Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Sáng kiến một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 có hứng thú trong học văn miêu tả theo hướng phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 22 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 có hứng thú trong học văn miêu tả theo
hướng phát triển năng lực học sinh”.
1. Mô tả bản chất của sáng kiến:
Quan sát và cảm nhận thế giới xung quanh là lẽ tự nhiên của con người ngay
từ thuở ấu thơ. Nhưng tái hiện những điều đã quan sát và cảm nhận ấy lại là
chuyện không đơn giản nhất là khi phương tiện tái hiện chỉ là những con chữ. Ở
Tiểu học văn miêu tả đã được đưa vào chương trình ngay từ các lớp đầu tiên của
bậc học, tuy nhiên việc học văn thực sự có thể nói bắt đầu từ lớp 4, khi các em đã
nắm được tiếng mẹ đẻ ở mức có thể đọc dễ dàng, lưu lốt và khả năng tư duy,
tưởng tượng của các em đang ngày càng phát triển.
Năm học 2021- 2022 tôi được phân công giảng dạy lớp 4/1 với số lượng 25
học sinh/09 nữ. Thực tế lớp tôi đang dạy, đa phần học sinh không hứng thú học
trong tiết Tập làm văn. Dường như mỗi tiết học bắt đầu diễn ra, các em với một
tâm thế uể oải, mệt mỏi. Chất lượng của những tiết học Tập làm văn vì thế mà cứ
giảm sút dần, các em khơng biết viết gì và viết như thế nào, nhiều em ít tập trung
trong giờ học, học tập chưa sôi nổi.
Tôi thấy rằng, các em học chậm môn Tập làm văn vì nhiều lí do: các em chưa
ham học dẫn đến hổng kiến thức; thiếu một phương pháp học tập khoa học. Nhưng
xét về nguyên nhân sâu xa thì ngun nhân chính là các em chưa có phương pháp
làm văn phù hợp. Chính vì vậy các em thường gặp nhiều khó khăn trong việc viết
văn dẫn đến chán học, sợ học môn Tập làm văn. Và qua một thời gian giảng dạy,
tôi đã rút ra được những thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi
- Một số học sinh có hứng thú với việc làm văn miêu tả.


- Một số phụ huynh có quan tâm đến việc học tập của con.
* Khó khăn


- Mặt bằng chung các lớp trong khối 4 thì có thể nói lớp tơi đang dạy là lớp có
số lượng học sinh gặp khó khăn trong học tập rất nhiều ở tất cả các mơn học, vì thế
việc phân bố, sắp xếp thời gian để tải hết lượng kiến thức các môn học trên lớp là
một điều không hề dễ dàng.
- Kĩ năng đọc và viết chính tả của một số em cịn nhiều hạn chế, trong khi văn
được hình thành khi các em đã đọc thông viết thạo.
- Học sinh chưa nhận thức đúng vai trị của phân mơn Tập làm văn.
- Trình độ nhận thức của học sinh trong lớp không đồng đều.
- Kĩ năng thực hành diễn đạt bằng lời còn hạn chế. Một số em tiếp thu bài một
cách thụ động, ghi nhớ bài cịn máy móc nên khi viết thường “nhớ đâu viết đấy”,
các câu văn khơng có sự liên kết, mang tính chất kể hơn tả.
- Đối với mơn Tập làm văn đó là khơng chỉ là mơn khó dạy đối với giáo viên
mà cịn là mơn khó học đối với học sinh vì đặc thù của mơn học này chính là phải
“trải nghiệm”, phải cọ sát thực tế, các em phải được nhìn, được nghe, được thấy ...
mới có thể viết ra được những gì đã nhìn thấy. Tuy nhiên hầu hết các em khơng có
điều kiện “đi đây đi đó”, được tham quan, được trải nghiệm những điều lý thú từ
thế giới bên ngoài mà chỉ hạn hẹp trên con đường từ nhà đến trường và từ trường
về nhà. Chính vì thế khi học phân mơn này các em thường khơng có “cảm hứng”,
khơng có sự hứng thú khi tham gia học. Những câu văn viết ra thường là học
“lỏm” hoặc các em tưởng tượng, “sao chép” một cách khó khăn.
Có một câu nói rằng: “Dù đã dắt ngựa đến bờ sông cũng không thể bắt nó
uống nước được”. Dù chúng ta có bắt các em ngồi ngay ngắn trong lớp học
nhưng nếu khơng thích thì các em cũng khơng thể học tốt được.
Chính vì vậy ngoài việc truyền đạt kiến thức trong sách cho các em thì tơi
nghĩ rằng phải tạo cho các em sự thích thú khi đến với mơn học này, giáo viên
phải là người cung cấp vốn sống, phải là người giúp các em trải nghiệm những


