Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.21 KB, 16 trang )

GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN DÂN TỘC
THIỂU SỐ HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
A. Lý do chọn đề tài
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với mọi
quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn
như Việt Nam. Có thể nói hiệu quả của việc giải quyết việc làm gắn liền với sự
tồn tại và phát triển bền vững của mọi quốc gia. Đối với Việt Nam, vấn đề giải
quyết việc làm cũng khơng nằm ngồi quỹ đạo đó, văn kiện Đại hội XIII của
Đảng đã nhấn mạnh: “Giải quyết việc làm là nhân tố quyết định để phát huy
nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng
nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân”.
Huyện Đam Rông cũng là một trong những huyện khó khăn, tổng dân số
của tồn huyện đến nay có 55,386 người, trong đó hầu hết là người đồng bào
dân tộc thiểu số với 36,319 người (chiếm 65,6% dân số của toàn huyện), với 22
dân tộc anh em sinh sống, chủ yếu là dân tộc K’Ho, Mạ, Nùng, Tày, Khơ me,
Dao, Mông,... Những năm gần đây với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước đời sống của đại bộ phận thanh niên dân tộc thiểu số huyện Đam Rông
được cải thiện đáng kể, họ có cơ hội được tiếp cận với tri thức, với sự phát triển
của xã hội. Nhận thức được vai trò đồng hành cùng thanh niên dân tộc thiểu số,
nhiều địa phương thuộc huyện Đam Rông đã triển khai các chương trình, dự án
hỗ trợ hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm; hoạt động hỗ trợ thanh niên
dân tộc thiểu số tham gia phát triển kinh tế… Đoàn thanh niên huyện Đam Rơng
đã tập trung hỗ trợ đồn viên, thanh niên khởi nghiệp trên nhiều lĩnh vực như:
Hỗ trợ thông tin, kiến thức, kỹ năng cho thanh niên khởi nghiệp; xây dựng, phát
triển hệ sinh thái khởi nghiệp trong thanh niên, sinh viên; hỗ trợ tư vấn việc làm,
hỗ trợ vốn,...
Tuy nhiên, thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn Huyện có xuất phát
điểm thấp hơn so với dân tộc đa số nên quá trình tiếp cận với tri thức còn hạn
chế, họ chưa nắm bắt được cơ hội, khơng khai thác được các tiềm năng, tính ưu
việt trong cơ chế, chính sách, điều kiện mà Nhà nước đang dành cho họ. Một
phần do thói quen sinh sống ở những vùng có điều kiện tự nhiên khơng thuận lợi


nên khiến cho cơ hội tiếp cận việc làm còn hạn chế. Hơn nữa vì điều kiện kinh tế
khó khăn, ít được học tập, quan sát, học hỏi từ môi trường bên ngồi nên trình
độ nhận thức của họ về những điều kiện phát triển còn thấp, ảnh hưởng tới đời
sống kinh tế xã hội.
Từ những lí do trên, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài: “Giải pháp giải
quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số huyện Đam Rông, Tỉnh Lâm
Đồng”. Đây là vấn đề rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn.
Chúng em mong muốn rằng qua đề tài của mình, chúng em có thể góp phần nhỏ
bé vào việc xây dựng quê hương, đất nước.
B. Câu hỏi nghiên cứu, Vấn đề nghiên cứu, Giả thuyết khoa học.
1. Câu hỏi nghiên cứu:
1


Làm thế nào để làm tốt vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng
đời sống cho thanh niên dân tộc thiểu số? Áp dụng công nghệ thông tin trong
việc giúp thanh niên dân tộc thiểu số tiếp cận việc làm một cách nhanh chóng và
hiệu quả.
2. Vấn đề nghiên cứu:
- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết việc làm cho thanh niên
dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đam Rông.
- Áp dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống để giải quyết vấn đề việc làm
cho thanh thiếu niên, dân tộc thiểu số bằng việc sử dụng Website việc làm, cung
cấp thông tin việc làm chính xác, nhanh chóng.
3. Giả thuyết nghiên cứu:
Giải quyết việc làm việc làm cho thanh niên và thanh niên dân tộc thiểu số
đang được nhà nước, các cơ quan quản lí địa phương quan tâm, chú trọng đến.
Nếu nghiên cứu được những giải pháp thiết thực, phù hợp với đặc điểm của
thanh niên dân tộc thiểu số sẽ góp phần nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc
thiểu số nói chung và thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng. Góp phần ổn định

kinh tế, xây dựng Đam Rơng đạt chuẩn huyện nơng thơn mới và thốt nghèo bền
vững (Nghị quyết 07-NQ/TU ngày 12/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh Lâm
Đồng về “Phát triển huyện Đam Rông giai đoạn 2021-2025, định hướng đến
năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045”).
C. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số ở Huyện
Đam Rông, Tỉnh Lâm Đồng.
D. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu của đề tài chúng em sử dụng các
nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu
Sau khi hình thành ý tưởng về đề tài chúng em tìm hiểu các tài liệu liên
quan đến thanh niên, thanh niên dân tộc thiểu số, việc làm, các hoạt động giải
quyết việc làm,... cho thanh niên dân tộc thiểu số Huyện Đam Rông, nhằm đưa
ra cơ sở lý luận phục vụ cho công tác nghiên cứu.
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Tiếp cận, xem xét, thu thập dữ liệu từ thực tiễn.
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn bằng câu hỏi,
phỏng vấn qua điện thoại các đối tượng liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài
nghiên cứu.
3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Trong q trình nghiên cứu, khảo sát thực tế khơng thể thiếu nguồn tài liệu
là bản đồ và biểu đồ. Các loại bản đồ, biểu đồ có liên quan như: Vẽ biểu đồ thể
hiện các yếu tố ảnh hưởng vấn đề nghiên cứu, biểu đồ về tỉ lệ người dân tộc
trong huyện, ...từ số liệu thu thập được để phân tích và minh họa cho đề tài.
Ngồi ra, để phân tích và thiết kế website Việc làm cho thanh niên dân tộc
thiểu số huyện Đam Rơng, chúng em có thực hiện vẽ dạng biểu đồ Ngơn ngữ
mơ hình hóa thống nhất (tiếng Anh: Unified Modeling Language, viết tắt thành



