Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.28 KB, 22 trang )

KHOA GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Bài thi giữa kỳ

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Đề tài: Vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam hiện nay.

Họ Tên SV:…………………………………………….
Mã SV:…………………………………………………
Lớp học phần: TC 14
Khoa/ Lớp:………...............…………………………..
Thời gian học: Buổi thứ 7

1


Tên đề tài
Vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài:...........................................................................................4
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.....................................................................4
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.......................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................5
B. NỘI DUNG......................................................................................................6
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÔN GIÁO VÀ QUÁ ĐỘ
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI...............................................................................6


1.1. Tổng quan về tôn giáo.................................................................................6
1.1.1. Khái niệm tôn giáo................................................................................6
1.1.2. Nguồn gốc của tôn giáo........................................................................7
1.1.3. Chức năng xã hội của tôn giáo..............................................................8
1.2. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội...........................................................8
1.2.1. Khái quát về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội................................8
1.2.2. Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội..........9
1.2.3. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội..........................9
Chương 2: TÌNH HÌNH VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ
ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.......................11
2.1. Các tôn giáo phổ biến ở nước Việt Nam hiện nay....................................11
2.1.2. Tình hình tơn giáo của Việt Nam hiện nay.........................................15
2.2. Quản điểm, chính sách dân tộc của đảng, nhà nước Việt Nam về tôn giáo
..........................................................................................................................16
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
TÔN GIÁO.........................................................................................................19

2


3.1. Tiếp tục quán triệt, triển khai các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng,
Nhà nước ta về cơng tác tôn giáo.....................................................................19
3.2. Tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ
thống chính trị và tồn xã hội các địa phương đối với cơng tác tôn giáo........19
3.3. Quan tâm phát triển đời sống của vùng đồng bào có đạo.........................20
C. KẾT LUẬN...................................................................................................21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................22

3



A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Tôn giáo một vấn đề tưởng chừng như vô cùng cũ kĩ, nhưng thực chất nó
ln ln mới mẻ. Cũng bởi vì tơn giáo nằm trong một bộ phận cấu thành nên xã
hội này nên cùng với sự thay đổi của loài người mà tơn giáo cũng có những sự
biến đổi dù là về nội dung hay chỉ là về hình thức. Tơn giáo - một hiện tượng xã
hội phức tạp, chỉ có thể giải thích nó một cách khách quan khoa học dựa trên
những quan niệm của nền tảng Triết học duy vật về lich sử, cũng như nhận thức
duy vật khoa học. Tơn giáo là một hình thức phản ánh hư ảo, xuyên tạc đời sống
hiện thực và đã ra đời cách đây hàng chục nghìn năm nhưng ngày nay trước sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật trên thế giới, tơn giáo dường như vẫn có
sự phát triển đa dạng về hình thức và rộng lớn về quy mơ. Vì vậy dường như
khơng thể giải quyết vấn đề tôn giáo một cách đơn thuần về mặt nhận thức xã hội.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, vấn đề
tôn giáo hiện nay đã được Đảng và Nhà nước ta xem xét, đánh giá lại trên quan
điểm khách quan hơn, khơng xố bỏ một cách duy ý chí như trước nữa mà nhìn
nhận trên quan điểm phát huy những mặt tích cực, gạt bỏ những mặt tiêu cực
trong các tôn giáo. đặc biệt là các chỉ thị về tôn giáo, hay quan điểm của các tôn
giáo hiện nay là: sống tốt đời đẹp đạo ..
Vì lý do đó, tác gia quyết định lựa chọn đề tài cho bài tiểu luận của mình
là: “Vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện
nay”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tơn giáo là một hình thái ý thức xã hội ra đời và biến đổi theo sự biến
động của hoàn cảnh lịch sử xã hội. Cũng từ đó, chúng ta cịn biết một cách khái
qt rằng, tơn giáo cịn tồn tại trong q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vậy,

4



trong q trình xây dựng đó, tơn giáo cịn tồn tại là do những nguyên nhân cụ
thể gì?
Mặt khác, ở nước ta hiện nay tơn giáo đang có xu hướng phát triển, trước
tình hình đó, để góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, cần phải thực
hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng về vấn đề tôn giáo như thế nào?
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về thời gian: Trong tháng 10/2023
- Phạm vi về nội dung: Tiểu luận tập trung vào các nội dung sau:
+ Chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề tôn giáo
+ Đặc điểm tôn giáo Việt Nam
+ Quan điểm, chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
- PPL của CNDVBC và CNDVLS
- Phương pháp kết hợp Lôgic với lịch sử
- Khảo sát, phân tích mặt CT – XH trên điều kiện KTXH cụ thể
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp có tính liên ngành và cụ thể: phân tích và tổng hợp; thống
kê; so sánh; điều tra xã hội học, sơ đồ hóa

