Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN CHẠY 100m NỮ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.41 KB, 22 trang )

PHÒNG GD & ĐT ……………..
TRƯỜNG THCS ……………..
----------

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CHUYÊN ĐỀ

TÊN CHUYÊN ĐỀ:

PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN CHẠY 100m NỮ
TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ: …………………
MÔN: ………………….
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: Trường THCS ………………..

..................., tháng 10 năm 2023


MỤC LỤC
STT

Nội dung

Trang

1

Lý do chọn chuyên đề

1

2



Tên chuyên đề

1

3

Tác giả chuyên đề

1

4

Chủ đầu tư chuyên đề

2

5

Lĩnh vực áp dụng chuyên đề

2

6

Ngày chuyên đề được áp dụng lần đầu hoặ cáp dụng thử

2

7


Mô tả bản chất của chuyên đề

2

7.1

Nội dung chuyên đề

2

7.1.
1

Cơ sở lý luận

2

7.1.
2

Cơ sở thực tiễn

3

7.1.
3

Mục đích nghiên cứu


4

7.1.
4

Phương pháp nghiên cứu

4

7.1.
5

Biện pháp giải quyết vấn đề

6

7.1.
6

Kết quả sau khi áp dụng chuyên đề

14

7.1.
7

Bài học kinh nghiệm

15


7.2

Kết luận chung

15

7.2.
1

Kết luận

15

7.2.

Kiến nghị

16


2
8

Những thông tin cần được bảo mật

16

9

Các điều kiện cần thiết để áp dụng chuyên đề


16

10

Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do
áp dụng chuyên đề.

16

10.1

Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do
áp dụng chuyên đề theo ý kiến của tác giả

16

10.2

Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do
áp dụng chuyên đề theo ý kiến của tổ chức, cá nhân

17

Danh sách những tổ chức /cá nhân đã tham gia áp dụng thử
hoặc áp dụng chuyên đề lần đầu

18

Tài liệu tham khảo


19

11


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CHUYÊN ĐỀ
1. Lý do chọn chuyên đề:
Giáo dục thể chất trong trường học là một mặt giáo dục quan trọng không
thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu “nâng
cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” cho đất nước.
Hàng năm ngành giáo dục huyện nhà lại tổ chức Hội khỏe phù đổng hoặc
Đại hội TDTT để các em có dịp thi tài những môn thể dục thể thao khác nhau như
môn: Cờ vua, bóng bàn, đá cầu, bóng đá, bơi … đặc biệt là mơn điền kinh, trong
đó có nội dung chạy 100m được các trường tham gia nhiều và sôi nổi nhất.
Là một giáo viên dạy môn thể dục của nhà trường luôn thôi thúc tôi làm thế
nào để đưa đội tuyển của trường giành được chiến thắng trong mỗi lần tham gia
các giải thi đấu cấp huyện. Đồng thời chọn được nhiều học sinh tham gia thi đấu
cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Về thành tích thi đấu nội dung chạy 100m của trường qua kỳ thi hội khỏe
phù đổng cấp huyện, cấp tỉnh trong năm học 2018-2019 cho thấy hiệu quả cơng
tác đào tạo mơn chạy 100m mang lại cịn chưa cao. Để nâng cao kết quả thi hội
khỏe phù đổng nội dung chạy 100m được tổ chức vào cuối năm học 2022- 2023 và
đầu năm học 2023-2024. Qua thực tiễn giảng dạy nội dung chạy 100m lớp 7 năm
học 2021-2022 tơi phát hiện ra các em có năng khiếu chạy 100m. Vì vậy trong
năm học này, tơi đã chọn các em học sinh lớp 8 bồi dưỡng.
Vì những lí do trên, để góp phần sức mình vào phát triển mơn Chạy 100m,
vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Phương pháp bồi dưỡng đội tuyển Chạy 100m nữ”.

Dù đã giành nhiều thời gian, song do những hạn chế khách quan và chủ
quan nên khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định mong nhận được các ý kiến
đóng góp của các Thầy, cơ để chun đề được hồn thiện hơn.
2. Tên chun đề:
“Phương pháp bồi dưỡng đội tuyển Chạy 100m nữ .
3. Tác giả chuyên đề:
- Họ và tên: ………………….
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Tổ KHTN -Trường THCS …………………..
- Số điện thoại: …………………..
1


-Email: ………………………..
4. Chủ đầu tư tạo ra chuyên đề:
-Giáo viên: …………………………………….
5. Lĩnh vực áp dụng chuyên đề:
Áp dụng vào nâng cao thành tích nội dung Chạy 100m cho học sinh Trường
THCS ……………..
Đối tượng nghiên cứu: Chọn 16 học sinh nữ lớp 8 chia thành 2 nhóm. Nhóm
A là nhóm đối chứng gồm 8 học sinh, nhóm B là nhóm thực nghiệm gồm 8 học
sinh.
6. Ngàychuyên đề được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
- Chuyên đề được áp dụng từ tháng 01 năm 2023
7. Mô tả bản chất của chuyên đề:
7.1. Nội dung chuyên đề.
7.1.1. Cơ sở lí luận.
Cơ sở lý luận đề xuất chuyên đề dựa trên những quan điểm, đường lối lãnh
đạo của Đảng và Nhà nước, của các Bộ ngành liên quan về việc nâng cao chất
lượng giáo dục nói chung và GDTC nói riêng. Cũng như các văn bản hướng dẫn
thực hiện, các quy chế nội bộ của Phòng GD và ĐT huyện Vĩnh Tường về công

