Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Nhóm green vũ trụ 1 bài tiểu luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.4 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN
----------

BÀI TIỂU LUẬN KINH DOANH QUỐC TẾ
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CANADA TRONG HOẠT ĐỘNG THÂM NHẬP MỞ
RỘNG THỊ TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA VINASAMEX

Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Mỹ Ngân

Giảng viên hướng dẫn

Trương Thị Thảo

TS. Mai Cái Vĩnh Chi

Phan Thị So Ni
Tôn Nữ Ý Nhi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN


Mục lục
PHẦN 1: TỔNG QUAN SƠ BỘ VÀ TÌNH HÌNH KINH DOANH HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY......................3
1. Tổng quan sơ bộ về cơng ty..................................................................................................3
1.1. Tình hình phát triển của cơng ty....................................................................................3
1.2. Sản phẩm chủ lực & chiến lược KDQT...........................................................................4
2. Tình hình kinh doanh quốc tế của cơng ty............................................................................5
2.1. Tình hình xuất khẩu và kết quả kinh doanh..................................................................5


2.2. Mục tiêu và chiến lược phát triển sắp đến....................................................................6
TỔNG KẾT: Vì sao mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế và vì sao lại muốn xuất khẩu quế?
......................................................................................................................................................7
PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU MỚI.......................................................................8
1. Sơ lược về thị trường Canada.............................................................................................8
2. Đánh giá thị trường bằng pestel..........................................................................................9
2.1. Kinh tế.............................................................................................................................9
2.1.1. Tình hình kinh tế hiện tại & triển vọng nền kinh tế của Canada...............................9
2.1.2. Đòn bẩy của nền kinh tế Canada mà vinasamex có thể dựa vào để du nhập sâu
hơn vào thị trường này.........................................................................................................10
3. Đánh giá sức hấp dẫn của thị trường.................................................................................13
3.1. Tiềm năng lợi nhuận.....................................................................................................13
3.2. Rủi ro.............................................................................................................................13
3.3. Chi phí............................................................................................................................14
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................14
1. Kết Luận:.............................................................................................................................14
2. Kiến nghị:............................................................................................................................15
PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................16


MỞ ĐẦU
Trong thời đại cả thế giới chạy đua với câu chuyện ”phát triển kinh tế bền vững và vững
mạnh” thì hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là xu thế tất yếu khách quan. Trong những năm gần
đây xu thế tồn cầu hóa kinh tế gắn liền với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, sự phát triển
nhảy vọt của lực lượng sản xuất do phân công lao động diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Theo xu
thế chung thế giới, Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới. Việc thực hiện
tốt kinh tế đối ngoại là chìa khóa giúp nước ta hội nhập thành cơng hơn trong tương lai, trong
đó xuất nhập khẩu là một trong những hình thức chủ yếu của kinh tế đối ngoại. Và sự góp sức
của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là rất to lớn. Vấn đề được đặt ra là khi
bước chân ra khỏi việt nam để đưa sản phẩm của doanh ngiệp vào thị trường mới thì doanh

nghiệp đó phải làm gì và phải làm như thế nào? Thơng qua bài tiểu luận với chủ đề ”phân tích
mơi trường kinh doanh” nhóm Green-vũ trụ 1 gửi đến cơ bài tiểu luận với đề tài ”Vinasamexcon đường quế”
PHẦN 1: TỔNG QUAN SƠ BỘ VÀ TÌNH HÌNH KINH DOANH HIỆN TẠI CỦA CƠNG TY
1. Tổng quan sơ bộ về cơng ty
1.1. Tình hình phát triển của công ty.
Vinasamex - Công Ty CP Sản Xuất Và Xuất Khẩu Quế Hồi Việt Nam (thành lập 2012 tại Hà
Nội) với ngành nghề kinh doanh là nông sản gia vị, đứng đầu về chế biến xản xuất hồi và
quế. Với nguồn nguyên liệu để sản xuất chủ yếu tại tỉnh Yên Bái và Lạng Sơn, đây là nơi nổi
tiếng với giống Quế, và Hồi cho năng suất và chất lượng cao tại Việt Nam. Đến nay, Vinasamex
đã có 04 nhà máy và đã đi vào hoạt động, còn dự kiến sẽ xây dựng thêm một nhà máy lớn 10 ha
tại Quảng Trị, khu vực Duyên hải Bắc Trung Bộ của Việt Nam.
Sau quá trình mười năm kinh nghiệm, công ty đã và đang sản xuất, chế biến và xuất khẩu
quế và hồi sang các thị trường cao cấp đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao, như Châu Âu, Mỹ,
Nhật Bản, Hàn Quốc,... Đưa đến vài thành công cho sự nghiệp phát triển công ty : Vinasamex là


