Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Các giải pháp giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn suy thoái Kinh tế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.04 KB, 62 trang )

Trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ ho¹ch Ph¸t triÓn
CAM ĐOAN
Tôi cam đoan bài Chuyên đề tốt nghiệp là bài viết của tôi
dựa trên những kiến thức đã được học cùng với sự tham khảo một
vài tài liệu của các Văn bản, Nghị định, Báo cáo tổng hợp từ các
cơ quan, các nhóm chuyên gia nghiên cứu về lao động và giải
quyết việc làm.
Tôi cam trong đoan bài viết này không có sự sao chép từ
các tài liệu và luận văn nào có sẵn. Đây là bài viết do chính tôi
thực hiện dựa trên sự sưu tập số liệu và sự hướng dẫn của các
thày cô trong khoa Kế hoạch và Phát triển cùng với các cán bộ
trong ban Nghiên cứu và phát triển Vùng- Viện chiến lược phát
triển- Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Nếu Chuyên đề của tôi có sự sao chép từ một tài liệu hay
luận văn nào có sẵn tôi xin chịu mức kỉ luật do nhà trường đặt ra.
Người cam đoan:
( Ký, ghi rõ họ tên )
Vò Mai Anh Líp: KTPT K47 B_QN
1
Trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ ho¹ch Ph¸t triÓn
MỤC LỤC
CAM ĐOAN 1
Tôi cam đoan bài Chuyên đề tốt nghiệp là bài viết của tôi dựa trên
những kiến thức đã được học cùng với sự tham khảo một vài tài liệu
của các Văn bản, Nghị định, Báo cáo tổng hợp từ các cơ quan, các
nhóm chuyên gia nghiên cứu về lao động và giải quyết việc làm 1
Tôi cam trong đoan bài viết này không có sự sao chép từ các tài liệu và
luận văn nào có sẵn. Đây là bài viết do chính tôi thực hiện dựa trên sự
sưu tập số liệu và sự hướng dẫn của các thày cô trong khoa Kế hoạch
và Phát triển cùng với các cán bộ trong ban Nghiên cứu và phát triển
Vùng- Viện chiến lược phát triển- Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1


Nếu Chuyên đề của tôi có sự sao chép từ một tài liệu hay luận văn nào
có sẵn tôi xin chịu mức kỉ luật do nhà trường đặt ra. 1
Người cam đoan: 1
( Ký, ghi rõ họ tên ) 1
MỞ ĐẦU 5
NỘI DUNG 8
CHƯƠNG I 8
SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở
TỈNH BẮC NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 8
1. Những vấn đề lý luận chung về lao động và việc làm 8
1.1. Lao động và việc làm 8
1.1.1. Lao động 8
1.1.2. Nguồn nhân lực và nguồn lao động 9
1.1.3. Vai trò của lao động với phát triển kinh tế 9
1.2. Việc làm 10
1.2.1. Khái niệm việc làm 10
1.2.2. Tình trạng thất nghiệp 10
1.2.3. Cơ cấu việc làm và thị trường lao động ở các nước đang phát
triển 11
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới giải quyết việc làm 12
2. Sự cần thiết phải tăng cường giải quyết việc làm 13
Vò Mai Anh Líp: KTPT K47 B_QN
2
Trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ ho¹ch Ph¸t triÓn
2.1. Những điểm cơ bản về Tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh 13
2.1.1. Về vị trí địa lý và phạm vi ranh giới tỉnh 13
2.1.2. Các yếu tố khí hậu, địa chất, thuỷ văn 15
2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên - môi trường: 18
2.2. Sự cần thiết giải quyết việc làm 21
CHƯƠNG II : SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BẮC

NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 23
1. Thực trạng phát triển Kinh tế- Xã hội tỉnh Bắc Ninh 23
1.1. Về kinh tế xã hội 23
1.1.1. Thực trạng đầu tư 23
1.1.2. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu Kinh tế 23
1.2. Thu nhập và xóa đói giảm nghèo 26
1.3. Giải quyết việc làm 27
2. Thực trạng lao động và việc làm của tỉnh Bắc Ninh 27
2.1. Đặc điểm dân số nguồn nhân lực tỉnh Bắc Ninh 27
2.1.1.Đặc điểm dân số. 27
2.1.2. Nguồn nhân lực 28
2.2 Chỉ tiêu mức độ thất nghiệp tỉnh Bắc Ninh 30
3. Đánh giá về tình trạng thất nghiệp ở Bắc Ninh 30
3.1 Các chính sách giải quyết việc làm đang được áp dụng tại Bắc
Ninh 30
3.2. Kết quả của việc giải quyết việc làm tỉnh Bắc Ninh 30
3.3. Đánh giá việc giải quyết việc làm tỉnh Bắc Ninh 30
CHƯƠNG III 32
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TỈNH BẮC NINH
GIAI ĐOẠN SUY THOÁI KINH TẾ HIỆN NAY 32
1. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới lao động, việc làm ở tỉnh Bắc
Ninh 32
1.1. Bối cảnh kinh tế hiện nay 32
1.2. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế hiện nay tới lao động, việc làm
tỉnh Bắc Ninh 34
1.3. Thực trạng thị trường Lao Động tại tỉnh Bắc Ninh 34
1.3.1. Dự án vay vốn tạo việc làm 34
1.3.2. Dự án hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài .36
1.3.3. Dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động 38
1.3.4. Hoạt động nâng cao năng lực quản lý lao động - việc làm 38

