Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

PHÒNG NGỪA NGUY CƠ ĐỔ VỠ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CỦA CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.67 KB, 13 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

BÀI THUYẾT TRÌNH NHĨM
CHỦ ĐỀ 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP QUỸ BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Tên học phần: LUẬT CHỨNG KHOÁN
Lớp học phần: D03
Giảng viên: Viên Thế Giang

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

HỌ VÀ TÊN
Đỗ Thị Hồng Huệ
Trịnh Thị Ngọc Mai
Lê Ngọc Thùy Trang
Đào Lê Mỹ Hận
Nguyễn Uyển Nhị
Đặng Thị Thu Huyền


Nguyễn Thị Nhung
Lộc Thị Kim Giang

MSSV
030736200039
030736200098
030736200148
030736200031
030736200085
030736200043
030736200090
030736200022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................2
A. CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................................................................................3
1. Tổng quan về quỹ bảo vệ nhà đầu tư ......................................................................3
1.1. Khái niệm ............................................................................................................3
1.2. Vì sao nên thành lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư .........................................................3
1.3. Mục đích thành lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư ..........................................................3
2. Tính cấp thiết của việc ban hành quy định về thành lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư tại
Việt Nam .................................................................................................................... 4
3. Ý nghĩa của việc ban hành quy định về thành lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư ...............4
B. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................................5
1. Tình hình thực tế việc ban hành quỹ bảo vệ nhà đầu tư và nội dung quy định .......5
2. Tác động của việc ban hành quy định về quỹ bảo vệ nhà đầu tư ............................7
KẾT LUẬN ..............................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................12


2


LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán là một trong những kênh đầu tư hiệu quả và phổ biến nhất
hiện nay. Với sự phát triển kinh tế và đặc biệt là cơng nghệ, thị trường chứng khốn
ngày càng trở nên phức tạp và có nhiều rủi ro. Để giảm thiểu những rủi ro và bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, các cơ quan quản lý
đã đề ra nhiều biện pháp và chính sách nhằm thực hiện mục tiêu này. Trong đó, việc
hướng đến sự thành lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư là một trong những cơ chế quan trọng
nhằm bảo vệ nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư “non trẻ” chiếm số lượng lớn
trên thị trường chứng khoán nhưng lại thiếu kỹ thuật, thiếu kinh nghiệm. Đồng thời,
việc ban hành quỹ này cũng góp phần đảm bảo sự minh bạch trong q trình giao dịch
và đầu tư.
Có thể thấy, để đáp ứng nhu cầu đầu tư an toàn, phù hợp thực trạng thị trường chứng
khốn Việt Nam, thì việc ban hành các quy định pháp luật về thành lập quỹ bảo vệ
nhà đầu tư là vơ cùng cần thiết.
Chính vì vậy, với chủ đề “Cơ sở lý luận và thực tiễn việc ban hành quy định về thành
lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư”, nhóm 1 hi vọng rằng những nghiên cứu của nhóm về quỹ
sẽ có thể giúp mọi người có cái nhìn tổng quan hơn về tầm quan trọng cũng như cách
hoạt động và những tác động mang lại của quỹ bảo vệ nhà đầu tư với các chủ thể trên
thị trường chứng khoán.

3


A. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Tổng quan về quỹ bảo vệ nhà đầu tư:
1.1. Khái niệm:
Bảo vệ nhà đầu tư là một thuật ngữ rộng bao gồm các biện pháp khác nhau được thiết

