Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

nghiên cứu về sự rối loạn tâm lý dẫn đến những hành vi đạo đức của học sinh tuổi bậc thcs tại trường thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.26 KB, 41 trang )

Nghiên cứu về sự rối loạn tâm lý dẫn đến những hành vi đạo đức của học sinh tuổi bậc THCS tại trường THCS
…………….

MỤC LỤC
NỘI DUNG
I. MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
4. Giả thuyết nghiên cứu
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu

TRANG
4
4
4
5
5
5

II. NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận để nghiên cứu thực trạng của sự rối loạn tâm
lý tuổi trung học cơ sở dẫn đến sự lệch chuẩn về đạo đức và giải pháp
ngăn ngừa.
1.1/ Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.2/ Các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.3/ Các mối quan hệ, các tác động gây nên sự rối loạn tâm lý trong
tuổi trung học cơ sở
Tiểu kết chương 1
Chương 2: Thực trạng vấn đề “rối loạn tâm lý” ở lứa tuổi học sinh


THCS tại trường THCS Trần Phú và các giải pháp giúp ngăn ngừa
hành vi đạo đức tiêu cực trong học sinh.
2.1/ Khái quát vài nét về trường THCS Trần Phú, huyện Đức Trọng,
tỉnh Lâm Đồng
2.2/ Thực trạng vấn đề “rối loạn tâm lý” ở lứa tuổi học sinh THCS tại
trường THCS Trần Phú và các giải pháp ngăn ngừa hành vi đạo đức
tiêu cực trong học sinh
2.2.1/ Tổ chức điều tra
2.2.2/ Phân tích kết quả
Tiểu kết chương 2
Chương 3: Hậu quả của sự “ rối loạn tâm lý” và sự cần thiết phải có
các giải pháp định hướng giúp học sinh trường THCS Trần Phú phát
triển nhân cách đúng hướng, nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức
3.1/ Tổ chức điều tra
3.2/ Phân tích kết quả
Tiểu kết chương 3
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
4.1/ Đánh giá bản chất của sự “ rối loạn tâm lý” tuổi học sinh bậc
THCS tại trường THCS Trần Phú
4.2/ Giá trị của những giải pháp giúp học sinh Trần Phú kiểm soát sự
rối loạn tâm lý, tránh hành vi đạo đức tiêu cực
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị

6
6
6
8
8

9
9
10

17
18

28
28
28
29

30
30
31
1

GV hướng dẫn: cô Lê Thị Minh Hiệp

Tác giả đề tài: Trần Thảo Sương


Nghiên cứu về sự rối loạn tâm lý dẫn đến những hành vi đạo đức của học sinh tuổi bậc THCS tại trường THCS
…………….

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài, em đã nhận được sự động
viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của quý thầy giáo, cô giáo, các bạn học sinh và
gia đình.
Em xin chân thành cảm ơn: Hội đồng thẩm định khoa học phòng giáo dục và đào tạo

huyện Đức Trọng đã tạo điều kiện, góp ý xây dựng để hoàn thiện cho đề tài của em.
Cảm ơn Ban giám hiệu trường THCS Trần Phú, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Em xin chân thành cảm ơn Cô Lê Thị Minh Hiệp – GV Tổng phụ trách trường THCS
Trần Phú, người đã tận tâm hướng dẫn đề tài, bồi dưỡng kiến thức, phương pháp
nghiên cứu và trực tiếp giúp đỡ, động viên em hoàn thành đề tài này.
Đồng thời, em xin trân trọng cảm ơn toàn thể hội đồng sư phạm trường THCS Trần
Phú ( các thầy cô giáo, nhân viên của trường), Chi đoàn, chi hội thanh niên, liên đội,
thư viện trường và các bạn học sinh của trường đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, nhiệt
tình cộng tác hồn thành phiếu trưng cầu ý kiến; cung cấp thơng tin, số liệu và tạo điều
kiện thuận lợi cho em trong q trình nghiên cứu thực tế để hồn thành đề tài.
Em xin cảm ơn Hợp tác xã Nam Sơn, huyện Đức Trọng đã tạo điều kiện cho em được
trải nghiệm thực tế, được phỏng vấn trực tiếp các vấn đề liên quan hỗ trợ minh chứng
cho đề tài. Cảm ơn thư viện huyện Đức Trọng đã tạo điều kiện cung cấp tư liệu tham
khảo.
Mặc dù đã nỗ lực cố gắng trong quá trình nghiên cứu, nhưng đây là đề tài hành vi đầu
tiên trong những đề tài khoa học mà chúng em đã nghiên cứu tại trường. Do vậy,
không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em kính mong nhận được những góp ý,
chỉ dẫn của thầy cơ và các bạn học sinh.
Đức Trọng, tháng 12 năm 2015

Tác giả đề tài: Trần Thảo Sương

2
GV hướng dẫn: cô Lê Thị Minh Hiệp

Tác giả đề tài: Trần Thảo Sương


Nghiên cứu về sự rối loạn tâm lý dẫn đến những hành vi đạo đức của học sinh tuổi bậc THCS tại trường THCS
…………….


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Để bước đến cánh cửa của cuộc đời, mỗi chúng ta cần trải qua lứa tuổi học sinh
từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đến các trường chuyên
nghiệp. Trong quá trình học tập và rèn luyện qua từng bậc học để trưởng thành, đồng
thời sẽ trải qua từng giai đoạn phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi. Có thể nói giai đoạn
lứa tuổi trung học cơ sở là có nhiều thay đổi nhất, có nhiều biểu hiện “ rối loạn tâm lý
” dễ dẫn đến những hành vi đạo đức tiêu cực.
Đạo đức học sinh đang bị xã hội đánh giá là xuống cấp. Đạo đức học sinh thiếu chuẩn
mực sẽ là mầm mống làm mất đi các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
ở những thế hệ tương lai. Các nhóm giải pháp giúp định hướng cho lứa tuổi trung học
cơ sở phát triển nhân cách tốt là nền tảng giáo dục các giá trị sống cho học sinh.
Là học sinh của trường THCS Trần Phú, em thấy các bạn có rất nhiều thay đổi, diễn
biến tâm lý vào từng thời điểm trong năm học, có những hành vi vượt quá giới hạn cho
phép, đôi khi hành động của các bạn đã để lại hậu quả xấu cho bản thân, cho gia đình,
nhà trường và những người xung quanh. Làm mất nhiều thời gian công sức của thầy cô
để giáo dục, dạy dỗ.
Xuất phát từ những lý do trên, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Nghiên cứu về sự rối
loạn tâm lý dẫn đến những hành vi đạo đức tiêu cực của học sinh tuổi bậc trung học cơ
sở tại trường THCS Trần Phú huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng” để đi sâu tìm hiểu
nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích: Đưa ra những kết luận về bản chất của sự rối loạn
tâm lý trong lứa tuổi THCS. Đồng thời đưa ra những giải pháp giáo dục, định hướng
phát triển nhân cách học sinh đúng mực; ngăn ngừa những vi phạm, tránh những hành
vi đạo đức tiêu cực trong học sinh của trường THCS Trần Phú.
Đề tài được em thực hiện theo trình tự sau:
1. Hình thành ý tưởng, tìm đọc những tài liệu liên quan đến đề tài
2. Xây dựng đề cương, hình thành hướng đi cho đề tài
3. Lập bảng khảo sát, trưng cầu ý kiến cá nhân
4. Tổng hợp, phân tích số liệu thu được từ phiếu khảo sát.

5. Nghiên cứu, tìm hiểu sâu về bản chất tuổi học sinh trung học cơ sở tại trường THCS
Trần Phú và giải pháp ngăn ngừa những hành vi đạo đức tiêu cực.
6. Kết quả nghiên cứu đề tài
7. Kết luận và khuyến nghị cho đề tài
Ứng dụng của nghiên cứu:
1. Giúp học sinh nhận thức rõ hơn về bản chất đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THCS
2. Hạn chế các hành vi đạo đức tiêu cực trong học sinh.
3. Giúp cho các tổ chức Đoàn – Hội – Đội của nhà trường nâng cao vai trò trong việc
tổ chức các hoạt động tập thể phong phú, đa dạng, hiệu quả đáp ứng nhu cầu của học
sinh.
4. Góp phần nâng chất lượng hạnh kiểm trong học sinh của trường THCS Trần Phú.