nhà cung cấp nguyên liệu cho các nhãn hãng danh tiếng thế giới như: rượu Bombay Sapphire
(Anh), trà thảo mộc Teeccino (Hoa Kỳ), đồ uống vị quế Sujeonggwa (Hàn Quốc)…, "Sản lượng
đứng thứ 3 thế giới, cây Quế xứng tầm trở thành "quốc dược" của Việt Nam và có chỗ đứng
nhất định trên bản đồ dược liệu thế giới" của Nguyễn Thị Huyền - Tổng Giám đốc Vinasemax.
Năm nay, Vinasamex được lựa chọn là một trong những đại diện Việt Nam tham dự hội nghị
thượng đỉnh Asean tại Indonesia... nâng tầm thương hiệu quế và hương liệu Việt Nam trên thế
giới, song hành với cải tiến chất lượng tạo việc làm cho hàng ngàn người lao động địa phương.
Công ty đạt 12 chứng chỉ (For Life, Fair For Life, UEBT Member, …) kết hợp cùng với tác
động xã hội và bảo vệ môi trường cùng với những hộ nông dân, địa phương. Từ khi tạo dựng
phát triển công ty đã có 12 đối tác lớn đã hợp tác (Oxfam, CSIP, CRED, …) với công ty, mở rộng
thị trường và quảng bá nâng cao khả nâng hội nhập của Việt Nam.
1.2. Sản phẩm chủ lực & chiến lược KDQT
- Sản phẩm chủ lực:
Sản phẩm của Vinasamex gồm quế, hồi, các loại bột gia vị hữu cơ, các loại tinh dầu và

những sản phẩm khác được làm từ quế.
Những sản phẩm đặc trưng nhất của Vinasamex là quế hồi được doanh nghiệp chú trọng
vào từng khâu từ thu mua đến sản xuất cho đến xuất khẩu. Sản phẩm của Vinasemax được
dùng để nấu ăn, chế biến và rất có lợi cho sức khỏe và điều trị bệnh hiệu quả
- Chiến lược kinh doanh quốc tế:
Đi theo hướng organic ngay từ đầu - đó là một quyết định dũng cảm ở thời điểm cách đây
10 năm, khi mà hữu cơ vẫn còn là khái niệm mù mờ. Vinacemax chú trọng vô chất lượng hơn là
giá. Vinasamex đã cố gắng lấy các giấy chứng nhận chất lượng và giấy chứng nhận đạt tiêu
chuẩn của các nhà máy, rồi giấy chứng nhận thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối
với xã hội, môi trường, khí hậu và người dân. Nay doanh nghiệp đã đầu tư nghiên cứu ra nhiều
loại hình sản phẩm khác như bột, tinh dầu… mang thương hiệu Vinasamex để đa dạng hóa sản
phẩm.


Ngồi ra, cơng ty vinacemax đang thâm nhập rộng hơn ra môi trường quốc tế. Tham gia
nhiều hội chợ quốc tế, gặp mặt trực tiếp khách hàng để giới thiệu sản phẩm của mình, đầu tư
nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược phát triển thương hiện, …xuất hiện các hình ảnh
quảng bá sâu hơn về sản phẩm của cơng ty cho anh em ngoài nước biết đến. Mang đến thị
trường nước ngồi những sản phẩm chất lượng và có giá trị cạnh tranh cao cùng với chi phí
thấp cùng với điều chỉnh phù hợp với thị trường bản địa.
2. Tình hình kinh doanh quốc tế của cơng ty
2.1. Tình hình xuất khẩu và kết quả kinh doanh
- Kết quả kinh doanh tăng trưởng cao 4 năm liên tiếp:
Theo báo cáo tài chính của Vinasamex, tổng doanh thu năm 2021 là 275 tỷ đồng, tăng 82%
so với năm 2020 (151 tỷ đồng) và tăng 231% so với năm 2018 (83 tỷ đồng). Cũng trong giai
đoạn 2018-2021, lợi nhuận sau thuế tăng 477%. Năm 2021, lợi nhuận sau thuế là 20,8 tỷ đồng,
gấp 2,77 lần năm 2020. Quy mô tài sản tính đến cuối năm 2021 đạt 267 tỷ đồng.
Những con số được đặt trong bối cảnh doanh nghiệp đã tập trung sản xuất hữu cơ từ năm
2013, cho thấy hướng đi đúng đắn và bền vững. Giá các sản phẩm có chứng nhận hữu cơ cao
hơn nhiều sản phẩm thường, nâng cao đáng kể thu nhập của người dân. "Ví dụ, năm 2015 thu