UML) là một ngơn ngữ mơ hình gồm các ký hiệu đồ họa mà các phương pháp
hướng đối tượng sử dụng để thiết kế các hệ thống thông tin một cách nhanh
chóng. Trong đó, Use Cases Diagram (sơ đồ tính năng của sản phẩm) là kỹ thuật
mô tả sự tương tác giữa người dùng và hệ thống trong 1 môi trường cụ thể và vì
1 mục đích cụ thể.
E. Tiến hành nghiên cứu
I. Một số vấn đề chung về giải quyết việc làm và thanh niên dân tộc
thiểu số.
1. Việc làm và giải quyết việc làm
1.1. Việc làm
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho rằng: “Người có việc làm là người
đang làm việc trong lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích, khơng bị
pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình đồng
thời góp phần cho xã hội”.
Trong điều 9, Bộ luật Lao Động số 45/2019/QH14 ngày 20 tháng 11 năm
2019, có quy định rõ “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp
luật khơng cấm”
Tóm lại, xét về bản chất việc làm được xác định như là một hệ thống quan
hệ bản chất giữa con người về việc đảm bảo cho họ những chổ làm việc và tham
gia vào hoạt động sản xuất.
Trong tình hình hiện nay việc tạo việc làm đầy đủ và duy trì ổn định
là một vấn đề bức bách đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cũng như các
cơ quan có liên quan, các doanh nghiệp cùng nhau tham gia giải quyết. Dưới tác
động của các cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới, dịch bệnh, xu thế hội nhập
và phát triển cùng với q trình tồn cầu hóa, nhu cầu việc làm càng trở nên bức
xúc hơn.
1.2. Giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm là tạo việc làm mới cho người lao động có nhu cầu và
có khả năng đáp ứng yêu cầu của việc làm đó. Khi người lao động hội tụ đủ
những điều kiện này, thi tham gia học tập làm việc để tạo thu nhập.

Giải quyết việc làm cho thanh niên là tạo ra việc làm phù hợp với lứa tuổi,
trình độ, tay nghề và sức khỏe của lao động thanh niên. Ở trong độ tuổi từ 16 30, thanh niên đang trong giai đoạn phát triển và dần hoàn thiện về thể chất, tâm
lý và nhân cách. Thanh niên có thể được đào tạo nghề hoặc chưa qua đào tạo, do
đó trình độ tay nghề cũng chưa ổn định. Giải quyết việc làm cho lao động thanh
niên phải quan tâm đến sự phù hợp này, phải tính đến khả năng phát triển của
thanh niên trong tương lai về cả thể chất, trí tuệ và tâm lý.
2. Khái niệm về thanh niên và thanh niên dân tộc thiểu số
2.1. Khái niệm dân tộc thiểu số
Đảng Cộng sản Việt Nam ln khẳng định quan niệm nhất qn của
mình: Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc thành viên, với
khoảng trên 98,5 triệu người. Trong tổng số các dân tộc nói trên thì dân tộc Việt


(Kinh) chiếm 86,2% dân số, được quan niệm là “dân tộc đa số”, 53 dân tộc còn
lại, chiếm 13,8% dân số được quan niệm là “dân tộc thiểu số” trong cộng đồng
các dân tộc Việt Nam. Khái niệm “dân tộc thiểu số”, có lúc, có nơi, nhất là trong
những năm trước đây cịn được gọi là “dân tộc ít người”. Mặc dù hiện nay đã có
qui định thống nhất gọi là “dân tộc thiểu số”, nhưng cách gọi “dân tộc ít người”
vẫn không bị hiểu khác đi về nội dung.
2.2. Khái niệm thanh niên
Liên hợp quốc định nghĩa thanh niên là nhóm tuổi từ 15 đến 24 tuổi (Theo
chương trình sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục vị thành niên – thanh niên của
khối Liên minh Châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA), chủ
yếu dựa trên cơ sở phân biệt các đặc điểm về tâm sinh lý và hồn cảnh xã hội so
với các nhóm lứa tuổi khác. Nhưng trong công ước quốc tế của Liên hợp quốc
về quyền trẻ em lại xác định trẻ em đến dưới tuổi 18 tuổi.
Ở Việt Nam, thanh niên là một khái niệm có thể được hiểu và định nghĩa
theo nhiều cách. Theo điều 1, “Chương I: Những quy định chung” Luật thanh
niên Việt Nam ban hành năm 2020 có hiệu lực ngày 01/1/2021, quy định:
“Thanh niên quy định trong luật này là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến ba

mươi tuổi”.
Như vậy, thanh niên là nhóm xã hội nhân khẩu đặc thù bao gồm những
người trong một độ tuổi nhất định, có sự phát triển nhanh chóng về thể chất, tâm
lý, trí tuệ, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội; có mối quan hệ gắn
bó mật thiết với tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội; là lực lượng xã hội to
lớn đóng vai trị quyết định đối với sự phát triển trong tương lai của mỗi quốc
gia, dân tộc.
2.3. Khái niệm thanh niên dân tộc thiểu số
Từ khái niệm thanh niên, chúng ta có thể hiểu: thanh niên dân tộc thiểu số
là một nhóm người có độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi, có sự phát triển nhanh chóng về
thể chất, tâm lý, trí tuệ, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động của cộng đồng các
dân tộc thiểu số, lao động hiệu quả góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa
phương cùng với sự phát triển của đất nước.
Thanh niên dân tộc thiểu số thường có chung một phương thức sinh hoạt
kinh tế. Cư trú tập trung trên một vùng lãnh thổ của một quốc gia, hoặc cư trú
đan xen với nhiều dân tộc anh em. Có ngơn ngữ riêng và có thể có chữ viết riêng
(trên cơ sở ngôn ngữ chung của quốc gia) làm công cụ giao tiếp trên mọi lĩnh
vực. Đặc biệt, họ có nét tâm lý riêng (nét tâm lý dân tộc) biểu hiện kết tinh trong
nền văn hoá dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của nền văn hoá dân tộc, gắn bó
với nền văn hố của cả cộng đồng các dân tộc.
II. Thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số
Huyện Đam Rông, Tỉnh Lâm Đồng.
1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu và đặc điểm của đối tượng nghiên
cứu
1.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu


Huyện Đam Rơng nằm ở phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, có diện tích là 860,9
km chiếm 8,816% diện tích tồn tỉnh. Theo số liệu thống kê năm 2020, Tổng
dân số của tồn huyện đến nay có 55,386 người, trong đó hầu hết là người đồng

bào dân tộc thiểu số với 36,319 người (chiếm 65,6% dân số của toàn huyện), tỉ
lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trong địa bàn toàn huyện trên 12.26%. Chủ yếu là
đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên và một số đồng bào dân tộc thiểu số
di cư từ các tỉnh Miền núi phía Bắc đến sinh sống như: Tày, Nùng, Dao, Mông
...Tạo nên cộng đồng với 22 thành phần dân tộc chung sống, đoàn kết, giúp nhau
cùng phát triển, tập trung rải rác tại các xã trong huyện.
Đam Rông nằm trên cao nguyên Lâm Viên, phía Tây Nam giáp huyện Lâm
Hà, đều thuộc tỉnh Lâm Đồng. Phía Bắc giáp các huyện của tỉnh Đắk Lắk.Tồn
huyện có 8 xã, thị trấn với 1 trung tâm kinh tế xã hội là thị trấn Bằng Lăng.
Tuyến đường tỉnh lộ nối liền hệ thống đường trục xã tạo thành mạng lưới đường
bộ phân bố hợp lý thuận lợi cho giao thơng trong và ngồi huyện.
Với đặc điểm về vị trí địa lý trên huyện có điều kiện thuận lợi để phát triển
kinh tế, thanh niên có điều kiện để tham gia vào thị trường việc làm.
Điều kiện tự nhiên: là vùng có khí hậu ơn hịa, thích hợp cho sự phát triển
của nhiều loại cây trồng ôn đới và rau, hoa cao cấp. Ngoài ra đất đai cịn phù
hợp với việc trồng cây cơng nghiệp lâu năm (Cà phê, hồ tiêu, chè...).
Về văn hóa - xã hội: Những năm gần đây, hoạt động văn hóa, thể dục thể
thao phát triển; chất lượng công tác giáo dục - đào tạo được nâng lên; công tác y
tế đạt được nhiều kết quả; khoa học - công nghệ được đẩy mạnh; thực hiện tốt
công tác an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng chính sách, người có cơng
với cách mạng, hộ nghèo, bảo trợ xã hội, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho
lao động.
1.2. Đặc điểm của thanh niên dân tộc thiểu số
Thanh niên dân tộc thiểu số chưa có thói quen lao động trí óc, ngại suy
nghĩ, ngại động não, trí tưởng tượng có phần cịn nghèo nàn, khả năng tư duy
trừu tượng – logic còn hạn chế, có thói quen suy nghĩ đơn giản, một chiều, thiếu
sâu sắc khi nhìn nhận vấn đề. Tư duy còn cứng nhắc, chưa mềm dẻo, linh hoạt,
chưa biết đến khởi nghiệp để phát triển kinh tế...
Nguyên nhân là do sống trong điều kiện kinh tế chưa được phát triển, mơi
trường giao tiếp hẹp, ít va chạm, ít tính phức tạp cho nên vốn sống, vốn hiểu

biết, tiếp cận với những thông tin của thanh niên dân tộc thiểu số còn hạn chế,
còn tồn tại hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu... Thanh niên dân tộc thiểu số
thường không có tinh thần cầu tiến, hạn chế trong việc trao đổi thông tin về việc
làm. Tuy nhiên, những năm gần đây do phương tiện thông tin đại chúng phát
triển mạnh ở miền núi nên thanh niên dân tộc thiểu số đã có những biến đổi rõ
rệt về nhận thức. Việc tìm kiếm thơng tin việc làm có những thuận lợi lớn tuy
nhiên các phương tiện thông tin đại chúng phát triển kéo theo nhiều hệ lụy, đó là
những thơng tin mang nội dung lừa đảo.
Thanh niên dân tộc thiểu số rất gắn bó với quê hương, làng bản, gắn bó
với gia đình, dịng tộc. Điều này ảnh hưởng lớn tới việc tư vấn nghề nghiệp như
xuất khẩu lao động cho thanh niên dân tộc thiểu số.
2


Đồng bào dân tộc thiểu số có ý thức tộc người sâu sắc, luôn chịu sự chi
phối của những người có uy tín, ảnh hưởng trong dân tộc nên cần chú ý tới sự
ảnh hưởng của người có uy tín (trường bản, già làng, cán bộ người dân tộc,
cha...) để trợ giúp trong quá trình hỗ trợ tìm kiếm việc làm.
Tính cấu kết cộng đồng ở nơng thơn cao, đồng bào dân tộc có truyền
thống đồn kết, sống quần tụ để đối phó với những bất lợi từ thiên nhiên. Thanh
niên có ảnh hưởng rất lớn từ phong tục tập quán và tâm lý làng xã nên một phần
không nhỏ thanh niên dân tộc thiểu số đều muốn gắn bó với quê hương, không
muốn lập nghiệp ở nơi xa.
Đặc biệt là thanh niên dân tộc thiểu số ở Huyện Đam Rơng dân trí thấp và
kinh tế - xã hội chưa theo kịp vùng đồng bằng, thành thị. Chưa kể đến các hủ tục
tập quán làm ăn của dân tộc thiểu số như: tảo hôn; chỉ quen canh tác, trồng trọt,
chăn ni theo kiểu tự cung tự cấp; phụ thuộc hồn tồn vào tự nhiên... Đây là
vấn đề khó giải quyết hiện chưa có nguyên cứu và giải pháp giải quyết triệt để,
thỏa đáng mang lại hiệu quả thiết thực với tính bền vững.
2. Thực trạng giải quyết việc làm của thanh niên dân tộc thiểu số

