Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 nâng cao chất lượng viết đoạn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.54 KB, 11 trang )

UBND HUYỆN ĐẠ TẺH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH .......

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO
NỘI DUNG: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 nâng cao chất lượng viết
đoạn văn
PHẦN I. MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn biện pháp


Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, khi bạn nói hay viết đều phải dùng ngơn
ngữ để diễn đạt, dù là câu nói hay viết nó đều nằm dưới dạng của ngơn ngữ, kể
cả khi bạn khơng nói hay viết, bạn chỉ nghĩ thầm thì bạn vẫn phải dùng ngơn
ngữ.
Trong ngơn ngữ thì Tiếng Việt là môn học chiếm khá nhiều thời lượng
trong quỹ thời gian học tập của các học sinh bậc tiểu học, mặc dù mơn tốn địi
hỏi nhiều tư duy hơn. Trong bậc tiểu học, đối với mỗi học sinh môn tập làm văn
có vị trí quan trọng bậc nhất trong q trình học đối với các em kể từ khi các em
học thuộc được các mặt chữ tới khi viết được những đoạn văn hay, xúc động…
Cũng có thầy, cơ giáo viên có quan điểm rằng, đối với học sinh bậc tiểu học thì
tập làm phản ánh trung thực và tổng thể nhất trong q trình học ở bậc Tiểu học,
ngồi ra nó cịn cho các bé có được hai kỹ năng lớn là “Nói” và “Viết” cùng với

đó là sự cảm nhận về từ ngữ trong Tiếng Việt.
Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, nhiều bài văn hay bậc
tiểu học đã được chia sẻ và lan truyền trên mạng rất hay, trong mặt tích cực thì
đây cũng là các truyền cảm hứng và cách chia sẻ kiến thức không chỉ đối với
mỗi giáo viên hay cha mẹ các bé. Tập làm văn là nền tảng căn bản cho sự phát
triển của các em trong nhiều môn học sau này, bởi qua các mơn học khác nhau
thì đầu cần một ngôn ngữ thể hiện bằng cách “Viết”, cũng như trong việc giúp
các em hàng ngày giao tiếp hàng ngày được thuận lợi có hiệu quả hơn.


2
.

Tôi đã làm giáo viên dạy bậc Tiểu học nhiều năm qua, kinh nghiệm bản
thân tôi nhận thấy, dạy tốt phân mơn TLV khơng chỉ “thức tỉnh” trong tâm trí
các em về nhận thức mà còn làm rung động về tình cảm, có những ước mơ tốt
về gia đình và xã hội , khơi dậy những năng lực hành động, sáng tạo trong môn
học khác cũng như bồi dưỡng tâm hồn trong sáng cho các em được nhiều hơn.
Đây chính là mục tiêu mà bất cứ người giáo viên nào cũng mong có được
Với những lý do cụ thể trên, là một người dạy học bậc tiểu học trong
nhiều năm, tơi muốn tìm những giải pháp tốt hơn trong việc giúp các em học
sinh lớp 3 nói riêng và học sinh bậc tiểu học nói chung học tốt mơn tập làm văn
hơn. Không những là học tốt hơn mà các em cịn thích học và khơng cịn sợ mơn
tập làm văn nữa. Do đó đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 nâng cao
chất lượng viết đoạn văn” làm bài báo cáo của tôi.

PHẦN II. NỘI DUNG
1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
a Thực trạng
Đối với giáo viên
- Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học trong tiết viết sáng tạo cụ
thể là viết đoạn văn còn máy móc, phụ thuộc vào nhiều sách giáo viên
chưa tạo được hứng thú cho học sinh.
- Giáo viên chưa chú trọng đến chất lượng và hiệu quả chấm chữa, lời
nhận xét chung chung, câu từ nhận xét chưa cụ thể, chưa có hướng
giúp học sinh sửa sai.
- Giáo viên chưa phân luồng đối tượng học sinh để xây dựng kế hoạch
bài dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Đối với học sinh
- HS chưa chú trọng phân môn Tập làm văn, các em hầu như không
xem trước bài cũng như chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Học sinh không nắm được trình tự viết, các câu từ trong đoạn văn sắp
xếp thiếu tính liền mạch và kết nối các câu.


