Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Đánh giá kết quả thực hiện tự chủ về tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện mai sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.16 KB, 32 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nhiều năm trước đây ở nước ta, y tế là một lĩnh vực dịch vụ cơng
hồn tồn do Nhà nước đứng ra cung cấp, các bệnh viện cơng chỉ đơn thuần là
cơ sở hành chính sự nghiệp được bao cấp toàn bộ. Các cơ sở khám chữa bệnh
lâm vào tình trạng thiếu kinh phí hoạt động, khơng đủ điều kiện để củng cố và
phát triển Các bệnh viện từ Trung ương đến địa phương xuống cấp nhiều. Đầu
tư từ NSNN dù đã cố gắng tăng lên hàng năm nhưng cũng rất hạn chế, dẫn đến
tình trạng các bệnh viện công quá tải, hiệu quả hoạt động thấp, cơ sở vật chất
thiếu thốn và xuống cấp, đội ngũ y bác sĩ, nhân viên thiếu động lực, không đáp
ứng được đầy đủ chất lượng nhu cầu khám chữa bệnh đang ngày càng tăng lên
của nhân dân. Trong khi đó, chi phí khám chữa bệnh ngày một tăng do áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng các trang thiết bị hiện đại, đắt tiền trong
chẩn đoán và điều trị.
Trước tình hình ngân sách bao cấp của Nhà nước không đủ cho nhu cầu
hoạt động của ngành y tế, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách
trong lĩnh vực hoạt động kinh tế y tế và đã được thực hiện tại các cơ sở KCB,
nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày càng cao,
đồng thời xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, đội ngũ có trình độ cao.
Trong nền kinh tế thị trường, y tế được xã hội hóa và trở thành một ngành
dịch vụ trong hệ thống kinh tế quốc và phục vụ các nhu cầu có tính chất phúc lợi
xã hội. Chi tiêu cho các bệnh viện công chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng chi tiêu y
tế. Một trong những thay đổi căn bản trong ngành y tế là việc áp dụng cơ chế tự
chủ tài chính đối với các bệnh viện cơng lập. Chính sách giao quyền tự chủ cho
các bệnh viện công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và Nghị định
60/2021/NĐ – CP được hy vọng sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi
phí, tăng nguồn thu cho bệnh viện đồng thời nâng cao khả năng đáp ứng của cơ
sở y tế đối với nhu cầu khám chữa bệnh thực tế của nhân dân. Cơ chế tự chủ tài
chính địi hỏi quản lý tài chính trong bệnh viện cơng vừa phải đảm bảo hiệu quả
tài chính, vừa phải đảm bảo mục tiêu cơng bằng trong chăm sóc sức khỏe,
hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thực hiện đồng thời
1




các mục tiêu trên không phải là dễ dàng đối với các bệnh viện công vốn trước
đây hoạt động trong cơ chế bao cấp. Do đó đổi mới quản lý tài chính bệnh viện
trở thành yêu cầu tất yếu để có thể thích ứng với cơ chế tự chủ tài chính.
Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn là một bệnh viện hạng II, có nhiệm vụ
khám chữa bệnh cho cán bộ, người dân trong địa phương và các huyện lân cận.
Bệnh viện bắt đầu chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính từ tháng
7/2018 theo Quyết định số 1313/QĐ-UBND ngày 06/6/2018 của UBND tỉnh
Sơn La, về việc giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy, nhân sự và tài chính đối với các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Sơn La
giai đoạn 2018- 2021; Quyết định số 244/QĐ-SYT ngày 11/6/2018 của Giám
đốc Sở Y tế tỉnh Sơn La về việc giao tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc lĩnh vực y tế của tỉnh Sơn La năm 2018 đến năm 2020; Quyết
định số 3006/QĐ-UBND ngày 07/12/2021 của UBND tỉnh Sơn La về việc giao
quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh giai đoạn 2022-2026.
Trên cơ sở các văn bản hiện hành của Nhà nước và căn cứ vào tình hình thực tế,
đơn vị có định mức chi cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Có thể
nói, cũng như nhiều bệnh viện khác, Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn thực
hiện cơ chế tự chủ tài chính bước đầu đã tạo ra những tác động nhất định trong
cung ứng, sử dụng và chi trả dịch vụ y tế. Tuy nhiên vẫn cịn nhiều khó khăn,
bất cập trong việc đảm bảo và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài
chính để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của bệnh viện. Xuất phát từ những lý
do trên, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả thực hiện tự chủ về
tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn”, với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá kết quả thực hiện tự chủ về tài chính tại Bệnh viện đa khoa
huyện Mai Sơn.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện tự chủ về tài
chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn.


