Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN: Một số biện pháp dạy hát dân ca đối với học sinh Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.21 KB, 15 trang )

SKKN: Một số biện pháp dạy hát dân ca đối với học sinh Tiểu học
PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Cả cuộc đời chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp của đất nước, vì tự do và hạnh
phúc của đồng bào và nhân loại, trong khoảnh khắc cuối cùng của đời người,
Bác chỉ có một ước nguyện rằng Bác muốn mang theo âm hưởng làn điệu dân ca
của quê hương ngọt ngào. Ước nguyện bình dị của người ẩn chứa một tinh thần
nhân văn cao đẹp, trong tinh thần ấy là quê hương, nguồn cội, những nổi nhớ
thương chất chứa là ao ước và khát vọng kìm nén trong trái tim.
Trong bài hát“Lời Bác dặn trước lúc đi xa” nhạc và lời Trần Hồn. Có
đoạn “Lúc chia li, lời di chúc đơn sơ, Bác muốn non sông đinh ninh lời hẹn thề:
Rằng đã yêu tổ quốc mình, càng yêu tha thiết...Những khúc hát dân ca”.
Dân ca phản ánh tình cảm tâm tư , nguyện vọng của người dân với gia
đình, q hương, đất nước , thậm chí phản ánh đời dống xã hội, lịch sử của thời
kỳ đó.
Nói tới dân ca là nói đến niềm tự hào về bản sắc văn hoá của dân tộc ta, trải
qua hơn bốn ngàn năm lịch sử, âm nhạc dân gian nói chung và dân ca nói riêng
đã khẳng định tinh hoa văn hoá đặc sắc, là linh hồn của dân tộc. Từ khi cất tiếng
khóc chào đời, con người đã cảm nhận được âm điệu ngọt ngào trong lời ru tha
thiết của mẹ, của bà qua những làn điệu ru con. Đến khi trưởng thành dân ca vẫn
cùng con người trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động, trong chiến đấu, gắn
bó với con người qua điệu hị kéo lưới, giã gạo, kéo pháo hay khúc hát giao
duyên... . Dân ca được truyền miệng từ đời này qua đời khác, vùng miền này
qua vùng miền khác, được xuất phát từ người dân lao động nơi ruộng đồng,
sông nước, được giao lưu trong dân gian. Chính vì thế dân ca nói riêng và âm
nhạc nói chung đã trở thành một mơn học rất quan trọng, nhất là đối với trẻ em.
Bởi tâm hồn trẻ như một tờ giấy trắng tùy thuộc vào mơi trường giáo dục mà tờ
giấy trắng ấy có màu sắc khác nhau. Với âm nhạc các em rất nhạy bén với
những giai điệu lời ca ngọt ngào trong sáng, sẽ gieo vào trẻ những tình cảm tốt
đẹp, làm cho đời sống tâm hồn các em phong phú hơn. Tuy vậy trong chương
trình âm nhạc ở bậc Tiểu học các bài dân ca cịn hạn chế, vì thế sự hiểu biết về


dân ca của các em chưa được nhiều. Mặt khác do sự phát triển của xã hội kéo
theo âm nhạc thị trường nên các em bị ảnh hưởng rất nhiều, các em khơng cịn
quan tâm đến dân ca, u thích dân ca.
Khi dạy hát tơi nhận thấy có nhiều khó khăn khi dạy bài hát dân ca cho học
sinh do các bài hát dân ca thường là có luyến và có giai điệu tha thiết, trữ tình
nên khi thể hiện các em thường hát với tốc độ nhanh như hát các bài hành khúc,
hát chưa đúng hoặc không rõ chỗ luyến làm mất tính chất bài hát. Bên cạnh đó
nhiều em học sinh chưa thể hiện dược tình cảm của bài hát, hát chưa đúng giai
điệu, cao độ và trường độ, các em chưa yêu thích bài dân ca. Nhiều em còn rụt
rè, chưa mạnh dạn, tự tin khi thể hiện bài hát hoặc biểu diễn trước lớp. Một số
em học sinh lớp 1 do phát âm còn hạn chế nên hát chưa được rõ lời và những
chỗ có luyến.