2. Quan điểm, mục tiêu giải quyết việc làm ở Bắc Ninh trong thời gian
tới 39
2.1. Quan điểm 39
Vò Mai Anh Líp: KTPT K47 B_QN
3
Trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ ho¹ch Ph¸t triÓn
2.2. Phương hướng và mục tiêu 39
2.2.1. Mục tiêu chung: 39
2.2.2. Mục tiêu cụ thể 39
3. Giải pháp giải quyết việc làm tỉnh Bắc Ninh giai đoạn suy thoái
kinh tế hiện nay 40
3.1. Tăng cường các chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp
vừa và nhỏ 40
3.2. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất Nông nghiệp 42
3.3. Đào tạo và sắp xếp, bố trí hợp lý nguồn nhân lực 42
3.4. Đào tạo nghề cho người lao động 43
3.4.1. Đối với người lao động 43
3.4.2 Đối với cơ sở đào tạo 45
3.4.3. Đối với đơn vị sử dụng lao động 52
3.4.4 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 54
3.5. Xuất khẩu lao động 58
KẾT LUẬN 59
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. CNXD: Công nghiệp xây dựng
2. ILO: Tổ chức lao động quốc tế
3. KTTĐ: Kinh tế trọng điểm
4. SXKD: Sản xuất kinh doanh
5. XKLĐ: Xuất khẩu lao động
Vò Mai Anh Líp: KTPT K47 B_QN
4

Trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ ho¹ch Ph¸t triÓn
MỞ ĐẦU
1. Lý do và tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết năm 2008 đã xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu
ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng.
Chỉ xét riêng tới nền kinh tế Mỹ suy thoái, Việt Nam bị ảnh hưởng ở cả
ba hướng. Thứ nhất, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn, chiếm đến 24% tổng
sản lượng xuất khẩu năm 2007. Người dân Mỹ thắt chặt chi tiêu, chắc chắn
xuất khẩu vào Mỹ sẽ khó khăn hơn. Nếu kinh tế Mỹ suy thoái, các mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là dệt may, giày dép sẽ bị cắt giảm
đầu tiên. Thứ hai, khi kinh tế Mỹ suy thoái, khu vực bị ảnh hưởng nhất là
các nước Đông Á, đang chiếm tới 60-70% tổng đầu tư vào Việt Nam. Khi
đó, các nước này sẽ thắt chặt chi tiêu, khuyến khích xuất khẩu khiến đầu tư
vào Việt Nam có thể giảm, xuất khẩu của chúng ta cũng sẽ gặp thách thức
lớn. Cạnh tranh giữa các nước Đông Nam Á có chung cơ cấu hàng xuất
Vò Mai Anh Líp: KTPT K47 B_QN
5
Trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ ho¹ch Ph¸t triÓn
khẩu với Việt Nam sẽ gay gắt hơn. Thứ ba, nguồn tài chính, vốn gián tiếp
đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là thị trường chứng khoán suy giảm.
Quý I/2009, do bị bóp nghẹt bởi sự sụt giảm cầu nước ngoài và đầu
tư trong nước, kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng 3,1% so với cùng kỳ năm
ngoái, mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ. Ước tính mới do chính phủ
công bố vào thứ 5 (26/3) thể hiện một cú sụt giảm mạnh từ mức tăng
trưởng 7,4% của quý I năm ngoái, và phản ánh một phần mức giảm 5% của
xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm nay và sự “bốc hơi” của đầu tư nước
ngoài. Quý I/2009, FDI vào Việt Nam giảm 70%.
Các số liệu kinh tế quý I thấp hơn kỳ vọng của nhiều nhà phân tích.
Năm nay, kim ngạch xuất khẩu được dự báo sẽ giảm 7%, trong khi năm
ngoái tăng 2,6%.

Như chúng ta đã thấy, kinh tế thế giới suy giảm, kéo theo tốc độ
tăng trưởng kinh tế giảm mạnh, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Theo báo cáo của 40 địa phương, tính
đến 23.1, số lao động trong các doanh nghiệp mất việc làm là 66,7 nghìn
người. Ước tính chung trong cả nước, số người lao động trong các doanh
nghiệp mất việc làm là khoảng 80.000, chủ yếu tại các tỉnh, thành có nhiều
khu công nghiệp, khu chế xuất.
Vì vậy, tình trạng thiếu việc làm đang là một vấn đề nóng bỏng cần
được giải quyết trong giai đoạn hiện nay. Sinh ra và lớn lên ở Bắc Ninh,
đang là sinh viên thực tập ở Ban nghiên cứu phát triển vùng - Viện chiến
lược phát triển- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do đó tôi quyết định chọn đề tài
nghiên cứu “Các giải pháp giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Ninh trong giai
đoạn suy thoái Kinh tế hiện nay”. Với sự hướng dẫn của thày giáo
PGS.TS.Lê Huy Đức - Trưởng khoa Kế hoạch và Phát triển - Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân, và các cán bộ hướng dẫn Th.S Lê Anh Đức, T.S Lê
Hồng Quang - Ban Nghiên cứu phát triển vùng- Viện chiến lược phát triển-
Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Vò Mai Anh Líp: KTPT K47 B_QN
6
Trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ ho¹ch Ph¸t triÓn
Nội dung chuyên đề gồm 3 chương như sau:
Chương I: Sự cần thiết pháp tăng cường giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc
Ninh trong giai đoạn hiện nay.
Chương II: Thực trạng phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Bắc Ninh trong giai
đoạn hiện nay.
Chương III: Một số giải pháp giải quyết việc làm tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
suy thoái kinh tế hiện nay.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã được sự giúp đỡ tận tình của thày giáo
PGS. TS. Lê Huy Đức và Th.S Lê Anh Đức, T.S Lê Hồng Quang, cùng tập
thể Ban Nghiên cứu phát triển Vùng để hoàn thành chuyên đề. Do kiến

thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên chuyên đề không
thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tôi rất mong muốn nhận được sự
đóng góp của các thày cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
- Mục đích của đề tài này là đánh giá thực trạng lao động, đề xuất các giải
pháp giải nhằm giải quyết các vấn đề về lao động và việc làm trong giai
đoạn suy thoái kinh tế hiện nay
- Đối tượng nghiên cứu : Giải quyết việc làm tỉnh Bắc Ninh.
2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Chỉ nghiên cứu, giải quyết về vấn đề lao động và việc làm trong các
ngành, các lĩnh vực của tỉnh Bắc Ninh.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp toán thống kê
4. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá, thu thập các thông tin về lao động và việc làm tỉnh Bắc
Ninh.
- Phân tích tình trạng lao động và việc làm tỉnh Bắc Ninh trong giai suy
thoái kinh tế hiện nay.
Vò Mai Anh Líp: KTPT K47 B_QN
7
Trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ ho¹ch Ph¸t triÓn
- Đưa ra 1 số giải pháp giải quyết việc làm tỉnh Bắc Ninh trong giai suy
thoái kinh tế hiện nay.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM Ở TỈNH BẮC NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1. Những vấn đề lý luận chung về lao động và việc làm
1.1. Lao động và việc làm
1.1.1. Lao động
Nguồn lao động về mặt số lượng bao gồm:
- Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm.
- Dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang
thất nghiệp, đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình, không
có nhu cầu việc làm và những người thuộc tình trạng khác (Bao gồm cả
những người nghỉ hưu trước tuổi quy định).
Vò Mai Anh Líp: KTPT K47 B_QN
8
Trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ ho¹ch Ph¸t triÓn
Nguồn lao động xét về mặt chất lượng, cơ bản được đánh giá ở trình
độ chuyên môn, tay nghề (Trí lực) và sức khỏe (thể lực) của người lao động
1.1.2. Nguồn nhân lực và nguồn lao động
Nguồn nhân lực (human resources) là nguồn lực con người, yếu tố quan
trọng, năng động nhất của tăng trưởng và phát triển Kinh tế- xã hội. Nguồn
nhân lực có thể xác định cho một quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương
(tỉnh, tỉnh…) và nó khác với các nguồn lực khác (tài chính, đất đai, công
nghệ…) ở chỗ nguồn lực con người với hoạt động lao động sáng tạo, tác
động vào thế giới tự nhiên, biến đổi thế giới tự nhiên, biến đổi giới tự nhiên
và trong quá trình lao động nảy sinh các quan hệ lao động và quan hệ xã
hội.
Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định
của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và
những người ngoài độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế
quốc dân.
1.1.3. Vai trò của lao động với phát triển kinh tế
Như chúng ta đã biết một trong những lợi thế của các nước đang phát
triển là lao động nhiều, giá lao động rẻ. Tuy nhiên, ở hầu hết các nước này,

lao động lại chưa phải là động lực mạnh cho tăng trưởng và phát triển kinh
tế, nhất là các nước mà lao động nông nghiệp- nông thôn còn chiếm tỉ trọng
cao trong tổng số lực lượng lao động.
Bởi vì lao động nhiều nhưng lại có biểu hiện của sự “ dư thừa” hay tình
trạng thiếu việc làm. Lao động với năng suất thấp, phần đóng góp của lao
động trong tổng thu nhập còn hạn chế,. Nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế
chậm phát triển, các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng việc
làm chậm được cải thiện, bổ sung, thậm chí còn suy giảm, như quỹ đất đai
trong nông nghiệp). Mặt khác, quan hệ lao động và thị trường lao động,
nhất là ở nông thôn, thậm chí phát triển cũng là nhân tố làm hạn chế vai trò
của lao động.
Vò Mai Anh Líp: KTPT K47 B_QN
9
Trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ ho¹ch Ph¸t triÓn
1.2. Việc làm
1.2.1. Khái niệm việc làm
Theo các nhà kinh tế học lao động thì việc làm được hiểu là sự kết hợp
giữa sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động
theo mục đích của con người.
1.2.2. Tình trạng thất nghiệp
- Thất nghiệp: Theo khái niệm của Tổ chức lao động Quốc tế ( ILO ),
thất nghiệp (theo nghĩa chung nhất) là tình trạng tồn tại khi một số người
trong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhưng không thể tìm được việc
làm ở mức tiền công nhất định.
+ Phân loại: có 2 loại thất nghiệp:
. Thất nghiệp hữu hình là tình trạng thất nghiệp chủ yếu ở khu vực thành
thị. Người thất nghiệp là thanh niên chiếm tỉ lệ cao. Theo báo cáo của ILO(
2004) tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên ở các nước đang phát triển cao hơn
3,3 lần so với lứa tuổi khác. Nguyên nhân một phần do kinh tế phát triển
chưa tạo được việc làm, mặt khác trong 10 năm qua, số người ở độ tuổi

