Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm mầm non một số giải pháp xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 tại một đơn vị đặc biệt khó khăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.92 KB, 19 trang )

1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trong thời kỳ đất nước trên con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhân
tố con người được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã coi
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, bởi vì giáo dục có vai trị quan trọng trong chiến
lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định: “Cùng với khoa học và công
nghệ, Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã
nhấn mạnh: “Phát triển Giáo dục - Đào tạo là một trong những động lực quan trọng
thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn
nhân lực, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững”.
Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, về việc ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục công nhận
đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non. Thông tư này thay thế Thông tư
số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình,
chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, Thông tư số 02/2014/TTBGDĐT ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia;
Kiểm định chất lượng giáo dục nhằm xác định trường mầm non đạt mức đáp
ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn; lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy
trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường; thông báo công khai với
các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của trường mầm
non; để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận
trường đạt kiểm định Chất lượng giáo dục.
Công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non nhằm khuyến khích
đầu tư và huy động các nguồn lực cho giáo dục, góp phần tạo điều kiện đảm bảo
cho trường mầm non không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Thực hiện chương trình, mục tiêu phát triển giáo dục của huyện Lệ Thủy giai
đoạn 2020- 2025, Phòng giáo dục và đào tào Lệ Thủy đã có cơng văn số 729/HDGD&ĐT ngày 25 tháng 9 năm 2020 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học
2020-2021 và chỉ đạo công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.


Trên cơ sở định hướng chỉ đạo của huyện, Đảng bộ xã đã đưa mục
tiêu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia vào trong Nghị qu yết


Đại hội Đảng bộ xã lần thứ V. Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ,
Nhà trường đã lập Đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia với lộ
trình bắt đầu từ năm học 2019- 2020 và phấn đấu hoàn thành Đề án vào năm học
2020-2021.
Là thủ trưởng đơn vị, bản thân đã xác định rõ trọng trách, xem mục tiêu phấn
đấu để hoàn thành Đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia vào năm học 20202021 là mục tiêu cao nhất trong điều kiện của một địa bàn thuộc xã đặc biệt khó
khăn vùng biên giới. Vì vậy, để Đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc
gia trở thành hiện thực, bản thân ln trăn trở, tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất
để thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng này.
.
Chính vì vậy bản thân tôi chọn đề tài “Một số giải pháp xây dựng trường Mầm
non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 tại một đơn vị đặc biệt khó khăn”.
Nhằm nâng cao nhận thức cho bản thân, cán bộ, giáo viên nhân viên, phụ
huynh, nhân dân, nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng trường mầm
non đạt chuẩn quốc gia để mỗi người có ý thức tự phấn đấu tu dưỡng, học tập, rèn
luyện bản thân trở thành những cán bộ, giáo viên nhân viên “Vừa hồng vừa
chuyên”. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu học tập của trẻ.
Thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ viên chức, chất lượng chăm
sóc giáo dục trẻ của nhà trường đã đáp ứng được những gì cịn thiếu cần bổ sung
những trang thiết bị nào cho cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Tìm hiểu thực tế chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, nguyên
nhân một số giáo viên chưa đạt trình độ trên chuẩn, chất lượng chăm sóc, ni
dưỡng trẻ chưa đồng đều.
Đề ra biện pháp phù hợp, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, kết hợp

với các đoàn thể, tuyên truyền cán bộ, giáo viên, phụ huynh, nhân dân hiểu được
tầm quan trọng của việc trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
1.2. Điểm mới của đề tài:
Đề tài “Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia
mức độ 1 tại một đơn vị đặc biệt khó khăn” với mục đích nhằm thực hiện công
cuộc đổi mới của đất nước, thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Đề tài đã được áp dụng tại trường tơi và có tính khả thi cao. Vì thế, đề tài này
có khả năng được áp dụng cho tất cả các trường mầm non đơn vị bạn.


Là một đơn vị thuộc xã biên giới thuộc vùng đặc biệt khó khăn, lần đầu tiên
thực hiện xây dựng trường đạt chất lượng kiểm định giáo dục cấp độ 2, đạt chuẩn
quốc gia mức độ 1. Vì vậy, bên cạnh một số giải pháp có tính chất chung, địa
phương và nhà trường cần có những giải pháp riêng, mang tính đặc thù để tiến
hành lộ trình xây dựng trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và đạt chuẩn quốc
gia trong giai đoạn hiện nay.
2. Phần nội dung:
Trong thời kỳ đất nước trên con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì Nhân
tố con người được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã coi
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, bởi vì giáo dục có vai trị quan trọng trong chiến
lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.
Từ chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, tình hình thực tế của các địa
phương, nơi nào xây dựng được trường chuẩn quốc gia thì nơi đó giáo dục có điều
kiện phát triển tồn diện. Ngồi ra, “Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân”,
“Nhà trường phải gắn liền với gia đình và xã hội”; Do đó, xây dựng trường chuẩn
quốc gia khơng phải đơn phương của nhà trường mà là của toàn xã hội. Vấn đề là
vậy, nhưng làm thế nào để xã hội cùng tham gia, cái đó cịn phụ thuộc vào năng lực
trong cơng tác xã hội của người quản lí. Người quản lí phải biết cách tham mưu,
tìm cơ hội để tun truyền nâng cao nhận thức trong các nhóm đối tượng mà mình
cần huy động. Một khi đã hiểu về mục đích, ý nghĩa, chủ trương về xây dựng