3
GV hướng dẫn: cô Lê Thị Minh Hiệp

Tác giả đề tài: Trần Thảo Sương


Nghiên cứu về sự rối loạn tâm lý dẫn đến những hành vi đạo đức của học sinh tuổi bậc THCS tại trường THCS
…………….

I. MỞ ĐẦU:
1/ Lý do chọn đề tài:
Để bước đến cánh cửa của cuộc đời, mỗi chúng ta cần trải qua lứa tuổi học sinh từ
mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đến các trường chuyên
nghiệp. Trong quá trình học tập và rèn luyện qua từng bậc học để trưởng thành, mỗi
chúng ta đồng thời sẽ trải qua từng giai đoạn phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi. Có thể
nói giai đoạn lứa tuổi trung học cơ sở là có nhiều thay đổi nhất, có nhiều biểu hiện “
rối loạn tâm lý” dễ dẫn đến những hành vi đạo đức tiêu cực.
Tại sao có giai đoạn thay đổi này?

- Xét về góc độ sinh học: Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi,
được vào học trường trung học cơ sở (từ lớp 6 - 9). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt
và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của học sinh vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ
tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như:
Tuổi rối loạn tâm lý, Tuổi nổi loạn, Tuổi dở dở ương ương, tuổi bất trị, tuổi khủng
hoảng …
- Em thấy các bạn ở trường có nhiều biểu hiện “ rối loạn tâm lý”. Một số bạn học sinh
bắt đầu có những biểu hiện khác nhau như thay đổi tâm tính, trở chứng, thích làm
ngược lại với những điều cha mẹ dạy bảo, sao nhãng việc học hành, ham chơi, thường
tụ tập bạn đi xem phim 3D hay nghiện chơi game… Em muốn giúp các bạn nhận thức
đúng về độ tuổi thay đổi tâm sinh lý của mình, để tránh khơng sa vào những việc xấu,
gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân các bạn và người thân?
2. Mục đích nghiên cứu:
- Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên, giúp cho các bạn
học sinh biết đánh gia đúng giá trị của bản thân, biết tôn trọng cái đúng và làm theo cái
đúng.
- Đưa ra các giải pháp để gia đình, nhà trường và xã hội cùng quan tâm giáo dục tốt
thế hệ măng non của đất nước, áp dụng các biện pháp phù hợp để giúp các bạn học
sinh trường THCS Trần Phú ổn định tâm lý và tự rèn luyện bản thân mình trở thành
những học sinh ngoan, có nhân cách tốt, có trách nhiệm với bản thân và gia đình, xã
hội.
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài:
3.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Đề tài tìm hiểu về sự rối loạn tâm lý của lứa
tuổi trung học cơ sở dẫn đến những hành vi đạo đức tiêu cực trong học sinh và các
nhóm giải pháp ngăn ngừa các hành vi sai.
3.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu được triển khai tại trường THCS
Trần Phú - huyện Đức Trọng - tỉnh Lâm Đồng.
3.3. Giới hạn về khách thể khảo sát: Đề tài được khảo sát trên các khách thể gồm: Giáo
viên, nhân viên của trường THCS trần Phú; học sinh khối lớp 6, 7, 8, 9 đó là 6A1,
7A3, 8A4, 9A4 trong đó có lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể, các thành

viên khác của lớp.
Kết quả mong muốn:
- Em mong muốn mình sẽ tìm ra cách giúp các bạn nhận thức được những việc làm
đúng và sai trái ở độ tuổi này, từ đó biết làm theo cái đúng, loại bỏ cái sai..
- Tổ chức các hoạt động thu hút đông đảo các bạn học sinh tham gia như: Chủ động
đến với các câu lạc bộ “ Tư vấn tâm lý học đường”, “ Rèn kỹ năng sống” và các hoạt
động khác,… Nhờ hoạt động câu lạc bộ, rèn kỹ năng, các bạn sẽ nhận thức được hành
vi tốt của người khác và của bản thân mình; đồng thời qua đó làm phát triển một số kỹ
4
GV hướng dẫn: cô Lê Thị Minh Hiệp

Tác giả đề tài: Trần Thảo Sương


Nghiên cứu về sự rối loạn tâm lý dẫn đến những hành vi đạo đức của học sinh tuổi bậc THCS tại trường THCS
…………….

năng như kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát hành vi của bản thân và của bạn, làm
phong phú thêm những biểu tượng về nhân cách sống tốt.
4. Giả thuyết nghiên cứu:
Học sinh trung học cơ sở (tuổi 11 – 15) là lứa tuổi có nhiều xáo trộn tâm sinh lý nhất.
Học sinh trung học cơ sở Trần Phú cũng không ngoại lệ. Theo đà phát triển của xã hội
và tác động của thế giới xung quanh mà học sinh trường THCS Trần Phú có nhiều
hành động vượt ra khỏi phạm vi chuẩn đạo đức. Một bộ phận khơng nhỏ học sinh đã
khơng tự kiểm sốt được bản thân, vi phạm nghiêm trọng nội quy, để lại hậu quả cho
bản thân và người khác ( ham chơi bỏ học, đánh nhau bị kỉ luật …..). Giáo viên chủ
nhiệm, giáo viên bộ môn bị áp lực về chất lượng nên cịn nặng về chun mơn dạy, ít
có thời gian quan tâm giáo dục kỹ năng sống, tâm lý lứa tuổi. Việc tổ chức các hoạt
động, sinh hoạt tập thể của Đoàn – Hội – Đội trong trường có nhiều kết quả đáng
khích lệ. Tuy nhiên, nội dung, hình thức và cách thức tổ chức của một số hoạt động

giáo dục kỹ năng, giáo dục nhân cách, giáo dục giá trị sống chưa nhiều còn manh mún,
chưa thu hút được học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực.
Nếu đề tài nghiên cứu chỉ ra được thực trạng và đề xuất được các giải pháp ( khuyến
nghị) phù hợp với điều kiện và đặc điểm của trường thì hiệu quả của việc giáo dục
định hướng tốt cho học sinh tuổi THCS phát triển nhân cách tốt tránh những hành vi
đạo đức tiêu cực trong học sinh trường Trần Phú; góp phần nâng cao kết quả hạnh
kiểm của học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1. Xác định cơ sở lý luận về tác động của sự “ rối loạn tâm lý” tuổi học trò dẫn đến
những hành vi đạo đức tiêu cực trong học sinh THCS Trần Phú.
5.2. Khảo sát đánh giá thực trạng về những biểu hiện, hậu quả của sự rối loạn tâm lý
tuổi trung học cơ sở.
5.3. Tìm hiểu lợi ích của các nhóm giải pháp giúp học sinh trường Trần Phú huyện
Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng có nhận thức, có định hướng tốt để hồn thiện nhân cách
đúng chuẩn mực.
6. Phương pháp nghiên cứu:
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu lý luận, phân tích, tổng hợp,
hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đề tài.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi;
quan sát, trao đổi, phỏng vấn thực tế đối tượng học sinh, tham khảo ý kiến chuyên gia,
thầy cô giáo.
6.3. Phương pháp bổ trợ: Thống kê toán học để xử lý số liệu thu được; quay clip làm
minh chứng.

5
GV hướng dẫn: cô Lê Thị Minh Hiệp

Tác giả đề tài: Trần Thảo Sương



Nghiên cứu về sự rối loạn tâm lý dẫn đến những hành vi đạo đức của học sinh tuổi bậc THCS tại trường THCS
…………….