kế để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư khỏi các hành vi sai trái của các công
ty, tổ chức trung gian và các bên tham gia khác. Thuật ngữ “bảo vệ nhà đầu tư” có
nghĩa là một quy trình hoặc cơ chế mà lợi ích của nhà đầu tư được bảo vệ trên thị
trường chứng khoán.
Quỹ bảo vệ nhà đầu tư (hay quỹ bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư) được coi là “biện
pháp bảo vệ cuối cùng” dành cho nhà đầu tư, áp dụng trong các trường hợp như tổ
chức trung gian trên thị trường khơng có khả năng thanh tốn cho nhà đầu tư do vỡ
nợ, phá sản hoặc nhà đầu tư bị tổ chức trung gian lừa đảo.
1.2. Vì sao nên lập Quỹ bảo vệ nhà đầu tư?
Xuất phát từ quan điểm sự an toàn của nhà đầu tư là yếu tố quan trọng để phát triển thị
trường chứng khoán. Mặt khác, trong những mục tiêu sửa Luật Chứng khốn được đặt
ra lần này, chưa có nội dung nào cụ thể quy định về việc bảo vệ nhà đầu tư.
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, có một thực tế là các cơng ty chứng khốn, cơng
ty quản lý quỹ hay tổ chức tư vấn tài chính có thể lâm vào tình trạng giải thể, phá sản
dẫn đến làm mất vốn, tài sản của khách hàng. Điều này đã xảy ra tại một số cơng ty
chứng khốn ở Việt Nam trong những năm gần đây. Trong khi đó, Nhà nước khơng
có nguồn cơng quỹ để trợ giúp các nhà đầu tư này, nên khi rủi ro xảy ra với cơng ty
chứng khốn, nhà đầu tư khơng có chỗ nào để bám víu.
Do đó, việc hình thành cơ chế pháp lý cho sự ra đời của quỹ bảo vệ nhà đầu tư cần
được bổ sung vào các mục tiêu sửa Luật Chứng khoán lần này nhằm giúp cho việc
tham gia thị trường của nhà đầu tư trở nên an tồn hơn; đồng thời, giúp gia tăng độ an
tồn, tính chuyên nghiệp của thị trường chứng khoán, thị trường vốn nói chung.
1.3. Mục đích của quỹ bảo vệ nhà đầu tư:
Tất cả các biện pháp bảo vệ NĐT đều nhằm giảm thiểu các hoạt động không lành
mạnh, đầu cơ quá mức, các hành vi sai trái không cần thiết trên thị trường. Mục đích
của việc thành lập Quỹ bảo vệ nhà đầu tư là để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư khi
cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ có sai sót về mặt kỹ thuật. Về nguyên tắc,
Quỹ bảo vệ nhà đầu tư được trích lập từ chi phí trước thuế của cơng ty chứng khốn,
cơng ty quản lý quỹ.
2.Tính cấp thiết của việc ban hành quy định về quỹ bảo vệ nhà đầu tư tại Việt

Nam:

4


Vấn đề bảo vệ nhà đầu tư là một trong những mục tiêu quan trọng và cơ bản nhất mà
cơ quan quản lý nhà nước hướng đến, nhằm phát triển thị trường chứng khốn ổn
định, cơng bằng và bền vững.
Hệ thống pháp luật điều chỉnh thị trường chứng khoán trên thế giới tuy khác nhau
nhưng bao giờ cũng thống nhất ở quan điểm nhà đầu tư là trọng tâm của thị trường và
đặt mục tiêu bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư lên hàng đầu. Bởi lẽ khơng có nhà đầu tư thì
khơng có thị trường; muốn duy trì, ổn định, phát triển thị trường chứng khốn thì phải
bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
Quỹ bảo vệ nhà đầu tư là một bộ phận cấu thành quan trọng của thị trường chứng
khoán, bởi nhà đầu tư (đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân) chịu nhiều rủi ro trên thị trường
đến từ: nhà phát hành chứng khoán, tổ chức vận hành thị trường, các tổ chức trung
gian cung cấp dịch vụ đầu tư, rủi ro đối tác kinh doanh đầu tư khơng có khả năng
thanh toán, rủi ro đến từ thao túng thị trường hoặc rủi ro khách quan tác động từ bên
ngoài quốc gia vào thị trường chứng khoán trong nước.
Quỹ bảo vệ nhà đầu tư (hay quỹ bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư) được coi là “biện
pháp bảo vệ cuối cùng” dành cho nhà đầu tư, áp dụng trong các trường hợp như tổ
chức trung gian trên thị trường không có khả năng thanh tốn cho nhà đầu tư do vỡ
nợ, phá sản hoặc nhà đầu tư bị tổ chức trung gian lừa đảo. Tuy nhiên, tại Việt Nam
chưa có bất kỳ một mơ hình cơng ty hay quỹ bảo vệ nhà đầu tư nào để bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp trước sự đổ vỡ, phá sản của cơng ty chứng khốn. Do đó,
việc nghiên cứu “Mơ hình quỹ bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán và các
giải pháp áp dụng ở Việt Nam” là cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
3. Ý nghĩa của việc ban hành quy định về quỹ bảo vệ nhà đầu tư:
Xuất phát từ thực tế hoạt động của thị trường chứng khốn thì việc thành lập Quỹ bảo
vệ nhà đầu tư tại công ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ quyền lợi

