những người buôn bán, những người làm
thuê trong nhà máy, xí nghiệp, các bến xe, bến tàu, bến cảng, là những công
chức trong guồng máy cai trị, những nhà tư sản và tiểu tư sản” [16, tr.361].
Lớp cư dân này phát triển nhanh sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Vào những năm 20 của thế kỉ XX, “cư dân thành thị chiếm khoảng 3,6%
dân số, đến những năm 30 đã tăng lên 8% đến 10% dân số. Lớp cư dân thành
thị sống hoàn toàn khác trước” [16, tr.362]. Họ sống tập trung tại các thành
phố, thị xã, hoạt động công thương sôi nổi, mạnh mẽ.
Xã hội thuộc địa còn tồn tại một tầng lớp trí thức Tây học biết tiếng Pháp,
hiểu văn hóa Pháp và xuất hiện một lực lượng sáng tác mới để đáp ứng nhu
cầu của cư dân thành thị với những thị hiếu mới trong xã hội đang du nhập
nhiều nền văn hóa khác nhau. Từ đây hình thành một bộ phận mới – là những
chủ thể mới của văn hóa Việt Nam – đó là tầng lớp thị dân.
Đặc biệt là trong cư dân thành thị Việt Nam những thập niên đầu thế kỉ
XX tồn tại một bộ phận người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam như người
Hoa, người Ấn Độ và đặc biệt là người Pháp. Sự có mặt của họ đương nhiên
hình thành nên các luồng văn hóa giao thoa. Điều đó dẫn đến sự đổi mới trong
cách tư duy, hành xử của con người, gây nên những luồng văn hóa mới.
1.1.2. Sự xuất hiện vấn đề phụ nữ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Bắt đầu từ thời trung đại, đặc biệt trong giai đoạn thế kỉ XVIII – nửa đầu

thế kỉ XIX, vấn đề quyền con người đã được các nhà văn đặt ra gay gắt. Hơn
thế nữa, trong giai đoạn ấy, người ta bắt đầu quan tâm sâu sắc hơn đến thân
phận người phụ nữ trong xã hội, trong guồng quay và sự kìm kẹp của thể chế
phong kiến. Tuy nhiên, phải đến những thập niên đầu thế kỉ XX, khi các nhà


trí thức đã có sự nhận thức rõ ràng hơn, được tiếp xúc trực tiếp với các nền
văn hóa phương Tây thì ý thức về “nữ quyền” mới chính thức được hình
thành.
Đầu thế kỷ XX, dưới tác động của các chương trình khai thác thuộc địa,
chính sách văn hóa giáo dục của Pháp, ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng
trên thế giới, Việt Nam có sự thay đổi trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa
giáo dục... Khi xã hội thay đổi, tất cả đều ảnh hưởng tới phụ nữ. Cùng với sự
ra đời của giai cấp công nhân là bộ phận nữ lao động làm thuê có mặt ở hầu
hết các ngành kinh tế. “Họ làm việc trong các hầm mỏ, xưởng máy, đồn điền...
Số đông phụ nữ còn được đưa vào làm công việc dịch vụ trong các đô thị, làm
người bán hàng, đi ở, làm con sen, bồi bếp và thậm chí cả nghề mãi dâm...
Bên cạnh đó chính sách văn hóa giáo dục của Pháp cũng tạo nên một tầng lớp
phụ nữ trí thức, làm thư kí, làm giáo viên, nhà thơ, nhà báo... phụ nữ trở thành
một lực lượng xã hội, một đối tượng quan tâm, tranh thủ của mọi khuynh
hướng chính trị” [9].
Theo quan sát của Đặng Thị Vân Chi từ thông tin trên đời sống báo chí
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, từ những năm cuối thập niên 1910 ở miền Nam
– thông qua những tờ báo như Lục tỉnh tân văn, Nông cổ mín đàm – và nhất là
trong ba thập kỉ tiếp theo, báo chí đã truyền tải và bổ sung thêm rất nhiều các
thông tin khác nhau về nữ quyền vào đời sống, vào văn học và nhà trường, tạo
thuận lợi cho sự phát triển chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa nữ quyền.
Năm 1908, Nghị viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ Lê Văn Trung cùng
vợ của Tổng Đốc Phương đề nghị chính quyền thực dân Pháp thành lập một
ngôi trường đa cấp dành cho nữ. Đề nghị được chấp nhận nhưng mãi đến