thanh niên tăng nhanh ( tăng 10,5 %) trong khi tốc độ tăng việc làm cho
thanh niên lại tăng chậm ( tăng 0,2%).
. Thất nghiệp trá hình hay còn gọi là thiếu việc làm là một trong những
đặc trưng cơ bản của nền Kinh tế nông thôn nông nghiệp, chậm phát triển.
Trong khu vực thành thị, dạng thất nghiệp này tồn tại dưới dạng khác nhau
như: làm việc với năng suất thấp, không góp phần tạo ra thu nhập cho xã
hội mà chủ yếu chỉ tạo thu nhập đủ sống ( nhiều khi dưới mức sống tối
thiểu ). Dạng thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp vô hình.
Để đánh giá tình trạng thất nghiệp ở các nước đang phát triển, cùng với
việc sử dụng chỉ tiêu “ tỷ lệ thất nghiệp”, phải sử dụng chỉ tiêu : “Tỷ lệ thời
gian lao động được sử dụng”
+ Tỉ lệ thất nghiệp : Là tỉ số phần trăm giữa số người thất nghiệp và lực
lượng lao động.
Vò Mai Anh Líp: KTPT K47 B_QN
10
Trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ ho¹ch Ph¸t triÓn
U(t)
UR(t) (%) =
LF(t)
Trong đó :
UR(t) : Tỉ lệ thất nghiệp năm t;
U(t) : Tổng số người thất nghiệp năm t;
LF(t) : Số người thuộc lực lượng lao động năm t.
1.2.3. Cơ cấu việc làm và thị trường lao động ở các nước đang phát triển
* Thị trường lao động khu vực thành thị chính thức
Khu vực thành thị chính thức là khu vực bao gồm các tổ chức ( đơn
vị ) kinh tế có quy mô tương đối lớn và hoạt động ở nhiều lĩnh vực như sản
xuất ( công nghiệp, xây dựng ); dịch vụ ( ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, y
tế, du lịch…) và lĩnh vực quản lý.
Các tổ chức, đơn vị này trong quá trình hoạt động có đặc điểm:

- Hoạt động theo luật lệ và theo quy định của Nhà nước, chẳng hạn
như quy định về lương tối thiểu, an toàn lao động, đền bù cho người
lao động…
- Được nhà nước hỗ trợ và đảm bảo tạo điều kiện để hoạt động .
- Dễ dàng tiếp cận với các nguồn lực ( vốn, công nghệ, lao động có
trình độ).
- Có cơ cấu tổ chức tương đối hoàn chỉnh ( ban lãnh đạo, các phòng-
ban chức năng, phân xưởng sản xuất ).
- Phải làm nghĩa vụ thuế với Nhà nước ( Thuế thu nhập doanh nghiệp
và thuế thu nhập cá nhân ).
Xu hướng phổ biến là người lao động luôn chờ đón cơ hội được làm
việc ở khu vực chính thức. Vì họ có được việc làm hay cầu lao động là tăng
chậm do vậy, tại thị trường lao động khu vực thành thị chính thức luôn có
dòng người chưa có việc làm và đang chờ việc làm .
Vò Mai Anh Líp: KTPT K47 B_QN
11
Trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ ho¹ch Ph¸t triÓn
Để có thể tham gia vào thị trường lao động này 1 cách dễ dàng hơn,
người lao động phải được đào tạo, có trình độ chuyên môn, có kĩ năng và
tay nghề vững vàng và khi đã có việc làm, họ thường nhận được mức tiền
công cao.
* Thị trường lao động khu vực thành thị không chính thức :
Khu vực thành thị không chính thức thường được sử dụng gắn với
các cụm từ như “ kinh tế ngầm”, “kinh tế không chính thức”.
Khu vực không chính thức là khu vực kinh tế bao gồm các tổ chức
(đơn vị) có quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ, hoạt động rất đa dạng. Hoạt động
kinh tế của khu vực không chính thức có một số đặc điểm sau:
- Là khu vực kinh tế có tính dễ thâm nhập.
- Hoạt động không theo pháp luật và phần lớn không có đăng kí.
- Không chịu sự quản lý, điều tiết trực tiếp của Nhà nước, chẳng hạn

không chịu sự điều tiết của các chính sách thị trường lao động .
* Thị trường lao động khu vực nông thôn
Khu vực nông thôn là khu vực mà việc làm chủ yếu trong nông
nghiệp, việc làm phi nông nghiệp( công nghiệp chế biến, dịch vụ…) chiếm
tỉ lệ nhỏ. Xu hướng chung là, khi kinh tế phát triển, khu vực nông thôn phát
triển, việc làm phi nông nghiệp tăng ở khu vực nông thôn, thị trường lao
động khu vực nông thôn sẽ phát triển sôi động hơn .
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới giải quyết việc làm
Số lượng việc làm trong nền kinh tế phản ánh cầu lao động. Về lý
thuyết, cầu lao động cho thấy số lượng lao động mà các tổ chức ( đơn vị )
kinh tế sẵn sàng thuê ( sử dụng ) để tiến hành các hoạt động kinh tế với
mức tiền lương nhất định.
Cầu lao động phụ thuộc chủ yếu vào quy mô sản lượng và hệ số co giãn
việc làm đối với sản lượng ( đầu ra ).
Vò Mai Anh Líp: KTPT K47 B_QN
12
Trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ ho¹ch Ph¸t triÓn
Lao động là yếu tố đầu vào cần thiết để sản xuất một lượng hàng hóa,
dịch vụ nhất định. Điều này cũng có nghĩa là quy mô sản xuất hàng hóa,
dịch vụ sẽ quyết định lượng đầu vào được sử dụng.
Quan hệ giữa sự thay đổi đầu ra ( tăng hay giảm ) và thay đổi việc làm (
cầu lao động ) được xem xét qua khái niệm “Hệ số co giãn” việc làm. Hệ
số co giãn việc làm thể hiện tỉ lệ phần trăm thay đổi việc làm khi đầu ra
thay đổi 1%.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, đặc điểm của cầu lao động là
mang tính chất thứ phát ( cầu phát sinh ). Nó không chỉ xuất hiện do nhu
cầu mở rộng quy mô của nền Kinh tế, của ngành mà chịu tác động của các
yếu tố khác đặc biệt là vốn đầu tư và công nghệ sản xuất.
Quan hệ giữa việc làm và đầu tư thường được các nhà kinh tế xem xét
qua chỉ tiêu mức đầu tư để tạo ra một chỗ làm việc mới chẳng hạn ở nước