trường chuẩn quốc gia thì tính đồng thuận trong thực hiện giữa nhà trường và xã
hội sẽ được nâng cao hơn, việc huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia sẽ dễ
dàng hơn, kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia đề ra dễ thành công hơn.
Theo quy định, trường đạt chuẩn quốc gia phải đạt 5 tiêu chuẩn: Tổ chức và
quản lý nhà trường; Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; Cơ sở vật chất và thiết bị
dạy học; Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội ; Hoạt động và kết quả ni
dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; đây là điều kiện vững chắc để góp phần xây dựng
một nền giáo dục phát triển trong tương lai.
Chính vì vậy, tơi quyết tâm thực hiện xây dựng thành công trường đạt chuẩn
quốc gia mức độ 1 để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
“ Mẫu giáo tốt, mở đầu nền giáo dục tốt”
2.1. Thực trạng của vấn đề.
Trường mầm non chúng tơi đóng trên địa bàn xã thuộc diện đặc biệt khó khăn.
được thành lập từ tháng 8 năm 2004, với tổng diện tích đất là 5029,5m2, với 5 điểm


trường các lớp học nằm rãi rác, nhỏ lẽ. Đến nay còn lại 3 điểm trường mỗi điểm
trường cách xa nhau 8-13km.
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 22 đồng chí, dân tộc 06, nữ dân tộc 06 đồng
chí; BGH: 03 đồng chí; Giáo viên: 17 đồng chí; Nhân viên : 02 đồng chí.
Nhân viên dinh dưỡng: 3 đồng chí (hợp đồng)
Tổng số học sinh : 183 trẻ/ 08 lớp; chiếm 94,5% trẻ đân tộc Bru Vân Kiều.
*Về thuận lợi:
Nhà trường luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước chăm lo về điều
kiện cơ sở vật chất trường, lớp.
Hoạt động của nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của Đảng ủy,
UBND, HĐND, HĐGD xã và sự chỉ đạo sâu sát về chun mơn của Phịng Giáo
dục-Đào tạo Lệ Thủy, đặc biệt là sự quan tâm của lãnh đạo cấp học.
Cơ sở vật chất trường lớp ngày càng khang trang, trường, lớp đảm bảo về các
điều kiện, trang thiết bị phục vụ các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

Đội ngũ giáo viên đa số trẻ, khỏe, nhiệt tình, tâm huyết, u nghề, mến trẻ,
tích cực học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ tay nghề, có nhiều biện
pháp trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Đời sống tương đối ổn
định.
*Về khó khăn:
Là một xã đặc biệt khó khăn địa bàn dân cư trải dài, đèo dốc ảnh hưởng đến
việc đi lại của các cháu. Đời sống nhân dân khó khăn cịn nghèo nàn về kinh tế, tư
tưởng cịn trơng chờ ỉ lại; phụ huynh rất ít quan tâm đến trẻ. Trình độ dân trí chưa
cao, nhận thức cịn hạn chế nên chưa có sự đầu tư thích đáng cho học tập, việc
đóng góp, huy động nguồn lực để xây dựng nhà trường cịn khó khăn. Mức ăn của
trẻ cịn thấp trong điều kiện giá cả đắt đỏ chưa đáp ứng nhu cầu năng lượng cho trẻ.
Có trên 94,5% học sinh ở đây là người đồng bào dân tộc thiểu số Bru Vân Kiều.
Kinh phí địa phương cịn có phần hạn chế, nên điều kiện để xây dựng nhà trường
đạt kiểm định chất lượng giáo dục và đạt chuẩn quốc gia cịn gặp khơng ít khó
khăn.
*Bước vào năm học 2019-2020, sau khi được Phòng Giáo dục và Đào tạo Lệ
Thủy giao nhiệm vụ khởi động xây dựng chuẩn quốc gia. Dựa vào Thông tư số
19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về
việc ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục công nhận đạt chuẩn
quốc gia đối với trường mầm non. Đối chiếu với quy định tại Thơng tư thì đạt kiểm


định chất lượng cấp độ 2 mới đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1. Vì vậy, nhà trường đã
tự củ sốt lại từng tiêu chí theo 5 tiêu chuẩn, kết quả như sau:
Tiêu chuẩn