2

Trước tình hình đó tơi đã suy nghĩ, khơng ngừng nghiên cứu tài liệu, nội
dung, kiến thức bài. Đồng thời qua nhiều tiết dạy học hát tôi cũng thu được
nhiều kinh nghiệm và tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra đề tài: “Một số
biện pháp dạy hát dân ca đối với học sinh Tiểu học”. Qua các bài dân ca các
em được học, được nghe đều nói lên lịng u đất nước, u q hương, xóm
làng, u thầy cơ, bạn bè, biết kính trọng ơng bà cha mẹ. Các em biết được
nhiều làn điệu dân ca của các vùng miền, nhất là những bài dân ca Nam Bộ nơi
các em đang sinh sống...
2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra những biện pháp để học sinh Tiểu học yêu thích học hát các bài
dân ca. Đồng thời, giúp các em nhận ra những giá trị văn hóa to lớn, tìm hiểu
sâu hơn, tăng cường vốn hiểu biết về kho tàng dân ca Việt Nam, từ đó các em
thêm trân trọng, yêu quý và biết lưu giữ những điệu hồn của dân tộc Việt.
Âm nhạc nói chung và dân ca nói riêng đóng một vai trị rất quan trọng

trong xã hội, văn hào Vích - to Huy - gơ đã xác nhận: “Nghệ thuật giúp một dân
tộc nô lệ trở thành tự do, giúp một dân tộc tự do trở thành vĩ đại”. Qua các bài
dân ca trong chương trình học chính khố và các bài hát, tơi tăng cường dạy các
bài hát dân ca ở các tiết học hát dành cho địa phương tự chọn cũng như giới
thiệu thêm các bài hát dân ca khác, đồng thời đưa ra các câu hỏi gợi mở khi giới
thiệu bài và ở phần củng cố bài, các em sẽ hứng thú hơn trong các tiết học âm
nhạc, từ đó các em thêm hiểu về dân ca, yêu thích dân ca, biết được nhiều làn
điệu dân ca, tạo cho các em vốn kiến thức khơng chỉ trong âm nhạc mà cả xã
hội, văn hố, con người... được truyền tải qua mỗi bài hát, qua mỗi làn điệu của
các vùng miền.
3. Lịch sử đề tài
Từ thực tế học tập của học sinh và qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy,
trao đổi với đồng nghiệp cũng như nghiên cứu trên các tài liệu, phương tiện
thông tin đại chúng, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm trao đổi với mong
muốn định hướng thị hiếu thưởng thức âm nhạc cho học sinh, đồng thời góp
phần lưu giữ, bảo tồn giá trị văn học truyền thống của dân tộc, giúp cho tất cả
học sinh Tiểu học yêu thích học hát, hát hay, hát đúng các bài dân ca, góp phần
bảo tồn và phát huy được những giá trị văn hóa to lớn của dân tộc. Và đây cũng
là đề tài đầu tiên mà tôi áp dụng trong năm học 2022-2023 để góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học hát dân ca đối với tiểu học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh tiểu học trường Tiểu học và Trung học cơ
sở Bình Thạnh, huyện Mộc Hóa tỉnh Long An.
Phạm vi đề tài: “Một số biện pháp dạy hát dân ca đối với học sinh tiểu
học” trường Tiểu học và Trung học cơ sở Bình Thạnh, huyện Mộc Hóa tỉnh
Long An.

Sáng kiến kinh nghiệm môn : ……………………….

Giáo viên: ………



3

PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng đề tài
1.1 Thuận lợi
Giáo viên đã được tập huấn về chương trình âm nhạc mới 2018 theo kế
hoạch của Phòng Giáo dục và của nhà trường, đã tổ chức dạy đúng phương
pháp, đúng mục tiêu của từng bài học.
Bản thân là giáo viên được đào tạo chuyên nghành âm nhạc và được trực
tiếp tham gia giảng dạy âm nhạc từ nhiều năm ở trường Tiểu học.
Được tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học.
Học sinh yêu thích học mơn âm nhạc. Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa,
đồ dùng học tập.
Bộ giáo dục đã đưa chương trình dạy dân ca vào các trường học phổ thông
từ cấp học Mầm non với nhiều hình thức đa dạng, phong phú với chủ đề về miền
dân ca, em yêu làn điệu dân ca. Do vậy, học sinh sớm được làm quen với các bài
hát dân ca, nên khi bước sang Tiểu học, nội dung học hát này khơng cịn lạ đối
với các em. Theo đó, những điệu hị man mát xa khơi, những tiếng ru vời vợi
trưa hè, những bài ca thấm đẫm tình đất, tình người…đã trở nên quen thuộc đối
với nhiều học sinh, góp phần ni dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách các em
ngay từ nhỏ.
1.2 Khó khăn
Một số em chưa tự tin, chưa mạnh dạn khi học hát.
Khi học hát, các em chưa biết kiềm chế được âm thanh nên gây ồn ào cho
cả lớp.
Một số phụ huynh học sinh cịn quan niệm âm nhạc khơng phải là mơn
học chính, nên khơng chú trọng đến việc tập luyện cho các em.
Các bài hát dân ca mang tính chất vùng miền, khi dạy hát học sinh chưa