nhập của một hộ gia đình Tày – Nùng ở vùng trồng của chúng tôi chỉ khoảng 7-10 triệu/ha,
nhưng đến năm 2021, con số đó đã tăng lên 150 triệu/ha – nghĩa là hơn gần 20 lần", bà Nguyễn
Thị Huyền – Tổng Giám đốc Vinasamex cho biết.
- Tình hình xuất khẩu:
“Mỹ là thị trường tiêu dùng hấp dẫn nhất hành tinh. Chinh phục được thị trường Mỹ cũng
chính là cơ hội trở thành thương hiệu tồn cầu. Vì lý do này, Americata thu hút các đặc sản
nơng sản tiềm năng trên thế giới cùng tham gia Chương trình “Chinh phục thị trường Mỹ cùng
Americata. Vinasamex, cũng là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được Americata lựa chọn”, Sản
phẩm quế Việt Nam được tiêu thụ ở rộng khắc các thị trường như Mỹ, EU, Trung Đông, Nhật
Bản, Trung Quốc, Ấn Độ… Riêng tại Ấn Độ, 80% sản lượng quế nhập khẩu của nước này đến từ
Việt Nam. Theo các chuyên gia, quế hồi không chỉ là gia vị, mà cịn được sử dụng rất nhiều
trong các ngành cơng nghiệp thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, được bổ sung vào cà phê,


matcha, và các đồ uống.Đặc biệt, nhu cầu sử dụng tinh dầu quế trên thế giới là rất lớn và luôn ở
mức cung không đủ cầu. Nhu cầu về quế tăng nhanh hơn mức tăng nguồn cung toàn cầu đã đẩy
giá quế ngày càng tăng cao, nhất là từ năm 2016 đến nay.Theo các chuyên gia dự báo thị
trường quế, từ nay tới 2025, trung bình tăng trưởng mỗi năm sẽ là 14%.
Vinasamex được thành lập từ năm 2012, ban đầu chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng thô qua
Ấn Độ, Bangladesh và xây dựng được chỗ đứng tại các thị trường này. Sau hơn 10 năm làm bạn
với hàng ngàn hộ nông dân trồng quế hồi, thay đổi từ nhận thức, thói quen hàng ngày trong
sinh hoạt của họ cho đến phổ biến về các tiêu chuẩn hữu cơ cho việc trồng quế, hồi, giờ đây,
Vinasamex là nhà cung cấp nguyên liệu cho nhiều nhãn hãng nổi tiếng thế giới như: rượu
Bombay Sapphire (Anh), trà thảo mộc Teeccino (Mỹ), nước uống vị quế Sujeonggwa (Hàn
Quốc), chuỗi cửa hàng bánh quế (Mỹ)…
2.2. Mục tiêu và chiến lược phát triển sắp đến
- Mục tiêu
Mục tiêu 2022-2026, Chủ tịch Vinasamex cho biết, Công ty phấn đấu trở thành thương hiệu
trong lĩnh vực gia vị và hương liệu hữu cơ đầu tiên của Việt Nam lên sàn chứng khoán, truyền
cảm hứng cho các doanh nghiệp khác thay đổi tư duy cũng như mục tiêu kinh doanh.

- Chiến lược:
Ngày 7/4/2022, Công ty cổ phần Sản xuất và Xuất khẩu Quế hồi Việt Nam (Vinasamex) khởi
động lộ trình chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) năm 2026 với sự kiện kêu gọi vốn
đầu tư cá nhân.Công ty chào bán 15% cổ phần với tổng giá trị 135 tỷ đồng, tương đương mức
giá phát hành 38.000 đồng/cổ phần. Số vốn huy động dự kiến sử dụng để tập trung mở rộng 2
nhà máy tại Lào Cai, Lạng Sơn nhằm sản xuất chuyên sâu các sản phẩm từ quế, hồi với cơng
nghệ máy móc hiện đại. Theo lộ trình IPO, sau đợt huy động vốn từ các nhà đầu tư thiên thần
năm 2022, công ty tiếp tục thực hiện các vòng gọi vốn series A - VC, series B - PE và series C - PE
trước khi thực hiện chào bán cổ phần ra công chúng vào năm 2026.