Tổng
số tiêu
chí


Số tiêu chí đạt mức
2 trở lên
Số lượng
%

Số tiêu chí khơng đạt
Số lượng

%

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức
10
8/10
80%
2/10
20%
và quản lý nhà trường.
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ
3
3/3
100%
0
0%
quản lý, giáo viên, nhân viên.
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật
6
2/6
33,3%
4/6
66,6%

chất và thiết bị dạy học.
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ
2
1/2
50%
1/2
50%
giữa nhà trường, gia đình và
xã hội.
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động
4
3/4
75%
1/4
25%
và kết quả ni dưỡng, chăm
sóc và giáo dục trẻ;
Kết quả:
25
17/25
68%
8/25
32%
2.2. Một số giải pháp:
Được sự quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục, sự
giúp đỡ của chính quyền, các ban nghành đồn thể ở địa phương, sự nổ lực của bản
thân trong quản lý, chỉ đạo trong công tác xây dựng trường đạt chất lượng kiểm
định giáo dục, đạt chuẩn quốc gia ở một đơn vị vùng đặc biệt khó khăn. Để đạt
được điều này, chúng tôi đã tập trung vào một số giải pháp sau:
2.2.1. Giải pháp 1: Định hướng về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung xây dựng

trường mầm non đạt chất lượng kiểm định giáo dục cấp độ độ 2 và đạt chuẩn
quốc gia mức độ 1:
.
Có xác định được mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung nhiệm vụ xây dựng trường
chuẩn quốc gia mới lập được đề án, lộ trình, kế hoạch mang tính khả thi, mới xây
dựng kế hoạch chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện và huy động nguồn lực phù
hợp điều kiện thực tế của địa phương và nhà trường. Xác định về mục tiêu, nhiệm
vụ, nội dung xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia sẽ giúp cho người thủ
trưởng đơn vị chủ động trong xây dựng đề án, kế hoạch, lộ trình, trong triển khai tổ
chức thực hiện, huy động nguồn lực, làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương và cấp trên.
.
Muốn định hướng đúng người thủ trưởng đơn vị cần nghiên cứu đầy đủ các quyết


định, thông tư, hướng dẫn của Bộ và Sở GD&ĐT về 5 tiêu chuẩn của trường mầm
non đạt chất lượng kiểm định giáo dục cấp độ 2 và đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, về
hướng dẫn nội dung, quy trình, hồ sơ trong cơng tác kiểm tra trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia, mục tiêu, kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia từng năm
học của huyện và sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan quản lý cấp trên để xác định
đúng mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, trên cơ sở tình hình thực tế của địa phương và
nhà trường mà đề ra công việc nào cần thực hiện vào thời điểm nào là có hiệu quả.
* Định hướng về việc xây dựng đề án, kế hoạch, lộ trình, bước đi:
.
Đề án, kế hoạch, lộ trình là những vấn đề mang tính cụ thể, khả thi, là những bước
đi, việc làm rõ ràng cần triển khai thực hiện trong từng giai đoạn, thể hiện tính chủ
động, sáng tạo, đảm bảo quá trình thực hiện đúng hướng, đảm bảo sự vững chắc về
kết quả công việc đối với một địa phương, nhà trường thuộc vùng kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn. Đề án, kế hoạch, lộ trình càng cụ thể, rõ ràng bao nhiêu thì bước
đi càng chủ động, đúng hướng, kết quả càng vững chắc bấy nhiêu.

.
* Định hướng về công tác chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện:
.
Công tác chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện là một trong những vấn đề quan
trọng nhất trong quy trình, nó định rõ con người và công việc phải tiến hành, định
rõ cách thức, biện pháp tổ chức triển khai thực hiện, định rõ những vấn đề cần điều
chỉnh, bổ sung, rút kinh nghiệm, định rõ trách nhiệm của từng người trong chỉ đạo
trong quá trình triển khai thực hiện.
.
* Định hướng về huy động các nguồn lực:
.
Nguồn lực chính là các yếu tố có tính quyết định đến sự thành cơng của cơng việc,
đồng thời là điều kiện, phương tiện để có khả năng thực thi nhiệm vụ một cách có
hiệu quả. Đối với một địa phương, nhà trường thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn càng phải định hướng rõ, cụ thể các nguồn lực cần huy động cho nhiệm
vụ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mầm non.
2.2.2. Làm tốt công tác tuyên truyền:
Là một địa phương, nhà trường thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,
trình độ dân trí cịn thấp so với các vùng thuận lợi, nhận thức của một số cán bộ
địa phương, của quần chúng nhân dân, của phụ huynh về giáo dục còn nhiều hạn
chế, địa bàn dân cư sống rải rác, một số thôn cách xa trung tâm 8-13km, hộ nghèo
và cận nghèo chiếm tỉ lệ tương đối cao, vì vậy vấn đề tuyên truyền về công tác
giáo dục, về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia càng quan trọng. Tuyên truyền
trước hết là để nâng cao nhận thức về giáo dục, là để thực hiện có hiệu quả cơng