hiểu hết về tập quán sinh hoạt khi sáng tác bài dân ca của từng vùng khác nhau
trên mọi miền đất nước.
Vốn kiến thức sơ đẳng về dân ca Việt Nam nói chung của các em rất hạn
chế.
Hơn nữa khơng gian để biểu diễn các bài hát dân ca trong các tiết học
cũng chưa được đáp ứng.
Thiếu tài liệu, tư liệu về dạy hát dân ca ở trường Tiểu học (chủ yếu là giáo
viên tự sưu tầm và chọn lọc trong q trình giảng dạy)
Ngay từ đầu năm học tơi đã tiến hành khảo thái độ yêu thích đối với dân
ca và khả năng hát dân ca của học sinh các lớp tại trường, kết quả khảo sát như
sau:

Sáng kiến kinh nghiệm môn : ……………………….

Giáo viên: ………


4

Đối tượng

Tổng
số

Thái độ
Thích nghe
dân ca

Khả năng hát dân ca


Khơng thích
nghe dân ca

Hát dân ca
tốt

Hát dân ca
chưa tốt
SL

SL

%

SL

%

SL

%

%

Khối lớp 1

36

16


44,4

20

55,6

11

30,6 25

69,4

Khối lớp 2

44

17

38,6

27

61,4

13

29,5

31


70,5

Khối lớp 3

42

14

33,3

28

66,7

12

28,6

30

71,4

Khối lớp 4

49

16

32,7


33

67,3

14

28,6

35

71,4

Khối lớp 5

58

15

25,9

43

74,1

17

29,3

41


70,7

Kết quả khảo sát cụ thể cho thấy vốn dân ca của một số em cịn chưa
nhiều, nhiều em khơng hứng thú với dân ca, chưa yêu thích hát dân ca, dẫn đến
việc các em chưa có được vốn kiến thức phong phú về dân ca đôi khi ngay cả
những bài dân ca trong chương trình học một số em cịn qn.
2. Nội dung cần giải quyết
Để giúp học sinh học tốt dân ca và yêu thích dân ca, ta phải thực thiện tốt
những nội dung sau:
1. Làm thay đổi thái độ của học sinh đối với dân ca
2. Làm mới không gian phịng học và thay đổi khơng gian học tập phù
hợp với từng tiết dạy.
3. Kỹ thuật luyện thanh
4. Rèn luyện kỹ năng hát dân ca cho học sinh
3. Biện pháp giải quyết
3.1. Làm thay đổi thái độ của học sinh đối với dân ca
Để tạo sự hứng thú của các em khi học hát dân ca tơi kết hợp trị chơi vào
trong tiết học.
Tùy vào từng bài dân ca, tôi thường lồng ghép các trò chơi dân gian nhằm
tạo cho khơng khí lớp học thêm phong phú, sinh động hơn. Bởi lẽ, trị chơi dân
gian khơng chỉ đơn thuần là trị chơi của trẻ em, mà nó cịn chứa đựng cả nền
văn hóa dân tộc Việt nam độc đáo và giàu bản sắc, thơng qua trị chơi giúp các
em tư duy, sáng tạo, đoàn kết, thân thiện với bạn bè, thêm yêu mến quê hương
đất nước.
Ví dụ: Khi dạy tiết Ơn tập bài hát “Con chim chích chịe” (Sách giáo khoa
Âm nhạc 2, trang 14, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống), tôi hướng dẫn HS
Sáng kiến kinh nghiệm môn : ……………………….