2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm và vai trò của cơ chế tự chủ tài chính:
1.1.1. Khái niệm cơ chế tự chủ tài chính:
Cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp cơng lập nói chung và cơ chế tự
chủ đơn vị sự nghiệp y tế cơng lập nói riêng hiện nay được quy định tại Nghị
định số Nghị định 16/2015/NĐ – CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ và Nghị
định 60/2021/NĐ – CP ngày 21/06/2021 của Chính Phủ. Trong đó đơn vị sự
nghiệp cơng lập được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tạo lập
và sử dụng nguồn tài chính để thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực hoạt động
của mình.
Cơ chế tự chủ tài chính là cơ chế quản lý nhằm tăng cường quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và
tài chính qua đó làm tăng chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ của đơn vị.
1.1.2. Nội dung tự chủ trong quản lý và sử dụng tài sản trong đơn vị sự
nghiệp:
Đơn vị sự nghiệp y tế công lập thực hiện đầu tư, mua sắm, quản lý, sử
dụng tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước tại
đơn vị sự nghiệp. Đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ phải
thực hiện trích khấu hao thu hồi vốn theo quy định áp dụng. Số tiền trích khấu
hao tài sản cố định và tiền thu từ thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà
nước đơn vị được để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
1.1.3. Vai trị cơ chế tự chủ tài chính:
- Đối với cơ quan quản lý cấp trên:
+ Tạo lập vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nói chung, và các
bệnh viện cơng lập nói riêng nhằm khơi dậy và huy động các nguồn tài chính
trong xã hội.
+ Thúc đẩy q trình đa dạng hố các loại hình, phương thức và hình thức

của các hoạt động sự nghiệp, nhằm phát huy cộng đồng trách nhiệm trong tạo
lập vốn đầu tư phát triển các bệnh viện công lập, đảm bảo công bằng xã hội.

3


+ Tạo môi trường thuận lợi cho các bệnh viện công lập phát triển thông
qua việc phân bổ vốn đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực tập trung, có trọng
điểm, tránh dàn trải, gắn chi thường xuyên, chi đầu tư và chi chương trình mục
tiêu.
+ Kiểm tra, giám sát tài chính trong mọi hoạt động tài chính của các bệnh
viện cơng lập đảm bảo có được các thơng tin trung thực, khách quan, đầy đủ và
toàn diện về các hoạt động tài chính của các đơn vị. Thơng qua quá trình tạo lập,
phân phối và sử dụng các nguồn tài chính của các đơn vị, đảm bảo tuân thủ theo
quy định của Nhà nước và điều chỉnh, ngăn chặn các sai phạm, lành mạnh hoá
và nâng cao hiệu quả các hoạt động tài chính của các bệnh viện cơng lập.
- Đối với bản thân các bệnh viện công lập:
+ Có vai trị cân đối giữa việc hình thành, tạo lập và sử dụng các nguồn lực
tài chính (các nguồn thu) nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động (các khoản chi)
của các bệnh viện cơng lập. Do đó, cơ chế phải được xây dựng phù hợp với loại
hình hoạt động của đơn vị nhằm tăng cường và tập trung nguồn lực tài chính,
đảm bảo sự linh hoạt, năng động và phong phú đa dạng về hình thức, giúp cho
các bệnh viện cơng lập hồn thành tốt nhiệm vụ được nhà nước giao.
+ Tác động đến quá trình chi tiêu ngân quỹ quốc gia, ảnh hưởng lớn đến
việc thực hiện và hồn thành nhiệm vụ của các bệnh viện cơng lập. Vì vậy, cơ
chế đó phải khắc phục được tình trạng lãng phí các nguồn tài chính, đồng thời
khuyến khích sử dụng tiết kiệm trong chi tiêu và tôn trọng nhiệm vụ và hoạt
động nghiệp vụ chuyên môn của các bệnh viện.
+ Đảm bảo tính cơng bằng hợp lý trong việc phân phối, sử dụng các nguồn
lực tài chính giữa các loại hình đơn vị sự nghiệp có thu, nhằm tạo mơi trường

bình đẳng, cũng như sự phát triển hài hòa giữa các ngành, các lĩnh vực khác
nhau trong khu vực sự nghiệp có thu.
+ Góp phần tạo hành lang pháp lý cho quá trình tạo lập và sử dụng nguồn
tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu. Nó được xây dựng trên quan điểm
thống nhất và hợp lý, từ việc xây dựng các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu đến quy
định về cấp phát, kiểm tra, kiểm sốt q trình chi tiêu nhằm phát huy vai trị
4