ta, theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, mức đầu tư trung bình cho
một chỗ làm việc mới khoảng 39,3 triệu đồng ( cuối những năm 90).
Mức đầu tư cần thiết để tạo việc làm còn có quan hệ với công nghệ sản
xuất. Những ngành có công nghệ cao sẽ cần nhiều vốn hơn để tạo một chỗ
làm việc mới hơn và ngược lại. Ở các nước đang phát triển, trong giai đoạn
đầu do vốn khan hiếm, lao động dồi dào nhưng trình độ lao động hạn chế,
do vậy sự lựa chọn công nghệ sản xuất cần ít vốn, nhiều lao động sẽ tạo ra
sự tăng trưởng “kép”- tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng việc làm .
2. Sự cần thiết phải tăng cường giải quyết việc làm
2.1. Những điểm cơ bản về Tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh
2.1.1. Về vị trí địa lý và phạm vi ranh giới tỉnh
Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ Đô Hà Nội, trung
tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống
khoa bảng và nền văn hóa lâu đời.Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây
và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông
giáp tỉnh Hải Dương. Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Vò Mai Anh Líp: KTPT K47 B_QN
13
Trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ ho¹ch Ph¸t triÓn
Bộ có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng như
quốc lộ 1A nối Hà Nội – Bắc Ninh – Lạng Sơn; Đường cao tốc 18 nối sân
bay Quốc tế Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh –
Hải Dương – Hải Phòng; Trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi
Lạng Sơn và Trung Quốc; Mạng đường thủy sông Cầu, sông Đuống, sông
Thái Binh rất thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển
của vùng tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà
Nội, theo định hướng xây dựng các tỉnh vệ tinh và sự phân bố công nghiệp
của Hà Nội. Đây là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội
và giao lưu của Bắc Ninh với bên ngoài.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và là một trong

8 tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có mức tăng trưởng
kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh của cả nước, tạo cho Bắc Ninh nhiều lợi
thế về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Là cửa ngõ phía Đông Bắc và là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh
trung du miền núi phía Bắc và trên hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng
Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Ha Long và có vị trí quan trọng vềan ninh
quốc phòng.
Thị xã Bắc Ninh chỉ cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30 km, cách sân
bay Quốc tế Nội Bài 45km, cách Hải Phòng 110 km. Vị trí địa kinh tế liền
kề với thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế lớn, một thị trường rộng lớn hàng
thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh
tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá, đồng thời là nơi cung cấp thông tin,
chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà
Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông -
lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ.
Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các tỉnh vệ
tinh, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình
công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Vò Mai Anh Líp: KTPT K47 B_QN
14
Trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ ho¹ch Ph¸t triÓn
Với vị trí địa kinh tế thuận lợi sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là
một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh
Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư
của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập
trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định
với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
2.1.2. Các yếu tố khí hậu, địa chất, thuỷ văn
* Về khí hậu:

Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.
Nhiệt độ trung bình năm là 23,3°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là
28,9°C ( tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C ( tháng 1 ).
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1°C.
Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 -
1600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ
tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.
Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530 - 1776 giờ, trong đó
tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong
năm là tháng 1.
Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông
Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3
năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo
hơi ẩm gây mưa rào.
Nhìn chung Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh
và không khác biệt nhiều so với các tỉnh đồng bằng lân cận nên việc xác
định các tiêu trí phát triển đô thị có liên quan đến khí hậu như hướng gió,
thoát nước mưa, chống nóng, khắc phục độ ẩm dễ thống nhất cho tất cả
Vò Mai Anh Líp: KTPT K47 B_QN
15
Trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ ho¹ch Ph¸t triÓn
các loại đô thị trong vùng; việc xác định tiêu chuẩn qui phạm xây dựng đô
thị có thể dựa vào qui định chung cho các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ.
* Về địa hình - địa chất:
Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc
xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ
về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn,
vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình trung du
đồi núi có độ cao phổ biến 300 - 400m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất

nhỏ ( 0,53% ) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2
huyện Quế Võ và Tiên Du. Ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê
thuộc các huyện Gia Bình, Lung Tài, Quế Võ, Yên Phong. Đặc điểm địa
chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông
Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy
nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc, Bắc bộ nên cấu trúc địa chất lãnh
thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều
vùng Đông Bắc. Toàn tỉnh có mặt các loại đất đá có tuổi từ Cambri đến đệ
tứ song nhìn chung có thành tạo Kainozoi phủ trên các thành tạo cổ. Đây là
thành tạo chiếm ưu thế về địa tầng lãnh thổ. Các thành tạo Triat phân bố
trên ở hầu hết các dãy núi, thành phần thạch học chủ yếu là cát kết, sạn kết.
Bề dày các thành tạo đệ tứ biến đổi theo quy luật trầm tích từ Bắc xuống
Nam. ở các vùng núi do bị bóc mòn nên bề dày của chúng còn rất mỏng,
càng xuống phía Nam bề dày có thể đạt tới 100 m, trong khi đó vùng phía
Bắc ( Đáp Cầu ) bề dày chỉ đạt 30 - 50 m.
Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với
Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ khác trong việc xây dựng công
trình. Và về mặt địa hình có thể hình thành hai dạng đô thị vùng đồng bằng và
trung du. Bên cạnh đó có một số đồi núi nhỏ dễ tạo cảnh quan đột biến; cũng
Vò Mai Anh Líp: KTPT K47 B_QN
16
Trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ ho¹ch Ph¸t triÓn
như một số vùng trũng nếu biết khai thác có thể tạo ra cảnh quan sinh thái đầm
nước vào mùa mưa để phục vụ cho các hoạt động văn hoá và du lịch.
* Về đặc điểm thuỷ văn:
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá
cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km², có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm
sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình.
- Sông Đuống: Có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng
nước bình quân 31,6 tỷ m³. Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là