tác GDTC.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ban hành ngày 04/11/2013, của Hội nghị Trung
ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo .
Nghị định số 11/2015/NĐ-CP, của Thủ tướng Chính phủ quy định về Giáo
dục thể chất và hoạt động Thể thao trong nhà trường.
Thông tư 48/2020/TT – BGDĐT quy định về hoạt động TDTT trong nhà
trường.
Giải Điền kinh ( HKPĐ) tiểu học, THCS, THPT diễn ra vào năm học 2022 2023.
- Xuất phát từ: cuộc thi hội khỏe phù đổng các cấp và đại hội thể dục thể
thao huyện nội dung thi Chạy 100m trung học cơ sở. Đây là nội dung khó, địi hỏi
sức mạnh tốc độ cho học sinh tuy nhiên trong q trình học tập trong giờ thể dục
chính khóa học sinh cịn thụ động trong việc tiếp thu các bài tập chun mơn cịn
hạn chế và thời gian tập luyện chun mơn ít. Nên tơi nghiên cứu, xây dựng
Chuyên đề: “Phương pháp bồi dưỡng đội tuyển Chạy 100m nữ”
7.1.2. Cơ sở thực tiễn
2


* Thuận lợi:
Năm học 2022-2023, nhà trường có tổng số 13 lớp học, với 526 học sinh.
Về cơ sở vật chất nhà trường sân tập 30m x 60m, 2 sân bóng chuyền hơi, 2
sân cầu lơng, 02 tấm đệm thể dục, 01 sân đá cầu, 1 hố Nhảy xa, 100 quả bóng
ném, 50 quả cầu đá, một số lượng lớn dây nhảy cùng với một số tranh ảnh minh
họa
Hàng năm, nhà trường đóng góp một số lượng đáng kể vận động viên trẻ
cho Trung tâm Thể dục thể thao của Huyện, tại các giải thi đấu nhà trường luôn cử
các đội tuyển tham gia thi đấu các giải Hội khỏe Phù Đổng cấp Huyện và các giải
học sinh cấp Tỉnh.
- Năm học 2022 - 2023:
DANH SÁCH CÁC NỘI DUNG THI HKPĐ LẦN THỨ X CẤP HUYỆN ĐẠT GIẢI

TRƯỜNG THCS …………. NĂM HỌC 2022 - 2023M HỌC 2022 - 2023C 2022 - 2023

ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

Họ Và Tên
Tạ Thị Phương Trúc
Chu Ngọc Nhật
Lê Công Sơn
Lê Cơng Sơn
Chu Thị Tuyết Nhung

Bùi Minh Trí
Đỗ Thị Ngọc
Bùi Thị Diễm Quỳnh
Bùi Minh Trí
Đỗ Thị Ngọc
Lê Mạnh Quân
Trần THị Yến Nhi
Lê Thị Trà My
Phùng Ngọc Khánh Vy
Trần Diễm Quỳnh
Lê Thị Yến Nhi
Lê Kim Ngân
Lê Kim Ngân
Chu Minh Thịnh

Lớp

Môn thi

7C
6C
7C
7C
8D
6C
6C
6C
6C
6C
6A

8A
8A
6C
7A
8A
8D
8D
8C

Cầu đá đơn nữ 13-14tuổi
Đá cầu đơn nam 12 tuổi
Cầu lông đơn nam 13-14tuổi
Cầu lông đôi nam nữ 13-14tuổi
Cầu lông đôi nam nữ 13-14tuổi
Cầu lông đơn nam 12 tuổi
Cầu lông đơn nữ 12 tuổi
Cầu lông đôi nam nữ 12 tuổi
Cầu lông đôi nam nữ 12 tuổi
Cầu lông đôi nam nữ 12 tuổi
Cầu lông đôi nam nữ 12 tuổi
Võ Taekwondo 37kg
Võ Taekwondo 55kg
Võ Taekwondo 29 kg
Bơi ngửa nữ 7;8 13-14 tuổi
Nhảy xa
Chạy 200m
Chạy 100m
Bóng chuyền

Đạt

giải
HCB
HCĐ
HCV
HCV
HCV
HCĐ
HCB
HCĐ
HCĐ
HCB
HCB
HCĐ
HCB
HCB
HCĐ
HCB
HCV
HCV
HCĐ

Trong đợt thi đua kỉ niệm ngày 26/3, nhà trường tổ chức buổi hoạt động ngoại
khóa thi các trò chơi dân gian và thi thể dục thể thao, trong đó có nội dung Chạy

3


100m. Các em trong đội năng khiếu của tôi tham gia thi đấu đều đạt giải nhất, giải
nhì. Thành tích Chạy 100m của các em cũng tăng vượt bậc như:
Em: Lê Kim Ngân (Nữ) đạt giải nhất cấp trường.

