Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Viêm Mũi Xoang Mạn Tính Có Polyp Bằng Dụng Cụ Cắt Hút Shaver (Full Text)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

ĐẶNG ĐỨC ĐẠT

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI
TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH
CĨ POLYP BẰNG DỤNG CỤ CẮT HÚT SHAVER

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

HUẾ, 2020


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................3
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu.............................................................................3
1.2. Giải phẫu và sinh lý mũi xoang......................................................................5
1.3. Nguyên nhân viêm mũi xoang mạn tính.......................................................11
1.4. Viêm mũi xoang mạn tính có polyp.............................................................11
1.5. Triệu chứng lâm sàng viêm mũi xoang mạn tính có polyp..............................13
1.6. Chẩn đốn viêm mũi xoang mạn tính có polyp theo EP3OS 2007...............15
1.7. Điều trị viêm mũi xoang mạn tính có polyp.................................................15
1.8. Biến chứng viêm mũi xoang mạn có polyp..................................................16
1.9. Phẫu thuật nội soi mũi xoang bằng dụng cụ cắt hút shaver..........................17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................20
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................20


2.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................20
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và cách đánh giá.....................................................24
2.4. Thu thập và xử lý số liệu..............................................................................30
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu.........................................................................30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................31
3.1. Đặc điểm của bệnh nhân..............................................................................31
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm mũi xoang mạn tính có polyp.....35
3.3. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm mũi xoang mạn tính có
polyp bằng dụng cụ cắt hút shaver......................................................................44
Chương 4. BÀN LUẬN.........................................................................................51
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân....................................................................51
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm mũi xoang mạn tính có polyp.....53
4.3. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm mũi xoang mạn tính có


polyp bằng dụng cụ cắt hút shaver......................................................................63
KẾT LUẬN............................................................................................................71
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Cấu trúc giải phẫu...................................................................................26
Bảng 2.2. Tình trạng niêm mạc mũi........................................................................27
Bảng 2.3. Xuất tiết mủ.............................................................................................27
Bảng 2.4. Polyp mũi................................................................................................27
Bảng 2.5. Bảng tính điểm độ viêm xoang của Lund-Mackay..................................28
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới...................................................................31

Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi...................................................................32
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp......................................................33
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo địa dư................................................................33
Bảng 3.5. Phân bố theo nguyên nhân và yếu tố thuận lợi........................................33
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh...........................................34
Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân theo lý do vào viện...................................................35
Bảng 3.8. Tính chất xuất hiện triệu chứng cơ năng.................................................35
Bảng 3.9. Các triệu chứng cơ năng..........................................................................35
Bảng 3.10. Mức độ của triệu chứng nhức đầu.........................................................36
Bảng 3.11. Mức độ của triệu chứng ngạt mũi..........................................................37
Bảng 3.12. Tính chất của triệu chứng chảy mũi......................................................37
Bảng 3.13. Tính chất của triệu chứng giảm hoặc mất khứu giác.............................38
Bảng 3.14. Phân loại viêm xoang theo triệu chứng cơ năng....................................38
Bảng 3.15. Biến chứng trước mổ.............................................................................39
Bảng 3.16. Đặc điểm niêm mạc mũi qua nội soi mũi..............................................39
Bảng 3.17. Đánh giá dịch đọng hốc mũi, phức hệ lỗ ngách.....................................40
Bảng 3.18. Đánh giá phức hợp lỗ ngách..................................................................40
Bảng 3.19. Đánh giá polyp mũi...............................................................................41
Bảng 3.20. Phân loại viêm xoang theo nội soi.........................................................42
Bảng 3.21. Hình ảnh các xoang trên CLVT mũi xoang...........................................43
Bảng 3.22. Đánh giá phức hợp lỗ ngách trên CLVT...............................................43


Bảng 3.23. Phân loại viêm xoang theo cắt lớp vi tính..............................................44
Bảng 3.24. Các loại phẫu thuật nội soi mũi xoang đã thực hiện..............................44
Bảng 3.25. Các loại phẫu thuật kèm theo................................................................45
Bảng 3.26. So sánh triệu chứng cơ năng trên lâm sàng trước và sau phẫu thuật......45
Bảng 3.27. So sánh các dấu hiệu thực thể ở hốc mũi trên nội soi trước và sau phẫu thuật..47
Bảng 3.28. Kết quả điều trị theo triệu chứng cơ năng..............................................48
Bảng 3.29. Tỷ lệ tái phát polyp của bệnh nhân sau 3 tháng điều trị.........................49

