Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

(Tiểu luận) đề tài giải pháp cải thiện hoạt động truyền thông marketing cho meddom park

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.48 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------***-------

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GIỮA KÌ
ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG
TRUYỀN THƠNG MARKETING CHO MEDDOM PARK

Nhóm thực hiện: Nhóm 6
Lớp: Quản trị Marketing CLC 63F
Học phần: Thực tập giữa kì
GVHD: ThS. Phạm Thái Hà Anh
Họ và tên
Thái Khánh Huyền
Phan Ngọc Hân
Nguyễn Thị Phương Hà
Nguyễn Diệu Linh
Vũ Thị Thanh Vân
Nguyễn Hoàng Minh

Hà Nội, năm 2023

MSV
11219606
11212029
11211924
11213226
11219152
11213864


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU................................................................................................................................

3

1.

Lý do ch ọn đềề tài...........................................................................................................................

2.

Mục tiều nghiền cứu.....................................................................................................................

4

2.1. Mục tiêu chung................................................................................................................................................
2.2. Mục tiêu cụ thể...............................................................................................................................................

4
4

3.

4.

5.

Đốối tượng, khách thể, phạm vi nghiền cứu.................................................................................

4


3.1. Đốối tượng nghiên cứu.....................................................................................................................................
3.2. Khách thể nghiên cứu......................................................................................................................................
3.3. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................................................................

4
5
5

Phương pháp nghiền cứu.............................................................................................................

5

4.1.Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................................
4.2. Nguốồn vàolại dữ liệu.......................................................................................................................................

5
5

Kềốt cấốu đềề tài.................................................................................................................................

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU......................................................................
1.

3

6

8

C sơ lýở lu nậc aủvấốn đềề nghiền cứu...........................................................................................


8

1. 1 Marketing........................................................................................................................................................
8
1.2. Hoạt động truyêồn thống marketing............................................................................................................. 11
1.3. Hoạt động truyêồn thống marketing tích hợp (IMC)..................................................................................... 12

2.

C sơ thở cựtiềễn c aủvấốn đềề nghiền cứu......................................................................................
2. 1 Khái quát vêồ xu hướng du l chị sinh thái, văn hóa, ngh dỉ ưỡng kêốt hợp tham quan....................................
2.2. Xu h ướng phát tri ển c ủa truyêồn thống marketing vêồ du chlị sinh thái kêốt hợp văn hóa............................

16
16
17

CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TRẠNG........................ 19
TRUYỀN THÔNG MARKETING.................................................................................... 19
1. T ổng quan vềề MED GROUP & Meddom Park.....................................................................................
1.3. Quá trình hình thành và phát triển...............................................................................................................
1.4. Sản phẩm, dịch vụ.......................................................................................................................................
1.5. Hoạt động nghiên cứu thị trường của MED GROUP...................................................................................

2.

3.

19

19
22
23

Th ực tr ạng ho ạt đ ộng truyềền thống marketing của Meddom Park...........................................

24

1.Phân tích chiêốn lược truyêồn thống marketing tích hợp của Meddom Park.................................................
2.4. Các yêốu tốố nhả h ưởng đêốn chiêốn lược truyêồn thống marketing của Meddom Park...................................

24
31

Đánh giá chung vềề th cựtr ngạ chiềốn l ược truyềền thống marketing của Meddom Park...............
3.3. Những mặt đã đạt được..............................................................................................................................
3.4. Nh ững m ặt còn h ạn chêố...............................................................................................................................

33
33
33

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP................................................................................................... 35
1. C ơsởđềề ra giải pháp.......................................................................................................................

35

1.1. Xu hướng phát triển của truyêồn thống marketing tại Việt Nam hiện nay.................................................. 35

1



1.2.
1.3.

2.

Đềề xuấốt giải pháp................................................................................................43
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
2.7.

3.

Định hướng phát triển của cống ty...........................................................................39
Phân tích SWOT................................................................................................ 41
Paid Advertising................................................................................................43
Direct Marketing...............................................................................................43
Promotion...................................................................................................... 44
PR............................................................................................................... 44
Sponsorship....................................................................................................44
Personal Selling................................................................................................ 44
Social Marketing...............................................................................................44

Đềề xuấốt bổ sung..................................................................................................45


KẾT LUẬN..............................................................................................................46
HẠN CHẾ ĐỀ TÀI..................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................48
PHỤ LỤC................................................................................................................49

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng nhận thức được vai trò quan trọng trong việc phát
triển thương hiệu bởi họ hiểu rằng tâm lý người tiêu dùng thường bị lôi kéo bởi những thương
hiệu đã được định hình và ưa chuộng. Thương hiệu làm cho khách hàng tin tưởng chất lượng
hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, thu hút khách hàng, tạo lòng trung thành của khách hàng
đối với sản phẩm, vì thế các doanh nghiệp phải nỗ lực hết sức để “cạnh tranh” giành lấy vị trí
tốt nhất trong trí nhớ của khách hàng. Truyền thông marketing được xem như “cánh tay phải”
hỗ trợ đắc lực cho việc gây dựng thương hiệu, bởi thông qua các hoạt động này khách hàng sẽ
biết đến những cơng dụng, lợi ích và giá trị mà sản phẩm mang lại cho người dùng. Tuy nhiên,
thương hiệu ln là bài tốn khó khăn, địi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều thời gian,
công sức, tiền bạc vào các hoạt động marketing để đạt được mục tiêu là thu hút khách hàng
mới và giữ vững niềm tin của khách hàng cũ.
Sau Covid 19, ngành du lịch đã tăng mạnh trở lại và tiếp tục phát triển tại Việt Nam cùng với đó
là xu hướng du lịch sinh thái kết hợp văn hóa. Đây là hình thức du lịch giúp du khách có cơ hội hịa
mình vào các hoạt động vui chơi, giải trí trong mơi trường thiên nhiên đồng thời tích lũy thêm tri
thức và kinh nghiệm thực tế về văn hóa, khoa học, xã hội gắn với những nét văn hóa bản địa tại
điểm đến. Khách du lịch không chỉ được gợi nhớ về những ký ức quê hương – lịch sử với các trải
nghiệm mang tính văn hóa, truyền thống, mà cịn góp phần thúc đẩy cơng tác bảo tồn mơi trường
thiên nhiên. Do đó, việc phát triển du lịch sinh thái gắn liền với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và
giá trị văn hóa đang trở thành nhiệm vụ vơ cùng cấp thiết, nhằm giúp du khách mở rộng kiến thức,
kinh nghiệm về các giá trị văn hoá-lịch sử của một quốc gia hay vùng miền, tạo ra nguồn thu từ du

lịch, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội chung.

