Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ GIÁO DỤC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH DÂN TỘC THÁI BẬC THCS Ở THỊ TRẤN ………..

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 54 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành đề tài,chúng em đã nhận được sự
giúp đỡ,động viên và tạo điều kiện thuận lợi của quý thầy giáo,cô giáo trường THCS
Nguyễn Trãi,Thầy Hồng Sỹ Hịa phó phịng giáo dục Đức Trọng, ơng Phạm Ngọc
Tiến trưởng phịng dân tộc Huyện Đức Trọng, Cụ bà Vòng Hà Mai người cao tuổi ở
tổ 27 Thị Trấn Liên Nghĩa, các ông, bà là tổ trưởng tổ dân phố 7,9,21,27,28,32 đã
đưa chúng em đi điều tra khảo sát, đại diện câu lạc bộ dân tộc Thái tại Thị Trấn Liên
Nghĩa đã cung cấp cho chúng em những hình ảnh, tư liệu về dân tộc Thái, các bạn
học sinh trường THCS Nguyễn Trãi,THCS Trần Phú,THCS Lê Hồng Phong Thị trấn
Liên Nghĩa và gia đình.
Chúng em xin cảm ơn cơ Phạm Thị Lài phó hiệu trưởng trường THCS Nguyễn
Trãi đã hướng dẫn, giúp đỡ, động viên chúng em trong q trình chúng em nghiên
cứu, hồn thành đề tài này.
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành đề tài khơng tránh khỏi những thiếu
sót.Chúng em kính mong được đón nhận những ý kiến đóng góp của quý thầy giáo,
cô giáo, ban giám khảo cuộc thi.
Xin trân trọng cảm ơn

1


1. Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ GIÁO DỤC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
CHO HỌC SINH DÂN TỘC THÁI BẬC THCS Ở THỊ TRẤN ………..
2. Tóm tắt kết quả nghiên cứu:
2.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng của gia đình, nhà
trường và của cả xã hội. Bởi khi có vốn văn hóa truyền thống, học sinh sẽ có nền tảng vững vàng
để phát triển bền vững trong tương lai. Tuy nhiên hiện nay vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa
các dân tộc thiểu số đang gặp rất nhiều khó khăn do sự thay đổi về khơng gian văn hóa và vấn đề
phát triển kinh tế-xã hội. Điều đó dẫn đến nguy cơ làm mai một bản sắc văn hóa các dân tộc


thiểu số, tạo nên nhiều phức tạp về mặt xã hội, đặc biệt là vấn đề phát triển xã hội bền vững.
Trong thực tế, vấn đề giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh ở các bậc học đã
được triển khai trong các trường học nhưng nhỏ lẻ và không thường xuyên. Theo nghiên
cứu sơ bộ, chúng em thấy khá nhiều học sinh thiếu hiểu biết về di sản và đang xa rời những
giá trị văn hóa truyền thống. Vấn đề này đã làm cho họ thiếu nền tảng văn hóa để hội nhập
và phát triển.
Là những học sinh dân tộc Thái, chúng em tự đặt ra các câu hỏi:
- Văn hóa truyền thống của dân tộc Thái đang tồn tại và phát triển như thế nào ở Thị
trấn Liên Nghĩa?
- Bằng cách nào để bảo tồn được bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Thị trấn Liên
Nghĩa?
- Cần phải làm gì để giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc Thái cho học sinh dân tộc
Thái tại Thị trấn Liên Nghĩa?
2.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của đề tài này là trên cơ sở thực trạng vốn văn hóa truyền thống dân tộc Thái
của học sinh dân tộc Thái bậc THCS tại Thị trấn Liên Nghĩa để có cơ sở khoa học cho việc
đề xuất giải pháp giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc Thái cho học sinh dân tộc Thái bậc
THCS tại địa bàn này.
Chúng em mong muốn sẽ có những đóng góp nhỏ nhưng cần thiết để cộng đồng dân
tộc Thái, các cơ quan chức năng cũng như các trường học có cơ sở khoa học để bảo tồn văn
hóa Thái, đặc biệt là vấn đề giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh dân tộc Thái trong
điều kiện xã hội hiện đại.
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu:

2


- Đánh giá thực trạng vốn văn hóa truyền thống dân tộc Thái của học sinh dân tộc
Thái bậc THCS tại Thị trấn Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng).
- Đánh giá thực trạng giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc Thái đối với học sinh bậc

