Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phan bội châu tư tưởng giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.57 KB, 8 trang )

TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA PHAN BỘI CHÂU
Phan Bội Châu (1867 – 1940) là nhà thơ, nhà văn, nhà cách mạng, nhà giáo có ảnh
hưởng lớn đến sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Nhiều
tác phẩm, tư tưởng của ơng, hiện nay vẫn cịn đầy ắp giá trị trong công cuộc xây
dựng và đổi mới đất nước, trong đó có những tư tưởng về giáo dục. Phan Bội Châu
nhận thức được rằng, giáo dục là khuôn đúc con người, là sinh mệnh của dân, còn
dân là sinh mệnh của nước; sự tồn vong và hưng thịnh của đất nước một phần phụ
thuộc vào sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Ông từng phê
phán thực dân Pháp tiến hành một nền giáo dục lai căng, què quặt, lạc hậu để đồng
hóa nhân dân ta dưới một cái vỏ bọc gọi là “khai hóa” cho dân tộc ta. Từ việc phê
phán nền giáo dục mà thực dân Pháp áp đặt ở nước ta, Phan Bội Châu đã nêu lên
những yêu cầu về một nền giáo dục mới như mục đích, đối tượng, nội dung,
phương pháp như sau.
Mục đích của giáo dục
Theo Phan Bội Châu, giáo dục là trang bị cho con người một tinh thần tự
lập, một ý chí tiến thủ, một tư duy sáng tạo không dựa dẫm vào ai cả. Giáo dục
phải hết sức coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự mình nghĩ,
tự mình làm. Xã hội ngày một phát triển, những điều con người biết thì ít, cịn
những điều con người chưa biết thì lại q nhiều, việc đó địi hỏi chúng ta phải
khơng ngừng học hỏi để hồn thiện mình, để đáp ứng được những yêu cầu của
thực tiễn đặt ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục
suốt đời. Khơng ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi”
Đối tượng giáo dục
Theo Phan Bội Châu, để tạo ra lực lượng để giải phóng con người, giải
phóng dân tộc và phát triển đất nước thì giáo dục là cần thiết đối với tất cả mọi
người, không phân biệt giàu nghèo hay đẳng cấp. Phan Bội Châu cho rằng người ta
sinh ra ai cũng như ai, sỡ dĩ có người thấp, kẻ cao; người sang, người hèn; người
tốt, người xấu nguyên nhân chủ yếu là do khác nhau về phần giáo dục.
Nội dung giáo dục



