DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH MÔN SINH HỌC
--------------------------------------------PHẦN I: KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HỌC SINH THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
I/ Khái niệm về kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực:
1/ Kiểm tra:
Là quá trình sử dụng các công cụ để xem xét sự phù hợp giữa sản phẩm và các
tiêu chí đề ra về chất lượng hoặc số lượng của sản phẩm mà không quan tâm quyết
định đề ra tiếp theo.
2/ Năng lực:
*Đại học Victoria - Úc:
Năng lực là những kĩ năng, kiến thức, thái độ thu được thông qua việc được
giáo dục, đào tạo hoặc thông qua các công việc hàng ngày, gắn liền với các kinh
nghiệm sống của mỗi cá thể.
*Weinert, 2011:
Năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể
học được… để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm chứa
trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử
dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp… trong những tình huống
thay đổi
*Chương trình giáo dục phổ thông của Quebec – Canada:
Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với
thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm giải quyết hiệu quả một nhiệm vụ
cụ thể trong bối cảnh nhất định.
Nếu chỉ đạt được kiến thức, kĩ năng và thái độ chưa được coi là có năng
lực.
Giải quyết các vấn đề cụ thể trong những bối cảnh thật, trong những tình
huống mới được coi là có năng lực.
II/ Năng lực học sinh cần có thế kỷ 21:
1/.Education Council( HĐGD): 8 năng lực chủ chốt
(1) Sự thông hiểu tiếng mẹ đẻ;
(2) Sự thông hiểu ngoại ngữ,
(3) Năng lực toán học và các năng lực cơ bản trong khoa học và công nghệ,
(4) Năng lực số (công nghệ thông tin),
(5) Biết cách học,
(6) Năng lực xã hội - năng lực công dân,
(7) Tính sáng tạo và khả năng làm chủ doanh nghiệp,
(8) Nhận thức văn hoá và khả năng biểu đạt
1
2/. Bộ GD-ĐT (dự thảo chương trình 2015):
2.1 Năng lực chung: các năng lực chung của học sinh được hình thành và
phát triển qua môn Sinh học ở cấp THCS gồm có 9 NL chung được chia thành 3
nhóm như sau:
a).Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:
a1.Năng lực tự học: Biểu hiện:
-Xác định nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu
học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện.
- Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp; thực hiện các cách
học: Hình thành cách ghi nhớ của bản thân; phân tích nhiệm vụ học tậpđể lựa chọn
được các nguồn tài liệu đọc phù hợp: các đề mục, các đoạn bài ở SGK, STK, internet,
lưu giữ thông tin có chọn lọc băng cách ghi tóm tắt vơi đề cương chi tiết, bằng bản đồ
khái niệm, các từ khóa, ghi nhớ bài giảng GV bằng các ý chính, tra cứu tài liệu ở thư
viện nhà trường.
-Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện
nhiệm vụ học tập thông qua lời góp ý của GV, bạn bè, chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ
người khác khi gặp khó khăn trong học tập.
a2.Năng lực tư duy( sáng tạo): Biểu hiện:
-Đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; xác định và làm rõ thông tin,
ý tưởng mới; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.
-Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải
tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp; so sánh và bình luận được các
giải pháp đề xuất.
-Suy nghĩ và khái quát hóa tiến trình khi thực hiện một công việc nào đó; tôn
trọng các quan điểm trái chiều; áp dụng điều đã biết vào tình huống tương tự với điều
chỉnh hợp lý.
- Hứng thú, tự do suy nghĩ; chủ động nêu ý kiến; không quá lo lắng về tính
đúng, sai của ý kiến đề xuất; phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến khác.
a3.Năng lực tự quản lý: Biểu hiện:
2
-Nhận ra được các yếu tố tác động đến hành động của bản thân trong học tập
và giao tiếp hàng ngày; kiềm chế được cảm xúc của bản thân trong tình huống ngoài
ý muốn.
-Ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình; xây dựng và thực hiện kế hoạch
nhằm đạt được mục đích; nhận ra và có ứng xử phù hợp với tình huống không an
toàn.
- Tự đánh giá, tự điều chỉnh những hành động chưa hợp lý của bản thân trong
học tập và cuộc sống hàng ngày.
-Đánh giá được hình thể của bản thân so với chuẩn về chiều cao, cân nặng;
nhận ra được những dấu hiệu thay đổi của bản thân trong giai đoạn tuổi dậy thì; có ý
thức ăn uống , rèn luyện cơ thể và nghỉ ngơi phù hợp để nâng cao sức khỏe; nhận và
kiểm soát được những yếu tố ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tinh thần trong môi
trường sống và học tập.
a4.Năng lực giải quyết vấn đề: Biểu hiện:
-Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có
vấn đề trong học tập.
-Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan vấn đề; đề xuất được
giải pháp giải quyết vấn đề.
- Thực hiện giaỉ pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp
của gải pháp thực hiện.
b).Nhóm năng lực về quan hệ xã hội
b1.Năng lực giao tiếp: Biểu hiện:
-Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếpvà hiểu được vai trò quan trọng của việc
đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.
-Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp; nhận ra được bối cảnh giao tiếp,
đặc điểm, thái độ của đối tượng trong giao tiếp.
- Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; thể hiện được biểu cảm phù hợp với đối tượng
và bối cảnh giao tiếp.
b2.Năng lực hợp tác: Biểu hiện:
- Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các nhiệm vụ; xác định được
loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất bằng cách hợp tác theo nhóm với quy
mô phù hợp.
-Biết trách nhiệm, vai trò củ mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể; phân tích
nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạt động phải thực hiện, trong đó tự đánh
giá được hoạt động mình có thể đảm nhiệm tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm phân
công.
- Nhận biết được đặc điểm, khả năng của từng thành viêncũng như kết quả làm
việc nhóm; dự kiến phân công từng thành viên trong nhóm các công việc phù hợp.
3
-Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, gop ý điều chỉnh thúc
đẩy hoat động chung; chia sẽ, khiêm tốn học hỏi các thành viên nhóm.
-Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hạt động chung của nhóm; nêu mặt
được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm.
c).Nhóm năng lực về sử dụng công cụ
c1.Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông: Biểu hiện:
-Sử dụng đúng cách thiết bị ICT để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể: Nhận biết
các thành phần của hệ thông ICT cơ bản; sử dụng được các phần mềm hỗ trợ học tập
thuộc các lĩnh vực khác nhau.; tổ chức và lưu trữ dữ liệu bộ nhớ khác nhau, tại thiết
bị và trên mạng.
