Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Skkn Kieu 2021.Doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.96 MB, 14 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHỢ MỚI
TRƯỜNG MẦM NON THANH MAI

Tên biện pháp:
“Một số biện pháp giúp trẻ lớp nhà trẻ 24-36 tháng hứng thú khi
đến trường, đến lớp”.

Họ và tên giáo viên dự thi: Triệu Thị Kiều
Dạy nhóm (lớp): Nhà trẻ 24-36 tháng.

Thanh Mai, tháng 11 năm 2021


I. LÝ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP
Giáo dục mầm non có vai trị rất quan trọng đối với trẻ nhà trẻ, giúp trẻ
phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm kỹ
năng xã hội và thẩm mĩ. Đối với trẻ nhà trẻ 24-36 tháng việc hàng ngày đến lớp
chưa thành thói quen của trẻ. Do trong độ tuổi này trẻ đang được bố mẹ dìu dắt
từng bước đi, bón từng thìa cơm chăm cho từng giấc ngủ, nên việc rời bố mẹ
đến lớp hằng ngày với trẻ là việc rất khó khăn.
Trẻ lần đầu tiên trong cuộc đời xa vòng tay của bố mẹ, của gia đình để đi
học nên cịn khóc nhè, khơng chịu vào lớp, cô bế không chịu, như vậy sẽ rất khó
khăn trong việc dạy dỗ, chăm sóc và quản lý trẻ. Trong những ngày đó, nhiều cơ
phải tất bật từ sáng đến chiều, nào dỗ dành, ẵm bồng, kéo co, vật vã với trẻ. Các
cháu khóc, quấy, giãy, đạp, thậm chí đánh cả cơ. Đến giờ ăn thì trẻ khóc, khơng
chịu ngồi ăn, rồi ho, nơn…. Đến giờ ngủ cơ giáo phải bế, cõng ru ngủ. Có trẻ
mệt q ngủ thiếp đi, có trẻ khơng chịu ngủ thì cơ phải bế ra sân chơi vì sợ ảnh
hưởng đến cháu khác. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng khơng tốt đối với
trẻ: sụt cân, bệnh, sợ hãi đám đông, sợ tiếp xúc với nhiều người, trở nên nhút
nhát, trầm uất... Cịn giáo viên thì mệt mỏi, khơng thể cho trẻ vào nề nếp..
Khảo sát đầu năm học:


STT
Nội dung khảo sát
Kết quả khảo sát
Tỷ lệ
1
Trẻ ham thích đến lớp
10/23
43,5%
2
Trẻ chưa chưa ham thích đến lớp
13/23
56,5%
Với kết quả trên tơi thấy băn khoăn với trẻ lớp mình. Để trẻ có kết quả tốt
hơn tôi quyết định chọn “Một số biện pháp giúp trẻ lớp nhà trẻ 24-36 tháng
hứng thú khi đến trường, đến lớp”. Và để thực hiện được biện pháp này bản
thân tôi cần tạo được môi trường: Trường, lớp học vui vẻ, hứng thú.
Vậy “Trường học, lớp học vui vẻ, hứng thú ” là gì?
- Là nơi trẻ vui vẻ, tự tin, năng động, hứng thú mỗi khi đến lớp.
- Là nơi trẻ được là “trung tâm”, trẻ được u thương.
- Trẻ có tâm lý tích cực, dễ dàng tiếp thu kiến thức; hợp tác với cô giáo và
các bạn
- Trẻ hoà đồng, yêu thương bạn bè giúp giảm các xung đột và rủi ro
- Trẻ tự do sáng tạo, bộc lộ suy nghĩ, tính cách của bản thân.
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP, CÁCH THỨC THỰC HIỆN, QUÁ TRÌNH
ÁP DỤNG
Từ thực trạng của trẻ nhà trẻ nói chung và lớp tơi nói riêng về việc giúp trẻ
thích được đến lớp cùng cô giáo và các bạn tôi đã đưa ra một số biện pháp sau:
Biện pháp 1: Điều tra thực tiễn để nắm bắt tâm lý của trẻ, tạo được niềm
tin với trẻ và phụ huynh.
- Trong giờ đón và trả trẻ: Việc thường xuyên quan sát và điều tra thực tiễn