của cơ chế tự chủ tài chính, đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô. Mặt khác, cơ chế
tự chủ tài chính đối với các bệnh viện cơng có quy định khung pháp lý về mơ
hình tổ chức, hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu. Chính vì vậy, xây dựng cơ
chế tự chủ tài chính phải quan tâm về tổ chức bộ máy, đào tạo bồi dưỡng nghiệp
vụ, nâng cao trình độ cán bộ, kết hợp với tăng cường chế độ thống nhất chỉ huy,
trách nhiệm thủ trưởng các đơn vị dự toán và các cấp, các ngành trong quản lý.
Việc tạo ra một cơ chế tự chủ tài chính thích hợp đối với các bệnh viện
cơng lập sẽ giúp đạt được những mục tiêu sau:
- Đảm bảo cho bộ máy của các bệnh viện công lập hoạt động có hiệu quả
đáp ứng nhu cầu địi hỏi ngày càng cao của xã hội.
- Tạo động lực khuyến khích các bệnh viện cơng lập tích cực chủ động đổi
mới tổ chức và sắp xếp biên chế một cách hợp lý theo hướng tinh gọn, giảm đầu
mối tổ chức và phân công lao động hợp lý, nâng cao chất lượng, hiệu suất cơng
việc gắn với việc sử dụng kinh phí một cách hiệu quả.
- Nêu cao ý thức tiết kiệm, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí và tăng
cường chống tham ơ, lãng phí.
- Phát huy tối đa khả năng và nâng cao chất lượng công việc cũng như tăng
thu nhập, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức.
1.2. Mục tiêu của cơ chế tự chủ tài chính:
- Đa dạng hoá về phương thức quản lý, khi nền kinh tế nước ta vận hành
theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần phải tìm hiểu sự tác

động của cơ chế thị trường đến các hoạt động sự nghiệp, trong đó có Y tế trên
hai mặt: tích cực và tiêu cực. Nhà nước không nên thực hiện một phương thức
quản lý nhất loạt lên các đối tượng quản lý khác nhau.
- Kết hợp hài hoà giữa cơ chế quản lý của Nhà nuớc với cơ chế tự vận
động của các bệnh viện công lập trong lĩnh vực tài chính. Nhà nước, các nhà
quản lý cần biết sử dụng các cơng cụ quản lý tài chính tác động vào hoạt động
sự nghiệp thơng qua cơ chế vốn có của nó, hướng vận động đến các mục tiêu
mong muốn.

5


+ Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp trong
việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài
chính để hồn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để
cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước
giải quyết thu nhập cho người lao động.
+ Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội,
huy động sự đóng góp của cộng đồng để phát triển các hoạt động sự nghiệp,
từng bước giảm dần bao cấp từ NSNN.
+ Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp,
nhà nước quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển; bảo đảm
cho các đối tượng chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng
xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt
hơn.
1.3. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính:
Nghị định 16/2015/NĐ – CP và Nghị định số 60/2021/NĐ-CP có quy định
rõ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với từng loại hình đơn vị
sự nghiệp. Theo đó, đơn vị sự nghiệp y tế cơng mang đặc điểm của đơn vị sự
nghiệp tự bảo đảm tồn bộ và tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động cần tuân

thủ theo cơ chế quản lý về nguồn thu và chi như sau:
1.3.1. Tự chủ trong quản lý nguồn thu của đơn vị sự nghiệp y tế công lập
1.3.1.1. Nguồn thu của đơn vị sự nghiệp y tế cơng gồm:
* Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp:
Đơn vị muốn nhận được kinh phí phải tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các quy
định của Luật NSNN từ khâu lập, chấp hành đến quyết toán nguồn NSNN cấp.
Đơn vị chỉ được cấp kinh phí NSNN khi có trong dự toán được duyệt, chi đúng
tiêu chuẩn định mức, có đầy đủ hồ sơ chứng minh việc chi tiêu của đơn vị. Đây
chính là nét đổi mới trong việc quản lý và điều hành ngân sách so với cơ chế cũ.
Việc phân loại đơn vị sự nghiệp có thu dựa trên khả năng đảm bảo chi phí hoạt
động thường xuyên để từ đó có cơ sở cấp ngân sách là một biện pháp nhằm giảm

6


bớt gánh nặng cho NSNN đồng thời tăng cường tính chủ động cho các đơn vị sự
nghiệp có thu.
Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp: bao gồm cả nguồn ngân sách
nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp cơng theo giá tính đủ chi phí.
* Nguồn thu phí theo phát luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định
(phần được để lại chi thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị,
tài sản phục vụ cơng tác thu phí)
* Nguồn thu khác theo quy định của phát luật.
- Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, huy động của cán bộ, viên chức
trong đơn vị…
- Nguồn vốn tham gia liên doanh liên kết của các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
1.3.1.2. Đơn vị được tự chủ các khoản thu và mức thu theo quy định như
sau:
- Đơn vị sự nghiệp y tế cơng lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền

giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng
thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục
vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể
cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không vượt quá
khung mức thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì
mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp
sản phẩm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá, thì mức
thu được xác định trên cơ sở dự tốn chi phí được cơ quan tài chính cung cấp
thẩm định chấp thuận.
- Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nưiớc, các hoạt động liên doanh, liên kết đơn vị được quyết định
các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc đảm bảo đủ bù đắp chi phí và có
tích lũy.
7