- Xác định được thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ học tập; tìm kiếm
thông tin với các chức năng tìm kiếm đơn giản và tổ chức thông tin phù hợp; đánh giá
sự phù hợp thông tin, dữ liệu đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra; xác lập mối liên hệ
giữa kiến thức đã biết với thông tin mới thu nhập được và dùng thông tin đó để giải
quyết các nhiệm vụ học tập và cuộc sống.
c2. Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Biểu hiện:
-Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiêt các bài đối thoại, chuyện kể,
lời giải thích, cuộc thảo luận; nói chính xác, đúng ngữ điệu và nhịp điệu, trình bày
được nội dung chủ đề thuộc chương trình học tập; đọc hiểu nội dung chính hay nội
dung chi tiết văn bản, tài liệu ngắn; viết đúng các dạng văn bản về chủ đề quen thuộc
hoặc cá nhân ưa thích; viết tóm tắt nội dung chính của bài văn, câu chuyên ngắn.
- Phát âm đúng nhịp điệu và ngữ điệu; hiểu từ vựng thông dụng được thể hiện
trong hai lĩnh vực khẩu ngữ và bút ngữ, thông qua các ngữ cảnh có nghĩa; phân tích
cấu trúc và ý nghĩa giao tiếp của các loại câu trần thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu
cảm thán, câu khẳng định, câu phủ định, câu đơn giản, câu ghép, câu phức, câu điều
kiện.
- Đạt năng lực bậc 2 về 1 ngoại ngữ.
c3. Năng lực tính toán: Biểu hiện:
-Sử dụng được các phép tính( cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa, khai căn) trong
học tập và trong cuộc sống; hiểu và có thể sử dụng các kiến thức, kỹ năng về đo
lường, ước tính trong các tình huống quen thuộc.
-Sử dụng được các thuật ngữ, ký hiệu toán học, tính chất các sốvà cùa các hình
hình học; sử dụng được thống kê toán học trong học tập và trong một số tình huống
đơn giản hàng ngày; hình dung và có thể vẽ phác hình dạng các đối tượng, trong môi
trường xung quanh, nêu được tính chất cơ bản của chúng.
- Hiểu và biểu diễn được mối quan hệ toán học giữa các yếu tố trong các tình
huống học tập và trong đời sống; bước đầu vận dụng được các bài toán tối ưu trong
4
học tập và trong cuộc sống; biết sử dụng một số yếu tố của logic hình thức để lập
luận và diễn đạt ý tưởng.
-Sử dụng được các dụng cụ đo, vẽ,tính; sử dụng được máy tính cầm tay trong
học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày; bước đầu sử dụng máy vi tính để tính
toán trong học tập.
2.2/Năng lực chuyên biệt trong môn Sinh học
Ngoài các năng lực chung, môn Sinh học còn hướng tới hình thành và phát triển ở
người học những năng lực / kĩ năng chuyên biệt:
a) Các năng lực chuyên biệt: được hình thành và phát triển qua môn Sinh học,
bao gồm:
a.1.Năng lực kiến thức Sinh học: bao gồm các kiến thức về cấu tạo cơ thể
của thực vật, động vật và con người; kiến thức về các hoạt động sống của thực vật,
động vật và con người; kiến thức về đa dạng sinh học; kiến thức về các quy luật di
truyền và sinh thái học.
a.2.Năng lực nghiên cứu khoa học: bao gồm NL quan sát và NL thực
nghiệm. Hiểu biết và sử dụng được các nguyên lý cùa các phương pháp nghiên cứu
khoa học, áp dụng được các phương pháp thực nghiệm để giải quyết các vấn đề khoa
học.
-Nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp tài liệu và đánh giá được các tài liệu khoa học.
-Thu thập số liệu, các bằng chứng khoa học thông qua việc quan sát và thực
nghiệm, đề xuất được vấn đề nghiên cứu.
-Đề xuất được các giả thuyết có khả năng kiểm chứng được bằng thực nghiệm, dự
đoán được kết quả nghiên cứu.
-Thiết kế được các thí nghiệm để kiểm chứng giả thuyết.
- Biết cách quan sát và ghi chép, thu thập số liệu, kết quả nghiên cứu.
-Sử dụng được toán sác xuất thống kê để phân tích và đánh giá dữ liệu thu được,
từ đó đưa ra được các kết luận phù hợp.
-Rút ra được kết luận.
-Truyền đạt kết quả và những ý tưởng rõ ràng và có hiệu quả vào báo cáo khoa
học, văn bản và thuyết trình.
-Thể hiện một mức độ hiểu biết sâu sắc về nghiên cứu bằng cách đề xuất các bước
trong tương lai cần thiết để tiếp tục các mục tiêu của thí nghiệm.
a.3.Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm: Sử dụng được các quy tắc và
kỹ thuật an toàn để thực hiện các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
- Thực hiện các quy tắc an toàn phòng thí nghiệm.
- Vận dụng máy móc trong phòng thí nghiệm theo đúng quy trình.
- Sử dụng được thành thạo các thiết bị thí nghiệm thích hợp.
- Tìm lỗi và tối ưu hóa các phương pháp và kỹ thuật.
5
- Thực hiện các kỹ năng cơ bản liên quan các thí nghiệm theo các phương pháp và
thủ tục tiêu chuẩn.
a.4.Năng lực thực địa: Sử dụng được các quy tắc và kỹ thuật an toàn để thực hiện
các nghiên cứu trong môi trường.
- Dự đoán, lập kế hoạch thực địa.
- Chuẩn bị các phương tiện, thiết bị cần thiết để thực địa.
- Sử dụng được bản đồ thực địa và xác định được đúng những vị trí cần nghiên
cứu trong môi trường.
- Sử dụng được các thiết bị thực địa để quan sát, xác định các thông số, thu thập
và xử lý mẫu.
Để có thể hình thành dần dần các năng lực chuyên ngành Sinh học này ở học sinh
THCS, trong quá trình dạy học học sinh cần được trang bị bước đầu một số kĩ năng,
thao tác và phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản sau đây
b) Các kĩ năng và phương pháp nghiên cứu khoa học:
b.1/ Các kĩ năng khoa học: Quan sát, đo đạc, phân loại, tìm kiếm mối quan hệ,
tính toán, xử lý và trình bày các số liệu, đưa ra các tiên đoán, hình thành nên giả
thuyết khoa học, đưa ra các định nghĩa, xác định các biến và đối chứng, thí nghiệm,
xác định mức độ chính xác các số liệu.
b.2/ Các kĩ năng sinh học cơ bản: QS các đối tượng bằng kính lúp, biết sử dụng
KHV, KL, biết vẽ các hình ảnh QS trực tiếp trên tiêu bản hiển vi, biết mô tả chính
xác các hình vẽ sinh học bằng cách sử dụng bảng thuật ngữ sinh học
b.3/ Các phương pháp sinh học:
A. Các phương pháp tế bào học
1. Phương pháp nhuộm tế bào và làm tiêu bản hiển vi (tiêu bản tạm thời).
B. Các phương pháp nghiên cứu giải phẫu và sinh lý thực vật
1. Giải phẫu các bộ phận khác của cây: rễ, thân, lá, hoa và quả;
2. Cắt các lát cắt ngang thân, lá, rễ bằng dao lam;
3. Nhuộm các tiêu bản mô thực vật bằng thuốc nhuộm thích hợp (ví dụ lignin);
4. Đo các thông số cơ bản của quang hợp;
5. Đo thoát hơi nước.