huyện Đam Rông
2.1.Thực trạng lực lượng lao động thanh niên trên địa bàn huyện
Đam Rông
Hiện nay, Huyện Đam Rơng có khoảng 15.000 người trong độ tuổi thanh
niên, chiếm tỷ lệ 22.4% dân số. Thanh niên dân tộc thiểu số là 10,265 người,
chiếm 68% trong tổng số thanh niên toàn huyện. Đại bộ phận thanh niên luôn kế
thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống của Đảng bộ và
nhân dân huyện nhà. Thanh niên càng nhận thức sâu sắc về con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội của dân tộc. Bản lĩnh chính trị của thanh niên được nâng cao, thể
hiện ở ý chí và quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức. Thanh niên đang vừa là
lực lượng xung kích bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vừa là đội qn
xung kích tình nguyện tham gia phát triển kinh tế xã hội. Giải quyết các vấn đề
của cộng đồng, hỗ trợ các địa bàn và đồng bào gặp khó khăn, góp phần xây dựng
xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận thanh niên thiếu ý thức rèn luyện
về tư tưởng đạo đức, lối sống, ít quan tâm đến đời sống chính trị, lười lao động,
ỷ lại gia đình, thiếu ý chí vươn lên trong cuộc sống; có lối sống bng thả, thực
dụng, coi trọng vật chất, xa rời các giá trị văn hóa truyền thống. Các tệ nạn xã
hội như ma túy, mãi dâm có xu hướng gia tăng trong lực lượng thanh niện. Mặt
khác, tình trạng thanh niên dân tộc thiểu số thiếu việc làm hoặc việc làm không
ổn định, trình độ nghề nghiệp, tư duy làm kinh tế hạn chế đã gây ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển, trưởng thành của thanh niên và cơng tác đồn kết tập hợp
thanh niên ở huyện.
2.2. Thực trạng việc làm của thanh niên dân tộc thiểu số huyện Đam
Rông
Đất nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, thanh
niên nói chung và thanh niên dân tộc thiểu số huyện Đam Rơng nói riêng đang


đứng trước nhiều khó khăn thách thức lớn đó là: Trình độ học vấn, trình độ

chun mơn nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, quản lý, kiến thức pháp luật và ý thức
chấp hành pháp luật của thanh niên dân tộc thiểu số nhìn chung cịn thấp. Trong
thanh niên nhận thức về học nghề, chọn nghề, định hướng nghề nghiệp còn chưa
rõ ràng, việc làm và thu nhập thấp vẫn đang là những vấn đề nan giải.
Trình độ học vấn
Tỷ lệ (%)
Tốt nghiệp tiểu học

13,1

Tốt nghiệp THCS

52,4

Tốt nghiệp THPT

31,3

Tốt nghiệp CĐ, ĐH

3,2

Bảng 1: Cơ cấu thanh niên dân tộc thiểu số huyện Đam Rơng theo trình
độ học vấn
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua kết quả điều tra thanh niên huyện Đam Rông cho thấy, tỷ lệ thanh
niên tốt nghiệp tiểu học chiếm tỷ lệ 13,1%, tốt nghiệp THCS chiếm tỷ lệ cao
52,4%, tốt nghiệp THPT chiếm tỉ lệ trung bình 31,3%. Cịn lại tốt nghiệp trung
cấp, cao đẳng, đại học chiếm tỉ lệ rất thấp 3,2%. Nhìn chung trình độ học vấn
của thanh niên dân tộc thiểu số còn chưa cao, mặc dù đã được các cơ quan nhà

nước hỗ trợ, quan tâm đến, nhưng chưa hiệu quả.
Ngành nghề

Tỷ lệ (%)

Thương mại – dịch vụ

2,1

Công nghiệp – xây dựng

11,5

Nông – lâm – ngư nghiệp

86, 4

Bảng 2: Cơ cấu việc làm của thanh niên dân tộc thiểu số huyện Đam Rông
Cơ cấu việc làm của thanh niên dân tộc thiểu số vẫn khá lạc hậu, phần lớn
gắn với nông nghiệp và lâm nghiệp (86,4%) chủ yếu bằng hình thức sản xuất lạc
hậu, tư liệu sản xuất thô sơ, năng suất lao động thấp.
Với kết quả khảo sát, điều tra, hiện nay có khoảng hơn 51% thanh niên
khơng có việc làm ổn định. Đa số thanh niên được khảo sát có mức thu nhập
bình quân mỗi tháng từ 2 đến 3 triệu đồng chiếm 33%, thu nhập bình quân trên 3
triệu chiếm 33%, nhìn chung thanh niên được điều tra có mức thu nhập trung
bình.
Mức thu nhập của thanh niên dân tộc thiểu số tại huyện Đam Rơng đa số
cịn rất khó khăn, đặc biệt là những thanh niên đã lập gia đình. Khi mức thu
nhập khơng đủ cho cuộc sống, khi khơng có giải pháp tháo gỡ giúp thanh niên
kịp thời họ sẽ rơi vào hồn cảnh bế tắc. Họ tìm mọi cách để tăng thu nhập, cải



thiện cuộc sống và khơng ít người trong số họ đã làm những việc vi phạm pháp
luật để lại những hậu quả khơn lường cho bản thân, gia đình và xã hội.