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢN CHẤT SỰ “RỐI I LOẠN TÂM LÝ” CỦA HỌC
SINH THCS VÀ GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA HÀNH VI ĐẠO ĐỨC TIÊU CỰC
1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
Trong giai đoạn phát triển nhanh, mạnh của đất nước hiện nay, song song với sự tiến
bộ xã hội sẽ khơng tránh khỏi những mặt trái của nó tác động đến con người, trong đó
có lứa tuổi trung học cơ sở. Nếu học sinh khơng được gia đình, nhà trường, xã hội
quan tâm giáo dục, định hướng phát triển nhân cách đúng chuẩn mực thì rất dễ vướng
vào những hành vi sai trái, đạo đức tiêu cực gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân và
gây phiền đến mọi người xung quanh. Học sinh rơi vào tình trạng: Gây bạo lực học
đường, học tập sa sút, hạnh kiểm yếu kém, nghiện game…
Chính vì vậy, việc quan tâm, định hướng các giải pháp hợp lý để giáo dục học sinh
ngăn chặn các tai tệ nạn học đường đã được bộ giáo dục và các cơ quan chức năng
triển khai thường xuyên, đã cho ra đời phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”; thực hiện quy chế phối hợp giữa công an và giáo dục trong công
tác giáo dục học sinh.
Qua tìm hiểu em nhận thấy, các bạn học sinh trong trường THCS Trần Phú hiện nay
đã có nhiều thay đổi tiến bộ về mặt hạnh kiểm, giảm thiểu được các vấn đề bạo lực học
đường.
1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
1.2.1. Bản chất:
Bản chất và hiện tượng là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ
nghĩa Mác-Lênin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa cái Bản chất là phạm trù chỉ sự tổng
hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật,
quy định sự vận động và phát triển của sự vật với Hiện tượng là phạm trù chỉ sự biểu

hiện ra bên ngoài của bản chất
1.2.2. Rối loạn tâm lý:
Là những thay đổi về hình thể, về tâm lý, có những biểu hiện xáo trộn về tâm sinh lý.
Các biểu hiện dễ thấy nhất của căn bệnh rối loạn tâm lý là biếng ăn, mất ngủ, mệt mỏi,
dễ cáu gắt, lo âu, học tập giảm sút…
1.2.3. Đạo đức:
Là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề tốt-xấu, hơn nữa
xem như là đúng-sai, được sử dụng trong 3 phạm vi: Lương tâm con người, hệ thống
phép tắc đạo đức và đơi lúc cịn được gọi giá trị đạo đức;
1.2.4. Tiêu cực:
Là hành vi không lành mạnh có ảnh hưởng khơng tốt đối với qúa trình phát triển của
xã hội.
1.2.5. Kỹ năng sống:
Có nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng sống, nhưng nó có điểm chung về bản chất
của các khái niệm đó là:
- Theo bách khoa toàn thư: Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có
được thơng qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những
vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người.
6
GV hướng dẫn: cô Lê Thị Minh Hiệp

Tác giả đề tài: Trần Thảo Sương


Nghiên cứu về sự rối loạn tâm lý dẫn đến những hành vi đạo đức của học sinh tuổi bậc THCS tại trường THCS
…………….

- Theo tổ chức y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thích
nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu
và thách thức của cuộc sống hàng ngày"

- Trong giáo dục tiểu học và giáo dục trung học, kỹ năng sống có thể là một tập hợp
những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại
hóa
Từ những phân tích trên, em có thể khái quát Kỹ năng sống là tập hợp nhiều kỹ năng
tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ
sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân
nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Kỹ năng sống là những kỹ
năng thuộc về tính cách, khơng mang tính chun mơn, nhưng lại cực kỳ cần thiết
trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh, mọi lứa tuổi.
*10 nhóm kỹ năng sống cần thiết cho khối THCS:
2.5.1. Kỹ năng tự phục vụ bản thân
2.5.2. Kỹ năng lập mục tiêu cuộc đời
2.5.3. Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
2.5.4. Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
2.5.5. Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân
2.5.6. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
2.5.7. Kỹ năng hợp tác và chia sẻ
2.5.8. Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông
2.5.9. Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống
2.5.10. Kỹ năng đánh giá người khác
1.2.6. Giá trị sống:
Giá trị cuộc sống ( hay giá trị sống) là những điều chúng ta cho là quý giá, là quan
trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người. Giá trị sống trở thành động lực
để người ta nỗ lực phấn đấu để có được nó.
Giá trị sống mang tính cá nhân, không phải giá trị sống của mọi người đều giống nhau.
Có người cho rằng "tiền bạc là trên hết". Có người cho rằng tình yêu thương mới là
điều quý giá nhất trên đời. Có người coi trọng lịng trung thực, sự bình n…
*12 giá trị sống: Hạnh phúc, tơn trọng, u thương, trung thực, trách nhiệm, giản dị,
hịa bình, khiêm tốn, tự do, khoa dung, đoàn kết, hợp tác.
1.2.7. Học sinh trung học cơ sở:

Trung học cơ sở là một bậc học trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam và hầu hết các
quốc gia trên thế giới hiện nay còn được gọi là cấp II, trên Tiểu học và dưới Trung học
phổ thông.
Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi, các em được vào học ở
trường trung học cơ sở (từ lớp 6 - 9). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan
trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang
tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá
độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”, “ rối loạn tâm lý”...
- Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi
thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) tạo nên nội
dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: Thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo
đức… của thời kỳ này.
7
GV hướng dẫn: cô Lê Thị Minh Hiệp

Tác giả đề tài: Trần Thảo Sương


Nghiên cứu về sự rối loạn tâm lý dẫn đến những hành vi đạo đức của học sinh tuổi bậc THCS tại trường THCS
…………….

- Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”,
điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống,
hoạt động…của các em. Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về
mức độ phát triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn - điều này do hoàn cảnh
sống, hoạt động khác nhau của các em tạo nên.
1.3. Các mối quan hệ, các tác động gây nên sự rối loạn tâm lý trong tuổi trung học cơ
sở:
-Học sinh THCS là tuổi bước vào những mối quan hệ xã hội rộng hơn. Ở trường thì có
bạn bè cùng trường, bạn khác trường, bạn cùng tuổi bạn khác tuổi. Ở trong gia đình, có

anh chị em, bạn bè hàng xóm. Ngoại xã hội các bạn cũng bắt đầu có những người bạn
quen bei61t khi giao tiếp, tham gia các hoạt động xã hội.
-rất nhiều mối quan hệ như vậy, các bạn sẽ mở rộng được tầm hiểu biết, năng động
hơn, mạnh dạn hơn. Nhưng nếu trong các mối quan hệ mà các bạn gặp phải những
người bạn khơng tốt, có hành động lơi kéo vào những việc làm sai trái thì dễ có nguy
cơ vi phạm các hành vi đạo đức tiêu cực.
*Tiểu kết chương 1: Căn cứ vào những hiện tượng trong thực tế đã thấy tại trường
THCS Trần Phú, những hậu quả mà các bạn học sinh phải gánh chịu như: Bị đưa ra
Hội đồng kỷ luật ở mức “ đuổi học 1 năm”, Đánh bạn quay clip tung lên mạng bị kỷ
luật mức đình trì học 1 năm, khơng được thi tốt nghiệp lớp 9, học sinh dùng chất gây
nghiệp bị công an xử lý. Căn cứ vào những thơng tin có được từ các phương tiện thông
tin đại chúng, qua nghiên cứu sách, tài liệu và từ kiến thức đã tích lũy trong những
năm học THCS. Từ những thực tế trên, em mong muốn có thể tác động 1 phần nào đó
làm thay đổi cách suy nghĩ của các bạn học sinh trường THCS Trần Phú, cùng với tổ
chức Đoàn – Hội – Đội và thầy cô giúp hỗ trợ các bạn có định hướng để rèn luyện
nhân cách tốt, gắn với mục tiêu thực hiện tốt phong trào “ Trường học thân thiện – học
sinh tích cực”. Với tất cả những cơ sở đó, em mạnh dạn nghiên cứu về đề tài “
NGHIÊN CỨU VỀ SỰ “RỐI LOẠN TÂM LÝ” DẪN ĐẾN NHỮNG HÀNH VI
ĐẠO ĐỨC TIÊU CỰC CỦA HỌC SINH TUỔI BẬC THCS TẠI TRƯỜNG
THCS TRẦN PHÚ, HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG”

8
GV hướng dẫn: cô Lê Thị Minh Hiệp

Tác giả đề tài: Trần Thảo Sương


Nghiên cứu về sự rối loạn tâm lý dẫn đến những hành vi đạo đức của học sinh tuổi bậc THCS tại trường THCS
…………….