C. Các phương pháp nghiên cứu giải phẫu và sinh lý động vật
1. Mổ các động vật thuộc các ngành giun đốt, chân khớp,…
2. Làm tiêu bản nguyên con đối với các động vật không xương sống cỡ bé;
3. Đo các thông số cơ sở của hô hấp.
D. Các phương pháp nghiên cứu tập tính học (Ethological methods)
1. Nhận biết và giải thích các tập tính của động vật.
6
E. Các phương pháp nghiên cứu môi trường và sinh thái học
1. Ước lượng mật độ quần thể;
2. Ước lượng sinh khối;
3. Ước lượng các thông số cơ bản của chất lượng nước;
4. Ước lượng các thông số cơ bản của chất lượng không khí .
F. Các phương pháp phân loại (Taxonomic methods)
1. Sử dụng các khoá lưỡng phân (phân đôi);
2. Xây dựng các khoá lưỡng phân đơn giản;
3. Nhận biết được các họ thực vật có hoa thông dụng nhất;
4. Nhận biết được các bộ côn trùng;
5. Nhận biết được các ngành và các lớp sinh vật khác.
III/Thế nào là đánh giá theo định hướng năng lực? Phân biệt đánh giá theo
năng lực và đánh giá truyền thống?
1/. Khái niệm:
Đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối
cảnh có ý nghĩa.
-Đánh giá theo năng lực không mâu thuẫn với đánh giá kiến thức, kĩ năng,
được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng.
-Để chứng minh HS có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho HS
được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó HS vừa phải vận
dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh
nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình,
cộng đồng và xã hội).
2/.Đánh giá năng lực – đánh giá truyền thống
7
3/. Sự khác nhau giữa câu hỏi- bài tập của đánh giá kiến thức, kỷ năng và
đánh giá năng lực
3.1.Đánh giá kiến thức, kĩ năng
a) Bài tập mang tính hàn lâm
b) Mức độ nhớ, hiểu, vận dụng thấp – luyện tập, vận dụng trong những tình
huống quen thuộc
3.2.Đánh giá năng lực
a)Bài tập mang tính thực tiễn
b)HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trong những bối cảnh cụ thể - Vận dụng
cao
3.3.Cần kết hợp các loại câu hỏi/bài tập một cách hợp lí.
4/.Xây dựng ngân hàng CH/BT KTĐG năng lực HS
4.1.Mục tiêu:
-Tạo ra một ngân hàng câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực HS sau khi dạy học
một chương nào đó.
- Có thể sử dụng các câu hỏi/bài tập trong các phương pháp dạy học khác nhau
- Có thể dễ dàng tạo ra các đề kiểm tra…
4.2.Cấu trúc:
- Bao gồm cả các câu hỏi/bài tập đánh giá kiến thức, kĩ năng (mức độ nhớ,
hiểu, vận dụng thấp – luyện tập, vận dụng trong những tình huống quen thuộc)
- Bổ sung thêm các bài tập mang tính thực tiễn (HS vận dụng kiến thức, kĩ
năng trong những bối cảnh cụ thể - vận dụng cao).
8
4.3. Quy trình biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng
năng lực một chủ đề:
Việc biên soạn được thực hiện các bước sau:
a).Bước 1: Lựa chọn chủ đề (1 chương, 1 chủ đề)
b).Bước 2: Xác định các năng lực có thể được hình thành/phát triển cho HS thông
qua chủ đề/chương đó
c).Bước 3: Đối chiếu với chuẩn kiến thức, kĩ năng Xác định các mục tiêu cụ
thể cần đạt khi dạy học chương đó (có thể xác định mục tiêu theo từng bài/nội dung
nhỏ); sắp xếp các mục tiêu theo ma trận sau:
d).Bước 4: Trong mỗi bài/nội dung, tương ứng với mỗi mục tiêu các mức độ khác
nhau (nhớ, hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao), xây dựng một số câu hỏi/bài tập để
kiểm tra, đánh giá sao cho thể hiện đúng mục tiêu đó Bộ (ngân hàng) câu hỏi/bài
tập theo chủ đề.
đ).Bước 5: Điền số thứ tự các câu hỏi sau mỗi mục tiêu để mô tả ngân hàng câu
hỏi mình vừa tạo ra.
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC NHẬN THỨC VÀ MỘT SỐ ĐỘNG TỪ HÀNH
ĐỘNG ĐỂ SOẠN CÂU HỎI- BÀI TẬP
Mô tả nội dung các mức độ nhận thức
Động từ hành động
1. NHẬN BIẾT: Sự nhớ lại tài liệu đã Định nghĩa, mô tả, nhận biết, đánh dấu,
học tập trước đó như các sự kiện, thuật liệt kê, gọi tên, phát biểu, chọn ra, phác
ngữ hay các nguyên lý, quy trình.
thảo...
2. THÔNG HIỂU: Khả năng hiểu biết về Phân biệt, ước tính, giải thích, biến đổi,
các sự kiện và nguyên lý, giải thích tài mở rộng, khái quát, cho ví dụ, dự đoán,
liệu học tập, nhưng không nhất thiết phải tóm tắt, viết một đoạn...
liên hệ các tư liệu.
3. VẬN DỤNG MỨC THẤP: Khả năng Xác định, tính toán, chuẩn bị, tạo ra, thiết
vận dụng tài liệu đã học vào giải quyết lập mối liên hệ, chứng minh, giải quyết, sử
các tình huống quen thuộc hoặc giải bài dụng, minh hoạ...
9
toán cụ thể.
4. VẬN DỤNG MỨC CAO: Khả năng
vận dụng tài liệu đã học vào các tình
huống mới lạ hoặc giải các bài toán phức
tạp hơn. Đòi hỏi khả năng phân tích liên
hệ, gắn kết các thành phần của một tổng
thể, cấu trúc có tính tổ chức sao cho có
thể hiểu được; nhận biết được các giả
định ngầm hoặc các nguỵ biện có lý; hoặc
giải bài toán bằng tư duy sáng tạo. Đó còn
là khả năng đánh giá, thẩm định giá trị
của tư liệu theo một mục đích nhất định.
Khám phá, tính toán, sửa đổi, thao tác, dự
đoán, chứng minh, giải quyết, sử dụng. Vẽ
sơ đồ, phân biệt, suy luận, chỉ ra, thiết lập
quan hệ, chọn ra, chia nhỏ ra. Phân loại,
tổ hợp lại, biên tập lại, thiết kế, lý giải, tổ
chức, lập kế hoạch, cấu trúc lại, tóm tắt,.
Đánh giá, so sánh, đưa ra kết luận, phê
bình, mô tả, suy xét phân biệt, giải thích,
đưa ra nhận định, ủng hộ...