1913 ngôi trường mới được khởi công trên một khu đất rộng đường Legrand


de la Liraye, Sài Gòn (nay thuộc đường Điện Biên Phủ, Thành phố Hồ Chí
Minh).
Năm 1917, Quy chế về giáo dục Đông Dương được ban hành trở thành
tiền đề dấy lên các cuộc bàn luận sôi nổi về nữ học, nữ quyền. Các quan chức
giáo dục của chính quyền thực dân như Tôn Thất Đàm, Trịnh Thu Tâm,
Nguyễn Đình Tỵ, Trần Thúc Cáp, Vũ Ngọc Liên,... và các học giả tên tuổi
như Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Học, Phạm Ngọc Thiều,... kể cả phụ nữ như bà
Đạm Phương đều viết báo hoặc diễn thuyết về vấn đề này.
Phan Bội Châu được coi là nhà lãnh tụ cách mạng quan tâm nhiều nhất
đến vấn đề phụ nữ giai đoạn này, ông đã có rất nhiều những quan điểm mới
mẻ về phụ nữ, là người mở đầu cho nhiều tư tưởng tiến bộ. Phan Bội Châu
khẳng định “quyền lợi mà người phụ nữ đáng được hưởng và phải được
hưởng, trước hết là quyền sống, quyền làm người, rồi cao hơn nữa là quyền
bình đẳng với nam giới, quyền công dân” [7, tr 303-317].
Nguyễn Ái Quốc cũng đã thể hiện quan điểm mới trong việc nhìn nhận
vấn đề phụ nữ. Trong Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam
(1930), 1 trong 10 nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là thực
hiện nam nữ bình quyền. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất của Đảng
tháng 10 - 1930, Đảng đã ra Nghị quyết về vận động phụ nữ và giải phóng
dân tộc: “Lực lượng phụ nữ là một lực lượng rất trọng yếu. Nếu quảng đại
quần chúng phụ nữ không tham gia cuộc đấu tranh cách mạng thì cách mạng
không thể thắng lợi được, cũng như nếu phụ nữ đứng ngoài cuộc đấu tranh
cách mạng của công nông thì không bao giờ đạt được mục đích phụ nữ được
giải phóng” [76, tr174]. Trong cao trào cách mạng 1930 - 1931, có một số
khẩu hiệu đấu tranh đòi quyền lợi cho phụ nữ: “quyền đàn bà ngang quyền



đàn ông”, “phản đối cha mẹ ép gả”, “phản đối chế độ nhiều vợ”, “đánh đổ hủ
tục khinh thị đàn bà”,…
Có thể nói, việc nhận thức vấn đề nữ quyền thời kì này với nội dung của
khái niệm nữ quyền và giải phóng phụ nữ đã được mở rộng trên nhiều
phương diện: xã hội, giáo dục, chính trị,...
1.2. Cuộc đời và sự nghiệp Đạm Phương nữ sử
1.2.1. Tiểu sử Đạm Phương nữ sử
Đạm Phương nữ sử tên thật là Công nữ Đồng Canh, tự Quý Lương, sinh
năm Tân Tị (1881) tại phủ Tôn Nhơn, kinh đô Huế. Thân phụ bà là Nguyễn
Miên Triện, hoàng tử thứ 66 của vua Minh Mạng, thụ tước Hoằng hoá Quận
vương.
Thời niên thiếu Công nữ Đồng Canh được thụ hưởng nền giáo dục
truyền thống nghiêm túc của hoàng tộc, nhờ vậy bà giỏi cả Hán văn, Pháp văn,
quốc ngữ, cầm, kì, thi, hoạ và giỏi nữ công gia chánh. Những kiến thức phong
phú được rèn luyện trong suốt thuở thiếu thời đã chung đúc thành vốn văn hoá
vững chắc, sâu rộng, tạo điều kiện cho bà thành công trong cuộc sống và sự
nghiệp.
Năm 1897, 16 tuổi, Công nữ Đồng Canh lập thân với ông nghè tập ấm
Nguyễn Khoa Tùng, hậu duệ thứ 6 của Nguyễn Khoa Chiêm, quê gốc Hải
Dương (nay thuộc xã Lê Lợi - huyện An Hải - Hải Phòng), tác giả cuốn Nam
triều công nghiệp diễn chí, tiểu thuyết lịch sử Hán văn đầu tiên ở nước ta.
Ông bà sinh hạ được ba người con gái và ba người con trai, tất cả đều được
rèn luyện trong nền giáo dục nghiêm cẩn. Ba người con trai của bà lần lượt
ngã xuống trong sự nghiệp đấu tranh chống thực dân Pháp giải phóng dân tộc,
trong đó có nhà lý luận mác xít tiền bối xuất sắc Hải Triều Nguyễn Khoa Văn.