5


B. NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÔN GIÁO VÀ QUÁ ĐỘ
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1. Tổng quan về tôn giáo
1.1.1. Khái niệm tôn giáo
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại
và tồn tại phổ biến ở hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử hàng ngàn năm

qua. Nhìn chung bất cứ một tơn giáo nào, với hình thái phát triển của nó đều bao
gồm: ý thức tôn giáo và hệ thống tổ chức tôn giáo cùng với những hoạt động
mang tính chất tín ngưỡng nghi thức của nó.
Tơn giáo khơng thuần t chỉ là một hiện tượng xã hội mà cịn là hiện
tượng văn hố, lịch sử, một lực lượng có thực trong đời sống xã hội. Trong quá
trình hoạt động thực tiễn, con người phải đối mặt với thế giới hiện thực, đối mặt
với các hiện tượng diễn ra trong tự nhiên và trong xã hội như: sấm, chớp, mây
mưa, bão lũ... đối mặt với các hiện tượng phân hoá giàu nghèo, những bất công
xã hội, sự xung đột giữa các bộ tộc, bộ lạc, chiến tranh, bệnh tật... Đó là những
hiện tượng có thật, nhưng qua phản ánh của tôn giáo lại trở thành siêu nhiên,
thần thánh... Điều này đã được Ph.Ăngghen khẳng định: "Tất cả mọi tôn giáo
chẳng qua là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc con người - của những lực
lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh
trong đó những lực lượng trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần
thế.
- Tuy nhiên, dù hiểu theo cách nào thì mọi tơn giáo đều chứa đựng một
giá trị văn hoá, đạo đức, đạo lý tốt đẹp phù hợp với xã hội, với truyền thống bao
đời của dân tôc .

6


1.1.2. Nguồn gốc của tơn giáo.
VI.Lê-nin đã gọi tồn bộ những nguyên nhân và điều kiện tất yếu làm nảy
sinh niềm tin tôn giáo là những nguồn gốc của tôn giáo .Nguồn gốc đó bao
gồm : Nguồn gốc xã hội ,nguồn gốc nhận thức ,nguồn gốc tâm lý .
Nguồn gốc xã hội của tơn giáo là tồn bộ những ngun nhân và điều kiện
khach quan của đời sống xã hội tất yếu làm nảy sinh và tái hiện những niềm tin
tơn giáo .Trong đó có một số ngun nhân và điều kiện gắn với mối quan hệ
giữa con người với con người .Chúng ta thấy rằng ,sự thống trị của tự nhiên đối

với con người không phải được quyết địnhbởi những thuộc tính và quy luật của
bản thân giới tự nhiên mà được quyết định bởi tính chất mối quan hệ của con
người với tự nhiên ,nghĩa là bởi sự phát triển kém của lực lượng sản xuất xã hội
mà trước hết là công cụ lao động .Như vậy không phải bản thân giới tự nhiên
sinh ra tôn giáo mà là mối quan hệ đặc thù của con người với tự nhiên ,do trình
độ sản xuất quyết định .Trong tất cả các hình thái xã hội trước Cộng sản Chủ
Nghĩa ,những mối quan hệ xã hội đã phát triển một cách tự phát . Những quy
luật phát triển của xã hội biểu hiện như là những lực lượng mù quáng ,trói buộc
con người và ảnh hưởng quyết định đến số phận của họ .Những lực lượng đó
trong ý thức con người được thần thánh hố và mang hình thức của những lực
lượng siêu nhiên .
Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo cũng như mọi ý thức sai lầm chính là
sự tuyệt đối hoá ,sự cương điệu mặt chủ thểcủa nhận thức con người(hay hình
thức chủ quan của nó),biến nó thành cái khơng cịn nội dung khách quan , khơng
cịn cơ sở “thế gian” , nghĩa là thành cái siêu nhiên thần thánh .
Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo theo Phoi – o- bách khơng chỉ bao gồm
những tình cảm tiêu cực (sự lệ thuộc sợ hãi ,không thoả mãn , đau khổ ,cơ
đơn ,..)mà cả những tình cảm tích cực (niềm vui ,sự thoả mãn,tình u ,sự kính
trọng …)khơng chỉ những tình cảm ,mà cả những điều mong muốn , ước
vọng ,nhu cầu khắc phục những tình cảm tình cảm tiêu cực muốn được đền bù
hư ảo.
7


