Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN TRONG VIỆC XÂY DỰNG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.12 KB, 8 trang )

I. Đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN TRONG VIỆC XÂY DỰNG TRƯỜNG
TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ 2
II. Đặt vấn đề:
“Giáo dục là sự nghiệp cách mạng của quần chúng, giáo dục đào tạo
vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội.”Với quan điểm
đó, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục và coi giáo
dục là một trong những quyết sách hàng đầu để xây dựng và phát triển.
III. Cơ sở lý luận:
- Thực hiện nghị quyết Đại hội chi bộ; Hội nghị cán bộ, công chức năm
học 2010-2011 nhằm đáp ứng mục tiêu: “Nâng cao chất lượng giáo dục đào
tạo, xây dựng xã hội học tập góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và
bồi dưỡng nhân tài, làm cho giáo dục phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế xã
hội”.
- Năm học 2010-2011 tiếp tục xây dựng trường chuẩn quốc gia theo
hướng hiện đại hoá, chuẩn hoá, xã hội hoá về cơ sở vật chất, về công tác quản
lý, công tác tổ chức dạy và học nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện
thực chất.
- Xây dựng trường chuẩn quốc gia là mục tiêu phấn đấu chung cho địa
phương, nhà trường đều phải có kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn và thực
hiện đầy đủ 5 tiêu chuẩn. Nâng cao hơn nữa vai trò của thầy và trò, của cha
mẹ học sinh, của các cấp quản lý nhà nước ở địa phương và các lực lượng xã
hội.
- Xây dựng trường chuẩn quốc gia từ mức độ 1 lên mức độ 2 là điều
phấn đấu của đội ngũ cán bộ giáo viên trường Tiểu học Nam Trân trong năm
-
1
học 2009-2010 và tiếp tục củng cố xây dựng bổ sung thêm trong năm 2010-
2011.
IV. Cơ sở thực tiễn:
- Trường Tiểu học Nam Trân là một trong hai trường tiểu học thuộc xã


Đại Đồng là một trong sáu xã miền núi của huyện Đại Lộc, học sinh gồm 4
thôn Lam Phụng, Bàng Tân, An Định và Lộc Phước, cung độ đi lại của học
sinh không quá 2Km so với các điểm trường nên tất cả học sinh trong độ tuổi
đều được đến trường một cách thuận lợi. Trường Tiểu học Nam Trân đã đạt
trường chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm học 2000-2001
- Về đội ngũ giáo viên năm học 2009-2010 tổng số 18, (đại học: 4đ/c,
cao đẳng: 14đ/c,). Về học sinh có 309 em gồm 11 lớp.Trên cơ sở nhận thức về
việc ban hành quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ
2, công văn hướng dẫn về việc hướng dẫn xây dựng trường chuẩn quốc gia
mức độ 2 của Bộ GD&ĐT. Đối chiếu việc thực tế của nhà trường, sự quan
tâm của lãnh đạo địa phương, sự nhiệt tình năng động của đội ngũ giáo viên,
học sinh và cha mẹ học sinh. Trên cơ sở đó để huy động sức mạnh tổng hợp
của nhà trường và xã hội để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

V. Nội dung nghiên cứu:
A. Tình hình cụ thể trước khi xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2:
- Năm học 2009-2010 trường có 11 lớp với 309 học sinh và 18 giáo
viên trực tiếp đứng lớp.
- Đầu năm học 2010 – 2011 trường vẫn duy trì 11 lớp với 306 học sinh
và tiếp tục đề án làm để đạt chuẩn mức độ 2.
- Đề án được thông qua với sự tham gia tích cực các giải pháp và cam
kết trách nhiệm giữa nhà trường, hội phụ huynh, chính quyền địa phương ,
Phòng GD-ĐT Đại Lộc và UBND huyện Đại Lộc. Với sự nổ lực tích cực làm
-
2
tốt công tác tham mưu với Đảng, chính quyền, HĐND đã đồng tình ủng hộ
cao và đưa vào nghị quyết Đại Hội Đảng Bộ Xã Đại Đồng, HĐND đã đưa
vào nghị quyết của HĐND là đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho trường để tu sửa các
cơ sở lẻ đạt chuẩn.
B. Các giải pháp đã làm:

1. Nghiên cứu các quyết định, hướng dẫn của Bộ và Sở GD&ĐT về 5 tiêu
chuẩn của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2:
- Nhà trường đã tổ chức phổ biến cho đội ngũ giáo viên quyết định về
việc ban hành quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Qua tổ
chức học tập và tự rà soát theo 5 tiêu chuẩn đối chiếu với thực tế của nhà
trường thì 5 tiêu chuẩn đều đạt. Riêng tiêu chuẩn 4 về cơ sở vật chất và thiết
bị ở cơ sở lẻ thôn Bàng Tân chưa đạt, nhà trường đã kịp thời tham mưu với
Đảng uỷ chính quyền địa phương và hội phụ huynh có kế hoạch đầu tư. Vào
đầu năm học 2009 – 2010. Nhà trường, Hội cha mẹ học sinh cùng chính
quyền địa phương đã cùng nhau xây dựng tường rào, cổng ngõ và công trình
phụ cho cơ sở lẻ Bàng Tân với tổng kinh phí đầu tư hơn 20 triệu đồng, trong
đó nhà trường sử dụng kinh phí vận động xã hội hóa từ phụ huynh, đã góp
phần hỗ trợ các hoạt động dạy học của trường ngày càng có hiệu quả. Trên cơ
sở trường lớp khang trang, thiết bị dạy học tương đối đầy đủ thì chất lượng
giáo dục được nâng lên khá rõ nét. Năm học 2009- 2010 nhà trường có 3/18
giáo viên đứng lớp đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 6 giáo viên dạy giỏi cấp
trường.
- Trường lớp ngày càng khang trang và sạch đẹp, nội bộ đoàn kết thân
ái giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa nhà trường, phụ huynh và chính
quyền địa phương luôn tạo điều kiện để nhà trường hoạt động giáo dục toàn
diện, chất lượng được giữ vững, các mặt hoạt động được nâng lên và tiếp tục
thi đua phấn đấu trường đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 2 .
2. Công tác chỉ đạo:
-
3
- Sau khi rà soát theo 5 tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT, đối chiếu với đề án
xây dựng trường chuẩn quốc gia, nhà trường tiếp tục phân công từng thành
viên trong ban chỉ đạo tổ chức thực hiện bổ sung hồ sơ theo từng tiêu chuẩn
và tự chịu trách nhiệm công việc được phân công. Tổ chức tự kiểm tra theo 5
tiêu chuẩn và sắp xếp hồ sơ theo 5 tiêu chuẩn một cách khoa học và đầy đủ.