Em: Lê Thị Yến Nhi (Nữ) đạt giải nhì cấp trường.
- Năm học 2023- 2024:
+ 01 Giải huy chương vàng tỉnh: môn võ taekowdo nam hạng cân 65kg
+ 02 Giải huy chương bạc tỉnh: môn võ taekowdo nữ hạng cân 55kg, chạy
100m nữ.
* Khó khăn:
Điều kiện vật chất, sân bãi, dụng cụ ở trường THCS còn nhiều thiếu thốn, các
em vận động viên được lựa chọn vào đội tuyển nhưng vẫn bị chi phối cho học văn
hoá nên thời gian tập luyện cũng cịn hạn hẹp.
7.1.3. Mục đích nghiên cứu:
- Chun đề tơi nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra bài tập và phương pháp
bồi dưỡng đội tuyển Chạy 100m của học sinh trường THCS Tân Tiến tham gia thi
đấu ở Đại hội TDTT cấp huyện và HKPĐ lần thứ X trong đó có nội dung chạy
100m đạt thành tích cao năm học 2022– 2023 cấp huyện và 2023-2024 cấp tỉnh.
- Cung cấp thêm tư liệu cho các đồng nghiệp.
7.1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng các
phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
a. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
Phương pháp này cho phép hệ thống hóa các kiến thức có liên quan đến lĩnh
vực nghiên cứu, xác định mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Ngồi ra phương
pháp này cịn được sử dụng để phân tích kết quả nghiên cứu, xác định nhiệm vụ
và kiểm chứng kết quả trong khi thực hiện giải pháp.
b. Phương pháp phỏng vấn.
Để tìm hiểu thực trạng giảng dạy và huấn luyện điền kinh nói chung, huấn
luyện sức mạnh tốc độ cho nữ vận động viên chạy 100m chúng tôi tiến hành
phỏng vấn các giáo viên đang giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất tại các trường

4



trong huyện và các giảng viên Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, nhằm tìm
hiểu lấy ý kiến chuyên gia về vấn đề cần nghiên cứu.
c. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Đề tài tiến hành thực nghiệm trên đối tượng 16 vận động viên nữ, lứa tuổi 13
tuổi, học sinh lớp 8 đội tuyển điền kinh của trường, chia thành 2 nhóm đối chứng
và thực nghiệm.
Nhóm đối chứng (nhóm A): 8 vận động viên.
Nhóm thực nghiệm (nhóm B): 8 vận động viên.
Trước thực nghiệm giải pháp tiến hành kiểm tra thành tích chạy 30m và 60m
và 100m để đánh giá trình độ thể lực của các vận động viên.
Thời gian thực nghiệm là 16 tuần, số buổi tập luyện là 3 buổi /tuần vào
chiều thứ năm, chiều thứ sáu, chiều thứ bảy. Mỗi buổi tập 90 phút (bằng 2 tiết học
45 phút).
Mục đích: Thực nghiệm các bài tập mà tôi lựa chọn nhằm nâng cao sức
mạnh tốc độ cho nữ vận động viên đội tuyển điền kinh của trường.
Cách đánh giá: Sau thực nghiệm, đề tài tiến hành kiểm tra kết quả thực
nghiệm bằng 3 test: chạy 30m (giây), chạy 60m (giây), chạy 100m (giây).
d. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Nhằm kiểm định độ tin cậy và đánh giá kết quả thực nghiệm của các bài tập
lựa chọn tôi tiến hành kiểm tra sư phạm trước và sau thực nghiệm trên 2 nhóm đối
tượng.
e. Phương pháp tốn học thống kê
Dùng phương pháp này để tính tốn, xử lý các số liệu liên quan đến đề tài
nguyên cứu. Các phương pháp tính tốn trong đề tài được xử lý bằng phương pháp
thống kê toán theo tài liệu của PGS-TS Dương Nghiệp Chí.
g. Phương pháp đối chứng:
Đối chứng là việc đối chiếu, so sánh các chứng cứ nhằm làm sáng tỏ về việc
áp dụng các bài tập và chứng minh, kết luận việc áp dụng hệ thống các bài tập có
tác dụng phát triển sức mạnh.

7.1.5. Biện pháp giải quyết vấn đề.
5


Các bước tiến hành bồi dưỡng đội tuyển chạy 100m nữ
Bước 1 :Đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ của 16 học sinh năng
khiếu chạy 100m.
Tôi tiến hành kiểm tra thành tích chạy 30m, 60m và chạy 100m của hai
nhóm đối chứng và thực nghiệm. Kết quả được thể hiện tại bảng sau:
BẢNG 1: THÀNH TÍCH CHẠY 30m, 60m ,100m CỦA NỮ HỌC SINHNG 1: THÀNH TÍCH CHẠY 30m, 60m ,100m CỦA NỮ HỌC SINHCH CHẠY 30m, 60m ,100m CỦA NỮ HỌC SINHY 30m, 60m ,100m CỦA NỮ HỌC SINHA NỮ HỌC SINH HỌC 2022 - 2023C SINH
Nội dung
test

30m(s)

60m(s)

chạy 100m

Nhóm

NĐC

NTN

NĐC

NTN

NĐC


NTN

chỉ số

(n=8)

(n=8)

(n=8)

(n=8)

(n=8)

(n=8)