1.1.3. Chức năng xã hội của tôn giáo
Chủ nghĩa Mác cho rằng tôn giáo là một hiện tượng xã hội ,nguồn gốc của
nó là ở trong những điều kiện tồn tại vật chất của xã hội trong những giai đoạn
phát triển xã hội nhất định ,nghĩa là ở các mối quan hệ hạn chế của con người
trước những sức mạnh tự nhiên và đối với nhau. Sự bất lực của con người trước
những sức mạnh tự nhiên và xã hội đã nảy sinh ra nyhu cầu đềnbù sự hạn chế

của các mối quan hệ hiện thực ,quan hệ “trần gian”-thế giới bên kia. Vì thế có
thể gọi chứcnăng đềnbù hư ảo là chức năng chủ yếu và đặc thù của tôn giáo .
Luận điểm nổi tiếng của C.Mác : “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”
đã làm nổi bật chức năng đền bù hư ảo . Giống như thuốc phiện tơn giáo đã tạo
ra cái vẻ bề ngồi của “sự làm nhẹ” tạm thưòi nỗi đau khổ của con người , an ủi
cho những mất mát ,những thiếu hụt hiện thực của đời sống con người , đồng
thời gây ra những tác động có hại đối với con người khi tạo ra ở họ nhu cầu
thường xuyên tách khỏi hiện thực ,tiêm nhiễm cho họ những quan niệm phản
khoa học .
Trong những điều kiện lịch sử cụ thể ,tôn giáo thậm chí có thể là chỗ dựa
tinh thần cho những ước muốn chân chính của quần chúng bị áp bức ,phục vụ
cho lợi ích của họ .Ví dụ nó đã từng làm vỏ bọc tư tưởng của các phong trào xã
hội tiến bộ .Nhưng ở đây nó vẫn khơng hề mất chức năng đền bù hư ảo ,vì hạt
nhân cơ bản của các tôn giáo -niềm tin vào cái siêu nhiên –ln ln gây tác
động kìm hãm đối với tính tích cực của quần chúng , chuyển hướng niềm tin và
sự nỗ lực của họ vào con đường hư ảo . Chính vì vậy VI.Lê nin đã nhấn mạnh :
“Tôn giáo là thuốc phiện đối với nhân dân – câu nói đó của C.Mác là hịn đá
tảng của tồn bộ quan điểm của chủ nghĩa Mác trong vấn đề tôn giáo .
1.2. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
1.2.1. Khái quát về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu
sắc, triệt để và toàn diện từ xã hội cũ sang xã hội mới xã hội xã hội chủ nghĩa.
8


Nó diễn ra trong tồn bộ các lĩnh vực đời sống của xã hội, tạo ra các tiền
đề vật chất và tinh thần cần thiết để hình thành một xã hội mà trong đó những
nguyên tắc căn bản của xã hội xã hội chủ nghĩa từng bước được thực hiện.
1.2.2. Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.
Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là những nhân

tố của xã hội mới và tàn dư của xã hội cũ tồn tại đan xen lẫn nhau, đấu tranh với
nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tư tưởng,
tập quán trong xã hội. Về mặt kinh tế, đây là thời kỳ bao gồm những mảng,
những phần, những bộ phận của Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội xen kẽ
nhau tác động với nhau, lồng vào nhau, nghĩa là thời kỳ tồn tại nhiều hình thức
sở hữu về tư liệu sản xuất, do đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, cả thành phần
kinh tế xã hội chủ nghĩa lẫn thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, thành phần
kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ cùng tồn tại phát triển, vừa hợp tác thống nhất
nhưng vừa mâu thuẫn và cạnh tranh gay gắt với nhau.
Thời kỳ này bắt đầu từ khi giai cấp vơ sản giành được chính quyền và kết
thúc khi xây dựng xong về cơ bản cơ sở vật chất kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội.
1.2.3. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có thể ra đời từ trong lịng xã hội tư
bản chủ nghĩa do cả hai cùng dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Nhưng
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa không thể ra đời từ trong lịng chế độ tư bản
chủ nghĩa bởi nó dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Phương thức sản
xuất cộng sản chủ nghĩa chỉ ra đời sau khi cách mạng vô sản thành công, giai
cấp vô sản giành được chính quyền và bắt tay vào cơng cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội – giai đoạn đầu của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
Cuộc cách mạng vô sản khác với các cuộc cách mạng trước đó ở chỗ các
cuộc cách mạng trước đó giành được chính quyền là kết thúc cuộc cách mạng vì
nó dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, cịn cuộc cách mạng vơ sản thì
việc giành được chính quyền mới chỉ là bước khởi đầu còn vấn đề cơ bản hơn là
9