THCS Thị trấn Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng).
- Đề xuất giải pháp tăng cường giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc Thái cho với
học sinh bậc THCS Thị trấn Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng).
2.4. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Khơng có điều kiện đi sâu nghiên cứu văn hóa truyền thống của dân tộc Thái nên với
đề tài này, chúng em xác định đối tượng nghiên cứu là vấn đề giáo dục văn hóa truyền
thống dân tộc Thái cho học sinh dân tộc Thái bậc THCS ở Thị trấn Liên Nghĩa.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là địa bàn có đồng bào Thái sinh sống và các trường
THCS có học sinh dân tộc Thái như trường THCS Nguyễn Trãi, THCS Lê Hồng Phong và
THCS Trần Phú của Thị Trấn Liên Nghĩa.
2.5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
5.1. Cách tiếp cận: Để tiến hành nghiên cứ đề tài này, chúng em chọn cách tiếp cận
lịch sử, tiếp cận hệ thống và tiếp cận thực tiễn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu của đề tài
chúng em chọn các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tài liệu;
phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp điền dã và phương pháp chuyên gia.
2.6. Kế hoạch nghiên cứu:
Chúng em xây dựng kế hoạch nghiên cứu bao gồm: Xây dựng thuyết minh đề cương
nghiên cứu, tổ chức điền dã, xây dựng phiếu khảo sát, phiếu phỏng vấn, tổ chức phát phiếu
khảo sát, lấy ý kiến phỏng vấn, xử lý số liệu khảo sát, vẽ biểu đồ, phân tích, bàn luận, viết
báo cáo kết quả nghiên cứu.
2.7. Kết quả nghiên cứu:
2.7.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài: Chúng em đề cập
đến một số cơng trình, tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài. Những tài liệu, cơng trình
trên dù tiếp cận vấn đề có khác nhau nhưng đã gợi ý và giúp chúng em kế thừa được nhiều
vấn đề để chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài.
Trong phạm vi đề tài này, chúng em chỉ điểm qua những vấn đề chung nhất về người
Thái ở Thị trấn Liên Nghĩa (Đức Trọng).
Về cơ sở lý luận, chúng em đề cập đến: Khái niệm văn hóa; khái niệm di sản và văn hóa
truyền thống; chức năng của văn hóa và Giáo dục văn hóa truyền thống.

2.7.2. Thực trạng về vốn văn hóa truyền thống của học sinh dân tộc Thái:
Qua nghiên cứu, chúng em nhận định:

3


- Học sinh dân tộc Thái cơ bản vẫn nhận diện được văn hóa truyền thống của dân tộc Thái
nhưng chủ yếu được biểu hiện qua ẩm thực và trang phục truyền thống.
- Khả năng thực hành văn hóa Thái của học sinh Thái chủ yếu là biết nấu các món ăn
và mặc trang phục truyền thống, cịn khả năng thực hành ngôn ngữ Thái đang biểu hiện
yếu.
- Vốn văn hóa truyền thống của học sinh dân tộc Thái là mờ nhạt.
- Nguyên nhân chính là do bị tác động, ảnh hưởng của văn hóa Việt trong q trình
cộng cư.
- Học sinh dân dân tộc Thái vẫn rất có ý thức bảo tồn và được giáo dục văn hóa truyền
thống của dân tộc Thái.
- Học sinh dân dân tộc Thái chọn nhiều cách để bảo tồn và được giáo dục văn hóa
truyền thống. Trong đó chú trọng mơi trường giáo dục văn hóa trong gia đình, trong cộng
đồng người Thái và kỳ vọng sự giáo dục đó từ các cấp chính quyền, nhà trường và các khu
dân cư.
2.7.3. Giải pháp giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh dân tộc Thái:
Chúng em đề xuất ba nhóm giải pháp:
* Nhóm giải pháp về xây dựng và phát triển văn hóa theo hướng đa dạng văn hóa tộc
người.
* Nhóm giải pháp về giáo dục văn hóa truyền thống trong gia đình và cộng đồng khu
dân cư Thái.
* Nhóm giải pháp về giáo dục văn truyền thống dân tộc Thái trong nhà trường.
2.8. Kết luận:
- Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng của gia
đình, nhà trường và của cả xã hội. Bởi khi có vốn văn hóa truyền thống, học sinh sẽ có nền

tảng vững vàng để phát triển bền vững trong tương lai. Tuy nhiên vấn đề này hiện nay ở
nước ta đang gặp nhiều khó khăn và bất cập.
- Với cách nhìn của những học sinh dân tộc Thái bậc THCS ở Thị trấn Liên Nghĩa
(Đức Trọng), chúng em đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề giáo dục văn hóa truyền thống
cho học sinh dân tộc Thái. Hơn ai hết, chúng em mong muốn được giáo dục văn hóa truyền
thống của dân tộc một cách đầy đủ. Qua quá trình nghiên cứu, chúng em nhận thấy vốn văn
hóa truyền thống dân tộc Thái của học sinh dân tộc Thái là đang mờ nhạt dần.
- Có nhiều nguyên nhân và có nhiều yếu tố tác động để tạo ra hệ quả trên. Theo chúng
em có những nguyên nhân từ việc giáo dục văn hóa truyền thống trong gia đình, trong cộng
đồng người Thái và có ngun nhân từ cơng tác giáo dục trong nhà trường và có phần trách

