Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 tuổi thông qua những câu chuyện cổ tích Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.4 KB, 23 trang )

I. PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐỀ
1-Lý do chọn đề tài
Giáo dục mẫu giáo có tầm quan trọng đặc biệt tới sự phát triển toàn
diện nhân cách của mỗi con người, bởi đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên,
quan trọng - là thời kỳ lý tưởng của giáo dục lễ giỏo cho trẻ. Trẻ ở lứa tuổi mẫu
giáo thì việc tiếp nhận vốn tri thức, những phẩm chất nhân cách con người cũng
như văn hoá, nghệ thuật thẩm mỹ thông qua sự vật, hiện tượng xung quanh gần
gũi với trẻ. Cũng vì thế, khi chúng ta lo lắng nhiều tới việc nâng cao trình độ văn
hoá nghệ thuật của người lớn (người mẹ, người cô đó chính là nhằm tạo điều
kiện tốt cho sự phát triển của thế hệ trẻ thông qua những người gần gũi nhất đối
với trẻ thơ) và việc giáo dục trẻ đòi hỏi chúng ta phải uốn nắn từ đầu như nhân
dân ta đã đúc kết thành những kinh nghiệm sâu sắc lưu truyền cho đời sau:
Uốn cây từ thưở còn non
Dạy con từ thưở hãy còn thơ ngây.
“Bé không vin, cả gãy cành.”
Trẻ em hôm nay là những công dân của thế giới ngày mai. Vậy việc bảo
vệ chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của tòan xã hội và của mỗi gia
đình.Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc, niềm tự hào của mỗi gia đình, là
tương lai của đất nước, chiến lược giáo dục con người mới trong tương giai đoạn
hiện nay, đòi hỏi nhà trường các cấp phải nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo
về mọi mặt. Trước hết phải giáo dục đạo đức cho trẻ. Bởi Bác Hồ của chúng ta
đã từng nói : hưng có lẽ hầu như chúng ta đã lãng quên một phương pháp giáo
dục đầy hiệu quả mà chúng ta sẵn có: đó là kho tàng truyện cổ tớch Việt Nam.
Riêng về lĩnh vực giáo dục, kho tàng này cung cấp nội dung và phương pháp
giáo dục tương đối rõ ràng và đầy đủ hơn cả. Những cõu chuyện cổ tớch Việt
Nam đã đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng theo kiểu “vừa học, vừa chơi”, đã
làm tốt chức năng biểu đạt ý, giáo dục nhận thức, bồi dưỡng tình cảm đạo đức
cho trẻ.
Nhận thức được vấn đề này, trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ mầm
non, bên cạnh việc ứng dụng công nghệ dạy học hiện đại tôi luôn tìm tòi, học
hỏi và sáng tạo các hình thức, phương pháp giáo dục trẻ dựa trên những tư liệu


giáo dục sẵn có trong kho tàng văn hoá dân tộc.
Vì vậy, để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trồng người của mình, năm học
2011- 2012 tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến: “Một số biện pháp giáo
dục lễ giáo cho trẻ 5 tuổi thông qua những câu chuyện cổ tích Việt Nam
2.Thời gian thực hiện và triển khai SKKN:
Tháng 9,10/2011: Nhận xác định đề tài. Sưu tầm và nghiên cứu tài liệu có
liên quan đến đề tài
Tháng 11,12/2011: Điều tra thực trạng, tiến hành thực nghiệm
Thỏng 1,2,3/2012: Điều chỉnh và áp dụng các giải pháp Hoàn thành bản
sáng kiến .
2
II. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
“Một số biện phỏp giỏo dục lễ giỏo cho trẻ trụng qua những cõu chuyện cổ
tớch Việt Nam"
1.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
a. Khỏi niệm giỏo dục lễ giỏo:
Giỏo dục lễ giỏo ( giáo dục đạo đức ): Là một hoạt động giáo dục nhằm
xây dựng cho trẻ những nét tính cách, những phẩm chất đạo đức và bồi dưỡng
cho trẻ những tiêu chuẩn và qui tắc hành vi qui định thái độ của chúng đối với
nhau, đối với mọi người, đối với quê hương, đất nước.
b. í nghĩa của giỏo dục lễ giáo đối với trẻ mẫu giỏo:
- Giáo dục lễ giáo cũng chính là giáo dục đạo đức cho trẻ đó gúp phần
hỡnh thành nhõn cỏch cho trẻ, giỳp trẻ cú được thói quen tốt trong cuộc sống
hàng ngày:
+ Giỏo dục lễ giỏo gúp phần hỡnh thành hệ thống thỏi độ , hành vi ứng xử
phự hợp với bản thõn, với mọi người, với môi trường xung quanh.
+ Giaú dục lễ giỏo cũn hỡnh thành ở trẻ 1 số kinh nghiệm đầu tiên trong
hành vi ứng xử và tiếp thu những kinh nghiệm đó và ứng xử như thế nào cho
phù hợp với hoàn cảnh xung quanh.
+ Giáo dục lễ giáo giúp trẻ lĩnh hội những tiêu chuẩn về hành vi đạo đức,