X

4’’17

4’’18

10’’37

10’’35

16”09

16”08


Qua bảng 1 cho thấy thành tích chạy 30m, 60m và 100m của hai nhóm đối
chứng và thực nghiệm là tương đương nhau, như vậy sự khác biệt thành tích của
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm khơng có sự khác biệt.
Như vậy sức mạnh, tốc độ của 2 nhóm tương đối đồng đều.
Bước 2: Xác định các giai đoạn của chạy 100m.
a. Giai đoạn xuất phát:
Trong thi đấu vận động viên về vị trí chuẩn bị đợi lệnh xuất phát. Có ba lệnh
“Vào chỗ”, “Sẵn sàng”, “Lệnh xuất phát”, kỹ thuật theo mỗi lệnh như sau:
– Sau lệnh “Vào chỗ” người chạy đi hoặc chạy nhẹ nhàng lên đứng trước
vạch xuất phát, ngồi xuống, chống hai tay xuống đường chạy (phía trước vạch xuất
phát. Tiếp đó là hạ đầu gối chân phía sau xuống đường chạy, thu hai tay về sau
vạch xuất phát, chống trên các ngón tay như đo gang. Khoảng cách giữa hai bàn
tay rộng bằng vai. Kết thúc cơ thể ở tư thế quỳ trên gối chân phía sau (đùi chân đó
vng góc với mặt đường chạy), lưng thẳng tự nhiên, đầu cũng thẳng, mắt nhìn về
phía trước vào một điểm trên đường chạy cách vạch xuất phát khoảng 03 – 05m;
Trọng tâm cơ thể dồn lên hai tay, bàn chân trước và đầu gối chân sau. Ở tư thế đó,
người chạy chú ý nghe lệnh tiếp.
– Sau lệnh “Sẵn sàng”, người chạy từ từ chuyển người về trước, đồng thời
cũng từ từ nâng mông lên cao hơn hai vai (từ 10cm trở lên tuỳ khả năng mỗi
người). Gối chân sau rời mặt đường và tạo thành góc 115 o – 138o trong khi góc
6


này ở chân trước nhỏ hơn chỉ là 92 o – 105o, hai cẳng chân gần như song song với
nhau. Hai vai có thể nhơ về trước vạch xuất phát từ 05 – 10cm tùy khả năng chịu
đựng của hai Cơ thể có 4 điểm chống trên mặt đường chạy là 02 bàn tay và 02 bàn
chân. Giữ nguyên tư thế đó và lập tức lao ra khi nghe lệnh xuất phát.
– Sau lệnh “Chạy” – hoặc tiếng còi: Xuất phát được bắt đầu bằng đạp mạnh
02 chân, 02 tay rời mặt đường chạy, đánh so le với chân (vừa để giữ thăng bằng,

vừa để hỗ trợ lúc đạp sau của 02 chân). Chân sau không đạp hết, mà nhanh chóng
đưa về trước để hồn thành bước chạy thứ nhất. Chân trước phải đạp duỗi thẳng
hết các khớp rồi mới rời khỏi bàn đạp, đưa nhanh về trước để thực hiện và hoàn
thành bước chạy thứ Khi đưa lăng, mũi bàn chân không chúi xuống để tránh bị vấp
ngã.
b. Giai đoạn chạy lao sau xuất phát:
– Giới hạn: Từ khi chân rời qua vạch xuất phát đến khi kỹ thuật chạy ổn
định (khoảng 10 – 15m).
– Nhiệm vụ: Phát huy tốc độ cao trong thời gian ngắn.
Để đạt được thành tích trong chạy ngắn, điều rất quan trọng trong xuất phát
là nhanh chóng đạt được tốc độ gần cực đại trong gian đoạn chạy lao.
Bước đầu tiên được bắt đầu bằng việc duỗi thẳng hoàn toàn của chân đạp
sau khỏi bàn đạp trước và việc nâng đùi đồng thời của chân kia lên. Và tích cực
bằng việc hạ chân xuống dưới, thân người ở tư thế gấp sau mỗi bước chạy chuyển
động về trước tăng lên và độ gấp của thân người giảm đi, thân trên được nâng lên
dần dần và khi tốc độ đạt cực đại thì thân người ở tư thế bình thường và chuyển
sang giai đoạn chạy giữa quãng.
c. Giai đoạn chạy giữa quãng:
– Giới hạn: Kết thúc giai đoạn chạy lao sau xuất phát đến khi cách đích 15 –
20m là giai đoạn chạy giữa quãng.
– Nhiệm vụ: Duy trì tốc độ cao đã đạt được ở kết thúc chạy lao (mà không
phải tiếp tục tăng tốc độ chạy). Trong giai đoạn này, kỹ thuật chạy khá ổn định.
Từ chạy lao sau xuất phát chuyển sang chạy giữa qng phải liên tục, tự
nhiên khơng có những thay đổi đột ngột, trên toàn bộ cự li cần phải chạy thả lỏng
khơng có những căng thẳng thừa.
Bước chạy là khâu chủ yếu của kỹ thuật chạy trên đường bằng, gồm hai giai
đoạn chống và chuyển. Trong giai đoạn chống người thực hiện đạp sau tạo điều
kiện chuyển thân về trước.
7



Giai đoạn chạy giữa quãng quyết định đến thành tích chạy. Giai đoạn chạy
giữa quãng chiếm quãng đường dài nhất, kỹ thuật chạy giữa quãng ổn định nhất,
cho phép người chạy phát huy tốt nhất tốc độ của mình để đạt thành tích cao.
d. Giai đoạn về đích:
– Giới hạn: Cách đích từ 15 đến 20m.
– Nhiệm vụ: Dồn hết sức cịn lại nhanh chóng chạy về đích kết thúc cự li
chạy.
Tùy khả năng người chạy, khi cách đích khoảng 15 – 20m cần chuyển từ
chạy giữa quãng sang rút về đích. Tập trung hết sức lực để tăng tốc độ, chủ yếu là
tăng tần số bước. Cố tăng độ ngả người về trước để tận dụng hiệu quả đạp sau.
Người chạy hồn thành cự li 100m khi có một bộ phận thân trên (trừ đầu, tay)
chạm vào mặt phẳng thẳng đứng, chứa vạch đích và dây đích. Bởi vậy, ở bước
chạy cuối cùng, người chạy phải chủ động gập thân về trước để chạm ngực vào
dây đích (hoặc mặt phẳng đích) – cách đánh đích bằng ngực. Sau khi về đích, nếu
dừng đột ngột dễ bị “sốc trọng lực”, có thể gây ngất. Do vậy, cần phải chạy tiếp
vài bước và chạy nhẹ nhàng theo quán tính, chú ý giữ thăng bằng để không ngã và
không va chạm với người cùng về đích. Thực ra động tác đánh đích chỉ có ý nghĩa
khi cần phân thứ hạng giữa những người có cùng thành tích. Bình thường chỉ là
chạy qua đích để kết thúc cự li.
Bước 3: Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ.
Bài tập 1:Chạy biến tốc
Nội dung bài tập