cho nhà đầu tư trong trường hợp công ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ có sai sót
về mặt kỹ thuật là cần thiết. Việc thành lập Quỹ bảo vệ nhà đầu tư vừa tuân thủ quy
định của Luật Chứng khoán, vừa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư khi tham gia
đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Các nhà đầu tư nhỏ lẻ là những người chiếm số đơng trên thị trường chứng khốn và
giúp hoạt động môi giới của nhiều các công ty chứng khoán sinh lời. Tuy vậy, họ lại
là những người chịu nhiều thiệt thịi khi chưa có nhiều cơ chế bảo vệ trước rủi ro của
thị trường.
Quy định về quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán được coi là quyền lợi cơ bản bảo vệ
các nhà đầu tư nhỏ lẻ, đặc biệt trong bối cảnh các cơng ty chứng khốn đang trong q
trình tái cấu trúc.
Bên cạnh đó, cũng phải nhận định rằng, khơng phải cơng ty chứng khốn nào cũng
hoạt động minh bạch và có tỷ lệ an tồn tài sản đảm bảo, thậm chí một số cơng ty
chứng khốn đã phá sản, đó là chưa kể đến nhiều trường hợp cơng ty có chủ trương
5


lừa đảo nhà đầu tư, hoặc một số nhân viên cấu kết lừa đảo,… việc để một nhà đầu tư
chứng khốn nhận biết một cơng ty hoạt động tốt khơng dễ.
Do đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên xem xét Quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng
khoán theo thơng lệ thế giới có mục đích nhằm hỗ trợ quyền lợi cơ bản của nhà đầu
tư.
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Tình hình thực tế việc ban hành quỹ bảo vệ NĐT và nội dung quy định:
Vấn đề bảo vệ nhà đầu tư là một trong những mục tiêu quan trọng và cơ bản nhất mà
cơ quan quản lý nhà nước hướng đến, nhằm phát triển thị trường chứng khoán ổn
định, công bằng và bền vững. Tuy nhiên, việc đầu tư nói chung và nhà đầu tư nói
riêng tại VN chưa được đánh giá cao và chưa đáp ứng được kỳ vọng của các nhà đầu
tư.
Theo bảng xếp hạng chỉ số bảo vệ nhà đầu tư trên thế giới, Việt Nam nằm ở thứ bậc