Bên cạnh đó, Meddom là tổ hợp cơng viên có lợi thế về các di sản văn hóa khoa học vơ
cùng quý giá do các thế hệ nhà khoa học để lại, cùng với các dịch vụ tham quan, giáo dục do
đó tiềm năng khai thác du lịch trên lĩnh vực này là vô cùng lớn. Tận dụng những ưu thế về
phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ với địa hình núi đá trùng điệp và sự giàu văn hóa từ
các đồng bào dân tộc khác nhau của tỉnh Hòa Bình, Meddom Park làm theo chủ trương phát
triển du lịch theo hướng bền vững gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống của
địa phương. Hiện nay, Meddom đang truyền thông trên đa dạng các phương tiện, từ marketing
truyền thống đến social marketing. Tuy nhiên lượt tương tác, tiếp cận nhìn chung cịn nhiều
hạn chế và cách truyền tải thông điệp trên các nền tảng mới như TikTok chưa có sự đầu tư để
có thể tiếp cận gần gũi hơn với khách hàng, đặc biệt là những người trẻ tuổi.
Vì vậy, nhóm tập trung nghiên cứu đề tài “Giải pháp hồn thiện hoạt động truyền thơng
marketing cho Meddom Park" nhằm giúp doanh nghiệp tìm được cách tiếp cận tối ưu nhất
tệp khách hàng tiềm năng và thu hút khách hàng mới, tăng độ phủ về thương hiệu của
Meddom trên thị trường du lịch nội địa, "trẻ hóa” hình ảnh thương hiệu và tăng tỷ lệ chuyển
đổi khách hàng, từ đó giúp phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau này.
3


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài hướng tới việc nghiên cứu thực trạng truyền thông của Meddom Park, từ đó đề xuất
giải pháp hồn thiện hoạt động truyền thông marketing của công viên di sản nhằm mở rộng độ
phổ biến của địa điểm này và tăng tỉ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động truyền thông marketing
cũng như cập nhật những thay đổi mới trong hoạt động truyền thơng đang diễn ra trong thời
kì marketing 4.0
Phân tích tổng quan về ngành du lịch sinh thái kết hợp văn hóa tại Việt Nam

Tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thực trạng các hoạt động truyền thông marketing mà
Meddom Park đã ứng dụng những năm gần đây
Phân tích, đánh giá hiệu quả của chiến dịch truyền thông mà Meddom Park đã sử
dụng
Phát hiện, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hđ truyền thông marketing
Đo lường mức độ quan tâm của khách hàng đối với các hoạt động truyền thông marketing
của Meddom Park
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các hoạt động truyền thơng marketing của Meddom
Park
Để có thể thực hiện được các mục tiêu trên, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu
sau đây
Thực trạng các hoạt động truyền thông marketing của Meddom Park những năm gần đây
như thế nào?
Những ưu điểm, nhược điểm của các hoạt động truyền thơng này là gì?
Các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông
marketing của Meddom Park như thế nào?
Xu hướng truyền thơng mới nào sẽ giúp ích cho việc truyền thông sản phẩm của Meddom
Park trong tương lai?
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động truyền thông marketing của Meddom Park
3.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên trong độ tuổi từ 18 – 25 đang theo học tại các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội. Lý
do mà nhóm nghiên cứu lựa chọn khách thể nghiên cứu này là vì vị trí địa lý của Meddom Park
gần trung tâm Hà Nội – nơi tập trung nhiều các sinh viên đang theo học tại các trường Đại học.
Mẫu nghiên cứu này đại diện cho tất cả các khối ngành đào tạo ở Việt Nam (Khoa học - Kỹ
thuật, Kinh tế, Y học, Văn hóa - Xã hội, Sư phạm) tập trung nhiều sinh

viên đang theo học.
4



3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Trên địa bàn Hà Nội
Phạm vi thời gian: Từ năm 2016 đến tháng 9/2023; đề tài nghiên cứu này được thực hiện
trong 12 tuần (từ ngày 16/06/2023 - 08/09/2023)
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đánh giá chính xác sự ảnh hưởng của các hoạt động truyền thông marketing của
Meddom Park đến sinh viên Đại học ở Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã kết hợp linh hoạt giữa hai
phương pháp nghiên cứu: định tính và định lượng.
4.1.1. Phương pháp định tính
Tìm kiếm, thu thập dữ liệu bao gồm các tài liệu tham khảo và các thông tin do doanh
nghiệp cung cấp, từ đó tổng hợp thơng tin từ đó có một cái nhìn tổng quan nhất khi phân tích
hoạt động truyền thông marketing của Meddom Park.
4.1.2. Phương pháp định lượng
Sử dụng bảng hỏi online (Google Forms) để khảo sát khách thể nghiên cứu nhằm đưa ra
đánh giá và đề xuất một số giải pháp cải thiện đối với hoạt động truyền thông của doanh
nghiệp.
4.2. Nguồn và loại dữ liệu
4.2.1. Quy trình nghiên cứu

5


Document continues below
Discover more from:
Chuyên đề thực tập
THESIS
10 documents


Go to course

Graduation thesis outline
2

Chuyên đề thực tập

None

Chuyen DE THUC TAP - Nguyen HAI TUNG - 11195623
80

Chuyên đề thực tập

None

Báo cáo thực tập tổng hợp Vũ Thanh Lâm 1
20

Chuyên đề thực tập

None

3 De cuong de an nhan su BCH cho co so
3

Chuyên đề thực tập

None


Phân tích SWOT Meddom Park
2

Chuyên đề thực tập

None

Đề cương sơ bộ Trương Duy Phương
9

Chuyên đề thực tập

None


4.2.2. Dữ liệu thứ cấp
a. Dữ liệu thứ cấp cần thu thập
Báo cáo về nghiên cứu xu hướng truyền thông Marketing ngành du lịch dịch vụ
Các bài báo cung cấp thông tin về xu hướng truyền thông Marketing ngành du lịch dịch vụ Các nội dung cung cấp
thông tin về Meddom Park có sẵn trên website, Facebook, Youtube, Zalo OA, TikTok,...

b. Các nguồn thu thập
Qua Internet (Statista, YouNet Media, Q&Me, Nielsen IQ, Google Scholar,..)
Các trang mạng xã hội có số liệu và các cơng trình nghiên cứu có liên quan

4.2.3. Dữ liệu sơ cấp
a. Dữ liệu sơ cấp cần thu thập
Thành lập bảng khảo sát online với phạm vi đối tượng là sinh viên Đại học đại diện 5 khối
ngành ở Hà Nội từ 18 – 25 tuổi.

b. Các nguồn thu thập
Tiến hành phỏng vấn bộ phận truyền thông Marketing của Meddom Park để nắm được thực
trạng hoạt động truyền thông Marketing tại công viên di sản.
4.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Sử dụng các phương pháp xử lý dữ liệu bao gồm phân loại, sắp xếp, phân
tích, so sánh, tổng hợp, sử dụng biểu đồ, biểu bảng.
Dữ liệu sơ cấp: Đối với các dữ liệu định tính, thơng tin được tổng hợp và chuyển thành dạng văn
bản. Trên cơ sở dữ liệu thu được, tiến hành phân tích theo nội dung đã được thiết kế sẵn.