biết đánh giá hành vi của mỡnh và của người khác.
Bởi vậy nếu ngay từ tuổi mầm non, chỳng ta chỳ trọng giáo dục cho trẻcó
những thái độ, hành vi đạo đức đúng đắn sẽ đặt cơ sở nền tảng cho bộ mặt đạo
đức mai sau của trẻ, đồng thời tạo cho trẻ 1 động lức quan trọng, giúp trẻ phát
triển và hành động đúng hướng trong quá trỡnh trưởng thành.
3
c.Nội dung giỏo dục lễ giỏo cho trẻ mẫu giỏo 5 tuổi:
- Giỏo dục cho trẻ lũng nhõn ỏi, phỏt triển cảm xỳc lành mạnh cho trẻ :
Lũng nhõn ỏi chớnh là tỡnh thương của con người, cái cốt lừi của vấn đề đạo
đức con người, cho nên cần coi trọng giáo dục cho trẻ từ thưở cũn thơ về những
hành vi tốt của con người.
- Giáo dục cho trẻ biết yêu quí người thân, gắn bó với bạn bè và biết nghe
lời người lớn.
- Giáo dục những qui tắc lễ phép và hành vi văn hóa
d. Đặc trưng của truyện cổ tích Việt Nam
Văn học dân gian đóng vai trò là: “Bầu sữa mẹ” (theo cách nói của
MGORKI-Nhà văn Nga vĩ đại )nuôi dưỡng nền văn học . Nếu không có thể thơ
lục bát được hình thành và đào luyện từ trong ca dao dân tộcthì không thể có
truyện Kiều của Nguyễn Du.Không có kho tàng truyện cổ tích cực kỳ phong phú
thì không có Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ. Nhiều nhà văn thơ khác của
dân tộc đã học tập,tiềp thu những hình tượng nghệ thuật,những cốt truyện và
nhất là cách nhìn nhận về con người và cuộc sống trong văn học dân gian truyền
thống để tạo nên tác phẩm văn học của họ như: Hồ Chí Minh,NguyễnKhuyến,Tố
Hữu,Trần Đăng khoa. Trong đó truyện cổ tích là một trong những thể loại chủ
yếu của văn học dân gian nó cũng là thể loại có nhiều vấn đề phức tạp và phong
phú . Thông qua những sáng tạo nghệ thuật cổ tích ,tác giả dân gian đã gửi vào
đó quan niệm nghệ thuật về thế giới nhân sinh thể hiện ý thức thẩm mỹ gắn liền
với tinh thần nhân văn của mình . Truyện cổ tích của dân tộc nào cũng đề cao
đạo đức nhân nghĩa .Nó là một môi trường đắc địa để những bài học đạo
đức,luân lý được đưa đến cho trẻ một cách tự nhiên. Hiện nay cuộc sống hiện

đại nên có nhiều phương tiện giải trí vui chơi và học tập hấp dẫn khiến các bậc
phụ huynh thường lệ thuộc vào đó,thường khi con đi học về là bố mẹ mở băng
đĩa siêu nhân hay trò chơi “Game” cho con xem.Nhưng thông qua các thể loại
ấy làm sao có thể đánh thức được tình cảm đạo đức ban đầu như: Tình yêu
4
thương lòng biết ơn,tinh thần đoàn kêt.mà thông qua nội dung ý nghĩa của
những câu truyện khiến những quan hệ hành vi của trẻ nhận thức được sâu
sắc.Truyện cổ tích Việt Nam được trẻ nhỏ ưa thích nhất so với các thể loại dân
gian khác chính là nhờ những đặc trưng của truyện cổ tích Việt Nam. Đặc trưng
của truyện cổ tích Việt Nam đó được thể hiện rừ nột trong baỡ thơ “Truyện cổ
nước mỡnh”- Lõm Thị Mỹ Dạ:
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhõn hậu lại tuyệt vời sõu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yờu nhau dự mấy cỏch xa cũng tỡm
Ở hiền rồi lại gặp lành
Người ngay thỡ được phật tiên độ trỡ
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thỡ tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sụng chảy cú rặng dừa nghiờng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đó xa
Chỉ cũn truyện cổ thiết tha
Cho tụi nhận mặt ụng cha của mỡnh
Rất cụng bằng, rất cụng minh
Vừa độ lượng lại đa tỡnh, đa mang
Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thỡ được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khỳc gỗ chẳng ra việc gỡ
5
Tụi nghe chuyện cổ thầm thỡ
Lời ụng cha dạy cũng vỡ đời sau
(Trớch bài thơ “Truyện cổ nước mỡnh”- Lõm Thị Mỹ Dạ)
e. í nghĩa giỏo dục của truyện cổ tớch Việt Nam:
Truyện cổ tích được trẻ nhỏ ưa thích nhất so với các thể loại truyện cổ dân
gian khác bởi chính những giá trị của nó mang lại.
Chính những cõu chuyện cổ tớch Việt Nam mà chúng ta đem đến cho trẻ,
góp phần hình thành những phát triển nhân cách toàn diện cho các cháu. Đặc
biệt là thông qua các những cõu chuyện, bằng nhiều con đường, nhiều biện pháp
mà chúng ta đem đến cho trẻ, nhiều điều lý thú, trẻ được học làm người mà rõ
nét nhất là giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. Bởi thông qua những cõu chuyện ấy,
trẻ biết yêu thiên nhiên, cuộc sống con người, biết thế nào là tốt xấu, chăm, lười.
Trẻ biết yêu cô tấm chăm làm và nết na, biết yêu Thạch Sanh chàng trai nghèo
dũng cảm.
Có thể nói vẻ đẹp trong truyện cổ tích Việt Nam được bao bọc bởi tỡnh
thương , sự bao dung và sẵn sàng hết lũng giỳp đỡ kẻ yếu, người bất hạnh.
Người cho phép lạ cũng vậy và nhân vật hành động chính nghĩa cũng vậy.
Truyện cổ tớch của dõn tộc nào cũng đề cao đạo đức, nhân nghĩa. Nó là
một môi trường đắc địa để những bài học đạo đức, luân lí được đưa đến cho mọi
người một cách tự nhiên. Không phải dân tộc nào cũngđề cao đạo đức như là
yếu tố thứ nhất của phẩm chất con người như dân tộc Việt NamCó những dân
tộc đề cao yếu tố trí tuệ và tài năng , dân tộc khác lại coi trọng sức mạnh thể lực
và trí tuệ cảu nhân vật. Nhưng theo quan nệm của người Việt Nam, đạo đức
chính là cái gốc của mọi sự tốt xấu trên đời.
Truyện cổ tớch Việt Nam đó cho chỳng ta thấy trong cuộc đấu tranh cho 1
cuộc đời tốt đẹp có đau khổ mà không buông xuôi, có thất bại mà không đầu
hàng, có bi thảm mà không tuyệt vọng , con người vẫn cố gắng vươn lên.
6