điều chưa biết để có thể sản sinh ra một bài viết hay, học sinh tiếp thu kiến thức
một cách tự nhiên, không gượng ép. Vậy làm sao để học sinh yêu thích, hứng thú

với tiết Tập làm văn mà cụ thể là văn miêu tả? Đó là điều làm tôi băn khoăn, trăn
trở “làm thế nào gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học văn miêu tả?”
và tôi đã mạnh dạn chọn nội dung này để nghiên cứu.
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
1.1.1. Giải pháp 1: Phân hóa đối tượng học sinh để giao nhiệm vụ cho phù
hợp.
a) Mục đích của giải pháp:
- Giúp giáo viên dễ dàng nắm bắt được những học sinh có năng khiếu viết văn
và những học sinh gặp khó khăn khi học phân mơn này để có kế hoạch dạy học
thiết thực, hiệu quả với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học
văn miêu tả cũng như tạo được sự hứng thú khi tham gia học tập.
b) Nội dung của giải pháp
Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận lớp tôi đã khảo sát để phân loại học sinh
trong lớp. Qua đó, tơi sẽ nắm được những học sinh u thích mơn học, có năng
khiếu khi viết văn và những học sinh gặp khó khăn, chưa hứng thú khi học để có
sự quan tâm, tìm ra những ngun nhân để khắc phục và giúp đỡ các em kịp thời.
c) Cách thức thực hiện giải pháp:
Giáo viên có thể khảo sát bằng nhiều hình thức:
- Điều tra bằng việc quan sát thái độ học tập của học sinh trong giờ học Tập
làm văn như:
+ Học sinh nào tích cực, sơi nổi trong học tập.
+ Học sinh nào chưa tập trung, chưa tích cực trong học tập.
Sau đó giáo viên tiến hành điều tra trực tiếp.
- Điều tra trực tiếp:
+ Giáo viên hỏi trực tiếp các em học sinh trong lớp có hứng thú với mơn học
khơng?
+ Vì sao em khơng thích học môn Tập làm văn?


+ Cũng có thể cho học sinh đặt câu hoặc dùng từ miêu tả một sự vật mà giáo

viên nêu trước lớp.....
Ví dụ: Lơng chú gấu bơng này như thế nào?
Học sinh có thể trả lời: “mềm”, “mềm mịn như nhung” hoặc cũng có học sinh
trả lời “chú khốc trên mình bộ lơng màu vàng mềm mịn như bơng tuyết....”
Như vậy, qua cách điều tra này giáo viên sẽ nhanh chóng phát hiện được
những em có năng khiếu viết văn và những em gặp khó khăn khi khơng biết cách
dùng từ ngữ miêu tả hay. Điều tra bằng cách phát phiếu khảo sát, với cách điều tra
này giáo viên dễ dàng nắm bắt được những thông tin cần thiết với số lượng học
sinh nhiều nhưng không phải mất nhiều thời gian, mà hiệu quả mang lại cũng
khơng kém.
Ví dụ:
PHIẾU KHẢO SÁT
Câu 1: Trong chương trình học, mơn Tập làm văn so với mơn học khác có
quan trọng khơng?
a. Quan trọng

c. Khơng quan trọng

b. Bình thường

d. Rất quan trọng

Câu 2: Trong giờ học văn miêu tả, em có chú ý tập trung khơng?
a. Khơng tập trung

c. Khi có khi khơng

b. Tập trung

d. Rất tập trung


Câu 3: Bản thân em có thích học văn miêu tả khơng?
a. Thích

b. Khơng thích

c. Rất thích

d.Bình thường

Câu 4: Điều gì làm em thích nhất khi học văn miêu tả?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
................................................................................................................
1.1.2.Giải pháp 2: Giúp học sinh nhận thức được mục tiêu, lợi ích của bài học.
a) Mục đích của giải pháp:
Giúp học sinh nhận thức được mục tiêu, lợi ích của mỗi bài học nhằm tạo
động cơ học tập đúng đắn.