5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, sơ đồ, danh mục các tài liệu tham khảo
và phụ lục thì kết cấu của báo cáo bao gồm 3 chương
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN
CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
TRUYỀN THÔNG MARKETING CỦA MEDDOM PARK
2.1. Giới thiệu về Med Group & Meddom Park
2.2. Thực trạng hoạt động truyền thông marketing của Meddom Park
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP
3.1. Đề xuất giải pháp
3.2. Đề xuất bổ sung
PHẦN KẾT LUẬN
Tóm tắt đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới các hoạt động truyền thơng
marketing của Meddom Park.
Tóm tắt những đề xuất giải pháp cho hoạt động truyền thông
marketing. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
6



1.
Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1. 1Marketing
1.1.1
Khái niệm về Marketing
Trên thực tế, vẫn còn nhiều người bao gồm cả các nhà quản trị kinh doanh lầm tưởng rằng
marketing là việc chào hàng (tiếp thị), quảng cáo. Tuy quan trọng, nhưng chúng chỉ là hai
trong những khâu của hoạt động của marketing, và thường thì chúng cũng chẳng phải là
những chức năng quan trọng nhất. Nếu người làm marketing hiểu được nhu cầu của khách
hàng, phát triển sản phẩm có thể tạo ra giá trị khách hàng vượt trội, và định giá, phân phối,
chiêu thị chúng một cách hiệu quả và tốt hơn so với sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh,
việc bán những sản phẩm đó sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ngày nay, có rất nhiều định nghĩa
marketing khác nhau tùy theo từng quan điểm nghiên cứu, góc độ nhìn nhận. Một số khái
niệm tiêu biểu được kể đến như sau:
Theo Philip Kotler: “Marketing là hoạt động của con người hướng tới sự thỏa mãn nhu cầu
và ước muốn thơng qua các tiến trình trao đổi”. (Philip Kotler, 2007, trang 9)
Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: "Marketing là q trình kế hoạch hố và thực hiện các quyết
định về sản phẩm, định giá, xúc tiến và phân phối cho các hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng để
tạo ra sự trao đổi nhằm thoả mãn các mục tiêu của cá nhân và tổ chức” (1985).
Theo Peter Ducker: Marketing cơ bản đến nỗi chúng ta không thể xem nó là một chức năng
riêng biệt. Trước tiên, nó là hoạt động trung tâm của tồn bộ hoạt động doanh nghiệp. Nó
là tồn bộ các hoạt động của doanh nghiệp nhìn từ phía khách hàng. Vì vậy, chức năng và
trách nhiệm của marketing phải xuyên suốt trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Theo Giáo trình Marketing căn bản (2009), xuất bản bởi Trường Đại học Kinh tế Quốc
Dân: Marketing là q trình xã hội nhờ đó các tổ chức hoặc cá nhân có thể thỏa mãn những
nhu cầu và mong muốn của con người. Cũng có thể hiểu, marketing là một dạng hoạt động
của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua
trao đổi.
Từ những khái niệm Marketing trên chúng ta có thể nhận thấy rằng có nhiều quan điểm

khác nhau về Marketing nhưng các khái niệm đều có liên quan đến thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng. Hiện nay, khái niệm Marketing của Philip Kotler và khái niệm Marketing của
Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ được nhiều cá nhân, tổ chức trên thế giới thừa nhận và xem là
hoàn chỉnh.
Trong đề tài nghiên cứu này, nhóm tác giả xin chọn định nghĩa về Marketing của Philip
Kotler để phân tích, đánh giá về tình hình hoạt động truyền thơng Marketing của Meddom
Park.

7


a.

o

o

o

1.1.2. Mục tiêu và chức năng của Marketing
1.1.2.1. Mục tiêu của Marketing
Tạo khách hàng tiềm năng
Khi xác định được kiểu người tiêu dùng có khả năng trở thành khách hàng nhất, doanh
nghiệp có thể thu thập thơng tin liên hệ của họ để gửi thông tin chi tiết và khuyến mãi về sản
phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
Tăng nhận thức về thương hiệu
Nhận thức về thương hiệu là sự quen thuộc của một cá nhân với tên, hình ảnh và phẩm chất
của sản phẩm. Sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp mang lại cho người tiêu dùng sự tin
tưởng, quen thuộc, gắn bó chính là tạo liên kết tích cực giữa trải nghiệm về sản phẩm hoặc
dịch vụ của doanh nghiệp và khách hàng, điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp biến các khách

hàng tiềm năng thành các khách hàng trung thành.
Tăng giá trị khách hàng
Nếu khách hàng tin rằng doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng sản phẩm hoặc dịch vụ có
giá trị, khách hàng có nhiều khả năng quay lại và giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ của doanh
nghiệp cho những khách hàng khác
Tăng doanh thu
Một trong những mục tiêu của doanh nghiệp là đạt được lợi nhuận cao nhất, thúc đẩy kinh
doanh, tạo ra doanh số và duy trì hoạt động lâu dài. Như là các hoạt động thúc đẩy việc tối
thiểu hóa các chi phí để gia tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả của hoạt động marketing-mix.
Xây dựng mục tiêu doanh nghiệp trên tiêu chí
Smart o Specific (Cụ thể)
Về mặt tiếp thị, doanh nghiệp nên chọn số liệu mình muốn cải thiện như khách hàng truy
cập, khách hàng tiềm năng. Đội ngũ nhân viên cũng nên xác định rõ danh mục mỗi thành viên
trong nhóm sẽ làm việc như thế nào. Tài nguyên và kế hoạch hành động sẽ ra sao.
Mọi mục tiêu đặt ra phải cụ thể, dễ hiểu. Mục tiêu đề ra càng chi tiết càng cụ thể bao nhiêu
càng dễ xác định cơ hội nắm bắt vấn đề và mức độ khả thi, đo lường vấn đề và cơ hội thực tế
có thành cơng hay khơng.
Measurable (Có thể đo lường được)
Có thể áp dụng thuộc tính định lượng hoặc định tính để tạo ra một hệ thống đo lường. Mục
tiêu đặt ra gắn với những con số cụ thể, như vậy, doanh nghiệp dễ dàng đo lường được mức độ
làm việc nhân viên như thế nào được
Actionable (Có thể đạt được)
Actionable là tính khả thi mục tiêu. Một trong những tiêu chí khi đặt ra mục tiêu theo mơ
hình SMART. Doanh nghiệp cần nghiêm túc cân nhắc đến khả năng có thể đạt được mục tiêu
của mình. Xác định được tính khả thi mục tiêu để biết mình đang ở đâu, hiểu về năng lực
trước khi đưa ra một kế hoạch để không phải dừng lại giữa chừng.
Relevant (Liên quan)
8