giúp cho giáo viên nhìn nhận chính xác được về tình trạng thực tiễn của lớp
mình từ đó đưa ra các hoạt động điều chỉnh đến từng cá nhân trẻ bởi vì mỗi trẻ
có một tính cách khác nhau. Trò chuyện với phụ huynh về trẻ để biêt bé thích ăn
những gì khơng ăn gì và ngủ như thế nào. Những ngày đầu tiên đến trường cô


2

giáo phải là người bạn đáng tin cậy của trẻ. Khi được bố mẹ đưa đến lớp những
ngày đầu tiên trẻ thường ôm chặt lấy bố mẹ không muốn rời xa và nhìn xung
quanh một cách dị xét.
Từ những tình trạng thực tế đã giúp tơi tìm ra một số biện pháp tốt để giúp
trẻ thích nghi với lớp được tốt hơn. Đầu năm trẻ của tơi khóc rất nhiều, khi đón
trẻ tơi thường động viên phụ huynh trước tiên vì họ rất thương con lo lắng cho
con sợ con sẽ khóc nhiều làm ảnh hưởng khơng tốt đến sức khoẻ. Những lời
động viên sẽ giúp họ an tâm hơn và khi nhận trẻ từ tay ba mẹ tôi nắm tay trẻ, ở
gần bên trẻ và nói chuyện thật nhẹ nhàng. Các cháu lần đầu tiên đến trường,
thường ôm chặt lấy bố mẹ không chịu rời, tôi không vội vàng tách cháu ra khỏi
vòng tay phụ huynh ngay mà chỉ đến chào hỏi phụ huynh, trò chuyện, mỉm cười
với trẻ để làm quen trẻ tránh cho trẻ bị hụt hẫng và có cảm giác bị bỏ rơi. Tuy
nhiên nhiều trẻ vẫn chỉ ngồi trong lịng bố mẹ mà khơng chịu chơi cùng bạn. Tơi
vẫn tiếp tục cùng phụ huynh trị chuyện về thói quen, tập qn, sở thích của trẻ
để dễ dàng tìm kiếm biện pháp thích nghi với trẻ, cho đến khi trẻ cảm thấy sự
gần gũi giữa mẹ và cơ, từ đó trẻ sẽ chơi với cơ và các bạn trong lớp.(Hình ảnh 1
Cơ đón trẻ và trò chuyện với phụ huynh)
Biện pháp 2: Chuẩn bị nhiều đồ chơi hấp dẫn cho trẻ chơi
Tôi tổ chức cho cả lớp cùng chơi một trị chơi nhỏ nào đó nhằm gây hứng thú
cho trẻ và quan sát biểu hiện của trẻ mới vào lớp. Để kích thích sự sáng tạo ham
học hỏi của những trẻ hiếu động tôi giới thiệu cho trẻ tham gia chơi ở góc hoạt
động với đồ vật tạo sự hứng thú cho trẻ. Sau đó tiếp tục cho các cháu chơi ở