b) Nội dung của giải pháp:
Giáo viên giúp học sinh nhận thức rõ về tầm quan trọng, lợi ích của nội dung
mơn học. Từ đó, giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của thế giới xung quanh, giúp
các em sẽ thấy cái hay, cái thú vị qua mỗi bài học. Phải làm sao cho các em thấy
được việc viết văn không chỉ là tái hiện những điều quan sát được một cách khó
khăn mà sẽ có vơ vàng điều hay, điều thú vị khi chúng ta khám phá; phải làm sao
cho các em “cảm nhận” được vẻ đẹp, điều thú vị của cảnh vật, thiên nhiên để tái
hiện lại nó bằng ngơn ngữ của bản thân một cách tự nhiên.
c) Cách thức thực hiện giải pháp:
Có thể nói hứng thú học tập trước hết được tạo ra bằng cách làm cho học sinh

ý thức được lợi ích của việc học để tạo động cơ học tập.Và với mỗi bài học cụ thể,
giáo viên cần giúp cho học sinh nhận ra tính lợi ích của một nội dung nào đó.
Ví dụ: Khi dạy bài “Quan sát đồ chơi” sách Tiếng Việt 4 tập 1 trang 153, tôi
đã cho các em mang đồ chơi mà mình u thích đến lớp để “khoe” với bạn. Sau đó
tơi giúp học sinh thấy được lợi ích khi học bài bằng cách chọn cách vào bài học
một cách tự nhiên và lôi cuốn học sinh: “Thế giới đồ chơi với muôn vàn màu sắc,
đa dạng về mẫu mã và đặc biệt đem đến cho các em nhiều điều mới lạ, thích thú và
niềm vui trong cuộc sống. Vậy để giúp các em có thể “khoe” món đồ chơi mà mình
u thích với các bạn, cơ sẽ giúp các em quan sát và ghi lại những điều quan sát
được qua bài học hôm nay”.


Các em rất thích thú khi được chia sẻ với bạn về món đồ chơi mà mình u thích
1.1.3. Giải pháp 3: Phối hợp các phương pháp và hình thức dạy học linh hoạt.
a) Mục đích của giải pháp:
Việc phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp và hình thức dạy học trong
một tiết học sẽ tạo được hiệu ứng tích cực trong giờ dạy Tập làm văn. Tiết học sẽ
trở nên thú vị, cả thầy và trò đều cùng nhau tương tác giúp tiết học phát huy tối đa


được hiệu quả mà không gây áp lực nặng nề, nhàm chán và khó học với phân mơn
đặc thù như Tập làm văn mà cụ thể là văn miêu tả.
b) Nội dung của giải pháp:
Ngồi việc khai thác sự lí thú trong chính nội dung dạy học, hứng thú cịn
được hình thành và phát triển nhờ các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù
hợp với sở thích của các em. Đó chính là cách tổ chức dạy học dưới dạng các trò
chơi, sắm vai, hoạt động học theo nhóm, dạy học ngồi khơng gian lớp học...Tổ
chức tốt được các hình thức này, một phần giúp các em yêu thích học phân mơn
này hơn, một phần sẽ giúp các em nhớ bài học được lâu hơn. Các e cảm thấy vô
cùng hứng thú mỗi khi đến tiết Tập làm văn và các em ln hồi hộp chờ đón những

điều thú vị mà thầy cô sẽ thực hiện trong tiết dạy.

Tổ chức trò chơi học tập
Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm
Ứng dụng cơng nghệ thơng tintrong dạy và học
Tổ chức dạy học ngoài trời
c) Cách thức thực hiện giải pháp:
*Tổ chức trò chơi học tập:
Trong thực tế dạy học, giờ học nào tổ chức trò chơi cũng đều gây được khơng
khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Trị chơi học tập làm thay đổi hình thức
hoạt động của học sinh, là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Thơng qua các
trị chơi, các em sẽ lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng, khắc sâu kiến thức hơn, tạo
cho các em niềm say mê hứng thú học tập, đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm
tích luỹ qua hoạt động trị chơi.
Có thể nói đây là giải pháp vạn năng để tạo được sự thích thú khi tổ chức các
hoạt động học tập. Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học


thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên,
học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trị chơi trong đó mục đích của trị chơi
là chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và
phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá.
Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kĩ năng mới hoặc củng cố kiến
thức, kĩ năng đã học.
Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố
kiến thức, kĩ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình
thành kiến thức, kĩ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay
từ khi bắt đầu bài học mới.
Có thể tổ chức trị chơi vào ba thời điểm sau:
- Trò chơi khởi động (tổ chức vào đầu tiết học).