9,64m, cao hơn so với mặt ruộng là 3 - 4 m. Sông Đuống có hàm lượng phù
sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m³ nước có 2,8 kg phù sa.
- Sông Cầu: Tổng chiều dài sông Cầu là 290 km với đoạn chảy qua tỉnh
Bắc Ninh dài 70 km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m³. Sông Cầu
có mực nước trong mùa lũ cao từ 3 - 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1
- 2 m, trong mùa cạn mức nước sông lại xuống quá thấp ( 0,5 - 0,8 m ).
- Sông Thái Bình: thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài
385 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17 km. Do phần lớn lưu vực sông
bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị sói mòn nhiều
nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa lớn. Do đặc điểm lòng sông rộng,
ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp
nhiều nhất. Theo tài liệu thực đo thì mức nước lũ lụt lịch sử sông Thái Bình
đo được tại Phả Lại năm 1971 đạt tới 7,21 m với lưu lượng lớn nhất tại Cát
Khê là 5000 m
3
/s.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như
sông Ngũ huyện Khê, sông Dân, sông Đông Coi, sông Bùi, ngòi Tào Khê,
sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình
Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ
đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Trong khi
đó tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m³, trong
Vò Mai Anh Líp: KTPT K47 B_QN
17
Trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ ho¹ch Ph¸t triÓn
đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m³; được đánh giá là
khá dồi dào. Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước
ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m³/ngày, tầng chứa nước cách mặt
đất trung bình 3 - 5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt. Toàn
bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và

sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị.
2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên - môi trường:
Nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Bắc Ninh qui về các dạng sau:
* Tài nguyên rừng:
- Tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, chủ yếu là rừng trồng.
Tổng diện tích đất rừng là 661,26 ha phân bố tập trung ở Quế Võ (317,9
ha) và Tiên Du (254,95 ha ). Tổng trữ lượng gỗ ước tính 3.279 m³, trong đó
rừng phòng hộ 363 m³, rừng đặc dụng 2916 m³.
* Tài nguyên khoáng sản:
- Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu
xây dựng như:
+ Đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở
Quế Võ và Tiên Du,
+ Đất sét làm gạch chịu lửa ở thị xã Bắc Ninh.
+ Đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh,
đá sa thạch ở Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m³. Ngoài
ra còn có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn.
* Tài nguyên đất:
- Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 803,87 km², trong
đó đất nông nghiệp chiếm 64,7%; đất lâm nghiệp chiếm 0,7%, đất chuyên
dùng và đất ở chiếm 23,5% & đất chưa sử dụng còn 11,1%. Nhìn chung
tiềm năng đất đai của tỉnh vẫn còn lớn. Riêng đất đô thị là 1.158,9 ha chiếm
Vò Mai Anh Líp: KTPT K47 B_QN
18
Trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ ho¹ch Ph¸t triÓn
1,44% diện tích tự nhiên thuộc địa phận thị xã Bắc Ninh và 6 thị trấn với
qui mô dân số khoảng 90.500 dân.
Biểu 1 : Cơ cấu sử dụng đất năm 2007
Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng số 80.757 100,0

Đất nông nghiệp 48.759 60,38
Đất nuôi trồng thủy sản 3.335 4,13
Đất lâm nghiệp 598 0,74
Đất chuyên dùng 14.527 17,99
Đất ở 5.708 7,07
Đất chưa sử dụng 7.830 9,70
* Tài nguyên nhân văn, du lịch
Bắc Ninh có tiềm năng văn hóa phong phú, đậm đà bản sắt dân tộc.
Miền đất Kinh Bắc xưa là vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của Kinh
Dương Vương, Lý Bát Đế, nơi hội tự của kho tàng văn hóa nghệ thuật đặc
sắc voíư những làn điệu Quan họ trữ tình đằm thắm, dòng nghệ thuật tạo
hình, tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng. Con người Bắc Ninh mang trong
mình truyền thống văn hóa Kinh Bắc, mang đậm nét dân gian của vùng
trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, vẽ tranh dân
gian cộng với nhiều cảnh quan đẹp là tiềm năng lớn để phát triiển du lịch
văn hóa, lễ, du lịch sinh thái, du lịchthắng cảnh, du lị ch làng nghề, du lịch
làng Việt cổ
a. Các di tích lịch sử văn hoá
Bắc Ninh có rất nhiều các di tích lịch sử, văn hoá, mật độ phân bố
các di tích chỉ đứng sau Thủ đô Hà Nội. Tính đến 31/12/2001, toàn tỉnh có
233 di tích lịch sử, văn hoá được cấp bằng công nhận di tích cấp Quốc gia
và cấp địa phương. Các địa phương tạp trung nhiều di tích lịch sử xếp hạng
quốc gia là Từ Sơn, Yên Phong, thị xã Bắc Ninh, Yên Du.
Vò Mai Anh Líp: KTPT K47 B_QN
19
Trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ ho¹ch Ph¸t triÓn
Bắc Ninh có nhiều di tích có giá trị lịch sử văn hoá quan trọng
không chỉ trong phạm vi tỉnh mà có ý nghĩa quốc gia, quốc tế như: Đền Đô,
chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, chùa Dạm, Văn Miếu
b. Lễ hội truyền thống