những góc chơi khác.
Trưng bày ở các góc chơi nhiều đồ chơi hấp dẫn do nhà trường mua sắm phục
vụ cho các cháu. Ngoài ra tơi cịn tận dụng thời gian rảnh của mình làm ra nhiều
đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu từ phế thải như hộp sữa chua tạo ra
những con vật ngộ nghĩnh, những chiếc đu quay như thường ngày bé chơi.
(Hình ảnh 2.1: Bé chơi với đồ chơi tự tạo)
Mặt khác tôi nhập vai cùng chơi với trẻ để tạo sự thân thiện gần gũi và để trẻ
dễ dàng thích ứng với vai chơi của mình.( hình ảnh 2.2: Bé chơi với đồ chơi các
góc)
Biện pháp 3: Tạo ra môi trường đẹp, thân thiện thu hút sự chú ý của trẻ
* Mơi trường ngồi lớp học.
Đến với mơi trường ngoài lớp học trẻ được cùng nhau vui chơi, cùng nhau
khám phá mọi lúc, mọi nơi từ đó giúp trẻ tích lũy các kỹ năng và phát triển các
kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng hoạt động nhóm từ đó hình thành và phát
triển nhân cách sau này cho trẻ. Trẻ được thỏa sức vui chơi, khám phá môi
trường xã hội, trẻ được hịa mình vào tập thể đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ
đảm bảo mục tiêu giáo dục cho trẻ với phương châm “Học bằng chơi, chơi mà
học”. Trường Mầm Non Thanh Mai có khơng gian khá rộng rãi các khu vực
trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho
trẻ hoạt động, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ: Sân chơi được lát gạch đỏ để


3

trẻ thoải mái hoạt động, khu vui chơi sử dụng thảm cỏ nhân tạo giúp các bé có
thể tha hồ vui chơi mà các bậc cha mẹ và giáo viên khơng cần phải lo lắng trẻ bị
ngã. Ngồi ra để môi trường thêm hấp dẫn và thu hút trẻ tôi cùng giáo viên trong
trường đã trồng nhiều hoa, cây cảnh màu sắc sặc sỡ như hoa mười giờ, hoa đồng
tiền, hoa ngọc thảo…để thu hút được trẻ mỗi lần cho trẻ dạo chơi. (Hình ảnh 3.1
về mơi trường bên ngoài lớp học)

* Mơi trường trong lớp học
Ngồi việc xây dựng mơi trường giáo dục ngồi trời thì việc xây dựng mơi
trường giáo dục trong lớp cần chú trọng hơn nhiều.Vì thế để trẻ thích được đến
lớp tơi cùng với giáo viên của lớp trang trí, xây dựng mơi trường giáo dục của
mình thật đẹp, phù hợp với lứa tuổi của trẻ lớp tôi, phù hợp với chủ đề chủ điểm
tạo không gian mới lạ đẹp mắt, sử dụng các màu sắc rõ nét, đặc biệt là 3 màu
xanh, đỏ, vàng... và những hình ảnh ngộ nghĩnh để thu hút các cháu giúp quên đi
nỗi nhớ bố mẹ, làm quen môi trường mới tốt hơn.(Hình ảnh 3.2: Xây dựng mơi
trường trong lớp học)
Bố trí các góc chơi phù hợp khoảng cách giữa góc động và tĩnh, cùng những
hình ảnh ngộ nghĩnh, đẹp mắt với trẻ. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học
liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ
cất. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được thay đổi và bổ sung phù hợp với
mục tiêu chủ đề/hoạt động và hứng thú của trẻ. Khi dắt trẻ trở vào lớp, tôi cùng
trẻ dạo quanh lớp, gợi hỏi trẻ những đồ vật, đồ chơi này tên là gì để trẻ trả lời,
nếu trẻ trả lời khơng được hoặc khơng thích trả lời, tôi sẽ gợi ý và giúp trẻ trả
lời. (Hình ảnh 3.3: Hình ảnh các góc chơi trong lớp)
Ngồi những đồ dùng đồ chơi mà nhà trường đã phát tơi cịn làm ra những
đồ chơi tự tạo từ những nguyên phế liệu bỏ đi được phụ huynh cùng các cháu
mang đến lớp để cùng cô làm nên những đồ dùng ngộ nghĩnh như hộp thạch rau
câu làm thành những chiếc cốc, chén, hay vải khâu làm những túi cát xinh xắn..
để bổ sung cho đồ chơi ở các góc phong phú hơn (Hình ảnh 3.4: Đồ chơi tự tạo)
Ở hoạt động chơi góc trẻ được tham gia chơi những vai giàu cảm xúc như
vai bế em, cho em ăn, mẹ con,…trẻ được trải nghiệm những cảm xúc phong
phú. Để trẻ thực sự vui sướng và hạnh phúc khi chơi trị chơi đóng vai theo chủ
đề thì theo tơi vai trị của giáo viên vơ cùng quan trọng, Tùy thuộc vào từng
hoàn cảnh cụ thể mà giáo viên nhập vai và xử lý tình huống cho trẻ, lựa chọn
cách tác động phù hợp trên cơ sở tôn trọng tuyệt đối không thô bạo, không bắt
trẻ chơi theo ý tưởng của mình, mà để trẻ được tự do lựa chọn góc chơi, vai
chơi, bạn chơi.... như vậy trẻ mới thực sự cảm thấy vui và hứng thú.