tác xã hội hóa giáo dục và quan trọng nhất là để huy động các nguồn lực cho công
việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Đối tượng tuyên truyền trước hết là đội ngũ các cấp ủy Đảng, chính quyền,
các đoàn thể xã hội, nhân dân, phụ huynh trong địa phương, đội ngũ cán bộ, giáo

viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường, sau đó là các lực lượng bên ngồi, các
nhà hảo tâm
Nhận thức được cơng tác tun truyền, xã hội hố giáo dục có tầm quan
trọng thiết thực trong sự nghiệp phát triển giáo dục. Muốn nhà trường phát triển
cần có sự đóng góp, tác động từ nhiều phía đó là nhà trường, gia đình, và xã hội
hay nói cách khác là lơi kéo gia đình và xã hội tham gia góp phần vào việc ni dạy
các cháu ngày một tốt hơn.
Đối với gia đình: Nhà trường phân công cán bộ, giáo viên phối hợp cùng các
Thôn, Bản đến từng hộ gia đình điều tra trẻ trong độ tuổi, kết hợp tuyên truyền vận
động gia đình cho trẻ đến trường. Đầu năm, cuối năm, trong các cuộc họp phụ
huynh nhà trường và giáo viên tổ chức tuyên truyền giúp cha mẹ hiểu được những
kiến thức sơ đẳng để phối hợp cùng nhà trường chăm sóc giáo dục cháu. Cũng
thông qua hội nghị Ban đại diện cha mẹ học sinh, từng năm bầu ra ban ban đại diện
cha mẹ học sinh nhiệt tình có năng lực vận động, tun truyền những thông tin cần
thiết của nhà trường đến từng gia đình, đồng thời kêu gọi vận động phụ huynh đóng
góp cơng sức và vật chất để hồn thành kế hoạch xây dựng, phát triển nhà trường.
Bên cạnh đó nhà trường cũng tranh thủ sự hỗ trợ và giúp đỡ của nhiều cá
nhân, đơn vị, đã từng bước giải quyết được nhiều khó khăn cho nhà trường. Xã hội
hóa giáo dục không chỉ là công việc của Ngành giáo dục mà là sự nghiệp của toàn
dân, của mọi tổ chức kinh tế, xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà
nước. XHHGD không là một giải pháp ngắn hạn trong lúc ngân sách nhà nước
dành cho giáo dục còn hạn hẹp mà là một giải pháp lâu dài, mang tính chiến lược,
nhằm thực hiện cơng bằng xã hội trong giáo dục, làm cho không chỉ thế hệ trẻ mà
là mọi người dân được hưởng các quyền lợi mà giáo dục đem đến; đồng thời
khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi tổ chức chính trị - kinh tế văn hố xã hội phát huy cao nhất chức năng và trách nhiệm của mình đóng góp cho
cho sự nghiệp giáo dục.
Ngồi việc nỗ lực của nhà trường, sự lãnh đạo của ngành chủ quản cấp trên,
chủ trương xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng và phát triển nhà trường là yếu
tố vô cùng quan trọng. Nó vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang tính chất chiến
lược lâu dài trong sự phát triển bền vững của nhà trường. Điều 12 Luật Giáo dục



2005 đã quy định rõ về xã hội hóa sự nghiệp giáo dục: “Mọi tổ chức gia đình và
cơng dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực
hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng mơi trường giáo dục lành mạnh và an tồn”.
Trong xây dựng trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 và đạt
chuẩn quốc gia mức độ 1, cơng tác xã hội hóa giáo dục, bản thân tơi đã tập trung
vào các lực lượng xã hội với nhiều nhóm đối tượng khác nhau để huy động gồm:
Lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, lực lượng quan trọng quyết định sự đầu
tư cơ sở vật chất cho nhà trường và cũng là lực lượng tạo cơ chế và tạo điều kiện
cho việc XHHGD triển khai thuận lợi.
Gia đình, cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh, lực lượng có nhu
cầu, nguyện vọng, lợi ích trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trường và cũng là lực lượng
quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh.
Các cơ quan, ban ngành nhất là các ngành có chức năng, có trách nhiệm đối
với nhà trường như y tế, công an, Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em, các tổ chức đồn
thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Khuyến học, các tổ chức từ thiện, các đơn vị đóng
chân trên địa bàn. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tạo khả năng liên kết
trong việc huy động các nguồn lực vật chất.
2.2.3. Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo các cấp, tăng trưởng cơ sở vật
chất:
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nhà trường là đơn vị
trực tiếp thực thi công việc song cần có sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan quản lý
cấp trên, của chính quyền địa phương, hơn thế nữa, có những vấn đề vượt ra ngồi
tầm giải quyết của nhà trường, vì vậy, cơng tác tham mưu là rất quan trọng.
Tham mưu để có sự chỉ đạo đồng bộ, thống nhất từ quan điểm, nhận thức đến hành
động, việc làm. Tham mưu để có sự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thực hiện xây
dựng trường chuẩn quốc gia, đề xuất cụ thể những công việc cần tập trung chỉ đạo
thực hiện. Tham mưu dưới nhiều hình thức như thơng qua hội nghị, làm việc trực
tiếp với lãnh đạo địa phương, lãnh đạo huyện và lãnh đạo các phòng ban cấp