- Trò chơi học tập (trong q trình học).
- Trị chơi củng cố (cuối tiết học).
Mỗi thời điểm diễn ra trò chơi đều mang lại mục đích khác nhau, nhưng đích
đến cuối cùng vẫn là tạo cho học sinh sự thích thú và có những trải nghiệm mới lạ
khi tham gia học mơn học có thể nói là “khó và khơ khan”.
Sau đây là một số trị chơi mơn Tập làm văn mà bản thân tơi đã áp dụng có
hiệu quả trong q trình giảng dạy:
Trị chơi “Đố bạn”.
Đây có thể gọi là trị chơi “quốc dân” vì nó dễ thực hiện, thu hút được nhiều
học sinh tham gia và được hầu hết các giáo viên sử dụng ở các khối lớp với tất cả
các mơn học như Tốn, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Đạo đức, ....
Vậy trị chơi này có thể thực hiện được với phân môn Tập làm văn hay
không? Bản thân tơi đã sử dụng trị chơi này khá hiệu quả với tiết học hướng dẫn
học sinh trình bày miệng.
- Mục đích: Giúp học sinh hình thành bài văn có hệ thống. Tập tác phong
nhanh nhẹn.
- Chuẩn bị:
+ 1 bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn.


+ 1 số băng giấy đã viết sẵn các câu văn trong đoạn văn trên.
- Cách tổ chức:
+ Giáo viên nêu luật chơi: Chia lớp thành bốn đội, mỗi đội chuẩn bị từ hai
đến ba câu văn hoặc đoạn văn mẫu có sử dụng biện pháp nghệ thuật. Mỗi đội lần
lượt đọc câu văn hoặc đoạn văn của đội mình. Sau đó, đố các bạn chỉ ra được biện
pháp nghệ thuật mà đội mình đã sử dụng trong đoạn văn đó. Đội nào nói đúng,
nhanh và nhiều nhất đội đó sẽ thắng cuộc.
Lưu ý: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn là hình ảnh so
sánh, nhân hóa,... tác dụng của nó.
Ví dụ: Một số câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật trong bài “tả cây hoa

hồng” của học sinh.
+ Nàng hồng nhung yêu kiều, lộng lẫy với chiếc áo màu vàng rực.
+ Các cánh xoè ra mạnh mẽ như phơ trương sắc đẹp của mình.
+ Những cánh hồng đỏ thắm mịn như nhung.
+ Giữa bông hoa và các đốm nhuỵ vàng tươi toả hương thơm ngát.
+ Chỉ một làn gió nhẹ là tất cả chao động.
Trị chơi “Hộp thư chạy”.
- Mục đích:
+ Cung cấp cho học sinh một số ý để các em có cơ sở hình thành bài văn đầy
đủ ý cho những tiết tiếp theo và tạo cho các em tính nhanh nhẹn, mạnh dạn, tập
trung.
+ Rèn luyện khả năng quan sát, chú ý và tư duy của học sinh.
- Chuẩn bị: hộp thư, mảnh giấy ghi câu hỏi của bài đang học.
- Cách tổ chức:
Luật chơi: Hộp thư sẽ được chuyền từ bạn này sang bạn khác một cách khẩn
trương, gọn gàng theo nhịp bài hát nào đó. Khi có hiệu lệnh của giáo viên, hộp thư
dừng chạy. Học sinh nào đang cầm hộp trên tay phải mở hộp ra bốc câu hỏi trả lời.
Nếu trả lời đúng được cả lớp tuyên dương, nếu không trả lời được sẽ phải thực
hiện một hình phạt nhẹ nhàng do giáo viên quy định và học sinh khác sẽ xung
phong trả lời thay bạn. Giáo viên nhận xét và cho trò chơi tiếp tục.


- Trị chơi này có thể tổ chức chơi khởi động đầu giờ hoặc củng cố tiết học.
Ví dụ: Khi dạy về quan sát, tìm ý và lập dàn bài tơi thường tổ chức trị chơi
"Hộp thư chạy". Bằng một hệ thống câu hỏi chuẩn bị sẵn mang tính gợi mở đòi
hỏi học sinh phải độc lập suy nghĩ, quan sát để tìm hiểu được vấn đề. Tuỳ dạng bài
mà giáo viên chọn hệ thống câu hỏi phù hợp cho trị chơi.
Sau khi cho học sinh quan sát tranh, hình ảnh tĩnh, động, vật thật để giúp học
sinh tái hiện nội dung khi ta quan sát, nhận biết. Giáo viên có thể chuẩn bị hệ thống
câu hỏi như sau:

+ Bài "Tả cái cặp sách" tiết 34.
- Em hãy kể các bộ phận của cái cặp.
- Cặp làm bằng gì ?
- Quai cặp thế nào?
- Mặt cặp được trang trí thế nào? Từ nào tả vẻ đẹp của ổ khoá?
- Em hãy tìm những từ ngữ chỉ màu sắc của cái cặp.
- Em gìn giữ cặp ra sao?
+ Bài “Tả cây có bóng mát” tiết 46
- Em hãy nêu các bộ phân của cây.
- Thân cây thế nào?
- Gốc cây ra sao?
- Nêu đặc điểm của cành cây
- Tìm từ tả màu sắc và hình dáng của lá.
- Cây có hoa khơng? Hãy nêu hình dáng màu sắc của hoa.
- Hãy nêu ích lợi của cây.
- Những hoạt động có liên quan đến cây?
+ Bài: “Tả con gà trống”
- Gà trống to chừng nào?
- Thân hình gà thế nào?
- Em hãy tìm từ tả màu lơng của gà trống?
- Đầu gà, chân gà thế nào?
- Móng vuốt gà dùng để làm gì?


- Gà có những thói quen gì trong sinh hoạt?
- Tìm từ tả tiếng gáy của gà trống?
- Ni gà có ích lợi gì?
Với số câu hỏi cụ thể cho từng bài này, tôi đã vận dụng để tổ chức trị chơi
mang lại hiệu quả cao nhất.
Trị chơi “Thi tìm từ nhanh”.

- Mục đích: Trị chơi “Tìm từ nhanh” cũng đã giúp các em nhận biết nhanh
các từ ngữ phục vụ cho bài học và làm giàu thêm vốn từ cho các em, luyện trí
thơng minh và tác phong nhanh nhẹn khi trình bày viết đoạn.
- Chuẩn bị: Làm một số bìa nhỏ có ghi các từ ngữ phục vụ nội dung bài học.
- Cách tổ chức chơi:
Giáo viên nêu cách chơi: chọn hai đội, mỗi đội từ hai đến năm em cùng tham
gia trò chơi. Giáo viên gắn yêu cầu cần tìm lên bảng, hai nhóm nhanh chóng tìm từ
giáo viên đã cho sẵn, gắn lên bảng. Trong thời gian quy định nhóm nào tìm đúng
và chính xác thì thắng cuộc.
Giáo viên có thể cho học sinh thi tìm từ theo một số câu cho sẵn. Sau khi học
sinh được quan sát, trao đổi, học sinh tìm được các từ nêu về đặc điểm, lợi ích của
cây, nêu các bộ phận của nó thơng qua hệ thống câu hỏi, hình ảnh tĩnh, động qua
đoạn phim mà giáo viên đã sưu tầm được.
Ví dụ: Bài “Tả cây hoa phượng” tiết 50
+ Từ chỉ màu xanh của lá, xanh đậm, xanh lam, xanh um, xanh tươi, xanh
thẫm.
+ Từ chỉ màu đỏ của hoa: Đỏ thắm, đỏ tươi, đỏ tía, đỏ rực.
+ Từ chỉ cành lá: sum suê, um tùm…
+ Từ chỉ thân cây: nham nhám, sần sùi …
+ Từ chỉ ích lợi: che mát, giúp học sinh vui chơi, cho vẻ đẹp, ăn quả …
+ Tìm một số từ tả các bộ phận của cây.
Nội dung yêu cầu gồm các từ: lá cây, hoa phượng, thân cây, ích lợi.
Khi giáo viên gắn từ nào lên bảng thì học sinh chọn từ để tả theo u cầu trên.
Trị chơi này có tác dụng rất cao, tạo được khơng khí thoải mái, vui vẻ và rèn được


tính nhanh nhẹn, tập trung tinh thần thi đua sơi nổi và khắc sâu được một số từ cần
thiết không thể thiếu trong bài làm của học sinh trong những tiết sau. Ngồi ra, cịn
tạo cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin, thích tham gia vào hoạt động chung của lớp.
Trò chơi “Tuyển chọn biên tập viên”.