TỔNG KẾT: Vì sao mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế và vì sao lại muốn xuất khẩu quế?
* Lý do nên mở rông hoạt động kinh doanh quốc tế
Quế là những gia vị độc đáo được phát hiện và sử dụng từ xưa đến nay. Không những thế,
quế còn là những loại hương liệu tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, tại Việt Nam, quế
vẫn chỉ là loại sản phẩm mang giá trị thấp trong khi ở nước ngoài, đây là những nguyên liệu quý
được dùng để chế biến nhiều sản phẩm có giá trị trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm. Quế
chỉ được trồng ở một số ít quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với sự gia tăng của xu
hướng ẩm thực và y học tự nhiên, nhu cầu sử dụng quế đã tăng đáng kể. Việc mở rộng hoạt
động kinh doanh quốc tế sẽ giúp cận được các thị trường mới, thu hút khách hàng tiềm năng và
gia tăng doanh số bán hàng.Bên cạnh đó cịn tạo cơ hội nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
* Lý do nên xuất khẩu quế
Các mặt hàng, sản phẩm từ quế đang ngày càng được quan tâm và mở rộng thị trường xuất
khẩu do những thay đổi trong nhận thức, quan điểm và thị hiếu của người tiêu dùng với lối
sống xanh, sạch, tốt cho sức khỏe và hỗ trợ tăng miễn dịch. Đến nay, ngành nông nghiệp và
công nghiệp chế biến quế của Việt Nam đã dần chuyển sang giai đoạn phát triển bền vững theo


hướng giảm dần các sản phẩm thô, canh tác truyền thống, tăng cường sản phẩm chế biến
chuyên sâu có giá trị cạnh tranh cao hơn, đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi giá trị. Đây là lợi thế có

thể giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm quế Việt Nam trong tương lai, khơng chỉ tạo nên thương
hiệu mà cịn đưa Việt Nam trở thành nguồn cung quế quan trọng trên thị trường thế giới.Về thị
trường hiện nay, quế Việt Nam được tiêu thụ mạnh ở nhiều khu vực Nam Á như Ấn
Độ,Bangladesh, Trung Đông (UAE, Pakistan), Đông Á gồm Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn
Quốc; Hoa Kỳ và các nước thuộc Liên minh châu Âu-EU.
Các phân tích mới nhất khẳng định rằng trong vòng 10 năm tới, thị trường gia vị organic thế giới
sẽ tăng trưởng tối thiểu 4,6% mỗi năm, và đạt tổng giá trị 15 tỷ USD. Riêng thị trường quế, từ
nay tới 2025, trung bình tăng trưởng mỗi năm sẽ là 14%.

PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU MỚI
1. Sơ lược về thị trường Canada
⁃ Canada – xứ sở Lá Phong là một quốc gia lớn thứ hai trên thế giới, sau Liên Bang Nga,
nằm ở Bắc Mỹ. Lãnh thổ của Canada trải dài ở phía Đơng Đại Tây Dương sang ở phía Tây Thái
Bình Dương và giáp Bắc Băng Dương ở phía Bắc  thuận tiện cho hoạt động logistics. Canada
có hai ngơn ngữ chính thức là tiếng anh và tiếng Pháp, tuy nhiên tiếng anh là ngôn ngữ được sử
dụng phổ biến hơn  Do đó rất thuận lợi cho việc giao thương quốc tế.
Canada là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và thuộc nhóm bảy
quốc gia có nền cơng nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) bao gồm các nước: Hoa Kỳ, Pháp,
Đức, Ý, Nhật Bản, Anh, Canada. Là thành viên của Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ Xun
Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam và Canada đang đứng trước cơ hội đặc biệt để tăng cường
quan hệ thương mại, đầu tư song phương thông qua việc tận dụng Hiệp định thương mại tự do
thế hệ mới đầu tiên giữa hai Bên này. Với vị thế là nền kinh tế lớn thứ 10 về GDP, thứ 12 về