Giáo viên: ………



5

ra ngồi trời, xếp thành vịng trịn: vừa ơn tập, vừa biểu diễn bài hát, cuối tiết
học dành ít thời gian cho HS tham gia các trò chơi như: “Chi chi chành chành”
hoặc “Rồng rắn lên mây”, đây là những trị chơi HS rất u thích vì nó mang
tính tập thể, HS được tham gia đông, những em hay rụt rè nhút nhát cũng tham
gia nhiệt tình, qua đó giáo dục HS tính đồn kết thương u nhau.
Để mở rộng thêm vốn hiểu biết về dân ca, kích thích sự tìm tịi khám phá
thêm các bài hát dân ca ngồi chương trình, trong các tiết ơn tập, tơi thường tổ
chức thi đua giữa các nhóm trong lớp học:
Ví dụ: Nhóm 1: tìm và hát các bài hát dân ca miền Bắc
Nhóm 2: tìm và hát các bài hát dân ca miền Trung
Nhóm 3: tìm và hát các bài hát dân ca Tây Ngun
Nhóm 4: tìm và hát các bài hát dân ca miền Nam
Nhóm nào tìm và hát đúng được nhiều bài dân ca thì được thưởng số
lượng những bơng hoa bằng số lượng các bài dân ca tìm được hoặc cộng thêm
điểm vào điểm thi đua của các tổ… để khuyến khích học sinh ham tìm hiểu hơn
về dân ca và u thích dân ca.
Khi dạy hát tơi sẽ giải thích lời ca cho học sinh, bởi có hiểu được nội
dung bài hát muốn nói gì? hát gì? Thì các em mới hiểu, mới yêu thích bài hát.
Ví dụ 1: Khi dạy hát bài “Gà Gáy ”dân ca Cống Khao (Lai Châu) (Sách
giáo khoa Âm nhạc 1, trang 38, bộ sách Kết nối Tri thức với Cuộc sống)
Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi!
Gà gáy té le té le sáng rồi ai ơi!
Nắng sáng lên rồi dậy lên nương đã sáng rồi ai ơi!
Rừng và nương xanh đã sáng rồi ai ơi!
Tơi sẽ giải thích cho các em biết lời của bài hát mô tả về tiếng gà gáy của
người dân Cống Khao. Và sự khác nhau trong cách mô tả tiếng gà gáy của người
dân Cống Khao với tiếng gà gáy của người dân tộc kinh của chúng ta như thế

nào. Người dân Cống khao sẽ dùng từ le té le để mô tả về tiếng gà gáy. Con
người dân tộc kinh chúng ta dùng từ Ị Ĩ O để mơ tả tiếng gà gáy.
Ví dụ 2: Khi dạy hát bài “Chim sáo” dân ca Khơ – me (Nam Bộ) (sách
giáo khoa Âm nhạc 4, trang 32).
Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay.
Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay.
Ngọt thơm đom boong ơi, đàn chim vui bầy la là la la.....
Bài này tôi sẽ giải thích cho các em “đom boong” tiếng Khơ – me gọi là
quả đa, nội dung lời bài hát nói về khi quả đa chín đỏ, đàn chim sáo kéo về ăn và
vui đùa, nhảy múa trên cành cây.

Sáng kiến kinh nghiệm môn : ……………………….

Giáo viên: ………


6

Ở các bài dân ca khác hay các bài dân ca tôi dạy trong các tiết tự chọn tôi
cũng hướng dẫn và giải thích nội dung bài hát tương tự.
Và để các em hiểu rõ hơn về dân ca tôi sẽ giới thiệu cho các em dân ca là
gì? “Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác ra, khơng rõ tác giả. Đầu
tiên có thể do mợt người nghĩ ra rồi truyền miệng từ đời này qua đời khác và
được phổ biến ở từng vùng, từng dân tộc… Các bài hát được gọt giũa, sàng lọc
qua nhiều năm tháng nên có sức sống bền vững với thời gian”.
3.2 Làm mới khơng gian phịng học và thay đổi không gian học tập
phù hợp với từng tiết dạy
Thay đổi khơng gian phịng học cũng là một biện pháp hữu hiệu để tiết
học đạt hiệu quả hơn.
Trong những giờ ôn tập bài hát, có thể cho các em ra sân để học sinh được

