Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Luận văn thạc sĩ sinh học nghiên cứu phương pháp thử định hướng dấu vết máu bằng dung dịch phenolphthalein phục vụ công tác giám định sinh học pháp lý tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 68 trang )

Luận văn thạc sỹ Sinh học

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
-----***-----

ĐÀM THỊ HUỆ

NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP THỬ ĐỊNH HƢỚNG
DẤU VẾT MÁU BẰNG DUNG DỊCH
PHENOLPHTHALEIN PHỤC VỤ CÔNG TÁC
GIÁM ĐỊNH SINH HỌC PHÁP LÝ TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
Số h Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN oá bởi
Nội – 2015
Trung tâm Học liệu Hà
– ĐHTN



Luận văn thạc sỹ Sinh học

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
-----***-----

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Đề tài:

NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP THỬ ĐỊNH HƢỚNG
DẤU VẾT MÁU BẰNG DUNG DỊCH
PHENOLPHTHALEIN PHỤC VỤ CÔNG TÁC
GIÁM ĐỊNH SINH HỌC PHÁP LÝ TẠI VIỆT NAM

Học viên:

Đàm Thị Huệ

Chuyên ngành:

Sinh học thực nghiệm

Mã số:

60420114

Ngƣời hƣớng dẫn:

PGS - TS Nguyễn Văn Hà


Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
Hà Nội – 2015
Số h Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN oá bởi
Trung tâm Học liệu – ĐHTN


Luận văn thạc sỹ Sinh học
Luận văn cao học

Đàm Thị Huệ

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Đại
tá, PGS-TS Nguyễn Văn Hà – Phó giám đốc – Phụ trách Trung tâm giám định
Sinh học Pháp lý – Viện Khoa học hình sự - Bộ Cơng an đã tận tình hướng
dẫn trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Khoa học hình sự, Lãnh đạo
Trung tâm và các đồng chí đồng nghiệp trong Trung tâm giám định Sinh học
Pháp lý - Viện Khoa học hình sự đã tạo điều kiện về thời gian và cơ sở vật
chất để tơi thực hiện các quy trình thí nghiệm của đề tài luận văn. Cảm ơn
phịng kỹ thuật hình sự Cơng an các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hóa,
TP Hồ Chí Minh và phân viện KHHS tại TP Hồ Chí Minh đã thử nghiệm và
đánh giá bộ kít tại địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật, các thầy cô giáo thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã tận tình
truyền đạt kiến thức, giúp đỡ tơi trong q trình học tập.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên,
góp ý, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.


Hà Nội, ngày

tháng năm 2015

Học viên

Đàm Thị Huệ

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


Luận văn thạc sỹ Sinh học
Luận văn cao học

Đàm Thị Huệ

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2
4. Nội dung nghiên cứu................................................................................. 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 3
6. Cấu trúc của đề tài .................................................................................... 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5
1.1. Khái niệm về máu về dấu vết máu ........................................................ 5
1.1.1. Khái niệm về máu .......................................................................... 5
1.1.2. Dấu vết máu.................................................................................... 7
1.1.3. Ý nghĩa của giám định dấu vết máu ............................................... 8
1.1.4. Phương pháp phát hiện, ghi nhận dấu vết máu tại hiện trường ... 10

1.2. Cơ sở khoa học, nguyên lý chung của các phương pháp giám định định
hướng dấu vết máu ...................................................................................... 11
1.3. Các phương pháp giám định định hướng dấu vết máu trên thế giới 14
Dưới đây là cấu tạo hóa học của một số cơ chất. ................................... 14
1.3.1. Kít thử định hướng dấu vết máu phenolphthalein........................ 15
1.3.2. Benzidine ...................................................................................... 16
1.3.3. Que thử Hemastix ......................................................................... 17
1.3.4. Kit thử định hướng dấu vết máu O – Tolidine ............................. 17
1.3.5. Kít thử định hướng dấu vết máu bằng TMB – dẫn suất của
benzidine ................................................................................................ 18
1.3.6. Kít thử định hướng dấu vết máu LMG......................................... 19
1.3.7. Kít thử định hướng dấu vết máu quang hóa và huỳnh quang ...... 19
1.3.8. Luminol ........................................................................................ 20
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


Luận văn thạc sỹ Sinh học
Luận văn cao học

Đàm Thị Huệ

1.4. Phương pháp giám định định hướng dấu vết máu hiện được sử dụng tại
Việt Nam ..................................................................................................... 21
1.4.1. Phương pháp Benzidine ............................................................... 21
1.4.2. Bộ test thử định hướng dấu vết máu “hemo test” của Viện kỹ
thuật hóa sinh và tài liệu nghiệp vụ - Bộ Công an ................................. 22
1.4.3. Cách tiếp cận phương pháp thử định hướng dấu vết máu............ 22
Chƣơng 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 25
2.1. Hóa chất, thiết bị và dụng cụ ............................................................... 25
2.1.1. Hóa chất........................................................................................ 25

2.1.2. Thiết bị ......................................................................................... 25
2.1.3. Dụng cụ ........................................................................................ 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 26
2.2.1. Phương pháp pha loãng máu người toàn phần ............................. 26
2.2.2. Các phương pháp tiến hành .......................................................... 27
2.3. Các phương pháp nghiên cứu bổ trợ.................................................... 29
2.3.1. Phương pháp xác định máu loài theo Ochternoly. ....................... 29
2.3.2. Phương pháp tách DNA bằng Chelex® ....................................... 30
2.3.3. Phương pháp định lượng DNA bằng kit QuantifilerTM Human
DNA Quantification. .............................................................................. 31
2.3.4. Sử dụng kỹ thuật PCR bằng bộ kít AmpFlSTR Identifier PCR
Amplification Kit để nhân bội ADN từ các dấu vết máu đã được thử
bằng phenolphthalein ............................................................................. 33
2.3.5. Phương pháp điện di huỳnh quang ............................................. 34
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 36
3.1.Kết quả nghiên cứu ............................................................................... 36
3.1.1. Kết quả xác định hóa chất chuyển đổi phenolphthalein từ dạng oxi
hóa sang dạng khử .................................................................................. 36
Số hố bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