xuất khẩu và thứ 13 về nhập khẩu của thế giới năm 2019, Canada đã và đang trở thành một đối
tác thương mại rất tiềm năng của Việt Nam ở thị trường châu Mỹ.
* Lý do ban đầu nhóm ngắm tới thị trường Canada:
Thứ nhất - Một trong những nước có tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe cao nhất trên thế giới
và sản xuất, nghiên cứu những dược phẩm, thực phẩm chức năng chất lượng top thế giới, Cho
nên việc nhập khẩu sản phẩm quế vào thị trường lớn này vừa có những thách thức nhưng cơ

hội mang lại là đứng vững, dựng thương hiệu,… dự kiến rất lớn.
Thứ hai - Canada có khí hậu lạnh cùng với thói quen ưu tiên sức khỏe của người dân nước
này, cho nên người Canada càng ngày càng ưa chuộng sản phẩm này trong ẩm thực và chăm
sóc sức khỏe. Đặc biệt từ sau Covid-19, nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của các biện
pháp chăm sóc sức khoẻ từ thảo dược và các bài thuốc cổ truyền trong tăng cường miễn dịch,
chống ơ xi hố.
Thứ ba - CPTPP đã mang lại lợi thế về thuế quan rõ rệt, giúp Việt Nam vượt qua các đối thủ
cạnh tranh như Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc và mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và
Canada có tuổi thọ lâu dài  Chi phí thuế quan không gây nhọc nhằn cho doanh nghiệm cho
việc xâm nhập thị trường.
2. Đánh giá thị trường bằng pestel
2.1. Kinh tế
2.1.1. Tình hình kinh tế hiện tại & triển vọng nền kinh tế của Canada.
Theo IMF Canada là một trong những quốc gia thịnh vượng với thu nhập bình quân đầu
người là 43,242 USD/người vào năm 2020. Tính đến năm 2022, Canada có nền kinh tế lớn thứ 8
trên thế giới theo GDP danh nghĩa khoảng 2.221 nghìn tỷ đô la Mỹ. Canada là thành viên của Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và thuộc nhóm bảy quốc gia có nền cơng nghiệp phát
triển hàng đầu thế giới (G7) bao gồm các nước: Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh, Canada.
Với những điểm nổi bật trên vinasamex có thể đào sâu xuất khẩu sản phẩm quế vào thị trường
Canada. Nhưng câu chuyện “có thể” này sẽ đến câu chuyện thành công của vinasimex tại
canada hay không là một ẩn số. Hãy cùng green-vũ trụ 1 giải mã ẩn số này nào!
BẢNG 2.1.1: Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của Canada trong giai đoạn 2018-2021


ĐƠN VỊ %
CHỈ TIÊU
TĂNG

2018
2.8


2019
1.9

2020
-5.2

2021
6.5

TRƯỞNG GDP
CHỈ SỐ LẠM

2.27

1.95

0.72

3.4

PHÁT
TỶ

5.83

5.66

9.46


7.51

LỆ

THẤT

NGHIỆP
Theo bảng số liệu ta thấy được tăng trưởng GDP của Canađa ở mức khả quan và tiềm lực
tăng trưởng GDP là cao. Đồng thời với việc duy trì mức tăng trưởng GDP, lạm phát cũng được
kiểm sốt thành cơng và tỷ lệ thất nghiệp cũng không quá cao - đây là một trong những thành
tựu kinh tế quan trọng của Canađa. Và với bức tranh toàn cảnh về kinh tế rất khả quan như
trên, Canađa đang tự tin bước vào kỷ nguyên mới, tiếp tục đẩy mạnh thương mại, đầu tư và
kinh doanh quốc tế nhằm làm hùng mạnh hơn nền kinh tế và đất nước Canađa.Theo dự đoán
của Cục xúc tiến thương mại Canađa, nền kinh tế Canađa sẽ tăng trưởng 2,5% từ năm 2005 đến
2025. Đồng Đôla Canada sẽ tăng giá so với giá trị cân bằng của nó trong khoảng từ 2007 đến
2025. Lãi xuất ngân hàng sẽ tăng trong trung hạn tạo ra tỉ lệ lạm phát ổn định, duy trì sự ổn
định trong dài hạn
2.1.2. Địn bẩy của nền kinh tế Canada mà vinasamex có thể dựa vào để du nhập sâu hơn
vào thị trường này
- Tiềm năng khách hàng:
Nguyên liệu và gia vị thường sử dụng cho các món ăn của Canada là cá hồi, phơ mai, ngô
hạt, siro lá phong, lá nguyệt quế, nhục đậu khấu, việt quất, ớt bột, ngô bao tử, rau mùi, gừng,
đinh hương, quế, ớt cayenne, hồi, tiêu, thìa là…Vì vậy đối tượng khách hàng mà mặt hàng quế
hướng đến là những người trong độ tuổi lao động.Theo thống kê cho thấy hơn một nửa người
tiêu dùng Canada (54%) có độ tuổi từ 24 đến 65, trong đó khoảng29% là người trẻ và 17% là
người lớn tuổi. Dân số sống ở thành phố chiếm tỷ lệ cao (82%) và tập trung chủ yếu ở phía
Nam, gần biên giới với Mỹ. Dựa vào các số liệu trên ta nhận thấy rằng lưu lượng đối tượng
khách hàng là rất đông và mức độ sầm uất là rất cao. Người tiêu dùng Canada đa dạng về chủng