Ví dụ: Chủ đề Lá – SH6
Bước 1. Xác định chủ đề “Lá” trong dạy học Sinh học 6.
Đối với Sinh học lớp 6, căn cứ vào khung phân phối chương trình dưới đây,
ở đây chúng ta chọn chủ đề là “Lá” (chương IV) để trình bày.
Bước 2. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chủ đề “Lá” trong
chương trình hiện hành trên quan điểm định hướng phát triển năng lực học sinh.
Bước 3. Xác định và mô tả các mức yêu cầu cần đạt của các loại câu hỏi/bài tập
đánh giá năng lực (kiến thức, kĩ năng, thái độ) của học sinh trong chủ đề theo hướng
chú trọng đánh giá kĩ năng thực hiện của học sinh (bảng 3.1).
Chủ đề “Lá” có các nội dung chính là:
•
Đặc điểm bên ngoài của lá;
•
Cấu tạo trong của phiến lá;
•
Quang hợp;
•
Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp.
•
Ý nghĩa của quang hợp;
•
Cây có hô hấp không?
•
Phần lớn nước vào cây đi đâu?
•
Thực hành - Quan sát biến dạng của lá
Cụ thể, sau khi học xong chủ đề này, học sinh cần đạt được các yêu cầu về các
kiến thức, kĩ năng và thái độ sau đây (xem bảng dưới đây).
10
MA TRẬN CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VỀ CHỦ ĐỀ “LÁ”
MÔN: SINH HỌC 6
Bảng 3.1: Ma trận dùng để xây dựng bộ câu hỏi-bài tập đánh giá năng lực của HS ở chủ đề “Lá” ‒ Sinh học 6
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
NỘI DUNG
Đặc điểm
bên ngoài
của lá
Cấu tạo
trong của
phiến lá
Quang hợp
(1 & 2)
11
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
−Mô tả cấu tạo ngoài của
lá: cuống lá, phiến lá, gân
lá.
−Nhận biết các dạng lá
đơn, lá kép.
− Vẽ sơ đồ cấu tạo ngoài
của lá.
− Phân biệt các kiểu gân
lá; các dạng lá đơn, lá
kép; các kiểu xếp lá trên
thân, cành.
− Nêu ý nghĩa sinh học
của các kiểu xếp lá trên
cây.
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO
− Thu thập các mẫu lá
tươi khác nhau về hình
dạng, kích thước, màu
sắc, gân lá; bẹ lá; các
kiểu xếp lá trên thân,
cành.
−Làm bộ sưu tập mẫu ép về
các kiểu dạng lá khác nhau.
−Xây dựng album ảnh chụp và
sưu tầm thêm từ các nguồn tài
liệu khác nhau (với ghi chú
đầy đủ thông tin).
−Nhận biết các bộ phận −Vẽ sơ đồ cấu tạo trong −Giải thích sự phù hợp
cấu tạo trong của phiến của phiến lá.
giữa cấu tạo và chức
lá.
năng của lá.
− Nêu các chức năng của
lá.
− Định nghĩa khái niệm
quang hợp.
− Nêu tầm quan trọng của
quang hợp ở cây xanh.
− Nhận biết cơ quan
chính thực hiện quang
hợp; điều kiện, các chất
tham gia và sản phẩm tạo
thành.
−Giải thích được bản −Tiến hành các thí nghiệm:
chất và nêu được tầm - Xác định chất mà lá cây chế
quan trọng của quang tạo được khi có ánh sáng;
hợp.
- Xác định chất khí thải ra khi
− Viết sơ đồ tóm tắt quá
trình quang hợp.
lá chế tạo tinh bột;
- Tìm hiểu lá cây cần những
chất nào để chế tạo tinh bột.
−Thảo luận và đưa ra các kết
luận
Ảnh hưởng
của các
điều kiện
bên ngoài
đến quang
hợp. Ý
nghĩa của
quang hợp
Cây có hô
hấp
không?
Phần lớn
nước vào
12
−Kể tên các yếu tố bên −Giải thích ảnh hưởng −Giải thích tại sao khi −Quan sát một khu trồng trọt
ngoài ảnh hưởng đến của các yếu tố bên ngoài trồng cây cần chú ý đến và đánh giá tính hợp lý về mật
quang hợp.
lên quang hợp.
mật độ và thời vụ.
độ và thời vụ.
−
−Nêu các ý nghĩa của quá
−Áp dụng kiến thức về quang
trình quang hợp.
hợp và các yếu tố bên ngoài
vào trong sản xuất.
−Có ý thức giữ gìn và trồng
cây để bảo vệ môi trường.
−Liệt kê các yếu tố bên
ngoài ảnh hưởng đến hô
hấp.
−Nhận biết cơ quan hô
hấp; thời gian cây hô hấp.
−Định nghĩa khái niệm
hô hấp.
−Nêu ý nghĩa của hô hấp.
−Viết sơ đồ tóm tắt quá
trình hô hấp.
−Giải thích được bản chất
và tầm quan trọng của hô
hấp.
−Giải thích vì sao ban
dêm không nên để nhiều
hoa hoặc cây xanh trong
phòng ngủ kín cửa.
−Giải thích ảnh hưởng
các yếu tố bên ngoài lên
hô hấp.
−Giải thích mối quan hệ
giữa hô hấp và quang
hợp.
−Giải thích được tại sao
khi đất thoáng, rễ cây hô
hấp mạnh tạo điều kiện
cho rễ hút nước và muối
khoáng tốt hơn.
−Tiến hành các thí nghiệm:
- Chứng minh hô hấp ở cây;
- Chứng minh sản phẩm hô
hấp là CO2.
- Chứng minh O2 là một trong
những nguyên liệu hô hấp.
−Áp dụng kiến thức về hô hấp
vào bảo quản lương thực, thực
phẩm, và trong trồng trọt.
− Nêu ý nghĩa của sự − Trình bày được hơi −Vẽ sơ đồ đường đi của −Tiến hành thí nghiệm chứng
thoát hơi nước qua lá.
− Nêu các điều kiện bên
ngoài ảnh hưởng đến sự
cây đi đâu? thoát hơi nước qua lá.
Thực hành:
Quan sát
biến dạng
của lá
13
nước thoát ra khỏi lá qua nước từ lông hút lên lá minh cây thoát hơi nước qua
các lỗ khí.
và thoát ra ngoài.
lá.
−Trình bày cấu tạo lỗ khí
−Áp dụng hiểu biết về sự
phù hợp với chức năng
thoát hơi nước qua lá và các
thoát hơi nước.
điều kiện bên ngoài ảnh hưởng
đến sự thoát hơi nước vào
trong sản xuất.
− Nêu được các loại lá − Trình bày các đặc điểm
biến dạng theo chức năng về hình thái, chức năng
và do môi trường.
của các loại lá biến dạng
và ý nghĩa của chúng.
