Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.17 KB, 6 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH

TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
HỌC KỲ:2233

ĐỀ TÀI:

CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON
NGƯỜI
Hướng dẫn: ThS. Nguyễn Dạ Thu
Thực hiện: Nhóm 10
Lớp: DC140DV01 – 1617

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …


MỤC LỤC
I. Con người là thực thể sinh học - xã hội.........................................................3
II. Con người khác biệt với con vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra
những tư liệu sinh hoạt của mình.........................................................................4
III.

Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người........4

IV.

Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử............5


V. Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội.......................................5
VI.

1

Liên hệ chuyên ngành Marketing:...............................................................6


I.

Con người là thực thể sinh học - xã hội
“Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã quyết
định việc con người không bao giờ hồn tồn thốt ly khỏi những đặc tính vốn
có của con vật”
C. Mác và Ăngghen.
Điều đó có nghĩa rằng con người cũng như mọi động vật khác phải tìm
kiếm thức ăn, nước uống, phải “đấu tranh sinh tồn” để tồn tại và phát triển. Tuy
nhiên, không được tuyệt đối hóa điều đó, khơng phải đặc tính sinh học, bản
năng sinh học, sự sinh tồn thể xác là cái duy nhất tạo nên bản chất của con
người, mà con người còn là một thực thể xã hội.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, khi xem xét con người,
không thể tách rời hai phương diện sinh học và xã hội của con người thành
những phương diện biệt lập, duy nhất, quyết định phương diện kia.
Con người là một bộ phận đặc biệt, quan trọng của giới tự nhiên, nhưng
lại có thể biến đổi giới tự nhiên và chính bản thân mình, dựa trên các quy luật
khách quan. Đây chính là điểm khác biệt đặc biệt, rất quan trọng giữa con người
và các thực thể sinh học khác.
Bằng hoạt động thực tiễn con người trở thành một bộ phận của giới tự
nhiên có quan hệ với giới tự nhiên, thống nhất với giới tự nhiên, bởi giới tự
nhiên là “thân thể vơ cơ của con người”. Vì thế con người phải dựa vào giới tự

nhiên, gắn bó với giới tự nhiên, hịa hợp với giới tự nhiên mới có thể tồn tại và
phát triển. Quan điểm này là nền tảng lý luận và phương pháp luận rất quan
trọng, có tính thời sự trong bối cảnh khủng hoảng sinh thái và yêu cầu phát triển
bền vững hiện nay.
Hoạt động xã hội quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất.
“Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà thốt khỏi trạng thái
thuần túy là lồi vật”
C. Mác và Ăngghen.
Lao động là điều kiện tiên quyết, cần thiết và chủ yếu quyết định sự hình
thành và phát triển của con người cả về phương diện sinh học lẫn phương diệ xã
hội.
Xã hội, xét đến cùng, là sản phẩm của sự tác động qua lại lẫn nhau giữa
những con người. Nhờ có lao động sản xuất mà về mặt sinh học con người có
thể trở thành thực thể xã hội, thành chủ thể của “lịch sử có tính tự nhiên”, có lý
tính, có “bản năng xã hội”. Hoạt động của con người gắn liền với các quan hệ
xã hội không chỉ phục vụ cho con người mà còn cho xã hội, khác với hoạt động
của con vật chỉ phục vụ cho nhu cầu bản năng sinh học trực tiếp của nó.
2


Chính vì vậy, khác với con vật, con người chỉ có thể tồn tại và phát triển
trong xã hội lồi người
VD:
 Về phương diện sinh học, từ loài vượn tiến hóa thành người, đã
phải trải qua hàng chục vạn năm tìm kiếm thức ăn, nước uống. Qua
nhiều năm tiến hóa, tư duy con người dần phát triển, có thể học các
ngôn ngữ khác nhau và phát minh ra các công cụ lao động tạo ra
tiền, phục vụ cho nhu cầu sống.
 Về phương diện xã hội, trong xã hội phong kiến cũ có một số quan
niệm cổ hũ như con gái phải kết hôn sớm, không được đi

học,..Nhưng ngày nay sống trong một xã hội văn minh, hiện đại, đề
cao quyền bình đẳng thì những quan niệm trên đã khơng còn phù
hợp nữa, tư tưởng của con người trở nên sáng suốt, tiến bộ hơn
II.

Con người khác biệt với con vật ngay từ khi con người bắt đầu sản
xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình
“Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở
chỗ: loài vượn may mắn lắm chỉ hái lượm trong khi con người lại sản xuất.” -C.
Mác và Ăngghen
Quan niệm của triết học Mác - Lênin về sự khác biệt giữa con người và
các động vật khác thể hiện tính chất duy vật nhất quán: xác định sự khác biệt đó
dựa trên nền tảng của sản xuất vật chất. Lao động, tức là sản xuất ra tư liệu sinh
hoạt của mình, tạo ra con người và xã hội, thúc đẩy con người và xã hội phát
triển. Đây là điểm khác biệt rất căn bản, chi phối các đặc điểm khác biệt khác
giữa con người với các động vật khác.
VD: trước khi con người tạo ra được lửa (tư liệu sản xuất) đầu tiên, về cơ
bản con người chưa có điểm khác biệt rõ rệt với các lồi vật khác. Chỉ từ khi
con người có khả năng tự tạo ra tư liệu sản xuất cho riêng mình, xã hội con
người mới bắt đầu phát triển, tách biệt khỏi các loài vật hoang dã.
III.

Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người
Chủ nghĩa Mác khẳng định con người vừa là sản phẩm của sự phát triển
lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội lồi người và của
chính bản thân con người. Tiền đề của lý luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử là những con người hiện thực đang hoạt động, lao động sản xuất và làm
ra lịch sử của chính mình, làm cho họ trở thành những con người như đang tồn
tại. Cần lưu ý rằng con người là sản phẩm của lịch sử và của bản thân con
người, nhưng con người, khác với các động vật khác, không thụ động để lịch sử

làm mình thay đổi, mà con người cịn là chủ thể của lịch sử.
3


IV.

Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử
Con người vừa là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội, nhưng
đồng thời, lại là chủ thể của lịch sử bởi lao động và sáng tạo là thuộc tính xã hội
tối cao của con người
Nhờ chế tạo công cụ lao động mà con người tách khỏi loài vật, tách khỏi tự
nhiên trở thành chủ thể hoạt động thực tiễn xã hội, thời điểm đó con người bắt
đầu làm ra lịch sử của mình
Con người “sáng tạo ra lịch sử” dựa vào những điều kiện:
 Tiếp tục các hoạt động trên các tiền đề, điều kiện cũ của thế hệ trước để
lại
 Tiến hành các hoạt động mới của mình để cải biến những điều kiện cũ.
Với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động
vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động, phát triển
của lịch sử xã hội.
Con người cũng tồn tại trong môi trường xã hội. Chính nhờ mơi trường
xã hội mà con người trở thành một thực thể xã hội và mang bản chất xã hội
Con người tồn tại và phát triển trong một hệ thống mơi trường xác định.
Đó là tồn bộ điều kiện tự nhiên và xã hội, cả điều kiện vật chất lẫn tinh thần, có
quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của con người và xã hội, những
điều kiện không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của con người.
VD: Nhân dân ta là những người đã chống lại sự xâm lược của kẻ thù để
đất nước có được tự do, vậy nên con người là chủ thể tạo nên lịch sử. Mặt khác,
chứng kiến cảnh nhân dân có cuộc sống khó khăn chính là động lực khiến ơng
cha ta đứng lên giành lại chính quyền, tạo nên hình ảnh những người vang danh

lịch sử tiêu biểu như Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ những người bình thường trở
thành những anh hùng, thế nên con người cũng là sản phẩm của lịch sử.
V.

Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội
Bản chất con người được quy định bởi tất cả các mối quan hệ xã hội, tức
là bị quy định giữa mối quan hệ giữa người với người.
Bản chất con người phải đặt tổng quan hệ cộng đồng với cá nhân. Con
người hòa nhập vào cộng đồng củng cố thêm sự phong phú và thể hiện bản sắc
cá nhân.
Các quan hệ xã hội thay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn, bản chất
con người cũng sẽ thay đổi theo.
Tổng hòa các quan hệ xã hội tạo nên bản chất của con người, mỗi quan hệ
xã hội có vị trí, vai trị khác nhau, có tác động qua lại, khơng tách rời nhau.

4


VD: Xét theo bản tính tự nhiên, người da đen vẫn là người da đen, trong
quan hệ kinh tế-chính trị xã hội chiếm hữu nơ lệ thì họ bị biến thành người nơ
lệ, cịn trong quan hệ kinh tế-chính trị xã hội chủ nghĩa, họ là người tự do được
làm chủ và tự do sáng tạo. Đó là sản phẩm của các quan hệ kinh tế, chính trị, xã
hội, các quan hệ này gắn liền và tổng hòa với nhau tạo nên bản chất con người
VI.

Liên hệ chuyên ngành Marketing:
*Marketing là gì? Marketing là gắn kết khách hàng và quản lý các mối
quan hệ khách hàng mang lại lợi nhuận, mục tiêu của Marketing là thu hút
khách hàng mới bằng các giá trị đầy hứa hẹn, đồng thời giữ chân và phát triển
khách hàng hiện có bằng cách mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Vậy để vận dụng vào chuyên ngành, ta sẽ lấy một ví dụ nhỏ, khách hàng
mua các loại hàng hiệu xa xỉ như túi xách hay váy áo với giá trị hàng chục triệu,
liệu thứ họ thực sự nhắm đến có phải là những chiếc túi, những bộ váy áo hay
không? Hay thứ họ mong muốn nhắm đến là những thứ đứng sau đó, như danh
tiếng, quyền lực, sự kính nể của người khác?
Vậy làm sao để ta thu hút các khách hàng mới trong phân khúc hàng cao
cấp này? Ta cho họ thấy giá trị của sự khác biệt, sự nổi bật khi sở hữu sản phẩm
(phiên bản giới hạn? danh sách chờ dài hàng năm?,....). Con người không thể
nào cưỡng lại được sức hấp dẫn đó, bởi bản chất con người là một thực thể xã
hội, con người chỉ có thể tồn tại và phát triển trong xã hội lồi người, khơng thể
nào tách rời khỏi việc sống trong ánh mắt của những con người khác. Nên việc
luôn mong muốn khẳng định, tạo vị thế cho bản thân trong xã hội luôn là nhu
cầu không thể thay đổi của con người (nhu cầu đứng thứ nhất - nhu cầu được
khẳng định bản thân và thứ hai - nhu cầu được tôn trọng trong tháp nhu cầu của
Maslow)

5



×