Bảng 3.30. Di chứng sau phẫu thuật 3 tháng...........................................................50
Bảng 3.31. Mức độ hài lòng của bệnh nhân sau 3 tháng phẫu thuật........................50
Bảng 4.1. So sánh các triệu chứng cơ năng của các tác giả.....................................54
Bảng 4.2. So sánh triệu chứng đau nhức đầu mặt của các tác giả............................55
Bảng 4.3. So sánh triệu chứng ngạt mũi của các tác giả..........................................55
Bảng 4.4. So sánh triệu chứng chảy mũi của các tác giả.........................................56
Bảng 4.5. So sánh triệu chứng giảm hoặc mất khứu của các tác giả........................57
Bảng 4.6. So sánh tình trạng phù nề niêm mạc của các tác giả...............................59
Bảng 4.7. So sánh dịch đọng ở hốc mũi và PHLN của các tác giả...........................60
Bảng 4.8. Mức độ viêm mũi xoang trên CLVT của các tác giả...............................63
Bảng 4.9. Các loại phẫu thuật nội soi mũi xoang đã thực hiện................................64

DANH MỤC BIỂU Đ


Y
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới...............................................................31
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi...............................................................32
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh.......................................34
Biểu đồ 3.4. Các triệu chứng lâm sàng....................................................................36
Biểu đồ 3.5. Kết quả điều trị qua nội soi.................................................................48

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1. Thành bên hốc mũi....................................................................................6
Hình 1.2. Giải phẫu các xoang cạnh mũi (thiết đồ đứng ngang)................................8
Hình 1.3. Giải phẫu các xoang cạnh mũi (thiết đồ đứng dọc)....................................9
Hình 1.4. Vị trí các lỗ dẫn lưu của các xoang..........................................................10
Hình 1.5. Phân độ polyp theo Đại Học Munich, Đức năm 1998..............................12

Hình 1.6. Máy nội soi Tai mũi họng........................................................................14
Hình 1.7. Hình ảnh polyp trên cắt lớp vi tính mũi xoang.........................................14
Hình 1.8. Phức hợp lỗ ngách trước và sau phẫu thuật..............................................16
Hình 1.9. Hình ảnh máy cắt hút shaver bệnh viện trường ĐHY Dược Huế.............18
Hình 2.1. Hình ảnh dụng cụ phẫu thuật mũi xoang Bệnh viện Trường ĐHY Dược Huế.. 21
Hình 3.1. Polyp mũi độ I.........................................................................................41
Hình 3.2. Polyp mũi độ II........................................................................................41
Hình 3.3. Polyp mũi độ III..........................................................................................42
Hình 3.4. Polyp mũi độ IV......................................................................................42
Hình 3.5. Nội soi đạt kết quả tốt sau 3 tháng phẫu thuật..........................................49
Hình 3.6. Nội soi đạt kết quả khá sau 3 tháng phẫu thuật........................................49
Hình 3.7. Nội soi đạt kết quả trung bình sau 3 tháng phẫu thuật.............................49
Hình 3.8. Nội soi đạt kết quả kém sau 3 tháng phẫu thuật.......................................49


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm mũi xoang mạn tính là một trong những bệnh mạn tính phổ biến, thường
gặp ở người lớn và trẻ em trên 5 tuổi. Được định nghĩa là tình trạng viêm xoang mà
triệu chứng kéo dài trên 12 tuần [3], [21], [37], [38], [57], [66], [70].
Các triệu chứng chính của viêm mũi xoang mạn tính gồm chảy mũi, ngạt mũi,
đau nhức hoặc tức nặng vùng đầu - mặt, rối loạn khứu giác và mệt mỏi khó chịu…
[1], [3], [22], [62].
Ở Hoa Kỳ viêm xoang ảnh hưởng hơn 31 triệu người mỗi năm [22], [43]. Chiếm
tỷ lệ khoảng 14,1% trong dân số người trưởng thành [15], [39], [48]. Châu Âu
chiếm tỷ lệ khoảng 11% [51], [55], [67]. Ở Việt Nam, viêm mũi xoang là bệnh lý rất
thường gặp, chiếm tỷ lệ khoảng 2 – 5% dân số [3].
Polyp mũi được ghi nhận từ y văn Ai Cập cổ vào khoảng 2000 năm trước