Có lợi thế từ vốn văn hoá sâu rộng của nền giáo dục cung đình, nhờ
thông thạo Hán văn, Pháp văn, Công nữ Đồng Canh còn trau dồi tự học. Bà
đọc nhiều, hiểu sâu, biết rộng, sớm tiếp cận tư tưởng tiến bộ của nhân loại,

đặc biệt là tư tưởng dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái, nhân quyền của các nhà
cách mạng tư sản dân chủ Pháp, Trung Quốc như Jean Jacques Rousseau,
Henride Saint Simon, Lương Khải Siêu, Tôn Dật Tiên,… bà còn được tiếp
xúc với các bậc chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh
Thúc Kháng, và các đảng viên cộng sản như Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí
Diểu,… Tri thức và những mối quan hệ đó đã thúc đẩy Công nữ Đồng Canh
chuyển hoá nhận thức, tự giác đứng vào hàng ngũ những trí thức tiến bộ của
thời đại.
Năm 1918, nhờ sự động viên của Phạm Quỳnh, Công nữ Đồng Canh bắt
đầu sự nghiệp viết báo. Bút hiệu Đạm Phương nữ sử được ra đời từ thời điểm
này. Khoảng hơn mươi năm, từ Nam Phong tạp chí, bà mở rộng mạng lưới
cộng tác, viết bài cho nhiều tờ báo, tạp chí ở Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ
như: Nam Phong tạp chí, Lục tỉnh Tân văn, Hữu Thanh, Trung Bắc Tân văn,
Thực nghiệp dân báo, Phụ nữ Tân văn, Tiếng Dân,… và trở thành nữ nhà báo
hàng đầu ở Việt Nam những năm 1920.
Năm 1926, Đạm Phương nữ sử sáng lập Nữ công học hội Huế, trực tiếp
làm Hội trưởng, tự dự thảo tôn chỉ, mục đích, nội quy, chương trình hoạt động
của Hội. Đây là tổ chức phụ nữ phi chính phủ đầu tiên ở nước ta. Hội thu hút
nhiều hội viên từ ba miền Bắc, Trung, Nam tham gia sinh hoạt theo định kì.
Chương trình hoạt động của Hội rất phong phú, cụ thể và thiết thực: tổ chức
dạy chữ cho những hội viên chưa biết chữ, từ a-b-c đến đọc thông viết thạo;
tổ chức dạy chuyên đề để nâng cao hiểu biết cho những hội viên đã biết chữ;
sau cùng là dạy đại cương về giáo dục phụ nữ, dạy cách nấu ăn, dạy những


nghề thông dụng để phát triển thành một nghề kiếm sống. Hội còn cung cấp
tri thức và kinh nghiệm tổ chức gia đình, nuôi dạy con cái, đồng thời tạo điều
kiện cho chị em làm quen với hoạt động tập thể, tiến tới tham gia công việc xã
hội, đã trở thành chỗ dựa cho phong trào nữ học sinh trường Đồng Khánh,
trường Quốc học Huế,… Các bậc chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, Huỳnh