Yêu cầu luyện tập

-30m nhanh + 30m
chậm x 3 lần x 2 đến
3 tổ


-Chạy nhanh tốc độ 75 85% tốc độ tối đa, đoạn
chạy chậm chạy dài
bước, hít thở sâu.

- 60m nhanh +60m
chậm 3 lần x 2 tổ

Mục đích

Nghỉ ngơi tích cực nhằm nâng
cao khả năng thích nghi đối với
các cơ quan trong cơ thể, đặc
biệt giáo dục khả năng ưa khí
-Thời gian nghỉ giữa các của VĐV.
tổ 4 – 5 phút.

Bài tập 2: Các bài chạy lặp lại các đoạn.
Nội dung bài tập

Yêu cầu luyện tập

8

Mục đích


Các bài chạy lặp lại
các đoạn từ (30 60m) X 2 - 3 lần X2 3 tổ

-Tốc độ chạy đạt 90 - Nhằm nâng cao khả năng yếm

95% tốc độ tối đa.
khí glucơ phân. Ví dụ: Lần
-Thời gian nghỉ giữa các thực hiện thứ nhất và lần thứ 2
tổ đủ để tần số mạch trở là 6 – 8 phút
về mức cơ sở (120 – 130 Lần thực hiện thứ 2 và lần 3 là
lần/phút).
4 – 6 phút.
Thời gian nghỉ giữa các Lần thực hiện thứ 3 và lần 4 là
lần lặp lại (lần tập) theo 2 – 4phút.
hình thức giảm dần.
Nghỉ ngơi: thực hiện nghỉ ngơi
tích cực.

Bài tập 3: Chạy lặp lại các đoạn từ 60m - 100m.
Nội dung bài tập

Yêu cầu luyện tập

Mục đích

Chạy lặp lại các đoạn -Tốc độ đạt 98 - 100% tốc độ Nhằm nâng cao khả
từ 60m - 100m x 3 - 4 tối đa
năng yếm khí (phốt pho
lần x 2 - 3 tổ
Thời gian nghỉ giữa các tổ: 5 – creatin)
7 phút
- Nghỉ ngơi: Hình thức nghỉ
ngơi tích cực
Bài tập 4: Chạy cự ly trung bình, biến tốc
Nội dung bài tập

Chạy cự ly trung bình,
biến tốc (chạy trên địa
hình tự nhiên, thay đổi
tốc độ)

u cầu luyện tập

Mục đích

-Tốc độ trung bình, sao cho Nâng cao khả năng ưa
mạch đập đạt từ 140 – 150 lần/ khí
phút, tăng tốc độ mạch đập đạt
khoảng 180 – 190 lần/ phút.
-Chạy cự ly từ 400 - 500m –
1,2km

Bài tập 5: Các bài tập bật nhảy gồmi tập bật nhảy gồmp bập bật nhảy gồmt nhảy gồmy gồmm
Nội dung bài tập

Yêu cầu luyện tập
9

Mục đích


Các bài tập bật nhảy - Bật co gối 30 – 50 chiếc
Nâng cao sức mạnh.
gồm
- Hoặc bật ếch (bật cóc) 3 – 4
lần x 30 – 60m.

- Lị cị bật đổi chân 3 – 4 lần x
30 – 60m.
- Hoặc nhảy dây đơn 3-5 phút x
2 tổ
Bước4: Lập kế hoạch luyện tập.
Sau khi lựa chọn được các bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ, tôi tiến hành
thực nghiệm trên 8 học sinh nữ đã lựa chọn.Thời gian tổ chức tập luyện từ
02/01/2023 đến 28 /04/2023.Thời gian 3 buổi / tuần, mỗi buổi tập 2 tiết x 45 phút/
tiết. = 90 phút.
*Kế hoạch tuần 1: hoạch tuần 1:ch tuần 1:n 1:
Thời gian

Nội dung

Thứ Năm

Phần chuẩn bị
a. Khởi động chung:
- Chạy thành vòng tròn nhẹ nhàng 100m
-Tập bài thể dục tay không:6 động tác.
- Xoay các khớp:
+ Xoay khớp cổ tay cổ chân.
+ Xoay khớp vai
+ Xoay khớp khuỷu tay
+ Xoay hông
+ Xoay khớp gối
- Ép dọc.
- Ép ngang.
b. Khởi động chuyên môn.
+ Chạy bước nhỏ (tại chỗ).