Tỷ lệ (%)
Thiếu sự tư vấn, định hướng, hỗ trợ,
tìm kiếm thơng tin việc làm
Khó tìm được việc làm phù hợp với
khả năng

24%
34%

Khó tìm được việc làm có thu nhập
phù hợp
Chưa đào tạo qua nghề

7%
15%

9%
11%

Trình độ khơng đáp ứng được nhà
tuyển dụng
Thiếu vốn sản xuất

Biểu đồ: Những khó khăn thanh niên dân tộc thiểu số huyện Đam Rơng
trong tìm kiếm việc làm

Kết quả phân tích bảng điều tra thanh niên dân tộc thiểu số tại huyện Đam
Rông cho thấy khó khăn lớn nhất của thanh niên thường gặp đó là khó tìm được
việc làm phù hợp với khả năng, thiếu sự tư vấn, định hướng, hỗ trợ tìm kiếm
thơng tin việc làm, chưa qua đào tạo nghề, ... Lý giải những khó khăn của thanh
niên trong việc tìm kiếm việc làm cho thấy những khó khăn này có mối quan hệ
với nhu cầu của thanh niên, từ các khó khăn trên các cơ quan chức năng có thẩm
quyền cần quan tâm và đưa ra kế hoạch giúp đỡ phù hợp và kịp thời.
Hiện nay, huyện chưa có nhiều việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số,
không những vậy từ đầu năm 2020 đến nay, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19,
khiến hàng triệu người lao động từ nông thôn lên thành thị bị mất việc làm, đời
sống khó khăn do mất nguồn thu nhập. Vì vậy đây là vấn đề đáng quan tâm của
nhiều thanh niên dân tộc thiểu số hiện nay.
III. Giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số
Huyện Đam Rông, Tỉnh Lâm Đồng.
1. Giải pháp mang tính đặc trưng cho thanh niên dân tộc thiểu số ở
huyện Đam Rông
1.1. Thay đổi tư duy cho phần lớn gia đình và thanh niên dân tộc thiểu
số ở Huyện Đam Rông
Thanh niên dân tộc thiểu số có nền văn hóa, phong tục tập quán ăn sâu
trong suy nghĩ nhận thức của bản thân thanh niên, một số không muốn đi làm xa
do phải xa gia đình, vợ con. Có tâm lý thụ động trong việc tìm kiếm việc làm
điều này đã ảnh hưởng lớn tới việc bản thân thanh niên tìm kiếm việc làm và


cán bộ giải quyết việc làm gặp khó khăn trong việc kết nối, tư vấn, định hướng
việc làm cho thanh niên dân tộc tại địa phương.
Ở huyện Đam Rông vẫn còn tồn tại nhiều tập tục hủ tục như: tảo hơn,
uống rượu, mẫu hệ, hơn nhân cận huyết, mê tín dị đoan... Vì vậy, cần tăng
cường cơng tác truyền thơng với các hình thức đa dạng, linh hoạt nhằm nâng cao
nhận thức về pháp luật dân số, hôn nhân, gia đình.

Tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật,
mức xử phạt cao cần được thực thi trên thực tế. Xử lý nghiêm những người vi
phạm để tăng sự răn đe của pháp luật, đồng thời giảm nạn tảo hôn, hôn nhân cận
huyết... hiện nay.
Các bậc phụ huynh, gia đình cần dành sự quan tâm và giáo dục con cái,
tránh tình trạng cha mẹ bỏ bê, buông lỏng con cái dẫn đến việc con cái sa vào
những lối sống hư hỏng, ảnh hưởng đến nhận thức và tư duy.
1.2. Xây dựng các mơ hình hợp tác, chuỗi liên kết sản xuất trong các
ngành kinh tế
Đa số người dân tộc thiểu số tại huyện chủ yếu trồng trọt độc canh (cà
phê, hồ tiêu...). Ngoài ra, người đồng bào dân tộc thiểu số về chăn nuôi vẫn cịn
đơn thuần, phân tán, nhỏ lẻ, ít đầu tư, tự cung, tự cấp, năng suất còn thấp. kinh tế
của đồng bào dân tộc thiểu số là dựa vào làm nương rẫy, mọi hoạt động sản xuất
chủ yếu là tự cung, tự cấp, quá trình sản xuất dựa vào mùa vụ, thời tiết, người
nơng dân hồn tồn thụ động trước thiên nhiên. Vì vậy cần đưa ra giải pháp
khắc phục:
Dồn điền, đổi thửa phát triển các trang trại, gia trại nhằm khai thác, sử
dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển
nơng nghiệp bền vững; có việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đơi
với xố đói giảm nghèo; phân bổ lao động, dân cư xây dựng nông thôn mới...
Không những thế chăn nuôi tập chung theo quy mô trang trại, hoặc đồng bào
dân tộc có thể làm chuồng trại để chăn ni trâu, bị, lợn, gia cầm... xuất bán ra
thị trường. Cơ cấu giống sẽ có sự chuyển đổi từ những giống địa phương, giống
truyền thống sang chăn nuôi bằng các giống mới ngoại nhập, giống lai cho năng
suất, chất lượng thịt cao.
Xây dựng, mở rộng các chuỗi liên kết sản xuất là một trong những hướng
đi quan trọng nhằm thực hiện chủ trương tái cơ cấu các ngành nơng – lâm
nghiệp. Xây dựng các mơ hình đồng hành cùng “4 nhà” (Nhà nông, Nhà nước,
Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp- PV) hoặc mơ hình “3 nhà” (Nhà doanh
nghiệp, Nhà khoa học, Các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi).