cơng ngun. Sau đó là cơng trình nghiên cứu của Hippocrates, ông đặt tên khối u
này là “polypus”. Ngày nay polyp được xem là khối u lành tính, hậu quả của viêm
mũi xoang mạn. Vì lý do này bệnh polyp mũi được xem là một dạng viêm mũi
xoang mạn và được gọi là viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi [20], [21]. Bệnh
lý này được gặp khá thường xuyên và ảnh hưởng đến 1-4% dân số [20], [51], [58],
[60], [62], [64]. Chiếm khoảng 25-30% ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính [56].
Polyp mũi xoang có thể xảy ra ở tất cả các lứa tuổi, tần suất của polyp mũi
xoang gia tăng theo tuổi và đạt mức cao nhất ở tuổi từ 40 đến 50. Hiếm khi polyp
xảy ra dưới 10 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ có sự thay đổi giữa các nghiên
cứu: Theo Greenberg tỉ lệ nam/nữ là 2/1. Tất cả các chủng tộc, tầng lớp xã hội điều
có thể bị polyp mũi xoang. Khơng có tử xuất đáng kể liên quan đến polyp mũi
nhưng bệnh làm thay đổi chất lượng cuộc sống như: nghẹt mũi thường xuyên, giảm
khứu hoặc mất khứu hồn tồn, viêm xoang mạn tính, nhức đầu. Trong một số
trường hợp có thể làm thay đổi khung sọ mặt do polyp lan vào nội sọ hoặc vào hốc
mắt. Mặc dù có nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại ra đời với nhiều cơng trình


2
nghiên cứu chuyên sâu trong điều trị, nhưng polyp mũi xoang có khuynh hướng gia
tăng do ơ nhiễm mơi trường [28], [41].
Về nguyên nhân và bệnh sinh của polyp mũi xoang vẫn cịn được tiếp tục
ngun cứu sâu hơn vì tình trạng tái phát sau điều trị cịn tỉ lệ rất cao, kể cả điều trị
bằng phẫu thuật dưới nội soi và được điều trị bổ sung trước và sau phẫu thuật với
các phác đồ điều trị nội khoa mới, tiên tiến [28].
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật phẫu thuật nội soi bằng dụng cụ cắt hút
shaver được sử dụng ở nhiều nơi và trong nhiều chuyên khoa như: Tai Mũi Họng,
phẫu thuật thần kinh sọ não, phẫu thuật chấn thương chỉnh hình và phẫu thuật nội soi
khớp... Theo Kanishka Varman N., và cộng sự, phẫu thuật nội soi mũi xoang có sử
dụng dụng cụ cắt hút cắt chính xác mơ bệnh, bảo tồn niêm mạc tốt hơn, phẫu trường
tương đối không máu, sẹo sau phẫu thuật được giảm thiểu và quá trình lành vết

thương diễn ra nhanh hơn [50]. Là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và chính xác kết hợp
với nội soi nhằm mục đích đem lại hiệu quả tốt cho bệnh nhân và giảm bớt khó khăn
cho bác sĩ lâm sàng. Để đánh giá ưu điểm của phương pháp cắt hút chúng tôi tiến
hành đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm mũi xoang
mạn tính có polyp bằng dụng cụ cắt hút shaver”, với mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm mũi xoang mạn tính có polyp.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm mũi xoang mạn tính có
polyp bằng dụng cụ cắt hút shaver.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Ngoài nước
- DeConde A., và cộng sự (2017) [42], “ Nghiên cứu tỷ lệ tái phát sau phẫu
thuật nội soi trong điều trị viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi”, cho thấy: Sự tái
phát polyp sau phẫu thuật 6 tháng là 35%, sau phẫu thuật 12 tháng là 38% và sau
phẫu thuật 18 tháng là 40%.
- Marija Milin (2018) [52]. Trong giai đoạn nghiên cứu được lựa chọn (2013 2018), nghiên cứu bao gồm 371 bệnh nhân (121 nữ, 250 nam) được phẫu thuật nội
soi mũi xoang chức năng có polyp mũi cho thấy:
+ Độ tuổi trung bình tại thời điểm phẫu thuật là 54 tuổi (12-77 tuổi). Polyp
mũi là phổ biến nhất trong thập kỷ thứ năm của cuộc đời.
+ Tỉ lệ về giới có 121 là nữ (32,6%) và 250 là nam (67,4%).
- Theo Kanishka Varman N., và cộng sự (2017) [50], “Phẫu thuật nội soi
mũi xoang có polyp bằng dụng cụ thơng thường và dụng cụ hỗ trợ cắt hút,
nghiên cứu so sánh”.
+ So với phẫu thuật xoang nội soi thông thường, phẫu thuật xoang nội soi có