huyện.
Trong công tác xây dựng trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và đạt
chuẩn quốc gia, Hiệu trưởng là thành viên trong Hội đồng giáo dục và Ban xây
dựng trường chuẩn quốc gia là cán bộ quản lí trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào
tạo; trực tiếp với thực tế nhà trường, nên trong lĩnh vực giáo dục về xây dựng
trường chuẩn quốc gia, không ai hiểu và nắm rõ hơn nội dung công việc xây dựng
trường chuẩn của đơn vị mình như Hiệu trưởng. Cho nên, trong thực thi nhiệm vụ,


phải ln xem mình như là một cán bộ giúp việc của lãnh đạo các cấp, địa phương;
phải có ý kiến, đề xuất để lãnh đạo quyết định các vấn đề xây dựng trường chuẩn,
ngoài chức năng nhiệm vụ của mình.
Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. Đây là
vấn đề quan trọng giúp cán bộ, giáo viên thực hiện tốt các nhiệm vụ chăm sóc, ni
dưỡng và giáo dục trẻ. Vì vậy tôi đã xây dựng kế hoạch đầu tư bổ sung và sửa chữa
cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho từng năm học. Tích cực chủ
động tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Ngành Giáo dục đầu tư xây
dựng và tu sửa cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho
cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Ngồi cơng tác tham mưu, tơi chủ động xin huy
động vốn đóng góp hỗ trợ từ các bậc phụ huynh, đơn vị kinh tế, nhà hảo tâm để đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt
động dạy và học.
Đến nay nhà trường có 100% nhóm, lớp có đủ phịng học đảm bảo diện tích,
sân chơi, có mơi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, có đủ cơng trình vệ sinh tự hoại
sạch sẽ. Trường có hệ thống nhà bếp được xây dựng một chiều. Bếp ăn sạch sẽ,
đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Các nhóm lớp có đầy đủ trang thiết bị
đồ dùng đồ chơi theo quy định tại Thông tư 02/BGD&ĐT để phục vụ cơng tác
chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ, theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia, bản thân tơi đã
tích cực tham mưu các cấp lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục và

Đào tạo, Ủy ban nhân dân xã, Ban đại diện cha mẹ học sinh; Xây mới dãy nhà 2
tầng với 6 phòng học ở điểm trường trung tâm với 5 tỷ đồng; tu sửa cổng, biển
trường, xây dựng vườn rau của bé, xây mới nhà để xe, khu phát triển thể chất, cải
tạo khuôn viên, làm giàn hoa điểm trường trung tâm… trị giá trên 900.000 triệu
đồng. Mua sắm trang thiết bị phục vụ cho chăm sóc, dạy - học, ứng dụng công
nghệ thông tin, dụng cụ bán trú như: nồi cơm điện, tủ đựng đồ ăn, tủ lạnh, máy lọc
nước, bàn ghế học sinh, bàn ghế văn phịng, máy tính, ti vi, lắp gương phòng âm
nhạc, vẽ xung quanh lớp học, rèm cửa, ... trị giá trên 300.000 triệu đồng.
2.2.4. Giải pháp huy động nguồn lực:
Nguồn lực có tính quyết định đến sự thành công của công việc, đồng thời là
điều kiện, phương tiện để có khả năng thực thi nhiệm vụ một cách có hiệu quả. Đối
với một địa phương, nhà trường thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn càng
phải định hướng rõ, cụ thể các nguồn lực cần huy động cho nhiệm vụ xây dựng
trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 2 và đạt chuẩn quốc gia mức độ
1.


Huy động nguồn lực trước hết phải xác định rõ phát huy sức mạnh nội lực là
chủ yếu bằng việc phát huy có hiệu quả các nguồn lực hiện có của nhà trường, địa
phương, định rõ những nội dung nào thuộc về trách nhiệm của nhà trường, những
nội dung nào thuộc trách nhiệm của địa phương để từ đó có sự huy động nguồn lực
đúng hướng và đem lại hiệu quả.
Huy động nội lực là phát huy sức mạnh trong tập thể hội đồng sư phạm, trong
học sinh, sử dụng nguồn tài chính được cấp trên cấp cho đơn vị phù hợp có hiệu
quả, ưu tiên tập trung cho những chuẩn giải quyết được bằng quyền hạn của đơn vị,
là phát huy sáng tạo khả năng, tiềm lực có được của địa phương, phát huy hiệu quả
của công tác xã hội hóa giáo dục, phải có sự quyết đốn, năng động, sáng tạo của
các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phải có sự đồng thuận, phối hợp chặt
chẽ với các ban ngành, đoàn thể, quần chúng nhân dân và phụ huynh học sinh
trong địa bàn.