3
- Vốn từ của học sinh lớp 3 còn nghèo nàn, chưa hiểu hết nghĩa của từ
nên đoạn văn khi đọc có cảm giác lủng củng, thơ và đơi khi các em
còn dùng sai từ.
- Học sinh diễn đạt câu chưa rõ ràng, các em chủ yếu sử dụng văn nói

vào trong văn viết nên câu văn khơng có sự sắp xếp, chọn lọc.
Đối với cha mẹ học sinh
- Cha mẹ học sinh đóng vai trị như một cơ giáo thứ 2 tại nhà, tuy
nhiên việc kèm cặp các em học thì chưa có kinh nghiệm, thiếu nghiệp
vụ sư phạm và cịn khơng đủ cả chun mơn để dạy kèm.
2. TRÌNH BÀY BIỆN PHÁP
2.1. Biện pháp 1: Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
+ Việc chuẩn bị của giáo viên:
Để dạy tốt phân mơn TLV nói chung và kiểu bài Viết đoạn văn theo chủ
đề ở lớp 3 nói riêng, tôi đã nghiên cứu kỹ nội dung từng bài tập trong sách giáo
khoa và mục đích yêu cầu của sách giáo viên để nắm được những kiến thức, kỹ
năng HS cần đạt sau mỗi bài học, trọng tâm của mỗi đề bài là gì? Ngồi ra tơi

cịn tìm hiểu thêm những nội dung kiến thức thuộc các chủ điểm. Khi dạy bài
Viết về lễ hội mà em đã chứng kiến (Tuần 20) tôi đã sưu tầm thêm tranh ảnh về
quang cảnh lễ hội, các hoạt động diễn ra trong lễ hội và phóng to cho HS quan
sát. Khi quan sát tranh HS sẽ dễ nói, dễ viết và có hứng thú học tập hơn.
Để chuẩn bị cho bài Viết về cảnh đẹp đất nước (Tuần 28), tôi sưu tầm
thêm các tranh ảnh về cảnh đẹp của đất nước chứ không chỉ dựa vào một bức
tranh của sách giáo khoa. Các em có thể chọn cho mình một cảnh đẹp theo ý
thích để kể. Bài viết của các em sẽ phong phú và giàu cảm xúc. Việc nắm vững
kiến thức của giáo viên còn giúp cho các em giải đáp những thắc mắc và tự tin
hơn khi làm bài. Vì có một số lĩnh vực mà khơng phải HS nào cũng biết, cũng
quan tâm.
+ Sự chuẩn bị bài của HS:

Với thời gian là 40 phút, một HS lớp 3 phải hồn thành một bài văn
miệng và trình bày một bài văn viết như vậy sẽ rất khó để có thể làm hay, làm


4
đầy đủ và tốt được. Chính vì vậy, việc chuẩn bị bài ở nhà là rất cần thiết. Trước
hơm có tiết TLV, tôi yêu cầu các em đọc đầu bài sau đó tơi gợi ý sơ qua về u
cầu của bài. Với đề bài Viết thư cho người thân (Tuần 17), tôi gợi ý cho các em
xác định được người thân cần để viết và nhớ lại những kỷ niệm với người thân
đó rồi ghi chép ra giấy nháp những ý chính, nội dung cần viết. Hay viết về thể
hiện tình cảm với đồ vật (Tuần 26), nếu các em khó khăn khi chưa chọn được đồ
vật để viết thì các em hãy chọn những đồ vật gần các em hay gặp nhất, kể cả