Chương 2
THỰC TRẠNG SỰ “RỐI LOẠN TÂM LÝ” DẪN ĐẾN
NHỮNG HÀNH VI ĐẠO ĐỨC TIÊU CỰC CỦA HỌC SINH TUỔI BẬC THCS
TẠI TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ, HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG”
1. Khái quát vài nét cơ bản về trường THCS Trần Phú huyện Đức Trọng tỉnh Lâm
Đồng:
Trường THCS Trần Phú đóng tại trung tâm của thị trấn Liên Nghĩa – là 1 trong 3
trường THCS của thị trấn. Ba năm trở lại đây trường tuyển sinh đầu cấp số lượng học
sinh của truồng tiểu học Kim Đồng và tiểu học Dân lập Trung Sơn.
Trường THCS Trần Phú được thành lập – tách ra từ trường phổ thông cơ sở Tùng
Nghĩa A theo quyết định số 371/QĐ – TCUB ngày 23/8/1988. Khi mới thành lập
trường có 12 lớp với 450 học sinh, học tập trung trong 8 phịng học đóng ván và xây
cấp 4. Qua 27 năm phát triển quy mô của trường luôn đứng tốp đâu của huyện tương
xứng cùng với sự phát triển của địa phương, có những năm trường có 38 lớp với gần
2000 học sinh.
Năm học 2015 – 2016: Về đội ngũ, toàn trường có 59 cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Trong đó – chi bộ: 25; Ban giám hiệu: 03; Tổng phụ trách: 01; Giáo viên giảng dạy: 51
( 100% đạt chuẩn), nhân viên: 07. Về học sinh: Tồn trường có gần 1000 học sinh
( học sinh giảm do trường khơng cịn tuyển sinh học sinh trường Nguyễn Bá Ngọc,
Nam Sơn vì là địa bàn do trường Nguyễn Trãi tuyển sinh) với 25 lớp ( khối 6: 5 lớp;
khối 7: 7 lớp; khối 8: 6 lớp, khối 9: 7 lớp)
Về cơ sở vật chất – kỹ thuật trường học: Với sự quan tâm đầu tư của lãnh đạo Sở
GD&ĐT Lâm Đồng, Phòng GD-ĐT Đức Trọng, lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp
và sự hỗ trợp, đóng góp của cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân, trên diện tích
11.500 m2 trường đã được đầu tư xây dựng 23 phòng học, 8 phòng bộ môn kiên cố với
nhiều trang thiết bị dạy học hiện đại và các cơng trình phục vụ hoạt động dạy và học,
sân chơi, bãi tập, bồn hoa cây xanh hợp lý tạo cảnh quan sư phạm xanh – sạch – đẹp,
đáp ứng yêu cầu dạy học và nâng cao chất lượng theo hướng đổi mới phương pháp.
Trong những năm gần đây trường đã được đầu tư hoàn thiện về cơ sở vật chất – kỹ
thuật hiện đại do việc dạy và học. Tuy nhiên, hiện nay trường chưa có khu hành chính,

các phịng đồn thể đang làm việc ghép.
Mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn, nhưng trong hai năm học vừa qua trường THCS Trần
Phú đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng giáo dục năm sau tăng hơn
năm trước. Thành tích các cuộc thi đáng được khen ngợi: Năm học 2013 – 2014, có 01
học sinh đạt giải nhất cấp quốc gia thi giao thông thông minh qua mạng, 01 học sinh
trong số 04 học sinh tòan tỉnh được tham dự liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên tại Hà
Nội, đạt giải nhất thi “ Hiểu biết pháp luật cấp tỉnh” phần hùng biện, Liên đội được
tỉnh đoàn tặng bằng khen. Năm học 2014 – 2015, trường có 7 học sinh trong số 8 học
sinh dự thi, đạt học sinh giỏi cấp tỉnh các mơn văn hóa; Liên đội vinh dự là 01 trong 2
trường THCS được Hội đồng đội huyện Đức Trọng tặng cờ thi đua. Ngay trong đầu
năm học 2015 – 2016, trường đã khởi sắc với các thành tích: Đạt giải nhất thi chưng
bày gian hàng lồng trung thu, tuyên truyền viên bảo vệ môi trường, môn Aerobic trong
HKPĐ cấp huyện.
9
GV hướng dẫn: cô Lê Thị Minh Hiệp

Tác giả đề tài: Trần Thảo Sương


Nghiên cứu về sự rối loạn tâm lý dẫn đến những hành vi đạo đức của học sinh tuổi bậc THCS tại trường THCS
…………….

Song song với kết quả học tập, đánh gía hạnh kiểm cũng có nhiều chuyển biến tiến bộ,
năm học 2014 – 2015, khơng có học sinh bị xếp loại hạnh kiểm Yếu, giảm về hạnh
kiểm trung bình, khơng có học sinh bị kỷ luật. Học sinh ngoan hơn, rèn luyện nhân
cách tốt hơn nhưng vẫn cịn có những nguy cơ tiềm ẩn mà thầy cô không thể chủ quan.
Nhà trường luôn đặt vấn đề giáo dục đạo đức học sinh ngang tầm với dạy kiến thức.
Với mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, Đoàn – Hội – Đội được xem là có tầm
ảnh hưởng lớn đến học sinh, là chiếc cầu nối đưa học sinh đến với các hoạt động tập
thể, vận dụng các kiến thức đã học vào các sân chơi trí tuệ, sân chơi vận động bổ ích.

Đối với trường THCS Trần Phú những năm gần đây, việc tổ chức các hoạt động tập
thể, sân chơi thu hút học sinh không phải là việc khó nhưng cái khó là đạt đến được
điều lý tưởng trong việc giáo dục mới là đích đến và khó đạt được. Đó chính là làm
sao để mỗi ngày đến trường của học sinh khơng có điều mâu thuẫn, không gây gổ
nhau, không tụ tập gây rối, không trốn học, không tự gây hại bản thân …. Không bị
lệch chuẩn đạo đức. Muốn vậy, Đoàn – Hội – Đội phải khai thác và thực hiện triệt để
phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”.
2. Thực trạng về sự rối loạn tâm lý trong học sinh trường THCS Trần Phú huyện Đức
Trọng tỉnh Lâm Đồng:
Vấn đề tổng quan cần hiểu: Tuổi mới lớn nghĩ gì? Muốn gì?
Cuốn sách “ Tìm hiểu tuổi mới lớn, tác giả Minh Tuyền biên soạn, nhà xuất bản phụ
nữ phát hành năm 1996 đã nói rõ: Người mới lớn ln ln nghĩ mình đang là người
lớn, học cách của người lớn và làm những gì người lớn cấm họ làm.
Người mới lớn thường có tật ương bướng, hay chống lệnh, vì họ nghĩ họ phải hành xử
cái quyền của người lớn và khơng thích ai sai khiến, vì “ bị sai khiến” là bị lép vế. Vì
thế đa số người mới lớn bị gán tiếng xấu là lì lợm, cứng đầu. Thực ra họ luôn luôn
muốn tuân phục nhưng cái “ ta” của họ bùng lên to và cao quá nên họ phải chứng tỏ
mình đang “ lớn bằng” người khác.
Khi có cảm tưởng mình đang là người lớn, họ có quyền tự xoay trở, tự quyết định, nói
chung, đó là quyền tự trị. Họ khơng muốn ai hơn mình về lý luận nên sẵn sàng cãi đến
cùng để tranh phần thắng. Đó là sự hiếu thắng. Họ khơng muốn ai qua mặt mình, dù
chỉ là một hành động cử chỉ nhỏ nhặt cũng đủ làm họ nổi nóng, gây gổ. Đó là sự hiếu
chiến. Ở họ, hình như khơng có sự hiếu hịa. Hiếu hịa đồng nghĩa với nhu nhược, lép
vế. Hiếu hòa là phản bội lại cái “ ta” muốn vươn lên tự cao, tự đại. Do đó người mới
lớn dễ bộp chộp, đi đến sai lầm. Sự nóng giận hầu như có sẵn trong cái cơ thể đang
hừng hực lửa. Cơ thể hừng hực lửa là kết quả của các cuộc “ cách mạng” liên tiếp xảy
ra trong suốt tiến trình biến một đứa trẻ chín, mười tuổi, thành một thiếu niên, thiếu
nữ. Họ đang ở tuổi “dạy thì”, đang đón nhận rất nhiều cuộc bùng nổ đủ hợp thành một
cuộc tổng tiến công vũ bão. Từ đó, người ta nói họ là những người có bầu mau nóng
( nhiệt huyết). Nếu khơng có sự chỉ đạo đúng đắn, họ dễ mắc sai lầm nguy hiểm.