tộc. Hiện tại số người nhập cư tại Canada chiếm khoảng 20% dân số, trong đó gần một nửa là
người gốc châu Á và số này tăng nhanh trong những năm gần đây. Lượng dân số này cũng ảnh
hưởng tới thói quen tiêu dùng của người Canada, đặc biệt liên quan tới thực phẩm – với nhóm
dân cư này thì hàng nhập khẩu được coi là hấp dẫn hơn hàng trong nước và điều đặc biệt quế
là một trong 3 loại gia vị mà người châu Á hay dùng trong các món ăn .Về xu hướng tiêu dùng,
người Canada ngày càng quan tâm đến tiêu dùng bền vững.Họ hướng tới tiêu dùng các sản
phẩm có tính nhân văn hoặc sản phẩm hữu cơ, sản phẩm tự nhiên, đặc biệt là đối với thực
phẩm và quần áo. Canada được đánh giá là quốc gia đứng thứ 2 ở khu vực châu Mỹ với mức
thu nhập bình quân đầu người là 53,509 đô la vào năm 2022 và theo Numbeo.com, mức lương
trung bình hàng tháng (sau thuế) ở Canada vào năm 2023 là 4.176,22 CAD tương đương với 75
triệu Việt Nam đồng-đây là một mức thu nhập phải nói là rất cao.
- Tiềm năng thị trường:
Thương vụ Việt Nam tại Canada cho biết, kể từ sau Hiệp định CPTTP, xuất khẩu mặt hàng
quế của Việt Nam vào địa bàn đã tăng đột biến. Trước năm 2018, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3,
sau Indonesia và Hoa Kỳ về thị phần, nhưng kể từ năm 2019, Việt Nam đã vượt lên vị trí thứ
nhất về giá trị xuất khẩu vào địa bàn, giữ vững vị trí đến nay và chiếm khoảng gần một nửa thị
phần quế tại thị trường Canada. Trong vòng 5 năm sau khi thực hiện CPTPP, mặt hàng quế của
Việt Nam đã có sự tăng trưởng gần gấp 3 về giá trị kim ngạch với tốc độ lên đến 179%. Thị
trường Canada có quy mơ tiêu thụ mặt hàng quế trung bình tăng dần đều ước tính từ 22-25
triệu USD/năm từ nay đến 2025 và mặt hàng quế, trong năm qua, các siêu thị lớn của Canada
như Costco, Walmart đã nhập khá nhiều quế Việt Nam với kim ngạch 8,6 triệu USD, tăng 43,3%
so với năm 2021.Với đà tăng trưởng mạnh như trên, quế Việt Nam hồn tồn có thể chiếm 50%
thị phần quế tại Canada trong những năm tới 1B.3/Tiềm năng về các chính sách của Canada
- Chính sách về thuế nhập khẩu hàng Việt Nam
Đối với hàng Việt Nam nhập khẩu vào Canada, có 3 lựa chọn về thuế quan, mỗi lựa chọn
tương ứng với một mức thuế và các điều kiện hưởng mức thuế nhất định. Nhà nhập khẩu sẽ
căn cứ vào điều kiện cụ thể của hàng hóa để chọn thuế quan phù hợp và có lợi nhất cho mình.
Cụ thể:



Thuế MFN: Đây là mức thuế Canada áp dụng đối với hàng hóa đến từ các nước thành viên
WTO.. Việt Nam là thành viên WTO, do đó hàng hóa của Việt Nam đương nhiên được hưởng
mức thuế này mà không cần đáp ứng điều kiện gì.
Thuế GPT: Đây là mức thuế ưu đãi Canada đơn phương dành cho một số nướcđang/kém
phát triển (GPT là tên gọi riêng ở Canada, còn thơng thường thì loại ưuđãi thuế này được gọi là
GSP – Hệ thống thuế quan ưu đãi phổ cập). Việt Nam đã và đang thuộc diện đượchưởng thuế
GPT này đối với một số loại hàng hóa (dệt may, giày dép…) kể cả khi CPTPP đã có hiệu lực, tuy
nhiên hàng hóa phải đáp ứng điều kiện về quy tắc xuất xứ GPT khá khắt khe.
Thuế CPTPP: Đây là mức thuế ưu đãi Canada dành cho hàng hóa từ các thành viên CPTPP
(đã phê chuẩn CPTPP). Việt Nam và Canada đều là thành viên đã phê chuẩn CPTPP nên hàng
hóa của Việt Nam sang Canada có thể được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định nếu đáp
ứng được quy tắc xuất xứ của Hiệp định.
Điều đặc biệt, là Canada có chính sách khá mở đối với hàng nơng sản nhiệt đới (thuế quan
thấp và không nhiều hàng rào kỹ thuật), theo tra cứu macmap mức thuế MFN mà Canada áp
vào mặt hàng quế thô Việt Nam là 0%-đây là một điểm sáng cho các doanh nghiệp xuất khẩu
quế của Việt Nam nói chung và của Vinasamex nói riêng.
- Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ của Canada có mục tiêu tạo động lực cho tăng
trưởng, ổn định giá, hỗ trợ việc làm và đời sống tài chính của người dân; vì vậy, xuyên suốt
chính sách tiền tệ của Canada từ nhiều năm là chiến lược duy trì lạm phát thấp và ổn định, giúp
người dân và doanh nghiệp tin tưởng vào giá trị đồng CAD.
Về chính sách tài khố: Với cách tiếp cận cân bằng, thắt chặt tài khoá hợp lý, chi tiêu có
trọng tâm, trọng điểm, chính sách tài khố của Canada hướng đến việc kiểm sốt lạm phát
nhưng khơng bóp nghẹt các cơ hội tăng trưởng
Triển vọng lạm phát và tăng trưởng: Với việc áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt hợp lý
và chính sách tài khố thận trọng, lạm phát của Canada đã có dấu hiệu giảm nhẹ dần. Canada
dự kiến sẽ có mức thâm hụt ngân sách nhỏ nhất trong năm nay tính theo tỷ lệ GDP trong số các


nước G7 và cho đến nay là quốc gia có nợ rịng chung của chính phủ thấp nhất tính theo tỷ lệ

GDP trong G7.
2.2. Văn hóa-Xã hội
Từ hàng nghìn năm trước, Canada đã là nơi sinh sống của các dân tộc bản địa từ nhiều nền
văn hoá khác nhau. Văn hóa Canada được kế thừa từ văn hố truyền thống châu Âu, hầu hết
chịu ảnh hưởng từ Anh, Pháp, đồng thời nó cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ chính nền văn hóa
bản địa.Hơn nữa Canada là quốc gia của dân nhập cư và ln quan tâm khuyến khích phát triển
nền văn hóa đa dân tộc .Chính vì vậy ,bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc được tơn trọng ,giữ gìn
và phát huy.Hầu như mọi sắc tộc trên thế giới đều hiện diện ở Canada.Vì vậy hầu hết các loại
thức ăn ,các hoạt động giải trí cùng với nền văn hóa đặc thù của các dân tộc cũng có sẵn ở
Canada và Canada khuyến khích và nâng cao chủ nghĩa đa văn hóa Theo thời gian, các yếu tố từ
các nền văn hóa của nhóm dân nhập cư đã kết hợp với nhau để tạo thành một bức tranh khảm
đa văn hóa như hiện tại.Canada được cơng nhận là quốc gia đa văn hố khi chính phủ bắt đầu
cơng nhận toàn bộ gia trị của người dân bất kể chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, tôn giáo từ năm
1971.
3. Đánh giá sức hấp dẫn của thị trường
3.1. Tiềm năng lợi nhuận
Hiện Canada có nhu cầu nhập khẩu khoảng 20 triệu USD đối với nhóm mặt hàng quế. Thị
trường Canada có quy mơ tiêu thụ mặt hàng này trung bình tăng dần đều, ước tính từ 22-25
triệu USD/năm từ nay đến 2025.Và các sản phẩm từ quế Việt Nam chưa có nhiều đối thủ cạnh
tranh tại thị trường này.
3.2. Rủi ro
- Rủi ro pháp lý: Hệ thống pháp luật về thương mại của Canada khá phức tạp, bao gồm luật
liên bang và nội bang. Hàng hóa nhập khẩu vào Canada phải tuân thủ đồng thời cả 2loại luật
này. Trong khi trình độ hiểu biết của doanh nghiệp Việt Nam về pháp luật có hạn, hai hệ thống
luật trên của Canada lại nhiều khi mâu thuẫn nhau, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc
đáp ứng.