giai cấp vô sản phải phải xây dựng một xã hội mới cả về lực lượng sản xuất lẫn
quan hệ sản xuât, cả về cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng tầng, cả về tồn tại xã
hội lẫn ý thức xã hội.
Không những thế, công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội phải thơng qua

q trình đấu tranh gian khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm
giành lấy chính quyền Nhà nước và sử dụng bộ máy Nhà nước của mình để cải
tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa, q trình đó cần
phải có thời gian, một thời kỳ lâu dài.
Vì thế thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là tất yếu đối với mọi nước đi
lên Chủ nghĩa xã hội.
Nó do đặc điểm của sự ra đời phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa và
đặc điểm của cuộc cách mạng vô sản quy định.
Xã hội Tư bản chủ nghĩa càng phát triển mạnh bao nhiêu thì mâu thuẫn
trong lịng nó càng gay gắt hơn bấy nhiêu, vì thế sự mâu thuẫn đó đã tạo ra
những tiền đề vật chất làm cơ sở cho sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới
V.I.Lênin đã khẳng định rằng ở các nước kém phát triển cũng có khả năng
tiến lên Chủ nghĩa xã hội trong những điều kiện thích hợp. Trên thực tế,thắng lợi
của cách mạng tháng 10- Nga, sau đó là thắng lợi của một loạt các nước cộng
hồ ở Trung á, Mơng Cổ, Trung Quốc, Việt Nam... đã chứng minh khẳng định
này là hoàn toàn đúng đắn.

10


Chương 2: TÌNH HÌNH VẤN ĐỀ TƠN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ
ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Các tôn giáo phổ biến ở nước Việt Nam hiện nay
Việt Nam là một Quốc gia đa tôn giáo, trong đó có 6 tơn giáo chính, tồn
tại và phát triển cùng với tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó là:
Phật giáo, Thiên Chúa giáo, đạo Tin Lành, đạo Hồi, đạo Hòa Hảo, đạo Cao Đài.
Mỗi một tôn giáo đều mang những nét đặc trưng riêng, tuy vậy các tơn giáo đều
có chung một đặc điểm đó là khuyến khích giáo dân của đạo mình làm những
việc tốt đạo đẹp đời , hoạt động tôn giáo trên khuân khổ của pháp luật Việt Nam.

a) Đạo Phật
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ VI, đến đời Lý (thế
kỷ thứ XI) Phật giáo ở vào giai đoạn cực thịnh và được coi là hệ tư tưởng chính
thống. Phật giáo được truyền bá rộng rãi trong nhân dân và có ảnh hưởng sâu
sắc tới đời sống xã hội, để lại nhiều dấu ấn trong lĩnh vực văn hoá, kiến trúc.
Nhiều chùa, tháp được xây dựng trong thời kỳ này.Nhà nho Lê Quát học trị Chu
Văn An đã lấy làm khó chịu khi toàn dân theo Phật: “Phật chỉ lấy điều họa phúc
mà động lòng người, sao mà sâu xa và bền chắc đến như vậy? Trên từ vương
công, dưới đến thứ dân, hễ làm cái gì thuộc về Phật, thì hết cả gia tài cũng
không tiếc…’’
Phật giáo Việt Nam kết hợp chặt chẽ việc đạo với việc đời. Vốn là một
tôn giáo xuất thế, nhưng vào Việt Nam Phật giáo trở lên rất nhập thế: các cao
tăng được nhà nước mời tham chính trong những việc hệ trọng.Phật tử Việt Nam
hăng hái tham gia vào các hoạt động xã hội, các phong trào đấu tranh địi hịa
bình và độc lâp dân tộc, đỉnh cao là sự kiện hịa thượng Thích Quảng Đức tự
thiêu vào mùa hè năm 1963. Với tín điều giáo lý đạo Phật luôn răn dạy người ta
sống làm việc thiện , tránh xa cái ác.
b) Đạo Thiên Chúa