thấp trong bảo vệ nhà đầu tư khi đứng 89/190 quốc gia trong năm 2019, trong khi năm
2018 ở thứ hạng 81, còn năm 2017 xếp hạng 87.
Tuy nhiên, đóng góp ý kiến về đề xuất thành lập Quỹ bảo vệ NĐT, Hiệp hội Kinh
doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB) cho rằng, cần nghiên cứu kỹ quy định vì hiện
đã có quy định về Quỹ hỗ trợ thanh toán và Quỹ bù trừ với mục tiêu đảm bảo khả
năng thanh tốn.
Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng cho rằng, việc xác định doanh nghiệp “mất khả năng hoàn
trả” chưa được quy định đầy đủ và chi tiết. Trường hợp này có thể so sánh như trường
hợp phá sản doanh nghiệp được quy định trong Luật phá sản với dấu hiệu xác định
doanh nghiệp phá sản là “mất khả năng thanh tốn”.
"Đây là dấu hiệu khó xác định một cách chính xác và việc khó xác định đã dẫn đến
một thực tế là nhiều doanh nghiệp đã âm cả vốn chủ sở hữu, âm vào vốn vay vẫn chưa
thể phá sản hoặc vẫn cố tình tiếp tục hoạt động gây nhiều hệ lụy cho xã hội", VASB
nhận định.
Mặt khác, theo VASB, việc sử dụng tài sản của khách hàng là chiếm dụng tài sản trái
phép và cần được xử lý theo đúng bản chất của nó, cá nhân nào, tổ chức nào sử dụng
trái phép sẽ phải hoàn trả chứ không nên dùng quỹ chung của các thành viên để thực
hiện nghĩa vụ của một cá thể có hành vi trái pháp luật.
"Tài sản nhà đầu tư chứng khoán gồm tiền và chứng khoán, tiền được quản lý tách
bạch tại Ngân hàng, chứng khoán được quản lý độc lập bởi Trung tâm lưu ký. Vì vậy,
trong trường hợp nhất thiết phải có quỹ này thì cần xem xét vai trị đóng góp của các
chủ thể có ảnh hưởng là ngân hàng và Trung tâm lưu ký", VASB kiến nghị.
Đồng quan điểm, Cơng ty TNHH Chứng khốn Ngân hàng Ngoại thương cũng cho
rằng, cần cân nhắc xây dựng cơ chế theo hướng có nhiều lựa chọn cho các Cơng ty
chứng khốn, Cơng ty quản lý quỹ thực hiện nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư
6


như: thực hiện trích lập Quỹ dự phịng bảo vệ nhà đầu tư hoặc Quỹ dự phòng rủi ro
nghiệp vụ hoặc mua bảo hiểm nghề nghiệp… thay cho việc định hướng duy nhất bằng

việc đóng góp quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán cho Sở giao dịch.
Việc bảo vệ nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong quy
định pháp luật, cụ thể là:
Một là, chưa có một văn bản luật thống nhất về bảo vệ nhà đầu tư, những quy định
nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Luật Chứng khoán, Luật
Doanh nghiệp, các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư, các Quyết định… Các
quy định này đơi lúc cịn chồng chéo, thiếu sự thống nhất, đồng bộ.
Kinh nghiệm tại quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển như Mỹ đã cho thấy
việc ra đời Luật Bảo vệ nhà đầu tư (năm 1970) tạo cơ sở pháp lý cụ thể, rõ ràng và
minh bạch hơn cho việc xác định quyền, nghĩa vụ và các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư
cá nhân trên thị trường.
Hai là, Luật Chứng khoán (Điều 133, Khoản 2) tuy có quy định về việc yêu cầu bồi
thường thiệt hại cho các đối tượng chịu thiệt hại nhưng chưa có quy định, cơ chế xác
định mức độ thiệt hại của hành vi vi phạm đối với nhà đầu tư, làm cơ sở cho việc yêu
cầu bồi thường thiệt hại cho các nhà đầu tư khác. Việc chưa có quy định liên quan đến
việc khởi kiện tập thể (có thể do một tổ chức đại diện đứng ra thực hiện) khiến các
nhà đầu tư cá nhân khó có thể bảo vệ quyền lợi của mình khi hạn chế bởi sự hiểu biết
về pháp lý, các quy định pháp luật.
Ba là, hình thức xử lý vi phạm chưa đảm bảo tính răn đe.
Ví dụ, mức phạt theo quy định tại Nghị định 128/2021/NĐ-CP với hành vi mua bán
chui cổ phiếu là 3-5% giá trị chứng khốn giao dịch có giá trị từ 10 tỷ đồng trở lên,
nhưng không được vượt quá mức tối đa là 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân và 3 tỷ đồng
đối với tổ chức là thấp nếu so sánh với mức độ thiệt hại mà hành vi đó gây ra.
Đây là lý do khiến một số hành vi vi phạm còn lặp lại trên thị trường thời gian qua,
làm giảm lòng tin của nhà đầu tư vào thị trường.
Bốn là, chưa có Quỹ bảo vệ nhà đầu tư, tổ chức bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Mặc dù Việt Nam đã đi vào hoạt động hơn 20 năm, nhưng hiện vẫn chưa có một tổ
chức độc lập bảo vệ nhà đầu tư. Khi các công ty chứng khoán mất khả năng thanh
toán, các nhà đầu tư sẽ khó có thể lấy lại tiền của mình khi việc xây dựng quỹ dự
phịng rủi ro thanh tốn lại thuộc chính các cơng ty chứng khốn.