Đặt mục tiêu nhưng phải liên quan đến xu hướng hiện tại trong ngành. Mục tiêu phát triển
nên liên quan đến định hướng và sự phát triển chung công ty.
o
Time (Giới hạn thời gian)
Cuối cùng đó chính là thời gian. Doanh nghiệp phải gắn được thời gian vào mục tiêu thúc
đẩy nhân viên hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Điều này, giúp doanh nghiệp đạt được tiến
độ nhất quán và đáng kể dài hạn. Hơn thế nữa, việc thiết lập thời gian hồn thành cơng việc sẽ
tạo tính kỷ luật và chuyên nghiệp, quản lý thời gian và năng suất công việc theo tiến độ hiệu
quả.
1.1.2.2. Chức năng của Marketing
Chức năng cơ bản của Marketing là tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp. Có thể nói đây là
chức năng quan trọng nhất của doanh nghiệp khi hoạt động trong cơ chế thị trường, nhưng
muốn chức năng này thành công thì cần phải được phối hợp hài hịa với các chức năng khác
bắt nguồn từ những lĩnh vực: sản xuất, tài chính, nhân sự.
Một số chức năng/hoạt động cơ bản của Marketing:
Phân tích mơi trường và nghiên cứu marketing: dự báo và thích ứng với những yếu tố mơi
trường ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại, tập hợp những thông tin để quyết định
các vấn đề marketing
Mở rộng phạm vi hoạt động: Lựa chọn đưa ra các thức thâm nhập thị trường mới
Phân tích người tiêu thụ: Xem xét, đánh giá những đặc tính, u cầu tiến trình mua của
người tiêu thụ
Hoạch định giá: Xác định các mức giá, kỹ thuật định giá, các điều khoản bán hàng, điều
chỉnh giá và sử dụng giá như một yếu tố tích cực hay thụ động
Hoạch định phân phối: Xây dựng những mối liên hệ với trung gian phân phối, quản lý dự
trữ, tồn kho, vận chuyển và phân phối hàng hóa, dịch vụ bán sỉ và bán lẻ
Hoạch định chiêu thị: Thông đạt với khách hàng với công chúng và các nhóm khác thơng
qua những hình thức của quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân và khuyến mãi
Thực hiện kiểm soát và đánh giá marketing: hoạch định, thực hiện và kiểm sốt các chương
trình, chiến lược marketing, đánh giá các rủi ro và lợi ích của các quyết định và tập trung
vào chất lượng toàn diện

o Bán hàng: Thực hiện nhiều hoạt động bán hàng trên nhiều phương diện với mục tiêu cuối

cùng là tăng doanh số bán hàng và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng
o Hoạch định Quản lý sản phẩm: Doanh nghiệp cần nắm được nhu cầu, mong muốn của thị

trường và thiết kế sản phẩm/dịch vụ dựa trên các khảo sát đó, nhằm tạo ra những sản
phẩm/dịch vụ mang giá trị riêng và phù hợp với thị trường
o Kiểm sốt thơng tin tiếp thị: Marketing có khả năng thu thập dữ liệu có giá trị. Sau đó,
Marketing sẽ chuyển các dữ liệu ấy cho những bộ phận khác, nhằm giúp các bộ phận khác
nắm bắt được các xu hướng mới nhất, phản hồi lại tin nhắn của khách hàng và đối thủ cạnh
tranh, giúp khách hàng giải quyết những mối lo cấp bách.
9


Định giá sản phẩm: Tiếp thị giúp mang lại những thông tin thiết yếu cho việc định giá
sản phẩm. Nhờ đó, doanh nghiệp biết được khách hàng đã đánh giá như thế nào về sản
phẩm của mình.
Bên cạnh đó, chức năng này còn cho phép doanh nghiệp nghiên cứu và phân tích rõ đối thủ
cạnh tranh. Tạo tiền đề cho việc định giá sản phẩm hợp lý hơn.
o
Phân phối: Phân phối có vai trị tối ưu hóa quy trình vận chuyển sản phẩm từ lúc sản
xuất đến khi được giao cho các cửa hàng bán lẻ hoặc người dùng.
o
Khuyến mại: Thơng báo về chương trình giảm giá của doanh nghiệp, khuyến khích
người tiêu dùng mua sản phẩm trong thời gian ngắn.
1.2. Hoạt động truyền thông marketing
1.2.1. Khái niệm
Theo Philip Kotler, truyền thông marketing (marketing communication) là các hoạt động
truyền thông tin một cách gián tiếp hay trực tiếp về sản phẩm và bản thân doanh nghiệp tới
khách hàng nhằm thuyết phục họ tin tưởng vào doanh nghiệp cũng như sản phẩm, và mua sản

phẩm của doanh nghiệp.
Truyền thơng marketing cịn được gọi bằng thuật ngữ tương đương là xúc tiến (marketing
promotion), là một trong bốn thành tố của marketing hỗn hợp.
1.2.2. Vai trị
Thơng qua chiến lược truyền thơng marketing, doanh nghiệp thông tin cho khách hàng tiềm
năng biết được những lợi thế, cơng dụng, giá trị, lợi ích của sản phẩm mang lại cho người tiêu
dùng. Do vậy, chiến lược truyền thông marketing giúp doanh nghiệp tăng doanh số của các
sản phẩm hiện tại, tạo ra sự nhận biết và ưa thích của khách hàng đối với sản phẩm mới, và
xây dựng một hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải kết hợp
chiến lược truyền thông với các thành tố khác của marketing hỗn hợp để tạo ra hiệu quả tổng
hợp. Truyền thông cũng giúp cho doanh nghiệp quảng bá thương hiệu.
Đặc biệt, trong các trường hợp như cầu âm, cầu bằng không, hay cầu đối với những hàng
hóa độc hại như thuốc lá, rượu bia,…thì vai trị của truyền thơng marketing đặc biệt quan
trọng. 1.2.3. Mục đích
Truyền thơng marketing có các mục đích cơ bản là thông báo, thuyết phục và nhắc nhở đối
tượng nhận tin về sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Qua các nội dung thông điệp,
doanh nghiệp thông báo cho khách hàng về sự có mặt của mình, của sản phẩm trên thị trường,
thuyết phục họ về các ưu việt của sản phẩm đó so với các sản phẩm cạnh tranh, và nhắc nhở
họ nhớ đến sản phẩm của doanh nghiệp khi có nhu cầu.
Trước hết là mục đích xây dựng sự nhận biết là một trong những mục tiêu truyền thơng
marketing phổ biến nhất. Mục đích của nó là giúp khách hàng biết đến và nhớ đến thương hiệu
và sản phẩm của doanh nghiệp. Để xây dựng sự nhận biết, doanh nghiệp cần phải tạo dấu ấn
ấn tượng cho khách hàng bằng cách sử dụng các yếu tố nhận biết thương hiệu như tên, logo,
slogan, màu sắc, âm thanh, hương vị, chạm…
o

1
0



Tiếp theo là mục đích cung cấp thơng tin. Mục đích này nhằm giới thiệu sản phẩm, tính
năng, giá cả, lợi ích và cách sử dụng cho khách hàng, giúp họ hiểu rõ hơn về sản phẩm và tạo
nhu cầu mua hàng. Ví dụ: các quảng cáo trên báo chí, tạp chí, trang web, email marketing,
brochure, tờ rơi, v.v.
Sau đó là mục đích thuyết phục. Mục đích này nhằm thay đổi thái độ và hành vi của khách
hàng đối với sản phẩm, kích thích họ mua hàng ngay hoặc ưu tiên chọn sản phẩm của doanh
nghiệp. Ví dụ: các quảng cáo trên truyền hình, radio, video, banner, pop-up, social media, v.v.
Bên cạnh đó, mục đích củng cố thương hiệu cũng rất quan trọng. Mục đích này nhằm xây
dựng và duy trì nhận thức và lịng trung thành của khách hàng với thương hiệu của doanh
nghiệp, tạo ra sự khác biệt và ưu thế cạnh tranh. Ví dụ: các chiến dịch PR, sự kiện, tài trợ,
CSR, content marketing, influencer marketing, v.v.
Thêm vào đó là mục đích nhắc nhở. Mục đích này nhằm duy trì sự quan tâm và liên kết của
khách hàng với sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp, khuyến khích họ mua lại hoặc
giới thiệu cho người khác. Ví dụ: các email nhắc nhở, tin nhắn SMS, push notification, loyalty
program, coupon, v.v.
Ngồi ra cịn có mục đích cạnh tranh với đối thủ. Mục đích này nhằm so sánh sản phẩm và
thương hiệu của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, chứng minh ưu điểm
và giá trị của sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Ví dụ: các quảng cáo so sánh
(comparative advertising), bài viết đánh giá (review), bảng xếp hạng (ranking),...
1.3. Hoạt động truyền thơng marketing tích hợp (IMC)
1.3.1. Khái niệm
Theo Philip Kotler, Truyền thơng marketing tích hợp (Integrated marketing communication
- IMC) là việc việc điều phối và tích hợp các kênh và phương tiện truyền thông nhằm tạo ra
một thông điệp xúc tiến nhất quán, rõ ràng về doanh nghiệp và sản phẩm.
1.3.2. Vai trị
IMC đóng vai trị rất quan trọng đối với các hoạt động Marketing của các doanh nghiệp.
Đây là công cụ truyền thông giúp thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng từ nội dung, chất
lượng đến hình ảnh thu hút, bắt mắt,…; hiện thực hóa một cách chân thật nhất những đặc điểm
của sản phẩm và giải đáp những thắc mắc của khách hàng. IMC kết hợp chặt chẽ với các công
cụ Marketing khác để giúp đạt được hiệu quả tối ưu nhất, chiến dịch IMC không thể hoạt động