Có thể thấy cơ chế quản lý đối với nguồn ngồi ngân sách linh hoạt hơn,
mang tính thị trường hơn so với nguồn NSNN cấp, tính tự chủ tự chịu trách
nhiệm của đơn vị từ đó được tăng cường hơn.
1.3.2. Tự chủ trong quản lý nguồn chi đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập:
Tại các đơn vị sự nghiệp công lập, các khoản chi được phân chia thành:
khoản chi thường xuyên và khoản chi không thường xuyên. Căn cứ vào nhiệm
vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, cũng như Quy chế chi tiêu nội bộ của
mỗi đơn vị, Thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt
động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quy định tùy thuộc vào loại hình của đơn vị do Ngân sách nhà nước nhà đảm bảo
kinh phí như thế nào.
Quy chế chi tiêu nội bộ và việc xây dựng các định mức chi của đơn vị sự

nghiệp y tế công lập đã khắc phục những bất cập, lạc hậu của một số chế độ, tiêu
chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành của Nhà nước như: chế độ cơng tác
phí, chế độ chi tiêu hội nghị...
Đơn vị được tự chủ trong sử dụng nguồn tài chính như sau:
- Căn cứ tính chất cơng việc, Thủ trưởng đơn vị được quyết định phương
thức khốn chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc.
- Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực
hiện theo quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ- CP.
- Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các
khoản chi thường xuyên, Thủ trưởng đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động và đơn
vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động được quyết định một số
mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định. Thủ trưởng đơn vị do ngân sách nhà nước
đảm bảo tồn bộ kinh phí hoạt động được quyết định một số mức chi quản lý,
chi hoạt động nghiệp vụ, nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định.
Đối với khoản tiền lương, tiền công đơn vị được chi như sau:

8


- Đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao,
chi phí tiền lương, tiền cơng cho cán bộ viên chức và người lao động (gọi tắt là
người lao động), đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.
- Đối với những hoạt động dịch vụ có hạch tốn chi phí riêng, thì chi phí
tiền lương, tiền cơng cho người lao động được áp dụng theo chế độ tiền lương
trong doanh nghiệp nhà nước. Trường hợp khơng hạch tốn riêng chi phí, đơn vị
tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.
- Nhà nước khuyến khích đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, thực
hiện tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở

hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân
sách nhà nước; tùy theo kết quả hoạt động tài chính trong năm, đơn vị được
xác định tổng mức chi trả thu nhập cho người lao động trong năm.
Việc chi trả thu nhập cho người lao động trong đơn vị thực hiện theo
nguyên tắc: người nào có hiệu suất cơng tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng
thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn. Thủ trưởng đơn vị chi trả thu nhập theo
quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
1.3.3 Nội dung tự chủ trong quản lý, sử dụng các quỹ của đơn vị sự nghiệp:
Cuối năm, căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính sau khi trang trải các
khoản chi phi và các khoản chi khác, số chênh lệch thu lớn hơn chi, thường sử
dụng phân bổ theo quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và
sử dụng theo đúng mục đích của các quỹ.
+ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: dùng để đầu tư, phát triển nâng cao
hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm
trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công
nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác
cho cán bộ, viên chức đơn vị; được sử dụng góp vốn liên doanh liên kết với các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ được giao, khả năng của đơn vị và theo quy định của pháp
luật. Việc sử dụng Quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội
bộ của đơn vị.
9


+ Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: dùng để đảm bảo thu nhập cho người
lao động trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút, không đảm bảo kế hoạch đề ra.
+ Quỹ khen thưởng: dùng để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân
trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả cơng việc và thành tích đóng góp vào hoạt
động của đơn vị. Mức thửởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi
tiêu nội bộ của đơn vị.

+ Quỹ phúc lợi: dùng để xây dựng, sửa chữa các cơng trình phúc lợi, chi
cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó
khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi
thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế. Thủ
trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn
vị.
1.3.4. Cơ chế quản lý chênh lệch thu - chi của đơn vị sự nghiệp:
Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản
khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có) đơn vị được sử
dụng theo trình tự sau:
* Đối với đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động:
+ Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
+ Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập: Đơn vị được tự quyết định mức trích
Quỹ bổ sung thu nhập;
+ Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu
nhập. Đối với Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3
tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong
năm.
Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự
nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
* Đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động:
+ Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
+ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo quy định