Là một địa phương, nhà trường thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,
trình độ dân trí cịn thấp so với các vùng thuận lợi, nhận thức của một số cán bộ địa
phương, của quần chúng nhân dân, của phụ huynh về giáo dục còn nhiều hạn chế,
địa bàn dân cư sống rải rác, một số thôn cách xa trung tâm 8-13km, hộ nghèo và
cận nghèo chiếm tỉ lệ tương đối cao, hơn nữa có những vấn đề địa phương và nhà
trường khơng thể một mình giải quyết được, vì vậy, ngồi phát huy nội lực là chủ
yếu, cần có sự huy động sự hỗ trợ bên ngồi, cụ thể đó là UBND huyện, các phòng
ban cấp huyện, của các nhà hảo tâm.
2.2.4. Giải pháp 4: Xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng, đạt
yêu cầu về chất lượng:
Xây dựng đội ngũ là một việc làm quan trọng đối với những người làm công
tác quản lý, là sự sắp xếp có tính tốn một cách khoa học, trình tự tiến hành các
công việc; tham mưu đủ số lượng công chức, viên chức, cũng như việc phân công
con người và bố trí vật lực hợp lý để cơng việc đó tiến hành một cách chủ động, đạt
hiệu quả cao nhất.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên là nhân tố quyết định quan trọng đến
chất lượng chăm sóc,giáo dục trẻ trong nhà trường. Vì vậy việc lựa chọn, bồi
dưỡng đào tạo cho đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng là hết
sức cần thiết. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến công tác xây dựng đội
ngũ giáo viên của trường.
Tạo mọi điều kiện và các hình thức hoạt động để giáo viên có trình độ đào tạo
đạt chuẩn và trên chuẩn chun ngành GDMN. Có kế hoạch bồi dưỡng để tăng số
lượng giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo. Để việc tự học phát triển rộng
rãi trong nhà trường, bản thân hiệu trưởng là người gương mẫu thực hiện trước
khuyến khích mọi người tham gia


Phát huy năng lực của mọi giáo viên bằng cách giao nhiệm vụ tạo cơ hội cho
họ thể hiện, biết động viên khích lệ kịp thời, để họ sẵn sàng bộc lộ hết khả năng của
từng cá nhân vào công việc của tập thể. Ngược lại cũng cần giúp đỡ bồi dưỡng

nâng cao tay nghề cho những giáo viên còn hạn chế về năng lực chuyên môn như
giao nhiệm vụ đồng thời phân cơng giáo viên có năng lực chun môn kèm cặp
giúp đỡ.
Cần xác định đời sống tinh thần, vật chất của giáo viên được ổn định thì cá
nhân mỗi người mới an tâm cơng tác. Vì thế Ban giám hiệu, chủ tịch Cơng đồn
của trường cần ln dành thời gian quan tâm nắm bắt điều kiện hoàn cảnh từng cá
nhân để phân cơng bố trí cơng việc phù hợp (giáo viên con nhỏ phân công lớp với
giáo viên độc thân có sức khoẻ, năng lực) để giúp đỡ hỗ trợ nhau, khó khăn nhưng
vẫn hồn thành tốt nhiệm vụ.
Nhờ vậy mà kết quả đạt như sau:
- Nhà trường sắp xếp, bố trí CB,GV,NV đảm bảo đúng định biên theo quy
định của ngành.
+ Tổ chức bộ máy : Tổng số CB - GV - NV: 25 người (Biên chế giao: 22
người). Trong đó cán bộ quản lý: 03 đ/c; nhân viên 02 đ/c; giáo viên 17 đ/c; cán bộ
và giáo viên trong biên chế; 22 đ/c, (HĐ 03 đ/c 3 NV dinh dưỡng). Trình độ đào
tạo : 100% CB – GV - NV đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó đạt trên chuẩn 20/22
tỷ lệ 95,5%
+ Tổ chức đồn thể: Chi bộ Đảng nhà trường có 15 đảng viên chiếm 68,2%,
trong năm học có 02 quần chúng kết nạp Đảng; Cơng đồn trường gồm có 25 đồn
viên; Chi đồn gồm 19 đồn viên. Các tổ chức đồn thể ln phối hợp tốt hoạt
động với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với
công việc, tích cực học tập nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chun mơn nghiệp
vụ, khơng có giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn và vi phạm pháp luật của Nhà
nước. Có tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ chị em, bạn bè đồng nghiệp, gần
gũi, quan hệ tốt với phụ huynh.
- Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên 100% đạt mức khá trở lên trong đó
60% đạt mức Tốt.
- Xếp loại viên chức: 100% hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong đó hồn
thành xuất sắc 48%, hoàn thành tốt nhiệm vụ 36%, hoàn thành nhiệm vụ 16%.