hỗ trợ dụng cụ cắt hút có hiệu quả điều trị hơn nhiều.
+ Dụng cụ hỗ trợ vừa cắt và hút nên thời gian phẫu thuật ngắn hơn.
+ Phẫu trường tương đối khơng có máu, làm cho hình ảnh tốt hơn cho bác sĩ
phẫu thuật và làm giảm tổn thương các mơ lành.
+ Dụng cụ cắt chính xác mô bệnh, bảo tồn niêm mạc tốt hơn và do đó sẹo sau
phẫu thuật được giảm thiểu và q trình lành vết thương diễn ra nhanh hơn. Bệnh
nhân cho thấy sự cải thiện triệu chứng rõ rệt sau phẫu thuật xoang nội soi có dụng
cụ cắt hút.


4
- Ramiya R. và cộng sự (2019) [58], “So sánh phương pháp phẫu thuật xoang
nội soi có hỗ trợ microdebrider và phương pháp phẫu thuật xoang nội soi thông
thường đối với bệnh viêm mũi xoang mãn tính có polyp mũi” cho thấy: Có sự khác
biệt đáng kể về triệu chứng tại 3 tháng sau phẫu thuật ở nhóm có hỗ trợ
microdebrider, nhưng khơng có sự khác biệt đáng kể ở 6 tháng sau phẫu thuật theo
một trong hai phương pháp.
1.1.2. Trong nước
- Nguyễn Trọng Tấn (2015) [34], “Nghiên cứu đặt diểm lâm sàng, cận lân
sàng của viêm mũi xoang mạn tính có polyp ở người lớn và đánh giá kết quả sau
phẫu thuật nội soi mũi xoang”, cho thấy:
+ Triệu chứng cơ năng của VMXMT có polyp ở người lớn thường gặp là
chảy mũi 100% và ngạt tắc mũi chiếm 95,45%. Các triệu chứng khác lần lượt là đau
nhức các vùng xoang là 45,45% và giảm mất ngửi là 36,36%.
+ Polyp mũi 2 bên là 88,94%, polyp mũi 1 bên 11,06%. Polyp mũi độ I
chiếm 4,55%, độ II là 36,36%, còn độ III là 36,36% và độ IV là 22,73%.
+ Kết quả phẫu thuật theo các triệu chứng thực thể sau PT 3 tháng: Kết quả
tốt chiếm 20,45%, kết quả khá chiếm 54,54%, kết quả trung bình là 15,91% và kết
quả kém là 9,09%.
- Nguyễn Lưu trình (2015) [36], “Nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi trong

điều trị viêm mũi xoang mạn tính”, cho thấy:
+ Niêm mạc mũi phù nề chiếm 71,9%, so với trước phẫu thuật 96,9%
+ Dịch đọng ở phức hợp lỗ ngách 75,0%. so với trước phẫu thuật 96,9%
+ Phức hợp lỗ ngách thơng thống 78,1%, so với trước phẫu thuật 3,1%
+ Polype mũi chiếm tỷ lệ 3,1%, so với trước phẫu thuật 43,7%
+ Kết quả tốt và khá chiếm tỷ lệ 81,3%, trung bình 18,7%.
- Đinh Viết Thanh (2016) [35], “ Đánh giá kết quả phẫu thuật bệnh viêm mũi
xoang tái phát sau phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang ở người lớn”, cho thấy:
+ Bệnh nhân giảm mất khứu sau 3 tháng chỉ còn 22,9% so với trước phẫu
thuật là 91,4%.