luyện tập với nhau theo nhóm. Tuy nhiên giáo viên cần giao công việc cụ thể
cho từng nhóm và quán triệt học sinh về ý thức tự quản. Giáo viên thường xuyên
đến từng nhóm để kiểm tra việc thực hiện của các nhóm cũng như giúp đỡ các
em khi cần thiết tránh làm ảnh hưởng tới các lớp khác.
Trang trí phịng nhạc sinh động, phù hợp với đặc trưng của bộ mơn. Bố trí
bàn ghế gọn gàng để làm sao giáo viên có thể bao quát học sinh một cách dể
dàng. Phịng học có nhiều khơng gian thoáng tạo điều kiện cho học sinh lên biểu
diễn tốt hơn. Bên cạnh đó trong phịng nhạc cũng nên trưng bày một số hình ảnh
hoạt động văn hóa, văn nghệ của trường để góp phần thu hút học sinh yêu thích
mơn Âm nhạc và từng bước tham gia vào các hoạt động của trường.

Sáng kiến kinh nghiệm môn : ……………………….

Giáo viên: ………


7

Định hướng cho học sinh có năng khiếu tham gia các mơ hình câu lạc bộ
Âm nhạc của trường. Nhằm tạo ra một sân chơi giải trí có ích cũng như tạo điều
kiện cho các em học sinh có năng khiếu phát triển khả năng của mình. Hiện tại
trường tơi đã thành lập một số câu lạc bộ sinh hoạt đều đặn hàng tuần. Với Âm
nhạc thì có Câu lạc bộ ca múa “ Em yêu làn điệu dân ca”. Do vậy, trong quá
trình dạy nhạc, đối với những học sinh có năng khiếu, tơi khuyến khích các em
tham vào câu lạc bộ cũng như tạo điều kiện để học sinh tham gia các phong trào
văn nghệ của nhà trường. Phối hợp với địa phương và các ban ngành đoàn thể tổ
chức các hoạt động văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn, tham gia vào các hoạt
động do các cấp tổ chức.
3.3. Kỹ thuật luyện thanh
Yếu tố này rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến giọng hát, kỹ thuật

hát của các em đó là luyện thanh (khởi động giọng). Khi dạy các bài hát thiếu
nhi hoặc các bài hát nước ngồi, trong bước khởi động giọng, tơi thường sử
dụng gam trưởng hoặc gam thứ của Âm nhạc phương Tây cho HS khởi động
giọng.
Ví dụ:

Sáng kiến kinh nghiệm môn : ……………………….

Giáo viên: ………


8

Nhưng khi dạy hát dân ca, do sắc thái riêng của từng vùng miền, nên mỗi
bài lại có một màu sắc riêng, và thường viết bằng thang âm ngũ cung, như Pha
Son La Đơ Rê . Vì thế việc sử dụng gam trưởng, thứ của phương Tây là không
phù hợp. Do đó tơi thường sử dụng chính thang âm của từng bài làm mẫu âm
khởi động. Thậm chí có bài tôi đã dùng giai điệu của bài hát làm mẫu để học
sinh khởi động giọng.
Ví dụ: Khi dạy hát bài “Chim sáo” dân ca Khơ – me (Nam Bộ) (sách giáo
khoa Âm nhạc 4, trang 32), tôi đã sử dụng câu hát cuối là mẫu âm dùng để khởi
động giọng:

Việc sử dụng mẫu âm này vừa giúp học sinh bước đầu được nghe âm
hưởngcủa bài hát dân ca, ngoài ra còn giúp các em được tiếp xúc với giai điệu
để khi học bài hát dễ dàng hơn, nhanh hơn.
Trong quá trình luyện thanh tư thế đứng của các em học sinh phải thẳng, 2
tay thả lỏng tự do như hình minh họa.

Hình ảnh các em học sinh lớp 4A1 đứng luyện thanh

Sáng kiến kinh nghiệm môn : ……………………….