Nhà trường có 20/21 số cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động
tiên tiến trở lên ; tỷ lệ : 95,2%. Trong đó: có đề nghị cấp trên xét tặng danh hiệu
chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 03/20 tỷ lệ: 15,0%; HTNV: 01/21; tỷ lệ: 4,8% (không
đăng ký đầu năm)
2.2.5.Giải pháp 5: Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.


Việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là nhiệm vụ của trường
mầm non. Trách nhiệm ở trường mầm non có nhiệm vụ phối hợp cùng gia đình
chăm sóc giáo dục trẻ làm cho trẻ tăng trưởng thể lực đi đơi với phát triển trí tuệ.
Để nâng cao chất lượng chăm sóc ni dưỡng nhà trường đã xây dựng thực
đơn, khẩu phần ăn hợp lý, thay đổi thực phẩm theo hàng ngày, thay đổi cách chế
biến theo tuần, thay đổi thực đơn theo mùa, cân đối cung cấp đủ lượng dinh dưỡng
của 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn.
Lựa chọn những loại thực phẩm có sẵn ở địa phương như: cua, trứng, hến,
đậu, cá ... vừa rẻ tiền vừa giàu dinh dưỡng. Tuyên truyền cho phụ huynh biết cách
phối hợp chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, thường xuyên kiểm tra ngăn chặn kịp thời
những biểu hiện, việc làm chưa tốt của giáo viên, nhân viên.
Công tác vệ sinh: bao gồm vệ sinh mơi trường, vệ sinh phịng lớp, nhà bếp,
đặc biệt là vệ sinh cá nhân. Bằng cách tổ chức thực hành chuyên đề vệ sinh cho cô
và trẻ, tham gia tập huấn công tác vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành y tế.
Thường xuyên kiểm tra đánh giá cơng tác vệ sinh của trẻ, nhóm lớp, nhà bếp
để ngăn chặn được dịch bệnh, ngộ độc xảy ra trong nhà trường ảnh hưởng đến sức
khoẻ của trẻ.
Ngoài ra nhà trường cần quản lý tiền ăn của trẻ qua hồ sơ quản lý ăn bán trú,
quản lý thực phẩm khẩu phần ăn có sự phối hợp của nhà trường, ban đại diện cha
mẹ học sinh và trưởng các đồn thể kiểm tra giám sát bất kỳ khơng báo trước.
Để nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn nhà trường cần thường xuyên tổ
chức tốt các phong trào thi đua: thi giáo viên dạy giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm,
làm đồ dùng dạy học, thi trang trí lớp cũng như các hội thi có sự kết hợp cả 3 đối

tượng cho cô, trẻ và cùng các phụ huynh
Chỉ đạo tốt hoạt động dạy và học và các phòng trào thi đua trong nhà trường
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và các hoạt động.
Nhờ vậy mà kết quả đạt được như sau:
- Số lớp bán trú: 8/8 lớp 183/183 cháu đạt tỷ lệ 100% cháu ăn tại trường.
- 100% trẻ theo dõi sức khoẻ bằng biểu đồ phát triển 3 lần/năm và được khám sức
khỏe định kỳ theo quy định.
- 100% trẻ theo dõi sức khoẻ bằng biểu đồ và được khám sức khỏe định kỳ 2 lần/1
năm. 100% trẻ được cân, đo đúng định kỳ và theo dõi hồ sơ sức khỏe đầy đủ.
* Tổng số trẻ tham gia: 183/183 tỷ lệ 100%.Trong đó:
+ Về cân nặng: Tổng số trẻ có cân nặng bình thường (kết quả của tháng 3/2021):
172/183 trẻ tỷ lệ: 94,0 %
+ Tổng số trẻ SDD toàn trường: 11/183 trẻ tỷ lệ: 6,0 % (giảm 1,4% so với năm
học trước
+ Về chiều cao: Tổng số trẻ có chiều cao bình thường: 172/183 trẻ tỷ lệ: 94,0 %