Truyện cổ tích Việt Nam dạy con người sống, gây tinh thần lạc quan,
khẳng định niềm tin vào sự tất thắng của điều thiện và lẽ công bằng.
Quan niệm đạo đức được phản ánh trong truyện cổ tích vừa chắt lọc kinh
nghiệm ứng xử trong thực tế , vừa là đạo đức lí tưởng mà người lao động muốn
xây dựng. Chính vỡ vậy mà truyện cổ tớch Việt Nam mang nội dung giáo dục
sâu sắc, nhất là giáo dục lễ giáo đối với trẻ nhỏ.
f. Niềm ham thớch truyện cổ tớch Việt Nam của trẻ mẫu giỏo:
Trẻ nhỏ có nhu cầu được tiếp nhận những loại hỡnh nghệ thuật trong đó
văn học.Hơn bất cứ 1 loại văn học nào, truyện cổ tích đó chiếm được sự yờu
thớch của cỏc em. Truyện cổ tích Việt Nam đó trở thành mún ăn tinh thần không
thể thiếu của các em. Với đặc điểm giàu hỡnh ảnh, phong phỳ tưởng tượng trẻ
dễ hào nhập tâm hồn của mỡnh với thế giới nhõn vật trong truyện. Chúng chăm
chú theo dừi những sự kiện tỡnh tiết với đôi mắt trũn xoe, chỳng ngạc nhiờn
trước hỡnh tượng kỡ vĩ, trước những biến đổi lạ kỡ của nhõn vật . Trẻ xỳc cảm
đến rơi nước mắt, lo sợ cho số phận nhân vật mà mỡnh yờu thớch khi nhõn vật
gặp phải những thử thỏch đầy nguy hiểm.Các em cười rạng rữ khi nhân vật
mỡnh yờu thớch chiến thắng được kẻ thù, chiến thắng được cái ác và giành được
hạnh phúc.Ngược lại các em cũng thể hiện 1 cách hồn nhiên thẳng thắn thái độ
với nhân vật các em không ưa thích.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
a. Địa bàn điều tra:
Trong nhiều năm qua, cấp học mầm non Văn Yên đó nghiờm tỳc triển
khai thực hiện chuyờn đề Giáo dục lễ giáo cho trẻ trong các trường mầm non do
Bộ Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo và cuộc vận độngểnTường học thân thiện- học
sinh tích cực” do Ngành Giáo dục - Đào tạo và Công đoàn Ngành phát động
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, xây dựng nếp sống văn minh trong
các trường học với các nhiệm vụ cụ thể như: Bồi dưỡng đội cho ngũ cán bộ
quản lý, giỏo viờn về nội dung, phương pháp và hỡnh thức giỏo dục lễ giỏo; Bổ
7
sung tài liệu, tranh chuyện, tranh tuyờn truyền, cỏc phương tiện phục vụ cho

việc cung cấp hiểu biết và rèn hành vi lễ giáo cho trẻ; Linh hoạt sáng tạo tổ chức
các hoạt động giáo dục truyền thống nhằm mục đích nâng cao nhận thức, hiểu
biết và khơi dậy lũng nhõn ỏi của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên và trẻ;
Tăng cường phổ biến kiến thức và phương pháp nuôi dạy con cho các bậc phụ
huynh học sinh trong các trường mầm non, tạo ra môi trường lành mạnh, góp
phần ngăn chặn, đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xó hội trong nhà
trường.Tuy nhiên, việc thực hiện giáo dục lễ giáo cho trẻ trong các trường mầm
non cũng cũn gặp những khú khăn như sau:
Mậu A là thị trấn chịu ảnh hưởng không nhỏ những vấn đề tiêu cực của
cơ chế thị trường, điều đó tác động và làm sa sút về đạo đức của một số giáo
viên, học sinh. Việc thực hiện phong trào kế hoạch hoá gia đỡnh là điều kiện hết
sức thuận lợi cho mọi gia đỡnh chăm sóc con, trẻ được nuông chiều và được đáp
ứng mọi thứ theo nhu cầu, nhưng ngược lại, nếu sự quan tâm không được thể
hiện đúng mức thỡ cũng là điều bất lợi trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ.
Một số lớp có số lượng trẻ/ lớp quá đông, số giáo viên/ lớp cũng chưa đủ
theo quy định nên việc theo sát, uốn nắn hành vi, cử chỉ cho từng trẻ cũng là vấn
đề khó khăn.
Điều kiện cơ sở vật chất để dạy trẻ thực hành hành vi lễ giáo, liên hệ thức
tế cũng cũn nhiều hạn chế chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức cho trẻ.
Nội dung giáo dục lễ giáo trong Chương trỡnh chăm sóc – giáo dục trẻ
mầm non cũn hạn chế: nặng về lý thuyết, thiếu nhiều bài tập thực hành kỹ năng
ứng xử, giải quyết tỡnh huống.
Một số giỏo viờn lựa chọn nội dung và hỡnh thức giỏo dục lễ giỏo tớch
hợp với cỏc hoạt động của trẻ chưa linh hoạt, giáo dục lễ giáo chỉ dừng lại ở
việc nhắc nhở trẻ phải làm theo yêu cầu của bài dạy, rèn trẻ các hành vi lễ giáo
nhiều khi quá cứng nhắc, máy móc, đánh giá trẻ về hành vi lễ giáo thường dựa
8
vào kiến thức của trẻ, chưa chú ý đến hành vi của trẻ trong cỏc tỡnh huống để
theo dừi và đánh giỏ trẻ.
Bên cạnh đó, vấn tài liệu nguồn để giáo viên có thể khai thác, tham khảo

để dạy trẻ cũn thiếu và chưa phong phú.
b. Mục đích điều tra:
Tôi thường xuyên tổ chức giỏo dục lễ giỏo cho trẻ lớp mỡnh thụng qua
nhữngcõu chuyện cổ tớch Việt Nam ,đồng thời quan sát quan sát dự giờ những
kể chuyện cổ tớch Việt Nam cho trẻ mẫu giáo lớn trong trường mỡnh cụng tỏc
để từ đó đưa ra các biện pháp, các hình thức giỏo dục phự hợp .
c. Phương pháp điều tra:
- Phương pháp quan ,dự giờ .
- Phương phỏp ghi chộp ,tổng hợp,phõn tớch.
- Phương pháp trao đổi ,đàm thoại : về những lần tổ chức dạy ở các giờ
học trước để tìm hiểu một số biện pháp của giáo viên đã sử dụng khi tổ chức
giỏo dục lễ giỏo cho trẻ thụng qua những cõu chuyện cổ tớch Việt Nam.
d. Thực trạng về việc giỏo dục lễ giỏo cho trẻ 5 tuổi :
Khả năng khám phá thế giới xung quanh của trẻ còn hạn chế.Tư duy của
trẻ là tư duy tổng quát hành động nên trẻ không hiểu qua những lời cô nói ,làm
như thế này có nghĩa là tốt,như thế kia là xấu,hay còn phải làm như thế nào
Nhưng qua những câu truyện cổ tích thường có cốt truyện ngắn gọn,rõ ràng,dễ
nhớ dễ thuộc,nhân vật gần gũi,chính là con người trong các mối quan hệ xã
hội.Điều quấn hút các em chính là yếu tố thần kỳ,những đồ vật quen thuộc gần
gũi được thổi những yếu tố ly kỳ hoang đường bỗng trở nên hấp dẫn đối với trí
tượng của trẻ thơ mà giáo dục tình cảm cho trẻ là một trong năm nhiệm vụ lớn
của công tác chính sách giáo dục cho trrẻ mẫu giáo.Vì vậy tôi đã thực hiện một
biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các câu truyện cổ tích Việt Nam.
9
Qua một vài năm thực hiện tôi đã thu được một số kết quả khả
quan:Trẻ ý thức được việc mình làm tốt hay xấu,nên hay không nên.Biết yêu cái
thiện ghét cái ác.Tuy nhiển tông quá trình thực hiện tôi đã gặp phải những thuận
lợi và khó khăn sau;
* Thuận lợi:
-Trẻ đi học tương đối đều ,được làm quen và củng cố thường xuyên nên đã