+ Chạy nâng cao đùi (tại chỗ).
+ Chạy gót chạm mơng (tại chỗ).
+ Chạy tăng tốc độ 3 x 30m.
Phần cơ bản:
- Chạy (30m nhanh + 30m chậm) x 4 lần
-chạy biến tốc (60m nhanh + 60m chậm) x 4 lần x 2 tổ,

(buổi 1)

10

Mục đích

Đưa cơ thể
từ trạng thái
tĩnh sang
trạng thái
hđ TDTT

Nhằm phát
triển sức
mạnh


Thứ sáu
(buổi 2)

chạy nhanh dạt 80 –> 85% tốc độ tối đa.
- Chạy 200m x 2 tổ.
- Chạy 100m x 2 tổ.

- Hoàn thiện 4 giai đoạn Chạy 100m và nâng cao thành
tích.
- Bật ếch 3tổ x 30m nghỉ giữa 3’ –>5’
Phần kết thúc: Hồi tĩnh
- Đi bộ 200 m
- Giãn cơ lưng và vai: 2 chân rộng bằng vai, 2 bàn tay
đan xen vào nhau đưa từ dưới lên trên mũi chân kiễng
- Giãn cơ đùi sau:
+ 2 chân rộng hơn vai cúi gập thân gối thẳng, 2 tay
cham đất đưa lên xuống 10 cm ( 7 giây)
+ 2 bàn chân chạm nhau cúi gập thân gối thẳng 2 tay
cham đất đưa lên xuống 10 cm ( 7 giây)
Hít thở sâu.
- Thả lỏng đùi trước:
+ Nhịp 1-4 chân trái đưa ra trước kết hợp 2 tay thả lỏng.
+ Nhịp 5-8 chân phải đưa ra trước kết hợp 2 tay thả
lỏng.
- Thả lỏng khớp vai: 2 chân rộng hơn vai, gập thân trên,
thả lỏng hai vai.
- Điều hòa:
+ Nhịp 1,3,5,7: 2 chân rộng bằng vai, 2 tay đưa từ dưới
sang ngang lên trên hít vào.
+ Nhịp 2,4,6,8: 2 chân rộng bằng vai, 2 tay đưa từ trên
xuống dưới thở ra.
Phần chuẩn bị:
- Khởi động nhẹ nhàng 2 x 200m
- Chạy thành vòng tròn nhẹ nhàng 100m
-Tập bài thể dục tay không:6 động tác.
- Xoay các khớp:
+ Xoay khớp cổ tay cổ chân.

+ Xoay khớp vai
+ Xoay khớp khuỷu tay
+ Xoay hông
+ Xoay khớp gối
- Ép dọc.
11

Thả lỏng
các cơ

Đưa cơ thể
từ trạng thái
tĩnh sang
trạng thái
hđ TDTT


- Ép ngang.
b. Khởi động chuyên môn.
+ Chạy bước nhỏ.
+ Chạy nâng cao đùi.
+ Chạy gót chạm mơng.
+ Chạy tăng tốc độ 3 x 30m.
Phần cơ bản:
- Chạy (30m nhanh + 30m chậm) x 4 lần
-chạy biến tốc (60m nhanh + 60m chậm) x 4 lần x 2 tổ,
chạy nhanh dạt 80 –> 85% tốc độ tối đa.
- Chạy 200m x 2 tổ.
- Chạy 100m x 2 tổ.
- Hoàn thiện 4 giai đoạn chạy 100m và nâng cao thành

tích.
- Chạy 3lần x 30m tốc độ cao x 3 tổ
- Chạy 3 lần x 60m tốc độ cao x 3 tổ
- Chạy 3 lần x 80m tốc độ cao x 3 tổ
Yêu cầu:Chạy 95 – 100% sức
Nghỉ giữa mỗi lần 5 –> 7 phút
Nghỉ giữa các tổ 6 –> 8 phút
Phần kết thúc: Hồi tĩnh
- Đi bộ 200 m
- Giãn cơ lưng và vai: 2 chân rộng bằng vai, 2 bàn tay
đan xen vào nhau đưa từ dưới lên trên mũi chân kiễng
- Giãn cơ đùi sau:
+ 2 chân rộng hơn vai cúi gập thân gối thẳng, 2 tay
cham đất đưa lên xuống 10 cm ( 7 giây)
+ 2 bàn chân chạm nhau cúi gập thân gối thẳng 2 tay
cham đất đưa lên xuống 10 cm ( 7 giây)
Hít thở sâu.
- Thả lỏng đùi trước:
+ Nhịp 1-4 chân trái đưa ra trước kết hợp 2 tay thả lỏng.
+ Nhịp 5-8 chân phải đưa ra trước kết hợp 2 tay thả
lỏng.
- Thả lỏng khớp vai: 2 chân rộng hơn vai, gập thân trên,
thả lỏng hai vai.
- Điều hòa:
+ Nhịp 1,3,5,7: 2 chân rộng bằng vai, 2 tay đưa từ dưới
12

Nhằm phát
triển tốc độ


Giúp thả
lỏng các cơ


Thứ bảy
(buổi 3)

sang ngang lên trên hít vào.
+ Nhịp 2,4,6,8: 2 chân rộng bằng vai, 2 tay đưa từ trên
xuống dưới thở ra.
Phần chuẩn bị:
- Khởi động nhẹ nhàng 2 x 200m
- Chạy thành vòng tròn nhẹ nhàng 100m
-Tập bài thể dục tay không:6 động tác.
- Xoay các khớp:
+ Xoay khớp cổ tay cổ chân.
+ Xoay khớp vai
+ Xoay khớp khuỷu tay
+ Xoay hông
+ Xoay khớp gối
- Ép dọc.
- Ép ngang.
b. Khởi động chuyên môn.
+ Chạy bước nhỏ.
+ Chạy nâng cao đùi.
+ Chạy đạp sau.
+ Chạy tăng tốc độ 3 x 30m.
+ Chơi trị chơi “trao tín gậy” 15 –> 20 phút
Phần cơ bản:
- Chạy (30m nhanh + 30m chậm) x 4 lần