- Rủi ro chất lượng: khi vinasamex phát triển từ quế thô thành các sản phẩm mà chưa được
thị trường này đón nhận mạnh mẽ khách hàng có thể khiếu nại về chất lượng sản phẩm và có

thể việc xâm nhập của các sản phẩm từ quế sẽ thật bại.
3.3. Chi phí
Canada có khoảng cách địa lý xa Việt Nam nên chi phí vận chuyển và bảo quản hàng hóa
xuất khẩu sang thị trường này cao dẫn đến giá thành sản phẩm bị tăng lên và khó cạnh tranh
với hàng hóa từ những nước có vị trí địa lý gần Canada.
Từ những dữ liệu đánh giá trên cho thấy thị trường Canada là một thì trường hấp dẫn
nhưng khi đầu tư vinasamex cần cân nhắc và có phương án rõ ràng để giải quyết vấn đề pháp lý
và đưa ra các phương pháp nhằm giảm chi phí vận chuyển.

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết Luận:
VINASAMEX _ Hành trình khẳng định, đánh dấu thương hiệu Việt trên bản đồ Thế Giới.
Hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất quế và nhiều sản phẩm hữu cơ khác,… Công ty
đã gây dựng được uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.
“Nói về con đường thì có lẽ chẳng có con đường nào thẳng tắp, sẽ có những lúc lên dốc,
xuống dốc và có những đoạn rất quanh co.” Thì ngồi những cơ hội để đạt được thành công
như hôm nay, Vinasamex cũng gặp những thách thức cản trở lớn trên con đường đem quế ra
thế giới. vì vậy, những tổng quan về tình hình kinh tế, tình hình kinh doanh quốc tế của cơng ty
cho thấy: Với những lộ trình rõ ràng, mục tiêu mới mẻ  Vinasamex đã được đáp trả, ghi nhận
bằng những bằng cấp, chứng nhận Quốc Tế
 Từ đó khẳng định chất lượng cảu Vinasamex có thể đáp ứng cho thị trường Thế
giới ở chất lượng cao cấp nhất.


 Cho nên: Việc xuất khẩu sang các thị trường lớn và khó tính thì vinasamex càng
có nhiều cơ hội chủ lực. Và với thị trường Canada, có thể sẽ là cột mốc to lớn tiếp theo
nếu có thể cân nhắc được, để nâng tầm gia vị Việt chinh phục sân chơi Quốc tế.

 Và dự kiến của vinasamex trong những năm tới không ngừng phát triển, công ty
sẽ tiếp tục đi theo định hướng, hướng đến những sản phẩm chế biến sâu và những sản

phẩm mang lại giá trị gia tăng cao hơn để đưa các sản phẩm không riêng quế, mang gia vị
Việt vươn tầm quốc tế
2. Kiến nghị:
Vinasamex là thương hiệu của gia vị Việt vươn tầm quốc tế, trong đó “Quế” là sản phẩm
được xuất khẩu nhiều trên các thị trường lớn thành cơng, nhưng nó vẫn mang tính chất truyền
thống, chưa có sự bức phá, thay đổi để phát huy tiềm năng ẩn sâu của sản phẩm. bao gồm cả
thị trường ngắm đến. Vậy nên, những kiến nghị dưới đây mong muốn Vinasamex không chỉ
phát triển ở mức đề ra mà sẽ phát triển toàn diện hơn nữa.
- Với thị trường Canada:
Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào các kênh, phân phối trên thị
trường Canada.
Tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý để tạo nguồn hàng thích hợp với thị trường
Canada.
Đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử trong kinh doanh.
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu.
- Với thị trường các nước khác:
Cần gia tăng giá trị chế biến sâu và đưa vào thị trường những sản phẩm mới. Ví dụ như:
Mật ong hoa quế,..
Tăng cường về marketing, tăng cường quảng bá rộng rãi về sản phẩm.


PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> /> /> /> />


×