Đối với những tiết chữa bài, tôi thường tổ chức cho các em trò chơi “Tập phát
hiện câu” hay “Tuyển chọn biên tập viên”.
- Mục đích:
+ Luyện kĩ năng vận dụng những kiến thức ngữ pháp đã học để chữa câu sai
thành câu đúng nhằm diễn đạt ý một cách chính xác.
+ Rèn óc quan sát, nhận xét và phê phán các hiện tượng ngữ pháp sai qui tắc.
- Chuẩn bị:
+ Ghi lại một số câu sai ngữ pháp trong bài làm hoặc một số câu viết chưa có
hình ảnh.
+ Chép các câu sai vào một mảnh giấy nhỏ gấp lại bỏ vào hộp của tổ.
+ Thi cá nhân hoặc chia nhóm có số người bằng nhau.
+ Giấy, bút.
- Cách tiến hành
Yêu cầu: Đọc kỹ câu sai, xác định rõ nguyên nhân sai và chữa lại cho đúng
ngữ pháp (chỉ được thay đổi 2 - 3 từ, khơng viết lại thành câu có ý khác hẳn ý của
câu cũ), chữa lại bằng nhiều cách thì càng tốt trong thời gian cho phép hoặc viết
câu lại cho có hình ảnh.
Ví dụ: Đề 1: Sóng biển vỗ
Đề 2: Thuyền đang lướt sóng
- Quản trị điều khiển cho thực hiện theo kiểu tiếp sức: tổ 1 đến tổ 2, tổ 3.
- Giáo viên và cả lớp nghe từng nhóm đọc kết quả để đánh giá .
Tiếp tục tiến hành như trên đối với đề thi số 2.
Kết thúc cuộc thi giáo viên đánh giá từng nhóm (cá nhân) và cơng bố kết quả
người (nhóm) đạt kết quả cao được tuyển chọn làm “Biên tập viên”.
Như vậy, với vai trò chủ đạo của giáo viên việc động viên, tạo niềm tin, hưng
phấn và ý thức độc lập suy nghĩ trong quá trình học tập của học sinh nó sẽ là yếu tố


quan trọng quyết định thành công của tiết dạy văn miêu tả nói riêng và của q
trình dạy nói chung.

*Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm:
Học theo nhóm sẽ phát huy tính tích cực, sáng tạo, năng lực, sở trường, tinh
thần và kĩ năng hợp tác của các em. Trong giờ học, biện pháp này đã tạo nên một
môi trường giao tiếp tự nhiên, thuận lợi đó là hoạt động giao tiếp nhằm trao đổi,
chia sẻ bày tỏ cảm nhận về vẻ đẹp của thế giới xung quanh. Trong q trình học
nhóm, sẽ tạo điều kiện cho các em làm việc cùng nhau, cùng giải quyết nhiệm vụ
học tập mà giáo viên giao.
Ví dụ: Tơi đã giao cho các em cùng nhau quan sát và ghi lại những điều quan
sát được theo nhóm đơi hoặc nhóm bốn về đồ dùng học tập ngay tại lớp.

Các em quan sát “cái cặp”theo nhóm 4. Hai em ngồi quan sát“chiếc bút mực”
*Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học:
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy hầu hết các em rất thích và có hứng thú với
những tiết học bằng máy chiếu bởi vì cùng một lúc các em được nghe âm thanh, hình
ảnh, màu sắc sinh động. Vì vậy, tôi tăng cường thực hiện một số tiết dạy bằng giáo án
điện tử. Có những kiến thức mà trong thực tế các em khó có điều kiện quan sát, đối với
những dạng bài này, việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp các em tiếp nhận kiến
thức tốt hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Thế nào là miêu tả?” sách Tiếng Việt 4 tập 1 trang 140.
Trong bài có đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của cây sòi và cây cơm nguội, chắn chắc


rằng khơng phải em nào cũng được thấy cây sịi và cây cơm nguội. Vậy để các em
cảm nhận được vẻ đẹp của nó thì ngồi việc cho các em quan sát tranh, ảnh mà tơi
sưu tầm được thì tơi lại tìm thêm video trên mạng về cây sịi và cây cơm nguội cho
các em xem - vừa tạo sự thích thú, tị mị vừa mang lại hiệu quả cao trong giờ học.
Hình ảnh cây sịi

Hình ảnh cây cơm nguội vàng


Những hình ảnh sinh động và bắt mắt trên sẽ tạo được sự thích thú khi các em
phân tích và làm theo mẫu.