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 41 lễ hội đáng chú ý
trong năm được duy trì. Trong đó có những lễ hội có ý nghĩa đặc biệt và có
tầm ảnh hưởng lớn như: Hội chùa Dâu, hội Lim, hội đền Đô, hội đền Bà
Chúa Kho
Tất cả các lễ hội mang đậm nét đặc trưng cho lễ hội cổ truyền của vùng
Kinh Bắc độc đáo, đặc sắc mang nhiều bí ẩn tín ngưỡng về những đấng
thần linh, anh hùng dân tộc. Mỗi lễ hội giống như một viện bảo tàng sống
về văn hóa, truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc với những lễ nghi tôn
giáo và những trò chơi dân gian.
Tài nguyên du lịch nhân văn của Bắc Ninh khá đa dạng và phong phú
với nhiều loại hình khác nhau, nhưng nổi bật nhất và được nhiều người biết
đến là các di tích lịch sử, văn hoá, tiêu biểu là đình, chùa và dân ca Quan
Họ Bắc Ninh.
c. Ca múa nhạc
Dân ca Quan họ là một đặc trưng nổi bật và đặc sắc của Bắc Ninh, sự
nổi tiếng của dân ca Quan họ đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
d. Các làng nghề Bắc Ninh
Vò Mai Anh Líp: KTPT K47 B_QN
20
Trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ ho¹ch Ph¸t triÓn
Nhờ có vị tríliền kề với thủ đô Hà Nội qua nhiều thế kỷ - Bắc Ninh xưa
nay vốn là vùng có nhiều nghề thủ công nổi tiếng như : Làng tranh dân
gian Đông Hồ, Làng gốm Phù Lãng, Làng đúc đồng Đại Bái, làng rèn Đa
Hội, làng dệt Lũng Giang, Hồi Quan, sơn mài Đình Bảng, chạm khắc Đồng
Kỵ, làng nghề Tre trúc Xuân Lai Ngày nay nhiều làng nghề đã bị mai
một, việc khôi phục và phát triển các làng nghề vừa để phát triển kinh tế
địa phương vừa để phát triển du lịch được tỉnh quan tâm với việc quy
hoạch, xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề tập trung.Do vậy đến đây
du khách không chỉ được xem nghệ nhân làmnghề, mua sản phẩm mà còn
có thể trực tiếp tham dự các hoạt động xã hội.

e. Tài nguyên du lịch sinh thái
Địa hình Bắc Ninh có xen lẫn đồi núi sót với độ cao từ 20 đến 120m so
với mặt biển, đồi núi sót lại thường gần các con sông và các thung lũng có
thể tạo thành hồ nước rộng hàng chục ha với những di tích lịch sử, văn hoá
như đền, chùa, miếu mạo tạo nên khung cảnh sơn thuỷ hữu tình. Đó là điều
kiện rất thuận lợi để tạo ra môi trường sinh thái quan trọng cho các điểm
Du lịch.
Bắc Ninh nằm trong vùng văn minh châu thổ sông Hồng, có 3 con sông
lớn chảy qua các làng mạc, thôn xóm và bồi đắp hình thành các bãi bồi ven
sông xanh ngắt bãi lúa, nương dâu là điều kiện hết sức thuận lợi để phát
triển du lịch sinh thái, làng quê Kinh Bắc.
2.2. Sự cần thiết giải quyết việc làm
- Cầu về lao động thấp trong khi cung lao động cao
- Suy giảm kinh tế dẫn đến giảm thiểu lao động
- Giải quyết việc làm có ý nghĩa lớn về Kinh tế- xã hội
- Tác động tới tăng trưởng Kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
lực.
Vò Mai Anh Líp: KTPT K47 B_QN
21
Trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ ho¹ch Ph¸t triÓn
Vò Mai Anh Líp: KTPT K47 B_QN
22
Trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ ho¹ch Ph¸t triÓn
CHƯƠNG II : SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH
BẮC NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Thực trạng phát triển Kinh tế- Xã hội tỉnh Bắc Ninh
1.1. Về kinh tế xã hội
1.1.1. Thực trạng đầu tư
Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Bắc Ninh thời kỳ 2001-2004 tăng
bình quân 20,75%, tăng từ 774,3 tỷ đồng năm 1996 lên 1183,5 tỷ đồng năm

2000 và 2156 tỷ đồng năm 2005 bằng 38,4% GDP. Về vốn trong nước đã
thu hút 1.061 doanh nghiệp, trong đó có 636 công ty trách nhiệm hữu hạn,
364 DNTN và 79 Công ty cổ phần với số vốn đăng ký 2.777 tỷ đồng. Vốn
FDI đến năm 2004 có 24 dự án với số vốn đăng ký trên 57 triệu USD
Biểu 2: Vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Năm 1996 Năm 2000 Năm 2003
Tỷ
đồng
% Tỷ đồng % Tỷ đồng %
Tổng số 774,3 100 1183,5 100 1437,6 100
1. Vốn Nhà nước 98,9 12,8 627,8 53,1 542,8 37,8
- Vốn NSNN 48,7 6,3 530,1 44,8 497,1 34,6
- Vốn tín dụng 50,2 6,5 82,8 7,0 37,7 2,6
-Vốn tự có của DNNN - - 14,8 1,3 8,0 0,6
2. Vốn ngoài Nhà nước 430,2 55,6 554,3 46,8 832,2 57,9
- Vốn DN, các tổ chức - - 20,3 1,7 107,2 7,5
- Vốn của hộ gia đình 430,2 55,6 534,0 45,1 725,0 50,4
3. Vốn FDI. 245,2 31,6 1,4 0,1 62,5 4,3
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2003.
Điều đáng chú ý là nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn
trong những năm gần đây đã có xu hướng giảm dần từ 46,5% năm 2001
xuống còn khoảng 21% năm 2004, chứng tỏ Bắc Ninh có môi trường đầu
tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp
1.1.2. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu Kinh tế
Vò Mai Anh Líp: KTPT K47 B_QN
23
Trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ ho¹ch Ph¸t triÓn
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 2001-2005 của tỉnh ước đạt
13,9%/năm (mục tiêu đại hôi 13,5%), gấp 1,8 lần mức bình quân của cả
nước, trong đó khu vực công nghiệp, xây dựng đạt mức tăng bình quân