BỘ CÂU HỎI - BÀI TẬP CHỦ ĐỀ “LÁ” ‒ SINH HỌC 6
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Dựa vào hình 1, bạn hãy chú thích cho các số 1 → 7, sau đó mô tả cấu tạo
ngoài của lá và các bộ phận cấu tạo trong của phiến lá: cuống lá, phiến lá, gân lá.
Hình 1
Câu 2: Hình 2 (A, B, C) mô tả điều gì? Hãy chú thich cho các số 1 → 3, và nêu ý
kiến của bạn về các hình 2A, 2B và 2C. Hãy tìm vài ví dụ khác trong thực tế.
Hình 2
Câu 3: Hãy phân biệt các kiểu gân lá, các kiểu xếp lá trên thân, cành. Cho một số ví
dụ trong thực tế và nêu ý nghĩa sinh học của các kiểu xếp lá trên cây.
Câu 4: Lá là gì? Hãy chỉ ra những điểm giống nhau nhưng rất quan trọng của phần
phiến lá ở các loại lá khác nhau.
Hình 3
Câu 5: Từ hình 4, bạn cố gắng chú thích cho tất cả các số 1 → 10. Và hãy cho biết
hai phần thịt lá và biểu bì có đặc điểm cấu tạo ra sao mà nhờ đó nó có thể thực hiện
các chức năng chế tạo chất hữu cơ cho cây và thoát hơi nước.
14
Hình 4
Câu 6: Vì sao ở rất nhiều loại lá mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới?
Câu 7: Quang hợp là gì? Viết phương trình tóm tắt của quang hợp.
Câu 8: Nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của quá trình quang hợp ở thực vật.
Câu 9: Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá?
Câu 10: Hình 5 và 6 nói lên điều gì? Bạn hãy đưa ra lời bình của mình trong khả
năng có thể.
Hình 5
Hình 6
Câu 11: Vì sao khi đánh cây đi trồng ở nơi khác phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá
hoặc cắt ngắn ngọn?
Câu 12: Những cây không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giao) thì chức
năng quang hợp do bộ phận nào của cây đảm nhận?
Câu 13: Hãy kể tên các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp và nêu vai trò của
chúng.
Câu 14: Tại sao khi trồng cây cần phải theo đúng thời vụ và chú ý đến mật độ?
Câu 15: Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ
đóng kín cửa?
Câu 16: Hình 7 (A-F) cho thấy điều gì? Ý nghĩa của hiện tượng này là gì?
15
Hình 7
Câu 17: Hô hấp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt của quá trình hô hấp.
Câu 18: Liệt kê các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hô hấp. Nêu ý nghĩa và tầm
quan trọng của hô hấp đối với cây.
Câu 19: Vì sao hô hấp và quang hợp là hai quá trình trái ngược nhau nhưng lại có
quan hệ chặt chẽ với nhau?
Câu 20: Dùng các mũi tên để vẽ một sơ đồ đường đi của nước từ lông hút lên lá và
thoát ra ngoài.
Câu 21: Bạn hãy thu thập các mẫu lá khác nhau về hình dạng (tròn, bầu dục, tim...);
kích thước; màu sắc; gân lá (hình mạng, song song, hình cung); về bẹ lá (ở cây cau,
chuối); các kiểu xếp lá trên thân, cành (mọc cách - lá cây dâu; mọc đối - lá cây dừa
cạn, mọc vòng - lá cây trúc đào) và làm một bộ sưu tập mẫu ép về chúng.
Câu 22: Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng? Bạn thử
nghiên cứu lại tài liệu để tổ chức và tiến hành các thí nghiệm nhằm chứng minh: (i)
Chất hữu cơ mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng; (ii) Chất khí thải ra khi lá chế
tạo tinh bột.
Câu 23: Để có thể chứng minh được cây có hô hấp, theo bạn, chúng ta cần phải làm
những thí nghiệm nào?
Câu 24: Theo bạn, tại sao chúng ta cần phải luôn luôn nâng cao ý thức giữ gìn sự
sống của muôn loài trên trái đất nói chung, cũng như bảo vệ cây xanh và tăng cường
trồng cây, gây rừng nói riêng?
Câu 25: a) Hãy mô tả một thí nghiệm chứng minh cây thoát hơi nước qua lá. b) Bạn
có thể cải tiến cách làm cũng như thay đối tượng để thiết kế cho riêng mình một thí
nghiệm chứng minh hiện tượng thoát hơi nước qua lá ở cây xanh không?
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ở hình bên, mô tả các bộ phận cấu tạo ngoài của lá. Thứ tự đúng là:
A. 1-gân lá, 2-phiến lá, 3-cuống lá
B. 1-bẹ lá, 2-ngọn lá, 3-gân lá
C. 1-cành lá, 2-phiến lá, 3-gân lá
D. 1-cuống lá, 2-phiến lá, 3-gân lá
16
Câu 2: Hình bên mô tả các trạng thái khác nhau của lỗ khí. Câu đúng là:
A. hình 1 – lỗ khí hẹp; hình 2 – lỗ khí rộng
B. hình 1 – lỗ khí dài; hình 2 – lỗ khí tròn
C. hình 1 – lỗ khí đóng; hình 2 – lỗ khí mở
D. hình 1 – lỗ khí mở; hình 2 – lỗ khí đóng
Câu 3: Hình sau đây cho thấy các kiểu gân lá khác nhau của lá cây địa liền, lá cây rẻ
quạt và lá cây gai. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. 1-gân hình mạng; 2-gân song song; 3-gân hình cung
B. 1-gân song song; 2-gân hình mạng; 3-gân hình cung
C. 1-gân hình cung; 2-gân hình mạng; 3-gân song song
D. 1-gân hình cung; 2-gân song song; 3-gân hình mạng
Câu 4: Hình dưới trình bày ba kiểu sắp xếp lá trên thân, cành. Phát biểu đúng là:
A. 1-mọc cách; 2-mọc lệch; 3-mọc đối (chữ thập)
B. 1-mọc so le; 2- mọc đối (chữ thập); 3-mọc đều
C. 1-mọc cách; 2-mọc đối (chữ thập); 3-mọc vòng
D. 1-mọc đối; 2-mọc cách; 3-mọc vòng
Câu 5: Sơ đồ cắt ngang phiến lá cho thấy cấu tạo phiến lá có 3 phần là:
A. 1-da lá; 2-thịt lá; 3-xương lá
B. 1-biểu bì; 2-thịt lá; 3-gân lá
C. 1-mép lá; 2-ruột lá; 3-gân lá
D. 1-biểu bì; 2-gân lá; 3- thịt lá
Câu 6: Hình bên mô tả cấu tạo một phần của phiến lá. Phát biểu nào là không đúng?
A. 1-lớp biểu bì trên; 2-lớp biểu bì
dưới
B. 2-lớp tế bào thịt lá; 3-khoang chứa
khí
C. 4-lớp biểu bì dưới; 5-lục lạp
17
D. 6-gân lá; 7-lỗ khí
Câu 7: Thí nghiệm ở hình sau đây nhằm chứng minh điều gì?