Nằm trong độ tuổi THCS – tuổi có nhiều xáo trộn tâm lý, học sinh trường THCS Trần
Phú cũng phải đi theo quy luật tự nhiên của sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi. Để
trưởng thành học sinh THCS phải trải qua thời kỳ quá độ, trẻ con sang người lớn và
giai đoạn này tạo nên sự phát triển đặc thù về mọi mặt: Phát triển thể chất, trí lực, đạo
đức, xã hội …Nhìn chung, độ tuổi này của chúng em diễn ra sự hình thành những cấu
tạo mới về chất, xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành do kết quả của sự
biến đổi cơ thề, của sự tự ý thức, của kiểu quan hệ với người lớn và bạn bè, của những
hứng thú hoạt động nhận thức. Sự phát triển của lứa tuổi này được phản ánh đúng như
10
GV hướng dẫn: cô Lê Thị Minh Hiệp

Tác giả đề tài: Trần Thảo Sương


Nghiên cứu về sự rối loạn tâm lý dẫn đến những hành vi đạo đức của học sinh tuổi bậc THCS tại trường THCS
…………….

những tên gọi khác nhau: Thời kỳ qua độ, tuổi khó khăn, tuổi khủng hoảng, tuổi dậy
thì, tuổi bất trị, tuổi “ rối loạn tâm lý” ….
Từ những biểu hiện thực tế trong trường cho thấy: Học sinh có rất nhiều biểu hiện
khác nhau khi phát triển tâm sinh lý nhưng nếu có biểu hiện thái quá thì sẽ mang lại
hậu quả khơn lường. Bởi vậy, rất cần có những bàn tay nâng đỡ, định hướng, kéo về
những hành vi vượt rào chuẩn đạo đức.
Qua quan sát thực tế trong trường, em nhận thấy: Hiện tượng học sinh vi phạm nội
quy, hút thuốc lá, phá hỏng bàn ghế ngồi ở trong lớp, nói dối bố mẹ, thầy cơ, cúp học,
cãi lới thầy cơ … vẫn có ở một bộ phận học sinh. Có bạn cịn có biểu hiện gây gổ, xích
mích đánh nhau mà nguyên nhân rất đơn giản như: Lên facebook chọc nhau một câu,
một cái nhìn thiếu thiện cảm, một câu nói bâng quơ thậm chí chỉ là nghe bạn nào đó
nói bạn kia nói xấu mình hoặc đi ngang qua vơ tình va chạm vai nhau ...
Vậy, tại sao một số bạn lại có những biểu hiện và hành vi như vậy? Nguyên nhân là do

thiếu kỹ năng sống, thiếu sự định hướng đúng cách để rèn luyện đạo đức?
2.1. Tổ chức điều tra:
Để tìm hiểu thực trạng về sự rối loạn tâm lý trong học sinh và giải pháp ngăn chặn
hành vi đạo đức tiêu cực trong học sinh trường THCS Trần Phú huyện Đức Trọng tỉnh
Lâm Đồng. Bản thân tác giả đã tìm hiểu, quan sát, trao đổi và khảo sát ý kiến của 52
giáo viên, nhân viên và 151 học sinh các khối lớp 6, 7, 8, 9 của trường. Trong đó có 44
giao viên và nhân viên nữ, 8 giáo viên và nhân viên nam, 77 học sinh nam và 74 học
sinh nữ. Từ đó rút ra những nhận xét chung về thực trạng vấn đề nghiên cứu.
*Mục đích khảo sát:
- Tìm hiểu về sự rối loạn tâm lý, các biểu hiện tâm lý lứa tuổi của học sinh trong nhà
trường.
- Tìm hiểu thực trạng các biểu hiện hành vi đạo đức tiêu cực của học sinh trong trường
khi không có sự định hướng tỉ mỉ, chặt chẽ từ gia đình, nhà trường, xã hội về nhân
cách tốt.
- Đưa ra các giải pháp giáo dục để điều chỉnh sự rối loạn tâm lý và ngăn chặn những
hành vi đạo đức tiêu cực trong học sinh THCS Trần Phú.
*Nội dung khảo sát:
- Nội dung phiếu trưng cầu ý kiến: Tìm hiểu nhận thức về mức độ, suy nghĩ, thái độ
của những biểu hiện sự nổi loại tuổi THCS (đánh giá của giáo viên, nhân viên và học
sinh)
- Hậu quả của các hành vi đạo đức tiêu cực.
- Cách nhìn nhận của thầy cô, nhân viên, học sinh trong nhà trường về các giải pháp
giáo dục để điều chỉnh sự rối loạn tâm lý và ngăn chặn những hành vi đạo đức tiêu cực
trong học sinh THCS Trần Phú.
*Xử lý kết quả:
- Dựa trên số liệu điều tra đã có, tác giả đã sử dụng phương pháp tóan học (tính số
lượng và tỉ lệ %) để qua đó phân tích, đánh giá kết quả; sử dụng cách vẽ biểu đồ để mô
tả các số liệu:
2.2. Phân tích kết quả:
Bảng 2.1: Thực trạng về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở tại trường

THCS Trần Phú:
Đối tượng

Nổi loạn

Trong

Bất trị

Trưởng thành

11
GV hướng dẫn: cô Lê Thị Minh Hiệp

Tác giả đề tài: Trần Thảo Sương


Nghiên cứu về sự rối loạn tâm lý dẫn đến những hành vi đạo đức của học sinh tuổi bậc THCS tại trường THCS
…………….

Giáo viên, nhân viên

12%

quá trình
phát triển
71%

HS khối 6


18%

72%

3%

7%

HS khối 7

26%

63%

3%

8%

HS khối 8

12%

61%

0%

0%

HS khối 9


32%

60%

0%

8%

Trung bình
5 đối tượng

20%

65%

4%

6%

9%

8%

Biểu đồ 2.1: Thực trạng về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở
tại trường THCS Trần Phú
Nhận xét: Qua bảng số liệu 2.1 và biểu đồ 2.1 cho thấy: Học sinh tuổi trung học cơ sở
là giai đoạn đang phát triển về mọi mặt, tâm sinh lý có nhiều thay đổi. Tâm lý của độ
tuổi THCS gắn liền với những thay đổi quan trọng trong tính tình thỉnh thoảng được
gọi là những sự thay đổi tính khí. Những thay đổi về nhận thức, tình cảm và thái độ là
đặc điểm của thiếu niên, thường diễn ra trong giai đoạn này, và điều này có thể là một

nguyên nhân của sự xung đột ở một mặt và mặt khác là sự phát triển nhân cách tích
cực.
Đây là giai đoạn đột phá về tâm sinh lý trong cuộc đời một con người khi sự phát triển
nhận thức diễn ra nhanh chóng và các tư tưởng, ý tưởng và khái niệm được phát triển
trong giai đoạn này ảnh hưởng lớn tới cuộc sống tương lai của người đó, đóng một vai
trị quan trọng trong việc hình thành nhân cách và tính nết.
Qua khảo sát cho thấy, một bộ phận học sinh có biểu hiện rối loạn tâm lý, 20% là con
số phải quan tâm bởi trong trường chỉ cần một bạn học sinh cá biệt là ảnh hưởng rất
12
GV hướng dẫn: cô Lê Thị Minh Hiệp

Tác giả đề tài: Trần Thảo Sương


Nghiên cứu về sự rối loạn tâm lý dẫn đến những hành vi đạo đức của học sinh tuổi bậc THCS tại trường THCS
…………….

nhiều đến gíao viên và học sinh. Thông số về sự rối loạn tâm lý ở các khối vượt trội
nhất là khối 9 với tỉ lệ 32%; rõ ràng khối 9 tuổi lớn thì càng có biểu hiện muốn khẳng
định bản thân rõ hơn hay lớn hơn trong độ tuổi bạn chín chắn hơn, đưa ra ý kiến xác
đáng hơn. Khối 8: Biết nhận thức, biết suy nghĩ nên né tránh vấn đề đúng với bản tính
độ tuổi nhưng điều đó càng cho thấy học sinh khối 8 có nhiều vấn đề tiềm ẩn và các
bạn cũng khơng đủ tự tin khẳng định là mình trưởng thành ( tỉ lệ 0%)
Trạng thái bất trị ở học sinh là có, điều đó cho thấy những hành vi thiếu chuẩn mực,
tính cách khó bảo là lý do mà trong trường học có những học sinh các biệt. Thơng số
cho thấy các thầy cô giáo, nhân viên đánh giá với tỉ lệ nhiều hơn học sinh tự đánh giá.
Điều này cho thấy, thầy cô đánh giá khách quan hơn học sinh nói về mình và cũng có
thể là thầy cơ khắt khe hơn đối với học sinh.
Mặt khác, vẫn có 6% thầy cô, nhân viên và học sinh cho rằng tuổi trung học cơ sở là
tuổi trường thành. Đồng nghĩa với việc là tuổi trung học cơ sở đúng là giai đoạn đang

học làm người lớn, có những hành vi giống như người lớn.
Bảng 2.2: Những biểu hiện hành vi thường gặp ở học sinh trung học cơ sở Trần
Phú:
Đối tượng