đơn lẻ mà cần phải kết hợp và hỗ trợ với các cơng cụ Marketing khác mới hồn thành được
mục tiêu đặt ra ban đầu.
IMC cịn là cơng cụ mang tính cạnh tranh trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, giúp nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm và uy tín cũng như vị thế của doanh
nghiệp. Dựa trên những yếu tố này, các khách hàng cũng có thể yên tâm khi lựa chọn và sử
dụng các sản phẩm do doanh nghiệp đó cung cấp.
1.3.3. Mục đích
Mục đích của truyền thơng marketing tích hợp là để tăng cường sức ảnh hưởng và hiệu quả của các
hoạt động truyền thông, tạo ra sự nhận biết, tin cậy, và ưu tiên cho thương hiệu, thúc đẩy hành vi mua
1
1


hàng của khách hàng, IMC giúp truyền tải thông điệp của doanh nghiệp về sản phẩm và thương hiệu

một cách rõ ràng, nhất quán và thuyết phục tới khách hàng.

IMC cịn có vai trị quan trọng trong việc xây dựng sự nhận biết, tăng cường mối quan hệ, tạo
ưu thế cạnh tranh và tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, truyền thơng
marketing tích hợp cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa nguồn lực bằng
cách tận dụng các kênh truyền thơng có sẵn và phù hợp với đối tượng khách hàng.
1.3.4. Công cụ
Chiến lược IMC thường sử dụng 7 công cụ sau đây:
Paid Advertising – Quảng cáo
Quảng cáo được định nghĩa là một hình thức truyền thơng được trả tiền để truyền tải thông
tin về sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu, mang tính chất phi cá nhân (non - personal); trình
bày một thơng điệp có những chuẩn mực nhất định trong cùng một lúc tác động đến một số
lớn những người nhận phân tán nhiều nơi thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng,
trong một không gian và thời gian nhất định nhằm thuyết phục khách hàng thực hiện hành
động ở hiện tại hoặc trong tương lai.

Nhờ hiệu quả trong việc tiếp cận đối tượng lớn, quảng cáo được xem là một công cụ IMC
quan trọng đối với các công ty có sản phẩm và dịch vụ nhắm mục tiêu vào thị trường đại
chúng. Những mẫu quảng cáo với thông điệp ấn tượng kết hợp hình ảnh bắt mắt được lặp đi
lặp lại sẽ dễ dàng tiếp cận và in sâu vào tâm trí khách hàng một cách nhanh chóng, để họ biết
và so sánh với những thương hiệu khác và lựa chọn. Do đó, đây là hình thức truyền thông tiếp
thị được biết đến nhiều nhất và được các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng để quảng bá sản phẩm
đến gần hơn với nhu cầu của người tiêu dùng.
Ngày nay, quảng cáo ngày càng trở nên đa dạng với rất nhiều hình thức:
Quảng cáo in ấn: báo in, tạp chí, tờ rơi, ấn phẩm thương mại,…
Quảng cáo ngồi trời: bảng hiệu, quảng cáo trên phương tiện giao thông, pano, áp phích,…
Quảng cáo điện tử: TV, Radio, Internet, mạng xã hội…Những phương tiện này bắt đầu xuất
hiện từ giữa thế kỷ 20 và nhanh chóng trở thành những phương tiện quảng cáo hiệu quả.
Quảng cáo trực tiếp: Email, gọi điện,…
Quảng cáo tại điểm bán: hội chợ, POSM, sự kiện, triển lãm…
Direct Marketing – Marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp là hình thức sử dụng thư tín, điện thoại, phương tiện truyền thông và
những công cụ liên lạc khác để thông tin cho những khách hàng hiện có và khách hàng tiềm
năng hay yêu cầu họ có phản ứng đáp lại (thường là đơn đặt hàng). Các hình thức phổ biến:
catalog, thư trực tiếp, email marketing, marketing đáp ứng trực tiếp trên truyền hình, truyền
thanh, mua hàng điện tử, mua hàng qua cửa hàng của doanh nghiệp,...
Promotion – Xúc tiến bán hàng (Khuyến mãi)
Đây là hoạt động được khách hàng yêu thích và tương tác cao trong chiến lược IMC của doanh
nghiệp. Nhắm mục tiêu đến người dùng cuối cùng của sản phẩm hoặc dịch vụ để khuyến khích họ
mua hàng ngay lập tức, bao gồm các hình thức khuyến mãi: Phiếu giảm giá, mẫu dùng thử, giảm giá
trực tiếp, cuộc thi, rút thăm trúng thưởng và các chương trình khác tại điểm bán.

12


Tuy nhiên, hoạt động này chỉ có hiệu quả trong ngắn hạn, khơng hiệu quả khi xây dựng sự

ưa thích nhãn hiệu lâu dài.
PR – Hoạt động quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng (PR) được định nghĩa là các phương pháp và hoạt động giao tiếp do
một cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ sử dụng để nâng cao sự hiểu biết và xây dựng mối quan
hệ tích cực với các đối tượng bên ngồi như giới truyền thơng – báo chí, đối tác, khách hàng,

Thơng qua những bài chia sẻ trên báo chí hay các sự kiện thực tế mà doanh nghiệp có thể
đưa thơng tin đến người dùng một cách khách quan và trung thực. So với các cơng cụ IMC
khác, PR có thể tạo độ tin cậy, khiến người tiêu dùng có xu hướng ít hồi nghi hơn đối với
thơng tin có lợi về một sản phẩm hoặc dịch vụ khi nó đến từ một nguồn thơng tin trung lập.
Một số hình thức quan hệ cơng chúng phổ biến như: Tham gia các hoạt động cộng đồng, gây
quỹ, tài trợ cho các sự kiện, tổ chức họp báo ra mắt và giới thiệu sản phẩm mới. Ngồi ra, các thơng
tin về doanh nghiệp hoặc sản phẩm của doanh nghiệp cũng thường xuất hiện dưới dạng một câu
chuyện, tin tức trên các phương tiện truyền thông xã hội hoặc các trang báo uy tín.