- Chỉ đạo công tác tuyên truyền trong quá trình xây dựng trường chuẩn
quốc gia mức độ 2 nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận thức trong lãnh đạo
của địa phương, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh nhằm huy động sức
mạnh tổng hợp tập trung vào các nội dung: mục đích ý nghĩa quy chế xây
dựng trường chuẩn quốc gia, kế hoạch và các bước thực hiện của việc xây
dựng trường chuẩn quốc gia.
- Ngoài tiêu chuẩn CSVC phải có sự đầu tư thích dáng về kinh phí thì
các tiêu chuẩn khác cũng phải thực hiện một cách nghiêm túc đầy trách nhiệm
mới đạt kết quả như tỉ lệ PCGDTH-ĐĐT ngày càng cao, công tác chất lượng
dạy và học, chất lượng đại trà và mũi nhọn, tổ chức xây dựng và hội thảo các
chuyên đề đổi mới PPDH, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài
chính và giảng dạy. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Tổ
chức hoạt động theo 5 nội dung của trường học thân thiện. Đây là việc làm
cực kỳ khó nhưng tập thể CBGV-HS Trường Tiểu học Nam Trân đã tổ chức
nghiêm túc các nội dung và tự đánh giá là Trường đạt trường học thân thiện,
học sinh tích cực.
3. Công tác tham mưu:
- Đầu năm học 2009 – 2010 nhà trường xây dựng đề án đạt chuẩn mức
độ 2.Với sự nổ lực tích cực làm tốt công tác tham mưu với Đảng, chính
quyền, HĐND đã đồng tình ủng hộ cao và đưa vào nghị quyết Đại Hội Đảng
của Đảng Bộ, HĐND đã đưa vào nghị quyết của HĐND là đầu tư cơ sở vật
chất cho Trường để đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Phòng GD&ĐT Đại Lộc
cũng rất quan tâm xác định việc đầu tư cho trường chuẩn quốc gia như đầu tư
-
4
thêm giáo viên, giáo viên dạy chuyên có chứng chỉ, hỗ trợ thêm thiết bị dạy
học. Về cơ sở vật chất, trường đã cơ bản được trang thiết bị dạy học đầy đủ,
theo đúng tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia mức độ 2. Khuôn viên rộng
được bố trí khoa học hợp lý tạo nên khung cảnh sư phạm xanh - sạch - đẹp.
VI. Kết quả nghiên cứu:

-Với những cố gắng nổ lực của đội ngũ giáo viên, hội cha mẹ học sinh
phấn đấu xây dựng nhà trường mỗi ngày tốt hơn, mỗi giáo viên đều xem ngôi
trường là mái nhà thứ 2 của mình.
- Vào thời điểm ngay 10 tháng 5 năm 2010 Trường được UBND tỉnh
Quảng Nam công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Đây chính là phần
thưởng vô cùng to lớn đối với tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên .
VII. Kết luận:
- Muốn xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 thì trước hết phải
nghiên cứu kỹ 5 tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT, tổ chức phổ biến cho đội ngũ
học tập hiểu rõ việc xây dựng trường chuẩn quốc gia, tổ chức phân công các
thành viên trong ban chỉ đạo chịu trách nhiệm trong từng tiêu chuẩn, cần chú
trọng nhất là tiêu chuẩn chất lượng phải đạt tỉ lệ cao theo tiêu chuẩn và phải
trải dài trong quá trình các năm học. Làm tốt công việc xây dựng đề án, lộ
trình thực hiện đề án và tham mưu với Đảng uỷ, chính quyền địa phương đưa
vào nghị quyết để tạo điều kiện cho nhà trường tổ chức thực hiện đề án theo
lộ trình đã xây dựng.
VIII. Đề nghị:
- Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ tích cóp trong quá trình xây dựng
trường chuẩn quốc gia từ mức độ 1 lên mức độ 2, còn rất nhiều vấn đề để nói
-
5
nhưng phạm vi đề tài có hạn mong quí cấp lãnh đạo nghiên cứu góp ý thêm
để nội dung sáng kiến ngày phong phú hơn.
IX. Phụ lục: không
-
6
X. Tài liệu tham khảo:
- Quyết định 32/2005/QĐ—BGD&ĐT về việc ban hành Quy chế công
nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
-

7
XI. Mục lục:
I. Tên đề tài: trang 1
II. Đặt vấn đề : trang 1
III. Cơ sở lí luận : trang 2
IV. Cơ sở thực tiễn: trang 2
V. Nội dung nghiên cứu : trang 2-5
VI. Kết quả nghiên cứu : trang 5
VII. Kết luận : trang 5
VIII. Đề nghị : trang 6
IX. Phụ lục : trang 7
X. Tài liệu tham khảo : trang 8
XI. Mục lục : trang 9
XII. Phiếu đánh giá xếp loại SKKN : trang 10
Đại Đồng, ngày 15 tháng 3 năm 2011
Người viết
Trần Đình Huy
-
8

×