5
+ Tỉ lệ đau nhức đầu mặt sau 3 tháng 8,6% so với trước phẫu thuật là 90,6%.
+ Tỉ lệ ngạt mũi sau 3 tháng 20% so với trước phẫu thuật là 94,3%
+ Tỉ lệ chảy dịch sau 3 tháng chỉ còn 25,7% so với trước phẫu thuật là 100%
+ Kết quả phẫu thuật sau 3 tháng theo triệu chứng cơ năng: 80% bệnh nhân
có kết quả tốt, 20% là khá.
+ Bệnh nhân có polyp sau phẫu thuật 3 tháng còn lại là 22,9%
+ Sau 3 tháng kết quả qua nội soi: tốt chiếm 71,4%, khá 22,9%.
1.2. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MŨI XOANG
1.2.1. Giải phẫu mũi xoang
Mũi là phần đầu tiên của hệ hơ hấp tiếp nhận khơng khí, gồm mũi ngoài, mũi
trong (hay ổ mũi) và các xoang cạnh mũi [8], [9], [10], [17].
Mũi ngồi nằm chính giữa mặt, có dạng hình tháp tam giác mà mặt nhỏ nhất
hướng xuống dưới, nơi có hai lỗ mũi trước thơng ra mơi trường ngồi, hai mặt bên
phân cách bởi sống mũi. Sống mũi là gờ nối gốc mũi ở trên (nằm giữa hai mắt) và
đỉnh mũi ở dưới [17].
Hốc mũi được chia đôi bởi vách ngăn, mỗi bên từ trước ra sau hốc mũi có lỗ
mũi trước mở ra ngồi và lỗ mũi sau nối với họng hầu [7], [39]. Vị trí hốc mũi nằm

ở phía trên khoang miệng, bên dưới hộp sọ và bên trong của hốc mắt. Phía trước
tiếp nối với cửa mũi trước, phía sau hốc mũi là cửa mũi sau, mở vào vòm mũi họng.
Với các chức năng sinh lý, hốc mũi không những là phần đầu của cơ quan hơ hấp
mà cịn là cơ quan khứu giác. Về cấu tạo được chia ra bốn thành: thành ngoài, thành
trong, thành trên và thành dưới [6], [8], [9], [10], [17], [30].
1.2.1.1. Thành ngoài
Thành ngoài là vách mũi xoang, thành ngồi thường có 3 mảnh xương cuốn
lại, được phủ bởi niêm mạc và treo lơ lửng vào thành ngoài là:
- Xoăn mũi trên giới hạn cùng thành ngoài ngách mũi trên.
- Xoăn mũi giữa giới hạn cùng thành ngoài ngách mũi giữa.
- Xoăn mũi dưới cũng giới hạn cung thành ngồi ngách mũi dưới.
- Đơi khi có thêm một xoăn mũi trên cùng và tương ứng là ngách mũi trên cùng.


6
Ngay trước cực dưới của xoăn mũi giữa có một gờ nhô lên gọi là đê mũi và
giữa vùng cực sau của xoăn mũi giữa và xoăn mũi dưới thông với phần tỵ hầu là lỗ
mũi sau, con gọi là lỗ mũi hầu. Phía trên sau của xoăn mũi trên có ngách bướm
sàng, có lỗ xoang bướm đổ vào [16], [17].
Trong ngách mũi giữa có một số cấu trúc cần lưu ý:
- Khe bán nguyệt: là một khe hình liềm được giới hạn phía trước – dưới bởi mỏm
móc và sau – trên bởi bọt sàng. Đây chính là cửa của phễu sàng mở vào ngách mũi giữa.
- Phễu sàng là một ngách sâu, được giới hạn phía trước – trong bởi mỏm móc
xương sàng; phía ngồi là xương lệ, mỏm trán xương hàm trên và phần trước mặt
trong mê đạo sàng; phía sau là bọt sàng. Đổ vào phễu sàng có:
+ Lỗ đổ xoang trán (vào phần trên phễu sàng).
+ Lỗ đổ của xoang sàng trước.
+ Lỗ đổ của xoang hàm trên vào phễu sàng ở khoảng ngang mức trước dưới
bọt sàng và thường bị mỏm móc che khuất một phần.
Các cấu trúc trên cùng các lỗ đổ của các xoang được gọi một số tác giả gọi chung

là phức hợp lỗ - ngách, rất quan trọng trong nội soi mũi – xoang chức năng [16].

Hình 1.1. Thành bên hốc mũi [2]
1.2.1.2. Thành trên
Trần của hố mũi gồm 3 phần: phần trước là xương trán và xương mũi, phần
giữa là mảnh sàng của xương sàng, phần sau là thân xương bướm, cánh của xương
lá mía và mỏm bướm của xương khẩu cái [16].