Ông cho rằng, giáo dục rất cần thiết với mọi người, mọi lúc, mọi nơi, giáo
dục là sinh mệnh của quốc gia. Quốc dân suy đồi là do bụng đói vả óc đói. Đối với
từng cá nhân, giáo dục có vai trị rất quan trọng đối với việc hình thành nhân cách
con người.
Theo Phan Bội Châu giáo dục là vừa về thể xác và vừa về tinh thần, phát
triển toàn diện nhân cách và trí tuệ con người, nâng cao tinh thần dân tộc, lòng yêu
nước cho người dân nhằm làm cho dân trí mở mang, dân khí lớn mạnh, dân quyền
phát đạt. Phan Bội Châu cho rằng: “Vận mệnh nước ta do dân ta nắm giữ” , dân trí
lên cao thì dân quyền được tơn trọng, dân quyền được tơn trọng thì nước mạnh.
Điều đó có nghĩa là, dân trí cao thì nước mạnh, dân trí thấp thì nước yếu.
Phan Bội Châu còn quan tâm đến vấn đề “dưỡng dân” và “giáo dân”. Dưỡng
dân là lo cho dân về phần xác thịt còn Giáo dân là lo cho dân về phần tinh thần. Cả
hai phần này luôn song hành cùng nhau không tách biệt nhau tạo nên sự thống
nhất. Nghĩa là Phan Bội Châu hướng tới việc giáo dục đầy đủ con người hài hòa cả
hai mặt thể chất và tinh thần để tạo ra con người phát triển tồn diện đáp ứng được
u cầu của tình hình đất nước lúc bấy giờ để đạt được mục tiêu đánh đuổi giặc
ngoại xâm, giải phóng dân tộc.
Để chấn hưng giáo dục, ơng đề ra nội dung, chương trình học một cách tồn
diện bao gồm cả các mơn khoa học tự nhiên và xã hội, một nền giáo dục hiện đại
khác xa so với nền giáo dục phong kiến.
Về việc nâng cao tri thức toàn diện theo Phan Bội Châu, nội dung giáo dục
phải vừa đảm bảo tính cơ bản thiết thực, hiện đại, phù hợp với yêu cầu của xã hội,
bồi dưỡng lịng u nước, theo ơng “Thời trước hết phải bồi dưỡng cái giáo dục
thuần khiết như lòng ái quốc, như lịng hợp quần, như lịng cơng ích, thứ nữa phải
cầu cho được trí thức mở mang, như thế nào là rộng đường kinh tế mà lợi ích cho
nhân quần, tất phải mỗi việc mỗi theo đường khoa học mà cầu cho tri thức mỗi
ngày mỗi phát đạt để cho vừa yêu cầu trong xã hội”. . Nghĩa là phải giáo dục con
người cả về kiến thức tự nhiên và kiến thức về xã hội, từ kiến thức về kinh tế, quân
sự, về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp đến những kiến thức về chính trị
xã hội như tư tưởng về nhà nước, pháp luật, tự do, bình đẳng, bác ái.



Song ông cũng không phủ nhận một nền học vấn nho giáo đã trở thành một
bộ phận quan trọng trong nền văn hóa dân tộc.
Đó là ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và tình cảm đạo đức của mỗi người đối
với cộng đồng; là sự hiếu học, coi trọng nhân tài, coi trọng người có học vấn và tơn
sư trọng đạo; là sự tích cực nhập thế, tích cực dấn thân vào các hoạt động xã hội; là
việc coi trọng gia đình, trọng tình nghĩa.
Ơng cho rằng phải tự đổi mới, không chỉ khắc phục những tục lệ lạc hậu mà
còn là sức mạnh để chiến thắng bản thân và chiến thắng kẻ thù. Có tự tân thì mói
có tự cường.
Là một nhà Nho, Phan Bội Châu thấy được mặt hạn chế của Nho giáo chủ
yếu là chú trọng về mặt tư tưởng đạo đức và coi nhẹ những kiến thức tự nhiên, kỹ
thuật và ông đã tiếp cận những yếu tố tích cực từ văn minh phương Tây; đề cao
việc giáo dục con người toàn diện cả đức lẫn tài. Bởi vì người có tài mà khơng có
đức là người vơ dụng, người có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó.
Chính vì vậy, Phan Bội Châu, một mặt, đòi hỏi phải lấy Tây học để tưới tắm,
nhưng mặt khác, ông nhắc nhở, cảnh tỉnh mọi người trong cách tiếp nhận văn minh
của phương Tây, để làm sao khỏi tổn hại đến những giá trị tốt đẹp của dân tộc
mình học hỏi những giá trị tích cực, loại bỏ những cái tiêu cực, không phù hợp, bổ
sung những cái mới đáp ứng yêu cầu của thời đại.
 Chú trọng cả trí dục và đức dục
Ngồi ra tinh thần đổi mới của Phan Bội Châu gồm 6 điểm chính:
+ Đổi mới ý chí thái độ, nâng cao chí tiến thủ
+ Đổi mới cách sống, đổi mới quan hệ, tăng cường tinh thần thương mến, tin
yêu nhau
+ Đổi mới hành động nghề nghiệp
+ Đổi mới tinh thần trách nhiệm đối với dân, nước
+ Đổi mới sự nghiệp công đức
+ Đổi mới nhận thức và đổi mới thực hành, mối quan hệ giữa lẽ sống và cái

chết, trí và hành, danh và lợi,....