Đồng thời, việc thiếu vắng này cũng khiến các nhà đầu tư khơng có đại diện cho mình
tham gia kiện các thành viên khác của thị trường chứng khốn khi họ có hành vi vi
phạm. Trong khi đó, tại các thị trường chứng khốn phát triển đều có sự tồn tại của
quỹ này (ở Hồng Kông là Công ty Ðền bù cho nhà đầu tư (ICC); tại Ðài Loan là
Trung tâm Bảo vệ nhà đầu tư chứng khốn (SFIPC); tại Mỹ là Cơng ty Bảo vệ nhà
đầu tư chứng khoán (SIPC).
Trong trường hợp Tổ chức bảo vệ nhà đầu tư được thành lập, tổ chức này có thể kiêm
ln chức năng giáo dục tài chính cho nhà đầu tư.
7


Năm là, các cơ quan quản lý chuyên trách về thị trường chứng khốn cịn chưa được
giao đầy đủ các quyền để thực hiện hiệu quả chức năng của mình.
Hiện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mới được áp dụng các biện pháp xử lý hành
chính. Hạn chế này làm giảm tính chủ động của Ủy ban Chứng khốn Nhà nước trong
việc điều tra, xử lý hành vi vi phạm, tăng đầu mối trong quản lý, giám sát khiến hoạt
động này nói chung cịn khó khăn…
2. Tác động của việc ban hành quy định về quỹ bảo vệ nhà đầu tư:
Ở Việt Nam chưa có một mơ hình quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên,
trên thế giới Nhiều quốc gia đã thành lập các quỹ bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
chứng khoán từ rất sớm. Có thể kể đến, Mỹ đã thành lập cơng ty bảo vệ NĐT Chứng
khốn (SIPC) từ năm 1970; Canada có Quỹ bảo vệ nhà đầu tư (CIPF) thành lập vào
năm 1969; Nhật Bản có Quỹ Ủy thác bồi thường chứng khoán thành lập năm 1968.
Ở các quốc gia châu Á, các quỹ bảo vệ nhà đầu tư cũng đã được thành lập, điển hình
như: Quỹ ủy thác bảo vệ nhà đầu tư tại Ấn Độ, Quỹ bảo vệ nhà đầu tư Thái Lan, Công
ty TNHH Quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khốn Trung Quốc…

Cụ thể, mơ hình quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán tại một số nước châu Á:
Quỹ bảo vệ nhà đầu tư Thái Lan (SIPF): Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK) Thái
Lan (SET) thành lập SIPF năm 2004 mục đích là tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, SET

giao dịch chứng khốn thơng qua các nhà môi giới thành viên SIPF bằng cách bảo vệ
các khoản đầu tư của họ. Các nhà đầu tư giao dịch thông qua các thành viên của SIPF