7
1.2.1.3. Thành trong
Thành trong của hốc mũi là vách ngăn mũi. Vách mũi được tạo thành bởi 2
phần: phần xương ở phía sau gồm mảnh thẳng đứng xương sàng và xương lá mía,
phần sụn ở phía trước gồm sụn vách mũi và sụn cách mũi lớn (trụ trong), phía
trước – dưới là da và phần màng tạo thành phần trong của tiền đình mũi, niêm mạc
phủ 2 mặt của vách mũi [16].
1.2.1.4. Thành dưới
Có hình máng chạy từ trước ra sau, máng này rộng hơn ở trần hốc mũi, được
tạo bởi mấu khẩu cái của xương hàm trên với mảnh ngang của xương khẩu cái,
được niêm mạc che phủ [6], [16].
1.2.1.5. Đặc điểm giải phẫu các xoang
Là các hốc rỗng trong các xương nằm quanh hố mũi có tác dụng làm nhẹ khối
xương sọ và cộng hưởng âm thanh, gồm các xoang: 2 xoang hàm, 2 xoang trán, 2
xoang sàng gồm các nhóm xoang trước, giữa và sau và 2 xoang bướm. Các xoang
này được lót bởi niêm mạc có lông chuyển liên tục với niêm mạc mũi ở các lỗ
xoang. Chính nhờ các tế bào lơng chuyển đẩy các chất tiết trong xoang về phía lỗ
xoang nên bình thường lịng xoang thống và khơ [10], [17].
- Xoang hàm
Là hốc nằm trong xương hàm trên, là xoang có kích thước lớn nhất và là
xoang duy nhất hoàn chỉnh lúc trẻ chào đời [26]. Nằm ở hai bên hốc mũi, dưới hốc

mắt và trên vịm miệng. Xoang hàm thơng với hốc mũi ở khe giữa bởi một lỗ rộng,
nhưng được niêm mạc che phủ bớt đi gọi là lỗ thông mũi xoang. Đáy xoang hàm
liên quan đến các răng từ số 3 đến số 6 hàm trên. Xoang hàm được lót lớp niêm mạc
đường hô hấp trên bởi các tế bào trụ lơng nhưng mỏng và ít tuyến hơn ở mũi [24].
- Xoang trán
Là một tế bào sàng phát triển trong xương trán, là xoang phát triển chậm nhất,
thường có sau 10 tuổi và phát triển hoàn chỉnh lúc 20 tuổi [27]. Xoang trán có thành
dưới ngăn cách với hố mắt, thành trong ngăn cách với thùy trán đại não. Xoang
trán thông với mũi bởi một ống hẹp đổ vào khe giữa [24].


8
- Xoang sàng
+ Các tế bào sàng xuất hiện từ tháng thứ 5, thứ 6 của thai kỳ. Xoang sàng phát
triển hoàn thiện ở tuổi 13, 14 [27].
+ Xoang sàng trước có sớm nhất, gồm nhiều hốc nhỏ phân cách bởi các vách
xương mỏng gọi là các tế bào sàng. Xoang sàng trước nối giữa xoang hàm ở dưới
và xoang trán ở trên, phía ngồi ngăn cách với hốc mắt bởi xương giấy, phía trên
ngăn cách với đại não bởi mảnh ngang hay mảnh thủng xương sàng. Xoang có lỗ
dẫn lưu ra mũi ở khe giữa.
+ Xoang sàng sau cũng gồm các tế bào sàng đi ngang dưới nền sọ tới xoang
bướm ở phía sau. Xoang sàng sau liên quan với hốc mắt và dây thần kinh hậu nhãn
cầu, có lỗ dẫn lưu ở khe trên gần cửa lỗ mũi sau [24].
- Xoang bướm
+ Là hốc nằm trong xương bướm, trên nóc vịm mũi họng, liên quan phía trên
với tuyến yên và xoang tĩnh mạch hang [24].

Hình 1.2. Giải phẫu các xoang cạnh mũi (thiết đồ đứng ngang) [7], [14], [46]
1. vách ngăn, 2. mào gà, 3. ổ mắt, 4. xương giấy, 5. cuốn mũi giữa, 6. cuốn mũi
dưới, 7. khe mũi giữa, 8. khe mũi dưới, 9. xoang hàm, 10. xoang sàng