những đồ vật tại lớp học hàng ngày các em vẫn thường xuyên tiếp xúc, được
nhìn thấy hàng ngày.
Việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp sẽ giúp các em tự tin hơn và tạo tâm
thế cho các em học tốt và tiết kiệm được thời gian. Tâm lý nhiều học sinh, khi
chuẩn bị bài tốt từ hôm trước, sáng ngày hôm sau khi đi từ nhà đến trường các
em vẫn chú tâm vào những gì mà tối hôm trước các em đã chuẩn bị.
2.2 Biện pháp 2: Thiết kế kế hoạch dạy học phù hợp với trình độ nhận
thức của HS & Giúp học sinh nắm được trình tự các bước khi viết một đoạn
văn.
Theo tôi, việc thiết kế bài dạy là một công việc quan trọng và cần thiết
của người GV. Để xây dựng được phương án giảng dạy tốt và hiệu quả, tôi luôn
chú ý đến một số vấn đề sau đây:

- Việc thiết kế bài dạy khơng nên phụ tuộc hồn tồn vào SGV mà cần
xuất phát từ tình hình thực tiễn của lớp để có những điều chỉnh, thay đổi phù
hợp với đối tượng HS lớp mình.
- Khơng nên sao chép y nguyên theo SGV hoặc dùng lại hoàn toàn các
thiết kế bài dạy của những năm trước bởi thiết kế bài dạy của những năm trước
dù tốt nhưng không thể phù hợp với đối tượng HS năm nay. SGV chỉ đưa ra
những hướng dẫn chung. Việc dạy học có hiệu quả xuất phát từ đối tượng cụ
thể, tức là HS từ lớp đang dạy. Vì vậy, tơi ln có thiết kế bài dạy mới hoặc
dùng giáo án của năm học trước có chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp.
Giúp HS nắm được trình tự các bước khi viết một đoạn văn:



5
Mặc dù ở lớp 3 chưa yêu cầu HS viết thành một bài văn có đầy đủ ba
phần: mở bài - thân bài - kết bài. Tuy nhiên, ở mỗi bài viết tơi vẫn hướng dẫn
HS viết theo một trình tự chung như sau:
- Viết câu mở đầu (Giới thiệu đối tượng cần viết)
- Phát triển đoạn văn (Kể về đối tượng)
- Câu kết thúc (Tình cảm, suy nghĩ, mong ước của mình về đối tượng)
Khi viết theo một trình tự quy định như thế này, các em sẽ dễ dàng viết
được một đoạn văn hoàn chỉnh, đủ ý và đó cũng là nền tảng để các em viết văn
tốt ở các lớp học cao hơn.
2.3. Biện pháp 3: Tích lũy và phát triển vốn từ cho HS:
Để giúp HS tích lũy và mở rộng vốn từ, giáo viên chú trọng khi dạy các

tiết luyện tập từ và câu, tăng cường tìm từ, mở rộng vốn từ theo chủ điểm, thi
tìm nhanh, tìm đúng các từ theo chủ điểm.
Bài tập 1: Tìm những từ chỉ:
+ Tên một số lễ hội.
+ Tên các hoạt động lễ hội.
Bài tập 2: Tìm từ chỉ:
+ Tên các môn thể thao.
+ Hoạt động thể thao bắt đầu bằng tiếng “ đấu”.
Tôi tổ chức cho HS làm bài dưới dạng trò chơi. Chia HS ra thành các đội
chơi, cùng làm một yêu cầu trong một thời gian nhất định.
Hình thức làm bài dưới dạng trị chơi, giúp các em cảm thấy thoải mái,
vui vẻ và còn hăng say chơi trò chơi khi học bài và tạo ấn tượng để các em ghi

nhớ từ.
Sau nghiên cứu tôi đã mạnh dạn phân loại và đưa ra một số dạng bài tập
để giúp các em tích lũy vốn từ, hiểu được nghĩa của từ và vận dụng vào viết văn:
- Dạng 1 : Em hãy tìm 15 từ thuộc chủ điểm trường học. Trong các từ em
vừa tìm, có từ chỉ sự vật khơng? Đó là những từ nào?
- Em hãy tìm 10 từ chỉ hoạt động chơi thể thao, sau đó viết 3 câu theo
mẫu. Ai làm gì? ( Mỗi câu có sử dụng một từ vừa tìm).