8


có thể nhận được tiền bồi thường từ quỹ trong một số trường hợp nhất định theo quy
định của SIPF.
Các bên tham gia bao gồm các công ty thành viên, cơng ty mơi giới chứng khốn,
cơng ty giám sát và công ty niêm yết, phải tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các quy tắc và
quy định có liên quan. Mặc dù cả Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và SET
đều đóng vai trị quan trọng trong việc thực thi quy định liên quan đến các công ty môi
giới, nhưng các nhà đầu tư vẫn nên thực hiện bước đầu tiên trong việc bảo vệ mình
bằng cách đảm bảo rằng họ chỉ giao dịch với các công ty chứng khoán (CTCK) được
cấp phép theo khuyến nghị của SEC.
Các nhà đầu tư Thái Lan cũng được khuyến khích giám sát chặt chẽ các hoạt động
giao dịch của họ và báo cáo bất kỳ hành vi sai trái nào bị nghi ngờ - hoặc gửi đơn
khiếu nại chính thức với - SET, SEC hoặc Phòng Tội phạm Kinh tế của Cảnh sát
Hồng gia Thái Lan.
Nhà đầu tư chứng khốn tại Thái Lan có quyền nhận tiền bồi thường từ SIPF bằng tiền
mặt hoặc chứng khốn nếu các nhà mơi giới thành viên của SIPF không trả lại tài sản
đang lưu ký của họ cho NĐT trong 2 trường hợp sau: (i) Nếu một nhà môi giới thành
viên của SIPF bị kết luận là mất khả năng thanh toán; (ii) Nếu nhà mơi giới và nhà đầu
tư là thành viên SIPF có tranh chấp dân sự về giao dịch chứng khoán và phán quyết
của trọng tài yêu cầu nhà môi giới trả lại tài sản của nhà đầu tư nhưng nhà môi giới
không chấp hành.
Khoản bồi thường không bao gồm các khoản lỗ do giảm giá do kinh doanh chứng
khoán. SIPF sẽ bồi thường dựa trên thiệt hại thực tế cho mỗi nhà đầu tư, nhưng không
vượt quá 1 triệu THB cho mỗi nhà môi giới thành viên. Quỹ tự động cung cấp sự bảo
vệ cho các nhà đầu tư sau khi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch với nhà môi giới

thành viên SIPF. NĐT không cần đăng ký hoặc trả phí và có thể tin tưởng vào tính
minh bạch và cơng bằng của quỹ vì bảo hiểm được cung cấp thông qua SET.
Công ty TNHH Quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc (SIPF): Trung Quốc
thành lập SIPF vào ngày 30/8/2005 là công ty 100% vốn nhà nước, chịu sự quản lý
của Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC), với số vốn đăng ký là 6,3 tỷ
Nhân dân tệ (NDT) do Hội đồng Nhà nước cung cấp thơng qua Bộ Tài chính.
SIPF có cơ cấu 12 phịng ban, bên dưới Hội đồng quản trị có 3 ủy ban đặc biệt gồm
Ủy ban phát triển chiến lược, Ủy ban quyết định đầu tư và Ủy ban quản lý thanh tốn.
Giải quyết rủi ro tài chính và bảo vệ NĐT là 2 nhiệm vụ cốt lõi, SIPF đã từng bước
nghiên cứu, thiết lập khuôn khổ quản lý và phát triển tổng thể.
Dựa trên các hệ thống nền tảng cơng nghệ trên TTCK, SIPF đã tích hợp hơn nữa các
lợi thế về dữ liệu, nhân sự, thực hành, kinh nghiệm, cơng nghệ và nguồn lực và đóng
vai trị tích cực trong việc ngăn ngừa và giải quyết rủi ro tài chính, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của nhà đầu tư và hỗ trợ giám sát dịch vụ phụ trợ; Đẩy mạnh hỗ trợ
thanh khoản cho công ty chứng khoán nhằm ngăn ngừa và giải quyết các rủi ro tài
9