Với những điều kiện thuận lợi về khơng khí trong lành, mát mẻ quanh năm,
thiên nhiên tươi mát, có nhiều cảnh đẹp, có nhiều loại hình du lịch đặc trưng…
Đam Rơng có thể trở thành một khu du lịch và nghỉ mát tiềm năng.
Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, các chuỗi liên kết và dịch
vụ, đáp ứng các bộ tiêu chuẩn du lịch quốc tế, đi đơi với bảo tồn, phát triển,
quảng bá hình ảnh, v.v… Đầu tư xây dựng các tuyến đường nội thị, các tuyến
liên vùng với Lâm Hà, Đăk lăk, Đơn Dương, Đà Lạt. Xây dựng trung tâm
thương mại, trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện. Phối hợp đề nghị đầu tư tôn


tạo các điểm du lịch và danh lam thắng cảnh : Suối nước nóng Đạ Long, Thác
Tình Tang Đạ Tơng, Thác Bảy tầng, các lễ hội văn hóa cổ truyền của các tộc
thiểu số v.v... Đầu tư phát triển các dịch vụ dọc các tuyến du lịch và các đầu mối
giao thông. Phục hồi, phát triển các lễ hội nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch
và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số.
1.3. Nhân tố già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng động dân
tộc thiểu số
Một trong những giải pháp quan trọng và đặc thù trong giải quyết việc
làm cho thanh niên dân tộc thiểu số, đó là tiếng nói của những già làng, trưởng
bản, các vị chức sắc, tôn giáo, … được cộng đồng suy tơn. Chính lực lượng này
đã và đang có sức lan tỏa, ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng dân tộc thiểu số
trong mọi việc làm, họ thật sự là chỗ dựa, niềm tin cho dân tộc thiểu số trong
phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc
thiểu số nói chung và thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng, đặc biệt xây dựng
nông thôn mới hiện nay.
Già làng, trưởng bản, người uy tín tại các xã vùng có vai trò là “cầu nối”
giúp đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao nhận thức, xóa bỏ các tập tục lạc hậu,
phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, bài trừ tệ nạn xã hội, phát
triển kinh tế và phối hợp các ban, ngành vận động nhân dân đưa con em đến
trường đầy đủ, góp phần giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học, xóa đói giảm nghèo, nâng cao

đời sống vật chất, tinh thần tại địa phương. Qua đó, góp phần quan trọng vào
thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
1.4. Thực hiện mơ hình “cầm tay chỉ việc”
Kết hợp các giải pháp chung và giải pháp đặc thù thì mơ hình “cầm tay
chỉ việc” là giải pháp mấu chốt, quan trọng, mang tính thay đổi rõ nét, bền vững
và đạt hiệu quả đột phá nhất. Các chuyên gia nông nghiệp, kỹ sư trực tiếp ra
đồng cùng thanh niên “cầm tay chỉ việc”, giải đáp một cách đầy đủ những vấn
đề lâu nay thanh niên khơng biết tỏ cùng ai...
Chính quyền các huyện, các xã đã triển khai các chính sách, chương trình
hỗ trợ vay vốn, giống cây trồng, vật ni, phân bón, hướng dẫn kĩ thuật thực
hiện... Một số bộ phận thanh niên triển khai và thực hiện có hiệu quả cao như
các mơ hình: trồng dâu ni tằm, ni cá tầm, trồng chuối... đã đạt hiệu quả cao,
mang lại thu nhập cho bản thân, gia đình. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ
thanh niên dân tộc thiểu số chưa khai thác triệt để các chương trình hỗ trợ của
nhà nước, chưa có ý chí vươn lên, ngại khó, ngại khổ... Chưa tạo được động lực
để phát triển kinh tế, chưa tạo ra việc làm ổn định, chưa có sức ảnh hưởng, sự
lan tỏa tới toàn thể thanh niên dân tộc thiểu số.
Vì vậy, cần thường xuyên xuống cơ sở để cầm tay chỉ việc cho thanh
niên, nắm bắt tâm tư nguyện vọng để tư vấn hỗ trợ các thanh niên phát triển sản
xuất, nâng cao đời sống và làm giàu. Cử các kĩ sư, cán bộ chuyên ngành công
tác cần phải gần dân, hiểu địa bàn, thực hiện tốt phương châm bốn cùng “cùng
ăn, cùng ở, cùng làm việc, cùng tiếng nói” với đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc


biệt, chú trọng vào việc đào tạo và hướng dẫn để giúp bà con xây dựng mơ hình
kinh tế từ đó nâng cao được nhận thức trong việc phát triển kinh tế.
2. Áp dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống để giải quyết vấn đề việc
làm cho thanh thiếu niên, dân tộc thiểu số bằng việc tạo Website việc làm
2.1. Định hướng theo xu thế thời đại, dịch bệnh Covid – 19
Sử dụng mạng xã hội, internet là nhu cầu tất yếu trong xu thế tồn cầu

hóa, tuy nhiên, trước những cạm bẫy thì thanh niên dân tộc thiểu số cần có
những kiến thức, kỹ năng cơ bản. Từ đó chắt lọc những thơng tin bổ ích phục vụ
việc học tập, giải trí của bản thân, đồng thời phản bác, lên án những luận điệu
sai trái. Để làm được điều đó thì cơng tác tun truyền, giáo dục văn hóa ứng xử
trên mạng xã hội cần tiếp tục được đẩy mạnh, nhân rộng.
Thanh niên dân tộc thiểu số cần phải có khả năng sử dụng các thiết bị
cơng nghệ số. Để làm được điều này cần tổ chức các lớp tập huấn cho thanh
niên về kỹ năng sử dụng và làm chủ các thiết bị thơng minh. Từ đó, thanh niên
dân tộc thiểu số có thể khai thác nhiều lợi ích hơn từ mơi trường thương mại
điện tử, Internet toàn cầu, giúp họ dễ dàng hơn trong việc tham gia quá trình
chuyển đổi số. Thay đổi tư duy trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Thay đổi từ
sản xuất thơng thường sang sản xuất có định hướng, kế hoạch cụ thể, phù hợp
với các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng của thị trường mục tiêu.
Do chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 trong thời gian vừa qua
làm cho đời sống của phần lớn người lao động trong huyện đều gặp khó khăn,
nhất là đối với người lao động di cư từ các địa phương khác trở về quê. Đối với
thanh niên dân tộc thiểu số mất đi nguồn thu nhập chính khơng đủ để duy trì
mức sống tối thiểu cho bản thân và phải dựa vào sự hỗ trợ của nhà nước.
Trước tình hình đó cán bộ giải quyết việc làm phải định hướng nghề
nghiệp, khai thác tối đa tiềm năng trong huyện để tạo thêm nhiều việc làm cho
thanh niên nói chung và thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng. Bên cạnh đó tiếp
tục triển khai linh hoạt các biện pháp xây dựng phương án hỗ trợ người lao động
thất nghiệp, tìm kiếm việc làm dưới nhiều hình thức. Trong đó, việc xây dựng 1
Website thơng tin việc làm nhằm kết nối các doanh nghiệp với người tìm việc
trong huyện là vơ cùng cần thiết.
2.2. Phân tích, thiết kế và xây dựng Website việc làm Đam Rơng
Để phân tích thiết kế Website chúng ta phải thực hiện các sơ đồ UML
phân tích các chức năng sẽ có của Website. Đối với Website thơng tin việc làm
cho người dân, chúng ta quan tâm đến hai actor (Người sử dụng) chính đó là:
Người quản trị viên và người tìm việc làm.