Biện pháp 4: Tập cho trẻ quen với nề nếp mới bắt đầu từ những thói quen
cũ của trẻ.
- Đối với giờ ăn
Có thể vài ngày đầu, tơi vẫn sẽ chiều theo nhiều thói quen không tốt của trẻ
như: không ăn thịt, rau, đậu, ăn rất ít cơm, … Tơi sẽ từ từ tập dần thói quen cho
trẻ đến khi trẻ quen dần và hiểu chuyện tôi sẽ đưa trẻ vào nề nếp. Nếu trẻ không
muốn ăn nữa hoặc muốn nôn cô phải ngưng cho trẻ ăn vì nếu nơn thức ăn, trẻ sẽ
rất sợ thức ăn ở trường. Khi đó tơi sẽ cho trẻ uống sữa nhằm bù lại phần ăn cho
trẻ. Vài ngày sau cho trẻ ăn tăng dần lên vài muỗng cơm hoặc cháo, trẻ sẽ dễ


4

thích nghi với thức ăn ở trường, sau đó sẽ ăn nhanh gọn và hết suất. Không cho
trẻ ăn quà vặt trước giờ ăn để tạo sự thèm ăn cho trẻ. Để trẻ hứng thú và vui vẻ
trong bữa ăn tôi thưởng mở các bài hát vui nhộn, bây giờ ở lớp chỉ cần cơ mở
bài hát “Chiếc bụng đói” là trẻ đã biết đến giờ ăn và tự giác ngồi vào bàn, ghế.
(Hình ảnh 4.1: trẻ ăn cơm)
- Đối với giờ ngủ:
Cháu chưa quen với giấc ngủ ở trường hay có cháu ở nhà khơng chịu ngủ
trưa tơi cũng không ép trẻ vào nằm chung với các bạn, tôi sẽ để trẻ tự do ngồi
đâu trẻ thích, khi đó tơi sẽ đến nói với trẻ lại đây nằm chơi với cơ, con chỉ cần
nằm chơi tí xíu khi nào các bạn ngủ dậy cô sẽ cho con về. Hoặc tôi sẽ ngồi
thuyết phục trẻ đến khi trẻ thấy buồn ngủ thì lúc đó tơi sẽ để trẻ vào gối nằm.
Đến giờ đi ngủ tôi thường mở những bản nhạc có giai điệu nhẹ nhàng để giúp
trẻ dễ ngủ hơn. Bây giờ với lớp tôi giờ ăn ngủ của các cháu rất là ngoan, vào nề
nếp ăn xong lau tay, lau mặt, đi vệ sinh và vào chỗ của mình nằm ngủ rất ngoan
đôi khi không cần cô phải nhắc nhở. (Hình ảnh 4.2: Giờ ngủ của bé)
Biện pháp 5: Tạo sự thích thú với trẻ qua giờ học, dạo chơi.
- Sau khi các cháu đã quen với môi trường lớp học, quen cô quen trường,