Thúc Kháng và các trí thức trẻ như Đào Duy Anh, Đoàn Nồng, Nguyễn Lân
rất hoan nghênh và nhiệt tình tham gia nhiều hoạt động của Hội, đã góp phần
vào thành công và nâng cao uy tín của Hội. Xu hướng tiến bộ của Nữ công
học hội Huế dưới sự lãnh đạo của Đạm Phương Nữ Sử được dư luận, báo chí
đánh giá cao và nhiệt tình cổ vũ. Ảnh hưởng của Hội lan truyền khắp cả nước,
đã dấy lên phong trào hoạt động xã hội tích cực của phụ nữ ở các vùng Vinh,
Thanh Hoá, Hà Nội, Hải Phòng, Hội An, Nha Trang, Sài Gòn, Gia Định, Cần
Thơ,...
Năm 1929, Đạm Phương bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam, trong
cuộc bố ráp các đảng viên Tân Việt, song không làm án. Tuy nhiên, việc bắt
bớ này cũng có thể liên quan đến những ảnh hưởng không nhỏ của bà, của Nữ
công học Hội, tới phong trào yêu nước, phong trào xã hội ở Huế và các thành
phố lớn ở Việt Nam lúc bấy giờ. Hai tháng sau bà được thả nhưng không được
tự do hoạt động và ngày càng bị giám sát chặt chẽ hơn; các con trai bà,
Nguyễn Khoa Tú, Nguyễn Khoa Vĩ, Nguyễn Khoa Văn cũng lần lượt ngã
xuống trên đường tranh đấu. Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) ,
bà tản cư ra Thanh Hoá.
Tuổi già sức yếu lại phải chịu những nỗi đau riêng, Đạm Phương nữ sử
đã tạ thế ngày 10 tháng 12 năm 1947 tại Lạc Lâm, Thanh Hoá, hưởng thọ 66
tuổi. Sinh thành nơi lầu son gác tía nhưng Công nữ Đồng Canh đã trở thành
Đạm Phương nữ sử - một trong những nữ ký giả Việt Nam đầu tiên, một phụ


nữ yêu nước đem cả cuộc đời, văn nghiệp cống hiến cho sự nghiệp độc lập
dân tộc và tiến bộ của đất nước. Hiệu quả trong nỗ lực hoạt động xã hội
những năm đầu thế kỷ XX cùng với những trang viết của bà, đặc biệt, những
công trình giá trị như Giáo dục nhi đồng, Phụ nữ dự gia đình, Gia đình giáo
dục thường đàm,… không chỉ là những đóng góp cho các lĩnh vực ngôn ngữ
báo chí, văn, thơ, dịch thuật, mà còn là những đóng góp không nhỏ cho phong
trào đấu tranh vì sự tiến bộ của phụ nữ.

1.2.2. Sự nghiệp Đạm Phương nữ sử
Cuộc đời của Đạm Phương nữ sử có thể chia ra làm 3 giai đoạn, ở mỗi
giai đoạn, bà đều có những đóng góp cho văn hóa văn học nước nhà:
- Từ năm 1881 đến năm 1917 (từ nhỏ đến năm 36 tuổi): Đi học, lập gia đình,
vào cung dạy cho các cung nữ dưới triều vua Thành Thái, Duy Tân,… Tham
gia vào đời sống văn học cung đình, từng xướng họa với các bậc thi tài như
Tùng Thiện vương Nguyễn Phúc Miên Triện, Tuy Lý vương Nguyễn Phúc
Miên Trinh, Tương Am quận vương Nguyễn Phúc Miên Bửu, Mai Am
Nguyễn Phúc Trinh Thuận,…
- Từ năm 1918-1929 (37 – 48 tuổi): Là thời kì bà hoạt động sôi nổi nhất: viết
báo, viết tiểu thuyết, sáng tác thơ văn, dịch thuật, sưu khảo tài liệu, biên soạn
sách thường thức nữ công, thành lập Nữ công Học hội, giao lưu với nhiều nhà
yêu nước như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Đào Duy Anh,... cổ suý
thực nghiệp, đấu tranh cho phong trào phụ nữ, quyền phụ nữ và nữ quyền.
- Từ năm 1930-1947 (49-66 tuổi): Bà tiếp xúc nhiều chiến sĩ cách mạng, hun
đúc khí tiết cho các con để làm cách mạng, đầu tư nghiên cứu, dịch thuật, biên
khảo về sách giáo dục gia đình, phụ nữ, nhi đồng, nghiên cứu Phật học,


hồi ức để viết tiểu thuyết lịch sử; các biến cố đau thương trong gia đình, bà đi
tu, tản cư ra Thanh Hoá và qua đời.
Chừng ấy năm nghiên cứu và sáng tác, Đạm Phương đã để lại cho đời
một khối lượng tác phẩm lớn. Theo thống kê bước đầu của nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm, riêng về báo chí, bà có đến 181 bài, ngoài ra còn: 42 bài thơ, kể
cả từ khúc, câu đối; các tập thơ chữ Hán: Đông quán thi tập, Tú dư xích độc,
Hiệp bích thi cảo (tập thơ cùng làm với chồng), cả ba tập thơ trên đều bị thất
lạc; 4 tiểu thuyết: Kim Tú Cầu (xuất bản thành sách 1928); Hồng phấn tương
tri (xuất bản thành sách năm 1929); Chung Kỳ Vinh đăng trên Lục tỉnh tân
văn từ đầu tháng 7/1924 đến 19/1/1925 (kết thúc), 50 năm về trước (năm
1944, bản thảo bị kiểm duyệt và tiêu hủy sau khi đưa đến nhà xuất bản); 5