11


Vào thế kỷ XVI, Công giáo (Thiên chúa giáo) truyền vào Việt Nam do
các giáo sĩ Bồ đào nha, Tây ban nha và sau là Pháp. Sự truyền đạo giai đoạn đầu
ít gặp trở ngại do tính khoan dung của người Việt Nam và tính khơng đối dầu
của tơn giáo bản địa nhưng sự truyền đạo đạt kết quả không cao. Sau đó Pháp
vận động Giáo Hồng cho phép độc quyền truyền đạo tại Việt Nam. Hội truyền
giáo Pa-ri được thành lập năm 1660 cùng nhà nước Pháp tuyển chọn, đào tạo
giáo sĩ, cử sang hoạt động ở Việt Nam và một số nước khác.
Trong những năm gần đây Công giáo nước ta có chiều hướng phát

triển. Số lượng tín đồ tăng do sự gia tăng dân số tự nhiên và một số tín đồ khơ
đạo, nhạt đạo trở lại sinh hoạt. Số tín đồ Cơng giáo nước ta hiện nay khoảng 5
triệu, hiện nay đang có cuộc sống ổn định và phấn khởi trước cuộc đổi mới và
chính sách tôn giáo của Đảng đang chăm lo cải thiện đời sống và tham gia vào
các hoạt động xã hội nhân đạo, an ninh trật tự, phòng chống các tệ nạn xã hội và
thể hiện cuộc sống theo phương châm “tốt đời, đẹp đạo”, “kính Chúa yêu nước”.
c) Đạo Tin Lành
Đạo Tin Lành du nhập vào Việt Nam khoảng cuối thế kỷ XIX và đầu thế
kỷ XX do tổ chức Tin lành “Liên hiệp phúc âm truyền giáo” (CMA) truyền vào.
Năm 1911 tổ chức này đã xây dựng được cơ sở đầu tiên ở Đà Nẵng. Các Hội
thánh tin lành được lần lượt được xây dựng tại các địa phương. Năm 1927, Tổng
Hội thánh Tin lành Việt Nam được thành lập. Đến năm 1930, một tổ chức thứ
hai là Giáo hội Cơ đốc Phục lâm được truyền vào nước ta.
Trong thời gian gần đây, cùng với trào lưu đổi mới Tổng Liên hội Tin
lành đã hoạt động trở lại. Đặc biệt đạo Tin lành chú trọng phục hồi và phát triển
ở Tây nguyên, truyền đạo ở các vùng núi phía Bắc trong các đồng bào dân tộc
thiểu số với phương pháp truyền đạo khá đa dạng và linh hoạt. Ngoài việc
truyền đạo trực tiếp, các Giáo hội Tin lành thường thông qua các hoạt động khoa
học, văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế, đầu tư kinh doanh… tranh thủ cảm tình của
quần chúng để truyền đạo. Hiện nay một số thế lực phản động trong và ngoài
12


nước đã bịa đặt ra cái gọi là Nhà nước Đềga độc lập và Tin Lành Đềga ở Tây
Nguyên nhằm tuyên truyền, kích động cho sự chia rẽ, ly khai.. Nhà nước Việt
Nam đã kiên quyết bác bỏ cái gọi là “Nhà nước Đềga độc lập”, coi đây là âm
mưu chia rẽ sự toàn vẹn lãnh thổ và gây mất an ninh trật tự của đất nước và
khẳng định ở Việt Nam khơng có cái gọi là đạo Tin Lành Đềga ngoài đạo Tin
Lành đã tồn tại ở nước ta trong nhiều năm qua.
d) Đạo Hồi

Người theo đạo Hồi ở Việt Nam hầu hết là người dân tộc Chăm. Đạo Hồi
du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ X – XIV bằng con đường hịa bình
cùng với q trình tan rã của quốc gia Chiêm Thành (Chămpa) và sự suy giảm
dần của đạo Hinđu - tơn giáo chính thống của người Chăm.
Do vị trí địa lý và hồn cảnh truyền đạo, điều kiện sống và sự giao lưu
của đồng bào Chăm với bên ngoài nhất là vơi thế giới Hồi giáo mà ở Việt Nam
hình thành 2 khối Hồi giáo với nhiều khác biệt đáng kể: Hồi giáo vùng Ninh
Thuận, Bình Thuận là Hồi giáo khơng chính thống gọi là Chăm Bani, đượm sắc
thái của yếu tố sinh hoạt và tôn giáo bản địa. Hồi giáo ở TP. Hồ Chí Minh, An
Giang, Đồng Nai, Tây Ninh gọi là Chăm Ixlam theo Hồi giáo chính thống,
khơng bị pha trộn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng cũ và thường xuyên liên
hệ với thế giới Hồi giáo Campuchia và Malaysia.
Hiện nay các tín đồ Hồi giáo sinh hoạt bình thường, vừa tuân phục
các giáo luật khắt khe vừa thực hiện tốt các nghĩa vụ công dân, tôn trọng sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản và sự quản lý của chính quyền mong muốn được sinh
hoạt tôn giáo hợp pháp, muốn duy trì mối quan hệ với thánh địa Mecca. Nói
chung trong những năm qua tín đồ Hồi giáo tăng chậm do đồng bào Chăm
thường sống ở những vùng có kinh tế khó khăn, có thu nhập thấp, diện nghèo
cịn cao và rất cần có sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền để xây dựng
cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
e) Đạo Cao Đài
13