Trầm lặng

Thích gây hấn

Vui vẻ

49%

Tinh thần bất
an
17%

Giáo viên, nhân viên

4%

HS khối 6

7%

8%

10%

75%


HS khối 7

3%

14%

11%

72%

HS khối 8

10%

0%

10%

80%

HS khối 9

12%

12%

6%

70%


Trung bình
5 đối tượng

7%

20%

11%

65%

30%

13
GV hướng dẫn: cô Lê Thị Minh Hiệp

Tác giả đề tài: Trần Thảo Sương


Nghiên cứu về sự rối loạn tâm lý dẫn đến những hành vi đạo đức của học sinh tuổi bậc THCS tại trường THCS
…………….

100%
90%
80%
70%
60%

Vui vẻ


50%

Tinh thần bất an

40%

Thích gây hấn

30%

Trầm lặng

20%
10%
0%
Giáo viên,
nhân viên

HS khối 6

HS khối 7

HS khối 8

HS khối 9

Biểu đồ 2.2:

Những biểu hiện hành vi thường gặp ở học sinh trung học cơ sở Trần Phú

Nhận xét: Qua bảng số liệu 2.2 và biểu đồ 2.2 cho thấy: Học sinh THCS có biểu hiện
tính cách khá vui vẻ, chiếm tỉ lệ 65%; rõ ràng là lứa tuổi THCS vui nhộn hơn lứa tuổi
THPT, các bạn thích chạy, nhảy, cười đùa nhiều hơn. So sánh số liệu giữa thầy cô,
nhân viên và học sinh giữ các khối cho thấy vấn đề tiềm ẩn đang thể hiện rõ: Khối 8
đánh giá là ta vui vẻ nhất, sẽ có 2 chiều hướng xảy ra – Một là, Khối 8 thấy vui với
những điều tinh quái mình gây ra cho người khác. Người lớn và những người xung
quanh càng đau đầu, khó chịu thì càng thú vị; Hai là, tâm lý bất ổn định, cố tình che
đậy bản chất bên trong của mình, khơng muốn người khác hiểu rõ mình, biết góc khuất
của bản thân.
Một kết quả mà cả thầy cô, nhân viên và học sinh đều xác nhận là học sinh trung học
cơ sở có biểu hiện bất an, 11% khơng phải là ít, rõ ràng là có thái độ vui đó, buồn đó,
đang rất ồn ào bỗng lặng im, chỉ một tác động rất nhỏ từ bạn bè, người lớn đã làm các
bạn phải suy nghĩ, lo lắng rất nhiều. Thơng số 6% từ phía học sinh khối 9 cho thấy các
bạn lớn hơn sẽ có thêm nhiều kỹ năng sống hơn, sự lo lắng sẽ giảm xuống.
Mặt khác vẫn cịn có 27% những đối tượng được hỏi cho rằng học sinh THCS có biểu
hiện “ Trầm lặng”, “ Thích gây hấn” càng khẳng định tuổi THCS có tâm lý rối loạn,
không ổn định, khủng hoảng. Hay do không nhận được sự định hướng giáo dục tốt từ
phía gia đình, nhà trường và xã hội? Cũng có thể do các bạn chưa tìm được chân giá trị
cuộc sống.

Bảng 2.3: Cách hành xử của học sinh THCS đối với những yêu cầu của người
lớn:
Khối

Luôn vâng

Luôn cãi lại

Đôi khi cãi


Buộc phải

14
GV hướng dẫn: cô Lê Thị Minh Hiệp

Tác giả đề tài: Trần Thảo Sương


Nghiên cứu về sự rối loạn tâm lý dẫn đến những hành vi đạo đức của học sinh tuổi bậc THCS tại trường THCS
…………….

HS khối 6

lời
58%

2%

lại
32%

vâng lời
8%

HS khối 7

61%

0%


25%

14%

HS khối 8

39%

3%

41%

17%

HS khối 9

29%

9%

45%

17%

Trung bình 4 khối

47%

4%


36%

14%

100%
90%
80%
70%
60%

Buộc phải vâng lời

50%

Đơi khi cãi lại

40%

Luôn cãi lại
Luôn vâng lời

30%
20%
10%
0%
HS khối 6

HS khối 7

HS khối 8


HS khối 9

Trung bình
4 khối

Biểu đồ 2.3:
Cách hành xử của học sinh THCS đối với những yêu cầu của người lớn:
Nhận xét: Qua bảng số liệu 2.3 và biểu đồ 2.3 cho thấy rằng: Có 47% học sinh nhận
thấy mình ln vâng lời bố mẹ, Trong đó khối 6,7 chiếm tỉ lệ cao nhất. Có lẽ khối 6,7
đang cịn có phần dư âm của tuổi tiểu học, vẫn cịn đang có khn khổ chấp nhận sự
kiểm sốt của bố mẹ, gia đình.
Học sinh THCS có biểu hiện hay cãi lời bố mẹ khá phổ biến, chiếm tỉ lệ 36%, xảy ra ở
khối 8,9 với tỉ lệ gấp đôi. Cho thấy tuổi 13 đến 15 các bạn học sinh càng muốn thốt ra
khỏi sự kiểm sốt của bố mẹ, thích làm theo ý mình để khẳng định mình đã lớn. Một
điều tỉ lệ thuận với hay cãi lời là buộc phải vâng lời bố mẹ, nhiều nhất vẫn là khối 8,9
chiếm tỉ lệ 17% ( trong khi tỉ lệ trung bình 4 khối là 14%)
Bảng 2.4: Các biểu hiện của sự rối loạn tâm lý tuổi trung học cơ sở, tổng hợp cho
học sinh cả bốn khối:
Biểu hiện
Đánh nhau

Đúng
42%

Đúng một phần
41%

Không đúng
17%


15
GV hướng dẫn: cô Lê Thị Minh Hiệp

Tác giả đề tài: Trần Thảo Sương


Nghiên cứu về sự rối loạn tâm lý dẫn đến những hành vi đạo đức của học sinh tuổi bậc THCS tại trường THCS
…………….

Yêu sớm
Cãi lời người lớn
Tụ tập gây rối
Sa sút học tập
Có hành động tự gây hại bản thân
Bỏ nhà đi
Hút thuốc, uống rượu
Tham gia vào trang mạng xấu

28%
26%
39%
38%
28%
16%
34%
25%

52%
50%

45%
17%
41%
29%
39%
34%

20%
24%
16%
14%
31%
55%
27%
41%

Nhận xét: Qua bảng số liệu 2.4 cho thấy rằng, nhiều ý kiến trái chiều đang xảy ra.
Như vậy trong tuổi trung học cơ sở các bạn có nhiều thay đổi lớn về tâm sinh lý nhưng
không phải biểu hiện nào cũng xấu. Nhiều mặt tốt, đáng yêu cần được ghi nhận như:
Năng động, sáng tạo, vượt trội hơn thế hệ trước khá nhiều. Bên cạnh đó, các bạn cũng
đều thừa nhận tất cả những hành vi xấu đâu đó vẫn đang xảy ra trong lứa tuổi học sinh
THCS. Tất cả đều có: Đánh nhau, yêu sớm, cãi lời, tụ tập gây rối, hút thuốc, uống
rượu. Chỉ số lớn nhất là hành vi “ Tụ tập gây rối” – 39%, tiếp đến là sa sút học tập –
38%. Điều ít xảy ra là bỏ nhà đi, quả thật bạn nào phải bỏ nhà đi coi như là chọn ngã
rẽ cuộc đời cho mình rồi. Nếu gia đình, nhà trường kịp thời ngăn chặn, giáo dục đúng
cách thì mới đưa được các bạn ấy trở lại trạng thái ổn định, không sa đà.
Bảng 2.5: Các biểu hiện của sự rối loạn tâm lý tuổi trung học cơ sở, tổng hợp cho
giáo viên và nhân viên của trường:
Biểu hiện
Đánh nhau