4


nhiệm của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, chúng em thấy có nguyên
nhân khách quan tất yếu đó là do người Thái tại Thị trấn Liên Nghĩa chịu sự ảnh hưởng sâu
sắc của văn hóa Việt và sự thay đổi khơng gian văn hóa.
- Trước tình hình đó, trong phạm vi đề tài nhỏ này, chúng em mạnh dạn đề xuất một
số nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả việc giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc Thái
cho học sinh dân tộc Thái. Những giải pháp đó có thể chỉ là những ý tưởng nhưng xuất phát
từ suy nghĩ và mong muốn của chúng em về bảo tồn bản sắc văn hóa, về ý thức và niềm tự
hào dân tộc Thái.

5


MỤC LỤC
Mục

2.1


Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1
Tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1
Mục tiêu nghiên cứu
2
Nhiệm vụ nghiên cứu
2
Đối tượng và giới hạn và phạm vi nghiên cứu
2
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
2
Cách tiếp cận
2
Phương pháp nghiên cứu
3
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tài liệu
3
Phương pháp điều tra xã hội học
3
Phương pháp điền dã
4
Phương pháp chuyên gia
4
Kế hoạch nghiên cứu
4
PHẦN NỘI DUNG
6

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và những cơ
6
sở lý luận của đề tài
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
6
Vài nét về người Thái ở Thị trấn Liên nghĩa
7
Cơ sở lý luận của đề tài
8
Khái niệm văn hóa
8
Khái niệm di sản và văn hóa truyền thống
8
Chức năng của văn hóa
9
Giáo dục văn hóa truyền thống
9
Chương 2:Thực trạng về vốn văn hóa truyền thống của
10
học sinh dân tộc Thái
Thực trạng về vốn văn hóa truyền thống của học sinh dân tộc
10

2.1.1
2.1.2
2.1.3

Thái
Các lĩnh vực thể hiện bản sắc văn hóa Thái
10

Hiện trạng văn hóa Thái trong cộng đồng dân tộc Thái:
10
Những yếu tố tác động để văn hóa truyền thống Thái vẫn được 11

2.1.4

bảo tồn
Khả năng thực hành văn hóa truyền thống của học sinh dân

1
2
3
4
5
5.1
5.2
5.2.1
5.2.2
5.2.3
5.2.4
6

1.1
1.2
1.3
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.2.4


Nội dung

tộc Thái
Nguyên nhân tác động

2.2
2.3
2.3.1
2.3.2

6

12

Ý thức về bản sắc và bảo tồn văn hóa truyền thống của học sinh

14
15

Thái
Nhận thức về vai trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái
Ý nguyện bản tồn và giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh

15
16


2.3.3

Thái

Lý do để bảo tồn và giáo dục văn hóa truyền thống cho học

17

2.4

sinh dân tộc Thái
Cách thức bảo tồn và giáo dục văn hóa truyền thống Thái

18

2.4.1

cho học học sinh dân tộc Thái
Bảo tồn và giáo dục văn hóa truyền thống Thái trong gia

18

đình và trong cộng đồng người Thái
2.4.2

Chính quyền, nhà trường và khu dân cư phải vào cuộc để bảo tồn

19-20

và giáo dục văn hóa truyền thống Thái cho học sinh dân tộc Thái

3.1
3.1.1
3.1.2

3.1.3
3.1.4
3.2
3.2.1
3.2.2

3.3
3.3.1
3.3.2

1
2

Chương 3: Giải pháp giáo dục văn hóa truyền thống cho
học sinh dân tộc Thái
Nhóm giải pháp về xây dựng và phát triển văn hóa theo
hướng đa dạng văn hóa tộc người
Tơn vinh và khai thác vốn văn hóa truyền thống Thái từ các
nghệ nhân nhân dân gian
Tổ chức các câu lạc văn hóa Thái ở khu dân cư
Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các dân tộc
Khơi phục các nghề thủ cơng truyền thống của người Thái
Nhóm giải pháp về giáo dục văn hóa truyền thống trong gia
đình và cộng đồng khu dân cư Thái
Giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc Thái trong gia đình
Đa dạng hóa các hoạt động và phát huy vai trò của các câu
lạc bộ văn hóa Thái ở khu dân cư

21


Nhóm giải pháp về giáo dục văn truyền thống dân tộc Thái
trong nhà trường
Xây dựng nội dung chương trình giáo dục văn hóa truyền
thống:
Hình thức tổ chức giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc
Thái
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