9

Hình 1.3. Giải phẫu các xoang cạnh mũi (thiết đồ đứng dọc) [29], [49]
1.2.1.5. Mạch máu và thần kinh
- Mạch máu: Sự cung cấp máu cho hốc mũi và các xoang cạnh mũi do động
mạch cảnh ngoài và động mạch cảnh trong phụ trách. Các tĩnh mạch thì đi kèm
động mạch [27], [24].
+ Hệ cảnh ngoài gồm: động mạch bướm - khẩu cái và khẩu cái lên là nhánh
của động mạch hàm trong, cung cấp chủ yếu cho cuốn mũi và vách ngăn. Cánh và
vách mũi dưới là nhánh của động mạch mặt.
+ Hệ cảnh trong bao gồm: các động mạch sàng và mũi sau.
+ Điểm mạch Kiesselbach: là điểm hội lưu các mạch của mũi, nằm ở phái
dưới, cách lỗ mũi trước độ 2cm, trên vách ngăn. Ở điểm mạch, các mạch máu ở
nông và nhiều nên thường là nơi dễ chảy máu nhất ở mũi [24].
- Thần kinh
+ Giác quan: dây thần kinh I giữ chức năng ngửi, nó bắt đầu từ các tế bào
thần kinh cảm giác thuộc vùng ngửi ở tầng trên hốc mũi. Các nhánh qua các lỗ của
mảnh ngang xương sàng chạy vào hành khứu để tới võ não của hồi hải mã.
+ Cảm giác: chi phối bởi nhánh mắt và nhánh hàm của dây thần kinh V hay
dây tam thoa.
+ Giao cảm: giữ vai trò rất quan trọng trong bệnh học mũi xoang, đặc biệt
trong điều hòa vận mạch của mũi, chủ yếu của tổ chức cương ở cuốn dưới. Hệ giao


10
cảm có nguồn gốc từ hạch bướm – khẩu cái, trong đó lưu ý đến dây thần kinh
Vidien, thần kinh Bock ở hố chân bướm – hàm, vùng sau hốc mũi [24].
1.2.2. Sinh lý mũi xoang

1.2.2.1. Sinh lý mũi
Mũi vừa là cơ quan cảm giác, vừa là phần đầu của cơ quan hơ hấp. Ngồi ra,
mũi cịn thực hiện một chức năng rất quan trọng khác là bảo vệ cơ thể, chống lại
ảnh hưởng xấu của mơi trường bên ngồi bằng cơ chế lý, hóa học và cơ chế miễn
dịch học. Và sau cùng mũi còn là các “thùng” cộng hưởng và tạo âm sắc của giọng,
đặc biệt là vai trò của xoang hàm [27], [53].
Hai chức năng cơ bản chính là:
- Chức năng lưu thơng khơng khí thở qua mũi họng, vào phổi.
- Chức năng ngửi đưa những phân tử mũi đến cơ quan khứu giác [4], [6], [27].
1.2.2.2. Sinh lý xoang
- Xoang được xem như các hốc hỗ trợ cho mũi, tăng thêm độ ẩm, độ ấm và
điều hịa luồng khơng khí khi hơ hấp và phát âm.
- Sinh lý của xoang dựa vào sự lưu thông không khí và dẫn lưu nhờ các lỗ
thơng. Nếu lỗ thơng tắc, xoang lâm vào tình trạng bệnh lý.
- Sự vận chuyển niêm dịch của xoang bao gồm hai quá trình: Trong xoang và
ngoài xoang. Tất cả các niêm dịch của mũi xoang điều được vận chuyển tới cửa mũi
sau rồi xuống họng [4], [11].

Hình 1.4. Vị trí các lỗ dẫn lưu của các xoang [2]


11
1.3. NGUYÊN NHÂN VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH
1.3.1. Nguyên nhân viêm mũi xoang mạn tính
1.3.1.1. Nguyên nhân tại chỗ
- Thứ phát sau viêm xoang cấp.
- Nhiễm trùng ở răng không được biết, các vi khuẩn hay gặp trong viêm xoang
mạn như Pseudomonas aeruginosa, vi khuẩn yếm khí, nấm...
- Viêm mũi xoang dị ứng
- Vẹo vách ngăn, cuốn mũi phát phát ảnh hưởng đến dẫn lưu và gây nên viêm xoang