thành hệ thống .
- Cô giáo có trình độ chuyên môn vững ,yêu nghề mến trẻ, chịu khó học
hỏi.Tích cực học hỏi và trao đổi cùng đồng nghiệp về chuyên môn nghiên
cứu,sưu tầm các loại sách báo nên tích lũy được một số kinh nghiệm .
-Trường mầm non Hoa Hồng là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia lại nằm
ở trung tâm thị trấn nên phụ huynh rất quan tâm đến con cái.Vì vậy việc học tập
của trẻ đạt kết quả ,kinh tế phỏt triển ….trẻ thường xuyên được tiếp cận với các
tiến bộ khoa học kỹ thuật, cỏc phương tiện thông tin sách báo…
*Khó khăn :
- Do nằm ở trung tâm thị trấn nên nhu cầu gởi con đến lớp của cỏc bậc
phụ huynh rất lớn, lớp học chật trội do số trẻ đông, diện tích lớp lại nhỏ đó ảnh
hưởng không ít đến chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ.
- Bên cạnh đó một số phụ huynh cũn chưa hiểu tầm quan trọng của các
môn học đặc biệt là môn văn học ,họ đưa con em họ đến lớp với mục đích là
nhờ cô giáo…Vì thế cho nên nhận thức của 1 số trẻ còn yếu.
- Đồ dùng và tranh ảnh còn ít.
3.CÁC GIẢI PHÁP :
Xuất phát từ những tình hình đặc điển của lớp tôi đã mạnh dạn cho trẻ
làm quen với một số truyện cổ tích Việt Nam (ngoài chương trình quy
định).Thông qua nội dung truyện dẫn đến giáo dục lễ giáo cho trẻ một cách nhẹ
nhàng,phù hợp với lứa tuổi,không gò bó áp đặt mà đạt hiệu quả cao cho trẻ.
3.1-GIẢI PHÁP 1: Xõy dự`ng nội dung giỏo dục lễ giỏo theo lứa tuổi và theo
thỏng.
10
Nội dung giỏo dục lễ giỏo lớp mẫu giỏo lớn:
ã THÁNG 9:
- Biết chào cụ, chào ba mẹ, chào khỏch.
- Biết đi đại, tiểu tiện đúng nơi qui định.
- Biết sử dụng đồ dùng đúng ký hiệu và để đúng nơi qui định.
- Biết giữ vệ sinh trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Khụng xả rỏc, biết nhặt rỏc bỏ vào thựng.
ã THÁNG 10:
- Biết chào cô, chào ba mẹ, chào khách một cách chủ động tự giác.
- Ăn uống gọn gàng, không nói chuyện cười đùa trong khi ăn.
- Trẻ cú thúi quen và nề nếp tự phục vụ giờ ngủ
- Biết chơi với bạn, không giành đồ chơi với bạn.
ã THÁNG 11:
- Trẻ biết tự chuẩn bị cho giờ ăn ( kê bàn ghế, chia đồ dùng )
- Cú thúi quen giữ gỡn vệ sinh thõn thể (mặt mũi, chõn tay, quần ỏo, đầu tóc…
gọn gàng, sạch sẽ )
- Biết cầm hai tay, biết cảm ơn, xin lỗi.
ã THÁNG 12:
- Phỏt biểu trọn cõu, rừ nghĩa, biết hỏi và trả lời trọn cõu với người lớn.
- Dọn dẹp đồ chơi, đồ dùng, bàn ghế nhẹ nhàng.
- Cú ý thức giữ vệ sinh trong và ngoài lớp, vệ sinh cụng cộng, giữ sạch nguồn
nước.
- Trẻ biết tự giỏc thực hiện giờ nào việc nấy.
ã THÁNG 1:
- Đi đứng nhẹ nhàng không lê giầy dép, nói vừa đủ nghe.
- Giáo dục trẻ tích cực tham gia các hoạt động.
- Trẻ có thói quen nề nếp ăn uống sạch sẽ, văn minh, lịch sự.
ã THÁNG 2:
- Mạnh dạn phỏt biểu, diễn đạt ý tưởng bằng ngôn ngữ cá nhân.
- Tham gia tích cực, sáng tạo trong các hoạt động
- Biết nhường bạn, đi đứng, ăn nói nhẹ nhàng.
- Giữ gỡn, bảo vệ mụi trường, có ý thức tiết kiệm.
ã THÁNG 3:
- Thể hiện các hành vi văn minh, đạo đức qua ứng xử lễ phép, chào hỏi người
lớn.
- Mạnh dạn tự tin chủ động trong giao tiếp.