Vai trò của giáo dục trong tư tưởng của Phan Bội Châu
Giáo dục là khuôn đúc người
Con người là chủ thể của lịch sử, là yếu tố quyết định mọi sự biến chuyển
trong lịch sử; con người là do giáo dục tạo nên - giáo dục là khuôn đúc người. Do
đó, giáo dục có vai trị quan trọng đối với sinh mệnh của mỗi một con người, mỗi
một đất nước. Giáo dục tạo ra con người cho xã hội. Con người đó phải có đủ
phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội. Chính xã hội đã đặt ra yêu cầu
đối với “khuôn đúc người” của giáo dục.
Phan Bội Châu nhấn mạnh: “Giáo vẫn là dạy, nhưng chẳng những dạy bằng
miệng lưỡi, mà phải dạy bằng tâm thân. Dục vẫn nghĩa là nuôi, nhưng chẳng
những nuôi ở hình thức, mà phải ni đến cả tinh thần”. Như vậy, giáo dục là dẫn
dắt, dạy dỗ, nuôi nấng con người. Vì vậy, đào tạo con người là sứ mệnh của giáo
dục, mọi người dân đều phải có nghĩa vụ học tập; xã hội cần phải có một hệ thống
giáo dục hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu học tập của mọi người dân.
Vai trò của giáo dục là đào tạo ra con người cho quốc dân, cho đất nước;
giáo dục là khn đúc người, khn đúc đó phải phù hợp với lợi ích của quốc dân;
sinh mệnh và tiền đồ của mỗi người dân cũng như của cả đất nước phụ thuộc vào
giáo dục; nền giáo dục phải là của dân, do dân làm chủ, chứ không phải nền giáo
dục nơ lệ; sự nghiệp giáo dục chỉ có thể thành cơng khi sự nghiệp đó là sự nghiệp
của quốc dân.
Giáo dục là gốc gây dựng nền chính trị
Cơng việc chính trị phải do nhân dân quyết định, quyền bính của nước nhà là
của chung toàn dân do nhân dân quyết định. Phan Bội Châu cho rằng: “Bao nhiêu
việc chính trị đều do công chúng quyết định”. Chủ thể của quyền lực là nhân dân,
dân quyền là cơ sở của quốc quyền, dân quyền phải dựa trên cơ sở của dân trí.
“Dân quyền được tơn trọng là do dân trí đã lên cao”. Nền cộng hoà nước Pháp,
nước Mỹ là do dân trí mà có; nền lập hiến của Nhật, Anh, Đức cũng do dân trí mà

ra. Nâng cao dân trí để gia tăng quyền lực của người dân là xu hướng phát triển
khách quan của xã hội. Suy đến cùng, giáo dục đóng vai trị là cơ sở gây dựng nền
chính trị. Khơng có giáo dục thì quần chúng nhân dân không thể làm nên sự nghiệp