Đạo Cao đài do một số người thuộc tầng lớp trên (tư sản, địa chủ,
tiểu tư sản), công chức chủ trương, ban đầu vốn là một trào lưu chính trị với
mục đích thành lập đạo để tập hợp lực lượng quần chúng mà chủ yếu là nông
dân chống lại sự kỳ thị, bóc lột, chèn ép của thực dân Pháp. Song sau đó trào lưu
này đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo lớn tại Nam bộ cho đến tận ngày
nay.

Sau năm 1975, các chức sắc và hơn 1 triệu tín đồ các hệ phái chủ yếu tu
tại gia. Trong thời kỳ đổi mới, các hệ phái đã sinh hoạt trở lại với sự giúp đỡ của
Đảng và Nhà nước. Nhiều hệ phái được thừa nhận tư cách pháp nhân như: Tiên
thiên, Minh Chơn đạo, Bạch Y Liên Đài… Các hệ phái tổ chức các đại hội. Qua
đó, lịng tin vào chính sách tơn giáo của Đảng được củng cố trong tín đồ. Những
nhân tố tích cực của Đạo được khơi dậy, khắc phục một bước tình trạng mất
đồn kết trong chức sắc. Xu thế chung là tín đồ đạo Cao Đài muốn hành đạo
thuận lợi trong khuôn khổ luật pháp và làm trịn nghĩa vụ cơng dân.
f) Đạo Hịa Hảo
Phật giáo Hòa Hảo ra đời ngày 15 tháng 5 năm 1939 tại làng Hòa Hảo,
Châu Đốc, An Giang và phát triển chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long. Sự ra
đời của Phật giáo Hòa Hảo Hảo gắn với đặc điểm tâm lý, lối sống đạo đức, tính
cách, đời sống tín ngưỡng của nơng dân Nam Bộ và liên quan đến mơi trường
kinh tế - xã hội - chính trị ở đây trong khoảng thời gian hai cuộc chiến tranh thế
giới
Đạo Hoà Hảo phát triển ở miền Tây Nam Bộ, kêu gọi mọi người sống hịa
hợp. Tơn giáo này đánh giá cao triết lý "Phật tại tâm", khuyến khích nghi lễ thờ
cúng đơn giản (chỉ có hoa và nước sạch) và loại bỏ mê tín dị đoan. Những buổi
lễ được tổ chức rất đơn giản và khiêm tốn, không có ăn uống, hội hè. Lễ lộc,
cưới hỏi hay ma chay không cầu kỳ như thường thấy ở những tôn giáo khác.
Đạo khơng có tu sĩ, khơng có tổ chức giáo hội mà chỉ có một số chức sắc lo việc
đạo và cả việc đời
14


2.1.2. Tình hình tơn giáo của Việt Nam hiện nay
Theo ước tính, hiện nay trên thế giới có khoảng 20.000 tơn giáo, trong đó,
các tơn giáo có số lượng tín đồ 1 triệu trở lên có trên dưới 2.000 tổ chức; cùng
với đó là sự xuất hiện của rất nhiều các “hiện tượng tơn giáo mới” (châu Phi có
8.000, Mỹ có khoảng 3.000 tơn giáo mới). Việt Nam cũng có rất nhiều các loại