- Có hành vi ứng xử đúng với bản thân và những người xung quanh.
ã THÁNG 4:
- Có hành vi, thái độ thể hiện sự quan tâm đến những người gần gũi.
- Hợp tác chia sẻ với bạn bè trong các hoạt động.
- Có thói quen, kĩ năng tốt về giữ gỡn sức khoẻ,vệ sinh cỏ nhõn, vệ sinh mụi
trường, biết tránh xa những vật dụng nguy hiểm.
11
ã THÁNG 5:
- Thực hiện thời gian biểu của lớp một cỏch tự giỏc
- Tỡm hiểu và làm quen với nề nếp và hoạt động ở trường tiểu học.
- Biết giữ yên lặng những nơi công cộng: bệnh viện, trường học
- Biết tránh xa những nơi nguy hiểm
3.2-GIẢI PHÁP 2: Lập kế hoạch cho chủ điểm
Trước hết để cho nội dung lôzíc và phù hhợp với chủ điểm,tôi xây dựng
kế hoạch làm quen với văn học cho cả một năm ngay từ đầu năm. Tìm hiểu theo
từng chủ điểm của ban giám hiệu xem có bao nhiêu bài mà có nội dung là truyện
cổ tích Việt Nam từ đó điều chỉnh,bổ xung một số truyện mà tôi sưu tầm sao cho
phù hợp với đặc điểm của trẻ cuẩ lớp theo các chủ điiểm.
Chương trình của lớp tôi là 10 chủ điểm.Tôi thấy số lượng truyện cổ tích
Việt Nam còn rất ít và đưa vào giờ hoạt đông chung cũng rất ít.Trong khi đó kho
tàng truyện cổ tích của chúng ta rất phong phú .Truyện cổ tích dù ở thể loại
nào :Truyện cổ về loài vật ,truyện cổ tích thần kỳ hay truyện cổ tích sinh hoạt
đều mang nội dung tình cảm,nêu được những bài học đạo đức cho các em ở lứa
tuổi mầm non.Chính vì vậy tôi đã bỏ ra khá niều thời gian sưu tầm lựa chọn một
số truyện cổ tích Viêt Nam để đưa vào chương trình để cho trẻ của tôi được
học(ngoài chương trình quy định của ban giám hiệu)để giáo dục tình cảm đạo
đức cho trẻ.
Ví dụ
- Chủ điểm gia đình(Tấm Cám,người con út hiếu thảo)
- Chủ điểm ngành nghề- Sự tích quả dưa hấu, anh nông dân và ba điều

ước.
- Chủ điểm động vật-Sự tích con khỉ ,cóc kiện trời.
- Chủ điểm thực vật-Sự tích cây thìa là,cây khế ,cây tre trăm đốt.
3.3-GIẢI PHÁP 3: Tổ chức tiết học nhẹ nhàng ,linh hoạt.
Giỏo viờn cần tỡm cỏch vào bài thật sinh động để gây sự chú ý của trẻ.Ví
dụ : Trong chủ điểm thế giới thực vật: Khi cô kể cho trẻ nghe truyện “Sự tích
hoa hông”,để hướng sự chú ý của trẻ vào nội dung cõu chuyện tụi cho trẻ quan
12
sỏt bụng hoa hồng, hỏi trẻ tờn loài hoa, cỏc con cú biết tại sao lại cú hoa hồng
khụng? Hụm nay cụ cựng cỏc con sẽ tỡm hiểu về sự tớch hoa hồng nhộ.
Ví dụ: Khi dạy cho trẻ nghe câu chuyện “Cây tre trăm đốt” vào đầu câu chuyện
là “ ngày xưa, ở làng kia có một lão nhà giàu”. Như vậy, nội dung của câu
chuyện là lão nhà giàu và anh nông dân nghèo. Để nhấn mạnh sự gian dối của lão
nhà giàu và sự giàu có đó là không nên, tôi sáng tác đồng dao:
Giàu gì mà giàu thế
Hết cả tình người
Làm khổ người ta
Để cho nhiều của”
Ngoài những phương thức cũ,tôi cũn ứng dụng cụng nghệ thụng tin vào
cỏc hoạt động tổ chức kể chuyện cổ tích cho trẻ nghe nhằm lồng giáo dục lễ giáo
cho trẻ như: Xây dựng nội dung câu chuyện trên giáo án điện tử.Sự hấp dẫn của
nội dung cõu chuyện, lời kể truyền cảm của cụ, hỡnh ảnh minh hoạ đẹp, sê lôi
cuốn trẻ qua đó trẻ sẽ thấm nhuần nội dung câu chuyện nhờ đó mà nội dung giáo
dục lễ giáo cô muốn truyền tải đến trẻ sễ được trẻ tiếp nhận thật sâu sắc, ấn
tượng và bền lâu.Chẳng hạn như qua câu chuyện “Sự tích hoa hồng”trẻ cảm
nhận được vẻ đẹp của hoa, yêu quí hoa, không hái lá, bẻ cành.
Ví dụ: Chuyện : Quả bầu tiên
Qua câu chuyện Quả bầu tiên giáo dục cho trẻ biết được cậu bé hiền lành
nhưng tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người. Chính vì vậy cho nên cậu bé được chim
én thưởng một hạt bầu tiên, từ hạt bầu tiên đó khi gieo xuống đã nảy mầm, ra

hoa, kết trái, thật lạ quả bầu to khổng lồ - có nhiều vàng bạc châu báu. Câu
chuyện giáo dục trẻ một cách nhẹ nhàng, biết giúp đỡ bạn bè, em nhỏ yêu
thương những con vật gần gũi, dễ thương như “chim én”.
* Ví dụ: Chuyện “Chàng rùa”
13
Thông qua chuyện “Chàng rùa” với tấm lòng hiếu thảo thương yêu bố mẹ,
đặc biệt bố mẹ đã già tuổi cao sức yếu phải đi phu vác đất vác gỗ, làm nhà cho
vua với hình ảnh chú rùabé tý trong câu chuyện “Chàng rùa”. Là một nhân vật
có sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm cao: Mặc dù các cô các bác, bàn tán, xì
xào.Con rùa không nản lòng, vẫn bình thản trước sự cương quyết của mình. Với
tấm lòng hiếu thảo không những bố mẹ mà còn với các cô các bác đã đảm nhận
một công việc nặng nề giúp các cô, các bác sớm trở về nhà.
Với sự cần mẫn và lòng hiếu thảo với bố mẹ và mọi người những việc làm
đó là một hình tượng cao đẹp, lòng nhân ái trong câu chuyện chàng ràu mà tôi
đã khai thác giáo dục trẻ.
Ví dụ: Lựa chọn các kiểu đóng kịch cho trẻ diễn tả lại nhân vật đó ở
chuyện “Thánh Gióng”, bạn được đóng Thánh Gióng với đặc điểm hùng mạnh,
tay chân làm tiếng vó ngựa phi, những loại hoạt động này trẻ rất thích. Hoặc khi
kể chuyện “Thánh Gióng”, tôi chọn trò chơi “phi ngựa” và hát bài “ nhanh thật
nhanh, ngựa phi thật nhanh Từ việc hứng thú tiếp nhận nội dung câu chuyện
trẻ sẽ rút ra được nội dung giáo dục của câu chuyện đó chính là tỡnh yờu. Lũng
tự hào về anh hựng dõn tộc Thỏnh Giúng với tỡnh yờu quờ hương, đất nước vô
bờ bến. Đó chính là yếu tố xây đắp lên ttỡnh yờu đất nước, niềm tự hào về dân
tộc.
3.4-GIẢI PHÁP 4: Giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ, chu đáo đồ dùng dạy học
Bản thân tôi khẳng định : Đồ dùng dạy học là một trong những phương
tiện dạy học đạt kết quả cao nhất.Đồ dùng dạy học hấp dẫn sẽ giúp trẻ nhớ rất
lâu những kiến thức mà cô cung cấp nhất là khi trẻ được trực tiếp quan sát ,trực
tiếp hoạt động ,qua đó trẻ cảm nhận dược tình cảm ,tích cách của các nhân vật
trong truyện một cách sâu sắc.Vì vậy trươc khi tổ chức cho trẻ làm quen với