[3].
1.3.1.2. Nguyên nhân toàn thân
- Cơ thể suy nhược, sức chịu đựng kém.
- Rối loạn chuyển hóa Canxi, Photpho.
- Rối loạn chuyển hóa nước.
- Bệnh mãn tính như lao, đái tháo đường, viêm phế quản mạn, viêm thận.
- Hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản [3].
1.3.1.3. Nguyên nhân khác
Chấn thương, khối u, bệnh viêm mũi xoang nghề nghiệp do hít các hơi bụi,
axit bazơ lâu ngày... [3].
1.4. VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH CĨ POLYP
1.4.1. Ngun nhân và cơ chế bệnh sinh
Cơ chế bệnh sinh dẫn đến sự hình thành polyp vẫn chưa được biết rõ nhưng
chắc chắn do nhiều nguyên nhân gây ra. Là hậu quả của sự thoái hóa, phù nề của
niêm mạc mũi có bản chất viêm mạn tính, là loại u lành tính thường gặp vùng mũi
xoang. Vị trí xuất phát thường là niêm mạc thành ngoài hốc mũi, khe mũi giữa,
xoang sàng trước, xoang hàm [28], [44].
Polyp liên quan với nhiều bệnh lý như: viêm đường hô hấp trên, dị ứng mũi,
viêm mũi xoang mạn tính các rối loạn của niêm mạc mũi xoang, yếu tố di truyền
autosome lặn trong bệnh Cystic fbrosis, suyễn và không dung nạp Aspirine đều


12
được coi như là yếu tố thuận lợi hình thành nên polyp [13], [28], [41].
1.4.2. Tiêu chuẩn chia độ polyp
Sử dụng bảng chia độ của trường Đại học tổng hợp Munich, CHLB Đức năm
1998, chia polyp mũi thành 4 độ:
- Độ I

(P1) : Polyp khu trú gọn trong PHLN.


- Độ II (P2) : Polyp phát triển ra ngách giữa nhưng chưa vượt quá bờ tự do
cuốn giữa.
- Độ III (P3) : Polyp vượt quá bờ tự do cuốn giữa đến lưng cuốn dưới.
- Độ IV (P4) : Polyp che kín toàn bộ hốc mũi, ra tận cửa mũi sau [1], [31].

Độ I

Độ II

Độ III

Độ IV

Hình 1.5. Phân độ polyp theo Đại Học Munich, Đức năm 1998 [12]
1.4.3. Phân loại polyp mũi
Theo Stammberger, polyp mũi có 5 loại [54].
- Polyp mũi sau.
- Polyp mũi đơn độc.


13
- Polyp mũi kèm theo viêm mũi xoang mạn tính, không tăng bạch cầu ái toan,
không liên quan đến những hội chứng đường hô hấp tăng phản ứng.
- Polyp mũi kèm theo viêm mũi xoang mạn tính có tăng bạch cầu ái toan.
- Polyp mũi đi kèm với các bệnh đặc biệt (xơ nang, nấm, không dị ứng).
1.4.4. Tổn thương giải phẫu bệnh của polyp mũi
Biểu mơ bình thường của hốc mũi là biểu mô hô hấp trụ giả tầng có lơng
chuyển. Biểu mơ bề mặt trong xoang mỏng hơn, ít biệt hóa hơn, chứa ít lơng chuyển
và tế bào đảo hơn ở bề mặt hốc mũi.

Có 4 loại mơ học chính có thể xác định trong polyp mũi.
- Phù nề, có nhiều bạch cầu ái toan (dị ứng), đây là loại phổ biến nhất, chiếm
85% tất cả các trường hợp.
- Polyp viêm mạn tính: loại này chiếm dưới 10% các trường hợp polyp.
- Polyp với sự tăng sản các tuyến niêm dịch: polyp loại này chiếm tỉ lệ ít hơn 5%.
- Polyp với sự thiếu lớp điệm: đây là loại polyp hiếm gặp, có thể nhầm lẫn với
khối u tân sinh [12], [28], [41].
1.5. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH CĨ POLYP
1.5.1. Triệu chứng tồn thân
Có biểu hiện mệt mỏi, cơ thể suy nhược, nhức đầu hoặc rối loạn đường tiêu hóa [3].
1.5.2. Triệu chứng lâm sàng
- Triệu chứng cơ năng: Ngạt tắc mũi, chảy mũi, đau nhức các vùng xoang,
giảm hoặc mất khứu.
- Triệu chứng thực thể: soi mũi thấy: Khối u mềm, nhẵn bóng, mọng, màu
hồng nhạt [1].
1.5.3. Nội soi mũi
Nội soi mũi giúp ta đánh giá: chi tiết hình ảnh, biến đổi của của các cuốn mũi.
Vách ngăn với các dị hình, có dịch, mủ ứ đọng biến đổi niêm mạc, u, polyp nhỏ đặc
biệt ở phía sau, trên cao khơng thấy được qua thăm khám bằng đèn Clar [25].



×