Yêu sớm
Cãi lại người lớn
Tụ tập nhóm gây rối
Sa sút về học tập
Có hành động tự gây hại bản thân
Bỏ nhà đi bụi
Hút thuốc, uống rượu
Tham gia vào các trang mạng xấu

Đúng
10%
25%
21%
19%
31%
2%
4%
10%
10%

Đúng một phần
82%
72%
79%
77%
69%
69%
77%
79%
83%


Không đúng
8%
3%
0%
4%
0%
29%
19%
11%
7%

Nhận xét: Qua bảng số liệu 2.5, thầy cô đã đánh giá các biểu hiện gây rối, tiêu cực
trong học sinh trung học cơ sở đều có xảy ra nhưng không phải luôn xảy ra và không
phải ở tất cả học sinh. Thầy cô và nhân viên đã xác nhận đúng là có biểu hiệm đánh
nhau ( tỉ lệ 10%) – thông tin khảo sát ở năm học 2015 – 2016 đã đã cho thấy tình hình
bạo lực học đường của trường đã giảm và dần ổn định. Con số 25% yêu sớm đồng
nghĩa với việc là hiện nay tâm sinh lý lứa tuổi phát triển sớm hơn trước đây.
*So sánh số liệu giữa bảng 2.4 và bảng 2.5 thì những đánh giá của những bạn học sinh
về những biểu hiện hành vi rối loạn tâm lý rõ nét hơn, đúng với bản chất của học sinh
THCS hơn, các bạn thấy những biểu hiện: Đánh nhau, yêu sớm, cãi lại người lớn, tụ
tập gây rối, sa sút học tập, có hành động tự gây hại bản thân,
Bảng 2.6: Hậu quả của những hành vi đạo đức tiêu cực khi học sinh rơi vào trạng
thái rối loạn tâm lý:
16
GV hướng dẫn: cô Lê Thị Minh Hiệp

Tác giả đề tài: Trần Thảo Sương



Nghiên cứu về sự rối loạn tâm lý dẫn đến những hành vi đạo đức của học sinh tuổi bậc THCS tại trường THCS
…………….

Hậu quả

Đúng

Đúng một
phần

Ảnh
hưởng
đến
bản
thân
học
sinh

Kết quả học tập, rèn luyện sa sút

50%

38%

Không
đúng
15%

Tự ti bản thân


28%

49%

22%

Trầm cảm, liều lĩnh

34%

37%

27%

Dễ bị kẻ xấu lơi kéo

44%

33%

23%

Ảnh
hưởng
đến gia
đình
học
sinh
Ảnh
hưởng

đến
nhà
trường

Khơng đạt kỳ vọng của bố mẹ

49%

38%

15%

Bố mẹ, người thân lo lắng

47%

27%

20%

Là tấm gương không tốt

48%

29%

27%

Ảnh hưởng đến việc dạy và học


52%

35%

16%

Xảy ra mâu thuẫn, bạo lực học đường

52%

33%

15%

Sự xuống cấp đạo đức học sinh

50%

38%

18%

Ảnh
hưởng
đến xã
hội

Vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội

41%


30%

25%

Ảnh hưởng đến truyền thống đạo đức
dân tộc

44%

35%

22%

Nhận xét: Qua bảng số liệu 2.6, phần lớn ý kiến đánh giá là khi học sinh THCS rối
loạn tâm lý sẽ dẫn đến những hành vi đạo đức tiêu cực gây ra nhiều hậu quả cho bản
thân học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội. Những con số cho thấy, hậu quả để lại
cho nhà trường và kết quả học tập rèn luyện của học sinh là ảnh hưởng lớn nhất.
*Tiểu kết chương 2: Qua kết quả điều tra, lấy ý kiến từ phía giáo viên, nhân viên và
học sinh của trường THCS Trần Phú, tác giả đề tài đã đánh giá được tuổi thiếu niên là
giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi, các bạn được vào học ở trường trung học cơ
sở (từ lớp 6 - 9). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ
phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và
được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ“, “tuổi khó bảo“,
“tuổi khủng hoảng “, “tuổi bất trị “...- Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn
tinh thần, các bạn đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao
hơn (người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát
triển: Thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này. Ở lứa tuổi thiếu niên có sự
tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự
phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống, hoạt động…của các bạn học

sinh THCS.
17
GV hướng dẫn: cô Lê Thị Minh Hiệp

Tác giả đề tài: Trần Thảo Sương


Nghiên cứu về sự rối loạn tâm lý dẫn đến những hành vi đạo đức của học sinh tuổi bậc THCS tại trường THCS
…………….

Khi có tác động từ bên ngịai, những ảnh hưởng không tốt dễ làm xáo trộn tâm lý mà
bản thân các bạn lại thiếu kỹ năng sống nhất là kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc,
kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn cuộc sống. Từ đó dễ dẫn đến những hành vi cãi
lời người lớn, gây rối, đánh nhau… và để lại những hậu quả đáng tiếc cho bản thân,
gia đình, nhà trường và xã hội. Bởi vậy cần có giải pháp để điều chỉnh, ngăn chặn,
giảm thiểu những điều xấu.
Chương 3
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ RỐI LOẠN TÂM LÝ TUỔI THCS VÀ GIẢI
PHÁP NGĂN CHẶN HÀNH VI ĐẠO ĐỨC TIÊU CỰC
TRONG HỌC SINH THCS TRẦN PHÚ
1. Đặc điểm phát triển tâm lý ở trẻ vị thành niên (tuổi THCS) về hai mặt: Biến đổi
sinh lý, thay đổi tâm lý.
1.1. Sự biến đổi sinh lý: Sự phát triển cơ thể của thiếu niên có những biến đổi căn bản.
Sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẽ nhưng không đồng đều. Sự trưởng
thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trong nhất của sự phát triển cơ thể của tuổi thiếu
niên. Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động và cơ thế của các bạn học sinh bắt đầu xuất
hiện những dấu hiệu phụ khiến ta có thể cảm nhận thiếu niên đó đang ở độ tuổi đậy
thì.
Hoạt động thần kinh cấp cao có những đặc điểm riêng: Giai đoạn này hưng phấn mạnh
và lan tỏa nhanh nên các bạn sẽ khó tập trung dẫn đến các bạn có những hành vi dư

thừa và dễ xúc động, khó làm chủ cảm xúc của mình.
1.2. Sự thay đổi về tâm lý:
1.2.1.Dựa trên nên tảng sinh học:
*Đối với bạn nam: Bước vào tuổi dậy thì, dưới tác dụng của các hoocmon kích tố thể
vàng và kích tố nang trứng do tuyến yên tiết ra, làm cho các tế bào kẽ nằm giữa các
ống sinh tinh trong tinh hoàn tiết ra hoocmon sinh dục nam, đó là testosteron.
Testosteron có tác dụng gây những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì nam.
*Đối với bạn nữ: Estrogen có các tác dụng làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục
nữ thứ phát. Nếu rối loạn bài tiết estrogen sẽ gây rối loạn sự phát triển cơ thể, đặc biệt
vào tuổi dậy thì và rối loạn chức năng sinh dục và sinh sản ở nữ giới. Hormone tuyến
giáp kiểm soát sự trao đổi chất…
Ở độ tuổi này các bạn đã bắt đầu có những tình cảm đầu đời với những bạn khác giới.
1.2.2. Dựa trên nền tảng xã hội:
- Hoạt động của các bạn học sinh ngày càng phong phú và phức tạp hơn nên vai trò xã
hội và hứng thú xã hội của các bạn học sinh không chỉ mở rộng về số lượng. Ở các bạn
ngày càng xuất hiện nhiều các vai trò quan trọng của người lớn và họ thực hiện các vai
trị đó ngày càng có tính độc lập và tinh thần trách nhiệm hơn.
- Vị thế của thiếu niên trong xã hội: Thiếu niên có những quyền hạn và trách nhiệm xã
hội lớn hơn so với học sinh tiểu học: 14 tuổi các bạn được làm chứng minh thư. Cùng
với học tập, học sinh THCS tham gia nhiều hoạt động xã hội phong phú. Cụ thể: Giúp
đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có cơng với cách mạng; tham gia các hoạt
động tập thể chống tệ nạn xã hội; làm tình nguyện viên; vệ sinh trường lớp, đường
phố... Điều này giúp cho các bạn học sinh ở lứa tuổi này mơ rộng các quan hệ xã hội,
kinh nghiệm sống thêm phong phú, ý thức xã hội được nâng cao.
2. Nguyên nhân dẫn đến sự rối loạn tâm lý tuổi THCS:
18
GV hướng dẫn: cô Lê Thị Minh Hiệp

Tác giả đề tài: Trần Thảo Sương



Nghiên cứu về sự rối loạn tâm lý dẫn đến những hành vi đạo đức của học sinh tuổi bậc THCS tại trường THCS
…………….