+ Tổng số trẻ SDDTTC: 11/183 trẻ tỷ lệ: 6,0 % (giảm 1,2% so với năm học
trước)
- Chú trọng công tác CSND trẻ, CSSK đảm bảo an toàn cho trẻ. Có 8/8 nhóm
lớp được tổ chức ăn bán trú tại trường với 183 cháu tỷ lệ 100%. Tiền ăn của trẻ 1
ngày 14.000/1cháu/ngày (Mức ăn của trẻ 12.000đ/cháu/ngày, tiền cô nuôi
2.000đ/cháu/ngày). Năng lượng đạt được tại trường MG: 665-676 klo đạt 50-55%,
NT: 600-651 klo đạt 60-70% nhân viên dinh dưỡng đã xây dựng thực đơn phù hợp
đảm bảo chất dinh dưỡng cho trẻ tại trường.
- Khơng có dịch bệnh, ngộ độc, tai nạn xảy ra trong nhà trường. Đa số trẻ tích
cực tham gia các hoạt động giáo dục. Có 95% trẻ đạt yêu cầu chuẩn của độ tuổi.
100% trẻ được ăn bán trú tại trường với mức ăn 12.000đ/ ngày, Tăng 1.000đ/ngày.
Kết quả về chất lượng giáo dục trẻ:
- Nhà trẻ: Đạt 91,6%, Không đạt 8,4%

- MG: Đạt 96,0%, Không đạt 4,0%
- MG 5 tuổi: Đạt 100%
*Hiệu quả của sáng kiến.
Tiêu chuẩn
Tổng
Số tiêu chí đạt mức 2 trở
số tiêu
lên
Số lượng
%
chí
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà
10
10/10
100%
trường.
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo
3
3/3
100%
viên, nhân viên.
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết
6
6/6
100%
bị dạy học.
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà
2
2/2
100%

trường, gia đình và xã hội.
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả
4
4/4
100%
ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;
Kết quả:
25
25/25
100%
Sau 2 năm nghiên cứu, với sự phấn đấu của bản thân cùng với sự nổ lực của
đội ngũ, đến tháng 3/2021 đã được Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá và công nhận
trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 (theo quyết định 1015/QĐSGDĐT ngày 23/3/2021 của Sở GD và ĐT Quảng Bình); được UBND tỉnh cơng
nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 (theo Quyết định 905/QĐ-UBND ngày
29/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình
3. Phần kết luận.
Qua nghiên cứu, tìm tịi, trao đổi và trải nghiệm thực tế đã chỉ ra một số biện
pháp quản lý, chỉ đạo nhằm xây dựng trường Mầm non đạt chất lượng kiểm định


giáo dục cấp đọ 2 và đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 tại một đơn vị đặc biệt khó khăn.
Nhà trường đã có nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức của lãnh đạo Đảng,
chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể. Đặc biệt là toàn thể phụ huynh,
cộng đồng và cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường.
3.1. Ý nghĩa.
Để xây dựng thành công trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, trước hết bản
thân người quản lý nói chung, Hiệu trưởng nói riêng phải nắm vững đường lối chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước, bám sát vào công văn hướng dẫn chỉ đạo
của các cấp, Huyện ủy, Đảng ủy, Ủy ban nhân xã, Phòng Giáo dục và Đạo tạo để
triển khai thực hiện. Tuyên truyền cán bộ, giáo viên, nhân viên, nhân dân, cộng

đồng hiểu để cùng tham gia.
Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 tại
một đơn vị đặc biệt khó khăn của bản thân tơi qua hai năm thực hiện bước đầu đã
đạt được những kết quả đáng kể đây chính là động lực thúc đẩy đội ngũ trong nhà
trường cần cố gắng nhiều hơn nữa, đồng thời cũng là địa chỉ đáng tin cậy để các
bậc phụ huynh yên tâm gửi gắm con em mình.
Với điều kiện địa phương cịn nhiều khó khăn, nhận thức của phụ huynh cịn
nhiều hạn chế, bản thân tơi nhận thấy để thực hiện tốt chiến lược phát triển giáo
dục mầm non vấn đề mấu chốt là nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và đây
cũng là một điều kiện đạt được để thu gần khoảng cách giữa vùng thuận lợi và
vùng khó khăn.
Là một cán bộ quản lý tôi đã mạnh dạn đề xuất “Một số giải pháp xây dựng
trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 tại một đơn vị đặc biệt khó khăn”
đã được triển khai và áp dụng tại nhà trường, để góp phần nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ để khẳng định vị thế của mình, cũng như chất lượng chăm
sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non. Đề tài này có thể áp dụng rộng rãi tại một số
đơn vị bạn.
2. Kiến nghị:
Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo hàng năm quan tâm bổ sung kinh phí, tu
sửa cơ sở vật chất, cấp bổ sung đồ dùng, đồ chơi cho đơn vị.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân trong công tác xây dựng
trường mầm non đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2, đạt chuẩn quốc gia
mức độ I, được áp dụng, thực hiện tại trường chúng tơi. Kính mong được sự góp ý
chân thành của Hội đồng khoa học để bản thân có thêm kinh nghiệm quản lý, chỉ
đạo tốt hơn./.


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..........

.............................................................................................................................
PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN





19



×