6
- Em hãy tìm 10 từ chỉ đặc điểm tính nết của người, sau đó đặt 5 câu theo
mẫu Ai thế nào?

- Dạng 2: Em hãy cho biết những câu sau thuộc mẫu câu gì? Hãy gạch
chân dưới các từ chỉ hoạt động có trong câu.
a) Cha làm cho con một chiếc chong chóng bằng lá dừa.
b) Anh tơi đưa tôi đến trường từ rất sớm.
c) Anh tập thể dục ngồi sân.
- Gạch chân những từ chỉ hoạt động có trong các lễ hội
a. Dâng hương

b. Rước đuốc

c. Bơi lội


d. Đua xe

đ. Nhổ răng

e. Tập thể dục

g. Ném còn

h. Rước kiệu

i. Hát quan họ


Việc bồi dưỡng vốn sống, tích lũy vốn từ để giúp các em học văn, làm văn.
Học văn, làm văn cũng như con người, bước vào cuộc đời. Mỗi con người bước
vào cuộc đời đều phải chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết. Vì vậy
người giáo viên phải giúp HS tích lũy vốn từ trong suốt q trình học chứ khơng
phải ngày một, ngày hai.
3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp dạy học theo hướng tích cực tơi
đã nêu trên, tôi thấy kết quả học TLV viết của lớp mình đạt được thật đáng
mừng.
Tơi tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau:
HS có kỹ năng viết văn
tốt


25/41 = 61%

HS có kỹ năng
viết văn

HS chưa có kỹ năng
viết văn

15/41 = 36,6%

1/41 = 2,4%


Qua bảng thống kê kết quả, tôi thấy lớp 3A2 là lớp tôi thực nghiệm đã có
tiến bộ rõ rệt. Hầu hết HS viết đúng nội dung của chủ đề yêu cầu. Các em sử


7
dụng từ ngữ rất chính xác, viết thành câu và đã biết dùng các dấu câu đã học vào
bài viết. Có những bài văn viết rất tự nhiên và chân thực. Tôi xin dẫn một số bài
văn của HS lớp tơi.
Đây là bài văn của em Thu Hồi. Chỉ sau một thời gian tôi áp dụng biện
pháp mới, em đã tiến bộ rất nhiều. Em viết được bài văn viết về cảnh đẹp đất
nước

“Em đã từng được đi du lịch nhiều nơi, khám phá nhiều cảnh đẹp cùng gia
đình. Tuy nhiên trong số những cảnh đẹp ấy, Sa Pa vẫn là nơi để lại cho em
nhiều ấn tượng tốt đẹp nhất. Sa Pa là vùng đất có khí hậu mát mẻ quanh năm.
Nơi đây cũng sở hữu khung cảnh tuyệt đẹp với núi rừng bạt ngàn. Đến với Sa
Pa, du khách có thể tận hưởng thiên nhiên tuyệt diệu. Nhờ sở hữu khí hậu mát
lạnh quanh năm, Sa Pa được nhiều du khách ghé thăm vào mùa hè. Em đã cùng
bố mẹ tới thác Bạc. Địa danh này nổi tiếng nhờ cảnh sắc vơ cùng hùng vĩ. Nhìn
từ xa, nước từ thác đổ xuống hệt như một dải lụa khổng lồ. Tiếp đến em đã đi
tới đèo Ô Quy Hồ, đi qua Cầu Mây… Trung tâm thị trấn là nơi đông đúc nhất
tại đây. Trong chuyến đi, em đã cùng gia đình ghé vào thị trấn vào đúng cuối
tuần. Tại đây bày bán rất nhiều đồ vật đa dạng, thêm vào đó là các loại đặc sản
Sa Pa, thuốc dân tộc… Em đã chụp rất nhiều ảnh lưu niệm tại đây. Em hy vọng