22

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN PHỤ LỤC

7

21
21
21
21
21
21
21
21

22
22-23
24

24
24-25
26


8


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ nhiệm vụ phát triển đất nước 05
năm (2011-2015) về lĩnh vực văn hóa là: "Tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của
dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại". Điều này cũng được khẳng
định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ bổ sung năm 2011
"Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ,
cơng bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri
thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao". Tuy nhiên hiện nay vấn đề bảo
tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số đang gặp rất nhiều khó khăn do sự thay
đổi về khơng gian văn hóa và vấn đề phát triển kinh tế-xã hội. Điều đó dẫn đến nguy
cơ làm mai một bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, tạo nên nhiều phức tạp về mặt
xã hội, đặc biệt là vấn đề phát triển xã hội bền vững.
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số
711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) đã khẳng định
mục tiêu giáo dục học sinh phát triển toàn diện và chú trọng chất lượng giáo dục văn
hóa. Trong thực tế, vấn đề giáo dục di sản cho học sinh ở các bậc học đã được triển
khai trong các trường học nhưng nhỏ lẻ và không thường xuyên. Theo nghiên cứu sơ
bộ, chúng em thấy khá nhiều học sinh thiếu hiểu biết về di sản và đang xa rời những
giá trị văn hóa truyền thống. Vấn đề này đã làm cho họ thiếu nền tảng văn hóa để hội

nhập và phát triển.
Là những học sinh dân tộc Thái, chúng em tự đặt ra các câu hỏi:
- Văn hóa truyền thống của dân tộc Thái đang tồn tại và phát triển như thế nào ở
Thị trấn Liên Nghĩa?
- Bằng cách nào để bảo tồn được bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Thị trấn
Liên Nghĩa?
- Cần phải làm gì để giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc Thái cho học sinh
dân tộc Thái tại Thị trấn Liên Nghĩa?


Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng em chọn đề tài: “Nghiên cứu vấn đề
giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh dân tộc Thái bậc THCS ở Thị trấn
Liên Nghĩa” để nghiên cứu. Hy vọng sự nghiên cứu của chúng em sẽ có những đóng
góp nhỏ nhưng cần thiết để cộng đồng dân tộc Thái, các cơ quan chức năng cũng như
các trường học có cơ sở khoa học để bảo tồn văn hóa Thái, đặc biệt là vấn đề giáo
dục văn hóa truyền thống cho học sinh dân tộc Thái trong điều kiện xã hội hiện đại.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của đề tài này là trên cơ sở thực trạng vốn văn hóa truyền thống dân
tộc Thái của học sinh dân tộc Thái bậc THCS tại Thị trấn Liên Nghĩa để có cơ sở
khoa học cho việc đề xuất giải pháp giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc Thái cho
học sinh dân tộc Thái bậc THCS tại địa bàn này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng vốn văn hóa truyền thống dân tộc Thái của học sinh dân
tộc Thái bậc THCS tại Thị trấn Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng).
- Đánh giá thực trạng giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc Thái đối với học
sinh bậc THCS Thị trấn Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng).
- Đề xuất giải pháp tăng cường giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc Thái cho
với học sinh bậc THCS Thị trấn Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng).
4. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Khơng có điều kiện đi sâu nghiên cứu văn hóa truyền thống của dân tộc Thái

nên với đề tài này, chúng em xác định đối tượng nghiên cứu là vấn đề giáo dục văn
hóa truyền thống dân tộc Thái cho học sinh dân tộc Thái bậc THCS ở Thị trấn Liên
Nghĩa.
Để đáp ứng mục đích nghiên cứu, chúng em chỉ giới hạn vốn hiểu biết của học
sinh dân tộc Thái bậc THCS về di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Thái tại Thị
trấn Liên nghĩa. Chính vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài là địa bàn có đồng bào
Thái sinh sống và các trường THCS có học sinh dân tộc Thái như trường THCS
Nguyễn Trãi, THCS Lê Hồng Phong, THCS Trần Phú và Kim Đồng của thị Trấn
Liên Nghĩa.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
5.1. Cách tiếp cận:


- Tiếp cận lịch sử: Văn hóa và giáo dục ln phát triển theo tiến trình phát triển
của lịch sử xã hội. Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ văn hóa và giáo dục có một diện mạo
và yêu cầu riêng. Chính vì vậy khi nhận diện di sản văn hóa Thái và nghiên cứu vấn
đề giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc Thái cho học sinh dân tộc Thái bậc THCS
tại Thị trấn Liên Nghĩa, chúng em coi trọng tính lịch sử của vấn đề.
- Tiếp cận hệ thống: Khi triển khai nghiên cứu đề tài này, chúng em đặt vấn đề
trong hệ thống phát triển kinh tế-xã hội và phát triển giáo dục của cả nước và của địa
phương Lâm Đồng. Bên cạnh đó, việc giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc Thái
cho học sinh dân tộc Thái bậc THCS tại Thị trấn Liên nghĩa phải được đặt trong hệ
thống bao gồm gia đình, cộng đồng dân cư, nhà trường và các cấp ủy, chính quyền
của Thị trấn Liên Nghĩa.
- Tiếp cận thực tiễn: Thực tiễn phát triển của văn hóa và giáo dục ln phong
phú, đa dạng và phức tạp. Chính vì vậy khi nghiên cứu đề tài này chúng em luôn
xem xét vấn đề trong điều kiện thực tiễn của từng khu dân cư và từng trường học.
Bên cạnh đó, chúng em cũng xem xét vấn đề nghiên cứu trong thực tiễn giáo dục văn
hóa truyền thống của ngành giáo dục hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:

5.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tài liệu:
Để triển khai đề tài này, chúng em sẽ nghiên cứu, tổng hợp và kế thừa thành tựu
nghiên cứu của những người đi trước về di sản văn hóa, văn hóa truyền thống và về
giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh. Chính vì vậy nguồn tài liệu là các văn
bản quy phạm pháp luật, các cơng trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học về những
vấn đề trên.
5.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học:
- Mục đích: Phương pháp này nhằm thu thập các thông tin về:
+ Thực trạng vốn văn hóa Thái của học sinh dân tộc Thái tại Liên Nghĩa.
+ Thực trạng giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc Thái cho học sinh dân tộc
Thái bậc THCS tại Thị trấn Liên Nghĩa.
+ Thăm dò ý kiến về nguyên nhân, điều kiện, nguyện vọng, hướng giải quyết để
thực hiện tốt vấn đề giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc Thái cho học sinh dân tộc
Thái.


- Cơng cụ và đối tượng:
+ Có 02 loại phiếu khảo sát dành cho hai đối tượng mỗi đối tượng có 70 phiếu:
Người dân tộc Thái và học sinh dân tộc Thái bậc THCS.
+ Có 03 phiếu phỏng vấn dành cho người già dân tộc Thái, Phó trưởng phịng
Giáo dục - Đào tạo và Trưởng phòng Dân tộc huyện Đức Trọng.
5.2.3. Phương pháp điền dã:
Chúng em sẽ tiến hành tiếp xúc với đồng bào dân tộc Thái tại các khu dân cư để
trao đổi, trò chuyện để nắm bắt thêm thơng tin và hiểu hơn về khơng gian văn hóa
của người Thái tại Thị trấn Liên Nghĩa.
5.2.4. Phương pháp chuyên gia:
Chuyên gia ở đây là các người già dân tộc Thái, các thầy cơ giáo và những
người có trách nhiệm trong việc giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh. Chúng
em sẽ tiếp xúc và xin ý kiến của họ về vấn đề trên.
6. Kế hoạch nghiên cứu:

T
T
1

Thời gian
Tháng 7/2015

Nội dung

Người thực hiện

Chọn đề tài và xây dựng thuyết minh đề Vòong xuân Diễm
cương nghiên cứu
- Tổ chức điền dã đợt 1.

Lương Kim Nhung
Vòong xuân Diễm

- Điều chỉnh thuyết minh đề cương Lương Kim Nhung
2

Tháng 8/2015 nghiên cứu.
- Xây dựng phiếu khảo sát và phiếu

3

Tháng 9/2015

phỏng vấn.
- Tổ chức đi điều tra, khảo sát đợt 1.


Vòong xuân Diễm

- Tiến hành xử lý số liệu khảo sát.

Lương Kim Nhung

- Tổ chức phỏng vấn theo phiếu phỏng
vấn.
- Viết báo cáo phần thực trạng di sản văn

4

Tháng

hóa Thái tại Thị trấn Liên Nghĩa.
- Viết báo cáo phần đánh giá sự hiểu biết Vịong xn Diễm

10/2015

những giá trị văn hóa truyền thống dân Lương Kim Nhung
tộc Thái của học sinh dân tộc Thái bậc


THCS tại Thị trấn Liên Nghĩa.
- Viết báo cáo phần đánh giá thực trạng
giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc
Thái đối với học sinh bậc THCS Thị trấn
Liên Nghĩa.
- Viết báo cáo phần đề xuất giải pháp

tăng cường giáo dục văn hóa truyền
thống dân tộc Thái cho với học sinh bậc

5

6

Tháng
11/2015

Tháng
12/2015

THCS Thị trấn Liên Nghĩa.
- Tổ chức điền dã đợt 2.

Vòong xuân Diễm

- Tổ chức điều tra, khảo sát bổ sung.

Lương Kim Nhung

- Hoàn thiện báo cáo kết quả nghiên cứu
để thi ở cấp phịng.
- Hồn thiện báo cáo kết quả nghiên cứu Vịong xn Diễm
theo góp ý của hội đồng giám khảo cấp Lương Kim Nhung
phòng.