Giáo viên: ………


9

3.4. Rèn luyện kỹ năng hát dân ca cho học sinh
Hướng dẫn hát các từ có dấu luyến, nốt hoa mỹ, những chỗ ngân, nghỉ
trong các bài dân ca.
Đa phần các bài hát dân ca có ca từ mềm mại, giai điệu nhẹ nhàng du
dương nên trong bài hát hay có các từ có dấu luyến móc đơn, móc kép, nốt hoa
mỹ. Khi gặp những bài này tôi hướng dẫn và làm mẫu cho các em (hát, đánh
đàn) cho các em nghe để các em hiểu, có hiểu thì khi hát các em mới thể hiện
được “chất” của bài dân ca miền đó.
Ví dụ 1: Khi dạy bài hát “ Con chim chích chịe” dân ca Nam Bộ (sách
giáo khoa Âm nhạc 2, trang 14, bộ sách Kết nối Tri thức với Cuộc sống).

Bắt đầu từ khuông nhạc số 3, số 4 này từ (nằm, cả, cảm) dấu luyến móc kép
tơi sẽ hát mẫu, dùng đàn đánh nốt có dấu luyến cho các em nghe 1 – 2 lần sau đó
bắt nhịp cho các em hát.
Ví dụ 2: Khi dạy bài hát “Hát mừng” (sách giáo khoa Âm nhạc 5, trang
32)

Ở câu này từ (nào, ca) có dấu luyến hoa mỹ đen chấm dôi, tôi cũng sẽ hát
mẫu và dùng đàn đánh cho các em nghe để các em hát rồi sau đó bắt nhịp cho
các em hát. Các bài dân ca khác của các khối lớp tôi hướng dẫn tương tự.
Trên đây là 5 biện pháp cần chú trọng sử dụng mà tôi thường dùng trong
các tiết dạy dân ca ở các khối lớp đã đem lại hiệu quả rất cao. Các bước còn lại
như đọc lời ca, chia câu, dạy hát từng câu, củng cố...Tôi hướng dẫn như các bài

hát thơng thường. Với một vài ví dụ cụ thể cho từng khối lớp mà tơi đã trình bày
ở trên thì bài dân ca nào cũng có thể áp dụng phương pháp này và không giới
hạn ở một bài nào cả. Vì thế tơi đã áp dụng vào đối tượng học sinh của tơi các
em rất thích khi được học dân ca, rất thích nghe dân ca hay nghe kể về dân ca.
Sáng kiến kinh nghiệm môn : ……………………….

Giáo viên: ………


10

Đặc biệt trong các giờ dạy giáo án điện tử những bức tranh minh hoạ các vùng
miền, những trích đoạn dân ca của các vùng miền liên quan đến bài dạy sẽ làm
cho tiết học sinh động hơn, giúp các em hát tốt hơn, nhanh hiểu bài nhớ bài học
lâu hơn.
“Một số biện pháp dạy hát dân ca đối với học sinh Tiểu học” không
những mở rộng thêm kiến thức về dân ca mà các em còn biết được một số kỹ
thuật khi hát dân ca. Thông qua phương pháp này cịn rèn luyện cho các em khả
năng phán đốn các bài hát, kĩ năng vận động bồi dưỡng phương pháp tự học, tự
nghe.
Hoạt động này cũng giúp học sinh tham gia tích cực trong q trình học
tập, tạo hứng thú khi tìm hiểu về các làn điệu dân ca, tích luỹ được vốn kiến
thức về các vùng miền để bổ trợ cho các môn học khác
4. Kết quả chuyển biến
Sau khi áp dụng các phương pháp trên tôi đã tiến hành khảo sát học sinh
và kết quả thu được như sau:
Đối tượng

Tổng
số


Thái độ
Thích nghe
dân ca

Khả năng hát dân ca

Khơng thích
nghe dân ca

Hát dân ca
tốt

Hát dân ca
chưa tốt

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

Khối lớp 1

36

36

100

0

0

36

100

0

0

Khối lớp 2

44

44

100


0

0

44

0

0

0

Khối lớp 3

42

42

100

0

0

42

0

0


0

Khối lớp 4

49

49

100

0

0

49

0

0

0

Khối lớp 5

58

58

100


0

0

58

0

0

0

Tuy áp dụng phương pháp trên trong thời gian ngắn nhưng tôi nhận thấy
tất cả các lớp đều hứng thú và tham gia sơi nổi vào tiết học âm nhạc nói chung
và dân ca nói riêng. Hầu hết các em đều u thích dân ca, đã hát được dân ca,
hiểu được về nội dung ý nghĩa của mỗi bài dân ca , mà tôi dạy cho các em.
Những bài dân ca trong chương trình học chính khóa cũng như những bài
dân ca tăng cường trong những tiết dạy hát dành cho địa phương và những bước
tôi dạy hát cho các em không quá khó, phù hợp với khả năng của các em, những
bài khó hơn, q sức của các em tơi tăng cường cho các em vào phần nghe nhạc,
phần giới thiệu và củng cố nói về các bài hát cùng vùng miền.
Việc học tốt trong giờ chính khóa cũng góp phần nào giúp các em mạnh
dạn tự tin hơn trong các hoạt động ngoại khóa do trường, địa phương và ngành
Sáng kiến kinh nghiệm môn : ……………………….