19,7%/năm. Bắc Ninh là một trong những tỉnh đật tốc độ tăng trưởng GDP
thời kỳ 2001-2005 cao so với các tỉnh trong vùng KTTĐ Bắc Bộ (đứng thứ
2 sau Vĩnh Phúc 14,4%).
Biểu 3: Một số chỉ tiêu kinh tế tỉnh Bắc Ninh
Chỉ tiêu 2000 2003 2004 2005
Tốc độ b/q
2001-2005
(%)
1-Tổng GDP(giá SS 1994) 2488,3 3666,9 4181,2 4766,6 13,9
- Công nghiệp, XD 880,2 1543,0 1862,1 2214,6 20,3
- Nông lâm ngư nghiệp 937,4 1088,6 1149,2 1209,0 5,2
- Khu vực dịch vụ 670,7 1035,3 1169,9 1343,0 14,9
2. GDP (giá hiện hành) 3366,8 5483,2 6539,3 7532,0
- Công nghiệp, XD 1201,0 2355,4 3021,2 3555
- Nông lâm ngư nghiệp 1278,0 1600,8 1732,9 1883
- Khu vực dịch vụ 887,8 1527,0 1785,2 2094
2- Cơ cấu GDP, giá HH (%) 100 100 100 100
- Công nghiệp, XD 36 43 46,2 46,5
- Nông lâm ngư nghiệp 38 29 26,5 25,3
- Khối dịch vụ 26 28 27,3 28,2
3- Dân số 951 977 987 1002,4
4- GDP/người (giá HH)
- Nghìn ĐVN 3540 5613 6625 7514
- USD 248 365 427 479
5- GDP/ng. so TĐBB,% 54 61 67 68
6. GDP/ng so cả nước,% 62 75 82 86
Quy mô nền kinh tế đã có bước phát triển khá, đến năm 2004 đã gấp 1,7
lần năm 2000 (tính theo giá so sánh) và khoảng 3 lần năm 1997. GDP bình
quân đầu người Sản xuất công nghiệp luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao trên
20%/năm, đến năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh ước đạt

6800 tỷ đồng (vượt 28% so với mục tiêu Đại hội). Thu ngân sách trên địa
bàn đạt kết quả cao, từ năm 2000 đến năm 2004 bình quân tăng
Vò Mai Anh Líp: KTPT K47 B_QN
24
Trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ ho¹ch Ph¸t triÓn
41,5%/năm, thu ngân sách năm 2005 ước đạt 1011 tỷ đồng gấp 2,4 lần mục
tiêu kế hoạch 2001-2005.
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong giai đoạn vừa qua, cơ cấu kinh tế
của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng của công
nghiệp, xây dựng trong tổng GDP đã tăng mạnh từ 35,4% năm 2000 lên
46,2% năm 2004 và ước năm 2005 sẽ đạt 47%, tỷ trọng của các ngành
nông lâm ngư nghiệp giảm từ 37,7% năm 2000 xuống còn 25% vào năm
2005. Bắt đầu từ năm 2001 tỷ trọng công nghiệp và xây dựngcủa tỉnh đã
vượt qua tỷ trọng nông nghiệp.
Biểu 4: Một số chỉ tiêu của Bắc Ninh so với vùng KTTĐ Bắc Bộ
và cả nước năm 2004
Chỉ tiêu Bắc Ninh
Vùng KTTĐ
Bắc Bộ
Cả nước
1- Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 13,9 8,4 7,6
2- Cơ cấu GDP (theo giá hiện hành)
(%)
100 100 100
+ Nông nghiệp 25,3 14,3 20,0
+ Công nghiệp xâydựng 46,5 37,6 41,1
+ Dịch vụ 28,2 48,1 38,5
3- GDP bình quân/người (tr.đ) 6,9 11,0 8,0
4- Kim ngạch xuất khẩu/người (USD) 6,53 238,4 304,6
5- Tỷ lệ dân thành thị (%) 13 26,3

6- Thu ngân sách/ người (trđ) 8,52 2,1 2,03
7- Tỷ lê lao động qua đào tạo (%) 28 24,4
8- Tỷ lệ hộ đói nghèo (%) 4 18,3 8,31
9- Bác sỹ/ vạn dân (bác sỹ) 5 5,6
10- Giường bệnh/vạn dân (giường) 11,7 24,4
Biểu 5: Bắc Ninh So với các tỉnh, tỉnh trong vùng KTTĐ Bắc bộ
(số liệu năm 2003)
Chỉ tiêu Đơn vị Bắc Ninh
Bắc
Giang
Hưng
Yên
TĐô
Hà Nội
Hải
Dương
Vò Mai Anh Líp: KTPT K47 B_QN
25

×