- Tuổi thiếu niên là tuổi hình thành thế giới lí tưởng, niềm tin đạo đức, những phán
đoán giá trị,... nếu các bạn hoạt động hoặc làm theo sự chỉ dẫn trực tiếp của người lớn.
( giáo viên, ba mẹ,người thân trong gia đình ...), hoặc do ảnh hưởng của những kích
thích của tình cảm, rung động ngẫu nhiên của mình thì hoạt động của thiếu niên đã có
thay đổi cơ bản. Nhưng cũng có những kinh nghiệm và khái niệm về đạo đức của một
số bạn được hình thành một cách tự phát, ngồi sự hướng dẫn của giáo dục, do ảnh
hưởng cả việc hiểu không đúng về các sự kiện, phim ảnh, sách báo và do các bạn bè
xấu lôi kéo,... Do vậy, các bạn có thế có những ngộ nhận, có những nguyên tắc sai
lệch, hoặc cũng có khi các bạn lại hiểu phiến diện, khơng chính xác về một số khái
niệm đạo đức, phẩm chất riêng biệt của một số cá nhân,... chính vì vậy, các bạn đã
phát triển ở mình những nét tiêu cực.
- Tuổi THCS rất là nhạy cảm nên bạo lực gia đình sẽ hủy hoại tâm hồn các bạn vì các
bạn cứ phải chứng kiến cảnh người mẹ bị đánh đập, những điều thấy được này nảy
sinh tư tưởng sợ hãi, khiến cho các bạn học kém. Dễ có hành động bạo lực trong nhà
trường hay tâm tính thụ động. Khơng ít bạn đã bỏ nhà đi: Lúc đầu chỉ là bỏ nhà đến
nhà bạn ở, nếu gia đình kịp thời giáo dục giúp nhận thức đúng thì mọi chuyện sẽ bình
ổn bằng ngược lại sẽ ngày càng nghiêm trọng và đi bụi bỏ học là sớm xảy ra. Có một tỉ
lệ nho nhỏ trong số bạn đi bụi là học sinh giỏi, con ngoan nhưng do bất mãn với gia
đình vì một lí do nào đó do ba mẹ cãi nhau, li dị và thiếu thốn tình cảm gia đình của bố
mẹ hay bố mẹ thực thi quyền lực quá cứng nhắc, các bạn bị đối xử thô bạo và thiếu
công bằng nên làm cho các bạn bị tổn thương bỏ đi lang thang, bỏ học, có bạn trở nên
lầm lì, ít nói, có bạn lại trở nên bướng bỉnh, cãi lại, có bạn sẵn sàng bỏ nhà đi bụi,… và
trở thành một đứa trẻ hư hỏng. Và trong số các bạn bỏ nhà đi cũng bao gồm các thành
phần khác: Cá biệt, phạm pháp hay ra đời sớm,…
2.1. Tổ chức điều tra:
*Mục đích khảo sát:

- Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự rối loạn tâm lý của học sinh THCS trong nhà
trường.
- Từ kết quả khảo sát, đề ra những giải pháp, khuyến nghị phù hợp để nâng cao hiệu
quả giáo dục toàn diện, ngăn chặn biểu hiện hành vi đạo đức tiêu cực và thúc đẩy tổ
chức Đoàn – Hội – Đội tăng cường các hoạt động rèn kỹ năng sống, giáo dục giá trị
sống, tư vấn tâm lý cho học sinh.
*Nội dung khảo sát:
- Nội dung phiếu trưng cầu ý kiến:
+ Đánh giá của gíao viên, nhân viên, học sinh của trường về “ Thái độ của thầy cô,
phụ huynh đối với học sinh THCS như thế nào?”
+ Đánh giá của gíao viên, nhân viên, học sinh của trường về hậu quả của những hành
vi đạo đức tiêu cực trong học sinh THCS.
+ Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự nổi loại tuổi THCS (đánh giá của giáo viên, nhân
viên và học sinh)
+ Các giải pháp điều chỉnh sự rối loạn tâm lý có hiệu quả và ngăn chặn các hành vi
đạo đức tiêu cực.
*Xử lý kết quả:
- Dựa trên số liệu điều tra đã có, tác giả đã sử dụng phương pháp tóan học (tính số
lượng và tỉ lệ %) để qua đó phân tích, đánh giá kết quả; sử dụng cách vẽ biểu đồ để mơ
tả các số liệu.
2.2. Phân tích kết quả:
19
GV hướng dẫn: cô Lê Thị Minh Hiệp

Tác giả đề tài: Trần Thảo Sương


Nghiên cứu về sự rối loạn tâm lý dẫn đến những hành vi đạo đức của học sinh tuổi bậc THCS tại trường THCS
…………….


Bảng 3.1: Nguyên gây ra sự rối loạn tâm lý tuổi học sinh bậc THCS tại trường
THCS Trần Phú:
Nguyên nhân

Đúng

Đúng một
phần

Nguyên Sự thay đổi tâm sinh lý sớm
nhân từ
bản
Thích khẳng định mình là người lớn
thân
học
Tuổi trẻ thiếu kỹ năng sống
sinh
Do định hướng cách sống chưa đúng đắn

45%

37%

Không
đúng
18%

31%

41%


28%

35%

40%

25%

36%

40%

20%

Nguyên Thiếu sự quan tâm giáo dục từ nhỏ
nhân từ
gia
Gia đình giáo dục khơng đúng cách
đình
học
Thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình
sinh

47%

35%

23%


45%

32%

23%

49%

38%

18%

Chứng kiến bạo hành dẫn đến tâm lý nổi
loạn

45%

33%

15%

Khơng thường xun rèn kỹ năng sống

37%

42%

29%

Ít hoạt động chun sâu về giáo dục tâm lý


30%

40%

29%

Thiếu hoạt động giúp cân bằng tâm lý

37%

33%

27%

Sự bùng nổ thông tin

38%

38%

23%

Ảnh hưởng của phim, game trực tuyến
bạo lực
Thiếu sân chơi bổ ích, mang tính giáo
dục

42%


41%

18%

55%

27%

18%

Nguyên
nhân từ
MTGD
trong
trường
học
Nguyên
nhân từ
MTGD
xã hội

Nhận xét: Qua bảng số liệu 3.1 cho thấy: Một điểm tâm lí phổ biến ở độ tuổi dậy thì là
“ muốn làm người lớn và tự coi mình là người lớn”. Đơi lúc các bạn cảm thấy thất
vọng, ấm ức vì “ hình như” cha mẹ các bạn chưa nhận thấy các bạn “ đã lớn”, vẫn coi
bạn là một đứa trẻ con bé bỏng.
Thích khẳng định mình là người lớn. Khi có “ cảm tưởng” mình đang là người lớn, các
bạn có quyền xoay trở, tự quyết định, nói chung đó là quyền tự trị. Các bạn khơng
muốn ai hơn các bạn về lí luận nên sẵn sàng cãi đến cùng để tranh phần thắng. Đó là
sự hiếu thắng, các bạn khơng muốn ai qua mặt mình, dù chỉ là một hành động cử chỉ
nhỏ nhặt cũng đủ làm các bạn nổi nóng, gây gỗ. Đó là sự hiếu chiến. Ở các bạn, hình

như khơng có sự hiếu hịa. Vì các bạn nghĩ hiếu hịa là đồng nghĩa với nhu nhược và
chịu lép vế.
20
GV hướng dẫn: cô Lê Thị Minh Hiệp

Tác giả đề tài: Trần Thảo Sương



×