Giáo viên: ………


11


tổ chức. Một số em lúc đầu chưa mạnh dạn, chưa tự tin nhưng đến nay các em
đã khơng cịn ngại ngùng khi đứng trước các bạn, các em tự tin. Chất lượng bộ
môn được nâng lên rõ rệt.
Từ kết quả đạt trên đã đem lại cho tôi và các em lòng tự tin, sự hứng thú
say mê trong giảng dạy học tập, từ đó tình cảm cơ trị ln được gắn bó.

Sáng kiến kinh nghiệm mơn : ……………………….

Giáo viên: ………


12

PHẦN III- KẾT LUẬN
1. Tóm lược giải pháp
Qua nghiên cứu đề tài” “Một số biện pháp dạy hát dân ca đối với học
sinh Tiểu học” để đạt được kết quả như trên qua kinh nghiệm giảng dạy tôi tự
rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Khi lên lớp , giáo viên nên trang bị cho mình đầy đủ kiến thức –kĩ năng
cần thiết.
Giúp học sinh thay đổi thái độ của các em đối với dân ca nhờ đó trong
năm qua đối với việc học âm nhạc cũng như vốn kiến thức về dân ca của các
em, tôi thấy kết quả chất lượng môn âm nhạc được nâng lên rõ rệt, các em hát
dân ca tốt hơn, trình bày bài hát tốt hơn, am hiểu về dân ca hơn.
Bên cạnh đó rèn luyện các kỹ năng hát cho học sinh. Phát huy được tính
tích cực của học sinh, thực hiện phương châm “học mà chơi- chơi mà học”,
cũng như thực hành là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, nếu lúc nào cũng nghe hoặc dạy
hát dân ca về một vùng nào đó các em cũng thấy nhàm chán. Vậy nên trong quá
trình thực hiện phương pháp tôi cũng đã lựa chọn các bài hát của các vùng miền
để đan xen trong qúa trình học, tìm các bài hát phù hợp với từng lứa tuổi để

nghe và dạy hát.
Làm mới khơng gian phịng học và thay đổi không gian học tập tạo hứng
thú cho học sinh.Tạo niềm hứng thú, sự say mê cho các em, kích thích sự tìm tịi
khám phá cái mới ở các em.
Đồng thời được sự hướng dẫn tận tình, gần gũi của giáo viên, kết hợp
nhạc cụ, bảng phụ, tranh ảnh đồ dùng tự làm giáo viên đã khích lệ tinh thần học
bài ở trên lớp cũng như ở nhà của các em. Trong quá trình thực hiện muốn có
kết quả tốt cũng cần đến sự góp ý, học hỏi của các đồng nghiệp, cần có sự phối
hợp nhịp nhàng giữa giáo viên và học sinh. Trong giờ học tập, tình cảm cơ trị
ln gần gũi gắn bó. Việc học tốt trong giờ học chính khóa đã giúp cơ trị chúng
tơi thành cơng trong hoạt động ngoại khóa. Do đó chất lượng học tập mơn âm
nhạc của tơi hàng năm được nâng lên rõ rệt.
2. Phạm vi áp dụng
Sáng kiến kinh nghiệm này được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận và thực
tiễn công tác ở trường Tiểu học nói chung và dựa vào kinh nghiệm của bản thân
nói riêng. Có thể áp dụng cho tất cả các trường trong tỉnh Long An có giáo viên
chuyên trách bộ môn Âm nhạc. Tôi hy vọng được đồng nghiệp tham khảo và
góp ý kiến, tìm ra những biện pháp hữu hiệu để việc dạy và học ngày càng đạt
kết quả cao hơn.
3. Kiến nghị, đề xuất
Đối với giáo viên khi lên lớp với khuynh hướng nhằm truyền đạt kiến
thức âm nhạc sơ đẳng cho học sinh. Để kích thích khả năng học tập sáng tạo của
Sáng kiến kinh nghiệm môn : ……………………….