quen lớp, quen bạn, tôi bắt đầu dạy trẻ cách chào hỏi cô khi đến lớp, khi ra về,
chào mẹ con đi học và thưa bố mẹ con đi học về, biết nói cảm ơn khi cơ và mẹ
cho q, phát sữa. Từ đó dần đưa trẻ vào nề nếp học tập qua từng hoạt động học
trong ngày tạo sự hứng thú thoải mái không gây áp lực cho trẻ trong các hoạt
động học.
Qua các giờ học ngoài việc truyền tải kiến thức đến các cháu, thu hút các
cháu vào bài dạy của mình để các cháu khơng cịn khóc và khi về nhà địi bố mẹ
ngày mai con lại đi học với cô giáo. Tôi đã học tập nghiên cứu rất nhiều qua tài
liệu, cơng nghệ thơng tin để tích lũy học hỏi kinh nghiệm cho mình những kiến
thức hay cách lên lớp tốt tạo sự thoải mái cho trẻ khi học tập không tạo áp lực
với trẻ.(Hình ảnh 5.1: Trẻ ngồi học cùng cơ)
Ví dụ: Qua giờ văn học cơ giáo ln là người bạn tin cậy của trẻ khi đến lớp,
luôn thu hút trẻ vào những bài thơ câu chuyện, ca dao, đồng dao, hát ru nhằm
tạo sự quen thuộc như trẻ đang ở nhà với mẹ. Ngồi ra tơi cịn sử dụng công
nghệ thông tin áp dụng vào những bài dạy khiến hình ảnh thêm sinh động rõ nét.
Thay đổi nhiều hình thức trên bài dạy như các câu truyện vừa sử dụng Power
Point vừa sử dụng tranh, mơ hình kết hợp hài hòa để tạo sự tò mò đối với trẻ từ
đó mỗi khi lên lớp tơi cảm thấy tự tin phấn khởi hơn khi thấy các cháu chăm chú
học tập.
Đối với những giờ học trầm: như nhận biết, hoạt động với đồ vật tôi thường
kết hợp các hoạt động âm nhạc, hay các trò chơi vào cho tiết học sinh động
không tạo sự nhàm chán đối với trẻ. Hỏi trẻ những câu hỏi đơn giản kíchthích
trẻ trả lời. Tạo cho trẻ sự hứng thú khi học bài. Sử dụng những đồ chơi gây hứng
thú đối với trẻ.Về màu sắc: Sử dụng ba màu cơ bản để trẻ dễ ràng nhận biết
ngồi ra cịn mở rộng một số màu khác để trẻ nhận biệt thêm.
Ví dụ: Đối với giờ học tạo hình
Từ hoạt động tạo hình mà trẻ biết được thế giới tự nhiên, cuộc sống con
người vô cùng phong phú đa dạng và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau từ đó trẻ



5

sẽ tái tạo những cảnh vật bằng sự cảm nhận ban đầu đầy ngộ nghĩnh hồn nhiên,
đáng yêu của tâm hồn trẻ thơ thông qua các sản phẩm của trẻ. Với trẻ lứa tuổi
nhà trẻ hoạt động tạo hình bao gồm vẽ tơ màu…thơng qua hoạt động này giúp
trẻ tìm hiểu khám phá, tái tạo lại những sự vật hiện tượng của thế giới xung
quanh hình thành cho trẻ xúc cảm, tình cảm, trẻ nhận thức được cái đẹp, biết yêu
quý sáng tạo ra cái đẹp, biết trân trọng những sản phẩm của mình làm ra, từ đó
trẻ biết u lao động, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.( Hình ảnh 5.2: Trẻ đang
hoạt động tạo hình)
* Giờ dạo chơi:
- Thơng qua hoạt động tập thể, dạo chơi ngồi trời trẻ được trải nghiệm
khám phá tất cả những gì từ thiên nhiên 1 cách tự do và tự nhiên nhất. Trong khi
đó cơ hịa đồng vào chơi cùng với trẻ, tạo cảm giác gần gũi, tự nhiên như những
người bạn chứ không phải cô giáo.
- Tôi dắt trẻ ra sân chơi, trò chuyện hoặc cho trẻ xem cảnh vật xung quanh
sân trường, chơi đu quay, chơi nhà bóng… kể chuyện cho bé nghe, việc này sẽ
gây hứng thú và cảm tình của trẻ. Tổ chức các trị chơi quen thuộc như trò chơi
dân gian: mèo đuổi chuột, chi chi chành chành, dung dăng dung dẻ…. mà trẻ đã
được bố mẹ đã cho trẻ chơi rồi khi trẻ đã quen dần ở các buổi tiếp theo tôi mới
tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi mới. Trò chuyện cùng với trẻ theo các chủ đề
mà cơ giáo đã dạy.(Hình ảnh 5.3: Trẻ dạo chơi cùng cô ngoài trời).
- Tôi cho rằng việc gây hứng thú cho trẻ khi đến lớp có tác dụng 2 chiều với
cả cô và trẻ. “Khi trẻ đến lớp hứng thú, phấn khởi, vui vẻ thì các cô cũng sẽ cảm
thấy vui vẻ và hạnh phúc lây. Tơi cảm thấy có động lực, hứng thú hơn với công
việc hằng ngày và như được tái tạo năng lượng để sáng tạo.
Biện pháp 6: Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh.
Để cùng cô giáo đưa các cháu vào nề nếp học tập hứng thú đi học thì mỗi
phụ huynh cũng góp phần khơng nhỏ. Tơi cùng với giáo viên của lớp luôn động
viên phụ huynh đưa con đi học đều để tập cho các cháu thói quen trong học tập.