Một trong những hình thức của PR hiện nay được sử dụng nhiều nhất đó chính là có mặt tại
các trang báo mạng lớn, được nhiều người đọc và tin tưởng. Tại Việt Nam, các trang như Dân
trí, Kênh 14, Afamily, CafeF, VNEconomy,… đang là các trang có tầm ảnh hưởng lớn, dẫn
đầu xu hướng với lượng traffic cao.
Sponsorship – Hỗ trợ, tài trợ
Một cơng cụ truyền thơng Marketing tích hợp mà chúng ta thường xun bắt gặp hiện nay
đó chính là hình thức tài trợ. Theo đó, doanh nghiệp sẽ tài trợ hiện kim hoặc hiện vật cho các
chương trình để đổi lại thương hiệu của bạn sẽ được nhiều khán giả biết đến.
Tài trợ các sự kiện là hình thức Marketing thơng minh và mang lại hiệu quả cao. Tùy theo
thỏa thuận của 2 bên mà doanh nghiệp sẽ được giới thiệu phù hợp: In Logo, mời phát biểu,
phát quảng cáo, cho người tham gia trải nghiệm sản phẩm… Nhờ đó thương hiệu sẽ được tiếp
cận với đông đảo người dùng.
Tài trợ gồm 2 hình thức “tài trợ như một khoản đóng góp của doanh nghiệp” và “tài trợ để
xây dựng lợi thế cạnh tranh”. Sự khác biệt giữa hai hình thức này là mối liên kết giữa thương
hiệu và sự kiện, tổ chức hoặc cá nhân được tài trợ. Do đó, nhiều sự kiện được tài trợ thường

trả “quyền lợi” cho doanh nghiệp để đơi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, nếu liên kết không nhất
quán với các thông điệp truyền thông tiếp thị khác, hoạt động tài trợ sẽ gây bất lợi cho sản
phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu.
Personal Selling – Bán hàng cá nhân
Là hình thức bán hàng trực tiếp giữa nhân viên tư vấn và khách hàng, nhờ đó khách hàng sẽ
được trải nghiệm sản phẩm trực tiếp và nâng cao sự tin tưởng. Tuy nhiên, để bán được hàng,
nhân viên tư vấn cần có sự am hiểu sản phẩm cũng như có kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp.
Ưu điểm của hình thức này là người bán có thể nhìn thấy hoặc nghe thấy phản ứng của
người mua tiềm năng và điều chỉnh thông điệp cho phù hợp. Ngoài ra, khách hàng cũng được
1
3


nhìn thấy tận mắt sản phẩm và nắm bắt được những thơng tin, hình ảnh liên quan đến sản
phẩm một cách cụ thể nhất. Giữa người bán và người mua có một sự tương tác linh hoạt, thích
ứng cho những yêu cầu riêng của khách hàng và có thể dẫn đến hành vi mua hàng. Ngoài ra,
bán hàng cá nhân có thể thiết lập và phát triển những mối quan hệ bán hàng.
Tuy nhiên, trong thực tế, đối với người tiêu dùng cuối cùng, bán hàng cá nhân có một hình
ảnh xấu. Hoạt động này trong marketing tích hợp bị cho là thiếu trung thực và dùng nhiều kỹ
thuật thúc ép khách hàng. Hơn nữa, bán hàng cá nhân đòi hỏi trình độ chun mơn cao, cách
ứng xử tình huống chun nghiệp và chi phí bỏ ra vơ cùng tốn kém
Social Marketing – Tiếp thị mạng xã hội
Mạng xã hội là phần quan trọng của truyền thơng Marketing tích hợp. Nhiều tính năng nổi
bật như Like, Comment, Share, Livestream, Vote…được xem là cơng cụ hồn hảo để tăng
tương tác người dùng và bán hàng. Lượng khách hàng tiềm năng ngày càng tăng lên và chủ
yếu tập trung trên Internet, do đó quảng cáo hoặc tối ưu kết quả tìm kiếm trên Google (SEO)
trên Internet là một cơng cụ hồn hảo cho mọi doanh nghiệp muốn khai thác online. Thông
qua truyền thơng xã hội, doanh nghiệp có thể phân phối quảng cáo đến các nhóm mục tiêu để
tối ưu chi phí quảng cáo/ tối ưu Fanpage chuẩn SEO để lên TOP với những từ khóa thương
hiệu và từ khóa bán hàng để giành được vị thế tốt hơn trên thị trường.

Không giống với các hình thức truyền thơng truyền thống kể trên, điển hình như quảng cáo
với sự tương tác 1 chiều thì truyền thơng qua Internet cho phép cho phép người dùng và doanh
nghiệp tương tác 2 chiều với nhau thông qua việc tiếp nhận thông tin, để lại phản hồi, giải đáp
thắc mắc. Đồng thời, Internet còn giúp hỗ trợ một cách hiệu quả và hiệu suất hơn các công cụ
khác như Marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân, quan hệ công chúng.
Hiện nay, đa phần doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đều xây dựng cho riêng mình một website,
fanpage, sàn thương mại điện tử để quảng bá sản phẩm, dịch vụ và đồng thời để duy trì, tương
tác với khách hàng thông qua việc chia sẻ những thông tin có giá trị. Đây cũng là một trong
những cách thức để doanh nghiệp có thể xây dựng thương hiệu số (Digital Branding) một cách
hiệu quả.
Với những công cụ trên, doanh nghiệp sẽ hiểu hơn về truyền thơng Marketing tích hợp
cũng như dễ dàng làm chủ hình thức truyền thơng này. Trong giai đoạn thị trường kinh doanh
đang cạnh tranh gay gắt hiện nay, doanh nghiệp nào biết cách làm chủ truyền thơng thì sẽ có
nhiều lợi thế hơn trong việc tiếp cận người dùng.
2.
Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
2. 1Khái quát về xu hướng du lịch sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng kết hợp tham quan
2.1.1.
Khái niệm về du lịch văn hóa
Du lịch văn hố là một loại hình du lịch mà khách tham quan đến một địa điểm để trải
nghiệm và tìm hiểu về văn hóa-lịch sử của địa phương. Loại hình du lịch này khơng chỉ thú vị
cho khách du lịch mà cịn giúp bảo tồn và quảng bá giá trị văn hóa của Việt Nam.
Hiện nay, có rất nhiều địa điểm ở Việt Nam cung cấp trải nghiệm du lịch văn hóa, chẳng hạn
như Bảo tàng Văn học Việt Nam, nơi trưng bày văn học và văn hóa Việt Nam. Một ví dụ khác

1
4


là Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, nơi trưng bày văn hóa của các dân tộc Việt