10


+ Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu
nhập. Đối với Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa khơng q 3
tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong

năm.
Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm bằng hoặc nhỏ hơn một
lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm, đơn vị được sử dụng để trả thu
nhập tăng thêm cho người lao động, trích lập 4 quỹ: Quỹ dự phịng ổn định thu
nhập, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp,
trong đó, đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không
quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện
trong năm. Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị
sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
* Đối với đơn vị do ngân sách nhà nước đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt
động:
+ Chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, tổng mức chi trả thu
nhập trong năm của đơn vị không quá hai lần quỹ tiền lương cấp bậc chức vụ
trong năm do nhà nước quy định.
+ Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu
quả cơng việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng do
thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;
+ Chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường
hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế thực
hiện tinh giản biên chế. Mức chi cụ thể do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo
quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;
+ Chi tăng cường cơ sở vật chất của đơn vị;
Nếu xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí khơng ổn định, đơn vị có thể lập
Quỹ dự phịng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập cho người lao động.
1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính:
Tổ chức bộ máy hoạt động, năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên của
đơn vị là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị, góp
11



phần vào việc mở rộng, tăng nguồn thu và tiết kiệm chi của đơn vị, từ đó ảnh
hưởng tới tình hình thực hiện tự chủ ở đơn vị. Do vậy việc đơn vị được phép
điều động cán bộ và sắp xếp công việc cho cán bộ đã giúp các đơn vị chủ động
trong công tác chuyên môn và nâng cao hiệu quả hoạt động góp phần giảm chi
và tăng thu cho đơn vị.
+ Các nhân tố chủ quan:
Cơ chế tự chủ tài chính của các bệnh viện chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố
chủ quan như: Chiến lược phát triển đội ngũ y bác sĩ; trình độ quản lý của bộ
phận quản lý và ứng dụng khoa học công nghệ; mơ hình tổ chức và hiệu quả
hoạt động của bệnh viện; mối quan hệ giữa bệnh viện với khách hàng; cơng tác
quản lý thu – chi; hệ thống kiểm sốt nội bộ.
+ Các nhân tố khách quan:
Ngoài các nhân tố chủ quan, cơ chế tự chủ tài chính của các bệnh viện
cũng chịu ảnh hưởng của các nhân tố khách quan như: Đường lối , chủ trương
của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước đối với các bệnh viện cơng lập;
chính sách chế độ về cơ chế tự chủ tài chính nhà nước đối với lĩnh vực y tế;
quan điểm định hướng của Nhà nước về mức hỗ trợ ngân sách đối với các bệnh
viện cơng lập; chính sách của Nhà nước về mức thu viện phí, lệ phí, chế độ miễn
giảm viện phí phí trong các bệnh viện cơng lập; vấn đề xu hướng thực hiện xã
hội hóa trong lĩnh vực y tế.

12


CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa
huyện Mai Sơn.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu:

- Thời gian: Năm 2021 và năm 2022
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu:
- Hồi cứu mơ tả.
- Quy trình nghiên cứu: Tiến hành tổng hợp số liệu, sau đó tiến hành xử
lý, phân tích số liệu.
2.2.3. Nội dung nghiên cứu:
- Thực trạng cơng tác quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai
Sơn
- Đánh giá kết quả thực hiện tự chủ về tài chính tại Bệnh viện đa khoa
huyện Mai Sơn
+ Những kết quả đạt được
+ Những tồn tại, hạn chế
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện tự chủ về tài chính
tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn.
2.3. Phương pháp xử lý số liệu

13


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai
Sơn:
3.1.1. Cơ chế tạo nguồn lực tài chính:
Nguồn tài chính của Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn bao gồm:
- Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp gồm: Kinh phí bảo đảm hoạt động
thường xun và kinh phí khơng thường xuyên;
- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm: Thu viện phí; thu khác (dịch vụ
trơng giữ xe, căng tin, nhà ăn khoa dinh dưỡng)
Bảng 3.1. Các nguồn tài chính của Bệnh viện

ĐVT: Triệu đồng
ST
T

Chỉ tiêu

I

NSNN cấp
- KP khơng thường
xuyên
Nguồn thu từ
HĐSN
- Thu nguồn BHYT

II

Năm 2021
Số tiền
Tỷ lệ

Năm 2022
Số tiền
Tỷ lệ

3.017,8
3.017,8

100%
100%


4.109,8
4.109,8

42.807,2

100%

36.205,5

84,58
%
13,95
%
1,47%

- Thu nguồn viện
phí
- Thu khác

5.971,7

Tổng cộng

45.825

630

Năm 2022/
năm 2021


Tỷ lệ
tăng,
giảm

100%
100%

136,19%

36,19%

46.785,1

100%

105%

38.450

82,18
%
17,35
%
0,46%

106,2%

6,2%


135,94%

35,94%

34,49%

-65,51%

8.117,8
217,3
50.894,9

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy:
- Kinh phí NSNN cấp năm 2021 và năm 2022 có xu hướng tăng. Cụ thể:
+ Năm 2021: Kinh phí khơng thường xuyên số tiền là 3.017,8 triệu đồng
chiếm 100% tổng kinh phí NSNN cấp;
+ Năm 2022: Kinh phí khơng thường xun số tiền là 4.109,8 triệu đồng
chiếm 100% tổng kinh phí NSNN cấp.
- Nguồn thu năm 2022 có chiều hướng tăng so với năm 2021 Cụ thể:

14


+ Năm 2021: Nguồn thu Bảo hiểm y tế số tiền là: 36.205,5 triệu đồng
chiếm 84,58 tổng nguồn thu hoạt động sự nghiệp; Nguồn thu viện phí số tiền là
5.971,7 triệu đồng chiếm 13,95% tổng nguồn thu hoạt động sự nghiệp; Thu khác
số tiền là 630 triệu đồng chiếm 1,47% tổng nguồn thu hoạt động sự nghiệp.
+ Năm 2022: Nguồn thu Bảo hiểm y tế số tiền là: 38.450 triệu đồng chiếm
82,18% tổng nguồn thu hoạt động sự nghiệp; Nguồn thu viện phí số tiền là
8.117,8 triệu đồng chiếm 17,35% tổng nguồn thu hoạt động sự nghiệp; Thu khác

số tiền là 217.3 triệu đồng chiếm 0,46% tổng nguồn thu hoạt động sự nghiệp.
Nguồn thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tăng chủ yếu do tăng số lượt
bệnh nhân cụ thể:
Bảng 3.2. Tình hình khám chữa bệnh

Năm 2021

Năm 2022

%
giảm
khám chữa
bệnh

Bệnh nhân khám ngoại
trú
- BN khám BHYT
Lượt
- BN khám viện phí
Lượt

43.450
7.830

41.568
11.437

95,66%
146,06%


Bệnh nhân điều trị nội
trú
- BN điều trị BHYT
Lượt
- BN điều trị viện phí
Lượt

11.315
724

12.151
1.617

107,38%
223%

STT

Chỉ tiêu

I

II

ĐVT

Nhận xét qua bảng trên cho thấy:
- Số lượt bệnh nhân khám ngoại trú giảm khoảng 4,18% từ năm 2021 đến
năm 2022.
- Số lượt bệnh nhân khám viện phí tăng đáng kể khoảng 46,06% từ năm

2021 đến năm 2022.
- Số lượt bệnh nhân điều trị nội trú tăng khoảng 7,38% từ năm 2021 đến
năm 2022.
- Số lượt bệnh nhân điều trị viện phí tăng đáng kể khoảng 123,97% từ
năm 2021 đến năm 2022.
15


3.1.2. Cơ chế quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính:
Hàng năm, Bệnh viện đã sử dụng nguồn Ngân sách Nhà nước cấp chi
không thường xuyên, nguồn thu từ khám chữa bệnh và nguồn thu khác để chi
cho các hoạt động thường xuyên.
Bảng 3.3. Cơ cấu các các khoản chi của Bệnh viện
ĐVT: Triệu đồng
STT

Chỉ tiêu

Năm 2021
Số tiền
Tỷ lệ

1

Chi thanh tốn cho cá 20.225,6

42,44

2


nhân
Chi nghiệp vụ chun 22.620,3

%
47,46

3

mơn
Chi mua sắm, sửa

4.243,9

%
8,91%

chữa lớn
Chi khác
Tổng cộng

567,5
47.657,3

1,19%
100%

4

Năm 2022
Số tiền

Tỷ lệ

Năm

Tỷ lệ

2022/nă

tăng,
giảm
5,4%

21.331,8

49,75

m 2021
105,47

18.407,4

%
42,93

%
81,38%

-18,62%

2.653,5


%
6,19%

62,53%

-37,47%

484,4
42.877,3

1,13%
100%

85,36%

14,64%

Nhận xét bảng trên ta thấy, tổng các khoản chi giảm năm 2022 giảm so
với năm 2021 là 10,03%. Cụ thể:
* Các khoản chi thanh toán cho cá nhân:
Khoản chi cho cá nhân: Trong năm 2021 số tiền là 20.225,6 triệu đồng
chiếm 42,44% tổng chi; năm 2022 số tiền là 21.331,8 triệu đồng chiếm 49,75%
tổng chi.
* Các khoản chi nghiệp vụ chuyên mơn:
Khoản chi phí nghiệp vụ chun mơn trong năm 2021 số tiền là 22.620,3
triệu đồng chiếm 47,46% tổng chi; năm 2022 số tiền là 18.407,4 triệu đồng
chiếm 42,93% tổng chi.
* Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ chuyên môn:
Khoản chi mua sắm sửa chữa lớn: Năm 2021 số tiền là 4.243,9 triệu đồng

chiếm 8,91% tổng chi; năm 2022 số tiền là 2.653,5 triệu đồng chiếm 6,19% tổng
chi.
16


* Các khoản chi khác:
Các khoản chi khác trong năm 2021 số tiền 567,5 triệu đồng chiếm 1,19%
tổng chi; năm 2022 số tiền 484,4 triệu đồng chiếm 1,13% tổng chi của bệnh viện
3.1.3. Cơ chế phân phối chênh lệch thu - chi:
Trên cơ sở chênh lệch thu – chi, Bệnh viện đã chủ động chi thu nhập tăng
thêm cho cán bộ viên chức và trích lập các quỹ.
Bàng 3.4. Kết quả phân phối chênh lệch thu – chi của Bệnh viện