A. Tinh bột được tạo thành trong quá trình quang hợp ngoài sáng.
B. Trong tối cây không quang hợp và chỉ thải ra oxy.
C. Khí cacbonic được giải phóng trong quang hợp có thể được thu lại trong ống nghiệm
D. Cây thải oxy trong quá trình quang hợp ngoài sáng.
Câu 8: Thí nghiệm ở hình bên nhằm chứng minh ______________
A. Trong tối cây không quang hợp nên
oxy không được thải ra.
B. Tinh bột được tạo thành trong quá
trình quang hợp ngoài sáng.
C. Ngoài sáng cây xanh quang hợp tạo
ra tinh bột và thải ra oxy.
D. Ngoài sáng cây xanh quang hợp, nhả
khí cacbonic.
Câu 9: Lá cây hoa hồng thuộc loại __________
A. lá kép, gân hình mạng, mọc cách. B. lá kép, gân song song, mọc cách.
C. lá đơn, gân hình cung, mọc đối.
D. lá đơn, gân hình mạng, mọc
vòng
Câu 10: Quá trình thoát hơi nước của cây chủ yếu đi qua __________
A. các tế bào biểu bì.
B. các tế bào thịt lá.
C. các lỗ khí.
D. các bó mạch.
Câu 11: Phần lớn nước trong đất được rễ hút vào cây sẽ ___________
A. được vận chuyển theo các mạch gỗ đi nuôi cây.
B. được cây dùng để tổng hợp các chất hữu cơ.
C. được thân dẫn thẳng lên tưới mát các cành lá.
D. được lá thải ra môi trường ngoài qua các lỗ khí.
Câu 12: Quang hợp là quá trình trong đó các lá cây (nhờ có chất diệp lục) ________
18
A. sử dụng nước, khí ôxi và muối khoáng để chế tạo ra tinh bột và nhả cacbôníc.
B. sử dụng nước, khí cacbôníc và ánh sáng để chế tạo ra tinh bột và nhả khí ôxi.
C. sử dụng nước, ôxi và năng lượng ánh sáng để tạo tinh bột và nhả khí
cacbôníc.
D. sử dụng nước, khí ôxi và cacbôníc cùng với ánh sáng mặt trời để chế tạo ra
tinh bột.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây về quá trình hô hấp ở cây là không đúng?
A. Hô hấp chỉ xảy ra ở lá và các thân, cành non.
B. Hô hấp xảy ra trong suốt ngày đêm.
C. Hô hấp sử dụng ôxi để phân giải chất hữu cơ thành khí cacbôníc, nước và sản
ra năng lượng.
D. Hô hấp diễn ra ở mọi cơ quan của cây.
Câu 14: Trong trồng trọt, nếu trồng cây với mật độ quá dày sẽ khiến cho các cây
A. chen chúc sản ra lượng nhiệt cao gây nóng môi trường sống.
B. thiếu ánh sáng và không đủ chất dinh dưỡng để quang hợp và nuôi cây.
C. hô hấp mạnh gây ức chế lên các quá trình quang hợp và thoát hơi nước.
D. dễ bị sâu bệnh và côn trùng gây hại cũng như chậm ra hoa, kết quả
Câu 15: Một số loài thực vật sinh sống trong các môi trường nghèo nàn chất dinh
dưỡng như cây nắp ấm hay cây bắt ruồi, lá của chúng đã biến đổi thành
A. dạng gai nhọn hoặc lá chét. C. tua cuốn hay tay móc.
C. lá bắt mồi.
D. dạng lá sinh sản hay bẹ lá.
Câu 16: Sơ đồ cắt ngang phiến lá cho thấy cấu tạo phiến lá có 3 phần là:
A. 1-các tế bào thịt lá; 2-các lỗ
khí; 3- biểu bì lá.
B. 1-biểu bì mặt trên lá; 2-các lỗ
khí; 3- biểu bì mặt dưới lá.
C. 1-biểu bì mặt dưới lá; 2-các lỗ
khí; 3- biểu bì mặt trên lá.
D. 1-biểu bì mặt trên lá; 2-các lục
lạp; 3- biểu bì mặt dưới lá.
Câu 17: Theo bạn, hai thí nghiệm ở hình dưới đây nhằm chứng minh điều gì?
19
A. Sự nhả khí ôxi và cacbôníc diễn ra ở lá.
B. Sự quang hợp và hô hấp diễn ra ở lá.
C. Sự vận chuyển nước từ các rễ cây lên lá.
D. Sự thoát hơi nước diễn ra ở lá.
Câu 18: Theo bạn, phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. Sống trong điều kiện khô hạn, một số loài cây giảm sự thoát hơi nước nhờ lá
biến thành gai.
B. Vì phần lớn nước thoát ra ở lá, nên cây hạn chế sự mất nước bằng cách đóng
các lỗ khí.
C. Tốc độ thoát hơi nước tăng lên khi nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không
khí tăng lên.
D. Việc thoát hơi nước ở lá có tác dụng điều hòa làm mát cây.
Câu 19: Sự thoát hơi nước của cây không phụ thuộc sự tác động của nhân tố nào?
A. Đất đai thổ nhưỡng.
B. Độ ẩm tương đối.
C. Gió và loại cây.
D. Nhiệt độ.
Câu 20: Nói về sự thoát hơi nước của cây, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Lượng nước thoát ra từ cây có sự thay đổi lớn theo thời gian và không gian.
B. Tác động đến tốc độ thoát hơi nước của cây gồm có: nhiệt độ, độ ẩm tương
đối của không khí, gió và loại cây.
C. Khi độ ẩm tương đối của không khí xung quanh cây trồng tăng thì tốc độ
thoát hơi nước giảm.
D. Sự di chuyển của các lớp không khí xung quanh một cây tăng lên khiến cho
sự thoát hơi nước giảm đi.
TRẢ LỜI BỘ CÂU HỎI - BÀI TẬP CHỦ ĐỀ “LÁ” ‒ SINH HỌC 6
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Dựa vào hình 1, chú thích cho các số 1 → 7. Sau đó mô tả cấu tạo ngoài của
lá gồm 1-cuống lá, 2-phiến lá, 3-gân lá, và các bộ phận cấu tạo trong của phiến lá
gồm các phần chính: hai lớp biểu bì trên và dưới có chứa các lỗ khí (7) – nơi nhận
CO2 nhả O2, thoát hơi nước, thịt lá (4) có chứa các lục lạp (5) và gân lá (6).