Nam. Những địa điểm này cung cấp cho khách du lịch cơ hội để tìm hiểu về văn hóa và lịch
sử Việt Nam trong khi có những trải nghiệm thú vị.
Chương trình tham quan giúp gợi nhớ cho mỗi người về ký ức quê hương-lịch sử, đồng thời
cũng mang đến giá trị khám phá với thế hệ trẻ, du khách nước ngồi lần đầu tiên trải nghiệm,
từ đó họ có thêm tình u, cảm hứng để khám phá các giá trị văn hóa một cách sâu sắc hơn.
2.1.2. Khái niệm về du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và những nét đặc sắc trong văn
hóa bản địa để du khách có thể ghé tới và khám phá. Loại hình du lịch này có trách nhiệm đối
với mơi trường ở các khu thiên nhiên còn tương đối hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn
thiên nhiên và cả giá trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy cơng tác bảo tồn,
có ít tác động tiêu cực đến mơi trường và tạo các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế-xã hội
cho cộng đồng địa phương.
Có thể kể đến các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, rừng cấm, các di sản thiên nhiên
của quốc gia như Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, động Phong Nha, vườn quốc gia Cát Tiên, vườn
quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long.
2.1.3. Tình hình quốc tế và Việt Nam
2.1.3.1. Quốc tế
Những năm gần đây, mơ hình du lịch sinh thái kết hợp khám phá văn hóa-lịch sử đã nhanh chóng
trở thành xu hướng mới, vừa mang đến cho du khách trải nghiệm thú vị, vừa góp phần gìn giữ, phát
huy giá trị, bản sắc văn hóa. Theo thông tin từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trong
số khách du lịch văn hóa nói chung, khách du lịch văn hóa nói chung, khách đến tham quan các
viện bảo tàng chiếm khoảng 59%; thăm các di tích lịch sử, di sản văn hóa chiếm khoảng 56% - cao
hơn nhiều đi dự các buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Hơn nữa, theo thống kê của Tổ chức
Du lịch Thế giới (UNWTO), thời điểm trước dịch Covid-19, du lịch văn hóa đã đóng góp 37%
trong du lịch tồn cầu và dự báo có thể tăng 15% mỗi năm.

Do đó, việc phát triển du lịch sinh thái gắn liền với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và giá trị
văn hóa đang trở thành nhiệm vụ vô cùng cấp thiết, nhằm giúp du khách mở rộng kiến thức,
kinh nghiệm về các giá trị văn hoá-lịch sử của một quốc gia hay vùng miền, tạo ra nguồn thu

từ du lịch, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội chung.
2.1.3.2. Việt Nam
Trong bối cảnh các nước trên thế giới, nhất là trong khu vực ASEAN đều tập trung những
giải pháp ưu tiên phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng trở lại của ngành thì du lịch Việt Nam phải
đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về điểm đến, sản phẩm dịch vụ du lịch trong việc thu hút thị
trường khách nước ngoài cũng như phát triển du lịch nội địa...
Ngành du lịch đã đưa sản phẩm du lịch văn hóa trở thành một trong những dịng sản phẩm quan
trọng hàng đầu được thúc đẩy phát triển trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030
cũng như Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm
2030. Bên cạnh đó, trung tuần tháng 4 năm nay, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn Du
lịch năm 2023 với chủ đề “Phát triển Du lịch văn hóa Việt Nam”. Tại diễn

1
5


đàn, Tổng Cục trưởng Du lịch Nguyễn Trùng Khánh nhận định, đại dịch Covid-19 đã làm thay
đổi nhu cầu du lịch, tạo ra các xu hướng du lịch mới.
Tại Việt Nam đã có những sản phẩm du lịch kết hợp với phát huy giá trị văn hóa, như: tour
kết nối di sản thế giới các nước ASEAN; hành trình di sản miền trung; các lễ hội của Việt
Nam như Festival nghệ thuật Huế, Festival biển Nha Trang, Carnaval biển Hạ Long, Festival
cồng chiêng Tây Nguyên, Festival hoa Đà Lạt... và gần đây nét đặc thù trong văn hóa đã được
các doanh nghiệp, nhà đầu tư nghiên cứu xây dựng thành các sản phẩm du lịch đặc sắc như
chương trình thực cảnh “Ký ức Hội An”, “Tinh hoa Bắc Bộ”, “Múa rối nước”; các tour du lịch
làng nghề cũng là sự lựa chọn hàng đầu đối với khách quốc tế khi đến với Việt Nam.
Sau đại dịch COVID-19, mọi người được tự do đi lại sau một thời gian dài cách ly xã hội,
do đó nhu cầu được đi du lịch rất lớn nhất là trải nghiệm, sinh thái, nghỉ dưỡng. Hơn nữa, hiện
tại có nhiều loại hình du lịch truyền thống đang dần biến mất và nhường chỗ cho các loại hình
du lịch mới thay thế. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam cũng như các nước khác nắm bắt được
nhu cầu và thị hiếu để tạo ra các sản phẩm du lịch mới, và có cách tiếp cận mới để thu hút du

khách đến Việt Nam.
Những năm gần đây Việt Nam có nhiều tập đồn trong nước và quốc tế đầu tư vào lĩnh vực
du lịch, đây cũng là cơ hội để ngành du lịch vận dụng sức mạnh tài chính, sự chun nghiệp
của các tập đồn lớn để cùng nhau giới thiệu một Việt Nam mới đến với nhiều du khách tại
các thị trường trọng điểm trên thế giới thay vì phải thơng qua các đại lý hay đối tác nước
ngồi như hiện nay.
Với lợi thế có tài nguyên thiên nhiên phong phú, Việt Nam có thể kết hợp vừa bảo tồn và
khai thác các sản phẩm du lịch liên quan đến thiên nhiên sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam tiếp cận
du khách thế giới theo một khía cạnh mới. Bên cạnh đó, Việt Nam giàu có về những giá trị
văn hố đặc sắc - cơ hội tiềm năng để giới thiệu khách tham quan đến các sản phẩm du lịch
văn hoá độc đáo, mới lạ, mang đậm chất Việt Nam.
2.2. Xu hướng phát triển của truyền thông marketing về du lịch sinh thái kết hợp văn hóa
Truyền thơng marketing về du lịch sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng kết hợp tham quan là một
trong những hoạt động quan trọng để tạo ra nhận thức, hình ảnh, thái độ và hành vi mong
muốn đối với các sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa. Có rất nhiều phương tiện truyền thơng
marketing có thể được sử dụng trong du lịch sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng kết hợp tham quan
tùy thuộc vào chiến lược và mục tiêu của từng doanh nghiệp, có thể lựa chọn một hoặc nhiều
phương tiện khác nhau.
Các hoạt động truyền thông marketing về du lịch sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng kết hợp
tham quan có thể được thực hiện theo các bước sau:
Xác định mục tiêu, đối tượng và thông điệp truyền thơng: cần xác định rõ mục tiêu truyền
thơng là gì (tăng nhận thức, tạo ấn tượng, thay đổi thái độ, kích thích mua hàng...), đối tượng
truyền thơng là ai ( du khách trong nước hay ngoài nước, theo độ tuổi, giới tính, sở thích...),
thơng điệp truyền thơng là gì (những giá trị độc đáo, khác biệt, hấp dẫn của sản phẩm du lịch
sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng).
1
6