lớn. Cái tạo nên tính tự giác trong hoạt động của con người là trình độ hiểu biết.
Hành động con người chỉ được tự do khi con người nhận thức và vận dụng đúng
đắn quy luật khách quan. Con người tham gia vào hoạt động chính trị phải là con
người đã được giác ngộ.
Giáo dục là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho mọi hoạt động của quần chúng
nhân dân đi đến thành cơng. Hoạt động chính trị phải dựa trên cơ sở giáo dục. Điều
này cũng cho thấy rằng, nền chính trị lấy giáo dục làm gốc ln là một nền chính
trị mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc bởi nó ln hướng đến con người và địi hỏi
những giá trị sống đích thực của con người. Chúng ta biết rằng, cái quan trọng của
chính trị là chính quyền của nhà nước, là sự tham gia của nhân dân vào cơng việc
của nhà nước. Trình độ dân trí càng cao thì sự tham gia của nhân dân vào cơng
việc của nhà nước ngày càng nhiều và công hiệu của nó ngày càng lớn. Người mù
chữ thì làm sao tham gia vào cơng việc chính trị được.
Như vậy, giáo dục luôn gắn liền với sinh mệnh của đất nước, sự thịnh suy
của quốc dân. Tất cả mọi sự thành công đều có nguồn cội từ giáo dục, vậy nên tất
cả phải quy cơng vào giáo dục. Chống giặc đói, chống giặc dốt, chống giặc ngoại
xâm là những nhiệm vụ cần thiết trong đường lối hoạt động cứu nước, giải phóng
dân tộc và canh tân đất nước của Phan Bội Châu. Trong đó, chống giặc dốt là cơ
sở. Bởi vì theo Phan Bội Châu, ngu dại thì dẫn đến hèn yếu, và đây chính là lý do
dẫn đến mất nước; “chết bằng óc đói” thảm họa gấp bội lần so với “chết bằng bụng
đói”. Điều này cũng nói lên rằng, giáo dục là gốc gây dựng nền chính trị.
Giáo dục nâng cao dân trí
Trên cơ sở nhận thức rõ vai trị của giáo dục trong việc kiến tạo một nền
chính trị vững chắc và đào tạo nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc và canh tân đất nước, Phan Bội Châu tiếp tục phân tích rõ vai trị

của giáo dục trong việc nâng cao dân trí. “Muốn cho trình độ quốc dân ngày thêm
tiến bộ, thì phải bắt tay lo về đường giáo dục mới được”. Theo Phan Bội Châu,
nâng cao dân trí địi hỏi trước hết phải chú trọng đến quốc dân. Điều này có nghĩa
là phải quan tâm đến đối tượng giáo dục là những người dân; bởi vì, dân là sinh
mệnh của nước, còn giáo dục là sinh mệnh của dân; sự giàu mạnh của đất nước


phụ thuộc vào trình độ học vấn của người dân; dân trí phát đạt thì kinh tế mới được
mở mang, dân trí lên cao thì dân quyền được tơn trọng.
Giáo dục phải chú trọng đến người dân, đặc biệt phải chú trọng binh lính và
phụ nữ. Vì người lính có nhiệm vụ giúp người làm ruộng, người đi buôn, mở đất
dời dân làm cho thế nước thêm mạnh, quyền nước thêm lớn. Nếu khơng giáo dục
chu đáo thì làm sao mà người lính dám bỏ mình vì nước, vì thương yêu đồng bào,
vì gây dựng cơ nghiệp nước nhà ngày một thịnh... Phụ nữ là người có trách nhiệm
làm mẹ tốt, làm vợ hiền, biết việc văn thơ, hay nghề buôn bán, khéo đường dạy dỗ
con em, giúp đỡ quân lính. Mẹ tốt thì sinh được con ngoan, vợ hiền thì giúp được
chồng giỏi.
Phan Bội Châu đã sớm nhận thức được rằng, sử dụng quốc ngữ trong giáo
dục là tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao dân trí. Chuyên trọng về quốc ngữ là để
cho người dân Việt Nam được học bằng chính thứ tiếng của mình, tiếng Việt phải
là ngơn ngữ chính được dùng trong nhà trường. Chun trọng quốc ngữ là nhằm
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, giúp cho người dân ai cũng biết đọc,
biết viết tiếng Việt. Còn tiếng Pháp và tiếng Trung cũng được học trong nhà trường
nhưng đó khơng phải là ngơn ngữ chính. Tư tưởng này đã có tác dụng cổ vũ cho
việc truyền bá chữ quốc ngữ, nâng cao dân trí, thức tỉnh lịng u nước, đồn kết
dân tộc trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và canh tân đất nước.
Giáo dục nâng cao sức mạnh cạnh tranh của dân tộc
Phan Bội Châu cho rằng, trong cạnh tranh, chủng tộc nào mạnh thì được,
yếu thì thua; thích ứng thì tồn tại, khơng thích ứng sẽ bị đào thải; cạnh tranh diễn
ra một cách quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực nhưng trong đó tri thức với kinh tế