hình tơn giáo, có những tơn giáo du nhập từ bên ngồi như: Phật giáo, Cơng
giáo, Tin Lành, Hồi giáo..., có những tơn giáo bản địa của người Việt: đạo Cao
Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tịnh độ Cư sĩ
Phật hội Việt Nam. Ngồi ra, ở Việt Nam cịn tồn tại rất nhiều các loại hình tín
ngưỡng khác nhau. Sự tác động của tồn cầu hóa và cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư không chỉ làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế - xã hội của
Việt Nam mà còn kéo theo sự biến đổi của nhiều lĩnh vực khác, trong đó có tơn
giáo. Sự biến đổi rõ nét nhất trong lĩnh vực tơn giáo đó là xu thế đa dạng hóa tơn
giáo giáo ở Việt Nam:
Một là, đa dạng về loại hình và tổ chức: Ước tính, hiện nay ở Việt Nam có
khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tơn giáo, trong đó có khoảng gần 20
triệu tín đồ của một số tơn giáo đang hoạt động bình thường, ổn định, chiếm
25% dân số. Một số tơn giáo tiêu biểu như: Phật giáo có gần 10 triệu tín đồ
(những người quy y Tam Bảo), có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố trong cả
nước. Thiên Chúa giáo hiện có hơn 5,5 triệu tín đồ, có mặt ở 50 tỉnh, thành phố.
Đạo Cao Đài có hơn 2,4 triệu tín đồ có mặt chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ. Phật
giáo Hồ Hảo hiện có gần 1,3 triệu tín đồ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây
Nam Bộ. Đạo Tin lành hiện có khoảng 1 triệu tín đồ, tập trung ở một số tỉnh.
Hồi giáo hiện có hơn 90 nghìn tín đồ... Ngồi 6 tơn giáo chính thức đang hoạt
động bình thường, cịn có một số nhóm tơn giáo địa phương, hoặc mới được
thành lập có liên quan đến Phật giáo, hoặc mới du nhập ở bên ngoài vào như:
Tịnh độ Cư Sĩ, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tổ tiên Chính giáo,
Bàlamôn, Bahai và các hệ phái Tin lành. Đến năm 2018, Việt Nam đã công nhận
và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức, thuộc 16 tôn giáo,

15


55.870 chức sắc, 145.561 chức việc, 29.396 cơ sở thờ tự, trong đó có
nhiều cơ sở được xây dựng mới và xây dựng lại khang trang, đẹp đẽ.

Hai là, sự xuất hiện của các “hiện tượng tôn giáo mới”: Theo thống kê của
các cơ quan chức năng, các nhà nghiên cứu Việt Nam thì từ năm 1980 đến nay,
nước ta có khoảng 80 “tơn giáo mới”, hay “hiện tượng tơn giáo mới”, “đạo lạ”,
“tà đạo” với nhiều nguồn gốc khác nhau. Những “hiện tượng tôn giáo mới” này
một mặt đáp ứng nhu cầu tâm linh của một bộ phận nhân dân; mặt khác đã có
khơng ít tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội và dẫn đến sự lúng
túng của công tác quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương trong cả
nước. Nhiều địa bàn có các “hiện tượng tơn giáo” mới, nhất là “tà đạo” đã gây ra
mâu thuẫn trong gia đình, dịng tộc, xung đột cộng đồng; gây ảnh hưởng xấu tới
an ninh chính trị trên địa bàn.
Ba là, đa dạng niềm tin tôn giáo: Đối với Việt Nam, với tư cách là quốc
gia đa tơn giáo và tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo biểu hiện hết sức phong phú và
đa dạng, được biểu hiện ở sự đa dạng trong thực hành niềm tin tơn giáo. Một tín
đồ của một tơn giáo có thể tham gia nhiều hành vi sinh hoạt tơn giáo khác nhau.
Những người theo tôn giáo được coi là nhất thần như Công giáo, Tin Lành, Hồi
giáo... nhưng cũng khơng ít trong số đó cịn tham gia và sinh hoạt tôn giáo khác
ở chùa, đền, các lễ hội tôn giáo. Sự đan xen, lồng ghép tôn giáo thể hiện trong
giáo lý, tâm thức và thực hành tôn giáo xuất phát từ nhận thức giản đơn của cư
dân nông nghiệp “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
2.2. Quản điểm, chính sách dân tộc của đảng, nhà nước Việt Nam về tôn
giáo
Từ khi thành lập đến nay, quan điểm nhất quán, bất biến xuyên suốt mọi
thời kỳ cách mạng của Đảng ta là tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của
nhân dân. Ngay sau khi hịa bình lập lại ở miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
ký Sắc lệnh số 234/SL khẳng định: Việc tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng là
quyền lợi của nhân dân. Chính phủ ln tơn trọng và giúp đỡ nhân dân thực
hiện, chính quyền khơng can thiệp vào nội bộ các tôn giáo.
16