Trước hết, cô giáo phải giúp phụ huynh nắm được quy định của trường, chế độ
ăn, lịch sinh hoạt của học sinh. Sau đó, cha mẹ sẽ tập cho bé sinh hoạt ở nhà gần
giống như ở trường (ví dụ: 7g30 là hết giờ đón trẻ để tập cho cháu thói quen ăn
sáng để đi học đúng giờ), tập cho bé một số thói quen ăn, ngủ, vệ sinh...(khi ăn
khơng làm rơi vãi cơm, ngủ trên giường chứ không nằm võng hay nơi, biết ngồi
bơ...). Nói chuyện với bé về những điều thú vị ở trường mầm non (chứ đừng
dọa: “Con hư ba mẹ sẽ cho con đi trường mầm non”... tạo ấn tượng không tốt
cho bé). Tôi động viên phụ huynh mỗi tuần một tối cho các cháu học bài như tơ,
vẽ tranh tùy vào sở thích mỗi cháu. Cháu thích vẽ gì nên để cháu vẽ bố mẹ nên
hướng dẫn cháu tô vẽ thế nào cho đẹp. Hay cho trẻ hát, đọc thơ cho bố mẹ, cả
nhà cùng nghe động viên khích lệ trẻ. Sáng hơm sau trao đổi cùng cơ giáo động
viên khuyến khích trẻ, đưa sản phẩm trẻ làm cho cơ để cơ trang trí lớp. Dùng
chính đồ dùng mà trẻ mang đến cho trẻ chơi.
- Cho phụ huynh xem những sản phẩm tạo hình của trẻ mà trẻ làm được
trong giờ học. Điều đó vừa tạo cho phụ huynh sự tin tưởng ở cô giáo vừa tạo cho
cho trẻ sự thoải mái thích thú và muốn được đi học.
III. HIỆU QUẢ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP


6

Sau khi áp dụng một số biện pháp trên, kết quả đạt được như sau:
STT
Nội dung khảo sát
Đầu năm
Sau khi áp dụng
biện pháp
1 Trẻ ham thích đến lớp
10/23=43,5%
20/23=87%