-chạy biến tốc (60m nhanh + 60m chậm) x 4 lần x 2 tổ,
chạy nhanh dạt 80 –> 85% tốc độ tối đa.
- Chạy 200m x 2 tổ.
- Chạy 100m x 2 tổ.
- Chạy biến tốc
(60m nhanh + 60m chậm) x 3 –> 4 lần x 2 tổ.
Yêu cầu: chạy nhanh đạt 70 –> 75% sức
- Hoàn thiện 4 giai đoạn Chạy 100m và nâng cao thành
tích.
- Bật cóc 30m – 60m x 2 lần x 3 tổ

Đưa cơ thể
từ trạng thái
tĩnh sang
trạng thái
hđ TDTT

Nhằm nâng
cao sức
mạnh bền

Yêu cầu: Chạy trên địa hình tự nhiên có thay đổi tốc độ
trong quá trình chạy trên cự ly
Phần kết thúc: Hồi tĩnh

Giúp
13

thả



- Đi bộ 200 m.
lỏng các cơ
- Giãn cơ lưng và vai: 2 chân rộng bằng vai, 2 bàn tay.
đan xen vào nhau đưa từ dưới lên trên mũi chân kiễng.
- Giãn cơ đùi sau:
+ 2 chân rộng hơn vai cúi gập thân gối thẳng, 2 tay
cham đất đưa lên xuống 10 cm ( 7 giây).
+ 2 bàn chân chạm nhau cúi gập thân gối thẳng 2 tay
cham đất đưa lên xuống 10 cm ( 7 giây).Hít thở sâu.
- Thả lỏng đùi trước:
+ Nhịp 1-4 chân trái đưa ra trước kết hợp 2 tay thả lỏng.
+ Nhịp 5-8 chân phải đưa ra trước kết hợp 2 tay thả
lỏng.
- Thả lỏng khớp vai: 2 chân rộng hơn vai, gập thân trên,
thả lỏng hai vai.
- Điều hòa:
+ Nhịp 1,3,5,7: 2 chân rộng bằng vai, 2 tay đưa từ dưới
sang ngang lên trên hít vào.
+ Nhịp 2,4,6,8: 2 chân rộng bằng vai, 2 tay đưa từ trên
xuống dưới thở ra.

Kế hoạch các tuần sau:
Trên cơ sở kế hoạch huấn luyện tuần như trên, ở các tuần sau giảm dần lượng vận
động, tăng dần cường độ vận động.
Sử dụng các nội dung tập phần cơ bản có thể lặp lại hoặc thay đổi các bài
tập thay thế để vận động viên hứng thú tập luyện.
7.1.6. Kết quả sau khi áp dụng chuyên đề.
Sau khi kết thúc thực nghiệm, tôi tiến hành kiểm tra và thu được kết quả
như sau: (bảng 2)

BẢNG 1: THÀNH TÍCH CHẠY 30m, 60m ,100m CỦA NỮ HỌC SINHNG 2. KẾT QUẢ SAU KHI THỰC NGHIỆMT QUẢNG 1: THÀNH TÍCH CHẠY 30m, 60m ,100m CỦA NỮ HỌC SINH SAU KHI THỰC NGHIỆMC NGHIỆMM
Nội dung
test
Nhóm

30m
NĐC

NTN

60m
NĐC

14

NTN

100m
NĐC

NTN


chỉ số

(n=8)

(n=8)

(n=8)


(n=8)

(n=8)

(n=8)

X

4’’12

3’’95

10’’27

9’’95

16”04

15”23

Nhìn vào bảng 2 ta thấy: Thành tích chạy 30m ,60m và 100m có sự khác
biệt. Như vậy có thể nói rằng: sức mạnh tốc độ của nhóm thực nghiệm tốt hơn sức
mạnh tốc độ của nhóm đối chứng.
Như vậy các bài tập được lựa chọn đưa vào áp dụng có tác dụng tốt đối với
việc nâng cao sức mạnh tốc độ giúp vận động viên nâng cao thành tích ở nội dung
chạy 100m.
7.1.7. Bài học kinh nghiệm:
- Việc áp dụng các Sáng kiến hướng dẫn học sinh tập luyện các bài tập sức
mạnh tốc độ nêu trên cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, thường xuyên và