Các Hiến pháp của Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013 đều
thể hiện rõ quan điểm trên. Điều 24, Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Mọi người có
quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo theo hoặc khơng theo một tơn giáo nào. Các
tơn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do
tín ngưỡng, tơn giáo. Khơng ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo hoặc
lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để vi phạm pháp luật”.
Bước ngoặt trong sự đổi mới tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt
Nam về vấn đề tôn

giáo được đánh dấu bằng sự ra đời Nghị quyết số

24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị về tăng cường cơng tác tơn giáo
trong tình hình mới; lần đầu tiên khẳng định các quan điểm mới về tơn giáo như:
tơn giáo là vấn đề cịn tồn tại lâu dài; tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ
phận nhân dân; đạo đức tơn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng
xã hội mới.
Trong các chỉ thị, nghị quyết tiếp theo, tư duy lý luận của Đảng về vấn đề
tôn giáo tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày
12/3/2003 của Hội nghị Trung ương 7 khóa IX đã tổng kết và phát triển tư duy
lý luận của Đảng về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Theo đó, nhận thức mới về vấn đề tơn giáo trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được khẳng định: “Tín ngưỡng, tơn giáo là
nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là
một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất qn chính sách
tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo, theo hoặc không theo
một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật.
Các tơn giáo hoạt động trong khn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật”.
Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Tiếp tục
hồn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo phù hợp với quan điểm

của Đảng. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo;
động viên các tổ chức tơn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia
17


đóng góp tích cực cho cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo
điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ
chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật”.
Tại Đại hội lần thứ XIII, quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi thời kỳ
cách mạng về vấn đề tơn giáo, tín ngưỡng được tiếp tục khẳng định, nhưng cũng
có quan điểm, chủ trương được bổ sung, phát triển phù hợp với giai đoạn hiện
nay, đòi hỏi mọi cán bộ, đảng viên cần nhận thức và thực hiện. Quan điểm của
Đảng tại Đại hội XIII về tôn giáo tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, tiếp tục hồn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tơn
giáo.
Thứ hai, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo.
Thứ ba, quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo
hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước cơng nhận, theo
quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất
nước.
Thứ tư, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi
dụng tín ngưỡng, tơn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc
những hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo trái quy định của pháp luật.

18


Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
TÔN GIÁO


3.1. Tiếp tục quán triệt, triển khai các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của
Đảng, Nhà nước ta về cơng tác tơn giáo
Các cấp uỷ, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể tiếp tục quán
triệt, triển khai trong cán bộ, Nhân dân nói chung, đồng bào có tín ngưỡng tơn
giáo nói riêng về việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng,
Nhà nước ta về công tác tôn giáo. Các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân trong vùng giáo nắm và thực
hiện tốt Luật Tín ngưỡng tơn giáo và các văn bản pháp luật có liên quan.
3.2. Tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của
hệ thống chính trị và tồn xã hội các địa phương đối với công tác tôn giáo.
Tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ
thống chính trị và tồn xã hội các địa phương đối với cơng tác tơn giáo. Để làm
tốt vấn đề này địi hỏi các cấp uỷ Đảng, chính quyền cần thực sự quan tâm, lãnh
đạo việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với
các tôn giáo một cách đồng bộ, có tính thống nhất cao; cần phân định rõ vai trị
lãnh đạo của Đảng, cơng tác quản lý nhà nước của chính quyền và khơng ngừng
phát huy vai trị vận động của Mặt trận và các đồn thể chính trị-xã hội trong
việc động viên đồng bào có đạo tham gia thực hiện tốt các phong trào thi đua
yêu nước. Cần nhận thức một cách sâu sắc về nội dung cốt lõi của công tác tôn
giáo là công tác vận động quần chúng, thông qua công tác vận động nhằm giúp
đồng bào các tôn giáo phát huy những ưu điểm, khắc phục tồn tại, giữ gìn và
phát huy những truyền thống văn hóa của dân tộc, tơn vinh những người có cơng
với Tổ quốc, với Nhân dân, đồng thời chủ động đấu tranh chống lại các hoạt
động lợi dụng tự do tín ngưỡng tơn giáo để hành nghề mê tín dị đoan, hoạt động
trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, lợi dụng, kích động chia rẽ Nhân
19


dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ lương- giáo, gây rối, xâm phạm an ninh quốc
gia.

3.3. Quan tâm phát triển đời sống của vùng đồng bào có đạo
Tiếp tục quan tâm phát triển đời sống của vùng đồng bào có đạo, đặc biệt
là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; kêu gọi đầu tư và tăng cường
thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hố, xã hội, nâng cao
dân trí; tăng cường củng cố hệ thống chính trị, động viên quần chúng tơn giáo
sống “tốt đời đẹp đạo”, tích cực tham gia các phong trào cách mạng, các hoạt
động từ thiện nhân đạo. Giải quyết kịp thời những đề nghị chính đáng, hợp pháp
của tổ chức, cá nhân tín đồ các tơn giáo, không để xảy ra các sự việc phức tạp
liên quan đến tôn giáo..

20



×