ngày càng đóng vai trị quan trọng: “Cuộc cạnh tranh của thế giới hiện nay, tri thức
với kinh tế chiếm phần rất lớn, còn dũng lực chỉ một bộ phận mà thôi”. Tri thức,
kinh tế và dũng lực là các yếu tố làm nên sức mạnh cạnh tranh của dân tộc này với
dân tộc khác, trong các yếu tố đó thì tri thức là yếu tố ở vị trí đầu tiên và đóng vai
trị cốt lõi trong việc nâng cao mức độ và hiệu quả của các yếu tố khác.
Trong cuộc cạnh tranh giữa các dân tộc, dân tộc nào muốn chiến thắng thì
khơng thể trơng cậy vào trí tuệ của một số người mà cơ bản là dựa vào trí tuệ của


tồn dân tộc. Chính vì thế, Phan Bội Châu khun mọi người đoàn kết giúp đỡ
nhau trong việc nâng cao dân trí, chống lại chính sách ngu dân của thực dân Pháp.
Mọi người Việt Nam phải được giáo dục và có trách nhiệm với giáo dục, vì đó là
cách tốt nhất để nâng cao sức mạnh cạnh tranh của toàn thể dân tộc.
Như vậy, giáo dục đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc kiến lập và
nâng cao sức mạnh cạnh tranh của dân tộc. Sức mạnh cạnh tranh của dân tộc, của
đất nước được xác định trước hết và chủ yếu là chất lượng nguồn nhân lực. Chất
lượng nguồn nhân lực bao gồm nhiều yếu tố, nhưng trong đó, trí tuệ là yếu tố quan
trọng nhất. Trí tuệ ngày càng trở thành một lợi thế so sánh có giá trị ngày càng cao
trong quá trình cạnh tranh. Theo xu hướng của cạnh tranh, sức mạnh của tri thức
ngày càng chiếm ưu thế lấn át cả sức mạnh của dũng lực và của cải. Nắm bắt được
xu hướng đó, nên Phan Bội Châu cho rằng: "Chúng ta đương tính cạnh tranh bằng
tâm trí, cần gì cạnh tranh bằng sức"
Giáo dục ngày càng chiếm vị trí ưu trội trong cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa
các dân tộc. Dưới áp lực của cạnh tranh, giáo dục trở thành cơ sở, điều kiện không
thể thiếu được cho sự giàu mạnh và sống cịn của đất nước. Cạnh tranh bằng tâm
trí mà thực chất là cạnh tranh trong giáo dục sẽ giúp cho trí tuệ của chúng ta năng
động hơn, óc ta no hơn, não chất ta dày hơn, mắt ta sáng hơn, tai ta tỏ hơn. Từ đó
sẽ có được tư duy sáng tạo, nó sẽ trở thành hành trang. chiến lược quan trọng của
chúng ta trên bước đường hội nhập quốc tế. Sáng tạo là động lực mạnh mẽ nhất
của sự phát triển, là linh hồn của sự đổi mới. Phát huy tốt nhất tiềm năng và khả

năng sáng tạo của người Việt Nam là mục tiêu của nền giáo dục nước ta hiện nay.

Tóm lại, như đã phân tích ở trên, ta thấy Phan Bội Châu rất coi trọng đến
việc giáo dục trên nhiều phương diện, ông cũng đề cao việc học hỏi những điều
hay văn minh phương Tây hay từ những nước phát triển trong cùng khu vực như
Nhật, Trung nhưng trên tinh thần chọn lọc và phát triển. Bên cạnh đó, ơng địi hỏi
việc giáo dục con người phải đảm bảo được cả về mặt tài và đức vẹn tồn khơng


được thiếu sót mặt nào, có như vậy mới đào tạo ra được con người tốt cho xã hội,
cho sự nghiệp đấu tranh vì hịa bình, độc lập của dân tộc. Hơn thế nữa ông cũng
không quên nhắc nhở về việc thường xuyên trau dồi truyền thống yêu nước, tinh
thần đoàn kết trong mỗi con người.



×