2 Trẻ chưa chưa ham thích đến lớp 13/23=56,5%
3/23=13%
- Đối với trẻ:
+ Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên tôi nhận thấy trẻ tơi đang
dạy có khả năng giao tiếp mạnh dạn hơn, thích được đi học hơn. Có cháu bị ốm,
sốt bố mẹ bảo con ốm nghỉ ở nhà với mẹ nhưng khơng đồng ý và địi mẹ đến lớp
để học bài cùng cô giáo và các bạn.
+ Biết thể hiện tình cảm giao lưu giữa bạn bè, giữa trẻ và cơ, thích chơi cùng
bạn và biết được nhiệm vụ của mình và bạn trong khi chơi, có thái độ tự giác
cùng bạn đến góc chơi, hứng thú trong khi chơi và có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ
chơi. Biết chia sẻ phân vai chơi cùng nhau một cách hòa đồng hơn.
- Đối với giáo viên:
+ Nắm chắc tâm lý của từng trẻ, phương pháp giúp cho trẻ thích đến lớp.
+ Có nhiều kinh nghiệm trong việc chiêu sinh trẻ đến lớp học.
+ Nâng cao kinh nghiệm trong giảng dạy, cũng như trong việc chăm sóc trẻ
hàng ngày..
- Đối với phụ huynh:
+ Cảm thấy rất vui vẻ khi con thích đến lớp. n tâm tin tưởng cơ giáo.
+ Trao đổi quan tâm nhiệt tình tới các hoạt động của lớp, hăng hái giúp đỡ
ủng hộ các cô nguyên liệu làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
III. KẾT LUẬN
Sau một thời gian áp dụng “Một số biện pháp giúp trẻ lớp nhà trẻ 24-36
tháng hứng thú khi đến trường, đến lớp”, tơi thấy biện pháp có hiệu quả vơ cùng
lớn và ý nghĩa với cả cô và trẻ, các trẻ của lớp tơi vơ cùng thích thú khi đến lớp,
lớp học lúc nào cũng vui vẻ ngập tràn tiếng cười. Giúp trẻ phát triển toàn diện cả
về thể chất, trí tuệ, tinh thần, chât lượng giáo dục nâng cao. Tơi thiết nghĩ trẻ
phải vui thích, hứng thú khi đến lớp và coi lớp học như là nhà của mình thì trẻ
mới có thể dễ dàng tiếp thu những kiến thức mà cô truyền tải được .
Trên đây là “Một số biện pháp giúp trẻ lớp nhà trẻ 24-36 tháng hứng thú khi
đến trường, đến lớp”, tôi đã áp dụng thực hiện và thu được những kết quả đáng

kể xong cũng khơng thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tơi rất
mong được sự đóng góp ý kiến của ban giám khảo để các biện pháp của tôi được
hoàn thiện hơn.
Thanh Mai, ngày 02 tháng 11 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
CỦA GIÁO VIÊN

Người viết báo cáo

Triệu Thị Kiều


Phụ lục ảnh minh họa
Kèm sáng kiến: “Biện pháp giúp trẻ lớp lớp nhà trẻ (24-36 tháng) hứng thú khi đến
trường, đến lớp”,
Biện pháp 1: Điều tra thực tiễn để nắm bắt tâm lý của trẻ, tạo được niềm tin với
trẻ và phụ huynh.

Hình ảnh 1: Cơ đón trẻ và trò chuyện với phụ huynh
Biện pháp 2: Chuẩn bị nhiều đồ chơi hấp dẫn cho trẻ chơi

Hình ảnh 2.1: Bé đang chơi với đồ chơi tự tạo


Hình ảnh 2.1: Bé đang chơi đồ chơi các góc
Biện pháp 3: Tạo ra môi trường đẹp, thân thiện thu hút sự chú ý của trẻ

Hình ảnh 3.1: Mơi trường bên ngoài lớp học



Hình ảnh 3.3: Hình ảnh mơi trường trong lớp


Hình ảnh 3.3: Hình ảnh các góc chơi trong lớp

Hình ảnh 3.4: Đồ chơi tự tạo


Biện pháp 4: Tập cho trẻ quen với nề nếp mới bắt đầu từ những thói quen cũ của trẻ.

Hình ảnh 4.1: Giờ ăn của bé

Hình ảnh 4.2: Giờ ngủ của bé


Biện pháp 5: Tạo sự thích thú với trẻ qua giờ học, dạo chơi.

Hình ảnh 5.1: Trẻ ngồi học cùng cơ

Hình ảnh 5.2: Trẻ tham gia hoạt động tạo hình


Hình ảnh 5.3: Bé dạo chơi ngoài trời



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×