Luận văn thạc sỹ Sinh học
Luận văn cao học

Đàm Thị Huệ

3.1.2. Kết quả xác định nồng độ hóa chất tối ưu cho dung dịch thuốc thử .. 40
3.1.3. Kết quả xác định độ nhạy của dung dịch thuốc thử
phenolphthalein ...................................................................................... 40
3.1.4. Kết quả xác định sự dương tính giả của thuốc thử đối với những

chất không phải là máu........................................................................... 42
3.1.5. Nghiên cứu về điều kiện và khả năng bảo quản của bộ kit .......... 43
3.1.6. Thử nghiệm với máu bị phân hủy trong điều kiện môi trường .... 45
3.2. So sánh độ nhạy của thuốc thử đối với các phương pháp phân tích dấu
vết máu hiện có ........................................................................................... 47
3.2.1. Với kháng huyết thanh kháng protein người ............................... 47
3.2.2. Với kít định lượng ADN người (Human Quantifiler) do
Applybiosystems (Mỹ) sản xuất............................................................. 48
3.7.3. Với kít truy nguyên cá thể người Identifiler do Applybiosystems
(Mỹ) sản xuất.......................................................................................... 48
3.3. So sánh độ nhạy của thuốc thử phenolphthalein với các phương pháp
thử định hướng khác ................................................................................... 50
3.3.1. So sánh với phương pháp benzidine truyền thống ....................... 50
3.3.2. So sánh với kít phenolphthalein của hãng Medtech (Đức) .......... 51
3.3.3. So sánh với kít Hemastix của hãng Roche ................................... 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


Luận văn thạc sỹ Sinh học
Luận văn cao học

Đàm Thị Huệ

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADN (DNA):

Axit deoxyribonucleic


PCR:

Polymerase Chain Reaction (phản ứng nhân bội gen)

STRs:

short tandem repeat: các trình tự AND lặp lại ngắn

TMB:

Tetramethylbenzidine

LMG:

Leucomalachite green

KTHS:

kỹ thuật hình sự

KHHS:

Khoa học hình sự

Hb:

Hemoglobin.

C54:


Viện Khoa học hình sự - Bộ Cơng an

PC54:

Phịng kỹ thuật hình sự - Cơng an các tỉnh, thành phố.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


Luận văn thạc sỹ Sinh học
Luận văn cao học

Đàm Thị Huệ

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Bảng biểu
Bảng 2.1. Độ pha loãng máu và mật độ hồng cầu trung bình ......................... 26
Bảng 2.2. Thành phần của phản ứng PCR sử dụng kít Identifiler .................. 33
Bảng 2.3. Chu trình nhiệt được sử dụng cho phản ứng nhân gen ................... 33
Bảng 2.4. Thành phần của hỗn hợp điện di trên máy AB 3130 ...................... 35
Bảng 3.1. Kết quả chuyển màu của phenolphthalein trong môi trường kiềm
mạnh không tác động nhiệt ............................................................................. 37
Bảng 3.2. Đánh giá độ đậm màu của dung dịch phenolphthalein trong dung
dịch kiềm. ........................................................................................................ 37
Bảng 3.3. Kết quả chuyển màu của phenolphthalein trong môi trường kiềm
mạnh tác động nhiệt (đun sôi trên máy khuấy từ gia nhiệt)............................ 38
Bảng 3.4. Độ ổn định màu của dung dịch thuốc thử theo thời gian ............... 39
Bảng 3.5. Thử nghiệm thuốc thử với độ pha loãng máu khác nhau ............... 41
Bảng 3.6. Kết quả thử nghiệm dương tính giả với các chất tẩy rửa ............... 42

Bảng 3.7. Kết quả thử nghiệm dương tính giả với các nhựa thực vật ............ 42
Bảng 3.8. Kết quả thực nghiệm dương tính giả với các chất hóa tổng hợp... 42
Bảng 3.9. Kết quả thử nghiệm với các máu của động vật .............................. 43
Bảng 3.10. Kết quả xác định độ bền thuốc thử theo thời gian bảo quản ........ 44
Bảng 3.11. Kết quả thử nghiệm với máu đã bị phân hủy .............................. 46
Bảng 3.12. Xác định hàm lượng ADN người ở các nồng độ......................... 48
pha loãng máu khác nhau ................................................................................ 48
Bảng 3.13. Bảng tổng hợp kết quả so sánh độ nhạy của thuốc thử phenolphthalein
đối với các phương pháp phân tích dấu vết máu hiện có ................................... 49
Bảng 3.14. Kết quả tổng hợp so sánh độ nhạy của phản ứng đối với............ 53
các kít thử định hướng thương mại ................................................................. 53

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


Luận văn thạc sỹ Sinh học
Luận văn cao học

Đàm Thị Huệ

Sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Nguyên lý của các phương pháp định hướng dấu vết máu ........... 12
Sơ đồ 1.2. Cơ chế phản ứng thử định hướng dấu máu sử dụng phenolphthalein. 15
Sơ đồ 1.3. Cơ chế phản ứng thử định hướng vết máu sử dụng Benzidine ..... 17
Sơ đồ 1.4. Cơ chế của phản ứng thử định hướng vết máu sử dụng LMG ...... 19
Sơ đồ 1.5. Cơ chế của phản ứng thử định hướng vết máu sử dụng Luminol . 20
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ pha loãng máu từ máu tồn phần ........................................ 26
Hình
Hình 1. Kết quả thử với dung dịch máu pha loãng để ở các ........................... 47
điều kiện sau 2 tháng ....................................................................................... 47