PHẦN NỘI DUNG



Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
VÀ NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
Trong khuôn khổ điều kiện của đề tài, chúng em đã tiếp cận được một số tài
liệu, công trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Chúng em xin điểm qua một số tài
liệu và cơng trình quan trọng nhất:
Trong cuốn sách Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái, nhà nghiên cứu Đặng
Nghiêm Vạn đã dựng lên một bức tranh toàn cảnh về dân tộc Thái ở Việt Nam. Cơng
trình nghiên cứu này là một nguồn tư liệu rất quan trọng cho chúng em khi tiến hành
nghiên cứu đề tài của mình.
Tác giả Vũ Thị Hoa với cuốn sách Lễ hội Cầu mùa của người Thái Tây bắc
Việt Nam đã cung cấp cho chúng em những hiểu biết quan trọng về văn hóa của dân
tộc Thái qua lễ hội Cầu mùa.
Cuốn sách Dân tộc – Dân cư Lâm Đồng đã đề cập đến dân tộc Thái ở Lâm
Đồng với những biến đổi về đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội trong điều kiện của
tỉnh Lâm Đồng.
Trong báo cáo khoa học Vấn đề giáo dục văn hóa tinh thần cho sinh viên trong
bối cảnh nước ta hiện nay hai tác giả Lê Hữu Ái – Trần Quang Anh đã khẳng định
tầm quan trọng cũng như đề xuất một số giải pháp để giáo dục văn hóa tinh thần cho
sinh viên. Tuy đối tượng và phạm vi nghiên cứu có khác nhưng báo cáo khoa học
này đã gợi ý cho chúng em nhiều điều quan trọng.
Luận án tiến sĩ Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc
hình thành và phát triển nhân cách sinh viên hiện nay của Bùi Thanh Thủy đã
nghiên cứu công phu về vấn đề giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân
tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên hiện nay. Luận án này cũng
là một tư liệu quan trọng giúp chúng em nhiều vấn đề trong quá trình nghiên cứu.
- Trong hai ngày 24 và 25 tháng 3 năm 2015, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục - Đào
tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng UNESCO Việt Nam phối hợp tổ chức đã

tổ chức Hội thảo quốc tế Đưa di sản phi vật thể vào trường học vì một tương lai bền
vững. Với sự tham gia của hơn 60 chuyên gia đến từ 13 quốc gia Châu Á – Thái


Bình Dương, hội thảo diễn ra đã có nhiều vấn đề và giải pháp được nêu ra nhằm tìm
ra phương hướng đưa di sản phi vật thể vào trường học.
Trước đó, ngày 16 tháng 01 năm 2013, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Văn hóa –
Thể thao – Du lịch đã ban hành Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL về việc
Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX . Ở văn
bản này hai Bộ đã khẳng định tầm quan trọng của vấn đề là góp phần giáo dục tồn
diện học sinh, gìn giữ và phát huy giá trị của di sản văn hố vì lợi ích của tồn xã
hội và truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Những tài liệu, cơng trình trên dù tiếp cận vấn đề có khác nhau nhưng đã gợi ý
và giúp chúng em kế thừa được nhiều vấn đề để chúng em tiến hành nghiên cứu đề
tài.
Trong thực tế, nhiều địa phương đã đưa di sản văn hóa vào dạy ở trường học.
Đó là các tỉnh Tây bắc, Phú Thọ, Bắc Ninh và Nghệ An. Tuy nhiên hiện nay, Bộ
Giáo dục – Đào tạo cũng chưa có một sự tổng kết đánh giá để nhân rộng ra cho tất cả
các đại phương và đặc biệt cho việc giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh các
dân tộc ít người.
1.2. Vài nét về người Thái ở Thị trấn Liên nghĩa:
Người Thái di cư đến trấn Liên Nghĩa vào năm 1954 chủ yếu từ các tỉnh Sơn
La, Lai Châu. Theo số liệu thông kê Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm
2009 thì tồn tỉnh Lâm Đồng có 5.277 người Thái, trong đó ở Thị trấn Liên Nghĩa
có 1.744 người Thái. Họ chủ yếu sống tập trung ở các tổ dân phố 24, 27 và 36 của
Thị trấn Liên Nghĩa.
Cộng đồng người Thái ở địa bàn này được chia thành nhiều nhóm địa phương
như: Thái Đen (Táy Đăm), Thái Trắng (Táy Khao), Thái Mộc Châu, Thái Mai Châu,
Tộc danh Thái hiện nay, được dùng chính thức phổ biến và được đồng bào thừa
nhận.