truyện tôi chuẩn bị đồ dùng thật chu đáo .Tranh ảnh hấp dẫn ,rối nhạc nền khi kể
phù hợp, sa bàn phù hợp khi kể ,có thể cho trẻ xem đĩa.
14
Ví dụ: khi kể truyện “cây tre trăm đốt”ở chủ điểm thực vật . Kể song cho
trẻ đóng kịch và chuẩn bị đồ dùng cho trẻ đóng kịch . tôi muợn áo của bà già
làm áo anh nông dân cho các cháu mặc vào làm cuốc dao vv
Hay như truyện “Sự tích quả dưa hấu” trong chủ điểm nghề nghiệp, để
gây sự chú ý hứng thỳ của trẻ cũng như khắc sâu nội ding giáo dục cho trẻ qua
câu chuyện tôi đó chuẩn bị xõy dựng hỡnh ảnh động minh họa cho nội dung câu
chuyện ->> rồi tôi lại kể cho trẻ nghe trên sa bàn rối dẹt. Trẻ đó hiểu rừ nội dung
cõu chuyện, biết trõn trọng người nông dân, đặc biệt là nhân vật Mai An Tiêm-
con người chăm chỉ, tháo vát, yêu lao động.
3.5-GIẢI PHÁP 5: Sử dụng các phương tiện giảng dạy
Sử dụng phối hợp và hợp lý ->hiệu quả các phương pháp giáo dục sẽ phát
huy tínhchủ động tích cực của trẻ vì thế cho nên khi cho trẻ làm quen với tác
phẩm văn học tôi dùng kết hợp nhiều phương pháp để tất cả trẻdược hoạt động
một cách tích cực và cụ thể là: ngoài phương pháp cũ tôi dùng thêm:
+Thuộc truyện
+ Nhập vai kể diễn cảm
+ Phương pháp cá thể hóa
+ Phương pháp tích hợp
*Thuộc truyện và nhập vai kể diễn cảm .
Để đạt dược giờ dạy đạt kết quả tốt cô giáo phải chuẩn bị tốt giáo án ,
phải thuộc truyện , thuộc các tình tiết trong truyện để từ đó nhập vai tốt .
*Phương pháp cá thể hóa:
Mỗi trẻ em tuy ở cùng độ tuổi song có sự phát triển khác nhau cả về thể
chất và trí tuệ nên cô phải dựa vào đặc điểm này để có những biện pháp riêng
biệt tránh lối giáo dục đồng lọat để phát huy khả năng của từng trẻ.
*Phương pháp tích hợp :
Đây không phải là phép cộng tác bộ môn mà là sự kết hợp lôzích , hợp lý

giụp giáo viên khai thác tối đa nội dung giáo dục tình cảm đạo đức qua mỗi
truyện nhờ đó bài học đạo đức trở nên hấp dẫn ,gần gũi ấn tượng và sâu sắc với
trẻ.
15
Ví dụ : Khi dạy truỵên “cây trẻ trăm đốt” ở chủ điểm thế giới thực vật .
Cô giáo có thể tích hợp bộ môn môi trường xung quanh , biết về cây tre gần gũi
và rất quen thuộc của địa phương và một số loại cây khác .
3.5-GIẢI PHÁP 5: Tổ chức giỏo dục lễ giỏo cho trẻ thụng qua chuyện cổ
tớch Việt Nam mọi lúc ,mọi nơi và ụn luyện thụng qua lễ hội
Theo lịch sinh hoạt chương trình cho trẻ làm quen với văn học mỗi tuần
chỉ một giờ hoạt động chung(25-30 phú) mà nội dung chương trình đa số là
truyện hiện đại và thơ truyện cổ tích còn ít .
Chính vì vậy để đạt được mục đích đề ra tôi đã tổ chức cho trẻ làm quen với
truyện cổ tích Việt Nam mọi lúc mọi nơi mọi thời điểm khác nhau trong ngày :
+Giờ đón trẻ
+Giờ hoạt động ngoài trời
+Giờ HĐ góc
+Giờ HĐ chung
+Giờ trả trẻ
Trẻ mẫu giáo rất giầu tình cảm,trong mọi hành động đều chịu sự chi phối
của tình cảm.Một hành vi tốt của trẻ thường do cảm xúc khi được khích lệ khen
ngợi hoặc do tình yêu lòng mong muốngiúp đỡ người mà trẻ yêu mến thúc đẩy .
Những hành vi đạo đức của trẻ chỉ thực hiện được định kỳ khi trẻ phân biệt
được điều tốt ,điều xấu ,những hành vi ứng xử nào cần làm và làm như thế nào ?
Những hành vi nào không nên làm và không được làm đồng thời trẻ có những
hành vi động cơ đúng đắn.
Chính vì vậy việc giáo dục các chuẩn mực , quy tắc và động cơ hành vi coi là
cốt lõi của công tác giáo dục đạo đức và được thực hiện liên tục ,thường xuyên ,
cần luôn luôn làm giàu vốn kinh nghiệm đạo đức cho trẻ .
Vớ dụ: Muốn trẻ biết cảm ơn, xin lỗi thì cô lồng vào các câu chuyện như:

“Tớch Chu”. Cô tổ chức cho cả lớp đóng vai các nhân vật trong truyện. Qua việc
nhập vai trẻ cảm ơn, xin lỗi thì hành động lời nói trong vai kịch đã trở thành
hành động lời nói trong sinh hoạt hàng ngày. Như vậy, việc giáo dục lễ giáo đã
thấm vào trẻ nhẹ nhàng và hấp dẫn.
16
- Giờ đón trẻ ,giờ trả trẻ là lúc cô áp dụng biện pháp cá thể hiệu quả nhất.
Ví dụ : Cô trò chuyện cởi mở ,tự nhiên gần gũi trẻ để trẻ tự bộc lộ bản
thân:cô hỏi trẻ nhà con có em bé không ? Con thường làm gì với em bé nếu em
đòi đồ chơi của con thì con làm gì ? Từ đó cô có thể kể chuyện có nội dung về
gia đình cho trẻ nghe.
- Hoặc giờ hoạt động góc :
Góc là khu vực riêng biệt trong nhóm nơi trẻ có thể làm việc một mình hoặc
theo nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu riêng để trẻ xem xét và khám phá .Cô
giáo có thể làm việc riêng với từng nhóm nhơ mà không sợ ảnh hưởng đến sự
hoạt động tích cực của trẻ ,ở đây trẻ được thoải mái về không gian và thời gian.
- Sinh hoạt chiều :Đây là thời gian lý tưởng để cô giáo tổ chức cho trẻ
làm quen chọn vẹn với một truyện cổ tích đúng các bước làm quen với tác
phẩm văn học. điệu ÂN(phân nhóm,cá nhân)để tạo khả năng theo dừi ,phõn
tớch,làm chớnh xỏc lại.
- Trong ngày hội ,ngày lễ:
Vớ dụ : Trong Tết trung thu , cụ cú thể kể cho trẻ nghe cõu chuyện “Sự tớch chỳ
cuội” cựng với sự nhập vai chũ cuội, chị Hằng trẻ sẽ rất thớch thỳ. Qua đó trẻ
biết được Tết trung thu chính là 1 nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam, từ đó
xây đáp lên tỡnh yờu quờ hương, đất nước, lũng tự hào về dõn tộc.
3.6-GIẢI PHÁP 6: Thực hiện tốt cụng tỏc tuyờn truyền với phụ huynh.
- Để việc giáo dục đạt hiệu quả tốt nhất tôi dã phối hợp chặt chẽ với phụ
huynh ,từ đầu năm giáo viên đã thông báo chương trình học của cả một năm cho
phụ huynh nắm được
- Tuyên truyền với phụ huynh về lợi ích của truyện cổ tích Việt Nảmtong
quá trình giáo dục trẻ. Đến đầu chủ điểm tôi cho phụ huy n muợn phô tô những

câu truyện đã chọn cjo phụ huynh xem .Phát cho phụ huynh nhũng bản phụ
huynh phô tô đẻ phụ huynh kể cho con em mình nghe.
- Giáo dục lễ giáo cho trẻ không thể tách rời khỏi gia đình vì giáo dục tình
yêu là nội dung cơ bản của giáo dục lòng nhân ái cho trẻ.
17
Ngoài những giờ kể chuyện, ở lớp, tôi gặp gỡ trao đổi với phụ huynh
những phương pháp kể chuyện với họ. Để từ đó, phụ huynh tranh thủ những lúc
trẻ ngủ ở nhà kể chuyện cho trẻ nghe. Bởi vì trẻ rất hồn nhiên, nếu mẹ kể và đọc
không giống cô thì trẻ sẽ không thích nghe và còn bảo: mẹ đọc, kể không giống
mẹ đọc, kể cho con nghe ở lớp. Vì thế, tôi tranh thủ trao đổi cho phụ huynh tài
liệu, phương pháp và cả cách làm đồ dùng, đồ chơi theo rối dây, rối đế, tranh
động. Ví dụ, tôi chuẩn bị một tiết dạy chuyện về “Cõy khế” thật kỹ cả tiết 1, tiết
2 và cả đồ dùng cho 2 tiết đó, tiến hành dạy và mời phụ huynh về dự. Qua đó,
phụ tạo lòng tin trong phụ huynh; đồng thời, nâng thêm sự hiểu biết về văn học.
Về nội dung giỏo dục lề giỏo thụng qua những cõu chuyện cổ tớch Việt Nam.
Giáo viên luôn trò chuyện tuyên truyền với phụ huynh về các nội dung
giáo dục đạo đức ,hành vi đạo đức phù hợp với trẻ để phụ huynh phối hợp rèn
trẻvà dạy trẻ
3.7-GIẢI PHÁP 7: Xõy dựng gúc lễ giỏo
Ở mỗi nhóm lớp đã xây dựng và sắp xếp một góc lễ giáo. ở góc này giáo
viên đã sưu tầm sách, truyện có tranh ảnh nêu những gương tốt có giáo dục để
trẻ xem và làm theo . Ngoài ra, ở góc khác cô trưng bày những sản phẩm đẹp do
trẻ tự làm như các bức tranh, sản phẩm nặn, vẽ, xé dán…
Góc lễ giáo còn là nơi nêu gương để trẻ phấn đấu trong tuần, trong tháng.
Giáo viên cần dành một khoảng để dán ảnh các cháu ngoan, có hành vi tốt,
gương mẫu vào từng tiêu chí mà trẻ đạt được. Hàng tuần, hàng tháng thấy được
ảnh của mình trên góc lễ giáo thì trẻ rất vui sướng và càng cố gắng hơn để tiếp
tục được khen. Những trẻ chưa được dán ảnh cũng sẽ cố gắng phấn đấu thật
ngoan để được có mặt trong góc lễ giáo và từ đó trẻ sẽ đua nhau học tập.
Trong những lúc đón hoặc trả trẻ, phụ huynh thấy con mình được nêu

gương trên góc lễ giáo rất phấn khởi và sẽ động viên con mình tiếp tục ngoan
18
hơn; còn những phụ huynh mà chưa thấy con mình được nêu gương thì cũng tìm
hiểu nguyên nhân để dạy bảo và khuyên nhủ các cháu. Góc lễ giáo đã góp phần
quan trọng trong việc dạy trẻ toàn diện, nâng cao chất lượng lễ giáo cho trẻ ở
mọi lúc, mọi nơi.
4- HIỆU QUẢ CỦA SKKN:
Sau một thời gian thực hiện với lòng kiên trì lòng say mê kết hợp với việc
sử dụng các biện pháp trên một cách linh hoạt .Tôi nhận thấy nội dung mình lựa
chọn đạt kết quả như sau:
- Tạo cho trẻ hứng thú hoạt động làm quen với văn học đặc biệt là truyện
cổ tích Việt Nam,giờ hoạt động góc nhiều trẻ thích chơi ở góc sách hơn.
- Trẻ tiếp thu được những chuẩn mực đạo đức gần gũi trong cuộc sống
hằng ngày .
- Giáo dục lễ giáo không chỉ thể hiện trong giờ học mà còn được thể hiện
ở tất cả các hoạt động:
+Giờ chơi ,góc chơi , trẻ biết hòa thuận không tranh giành đồ chơi
+Đối với mọi người biết chào hỏi lễ phép biết nhường nhị em nhỏ .
+Đối với gia đình : không quấy rầy vòi vĩnh bố mẹ biết yêu thương chia
sẻ tình cảm với người thân trong lúc vui buồn .
+ Đối với thiên nhiên : Không bẻ cành ,hái hoa ,hình thành đức tính tốt
:Ngăn nắp ,gọn gàng ,tính tự lập.
* Kết quả khảo sát như sau:
Khảo sát việc thực hiện lễ giáo
ở lớp
Đầu năm Cuối năm
Ngoan ngãn lễ phép với mọi
người
-Tốt: 10trẻ
-Khá:20trẻ