ĐVT: Triệu đồng
STT
I

Chỉ tiêu

Năm 2021
Số tiền Tỷ lệ

Năm

Tỷ lệ

2022/nă

tăng,


m 2021

giảm

Chi trả thu nhập tăng
thêm cho cán bộ viên 0

II
1
2
3

Năm 2022
Số tiền
Tỷ lệ

chức và người lao động
Trích lập các quỹ
Quỹ phúc lợi
0
Quỹ khen thưởng
0
Quỹ phát triển hoạt 0

0%

813,8

55,02%


813,8

100%

0
0
0

665,2
266,3
29
369,9

44,98%
18,01%
1,96%
25,01%

665,2
266,3
29
369,9

100%
100%
100%
100%

1.479


100%

1.479

động sự nghiệp
Tổng cộng

Nhận xét bảng số liệu trên ta thấy:
- Khoản chi trả thu nhập tăng thêm cho viên chức và người lao động năm
2022 số tiền là 813,8 triệu đồng chiếm 55% tổng phân phối chênh lệch thu chi.
Tăng so với năm 2021 số tiền là 813,8 chiếm 52,02% tổng phân phối chênh lệch
thu chi.
- Trích lập các quỹ:
+ Quỹ phúc lợi năm 2022 số tiền là 266,3 triệu đồng chiếm 18,01% tổng
trích lập các quỹ tăng so với năm 2021.
+ Quỹ khen thưởng: năm 2022 số tiền là 29 triệu đồng chiếm 1,96% tổng
trích lập các quỹ tăng so với năm 2021.
+ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: năm 2022 số tiền là 369,9 triệu
đồng chiếm 25,01% tổng trích lập các quỹ tăng so với năm 2021.
17


CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai
Sơn:
4.1.1. Cơ chế tạo nguồn lực tài chính:
Kinh phí ngân sách nhà nước cấp năm 2021 và năm 2022 tăng từ 3.017,8
triệu đồng lên 4.109,8 triệu đồng (tỷ lệ năm 2022 tăng 36,19% so với năm
2021). Như vậy, Bệnh viện Mai Sơn là bệnh viện tự chủ 100% chi thường xuyên
đơn vị tự đảm bảo hoạt động thường xuyên.

Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp là nguồn thu rất quan trọng, giữ vai trị
chủ đạo trong cơ cấu nguồn tài chính của Bệnh viện, cụ thể (năm 2021 số tiền là
42.807,2 triệu đồng, năm 2022 số tiền là 46.785,1 triệu đồng) như vậy tỷ lệ
nguồn thu hoạt động sự nghiệp năm 2022 tăng 9.2% so với năm 2021 và trở
thành nguồn kinh phí chủ yếu đảm bảo kinh phí cho các hoạt động thường
xuyên, chi sửa chữa cơ sở hạ tầng và tăng thu nhập cho cán bộ viên chức toàn
Bệnh viện, từng bước cải thiện chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.
Nguồn thu hoạt động sự nghiệp tăng chủ yếu do tăng số lượng bệnh nhân
cụ thể:
- Bệnh nhân khám viện phí (năm 2021: 7.830 lượt; năm 2022: 11.437
lượt) như vậy tỷ lệ năm 2022 tăng 46,06% so với năm 2021.
- Bệnh nhân điều trị nội trú BHYT (năm 2021: 11.315 lượt; năm 2022:
12.151 lượt) như vậy tỷ lệ điều trị nội trú BHYT năm 2022 tăng 7,38% so với
năm 2021.
- Bệnh nhân điều trị nội trú viện phí (năm 2021: 724 lượt; năm 2022:
1.617 lượt) như vậy tỷ lệ điều trị nội trú viện phí năm 2022 tăng 223% so với
năm 2021
Do mơ hình bệnh tật ngày càng tăng và trong những năm qua bệnh viện đã
triển khai thực hiện một số dịch vụ kỹ thuật mới như phẫu thuật nội soi, chạy
thận nhân tạo, chụp Xquang số hoá nên thu hút được nhiều bệnh nhân đến khám
và điều trị. Cùng với đó nguồn thu từ xét nghiệm, cận lâm sàng, tiền giường điều
trị nội trú cũng tăng.
18