chính hệ thống trong ngành chứng khốn; Thúc đẩy việc xây dựng hệ thống phản hồi
các ý kiến và mối quan tâm của NĐT một cách toàn diện và xây dựng nền tảng phân
tích dữ liệu đường dây nóng chất lượng và hiệu quả dịch vụ của đường dây nóng
CSRC 12386 thu hồi tổn thất 69.251.600 NDT cho các nhà đầu tư vào năm 2019, với
mức độ hài lòng của NĐT đạt hơn 85%.
SIPF tiếp tục mở rộng thí điểm chuyển trực tiếp khiếu nại qua đường dây nóng 12386
từ 3 trụ sở chính đến hơn 330 trụ sở chính và hơn 8.000 chi nhánh, giảm thời gian giải
quyết khiếu nại từ mức trung bình 2-3 tháng trước đây, cịn bình quân 16 ngày làm
việc, nâng cao rõ rệt hiệu quả giải quyết khiếu nại.
Năm 2019, SIPF huy động được 8.870,3 triệu NDT, bao gồm 2,425,7 triệu NDT từ
phí xử lý giao dịch, chiếm 27,35%; 2.2642 tỷ NDT từ các quỹ do các cơng ty chứng
khốn chi trả, chiếm 25,53%; 27 triệu NDT từ lãi suất của quỹ đăng ký đóng băng,

chiếm 0,30%; 3.915,6 triệu NDT thu nhập lãi (bao gồm cả lãi tiền gửi và cho vay),
chiếm 44,14%; 61,6 triệu NDT từ lợi suất đầu tư quỹ, chiếm 0,69%; 82,8 triệu NDT
từ thu nhập bồi thường từ các bên có trách nhiệm liên quan và mua lại tài sản phá sản,
chiếm 0,93%; và 93,4 triệu NDT từ thu nhập khác, chiếm 1,05%. SIPF đã chi tổng
cộng 2.173,3 triệu NDT, với 2 triệu NDT để xử lý rủi ro, 26,1 triệu NDT để theo dõi
rủi ro và 2.145,2 triệu NDT cho các chi phí khác trong năm 2019.
Quỹ ủy thác bảo vệ nhà đầu tư Ấn Độ - IPFT: SGDCK Ấn Độ (BSE) thành lập IPFT
vào ngày 10/7/1986 với mục tiêu bồi thường cho các NĐT trong trường hợp tài sản
của những người vỡ nợ không đủ để đáp ứng các yêu cầu đã cam kết, thúc đẩy giáo
dục, nhận thức và giáo dục NĐT. IPFT được quản lý dưới hình thức quỹ ủy thác, bởi
đại diện cơng chúng đầu tư, Hiệp hội NĐT, thành viên hội đồng quản trị và các quan
chức cấp cao của SGDCK.
Từ đó, có thể thấy tác động của việc ban hành quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán, cụ
thể là:
 Giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư khi xuất hiện trường hợp các cơng ty
chứng khốn mất khả năng hồn trả tài sản đã nhận quản lý hoặc giải thể, phá
sản…
 Giảm thiểu các hoạt động không lành mạnh, đầu cơ quá mức, các hành vi sai
trái không cần thiết trên thị trường.
 Tạo niềm tin cho các nhà đầu tư giao dịch chứng khốn thơng qua các nhà mơi
giới bằng cách bảo vệ các khoản đầu tư của họ. Vì sự tự tin của nhà đầu tư là
rất cần thiết cho thành công của thị trường vốn.
 Nâng cao ý thức về trách nhiệm giải trình bằng cách đặt ra các tiêu chuẩn công
bố thông tin nghiêm ngặt và thực hiện, đảm bảo tuân thủ tất cả các yêu cầu và
phải chịu trách nhiệm trước hành vi sai phạm của mình.
 Dựa trên các hệ thống nền tảng cơng nghệ trên thị trường chứng khốn, tích
hợp hơn nữa các lợi thế về dữ liệu, nhân sự, thực hành, kinh nghiệm, cơng nghệ
và nguồn lực và đóng vai trị tích cực trong việc ngăn ngừa và giải quyết rủi ro
10