Câu 2: Hình 2 mô tả các kiểu dạng lá đơn (A), lá kép (B) và lá kép lông chim (C) với
các lá chét (số 3). Lá đơn có cuống nằm ngay dưới chồi nách (1), mỗi cuống chỉ
mang một phiến lá, cả cuống và phiến rụng cùng một lúc; Lá kép có cuống chính
phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang một phiến lá gọi là lá chét,
chồi nách chỉ có ở phía trên cuống chính, ở cuống con không có chồi nách, lá chét
thường rụng trước, cuống chính rụng sau. Cho vài ví dụ trong thực tế.
Câu 3: Bạn tự nghiên cứu SGK để trả lời. Cho vài ví dụ trong thực tế.
Câu 4: Là là cơ quan chính của quang hợp ở thực vật. Những điểm giống nhau của
20
phần phiến lá ở các loại lá là chúng đều có màu xanh lục, dạng bản dẹt, diện tích bề
mặt của phiến lá lớn hơn so với cuống lá. Dạng bản dẹt có diện tích bề mặt lớn nên
giúp phiến lá hứng được nhiều ánh sáng. Hình 3 cho thấy lát cắt ngang qua phiến là,
từ ngoài vào là biểu bì (1), thịt lá (2) và gân lá (3).
Câu 5: Bạn cố gắng chú thích cho tất cả các số 1 → 10 ở hình 4. Phần thịt lá (4) gồm
nhiều lớp tế bào có vách mỏng, chứa nhiều lục lạp có chức năng chế tạo chất hữu cơ
cho cây. Hai lớp biểu bì trên và dưới có chứa các lỗ khí (6), mỗi lỗ khí có hai tế bào
hạt đậu ở hai bên (7); lỗ khí là nơi nhận CO2 nhả O2 và thoát hơi nước.
Câu 6: Ở nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới do mặt trên của lá tập
trung nhiều lục lạp hơn để tiếp nhận ánh sáng, thực hiện quá trình quang hợp - chế
tạo chất hữu cơ cho cây.
Câu 7: Quang hợp là quá trình trong đó lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước
(H2O), khí cacbôníc (CO2) và năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo ra tinh bột
(C6H12O6) và nhả khí ôxi (O2). Phương trình tóm tắt của quang hợp vì vậy có thể
được viết là :
6 CO2 + 6 H2O + năng lượng ánh sáng (đi qua chất diệp lục) → C6H12O6 + 6 O2
Câu 8: (i) Chế tạo chất hữu cơ: Quang hợp là quá trình cung cấp chủ yếu chất hữu cơ
cho hầu hết sinh vật trên trái đất. (ii) Điều hòa không khí: Hầu hết các sinh vật khi hô
hấp đều lấy ôxi do cây xanh nhả ra khi quang hợp. Khi quang hợp cây xanh lấy vào
khí cacbonic do quá trình hô hấp của các sinh vật thải ra, vì vậy hàm lượng hai loại
khí này được duy trì ổn định trong bầu khí quyển. (iii) Chất hữu cơ do cây xanh chế
tạo ra đã cung cấp nhiều loại sản phẩm cho con người như: lương thực, thực phẩm,
dược phẩm, nguyên liệu xây dựng v.v.
Câu 9: Sự thoát hơi nước qua lá tạo ra sức hút làm cho nước và muối khoáng hòa tan
vận chuyển được từ rễ lên lá. Ngoài ra sự thoát hơi nước còn có tác dụng làm cho lá
được dịu mát khi trời nắng gắt và giữ cho lá khỏi bị đốt nóng bởi ánh sáng mặt trời.
Câu 10: Bạn hãy đưa ra lời bình của mình trong khả năng có thể.
Câu 11: Vì khi ta đánh cây lên thì bộ rễ của cây sẽ bị tổn thương, ảnh hưởng tới khả
năng hút nước nên phải chọn ngày râm mát để cây không bị ánh sáng mặt trời đốt
nóng đồng thời tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn để hạn chế sự thoát hơi nước qua lá cây.
Câu 12: Những cây không có lá hoặc lá sớm rụng thì chức năng quang hợp do phần
thân cây đảm nhận, do trong cấu tạo của phần thân cũng có chứa diệp lục
Câu 13: Bạn hãy đưa ra câu trả lời của mình trong khả năng có thể.
Câu 14: Trồng cây theo đúng thời vụ để đảm bảo các điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ
ẩm… thích hợp cho quá trình quang hợp của cây diễn ra, nhờ đó cây sinh trưởng và
phát triển tốt. Và cũng cần chú ý đến mật độ vì cây cần có đủ ánh sáng để quang hợp.
Câu 15: Vì ban đêm cây không quang hợp, chỉ hô hấp do vậy cây thải khí cacbonic
ra môi trường đồng thời lấy khí oxi từ môi trường. Nếu để nhiều cây trong phòng
đóng kín cửa thì sẽ ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.
21
Câu 16: Hình 7 cho thấy các dạng biến đổi khác nhau của lá. Các kiểu biến dạng lá
này giúp thực vật thích nghi với điều kiện môi trường sống cụ thể. Ví dụ, những cây
xương rồng sống ở môi trường nắng nóng, khô hạn có lá biến thành gai (hình A), nhờ
đó hạn chế sự thoát hơi nước qua lá. Bạn tự phân tích cho các hình còn lại (B-F).
Câu 17: Bạn tự nghiên cứu để trả lời.
Câu 18: Bạn tự nghiên cứu để trả lời.
Câu 19: Quang hợp và hô hấp là hai quá trình trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ
chặt chẽ với nhau vì sản phẩm của quá trình này lại là nguyên liệu của quá trình kia.
Câu 20: Lông hút → vỏ rễ → mạch dẫn của rễ → mạch dẫn của thân → lá → thoát ra
ngoài (qua lỗ khí).
Câu 21: Bạn hãy thu thập các mẫu và làm một bộ sưu tập mẫu ép về chúng. Ngoải ra,
bạn có thể xây dựng một album ảnh chụp và ảnh sưu tầm từ các nguồn tài liệu khác
nhau (với ghi chú đầy đủ thông tin cho từng loại mẫu). Chúc bạn thành công và hạnh
phúc với niềm đam mê, sáng tạo của mình!
Câu 22: Chúc bạn thành công và hạnh phúc với niềm đam mê, sáng tạo của mình!
Câu 23: Chúc bạn thành công và hạnh phúc với niềm đam mê, sáng tạo của mình!
Câu 24: Bạn hãy viết một bài luận sinh động và có những hình ảnh tư liệu phong phú
(có thể do tự tay bạn thu thập hoặc kết hợp tham khảo nhiều nguồn) để viết một bài
luận với những dẫn chứng thật sinh động, sao cho khi bạn thuyết trình gây được cảm
xúc và thuyết phục được người nghe.
Câu 25: a) Bạn tự trả lời. b) Chúc bạn thành công và hạnh phúc với niềm đam mê,
sáng tạo của mình!