Người Thái ở Thị trấn Liên Nghĩa có đời sống khá phát triển. Họ sống bằng
nhiều nghề khác nhau nhưng chủ yếu là nghề nơng. Qua q trình cộng cư, Người
Thái ở đây đã hội nhập tốt với các dân tộc khác và đã có những đóng góp khá lớn
cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Tuy nhiên người Thái tại đại


bàn này đang đối diện với nguy cơ là văn hóa truyền thống của dân tộc đang bị mai
một ngày càng nghiêm trọng.
1.3. Cơ sở lý luận của đề tài:
1.2.1. Khái niệm văn hóa:
Hiện nay có nhiều khái niệm văn hóa nhưng chúng em thấy nhà nghiên cứu
Trần Ngọc Thêm đưa ra khái niệm sau là phù hợp hơn cả: “Văn hóa là một hệ
thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật
thể…) do con người sáng tạo ra và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn,
trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”
1.2.2. Khái niệm di sản và văn hóa truyền thống:
Di sản chính là tinh hoa của văn hóa, gắn với văn hóa truyền thống. Nó được
nhận diện từ những dấu hiệu bao gồm giá trị tinh thần, tồn tại tương đối lâu dài, có
tác dụng chi phối các đặc điểm khác, cũng như khu biệt nền văn hóa này với nền văn
hóa khác.
Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL (đã nêu trên) phân biệt:
- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia.
- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá
nhân, vật thể và khơng gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,
thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức
khác.
Như đã trình bày ở trên, trong đề tài này chúng em khơng cố gắng phân biệt một

cách rạch rịi giữa di sản và văn hóa truyền thống. Hay nói cách khác, chúng em
quan niệm di sản chính là cái lõi của văn hóa truyền thống.
1.2.3. Chức năng của văn hóa:
- Chức năng tổ chức xã hội: Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là
một đối tượng bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được chức năng tở
chức xã hội. Chính văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp


cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để đối phó với mơi trường tự nhiên và xã hội
của mình.
- Chức năng điều chỉnh xã hội: Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn
hóa thực hiện được chức năng quan trọng thứ hai của mình là chức năng điều chỉnh
xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng của mình, khơng ngừng tự
hồn thiện và thích ứng với những biến đổi của mơi trường nhằm tự bảo vệ để tồn tại
và phát triển. Từ việc điều chỉnh xã hội, văn hóa có chức năng bộ phận là định
hướng các chuẩn mực, điều chỉnh các ứng xử của con người. Từ việc điều chỉnh xã
hội, văn hóa có chức năng phát sinh là động lực cho sự phát triển của xã hội. Không
phải ngẫu nhiên mà UNESCO nhấn mạnh rằng văn hóa chiếm vị trí trung tâm và
đóng vai trị điều tiết của phát triển.
- Chức năng giao tiếp: Do gắn liền với con người và hoạt động của con người
trong xã hội, văn hóa trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng. Chức năng giao
tiếp là chức năng thứ ba của văn hóa. Nếu ngơn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn
hóa là nội dung của nó; điều đó đúng với giao tiếp giữa các cá nhân trong một dân
tộc, lại càng đúng với giao tiếp giữa những người thuộc các dân tộc khác nhau và
giao tiếp giữa các nền văn hóa.
- Chức năng giáo dục: Tính lịch sử của văn hóa tạo ra truyền thống văn hóa.
Truyền thống văn hóa tồn tại được nhờ giáo dục. Chức năng giáo dục là chức năng
quan trọng thứ tư của văn hóa. Nhưng văn hóa thực hiện chức năng giáo dục khơng
chỉ bằng những giá trị đã ổn định (truyền thống), mà còn bằng cả những giá trị đang
hình thành. Các giá trị đã ổn định và những giá trị đang hình thành tạo thành một hệ

thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ nó mà văn hóa đóng vai trị quyết
định trong việc hình thành nhân cách ở con người, trồng người (dưỡng dục nhân
cách).
1.2.4. Giáo dục văn hóa truyền thống:
Giáo dục văn hóa truyền thống chính là truyền dạy tri thức văn hóa, hướng dẫn
thực hành văn hóa để thế hệ sau có hiểu biết, có ý thức bảo tồn, phát huy văn hóa
truyền thống. Kèm theo đó là mục đích, nội dung chương trình và phương thức giáo
dục văn hóa truyền thống.