có kế hoạch cụ thể. Ngoài ra cần hướng dẫn học sinh tự tập luyện ở nhà.
- Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn và tham khảo ý kiến đóng
góp của các bạn đồng nghiệp về chun mơn nghiệp vụ.
- Tham gia tập luyện thể dục thể thao nâng cao khả năng thực hành của bản
thân và điều quan trọng là phải luôn yêu ngành, yêu nghề và coi đó là cuộc sống
của mình mà ln sống tốt cũng là luôn dạy tốt hơn.
- Nhà trường kiểm tra sức khỏe học sinh hàng năm, phân loại sức khỏe và
dạy học theo nhóm sức khỏe. Thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia đấu
tập, thi đấu... có động viên khen thưởng kịp thời.
7.2. Kết luận chung.
7.2.1. Kết luận:
Sau khi áp dụng chuyên đề vào thực tế, tôi đã lựa chọn được 5 bài tập nâng
cao sức mạnh tốc độ của nữ học sinh năng khiếu chạy 100m.
Chuyên đề của tôi đã được Ban giám hiệu và tổ chuyên môn đánh giá cao,
có tính khả thi, dễ áp dụng rộng rãi cho học sinh năng khiếu cũng như học sinh
trong các trường.
7.2.2. Kiến nghị:
- Nhà trường: Quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất tốt nhất để GV sử
dụng trong dạy học.
- Tổ chuyên môn: Quan tâm hơn tới việc dạy và học của giáo viên và HS.
- Giáo viên: Chuẩn bị bài chu đáo, tâm huyết với bài dạy, say mê tìm tịi và
khai thác bài tập. Tích cực theo dõi q trình tập luyện của học sinh.
15


- Phụ huynh và học sinh: HS chuẩn bị trang phục đầy đủ, tích cực tập luyện.
PH quan tâm động viên tới việc tập luyện của các em.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng chuyên đề.
1. Học sinh nữ lớp 8: 16 học sinh.

2. Xây dựng các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ.
3.Nhà trường tạo điều kiện về thời gian buổi chiều thứ 5,6,7.
4. Phụ huynh tạo điều kiện về thời gian, về con người.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
chuyên đề.
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng chuyên đề theo ý kiến của tác giả.
Việc áp dụng chuyên đề trên sẽ giúp các em bước đầu hình thành và xây
dựng cơ bản kĩ thuật chạy 100m, các em được tập luyện thường xuyên và được
làm quen với thi đấu. Cũng thông qua việc rèn cho học sinh năng khiếu chạy 100m
sẽ giúp bản thân tôi nắm vững hơn về kỹ thuật và phương pháp dạy môn chạy
100m trong trường THCS.
Cụ thể sau 16 tuần áp dụng các chuyên đề tôi cho các em 3 đợt kiểm tra chạy
100m có kết quả nhóm thực nghiệm như sau:
BẢNG 1: THÀNH TÍCH CHẠY 30m, 60m ,100m CỦA NỮ HỌC SINHNG 4. KẾT QUẢ SAU KHI THỰC NGHIỆMT QUẢNG 1: THÀNH TÍCH CHẠY 30m, 60m ,100m CỦA NỮ HỌC SINH NHĨM THỰC NGHIỆMC NGHIỆMM
Thành tích

Lớp Thành tích ban đầu
đợt I chạy
Chạy 100m(giây)
100m(giây)

TT Học sinh

Thànhtích đợt
II chạy 100m(
giây)

1

Lê Kim Ngân


8D

15”60

15”30

14”89

2

Lê Thị Yến Nhi

8A

15”65

15”35

15”00

3

Chu Thị Hoa

8D

15’62

15”50


15”15

4

Chu Thị Nhàn

8D

15”68

15”60

15”30

5

Nguyễn
Loan

8A

15”70

15”60

15”10

6


Lê Thị Linh

8D

15”80

15”70

15”15

7

Nguyễn Thị Linh

8C

16”00

15”90

15”30

8

Lê Thị Nga

8A

16”18


16”10

15”90

Thị

16


Thành tích

TT Học sinh

Lớp Thành tích ban đầu
đợt I chạy
Chạy 100m(giây)
100m(giây)

Trung bình

16”08

15”64

Thànhtích đợt
II chạy 100m(
giây)
15”23

Như vậy, sau khi áp dụng Sáng kiến trên vào thực tế giảng dạy thành tích chạy

100m của các em có sự khác biệt rõ rệt.
Qua việc áp dụng các Sáng kiến trên tôi thấy thành tích Chạy 100m của học
sinh được tăng lên rất nhiều đó là em Lê Kim Ngân và em Lê Thị Yến Nhi. Nếu
Sáng kiến trên tiếp tục được duy trì thì thành tích của các em sẽ được nâng cao
hơn nữa. Từ đó có thể phát hiện ra các em học sinh có năng khiếu đặc biệt để định
hướng các em trở thành các vận động viên trong tương lai.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
chuyên đề theo ý kiến của tổ chức, cá nhân.
Sau khi áp dụng vào thực tế, chuyên đề của tôi đã được Ban giám hiệu và tổ
chun mơn đánh giá cao, có tính khả thi, dễ áp dụng rộng rãi cho học sinh năng
khiếu cũng như học sinh trong các trường. Đồng thời chuyên đề mang lại lợi ích
thiết thực góp phần nâng cao thành tích cho nhà trường: Em Lê Kim Ngân đạt huy
chương vàng cấp huyện HKPĐ lần X năm hoc 2022 – 2023; đạt huy chương bạc
cấp tỉnh HKPĐ lần X năm học 2023 – 2024.
Hy vọng các chuyên đề trong báo cáo này sẽ được phổ biến rộng rãi tới các
trường THCS trong Huyện, trong Tỉnh để phong trào thể dục thể thao ngày càng
phát triển mạnh mẽ và toàn diện hơn; tự tin sánh tầm với phong trào thể dục thể
thao các huyện, tỉnh khác.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
Sáng kiến lần đầu (nế hoạch tuần 1:u có):
STT Tên tổ chức/cá nhân

Địa chỉ

17

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng chuyên đề




×