Sơ đồ Use Case phân tích chức năng của Website
Người quản trị viên sẽ có thể đăng tin tuyển dụng hay quản lý thông tin
việc làm trong huyện cập nhật lên Website cho người tìm việc; quản lý tài khoản:
cập nhật, thêm mới tài khoản…; quản lý được các đơn ứng tuyển, xin việc để
duyệt và thơng tin nhanh chóng đến người tìm việc.
Người tìm việc làm có thể truy cập Website; đăng ký tài khoản; đăng nhập
để tìm kiếm việc làm phù hợp, thông tin và nhu cầu việc làm; cập nhật thông tin
tài khoản, tiến hành nộp đơn ứng tuyển cho người quản trị viên từ Website.
Website có sử dụng công nghệ ASP.NET MVC framework là một
framework web được phát triển bởi Microsoft, thực thi mơ hình MVC (model–
view–controller) cùng một số công nghệ khác. Việc sử dụng ASP.NET framwork
sẽ giúp Website có khả năng hoạt động tốt trên nhiều ứng dụng để đảm bảo hiệu
suất tốt nhất, cao nhất, dễ dàng trong quá trình vận hành cũng như bảo trì. Các
website được lập trình bởi ASP.NET thường hoạt động ổn định hơn, mượt mà
hơn, có tốc độ tải trang tốt hơn so với một số ngôn ngữ khác, tạo sự thoải mái và
cảm giác tin tưởng cao hơn nơi người dùng.
Website sẽ giúp những người tìm việc nắm bắt được thơng tin việc làm
nhanh chóng và hồn tồn miễn phí. Chỉ cần một chiếc máy tính hay 1 chiếc điện
thoại thơng minh họ có thể cập nhật liên tục về các việc làm dù ở bất cứ đâu, bất
kỳ lúc nào. Nếu như trước đây bạn phải đi đến những trung tâm mơi giới việc làm,
đăng kí, đóng một khoản phí và chờ một thời gian mới nhận được thơng báo thì
hiện nay bạn vừa có thể tiết kiệm được khoản chi phí này lại vừa nắm được sự chủ
động trong tầm tay. Không những vậy, người tìm việc làm có thể nộp đơn xin việc
trực tuyến cho nhiều công ty, doanh nghiệp để tăng cơ hội đạt được cơng việc mà
mình mong muốn.


Các doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng việc làm đều được kiểm chứng minh

bạch và chính thống. Hệ thống kênh tuyển dụng website có thể truyền trực tiếp
thơng tin hồ sơ ứng viên về hệ thống tuyển dụng tại doanh nghiệp thông qua liên
kết email hoặc phần mềm quản lý tuyển dụng mà doanh nghiệp đang sử dụng.
Thậm chí, những kênh tuyển dụng website chun nghiệp cịn cung cấp gói sàng
lọc hồ sơ tự động, nghĩa là chỉ những hồ sơ phù hợp tiêu chí nhà tuyển dụng đặt ra
mới truyền về hệ thống doanh nghiệp, nhờ vậy, bộ phận tuyển dụng tiết kiệm tối
đa thời gian cho giai đoạn sàng lọc hồ sơ.
Trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp, các biến thể đang lây lan rất
nhanh và mạnh, tại nhiều tỉnh, thành phố lớn có mật độ dân cư cao, là đầu mối
giao thông huyết mạch của cả nước, nhiều khu cơng nghiệp trọng điểm. Để ứng
phó với tình huống này thì giãn cách xã hội là giải pháp quyết định để ngăn chặn
dịch lây lan trong cộng đồng. Chính vì vậy, việc tìm kiếm việc làm trực tuyến sẽ
giúp giảm nguy cơ lấy lan dịch bệnh khi tập trung đông người.
Trong những năm gần đây, huyện Đam Rông luôn xác định mục tiêu phát
triển đa dạng các mơ hình hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác và kinh tế tập thể để giải
quyết việc làm cho lao động nơng thơn, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời
sống cho lao động ở địa phương. UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng,
UBND các xã, rà sốt, thu thập thơng tin về cung - cầu lao động; tạo điều kiện cho
người dân, các doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn vay để duy trì, mở rộng
sản xuất kinh doanh và khuyến khích đa dạng hóa các ngành nghề, nhằm giải
quyết việc làm tại chỗ cho người lao động địa phương; đẩy mạnh các hoạt động
tuyên truyền về tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, đưa thông tin về
lao động đến với các đơn vị, doanh nghiệp cần tuyển lao động. Ngoài ra, phối hợp
với các công ty tuyển dụng lao động tuyên truyền giúp người dân nắm rõ các
chính sách hỗ trợ của Nhà nước về công tác xuất khẩu lao động. Từ đó, việc triển
khai, tun truyền về Website tìm kiếm việc làm trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
4. Kết luận
Để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm trong thời gian qua, đề
tài đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên dân
tộc thiểu số. Mặc dù đề tài chưa thể giải quyết toàn diện, thấu đáo các vấn đề đã

đưa ra nhưng đã phần nào nêu lên một thực trạng hiện nay ở Huyện Đam Rông.
Đề tài đưa ra một số giải pháp mang tính đặc trưng cho thanh niên dân tộc thiểu
số: thay đổi tư duy cho phần lớn gia đình và thanh niên dân tộc thiểu số ở Huyện
Đam Rơng; xây dựng các mơ hình hợp tác, chuỗi liên kết sản xuất trong các
ngành kinh tế; nhân tố già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân
tộc thiểu số; thực hiện mơ hình “cầm tay chỉ việc”.
Trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp, các biến thể đang lây lan rất
nhanh và mạnh, tại nhiều tỉnh, thành phố lớn có mật độ dân cư cao, là đầu mối
giao thông huyết mạch của cả nước, nhiều khu cơng nghiệp trọng điểm. Để ứng
phó với tình huống này thì giãn cách xã hội là giải pháp quyết định để ngăn chặn
dịch lây lan trong cộng đồng. Chính vì vậy, việc tìm kiếm việc làm trực tuyến sẽ
giúp giảm nguy cơ lấy lan dịch bệnh khi tập trung đông người.