PHẦN TRẮC NGHIỆM
22
1D
2C
3D
4C
5B
6A
7D
8B
9A
10C
11D
12C
13A
14B
15C
16C
17D
18C
19A
20D
PHẦN II: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Để hình thành và phát triền năng lực HS cần kết hợp nhiều phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Đặc biệt các tổ chức hoạt động dạy học HS
phải gắn liền với thực tiễn. Một số phương pháp có nhiều ưu thế trong việc hình
thành và phát triển năng lực HS trong bộ môn Sinh học là:
I/ Dạy học dựa trên tìm tòi, khám phá khoa học( dạy học khám phá)
II/ Dạy học theo bàn tay nặn bột( Lamap)
III/ Dạy học giải quyết vấn đề
IV/ Dạy học theo dự án( dạy học theo chủ đề)
1/. Khái niệm:
Là một PPDH. Trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp,
có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Nhiệm vụ này được thực hiện với tính tự
lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến
việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều khiển, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.
Kết quả của dự án là sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu.
2/. Đặc điểm :
a) Định hướng thực tiễn : Chủ đề của các dự án xuất phát từ tình huống thực tiễn
xã hội, nghề nghiệp, đời sống
b)Định hướng hứng thú học tập HS : Người học được tham gia lựa chọn những
đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú của cá nhân.
c)Định hướng hành động : Trong quá trình thực hiện có sự kết hợp giữa nghiên
cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào hoạt động thực tiển và thực hành.
d)Tính tự lực cao của người học :Người học cần tự lực, tích cực tham gia vào
các quá trình dạy học, GV chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, trợ giúp. Mức độ
tự lực cần phù hợp năng lực người học.
đ)Cộng tác làm việc : Thường thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm
việc và phân công các thành viên trong nhóm
e)Định hướng sản phẩm : Sản phẩm không chỉ giới hạn trong phạm vi bài thu
hoạch thiên về lý thuyết mà sản phẩm còn là những hoạt động thực tiễn và thực hành
có thể sử dụng, công bố, giới thiệu,…
3/. Quy trình xây dựng và sử dụng :
3.1. Quy trình xây dựng :
a) Bước 1 : Xác định chủ đề
Xuất phát từ nội dung SGK, chương trình GV lựa chọn chủ đề. Điều quan
trọng khi xây dựng chủ đề GV phải đánh giá sản phẩm đầu ra của chủ đề, khi lựa
chọn chủ đề cần chú ý :
-Đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung học tập theo quy định của nhà trường
23
-HS thực hiện được các hoạt động học tập chủ yếu
-Chủ đề cần kết nối kiến thức bài học với sự kiện có thực trong cuộc sống phù
hợp nhận thức HS
-Kiến thức không quá khó và xa lạ với HS
b) Bước 2 : Lập bản đồ khái niệm
Là cách biểu diễn bằng hình ảnh kết nối các khái niệm, vì chủ đề của một dự
án được xây dựng trên nội dung chương trình và bối cảnh thực tiễn, nên lượng kiến
thức để giải quyết chủ đề ro đó rất rộng và phức tạp do đó cần lập bản đồ khái niệm
để giới hạn kiến thức cho chủ đề, những khái niệm liên quan chủ đề được sắp xếp
theo trình tự logic xác định. Lựa chọn khái niệm để xây dựng chủ đề :
-Khái niệm phản ánh kiến thức trọng tâm bài học
-Có ý nghĩa với HS, HS có thể thực hiện được
-Khái niệm phải cụ thể, dễ hiểu để HS có thể vận dụng các môn học và kinh
nghiệm bản thân để giải quyết.
c) Dự trù hoạt động học tập :
-Kết hợp với PPCT chi tiết năm học đưa nội dung dạy học dự án vào tiết học
cụ thể.
-Công bố các hình thức đánh giá
-Lập kế hoạch các hoạt động triển khai, triển khai như thế nào, thời điểm, ở
đâu, ai sẽ cùng tham gia.
-Xác định nội dung và hoạt động học tập cụ thể thông qua bảng :
Kỹ năng
Hoạt động
Tên dự án
Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4
Nhắc lại
Nhận thức
Hoạt động chân tay
Xử sự
d) Bước 4 : Xây dựng bộ câu hỏi
Khi xây dựng bộ câu hỏi phải :
-Căn cứ vào mục tiêu đã đề ra.
- Thiết kế những câu hỏi, vấn đề thực tiễn định hướng người học tiếp cận
- Câu hỏi được xây dựng nhằm giải quyết từng vấn đề mà kế hoạch học tập nêu
ra.
-Câu hỏi đặt ra phải định hướng sản phẩm của dự án.
24
đ/ Bước 5 : Dự trù đánh giá
Đánh giá một dự án là vô cùng khó khăn, qua thực tiễn giảng dạy và nghiên
cứu về dạy học dự án chúng ta có thể sử dụng kết hợp 02 hình thức đánh giá : Hồ sơ
học tập và phiếu đánh giá
-Phương pháp hồ sơ học tập : là PP đánh giá hoạt động và mức độ đạt được của
HS, hồ sơ học tập là minh chứng sự tiến bộ của HS, hồ sơ học tập chủ yếu là Hs tự
đánh giá về sự tiến bộ của bản thân
-Phiếu đánh giá : Chủ yếu do giáo viên thực hiện nên có mức độ tin cậy hơn,
khi xây dựng phiếu đánh giá GV chủ động xây dựng ma trận đánh giá có thể hiện nội
dung, tiêu chí, điểm số tương ứng cho các tiêu chí sau đó giao HS tự đánh giá kết quả
hoạt động học tập của minh.
Tóm tắt qua sơ đồ sau :
Xác định chủ đề
↓
Lập bản đồ khái niệm
↓
Dự trù hoạt động học tập
↓
Xây dựng bộ câu hỏi
↓
Dự trù đánh giá
3.2 Quy trình tổ chức dạy học theo dự án :
a). Xây dựng nhóm học tập :
- Chia nhiều nhóm, mỗi nhóm 6-8HS, các nhóm phải tương đồng về khả năng
thực hiện các hoạt động học tập( tỉ lệ nam, nữ, học lực, năng lực,..,), mỗi nhóm kê
khai thông tin các thành viên nhóm( sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, khả năng học
tập, điện thoại, email,…)
- Thiết lập các qui định trong quá trình thực hiện các hoạt động học tập, yêu
cầu có tích hợp tác, tham gia tích cực các hoạt động thực hành, tính kỷ luật,… các
qui định cần chi tiết, cụ thể và các thành viên nhóm phải tôn trọng và tuân thủ các
quy định này.
b). Xây dựng kế hoạch học tập :
- Xác định nội dung, kiến thức, kỹ năng cụ thể cho từng nội dung học tập.
- GV hướng dẫn HS xây dựng bản đồ khái niệm cho dự án.
- GV cung cấp câu hỏi đã chuẩn bị trước để HS lựa chọn cách làm và tìm câu
trả lời
- GV cung cấp mốc thời gian quan trọng trong dự án để HS chủ động trong học
tập.
c).Phân công nhiệm vụ :
25