(tập) khảo cứu: Lược khảo về Tuồng hát An Nam (1923), Bàn về vấn đề giáo
dục con gái, Phụ nữ dự gia đình, Giáo dục nhi đồng, Nữ công thường thức.
Quan điểm sáng tác của bà được bộc lộ trong một số bài viết trên các báo
như: Lục tỉnh tân văn, số 2943, ra ngày 18-6-1928 với bài viết Văn chương
buồn lắm chị em ôi, tác giả chia sẻ quan điểm: “văn hay chẳng lựa là dài,
miễn đủ nghĩa tả được hết cái tình cảnh của mình - văn chương là cái hình ảnh
của tư tưởng” [15, tr.335]. Qua đó, bà bộc lộ rất rõ ràng quan điểm về nội
dung của một tác phẩm, tác phẩm hay phải là những tác phẩm truyền tải được
“tư tưởng” của người viết, không quan trọng hình thức dài hay ngắn.
Hay trên Trung Bắc tân văn, số 1778, ra ngày 23-3-1923, trong bài Đoản
thiên thi thoại, tác giả có viết: “Than ôi! Làm thơ là khó lắm, cổ nhân đã có
câu: “Đàm hà dung dị thuyết công thi”, lại có câu: “Tác thi nan, bình thi vưu
nan”. (...) Làm bài thơ ra, hay dở mặc dầu, nhưng cốt làm sao phải có nghĩa lí
cho đủ, đã là người làm thơ, vẫn biết, điệu làm thơ đối với ngày nay cũng
chẳng có ích gì cho đời, nhưng mà đã muốn cách phong nhã tiêu khiển, thì


phải nên biết rằng: nghề chơi cũng lắm công phu” [15, tr.337]. Bà coi việc
làm thơ chỉ là một thứ “nghề chơi”, nhưng cho dù chỉ là thú vui tiêu khiển, bà
vẫn rất nghiêm túc coi trọng nội dung và hình thức nghệ thuật của thơ. Với bà,
thơ trước hết vẫn là để “tải đạo” – theo quan điểm của đại đa số các nhà thơ
thời trung đại, ảnh hưởng cho đến đương thời. Điều này dường như là tất yếu
bởi ngay từ nhỏ bà đã được thấm đẫm chất văn chương của họ hàng, dòng tộc
với những tên tuổi xuất sắc như Miên Thẩm, Miên Trinh, Miên Bửu, Mai
Am,... trong các sinh hoạt văn học cung đình cũng như trong ảnh hưởng của
nhóm Mạc Vân thi xã.
Đạm Phương nữ sử là một trong những nữ kí giả tên tuổi xuất hiện rất
sớm trên nhiều tờ báo có số độc giả đông của nước ta vào những thập niên
đầu của thế kỷ XX. Trước tác của bà có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
các nhận thức về vấn đề phụ nữ nói riêng, và văn hóa xã hội Việt Nam nói

chung, ở những năm đầu tiên của quá trình hiện đại hóa dân tộc.
1.3.3. Một số chủ đề trong trước tác của Đạm Phương nữ sử
Trong khoảng hơn 10 năm cầm bút (1918-1930), Đạm Phương nữ sử đã
công bố hàng trăm bài viết với nhiều thể loại về nhiều vấn đề khác nhau
nhưng tập trung nhất và tâm huyết nhất là những vấn đề phụ nữ và nhi đồng.
1.3.3.1. Thơ và từ
Với gia tài gồm 42 bài thơ, bài từ và câu đối, bà đã mang đến những cái
nhìn khác nhau về nhiều phương diện đời sống. Thơ và từ của bà là những
sáng tác với nghệ thuật thanh tao, tự nhiên, thấm đẫm tính truyền thống. Qua
các bài thơ của bà, chúng ta còn nhận thấy phong cách nghệ thuật hết sức tài
hoa nghệ sĩ, với những đề tài hết sức dung dị, gắn bó với đời sống thường
ngày. Một số đề tài nổi bật trong thơ và từ của bà như sau:


- Thơ vịnh cảnh: Nhớ cảnh núi, Trời thu cảm hoài, Cảnh mùa thu, Trùng du
Trúc Lâm tự, Qua đèo Ngang tức cảnh, Thược dược mới nở, Trả lời người hỏi
thăm Xuân Thành phong cảnh, Lên chùa tức cảnh, Đề núi Bàn A ở Thanh
Hóa, Thu gian cảm hoài. Các bài thơ, nhìn chung đều là thầm kín gửi gắm nỗi
ưu thời mẫn thế của nhà thơ.
- Thơ vịnh sử: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Vịnh cờ hoa lau, Bà Mị Châu, Bà Mị Ê.
Đây là những bài thơ nói về những tấm gương tiêu biểu mà Đạm Phương lựa
chọn để nhằm giáo dục tư tưởng, đạo đức cho thế hệ trẻ đương thời.
- Thơ về tình bạn: Nhớ bạn, Tiễn bạn, Viếng người đạo hữu, Ngày xuân nhớ
bạn, Coi chị Đ.X.NH thêu bức tranh hoa điều, Chị B.T.D dạy các trò gái học
quốc văn,... số lượng bài thơ viết về tình bạn của bà khá lớn, đó chủ yếu là
tình bạn của nữ giới. Điều này phản ánh khá chân thật con đường hoạt động
của bà – làm những công tác học hội gắn liền với phụ nữ.
- Thơ về người phụ nữ: đây là vấn đề bà đặc biệt quan tâm, nên các sáng tác
của bà về chủ đề này cũng chiếm một số lượng không nhỏ. Chúng ta không
thể không kể đến chùm bốn bài thơ Người đẹp chơi đàn, Người đẹp câu cá,

Người đẹp tiễn bạn, Người đẹp điểm trang. Ngoài ra còn có những bài thơ
biểu dương tấm gương tốt để qua đó manh nha ý thức nữ quyền như: Lời tạ
ơn bà Trần Thị Thọ ở Nam Kì, Tặng cụ Phan Bội Châu, Thơ tiễn biệt chị Trần
Thị Quyên,... Mảng thơ này đã đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình
hiện đại hóa sự nghiệp thơ ca của nữ sĩ.
Những bài từ Cảnh mùa thu, Ngày xuân nhớ bạn, Trời thu cảm hoài là
một trong những bài từ đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, để qua đó bà bộc lộ
nội tâm sâu sắc, thể hiện trăn trở, suy tư, thâm trầm bằng một ngòi bút tài hoa.


1.3.3.2. Chuyên khảo
Với 5 tập khảo cứu cùng hàng loạt các bài báo, Đạm Phương đã thể hiện
cái nhìn sắc sảo của bà về vấn đề phụ nữ và giáo dục nhi đồng. Đây cũng là
hai chủ đề chính, xuyên suốt trong các sáng tác của bà.
- Vấn đề phụ nữ: Phụ nữ dự gia đình, Nữ công thường thức
- Vấn đề giáo dục nhi đồng: Bàn về vấn đề giáo dục con cái, Giáo dục nhi
đồng.
1.3.3.3. Tiểu thuyết
Trong môi trường của báo chí đang lan tỏa dường như lúc nào cũng có
thể đẩy lùi các tập tục xã hội đã lỗi thời ấy, bà Đạm Phương đã trở thành nữ
tác giả tiểu thuyết có nhiều trước tác đầu tiên trong nền văn học hiện đại Việt
Nam, với các tác phẩm: Kim Tú Cầu (1922), Chung Kỳ Vinh (1924), Hồng
phấn tương tri (1929), Năm mươi năm về trước (1944).
- Đề tài người phụ nữ: Kim Tú Cầu, Chung Kỳ Vinh, Hồng phấn tương
tri.
- Phê phán hiện thực xã hội: Năm mươi năm về trước.

Tiểu kết chương 1
Đạm Phương nữ sử (1881-1947) được đánh giá là nữ trí thức tiến bộ
hàng đầu của Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Xuất thân dòng dõi quý

tộc nhưng bà vẫn luôn có tư tưởng canh tân đổi mới, sớm thức tỉnh lòng yêu
nước và tinh thần dân tộc. Nguồn tư tưởng Âu hóa đã giúp bà có cái nhìn mới
hơn về mọi mặt, đặc biệt về vấn đề phụ nữ. Cuộc đời hoạt động sôi nổi cho
những cách tân về phụ nữ; đồng thời không ngừng sáng tác, viết báo,… tất cả


×