Giáo viên: ………


13

các em, giáo viên cần khơi dậy ở các em sự ham hiểu biết, trí tị mị về thế giới

âm nhạc. Học sinh có thể đặt các câu hỏi liên quan trong bài với giáo viên.
Thường xuyên áp dụng các phương pháp đổi mới trong giờ dạy sao cho
hợp lý đối với từng kiểu bài và từng đối tượng để học sinh không bị nhàm chán
trong tiết học.
Cần chú trọng rèn luyện và không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên
môn.
Để tiết học đạt hiệu quả cao người giáo viên cần có lịng u nghề, tận
tâm với nghề, khơng ngừng học hỏi và tìm ra những phương pháp giảng dạy hữu
hiệu.
Để góp phần thực hiện đào tạo các em học sinh trở thành những người
phát triển toàn diện về mọi mặt như: Đức – Trí – Thể - Mĩ ngồi việc người giáo
viên phải có năng lực thực sự ra thì việc khách quan, ngoại cảnh, khuôn viên,
môi trường là những điều kiện tác động lớn đến các em.
Do đó để tạo điều kiện cho việc dạy và học của thầy trị thuận lợi, bản thân tơi là
người đứng lớp trực tiếp dạy môn âm nhạc cần kiến nghị một số vấn đề sau:
Có sân chơi âm nhạc cho các em hoạt động ngoài giờ, để nâng cao chất
lượng dạy học tạo điều kiện tối đa cho học sinh phát triển tính sáng tạo trong
mơn học và đạt kết quả cao trong học tập.
Kiến thức âm nhạc rất rộng, vì vậy biện pháp tơi đưa ra sẽ cịn nhiều hạn
chế và cịn nhiều sáng kiến kinh nghiệm hay mà tơi chưa học hỏi được. Rất
mong được sự đóng góp ý kiến của quí đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để sáng
kiến kinh nghiệm của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Bình thạnh, ngày 05 tháng 05 năm 2023
Người thực hiện

Võ Thụy Hồng Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm mơn : ……………………….


Giáo viên: ………


14

PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình giáo dục phổ thơng, chương trình tổng thể( ban hành kèm theo
thơng tư số 32/2018/tt-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ
Giáo Dục và Đào Tạo
2. Sách Giáo Khoa Âm Nhạc Lớp 1- Đỗ Thị Minh Chính ( tổng chủ biên)
Mai Linh Chi - Nguyễn Thị Phương Mai - Đặng Khánh Nhật - Nguyễn Thị
Thanh Vân - Nhà xuất bản giáo dục
3. Sách Giáo Khoa Âm Nhạc Lớp 2 - Hồng Long – Đỗ Thị Minh Chính ( đồng
tổng chủ biên) Nguyễn Thị Thanh Bình-Mai Linh Chi-Nguyễn Thị Phương MaiNguyễn Thị Nga-Đặng Khánh Nhật-Trần Thị Kim Thăng Nguyễn Thị Thanh
Vân - Nhà xuất bản giáo dục
4. Sách Giáo Khoa Âm Nhạc Lớp 3 - Hoàng Long – Đỗ Thị Minh Chính ( đồng
tổng chủ biên) Nguyễn Thị Thanh Bình ( chủ biên) -Mai Linh Chi- Nguyễn Thị
Nga - Đặng Khánh Nhật - Nhà xuất bản giáo dục
5. Sách Giáo Khoa Âm Nhạc Lớp 4 - Hoàng Long( chủ biên) –Lê Minh Châu
- Hoàng Lân – Lê Đức Sang- Nguyễn Hoàng Thông- Lê Anh Tuấn - Nhà xuất
bản giáo dục
6. Sách Giáo Khoa Âm Nhạc Lớp 5- Hoàng Long( chủ biên) –Lê Minh Châu
- Hoàng Lân – Lê Đức Sang - Lê Anh Tuấn - Nhà xuất bản giáo dục

Sáng kiến kinh nghiệm môn : ……………………….

Giáo viên: ………



15

...............................................................................................

Sáng kiến kinh nghiệm môn : ……………………….

Giáo viên: ………



×