-ĐYC:12trẻ
-Tốt :20trẻ
-Khá:15trẻ
-ĐYC:7trẻ
Nhường nhịn chia sẻ -Tốt :15trẻ
-Khá:15trẻ
-ĐYC:12trẻ
-Tốt:20trẻ
-Khá:16trẻ
-ĐYC:6trẻ
19
Quan tâm giúp đỡ -Tốt:20trẻ
-Khá:15trẻ
-ĐYC:7trẻ
-Tốt:30trẻ
-Khá;10trẻ
-ĐYC:2trẻ
III- PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Vậy giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng
như đầu bài viết tôi đã nêu có phải chăng văn học góp pần cốt lõi cho việc giáo
dục con người ,con người có phẩm chất đạo đức có tình yêu thương, con người
giàu lòng nhân nghĩa khi trưởng thành .
Vậy ngay từ bây giờ tôi và các bạn hãy làm tốt công tác giáo dục này góp
phần cho đất nước sau này .
2.Bài học kinh nghiệm :
Tóm lại ,để gióa dục tình cảm đạo đức cho trẻ thông qua truyện cổ tích
Việt Nam đạt hiệu quả cao . Tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Lập kế hoạchchi tiết cho từng chủ điểm .
- Chuẩn bị đồ dùng đẹp ,sinh động hấp,dẫn trẻ.

- Bản thân giáo viên luôn học hỏi ,tìm tòi,rèn luyện giọng kể .
- Phối hợp với ban phụ huynh lớp cũng như từng phụ huynh để nắm chắc
tình hình ,tính cách của từng cá nhân trẻ ,có phưong pháp tác động kịp thời ở lớp
cũng như ở nhà.
3.Khuyến nghị:
Tôi mong muốn nhà trường tạo điều kiện về thời gian và kinh phí đẻ giáo
viên được học hỏi thêm các lớp làm đồ dùng ,đồ chơi trang trí lớp cho đẹp và
phong phú.Nhà trường tạo điều kiện hơn nữa cho các giáo viên di tham quan
quan học hỏi ,trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên khác ở các trường khác
trong huyện trong thành phố. Từ đó chúng tôi học hỏi được kinh nghiệm của các
đồng nghiệp về các phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ để phục vụ cho việc
giảng dạy được tốt hơn.
20
IV-TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT TấN TÀI LIỆU NHÀ XUẤT BẢN
NĂM XUẤT
BẢN
1
Bồi dưỡng thường xuyên chu
kỡ 2004- 2007(Quyển 2, bài 12)
NXB Hà Nội 2005
2
Hướng dẫn thực hiện chương
trỡnh GDMN Mẫu giỏo lớn 5-6
tuổi
NXB Giỏo dục 2005
3
Phương pháp kể chuyện sáng
tạo truyện cổ tích thần kỡ cho
trẻ mẫu giỏo.

NXB Đại học quốc gia
Hà Nội
2001
4 Giỏo trỡnh văn học dân gian NXB Đại hoạ sư phạm 2006
21
5
Đọc và kể chuyện văn học ở
vườn trẻ
NXB giỏo dục
1976
6
Giỏo trỡnh giỏo dục học mầm
non
NXB Đại học sư phạm
2006
7
Kịch bản lễ hội ở trường mầm
non
NXB Giỏo dục
1997
8
Tạp chớ Giỏo dục mầm non
TRANG MỤC LỤC
I/ PHẦN THỨ NHẤT :ĐẶT VẤN
ĐỀ 3
1-Lí do chọn đề tài……………………………………………………… 3
2-Thời gian triển khai và hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm…………… 4
II/. PHẦN THỨ HAI:GIẢI QUYẾTVẤN ĐỀ………………………………… 4
1.Cơ sở lí luận của vấn đề ……………………………………………… 5
a. Khỏi niệm giỏo dục lễ

giỏo………………………………… 5
b. í nghĩa của giỏo dục lễ giỏo 5
c.Nội dung giỏo dục lễ
giỏo………………………………………… 6
d. Đặc trưng của truyện cổ tích Việt Nam ……………………… 6
e. í nghĩa giỏo dục của truyện cổ tớch Việt Nam 8
f. Niềm ham thớch truyện cổ tớch Việt Nam của trẻ mẫu
giỏo 9 2.Thực trạng của vấn đề
……………………………………………… 9
a. Địa bàn điều tra ……………………………………………………… 9
b.Mục đích điều tra…………………………………………………… 10
c.Phương pháp điều tra………………………………………………… 11
d.Thực trạng của việc giỏo dục lễ giỏo cho trở mẫu giỏo 5
tuổi 11
3. Cỏc biện phỏp đó tiến hành để giải quyết vấn đề 12
3.1-GIẢI PHÁP 1: Xõy dự`ng nội dung giỏo dục lễ giỏo theo lứa tuổi và
theo thỏng. 13
3.2-GIẢI PHÁP 2: Lập kế hoạch cho chủ điểm 14
3.3-GIẢI PHÁP 3: Tổ chức tiết học nhẹ nhàng ,linh hoạt 15
3.4-GIẢI PHÁP 4: Giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ, chu đáo đồ dùng dạy
học 16
3.5-GIẢI PHÁP 5: Tổ chức giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua chuyện cổ
tích Việt Nam mọi lúc ,mọi nơi và ôn luyện thông qua lễ hội 17
3.6-GIẢI PHÁP 6: Thực hiện tốt cụng tỏc tuyờn truyền với phụ huynh 17
22
3.7-GIẢI PHÁP 7: Xõy dựng gúc lễ giỏo 18
4.Hiệu quả của SKKN……………………………………… 19
III/. PHẦN THỨ BA:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………… 21
IV/. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………… 22
23

×