tài chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và hỗ trợ giám sát
dịch vụ phụ trợ.
 Đẩy mạnh hỗ trợ thanh khoản cho công ty chứng khoán nhằm ngăn ngừa và
giải quyết các rủi ro tài chính hệ thống trong ngành chứng khốn;
 Thúc đẩy việc xây dựng hệ thống phản hồi các ý kiến và mối quan tâm của nhà
đầu tư một cách tồn diện và xây dựng nền tảng phân tích dữ liệu đường dây
nóng chất lượng và hiệu quả dịch vụ của đường dây nóng.
 Các quy tắc ứng xử rõ ràng đối với các tổ chức tài chính, kết hợp với các
chương trình giáo dục tài chính cho người tiêu dùng, sẽ làm tăng lòng tin của
người tiêu dùng vào thị trường tài chính và sẽ hỗ trợ sự phát triển của các thị
trường này.
Như vậy, từ thực tế tại một số nước nêu trên cho thấy, quỹ bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của nhà đầu tư vận hành khá hiệu quả, giúp giảm thiểu rủi ro cho các NĐT
chứng khốn., đồng thời phù hợp với thơng lệ của thế giới. Tại Việt Nam chưa có một
mơ hình công ty hay quỹ bảo vệ nhà đầu tư để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp
khi xuất hiện trường hợp cơng ty chứng khốn mất khả năng hoàn trả tài sản đã nhận
quản lý hoặc giải thể, phá sản…Do đó, việc thành lập mơ hình quỹ bảo vệ NĐT trên
thị trường chứng khoán cần được xem xét, nghiên cứu...

11


KẾT LUẬN
Như vậy, quỹ bảo vệ nhà đầu tư là một cơ chế bảo vệ quan trọng cho nhà đầu tư trên
thị trường chứng khoán. Quỹ này được thành lập với mục đích bảo vệ nhà đầu tư khỏi
những rủi ro không mong muốn như mất tiền do việc phá sản của doanh nghiệp phát
hành, lừa đảo và các hành vi gian lận khác.
Quỹ bảo vệ nhà đầu tư cung cấp cho nhà đầu tư một mức độ tin tưởng hơn và thị
trường chứng khoán, đặc biệt là với những nhà đầu tư mới. Nó cũng giúp thúc đẩy sự

phát triển của thị trường chứng khoán, giúp tăng cường độ tin cậy và tính minh bạch
trong q trình giao dịch và đầu tư.
Tóm lại, quỹ bảo vệ nhà đầu tư là một cơng cụ hữu ích để bảo vệ nhà đầu tư khỏi các
rủi ro khơng mong muốn. Vì vậy, việc ban hành các quy định pháp luật về thành lập
quỹ này là vô cùng quan trọng và phù hợp với tình hình thực tiễn thị trường chứng
khốn Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng khơng phải là giải pháp hồn hảo và khơng thể
bảo vệ hồn tồn cho các nhà đầu tư. Điều quan trọng là nhà đầu tư phải tự mình trang
bị kiến thức và các kỹ năng cần thiết để đưa ra quyết định đầu tư thông minh và hợp
lý. Đồng thời, cần có sự đồng thuận và hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý và
các tổ chức tài chính để đảm bảo hoạt động của quỹ bảo vệ nhà đầu tư được thực hiện
hiệu quả và có ích cho cả nhà đầu tư và thị trường chứng khoán.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội, Luật Chứng khoán năm 2019, Luật số 54/2019/QH14, ngày
26/11/2019.
2. Phạm Tiến Đạt, Bảo vệ nhà đầu tư cá nhân, chuyện cũ vẫn mới,
ngày 11/5/2022.
3. TS. Nguyễn Thanh Huyền, Kinh nghiệm vận hành và quản lý Quỹ bảo vệ nhà
đầu tư chứng khoán tại một số nước, ngày 16/4/2022.

13



×