Chương 2:
THỰC TRẠNG VỀ VỐN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
CỦA HỌC SINH DÂN TỘC THÁI TẠI THỊ TRẤN LIÊN NGHĨA
HUYỆN ĐỨC TRỌNG
2.1. Thực trạng về vốn văn hóa truyền thống của học sinh dân tộc Thái:
2.1.1. Các lĩnh vực thể hiện bản sắc văn hóa Thái:
Để trả lời cho câu hỏi Bản sắc văn hóa của dân tộc Thái được thể hiện ở
những lĩnh vực nào, chúng em đã thiết kế một câu khảo sát với 8 thông tin (quan hệ
cộng đồng, dịng họ và gia đình; lễ hội truyền thống; hơn nhân; tang ma; trang phục;
ẩm thực; văn hóa nghệ thuật; tiếng nói) để cùng hỏi hai đối tượng là người già và học
sinh dân tộc Thái bậc THCS ở Thị trấn Liên Nghĩa. Thông tin thu nhận được từ
phiếu khảo sát có khác nhau nhưng cả hai đối tượng này đều khẳng định bản sắc văn
hóa Thái thể hiện nổi trội nhất xếp theo thứ tự là: Trang phục, ẩm thực, tiếng nói, lễ
hội truyền thống, văn hóa nghệ thuật, hôn nhân, tang ma và cuối cùng là quan hệ
cộng đồng, dịng họ và gia đình. Điều này cho thấy, cả hai đối tượng đều nhận diện
bản sắc văn hóa Thái hiện nay ở Thị trấn Liên Nghĩa nổi trội, rõ nét nhất là trang
phục và ẩm thực (xem biểu đồ dưới và phụ lục 1b).


2.1.2. Hiện trạng văn hóa Thái trong cộng đồng dân tộc Thái:

Với câu hỏi Bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Thái được biểu hiện
trong cộng đồng người Thái hiện nay tại Liên Nghĩa như thế nào, cả hai đối tượng
đều cho rằng vẫn giữ được bản sắc (người già: 71,1%, học sinh: 65,7%). Số người
già cho rằng bản sắc văn hóa Thái chỉ được thể hiện khi có đám cưới, đám tang hoặc
các dịp giao lưu văn hóa chỉ có 18,6%, vì số người cho rằng trong đời sống thường
nhật, bản sắc văn hóa thể hiện mờ nhạt chỉ có 22,9% và có nguy cơ mai một chỉ có
34,3%. Trong khi đó, đối tượng học sinh cho rằng bản sắc văn hóa Thái chỉ được thể
hiện khi có đám cưới, đám tang hoặc các dịp giao lưu văn hóa là 58,6% vì trong đời
sống thường nhật bản sắc văn hóa thể hiện mờ nhạt là 45,7% và có nguy cơ mai một
là 48,6% (xem phụ lục 3a, 3b).
Điều này chứng tỏ hai vấn đề: Thứ nhất, số học sinh dân tộc Thái nhận diện
được văn hóa truyền thống khơng nhiều; thứ hai, chính vì vậy mà họ thấy rõ hơn
nguy cơ mai một văn hóa truyền thống.
2.1.3. Những yếu tố tác động để văn hóa truyền thống Thái
vẫn được bảo tồn:
Thông tin nhận được từ câu hỏi Văn hóa truyền thống của Người Thái hiện
nay tại Liên Nghĩa vẫn được bảo tồn nhờ những yếu tố nào, từ hai đối tượng
khơng nói lên được nhiều điều. Tuy nhiên điểm đáng lưu ý là cả hai đối tưởng đều
cho rằng văn hóa Thái thường xuyên được thực hành trong đời sống của người Thái
(người già: 58,6%, học sinh: 54,3%). Thơng tin phía học sinh có phần mâu thuẫn với
thông tin họ đã cho ở phần trên. Tuy nhiên cả người già và học sinh đều cho rằng văn
hóa truyền thống của dân tộc Thái vẫn được bảo tồn nhờ thế hệ trước có ý thức
truyền dạy cho thế hệ sau và thế hệ sau có ý thức học hỏi và bảo tồn văn hóa Thái
(người già: 42,9%, 38,6%; học sinh: 52,9%, 55,7%). Điểm rất đáng lưu ý là có
38,6% người già cho rằng văn hóa Thái được bảo tồn nhờ văn hóa Thái có sức sống
mạnh mẽ. Trong khi đó chỉ có 7,1% số học sinh nhất trí như vậy. Điều đó chứng tỏ
tinh thần văn hóa Thái trong học sinh Thái đã bị phai nhạt rất lớn (xem phụ lục ).


2.1.4. Khả năng thực hành văn hóa truyền thống của học sinh dân tộc Thái:

Để luận giải cho vấn đề này, chúng em đặt ra câu hỏi cho cả hai đối tượng là có
khả năng thể hiện được những điều nào của văn hóa Thái. Cả hai đối tượng đều
có tỷ lệ trả lời cao về khả năng nấu các món ăn truyền thống của người Thái và mặc
trang phục truyền thống của người Thái. Cả hai biểu đồ dưới đều cho thấy khả năng nói
tiếng Thái khá thấp. Đặc biệt là chỉ có 44,3% số người già có khả năng dạy cho con nói
tiếng Thái. Vì thế chỉ có 42,9% số học sinh có khả năng nói được tiếng Thái bình
thường. Thơng tin này cho thấy ngơn ngữ Thái là tinh hóa của văn hóa Thái đang bị mai
một khá nghiêm trọng, đặc biệt là trong tầng lớp học sinh Thái (xem 2 biểu đồ dưới).



×