Hình 2. Kết quả xác định độ nhạy của máu pha loãng với kháng huyết thanh
kháng protein người ........................................................................................ 48
Hình 3. So sánh trực tiếp giữa thuốc thử định hướng phenolphthalein và dung
dịch benzidine truyền thống ............................................................................ 50
Hình 4. So sánh với kít phenolphthalein của hãng Medtech (Đức) ................ 51
Hình 5. So sánh với kít Hemastix của hãng Roche......................................... 51

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


Luận văn thạc sỹ Sinh học
Luận văn cao học

Đàm Thị Huệ

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các vụ án hình sự, đặc biệt là các vụ án xâm phạm tính mạng,
sức khỏe và nhân phẩm con người, máu là loại dấu vết thường gặp nhất do
máu là hệ quả điển hình của sự tác động qua lại trong cơ chế hình thành dấu
vết của các hoạt động phạm tội hình sự. Dấu vết máu cũng là dạng dấu vết vật
chất có vai trị là những nguồn cung cấp thơng tin rất có giá trị trong cơng tác
điều tra, xét xử các vụ án. Dấu vết máu được tìm thấy ở hiện trường trở thành
các chứng cứ trực tiếp để giải quyết các vụ án hình sự.
Trong giám định sinh học pháp lí, bước giám định định hướng các loại
dấu vết nói chung và dấu vết máu nói riêng là vơ cùng quan trọng vì đây
khơng chỉ là phương pháp xác định vị trí dấu vết trên vật mang góp phần làm
rõ cơ chế hình thành dấu vết mà còn nhằm loại trừ nhanh các dấu vết tại hiện
trường, giảm đi số lượng các dấu vết cần phải gửi tới cơ quan giám định.
Từ trước đến nay, phương pháp giám định định hướng dấu vết máu tại

Viện Khoa học hình sự là sử dụng dung dịch Benzidine bão hịa trong axit
axetic (CH3COOH). Benzidine là một chất độc hại, là nhân tố gây ung thư và
rất khó phân hủy trong mơi trường tự nhiên. Các phịng giám định sinh học
trên thế giới từ rất lâu đã cấm sử dụng Benzidine và thay thế bằng dẫn xuất
của Benzidine hoặc cơ chất khác ít độc hại để bảo vệ sức khỏe người giám
định viên và bảo vệ môi trường. Mặt khác công tác giám định định hướng dấu
vết máu nếu triển khai tại Việt Nam bằng các kít thử định hướng dấu vết máu
của các hãng sản xuất địi hỏi kinh phí rất cao và phải nhập khẩu.
Vì vậy mục đích của đề tài đặt ra là phải tìm ra một phương pháp giám
định định hướng có độ nhạy tương đương với phương pháp sử dụng dung
dịch Benzidine mà hóa chất sử dụng dễ tìm kiếm, chi phí thấp, khơng bay hơi
trong mơi trường thí nghiệm, tiện sử dụng. Đặc biệt, hiện nay công tác giám
K17-Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật

1


Luận văn thạc sỹ Sinh học
Luận văn cao học

Đàm Thị Huệ

định dấu vết máu truyền thống đang được chúng tôi phân cấp thử nghiệm tới
PC54 các tỉnh thành phố cả nước. Dựa vào kinh nghiệm của một số Phịng thí
nghiệm giám định sinh học trên thế giới và qua tài liệu thu thập được nhận
thấy phenolphthalein là một thuốc thử có độ nhạy, độ đặc hiệu cao, khơng
chứa chất gây độc hại, các hóa chất dễ tìm kiếm, tiện sử dụng, ổn định, phù
hợp với điều kiện phịng thí nghiệm tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “ Nghiên cứu phương pháp thử định hướng dấu vết máu bằng
dung dịch phenolphthalein phục vụ công tác giám định sinh học pháp lý tại

Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra phương pháp thử định hướng dấu vết máu thay thế phương pháp
giám định định hướng dùng dung dịch Benzidine hiện tại. Phương pháp mới
đó phải đảm bảo những tiêu chí sau:
- Có tính đặc hiệu cao đối với dấu vết máu.
- Có độ nhạy đảm bảo các tiêu chuẩn của giám định sinh học pháp lý.
- Được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
- Có độc tính thấp.
- Dễ tìm kiếm sử dụng và bảo quản.
- Dễ pha chế bằng các thiết bị thông thường với giá thành rẻ.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Dấu vết máu thu tại hiện trường các vụ án thường chịu tác động bởi đa
dạng các yếu tố khách quan và chủ quan như thời tiết, khí hậu (nhiệt độ, độ
ẩm) cũng như ý thức và trình độ cán bộ khám nghiệm hiện trường. Do vậy
bước giám định định hướng dấu vết máu có vai trò quan trọng để chọn lọc và
lựa chọn những dấu vết cần thiết liên quan đến vụ án. Hiện nay trên thế giới
sử dụng rất nhiều phương pháp thử định hướng dấu vết máu khác nhau, tuy
nhiên trong điều kiện Việt Nam, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu phương pháp
K17-Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật

2


Luận văn thạc sỹ Sinh học
Luận văn cao học

Đàm Thị Huệ

thử định hướng dấu vết máu bằng dung dịch Phenolphthalein để thay thế cho

phương pháp Benzidine đang sử dụng và so sánh độ nhạy với bộ kít
Phenolphthalein thành phẩm của các cơng ty nước ngồi.
Q trình nghiên cứu được tiến hành trong phịng thí nghiệm của Trung
tâm Giám định sinh học pháp lý, Viện Khoa học hình sự, Bộ Cơng an.
4. Nội dung nghiên cứu
- Xác định loại hóa chất chuyển đổi phenolphthalein từ trạng thái tự
nhiên sang dạng khử, tạo ra dung dịch không màu (trong suốt) trong môi
trường kiềm mạnh.
- Xác định nồng độ tối ưu hóa cho các loại hóa chất trong dung dịch
thuốc thử ở điều kiện nhiệt độ thường, xác định độ nhạy của phản ứng.
- Xác định những chất có màu sắc tự nhiên tương tự như máu cũng có
khả năng gây ra phản ứng dương tính đối với dung dịch thuốc thử (xác định
khả năng dương tính giả đối với một số chất không phải là máu). So sánh với
phản ứng Benzidine.
- Thử định hướng đối với dấu vết máu đã bị phân hủy
- Xác định độ bền của dung dịch Phenolphthalein trong điều kiện phịng
thí nghiệm và ở điều kiện 40C. So sánh với phản ứng dung dịch Benzidine
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được pha chế và sản xuất thử dạng
bộ kít đưa vào sử dụng thử nghiệm tại Viện Khoa học hình sự - Bộ Cơng an
(Phân viện KHHS tại TP Hồ Chí Minh, phân viện KHHS tại Đà Nẵng) và một
số Phòng KTHS các tỉnh thành phố (Hà Nội, Hải Phịng, Vĩnh Phúc, Bắc
Giang, Thanh Hóa….).
- Đánh giá hiệu quả của thuốc thử.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài luận văn góp phần đưa ra và ứng dụng phương pháp thử định
hướng dấu vết máu mới khơng độc hại có độ nhạy cao, ổn định, phù hợp với
K17-Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật

3



Luận văn thạc sỹ Sinh học
Luận văn cao học

Đàm Thị Huệ

điều kiện Việt Nam. Trên cơ sở đó hồn thiện kết quả và tạo ra bộ kít phục vụ
cơng tác giám định sinh học pháp lý hiện nay. Từ đó giúp cho việc khai thác
hiệu quả tối đa thông tin từ dấu vết máu góp phần giải quyết các vụ án. Hoàn
thiện cơ sở lý luận về giám định sinh học pháp lý nói chung và giám định gen
(ADN) nói riêng phục vụ cho cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm, cũng
như nghiên cứu và đào tạo.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, nội dung của luận văn được cấu trúc thành ba chương:
-

Chương 1: Tổng quan tài liệu

-

Chương 2: Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

-

Chương 3: Kết quả và thảo luận

K17-Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật

4



Luận văn thạc sỹ Sinh học
Luận văn cao học

Đàm Thị Huệ

Chƣơng 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm về máu về dấu vết máu
1.1.1. Khái niệm về máu
Máu là chất lỏng có màu đỏ chạy trong hệ thống mạch của người và
động vật, có vai trị quan trọng nhiều mặt đối với sự sống của cơ thể. [7]
Theo các nhà tổ chức học thì máu là mơ liên kết đặc biệt mà chất căn bản
ở thể lỏng. Trong cơ thể do sức đẩy của tim, máu được lưu thông trong hệ tuần
hoàn máu theo một chiều xác định. Trọng lượng riêng của máu từ 1,051 1,060, pH: 7,35 – 7,45, áp suất thẩm thấu từ 7,2 – 8,1.[6]
Máu được tạo thành từ hai thành phần chính:
- Phần hữu hình (phần di động là các tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu,
tiểu cầu).
- Huyết tương (phần chất lỏng)
Hồng cầu chiếm hơn 99% trong các thành phần hữu hình của máu. Đó là
những tế bào có hình đĩa hai mặt lõm, đường kính 7-8 mm, bề dày phần ngoại
vi 2-2,5 mm và phần trung tâm 1 mm, thể tích trung bình 90-95 mm3. Hồng
cầu khơng có nhân, thành phần chính của hồng cầu là hemoglobin (Hb),
chiếm 34% trọng lượng (nồng độ 34 g/dl trong dịch bào tương). Hemoglobin
đó là chromoprotein gồm hai thành phần là nhân haem và globin. Hemoglobin
có thể gắn với carbon monoxide, nitric oxide v.v… khả năng liên kết với oxy
của haemoglobin bị giảm khi có nhiều CO2 do vậy ở mô của cơ thể
haemoglobin nhường oxy và vận chuyển CO2 vào phổi. Ngược lại ở phổi
haemoglobin nhận oxy và nhả khí CO2. [6]
Haem là một sắc tố đỏ. Mỗi heme gồm một vịng porphyrin và một Fe2+

chính giữa. Một phân tử hemoglobin có bốn nhân haem, chiếm 5%. Haem là
vịng porphyrin có ngun tử Fe2+ở giữa. Haem được tạo thành bao gồm nhân
protoporphynin IX gắn với một nguyên tử sắt hóa trị 2 (Fe2+), bởi bốn liên kết
K17-Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật

5


Luận văn thạc sỹ Sinh học
Luận văn cao học

Đàm Thị Huệ

giữa Fe2+ với 4 nitơ (N) của 4 vòng pyrol (2 liên kết cộnghóa trị và 2 liên kết
phối trí 4). Sắt hóa trị 2 của haemfero có 6 hóa trị phối trị, hóa trị phối trị thứ
6 phục vụ cho việc gắn thuận nghịch với phân tử ôxy.Trong môi trường axit
Hem phản ứng với NaCl tạo clorua Hem gọi là Hemin. Hemin hay
Clohydrat hematin là một tinh thể hình lăng trụ màu đỏ gọi là tinh thể
Teichman. Đây là một phản ứng đặc trưng để tìm dấu vết máu trong giám
định sinh học pháp lý.[6]
Bạch cầu là những tế bào hoàn chỉnh về thành phần cấu tạo, nhưng là tập
hợp các tế bào khơng thuần nhất. Dưới kính hiển vi quang học, căn cứ vào sự
có hay khơng có các hạt trong bào tương bạch cầu, người ta phân biệt thành
bạch cầu có hạt và bạch cầu khơng hạt. Dựa vào hình dáng nhân, người ta
chia thành loại bạch cầu đa nhân và đơn nhân. Số lượng bạch cầu trong 1mm3
máu là 6000 – 9000 bạch cầu. Bạch cầu tham gia vào quá trình miễn dịch của
cơ thể, là loại tế bào có nhân nên trong giám định ADN từ dấu vết máu thực
chất chủ yếu là xác định ADN trong tế bào bạch cầu.[6]
Tiểu cầu là những tế bào nhỏ nhất ở máu ngoại vi, là thành phần có
kích thước nhỏ nhất, hình trịn hoặc hơi bầu dục, phần ngồi màu hồng, hẹp