Trong những năm gần đây, huyện Đam Rông luôn xác định mục tiêu phát
triển đa dạng các mơ hình hợp tác xã, tổ hợp tác và kinh tế tập thể để giải quyết
việc làm cho lao động nơng thơn, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống
cho lao động ở địa phương. UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng, UBND
các xã, rà sốt, thu thập thơng tin về cung - cầu lao động; tạo điều kiện cho người
dân, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh và khuyến khích đa dạng hóa
các ngành nghề, nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động địa phương;
đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao
động, đưa thông tin về lao động đến với các đơn vị, doanh nghiệp cần tuyển lao
động. Ngồi ra, phối hợp với các cơng ty tuyển dụng lao động tuyên truyền giúp
người dân nắm rõ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về cơng tác xuất khẩu lao
động. Từ đó, việc triển khai, tuyên truyền về Website tìm kiếm việc làm trở nên
dễ dàng hơn bao giờ hết. Website sẽ giúp những người tìm việc nắm bắt được
thơng tin việc làm nhanh chóng và hồn tồn miễn phí. Chỉ cần một chiếc máy
tính hay 1 chiếc điện thoại thơng minh họ có thể cập nhật liên tục về các việc làm
dù ở bất cứ đâu, bất kỳ lúc nào.

F. Tài liệu tham khảo
1. Chủ biên – Trương Văn Hùng - Từ điển Tiếng Việt của nhà xuất bản Thanh
Niên, năm 2007.
2. Luật thanh niên năm 2020.
3. Văn kiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Đam Rông lần thứ
IV, nhiệm kỳ 2020-2025.
4. Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2015 – 2020 huyện Đam
Rông, Phịng lao động TB&XH huyện Đam Rơng.
5. Báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2017
– 2020, Huyện đồn Đam Rơng.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM
ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN CUỘC THI KHKT NĂM HỌC 2021 - 2022

(Vịng sơ khảo: Báo cáo tóm tắt, Poster và video)
Tên dự án:…………………………………………….
Lĩnh vực:…………………………………………….
ST
T

1

2


3

Tiêu chí

Câu hỏi/ Vấn
đề
nghiên
cứu
(17
điểm)

Kế hoạch và
phương pháp
nghiên cứu
(21 điểm)

Tiến
hành
nghiên cứu:
Thu
thập,
phân tích và
giải thích dữ
liệu; Chế tạo

thử
nghiệm. (27
điểm)


Đánh giá mức độ đạt được
Minh chứng

Sự rõ ràng của Mục tiêu/Vấn
đề cần giải quyết.
Sự sáng tạo trong Mục
tiêu/Vấn đề nghiên cứu.
Mức độ đóng góp vào lĩnh
vực nghiên cứu/Lý giải về sự
cần thiết giải quyết vấn đề.
Sự tin cậy của phương pháp
đánh giá mục tiêu/Tiêu chí
cho giải pháp đề xuất.
Sự rõ ràng về cơ sở khoa học
của kế hoạch, phương pháp
nghiên cứu/Sự tìm tịi các
giải pháp giải quyết vấn đề.
Sự sáng tạo trong thực hiện
kế hoạch, phương pháp
nghiên cứu/thiết kế mơ hình.
Sự rõ ràng, phù hợp của
phương án và các biến số thí
nghiệm/Cơ sở khoa học của
mơ hình thực hiện giải pháp.
Tính hệ thống, sự tin cậy
(Khả năng lặp lại) của dữ liệu
thu được/Sự phù hợp của
mẫu chế tạo được với mơ
hình thiết kế.
Sự phù hợp của phương pháp

tốn học, thống kê trong xử
lý dữ liệu/Sự đáp ứng của
mẫu chế tạo được ban đầu.
Sự đầy đủ của dữ liệu để có
thể kết luận khách quan/Mức
độ hồn chỉnh, hồn thiện
mẫu sau chế tạo về công

Mức
1

Mức
2

Điểm
Mức
3

Tối
đa

4
7
3
3

7

7


7

7

7
6

Chấ
m


4

5

Poster (10
điểm)

Video (25
điểm)

nghệ.
Sự sáng tạo trong phương
pháp thu thập, xử lí dữ
liệu/quy trình chế tạo, thử
nghiệm mẫu theo thiết kế
Mức độ logic của bố trí dữ
liệu, hình ảnh, đồ thị
Mức độ rõ ràng của chú thích
dữ liệu, hình ảnh, đồ thị

Sự phù hợp với tài liệu, mơ
hình trưng bày
Trình bày rõ câu hỏi nghiên
cứu/vấn đề nghiên cứu
Trình bày rõ phương án thí
nghiệm/bản thiết kế
Mơ tả q trình thực hiện (việc
tiến hành thí nghiệm, thu thập,
phân tích dữ liệu/chế tạo, thử
nghiệm phương án thiết kế...)
Trình bày kết quả đạt được (so với
câu hỏi nghiên cứu, vấn đề đặt ra
ban đầu)

Tổng điểm

7

4
4
2
5
5
10
5
100

Lâm Đồng, ngày

tháng 01 năm 2022

GIÁM KHẢO
(Kí ghi rõ họ tên)



×