được quay lại Sa Pa một lần nữa để ngắm nhìn cảnh đẹp của nơi này”
Khi kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật em Minh Quang đã kể lại ngay
buổi đi xem xiếc cùng các bạn trong học kì vừa qua. Vì vậy bài văn của em viết
rất chân thật và giàu cảm xúc.
“Chủ Nhật vừa rồi, vì kết quả học tập tốt mà ba mẹ đã thưởng cho em
một buổi xem xiếc đầy thú vị. Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật vơ cùng tuyệt vời.
Buổi biểu diễn ở trong một chiếc lều bằng vài rất lớn với hai màu sắc chủ
đạo là đỏ và vàng xen kẽ nhau, chúng được dựng lên và cố định bởi những
chiếc cọc chắc chắn và dây thừng lớn. Chính giữa cổng lớn bằng inox là cánh
cửa được tạo ra bằng cách cố định hai tấm vải sang hai bên. Vào bên trong là
chỗ ngồi tạo thành vòng tròn bao quanh chỗ biểu diễn. Sau khi ổn định chỗ
ngồi, các nghệ sĩ biểu diễn xiếc mới bắt đầu trình diễn tiết mục của mình.



8
Những tiết mục vô cùng thú vị và đặc sắc. Nào là nghệ nhân phun ra lửa, nghệ
nhân hướng dẫn những con vật khác nhau như hổ, gấu, voi làm những việc
tưởng chừng như không thể: đạp xe, nhảy qua vòng tròn, đi trên dây…”
Còn đây là bài viết của em Ngọc Linh. Em đã biết sử dụng các từ ngữ, các
dấu câu đã học vào trong bài viết của mình, giúp em biểu đạt được cảm xúc của
mình vào trong câu văn. Bài văn diễn đạt trôi chảy và tự nhiên.
“Mỗi người đều có một kỉ niệm riêng của mình về ngày đầu tiên đi học.
Câu chuyện của riêng em cũng thật trong sáng và đáng yêu. Bầu trời ngày hôm
ấy thật đẹp, từng đám mây trắng lững lờ trôi. Ánh nắng trải một màu vàng ươm

như lụa xuống mặt đất. Ông nội chậm rãi dẫn em bước qua cánh cổng trường
với sự chào đón nồng nhiệt của thầy cô và anh chị lớp lớn. Xung quanh em, cờ
và hoa đỏ thắm. Thật dễ dàng để nhận ra những cô cậu bạn cùng trang lứa với
những ánh mắt ngây thơ, bẽn lẽn núp sau dáng mẹ, dáng bà. Ông dặn em đủ
điều và liên tục chỉnh lại cho em bộ trang phục. Tiếng trống trường đầu tiên của
thầy hiệu trưởng vang lên khiến tất cả chúng em đều thổn thức. Sau cùng, chúng
em bước theo cô vào lớp, nghe cô giảng bài học đầu tiên đầy thú vị. Buổi học
ngày hôm ấy mãi là kỉ niệm đẹp em không bao giờ qn.”
Các em khơng cịn ngại học, sợ học môn TLV nữa. Kết quả học tập tiến
bộ rõ rệt nên các em càng phấn khởi, hăng say học tập. Không những đạt kết quả
tốt trong môn TLV mà các em còn giao tiếp tốt trong cuộc sống hàng ngày. Bản
thân tôi cùng cảm thấy thật sự nhẹ nhàng khi dạy các em viết bài TLV, tôi

không phải nhắc nhở thúc giục các em như trước nữa, mà các em đã chủ động
viết bài bằng vốn kiến thức của mình.
Tơi hiểu rằng, với lịng u nghề, mến trẻ, để khơng ngừng tìm ra phương
pháp tối ưu nhất, tơi sẽ phần nào giúp cho những tâm hồn trong sáng kia lớn lên
sẽ trở thành người có ích cho chính bản thân các em, quê hương và đất nước.
Các em sẽ trở thành những cơng dân năng động, sáng tạo, góp phần xây dựng
cuộc sống và quê hương ngày càng tươi đẹp.
III. KẾT LUẬN
1. Tóm tắt ý nghĩa của biện pháp:


9

Là giáo viên trực tiếp đứng lớp, muốn HS có kỹ năng viết văn cần cả một
quá trình rèn luyện lâu dài nhưng nó cũng phụ thuộc vào vai trị điều khiển, dẫn
dắt của người thầy. Từ kết quả giảng dạy lớp mình, tơi thấy rằng để nâng cao
chất lượng dạy TLV viết ở lớp 3, đặc biệt là kiểu bài viết đoạn văn cần chú ý
một số vấn đề sau:
- Giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, chuẩn bị những kiến thức cần
thiết theo chủ đề để chủ động được nội dung bài dạy.
- Nắm vững đặc trưng của bài làm viết, từ đó có định hướng rèn cho HS
kỹ năng viết văn bản.
- Dạy theo quan điểm tích hợp lồng ghép tất cả các phân mơn trong môn
Tiếng Việt và khai thác triệt để kiến thức ở mỗi bài học trong chủ điểm để bổ trợ
cho phân môn TLV.

- Chú trọng việc cung cấp cho HS vốn từ ngữ, vốn sống để viết văn.
- Định hướng cho HS viết chân thực những gì mình thích, mình yêu mến.
- Rèn kỹ năng làm văn miệng tốt trước khi làm bài viết.
- Rèn kỹ năng viết câu có sử dụng biện pháp nghệ thuật.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi dễ hiểu, dễ nói, dễ viết cho HS.
- Thường xuyên quan sát, trao đổi ý kiến với HS để thu thập các thông tin
ngược từ HS để điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp .
- Khuyến khích và tổ chức cho các em thường xuyên đọc sách báo để mở
mang kiến thức, rèn khả năng nói, viết.
- Trao đổi với các em những câu chuyện hay, cuốn sách hay các em đã
đọc để phát triển ở các em khả năng cảm thụ.
- Cần động viên khích lệ kịp thời những tiến bộ của HS.

- Giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tăng
cường học hỏi, nghiên cứu tài liệu để nâng cao hiểu biết cho bản thân.
2. Kiến nghị, đề xuất
a. Với các cấp lãnh đạo:
- Phòng Giáo dục và nhà trường tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề để GV
được học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn.


10
- Trang bị thêm tranh ảnh tư liệu phục vụ việc giảng dạy.
- Phát hành băng (đĩa CD) các tiết dạy TLV để chúng tôi học tập .
- Trang bị máy projecter, máy chiếu cho mỗi phòng học…

b. Đối với giáo viên:
- Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy (được trang bị cũng
như tự làm)
- Nghiên cứu kỹ bài dạy, vận dụng và phối hợp linh hoạt, sáng tạo các
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
Trên đây là một vài kinh nghiệm, biện pháp nhằm nâng cao giúp học sinh lớp
3 nâng cao chất lượng viết đoạn văn mà tôi đã sử dụng để giảng dạy môn TLV –
lớp 3 dạng bài viết đoạn văn được tốt hơn. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm,
góp ý của các cấp lãnh đạo, các bạn bè đồng nghiệp để tơi có được một cách dạy
đạt hiệu quả cao nhất cho HS.

Đạ Tẻh,ngày.....tháng...... năm 2022

Người báo cáo

……………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Sách nghiên cứu.
1. Hỏi đáp về đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học – Chủ biên PTS Đỗ Đình
Hoan.
2. Thực hành TLV – Trần Mạnh Hưởng.
3. Vui học Tiếng Việt – Trần Mạnh Hưởng.
4. Bồi dưỡng văn tiểu học – Nguyễn Quốc Siêu
II. Tạp chí:
1. Chăm học.

2. Thế giới trong ta.


11
3. Dạy và học ngày nay.
4. Giáo dục thời đại.
5. Giáo dục tiểu học.
III. Sách giáo khoa:
1. Sách Tiếng Việt.
2. Sách giáo viên.
3. Kiểm tra Tiếng Việt lớp 3.
4. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng môn Toán – Tiếng Việt lớp 3.




×