Lựa chọn kênh và công cụ truyền thông phù hợp: cần lựa chọn những kênh và cơng cụ

truyền thơng có khả năng tiếp cận được với đối tượng mục tiêu, có chi phí hợp lý và có hiệu
quả cao. Có thể sử dụng các kênh và công cụ truyền thông như đã nêu ở trên.
Thiết kế và triển khai nội dung: cần tính hấp dẫn, chân thực và cảm xúc về các sản phẩm du
lịch sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng kết hợp tham quan. Nội dung truyền thơng có thể bao
gồm những câu chuyện, những hình ảnh, những video, những bài viết... về những giá trị
độc đáo, khác biệt và thu hút của các sản phẩm du lịch. Nội dung truyền thơng cũng có thể
chia sẻ những trải nghiệm, nhận xét và cảm nhận của những người đã sử dụng sản phẩm du
lịch để tăng tính tin cậy và lan tỏa.
Đánh giá hiệu quả của các hoạt động truyền thông: cần theo dõi và đánh giá hiệu quả của
các hoạt động truyền thơng để có thể điều chỉnh và cải thiện kế hoạch truyền thơng. Có thể
sử dụng các phương pháp đánh giá như: khảo sát ý kiến khách hàng, phân tích số liệu thống
kê, đo lường mức độ nhận thức, hài lịng.
Truyền thơng marketing về du lịch sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng kết hợp tham quan là một
trong những yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong ngành du lịch. Do đó,
doanh nghiệp cần có kế hoạch và thực hiện các hoạt động truyền thông marketing một cách
hiệu quả và sáng tạo để tạo ra ấn tượng và giá trị cho khách hàng.
2.3. Xu hướng phát triển của truyền thông marketing tại Việt Nam hiện nay
2.3.1. Kết hợp thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR)
Do sự phát triển của các nền tảng truyền thông xã hội và công nghệ tương tác như AR
(Augmented Reality) và VR (Virtual Reality), doanh nghiệp có thể tạo ra nội dung tương tác
và thú vị hơn để thu hút và giữ chân người dùng.
Theo dự đoán của PwC, đến năm 2030, VR và AR có khả năng tăng GDP tồn cầu lên 1,5
nghìn tỷ USD. Đó chính là lý do vì sao VR và AR được dự đoán trở thành xu hướng
marketing và được các nhà tiếp thị tích cực kết hợp trong các chiến lược.
Thơng qua tiếp thị thực tế ảo, các doanh nghiệp có thể tạo ra một thế giới riêng để giới
thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Thương hiệu có thể sử dụng kết hợp thực tế ảo (VR)
và thực tế tăng cường (AR) để nâng cao trải nghiệm khách hàng như:
Kể câu chuyện về thương hiệu một cách hấp dẫn hơn thông qua AR, VR với nhiều
điểm chạm cảm xúc, cảm giác hơn
Mang niềm vui vào quảng cáo, tạo ra nhiều trải nghiệm đáng nhớ hơn: Thay vì chỉ

xem các mẫu trực tuyến, người tiêu dùng có thể thử các sản phẩm thơng qua phịng
thử đồ ảo, …
Tiếp thị ảo có thể giúp thúc đẩy sự gắn kết về mặt cảm xúc với khách
hàng Nổi bật hơn đối thủ trong mắt khách hàng
2.3.2. Tiếp thị qua người có tầm ảnh hưởng (Influencer Marketing)
Kết hợp với người có tầm ảnh hưởng là sự hợp tác giữa một thương hiệu và một cá nhân có
lượng người theo dõi trực tuyến lớn và có ảnh hưởng đến một thị trường nhất định. Thương
1
7


hiệu có thể khéo léo gửi thơng điệp của mình đến khách hàng thơng qua tiếng nói của
Influencers, hoặc biến lượng fan theo dõi trở thành khách hàng của mình.
Thị trường tiếp thị kết hợp với người có tầm ảnh hưởng đã tăng từ 1,7 tỷ đô la năm 2016
lên 16,4 tỷ đô la trong năm 2022. Với mức tăng trưởng đáng mong đợi như hiện tại,
Influencer Marketing chính là xu hướng marketing mà có đến 89% các nhà tiếp thị có kế
hoạch đầu tư và gia tăng ngân sách trong năm 2023 (Nguồn: Hubspot).
Thế hệ trẻ ngày nay (Gen Z) coi Influencer là những “nguồn thơng tin có ích, là những cá
nhân với các câu chuyện chân thực và đồng điệu để chia sẻ”. Các thương hiệu dần biết tận
dụng sức mạnh của influencer nhằm chủ động kết nối với khách hàng tiềm năng sẵn lịng tìm
hiểu thêm về thương hiệu của họ. Gần một nửa những người theo dõi (followers) tại Việt Nam
nói rằng họ thấy thích thú khi theo dõi influencer quảng bá cho thương hiệu, và 66% khẳng
định họ thường có xu hướng sẽ tin tưởng một thương hiệu nhiều hơn sau khi thấy một
influencer đăng tải nội dung liên quan hoặc nói về thương hiệu đó.
Hiện nay, Instagram, TikTok và YouTube vẫn là những nền tảng trọng yếu cho influencer
marketing, nơi bất cứ ai cũng có thể trở thành reviewer chia sẻ và đem đến những trải nghiệm
chân thực. Do đó, tìm kiếm và kết nối với những người có ảnh hưởng phù hợp với thương
hiệu trên các nền tảng mạng xã hội vẫn là một bước chuyển lớn đối với tiếp thị số trong năm
2023.
2.3.3. Truyền thông thụ động thông qua hệ thống AI

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà tốc độ phát triển công nghệ đang tăng trưởng
theo cấp số nhân, đánh dấu sự đổ bộ của trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) hay học
máy (machine learning) trên mọi lĩnh vực, từ y tế, giáo dục, an ninh đến nghệ thuật. Khơng
nằm ngồi xu hướng đó, ngành truyền thơng quảng cáo Việt Nam cũng đã bắt đầu rục rịch
chuyển mình khi kết hợp giữa tiến bộ cơng nghệ cùng những bộ óc sáng tạo của con người, để
xây dựng những giải pháp chưa có tiền lệ, giúp doanh nghiệp tối ưu hố chi phí.
Theo báo cáo “Chuyển đổi số tại Việt Nam và những thống kê ấn tượng đầu năm 2021”,
tính đến đầu năm 2021, có hơn 68 triệu người dùng Internet tại Việt Nam; tỷ lệ dân số sử dụng
smartphone là 96,9%, trong đó 99,8% người dùng truy cập vào ít nhất 1 mạng xã hội, cao hơn
mức trung bình chung của thế giới. Trước đó, báo cáo "Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh
nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á - Thái Bình Dương" (2019) Cisco cũng chỉ ra rằng, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang bước đầu đầu tư vào công nghệ đám mây (18%), an
ninh mạng (12,7%), nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số (10,7%).
Những con số “khơng biết nói dối” nêu trên đã tạo động lực mạnh mẽ cho các đơn vị truyền
thơng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực quảng cáo với đa dạng hình thức như cơng
nghệ VR (Virtual Reality – thực tế ảo), quảng cáo tự động, quảng cáo hiển thị,... Bất chấp đại
dịch COVID-19, tổng chi tiêu quảng cáo ngành digital năm 2020 vẫn tăng 9,2%, lên 290 triệu
USD trong năm 2020, theo Báo cáo Tổng Quan Thị Trường Kỹ Thuật Số 2021. Hịa mình vào
thời đại “bình thường mới”, ngành truyền thông quảng cáo Việt Nam với nguồn lực dồi dào và
chiến lược bài bản, sẵn sàng ghi danh trên bản đồ chuyển đổi số toàn cầu.
1
8



×