- Bệnh nhân khám BHYT ngoại trú năm 2021: 43.450 lượt; năm 2022:
41.568 lượt) như vậy tỷ lệ khám bệnh năm 2022 giảm 4.34% so với năm 2021.
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 làm ảnh hưởng chung đến thực
trạng khám chữa bệnh của người dân năm 2021, chỉ có bệnh nhân thực sự ốm
cần nằm viện mới đến khám và điều trị, do đó ảnh hưởng lớn đến số lượt khám

bệnh ngoại trú, cũng như nội trú.
4.1.2. Cơ chế quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính
Cơ cấu các khoản chi của Bệnh viện năm 2021 và năm 2022 có sự biến
động giữa từng nhóm mục chi nhưng khơng lớn, khá ổn định, điều đó khẳng
định cơ cấu chi thường xuyên của Bệnh viện đã tạo được tính cân đối, tỷ trọng
hợp lý. Kinh phí dành cho chi con người, kinh phí hoạt động chun mơn chiếm
tỷ trọng cao trong tổng số chi thường xuyên của Bệnh viện. Nhóm chi mua sắm
sửa chữa lớn có xu hướng giảm. Điều đó khẳng định, Bệnh viện đã thực hiện
việc tiết kiệm chi, không bị chi phối nhiều vào sự hỗ trợ của NSNN khi thực
hiện cơ chế tự chủ tài chính.
* Các khoản chi thanh toán cho cá nhân:
Bao gồm các khoản chi về lương, tiền công, phụ cấp lương (được tính
theo chế độ hiện hành, kể cả nâng bậc lương hàng năm) và các khoản đóng góp
(bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí cơng đồn, bảo hiểm thất nghiệp),
phúc lợi tập thể, tiền lương tăng thêm, trợ cấp, phụ cấp khác. Đây là khoản chi
bù đắp hao phí sức lao động, đảm bảo duy trì q trình tái sản xuất sức lao động
cho cán bộ công chức và lao động hợp đồng của Bệnh viện.
Năm 2022 tăng 5% so với năm 2021 nguyên nhân do cuối năm 2021 có
tuyển dụng thêm 19 biên chế, chi trả phụ cấp Phẫu thuật, thủ thuật tăng hơn do
tăng số lượt phẫu thuật, thủ thuật trong năm.
* Các khoản chi nghiệp vụ chun mơn:
Bao gồm các khoản chi thanh tốn dịch vụ cơng cộng, vật tư văn phịng,
thơng tin tun truyền liên lạc, hội nghị, cơng tác phí, chi th mướn, chi nghiệp
vụ chuyên môn của ngành (thuốc, máu, dịch truyền, hoá chất, vật tư tiêu hao…).

19


Khoản chi phí nghiệp vụ chun mơn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu
các khoản chi của Bệnh viện năm 2021 chiếm 47% tổng chi, năm 2022 chiếm

43% tổng chi (Năm 2022 giảm 4% so với năm 2021). Sự gia tăng này chủ yếu là
do giảm chi mua thuốc, vật tư hóa chất, tiêu hao phục vụ cho hoạt động khám
chữa bệnh của Bệnh viện do quy trình đấu thầu thuốc vật tư, hóa chất chưa kịp
thời và quy mô của Bệnh viện ngày càng mở rộng. Đây là nhóm chi ít chịu ảnh
hưởng nhưng địi hỏi đội ngũ quản lý của Bệnh viện phải xây dựng hệ thống tiêu
chuẩn định mức để đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân nhưng
đồng thời phải tiết kiệm. Bệnh viện đã đề ra mục tiêu tiết kiệm điện nước, văn
phịng phẩm, và có sự theo dõi sát của các phòng chức năng.
Một số các khoản chi lớn như chi mua thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất,
vật tư tiêu hao y tế: Đây là khoản kinh phí rất lớn hàng năm chiếm tỷ trọng chủ
yếu trong chi nghiệp vụ chuyên môn (năm 2022 là 22.620,3 triệu đồng, chiếm
49,5% tổng chi; năm 2022 là 35.711,4 triệu đồng, chiếm 54,5% tổng chi).
* Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ chuyên môn:
Với mục tiêu tăng cường cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng dịch vụ
khám chữa bệnh nên từ nhiều năm nay Bệnh viện luôn quan tâm đến đầu tư mua
sắm và sửa chữa tài sản cố định.
Năm 2021 bệnh viện thực hiên mua sắm máy Xq KTS từ nguồn ngân sách
với số vốn đầu tư ban đầu là 3 tỷ đồng. Năm 2022 bệnh viện được cấp 2,5 tỷ sửa
chữa nâng cấp khu nhà Khám bệnh, 1,6 tỷ tiền điều trị bệnh nhân COVID-19 từ
nguồn ngân sách do đó năm 2022 nguồn ngân sách được cấp lớn hơn năm 2021.
4.1.3. Cơ chế phân phối chênh lệch thu – chi:
Khoản chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức và người lao động
năm 2022 tăng 55,02% so với năm 2021, nguyên nhân do năm 2021 đại dịch
covid ảnh hưởng nặng nề đến nguồn thu của đơn vị, thu hồi chi phí KCB theo
kết luận số 2891/KL-BHXH tỉnh Sơn La ngày 28/8/2021 thu hồi chi phí KCB
BHYT năm 2018-2020 số tiền: 487 triệu đồng đơn vị đã khơng trích lập được
các quỹ. Trích lập các quỹ năm 2022 tăng 44,98% so với năm 2021 trong đó
Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đảm bảo tỷ lệ tối thiểu 25% chênh lệch thu –
20




×