Lớp tơi rất thích thú khi xem đoạn video về cây sịi và cây cơm nguội.
(Hình ảnh được cắt từ video tôi đã cho các em xem)
Tôi nghĩ rằng nếu mỗi tiết học giáo viên đều chịu khó tìm tịi, khai thác hết những
kênh hình và video để truyền tải cho các em ở mỗi tiết học Tập làm văn thì chắc chắn
đây sẽ là những tiết học trải nghiệm thú vị về vẻ đẹp của thế giới xung quanh thay cho
những con chữ khô khan và cứng ngắt trong sách giáo khoa.
*Tổ chức dạy học ngoài trời:
Đây chính là phương pháp hữu hiệu nhất khi dạy học văn miêu tả, các em sẽ
được trải nghiệm, được hòa mình với thiên nhiên, cảnh vậy để có thể cảm nhận
được vẻ đẹp. Dạy học ngoài trời giúp học sinh tìm hiểu rất nhiều kiến thức, kĩ
năng từ cuộc sống, là một hình thức tổ chức dạy học có nhiều lợi thế để phát triển
năng lực giao tiếp cho học sinh, một năng lực cần thiết cho tất cả mọi môn học.


Dạy học ngồi trời cịn tạo điều kiện để học sinh quan sát thiên nhiên, chơi các trò
chơi… nhằm gây hứng thú, sự tích cực học tập cho các em. Tổ chức tiết học
ngoài trời sẽ giúp học sinh tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt.
Ví dụ dạy bài: “Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối”(Tiếng Việt lớp 4 tập 2
trang 31).
Nếu có điều kiện giáo viên cùng học sinh sẽ đến bãi (rẫy) ngô để quan sát
trước khi học bài này, các em sẽ có những trải nghiệm thú vị vừa được nhìn vừa
được sờ vào cây ngơ để có thể cảm nhận hết được vẻ đẹp của nó.

“cây ngơ cịn lấm tấm như mạ non”

“ núp trong cuống lá, những búp ngô
non nhú lên và lớn dần ”


“lá ngô rộng dài, trổ mạnh mẽ, nõn nà”

“hoa ngô xơ xác, lá ngô quắt lại rủ xuống,
bắp ngô đã mập và chắc, chờ tay người đến
bẻ mang về”

1.1.4.Giải pháp 4: Tạo ra môi trường học tập thân thiện giữa thầy và trị.
a) Mục đích của giải pháp:
Tạo môi trường học tập thân thiện, tươi vui, giúp gắn kết tình cảm thầy trị để
các em có hứng thú hơn trong giờ học văn.
b) Nội dung của giải pháp:


Bên cạnh việc tác động vào nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học, việc thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa
các trò cũng sẽ tạo hứng thú cho học sinh. Bởi vì, học là hạnh phúc khơng chỉ vì
những lợi ích mà nó mang lại, mà hạnh phúc cịn nằm ngay trong chính sự học.
c) Cách thức thực hiện giải pháp:
Khi vào lớp giáo viên phải tạo được bầu khơng khí tươi vui, thoải mái, có thể chỉ
bằng nụ cười, nét mặt vui vẻ của giáo viên. Đồng thời trong q trình dạy học, tơi
thường xun khen học sinh để các em tự tin, tơi khuyến khích và tuyên dương các em
trước lớp cho sự cố gắng của các em. Ngồi ra, tơi cịn tặng bút cho những em có nhiều
cố gắng và tiến bộ trong học tập và tổ chức nhiều hoạt động như: vui tết trung thu, liên
hoan, tổ chức sinh nhật ...


1.1.5. Giải pháp 5: Hình thành thói quen đọc sách.
a) Mục đích của giải pháp:
Hình thành cho học sinh thói quen đọc sách để bồi dưỡng tâm hồn, giúp các

em có niềm say mê cảm nhận được cái hay cái đẹp, ghi chép, học hỏi những câu
văn hay, đoạn văn hay.
b) Nội dung của giải pháp:
Sách là người bạn thân thiết cũng là tài sản vô giá của con người. Đọc sách
giúp trang bị những tri thức mới mẻ trên hành trình học tập và phát triển của bản
thân, khi điều kiện để tiếp xúc với thế giới bên ngoài khơng nhiều thì sách chính là
người bạn đồng hành cùng các em trong suốt thời gian học tập. Chính vì thế tơi
hình thành thói quen đọc sách cho các em sau mỗi tiết học, giờ ra chơi hay 15 phút
đầu giờ.
c) Cách thức thực hiện giải pháp:
Đọc sách không chỉ giúp các em thư giãn sau những giờ học căng thẳng mà
cịn giúp các em có những trải nghiệm thú vị, biết được rất nhiều điều từ sách.
Giúp kĩ năng viết văn của các em được nâng cao hơn qua việc học hỏi cách so
sánh, cách dùng từ, những hình ảnh mà các em chưa hề biết đến để “biến cái của
họ thành cái của mình” chứ khơng phải sao chép rập khn, máy móc theo
phương châm “Đọc nhiều sách, đọc đúng cách và làm theo sách”. Để tạo được
thói quen đọc sách chúng ta cần:


+ Cùng với các em trang trí góc thư viện lớp thật bắt mắt và gây được sự
thích thú khi học sinh tham gia đọc.
+ Vào giờ ra chơi cô giáo cùng các em lên thư viện để giúp các em tìm đọc
những quyển sách hay ý nghĩa.
+ Vào 15 phút đầu giờ hay tiết sinh hoạt lớp có thể cho các em chia sẻ một
câu chuyện hay đã đọc hoặc chia sẻ câu văn có hình ảnh sinh động, gởi tả.
+ Mỗi em phải có quyển sổ tay để có thể ghi lại những từ ngữ hay, câu văn
hay hoặc những hình ảnh đẹp có trong sách.

Cơ và trị cùng nhau
tìm đọc những

quyển sách hay


Góc thư viện được các em trang trí sáng tạo thu hút các bạn tìm đọc sách.
1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết ( nếu là giải pháp cải tiến giải
pháp đã biết trước đó tại cơ sở)
1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại
( nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở)
1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Tôi thực sự hài lòng khi áp dụng những giải pháp này đối với lớp 4/1 của tôi
đang chủ nhiệm ngay từ đầu năm học, tơi sẽ duy trì và phát triển mở rộng hơn, áp
dụng thành công hơn nữa cho những đối tượng học sinh của những năm học sau.
Tôi thiết nghĩ, áp dụng những giải pháp trên sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nữa
là không chỉ giúp học sinh hứng thú trong giờ học mà cịn giúp các em có hứng thú
trong tất cả các mơn học cịn lại. Và đồng thời có thể triển khai áp dụng các biện
pháp trên đối với tất cả các khối lớp từ 1 đến khối lớp 5 để gây hứng thú cho học
sinh trong các giờ học.
Như vậy, qua đó tơi đã tự đúc kết cho bản thân mình nhiều kinh nghiệm trong
cơng tác giảng dạy của mình, đồng thời chia sẻ cùng đồng nghiệp trong quá trình


dạy học. Và có thể nói tất cả những điều đó đều hướng đến mục đích cuối cùng là
mang lại hiệu quả cao nhất cho học trị. Tơi hy vọng các giải pháp được đề cập
trong sáng kiến của tôi có thể áp dụng rộng rãi khơng chỉ ở tất cả các tổ chun
mơn trong trường tơi mà cịn áp dụng với tất cả tổ chuyên môn trong trường tiểu
học trên địa bàn huyện.
1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Nhà trường cần đảm bảo về cơ sở vật chất để giáo viên giảng dạy được tốt
như: phịng học thống mát, đầy đủ ánh sáng, trang thiết bị dạy học, đồ dùng dạy
học phong phú, thư viện đa dạng các loại sách, tài liệu để giáo viên tham khảo,

phục vụ tốt nhất cho công tác dạy học.
- Giáo viên ln tìm tịi, trau dồi kiến thức và trình độ hiểu biết của bản
thân, linh hoạt trong phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của người học. Thường xuyên sử dụng, phối hợp nhuần nhuyễn các
phương pháp dạy học.
- Giáo viên phối hợp với các hoạt động ngồi giờ để tích lũy vốn hiểu biết
và bồi dưỡng tâm hồn giàu cảm xúc cho các em.
- Giáo viên luôn kiểm tra, đánh giá mức độ và kịp thời ghi nhận sự tiến bộ
của học sinh. Chuyển sự đánh giá kết quả học tập của giáo viên thành kĩ năng
tự đánh giá của học sinh.
- Mỗi tháng giáo viên nên tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động
ngọai khoá như : đi tham quan, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí qua đó
nhằm phát triển tư duy, hình thành nhân cách của học sinh .
- Trong các giờ dạy Tập làm văn giáo viên nên sử dụng các đồ dung dạy
học trực quan như : tranh ảnh minh hoạ, các đồ vật trực quan … để học sinh
quan sát.
1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại:
Từ đầu năm học này, tôi đã mạnh dạn tiến hành triển khai, áp dụng những giải
pháp trên vào quá trình dạy học và đã thu lại được kết quả đáng kể. Các em đã có
hứng thú trong học tập, mỗi giờ học diễn ra rất thoải mái khơng cịn uể oải như



×