phần giữa có nhiều hạt. Chức năng chính của tiểu cầu là tham gia vào q
trình đơng máu và trong q trình này chúng liên kết lại với nhau tạo thành
những cục máu.
Huyết tương (chiếm 55% thể tích máu) là dung dịch chứa đến 96%
nước, 4% là các protein huyết tương và rất nhiều chất khác với một
lượng nhỏ, đôi khi chỉ ở dạng vết. Các thành phần chính của huyết
tương gồm: Albumin , các yếu tố đông máu, các globulin miễn dịch
(immunoglobulin) hay kháng thể (antibody), các hormone, các protein khác,
các chất điện giải (chủ yếu là Natri và Clo, ngồi ra cịn cócan xi, kali,
phosphate và các chất thải khác của cơ thể).
K17-Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật

6


Luận văn thạc sỹ Sinh học
Luận văn cao học

Đàm Thị Huệ

Khi ra khỏi hệ tuần hồn, máu bị đơng lại, chất fibrinogen, một protein
ở dạng hòa tan trong huyết tương, biến thành lưới sợi fibrin khơng hịa tan
bao lấy tế bào máu, tạo thành cục máu đông. Khối này dần dần co lại tiết ra
chất lỏng màu vàng nhạt, đó là huyết thanh.
Máu chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong cơ thể người và động vật
bởi nhiều chức năng khác nhau: điều hịa hoạt động tuần hồn, duy trì huyết
áp, cung cấp oxy, đào thải CO2, bảo vệ cơ thể … và là một loại dấu vết hình
sự quan trọng trong giám định sinh học pháp lý.
1.1.2. Dấu vết máu
Dấu vết máu là dấu vết được hình thành ngoài hệ thống tuần hoàn của

cơ thể người và động vật, có ý nghĩa hình sự cần được thu, bảo quản và giám
định theo qui định của pháp luật.Theo khái niệm này thì khơng phải tất cả các
dấu vết máu khi được phát hiện đều có giá trị như nhau trong giải quyết các
vụ việc mang tính hình sự. Ví dụ có những dấu vết tồn tại trước đó mà khơng
liên quan gì đến vụ việc cần xem xét. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể thu
những dấu vết này trong khi khám nghiệm hiện trường hoặc trong quá trình
truy xét, và phải qua quá trình giám định mới khẳng định được có hay khơng
có liên quan tới vụ việc nhất định.[5]
Phần lớn dấu vết máu xuất hiện do tác động của ngoại lực làm rách
phần mềm cơ thể sống của người, động vật hoặc do tổn thương ở xoang mũi,
miệng, đơi khi cịn do hiện tượng sinh lý tự nhiên như kinh nguyệt, sinh đẻ.
Tuy nhiên các dấu vết này phải có liên quan đến các vụ việc có ý nghĩa hình
sự cần phải thu lượm, đánh giá và giám định.
Các tác động để gây ra dấu vết máu có thể bằng nhiều cách khác nhau
như: các vật sắc nhọn (dao, kiếm...), gậy gộc, gạch đá, đạn bắn, tai nạn giao
thơng... thậm chí cắn, cào cấu. Vì vậy mà dấu vết máu tồn tại rất đa dạng,
chúng phụ thuộc vào mức độ tổn thương, vị trí vết thương, lượng máu chảy
K17-Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật

7


Luận văn thạc sỹ Sinh học
Luận văn cao học

Đàm Thị Huệ

ra, đặc điểm vật mang dấu vết và các yếu tố mơi trường. Do đó để phát hiện
dấu vết máu hiệu quả, cần căn cứ vào tình tiết vụ án để nhận định có hay
khơng có dấu vết máu được để lại, căn cứ vào tình trạng thương tích của nạn

nhân để xem xét khả năng dấu vết để lại nhiều hay ít, căn cứ vào loại hung
khí nào gây tổn thương để tìm ra hung khí cho sát thực.
Một số trường hợp thủ phạm sau khi gây án thường tẩy xóa dấu vết,
thậm chí tạo dấu vết giả, do đó cần phải khám nghiệm tỉ mỉ, phân tích, đánh
giá tổng thể và khách quan cũng như phối hợp với các biện pháp kỹ thuật
khác để tránh những sai sót hoặc thu nhầm, thu thiếu dấu vết.
Thực tế dấu vết máu tồn tại rất đa dạng, đòi hỏi cán bộ khám nghiệm
hiện trường phải có những kiến thức và kinh nghiệm nhất định. Trước khi tiến
hành khám nghiệm phải đánh giá tổng quan, sau đó xem xét tỉ mỉ từng dấu
vết để nhận định dấu vết này có liên quan đến vụ án đang khám nghiệm, điều
tra hay không? Trên cơ sở đó mới tiến hành thu dấu vết để giám định. Ngồi
ra trong q trình khám nghiệm phát hiện dấu vết máu cần có các trang thiết
bị hỗ trợ cùng một số loại thuốc thử để xác định định hướng dấu vết máu.
1.1.3. Ý nghĩa của giám định dấu vết máu
Giám định dấu vết máu trong điều tra hình sự để truy tìm thủ phạm đã
được ứng dụng từ những năm đầu của thế kỷ XX (Uhlenhuth 1900 - 1901)
bằng việc phân biệt giữa máu người và máu động vật trong các vụ án giết
người. Sau đó với việc phát hiện hệ nhóm máu ABO và các hệ thống nhóm
máu khác thì việc sử dụng dấu vết máu để phục vụ cho công tác điều tra ngày
càng được mở rộng. [5]
Dấu vết máu là lượng máu được tìm thấy ở hiện trường, trên công cụ,
phương tiện gây án, trên quần, áo, đồ dùng, thân thể của nạn nhân hay của thủ
phạm… Sự xuất hiện của dấu vết máu là hậu quả của các hành vi đã xảy ra
trong vụ việc có tính hình sự, được thu và giám định theo qui định của pháp
K17-Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật

8


Luận văn thạc sỹ Sinh học

Luận văn cao học

Đàm Thị Huệ

luật. Mỗi thành phần có trong huyết thanh và tế bào máu đều có vị trí quan
trọng, chứa đựng các thông tin cần thiết về cá thể người để lại dấu vết máu
nên rất có giá trị phục vụ cho việc giám định, có thể truy ngun cá thể thơng
qua giám định dấu vết máu. [2]
Qua thống kê, dấu vết máu chiếm tới 60% trong tổng số các loại dấu
vết sinh vật hình thành và tồn tại liên quan đến vụ việc hình sự cần điều tra
khám phá. Máu thuộc loại mơ lỏng lưu thơng trong hệ thống tuần hồn của
người và động vật. Ở giới động vật, trong thành phần cấu cạo của hemglobin
trong máu có ion sắt hóa trị 2 (Fe++) nên máu bao giờ cũng có màu đỏ. Trong
cơ thể người, máu chiếm 8% trọng lượng cơ thể.[4]
Phương pháp cơ bản để tìm dấu vết máu tại hiện trường cũng như khi
giám định các đồ vật nghi dính máu là quan sát trong điều kiện chiếu sáng tốt,
có thể sử dụng cơng cụ hỗ trợ như kính lúp đèn chiếu xiên hoặc kít định
hướng để tìm các dấu vết máu, đặc biệt dấu vết máu đã bị chùi, xóa. Ngồi ra
cần có một số loại thuốc thử để xác định định hướng dấu vết máu giúp cho
quá trình phát hiện, đánh giá dấu vết được thuận lợi.
Dấu vết máu có màu khá đặc trưng nên dễ phát hiện khi khám nghiệm
hiện trường cũng như khi giám định các đồ vật nghi dính máu, nhưng đây
cũng là loại dấu vết rất dễ bị biến đổi khi tồn tại ở mơi trường ngồi cơ thể.
Trước hết là sự thay đổi về màu sắc của dấu vết như quá trình khô, dấu vết
chuyển từ màu đỏ tươi thành màu đỏ sẫm sau đó là màu đỏ nâu hoặc màu
nâu; nếu máu bị thối do độ ẩm cao thì sẽ có màu đen. Tuy nhiên, ở hiện
trường cũng có thể có một số chất có màu sắc, hình dạng tương tự vết máu
như sơn chống rỉ, vết rỉ sắt, nhựa cây…. Vì vậy, trong đa số trường hợp cần
sử dụng bộ kít thử định hướng dấu vết máu để hỗ trợ loại trừ ngay những dấu
vết không phải là máu.

K17-Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật

9


Luận văn thạc sỹ Sinh học
Luận văn cao học

Đàm Thị Huệ

Việc đánh giá dấu vết tại hiện trường cũng như trong q trình giám
định có ý nghĩa quan trọng, có thể thu được những thơng tin có giá trị trong
việc điều tra vụ án. Số lượng, sự phân bố, trạng thái (màu sắc, hình dạng, chất
lượng...) của dấu vết tại hiện trường, trên phương tiện gây án, trên đồ dùng,
thân thể nạn nhân (hoặc của thủ phạm) phản ánh diễn biến cơ bản của vụ việc
hình sự như hành động của thủ phạm, phản ứng của nạn nhân, thời điểm hình
thành dấu vết, trình tự hình thành dấu vết, cơng cụ gây ra dấu vết...xác định
mức độ tổn thương của nạn nhân cấp có thẩm quyền (và cả thủ phạm).Việc
giám định định hướng dấu vết máu là bước bắt buộc trong quy trình giám
định dấu vết máu đã được phê duyệt.
1.1.4. Phương pháp phát hiện, ghi nhận dấu vết máu tại hiện trường
Việc thu và bảo quản dấu vết máu chiếm vị trí quan trọng vì nó mang
tính hai chiều, quyết định đến kết quả của kết luận giám định. Mọi thông tin
về tội phạm, nạn nhân, hiện trường đều từ dấu vết, dấu vết phản ánh khách
quan, trung thực về một vụ việc, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của
con người. Mặt khác, dấu vết chỉ có thể thu được một lần, nếu để hỏng, sót,
mất dấu vết thì hậu quả xấu khó tránh khỏi. Do đó cán bộ khám nghiệm hiện
trường, điều tra viên, giám định viên cần phải tn thủ nghiêm ngặt qui trình
cơng tác, qui trình kỹ thuật trong việc thu, bảo quản và giám định dấu vết.
Muốn phát hiện dấu vết máu nhanh chóng và có hiệu quả, cán bộ khám

nghiệm phải tùy từng hiện trường cụ thể để ứng dụng thích hợp phương pháp
và chiến thuật khám nghiệm, phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản: Kịp
thời, bảo đảm số lượng, tránh tạp nhiễm, bảo quản riêng rẽ, ghi chú rõ ràng và
niêm phong theo qui định. Cần tập trung vào những vị trí ngóc ngách, kín đáo
ở hiện trường như gầm bàn, gầm ghế, kẽ ngón tay, ngón chân của tử thi…và
trường hợp cần thiết phải dùng hóa chất đặc hiệu để phun trực tiếp vào các vị
trí nghi có dấu vết. Các loại hóa chất thích hợp thường sử dụng để phát hiện
dấu vết máu là: dung dịch Benzidine, Luminol, H2O2.[5], [4]
K17-Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật

10


Luận văn thạc sỹ Sinh học
Luận văn cao học

Đàm Thị Huệ

1.2. Cơ sở khoa học, nguyên lý chung của các phƣơng pháp giám
định định hƣớng dấu vết máu
Dấu vết máu là loại dấu vết khá phổ biến trong các loại dấu vết sinh
học, các hệ thống nhóm máu trong giám định các vụ việc mang tính hình sự
được sử dụng nhằm phục vụ cơng tác điều tra có một số đặc điểm sau:
Một dấu vết nghi là máu, nhưng chỉ bằng mắt thường thì khơng phải
khi nào cũng có thể nhận biết được một cách chính xác. Việc kiểm tra đầu
tiên là phải định hướng xem dấu vết đó có phải là máu hay không. Bằng cách
sử dụng một số loại hóa chất người ta có thể dễ dàng loại bỏ dấu vết không
phải là máu và xác định những dấu vết nghi vấn là máu cần phải thu lượm
phục vụ giám định tiếp theo.[5], [3]
Giám định định hướng dấu vết máu là một trong những bước đầu tiên

trong toàn bộ qui trình giám định dấu vết máu. Về nguyên tắc giám định định
hướng chỉ có tác dụng loại trừ mà chưa thể khẳng định được chính xác dấu
vết máu có phải là máu khơng.
Ngun lý chung của các phương pháp giám định định hướng dấu vết
máu: [8]
Haem bản thân nó là vịng porphyrin có ngun tử Fe2+ở giữa. Ơ xi liên
kết yếu với mỗi ion Fe2+trong phân tử Haem do đó có bốn phân tử ơ xi cùng
được mang bởi một phân tử Haemoglobin. Kiểu porphyrin trong phân tử
globin là protoporphyrin IX, trong đó có hai nhóm etyl, bốn nhóm metyl và
hai nhóm a xít propionic là các nhóm thế ở trên phân tử porphin mẹ. Mỗi
phân tử haem được bao bọc bởi bốn chuỗi polypeptide globin như một túi kỵ
nước, các chuỗi polypeptit globin này sẽ ngăn cản q trình ơ xi hóa Fe2+ khi
máu đang ở trong cơ thể chảy ra ngồi mơi trường. Do đó, hóa trị của sắt
khơng thay đổi trong q trình ơ xi hóa (khi liên kết với ơ xi) hoặc trong q
trình khử ô xi (mất ô xi).
K17-Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật

11


Luận văn thạc sỹ Sinh học
Luận văn cao học

Đàm Thị Huệ

Ion sắt hai (Fe2+) trong Haemoglobin liên kết thuận nghịch với các phân
tử nhỏ thí dụ như ơ xi (O2), các bon ơ xít (CO), ơ xít nitơ (NO), các hợp chất
alkyl izơcyanua và các hợp chất vịng thơm chứa ni tơ. Tuy nhiên, nếu ion sắt
Fe2+ bị ô xi hóa thành ion sắt Fe3+, các ion Fe3+ này sẽ liên kết thuận nghịch
với H2O hoặc ion OH- tùy vào điều kiện mơi trường là a xít hay kiềm. Mặt

khác, ion sắt Fe3+ cũng có thể liên kết thuận nghịch với các nhóm cyanide,
azide, fluoride, thiocyanate, cyanate và amidazole.
Khi máu chảy ra khỏi cơ thể, q trình ơ xi hóa Fe2+ sẽ diễn ra và máu
lúc bấy giờ sẽ có màu nâu thẫm. Ở trạng thái ơ xi hóa này, Haemoglobin được
gọi là methaemoglobin.
Haemoglobin là một chất xúc tác sinh học hay cịn gọi là catalaza. Nó
là tác nhân của quá trình khử H2O2. Haemoglobin sẽ khử trực tiếp H2O2 theo
cơ chế như sau:
Sơ đồ 1.1. Nguyên lý của các phương pháp định hướng dấu vết máu

Dấu vết máu

H2O được tạo liên kết, thuận nghịch

Xúc tác được tái tạo

Quá trình khử H2O2 thành ơ xi cũng có thể được xúc tác bởi một
nhóm enzym chọn lọc hơn có tên gọi là peroxidase được phát hiện rất phổ
biến trên thực vật. Vì cơ chế khử H2O2 của Haemoglobin giống như
peroxidase thực vật khử H2O2, nên nó (Haemoglobin) được gọi là tiền
peroxidase
- Sơ đồ phản ứng chung:

Chất nhận + H2O2<=> Chất nhận bị oxi hố + H2O
- Các kít định hướng tạo phản ứng màu hoặc phát ra ánh sáng.

K17-Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật

12



Luận văn thạc sỹ Sinh học
Luận văn cao học

Đàm Thị Huệ

- Các kít dựa vào đặc tính catalase của máu (sự có mặt của
haemglobin).
- Thành phần phản ứng:
+ Chất tạo màu (các hoá chất thay đổi màu như benzidine,
tetramethylbenzidine, luminol,...)
+ Hydrogen peroxide (H2O2) là chất oxi hoá.
+ Chất xúc tác (haemoglobin hoặc peroxidase)
H2O2 oxi hố hố chất khơng màu thành hố chất có màu.
Ngồi ra trong kít xác định dấu vết máu sử dụng TMB (hoặc các chất
khác) là chất nhận:
TMB không màu + H2O2<=> TMB (màu xanh) + H2O
- Đặc điểm của các phương pháp giám định định hướng dấu vết máu:
+ Ứng dụng chất tạo màu (hoá chất thay đổi màu)
+ Ứng dụng tác nhân oxi hoá (hydrogen peroxidase).
+ Chất xúc tác của phản ứng là haemoglobin.
Kết quả dương tính (hiện màu hoặc thay đổi màu sắc): Sự thay đổi màu
nhanh là kết quả dương tính. Điều này có nghĩa là dấu vết được thử là máu.
Kết quả âm tính (khơng màu hoặc khơng thay đổi màu sắc) có nghĩa là
dấu vết cần giám định khơng phải là máu.
Dương tính giả: kết quả dương tính được xác định khi thử những chất
không phải là máu, do những chất này cũng có thể xúc tác như: tác nhân oxi
hóa hóa chất, ngun liệu thực vật.
Âm tính giả: Phản ứng cho kết quả âm tính mặc dù chất đó là máu hoặc
có mặt thành phần của máu là do:

- Dấu vết có thể q lâu hoặc máu q lỗng nên không tạo phản ứng.
- Những chất làm ảnh hưởng đến quá trình phản ứng vào phản ứng
(hợp chất khử, axit…).
K17-Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật

13


Luận văn thạc sỹ Sinh học
Luận văn cao học

Đàm Thị Huệ

1.3. Các phƣơng pháp giám định định hƣớng dấu vết máu trên thế giới
Hiện nay có rất nhiều loại kit thử được sử dụng cho việc xác định định
hướng dấu vết máu. Có 5 loại cơ chất chính sử dụng trong phản ứng thử định
hướng dấu vết máu: [8].
- Benzidine hoặc tetramethylbenzidine (TMB)
- Phenolphthalein
- Ortho – toluidine (3, 3'-dimethylbenzidiene)
- Luminol (C6H 7N3O2)
-

LMG (leuco-malachite green
Dưới đây là cấu tạo hóa học của một số cơ chất.

K17-Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật

14



Luận văn thạc sỹ Sinh học
Luận văn cao học

Đàm Thị Huệ

1.3.1. Kít thử định hướng dấu vết máu phenolphthalein
Phenolphthalein là một thuốc thử có độ nhạy cao được ứng dụng để
phát hiện dấu vết máu từ năm 1901 bởi Kastle – Mayer [8].
Cơ chế phản ứng:[8]
Sơ đồ 1.2. Cơ chế phản ứng thử định hướng dấu máu sử dụng
phenolphthalein.

Không màu

Màu hồng

Khơng màu

Kết quả: dương tính cho màu hồng.
-

Nhược điểm:

Phải pha chế khi sử dụng
-

Ưu điểm:

+ Kết quả dương tính cho màu hồng dễ quan sát nhận biết (Một vài

chất khác cũng tạo màu nhưng không phải màu hồng (không phải máu)).
+ Có tính đặc hiệu cao, ít bị ảnh hưởng bởi các peroxidase thực vật.
+ Hiện tại đang được sử dụng rộng rãi.
Dung dịch phenolphthalein có nồng độ rất nhỏ có thể phát hiện sự thay
đổi pH từ pH axit sang pH kiềm. Dung dịch phenolphthalein có thể chuyển
sang dạng khử (không màu trong môi trường kiềm pH lớn hơn 7.0). Dựa trên
nguyên lý này, để sử dụng dung dịch phenolphthalein trong giám định định
hướng dấu vết máu, căn cứ vào hoạt tính peroxidase của nhân Hem trong hồng
cầu máu với cơ chất là H202 khi gặp máu thì thuốc thử từ dạng khử chuyển
sang dạng oxy hóa và xuất hiện màu hồng đặc trưng trong môi trường kiềm. [8]
K17-Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật

15


Luận văn thạc sỹ Sinh học
Luận văn cao học

Đàm Thị Huệ

Trong sự hiện diện của máu, phenolphthalein sẽ gây ra một dung dịch
kiềm để chuyển sang màu hồng sau quá trình oxy hóa của nó bởi peroxidase
[8]. Phản ứng này rất nhạy và kết quả là chỉ đáng tin cậy trong vịng 10-15
giây, sau đó kết quả là khơng cịn đáng tin cậy. Sau 10- 15 giây sẽ cho kết quả
dương tính giả. Thuốc thử bao gồm giảm phenolphthalein trong dung dịch
kiềm, được oxy hóa bởi peroxidase trong sự hiện diện của hemoglobin trong
máu [8].
Giống như LMG, phenolphthalein được coi là một trong các chất phản
ứng cụ thể nhất với một độ nhạy phát hiện 1 trong 10.000 μl/l [14,15]. Một
nghiên cứu về độ nhạy và độ đặc hiệu giữa phenolphthalein so với benziđin

[12] đã chứng minh rằng thực vật peroxidaza đóng góp cho kết quả dương
tính giả khi xét nghiệm. Thuốc thử này cũng đã được biết đến có thể cho kết
quả dương tính giả với một số nguyên liệu thực vật, chất tẩy rửa, kim loại,
muối kim loại, và các nguồn khác của sắt. Bằng thực nghiệm tác giả đã
chứng

minh

rằng

phenolphthalein,

cùng

với

benziđin



tetramethylbenzidine (TMB) có cho kết quả dương tính với lớp vỏ máu hoặc
vết bẩn lên đến 56 tuổi [8].
1.3.2. Benzidine
Phản ứng cho kết quả dương tính màu xanh.
Ưu điểm: độ nhạy cao
Nhược điểm:
- Benzidine có độc tính cao, khó phân hủy trong điều kiện môi trường.
- Là tác nhân gây ung thư khi tiếp xúc với da hoặc đường hô hấp.
- Kết hợp với axit axetic là chất dễ bay hơi khi thao tác sử dụng.
- Khó thao tác và sử dụng tại hiện trường.

- Benzidine là chất có khả năng gây ung thư nên hiện nay khuyến cáo
không được sử dụng.
K17-Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật

16


×