Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Tiểu luận LSBC Tìm hiểu một nhà báo Việt Nam hoạt động trước năm 1945 Nhà báo Xuân Thủy.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.17 KB, 32 trang )

 LỜI NĨI ĐẦU 
1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Báo chí ra đời là phương tiện truyền thông gắn liền với những nhu cầu
về sinh hoạt, phát triển của nền văn minh con người từ xa xưa. Hiện nay báo
chí đang ngày càng phát triển và hồn thiện hơn những nhân tố tích cực và
nhiều điển hình tiên tiến trong sản xuất, chiến đấu, góp phần đưa kinh tế đất
nước phát triển cùng với sự phát triển chung của Thế giới. Báo chí là cầu nối
quan trọng giữa doanh nghiệp và nhà quản lý, hoạch định chính sách giúp
Nhà nước điều chỉnh những chủ trương, đường lối cho phù hợp với thực tiễn.
Báo chí cịn tham gia một cách đồng cảm trên mặt trận đấu tranh tham nhũng,
chống tiêu cực và tệ nạn xã hội. Với số lượng các tờ báo ngày càng tăng và
chất lượng ngày càng tốt đã tạo niềm tin và tạo thành một nhu cầu cần thiết
cho nhân dân.
Có thể nói báo chí từ xa xưa tới nay đang ngày càng khẳng định một
vai trò thiết yếu trong đời sống của một đất nước. Báo chí khơng chỉ là ngơn
từ, là những chuỗi thơng tin mà nó là tiếng lịng đại diện cho nhân dân trước
những vấn đề của cuộc sống. Bất cứ một ai khi đã lựa chọn theo con đường
dùng ngịi bút phản ánh cuộc sống thì họ cần phải hiểu rõ, nằm lòng về lịch sử
ra đời và phát triển của báo chí nói chung, bao gồm báo chí Thế giới và báo
chí ở Việt Nam.
Mỗi một giai đoạn báo chí đều gắn liền với các tên tuổi, những nhà báo
nổi tiếng của mỗi thời kỳ. Những đóng góp của họ đều được công nhận và
đánh giá cao bởi mọi người, và những tác phẩm báo chí họ đã để lại cho đời
sau đều là những tấm gương sáng để thế hệ nhà báo sau này học hỏi cũng như
cố gắng mỗi ngày.
Xuân Thủy là một trong những cái tên hàng đầu của nền báo chí Việt
Nam, ơng khơng chỉ là một nhà báo “nói thật, làm thật” mà ông còn khiến

1



người khác nể phục nhờ tài năng báo chí của mình. Các tác phẩm báo chí của
ơng khơng chỉ thành cơng về mặt đề tài mà nó cịn là những kho báu quý giá
cho thế hệ báo chí hiện nay cũng như sau này học tập và noi theo. Xuân Thủy
ngay từ khi bước chân vào sự nghiệp báo chí đã đạt được nhiều thành tựu
danh giá, là một trong những cái tên sáng của nền báo chí Cách mạng ngay từ
trước những năm 1945.
Chính vì lí do trên mà chúng ta cần nghiên cứu và điều tra sâu hơn nữa
về cuộc đời và sự nghiệp của ơng.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Các cơng trình nghiên cứu và tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của các
nhà báo lớn trong nền báo chí Cách mạng đã và đang được rất nhiều người
quan tâm và trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều ThS, TS,…
Những cơng trình nghiên cứu đó cũng một phần chỉ ra sự độc đáo qua
cách làm báo của mỗi người cũng như những điểm nổi bật trong sự nghiệp
của họ. Qua đó, em đã thực hiện việc nghiên cứu bằng cách lấy thông tin, cập
nhật, so sánh dữ liệu và đưa ra những tài liệu quan trọng.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA TIỂU LUẬN
Thực hiện đề tài này, người viết nhằm hai mục tiêu sau:
Một là khảo sát, tìm hiểu các nguồn tư liệu và giáo trình học về cuộc
đời và sự nghiệp làm báo của Xuân Thủy
Hai là từ việc phân tích cuộc đời và sự nghiệp làm báo của Xuân Thủy,
cũng như phân tích một số tác phẩm báo chí tiêu biểu của ơng từ đó rút ra
được phương pháp làm báo của ơng và đồng thời cũng rút ra được những bài
học kinh nghiệm về nghề báo cho bản thân em.
Hai mục tiêu cốt yếu trên đặt cho tiểu luận những nhiệm vụ sau:

2


- Tìm kiếm, thẩm thấu các tài liệu, lý thuyết cơ bản nhất về cuộc đời

và sự nghiệp làm báo của Xuân Thủy cũng như các tác phẩm của ông để hình
thành một “phơng” kiến thức vững vàng cho q trình phân tích những thơng
tin từ nhiều nguồn.
- Xác định và làm rõ được phương pháp làm báo của Xuân Thủy thông
qua một hoặc một số tác phẩm tiêu biểu của ông.
- Khát quát, tổng hợp để rút ra những nhận định riêng và đưa ra một
số giải pháp phát triển cho bản thân nói riêng cũng như báo chí nói chung.
4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Với mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận như trên, phạm vi và đối
tượng nghiên cứu sẽ trải rộng trên phương diện lịch sử báo chí (cụ thể là lịch
sử phát triển báo chí Cách mạng – từ 1925-1945) và các gương mặt nổi bật
trong giai đoạn báo chí này.
- Đối tượng nghiên cứu cụ thể là Xuân Thủy: về cuộc đời và sự nghiệp
làm báo.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành tiểu luận này, em tiến hành nghiên cứu theo nhiều
phương pháp, trong đó có phương pháp phân tích, nghiên cứu tài liệu (vì một
số diễn biến phức tạp trong tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay nên em
khơng thể sử dụng các phương pháp trao đổi hay khảo sát trực tiếp, rất mong
cô tạo điều kiện và thông cảm cho em)
6. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài thực hiện trên cở sở lí luận đường lối, quan điểm của Đảng;
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Chọn lọc, tổng hợp các tư liệu thu thập từ đối tượng và phạm vi nghiên
cứu.
3


Đề tài cũng sử dụng một số phương pháp như: phân tích, so sánh lí giải
vấn đề, kế thừa vấn đề một cách chọn lọc hiệu quả nhất những nghiên cứu

khoa học có liên quan.
7. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA TIỂU LUẬN
Đây là một đề tài nghiên cứu thực tiễn, đánh giá được phong cách làm
báo của Xuân Thủy thông qua cuộc đời, sự nghiệp và các tác phẩm của ông.
Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu để tăng cường trau dồi hiểu
biết và kỹ năng báo chí khơng chỉ của riêng bản thân em và cịn đối với mọi
người.
8. KẾT CẤU CỦA TIỂU LUẬN
Ngồi Mở đầu và phần Kết luận, phần nội dung của tiểu luận gồm 6
chương:
Chương I

Phân tích tổng quan

Chương II

Khái quát lịch sử báo chí Cách mạng (1925-1945)

Chương III Cuộc đời và sự nghiệp làm báo của Xuân Thủy
Chương IV

Các tác phẩm tiêu biểu của Xuân Thủy

Chương V

Phương pháp làm báo của Xuân Thủy

Chương VI

Bài học kinh nghiệm về nghề nghiệp từ Xuân Thủy


4


TIỂU LUẬN:
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP LÀM BÁO CỦA NHÀ BÁO XUÂN THỦY
I. Phân tích tổng quan
1. Khái niệm báo chí
Khái niệm báo chí đã xuất hiện từ lâu, theo Điều 3 – Luật Báo chí 2016
đã viết rằng: “Báo chí là sản phẩm thơng tin về các sự kiện, vấn đề trong đời
sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất
bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng qua các loại
hình báo in, báo nói, báo viết hay báo điện tử.”.
Nhìn chung lại, ta có thể khái quát rằng báo chí chính là những xuất
bản định kỳ nhằm báo cáo về các sự vật, hiện tượng hay con người nổi bật mà
xã hội cần quan tâm.
Báo chí bao gồm những loại hình khác nhau, phải kể đến như là: Báo in
(cịn gọi là Báo viết), Báo nói (Phát thanh), Báo hình (Truyền hình), Báo ảnh,
Báo điện tử (Báo trên mạng Internet) hay là Báo đa phương tiện.
Trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ như hiện nay, báo chí
vẫn là phương tiện thơng tin đại chúng mang tính thời sự nhất, hiệu quả nhất
và có nhiều cơng chúng nhất. Trải qua một q trình tồn tại và phát triển lâu
dài, báo chí đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống và nó đã trở
thành một trong những động lực quan trọng nhất cho sự phát triển của xã hội
lồi người.
Báo chí có những cách thức riêng với mục đích nhằm tới nhiều tầng lớp
xã hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu khơng giống nhau. Cơng
chúng báo chí đa dạng và phức tạp. Không phải thông tin nào cũng được số
đông tiếp nhận dễ dàng.


5


Thơng tin báo chí đề cập đến mọi mặt của đời sống một cách xác thực,
cụ thể, tỷ mỷ. Nó đặc biệt chú ý đến những cái mới (tính thời sự) và việc phản
ánh những cái mới đó dưới một góc nhìn thể hiện lập trường của tác giả. Nói
cách khác, đặc trưng cơ bản của thơng tin báo chí được thể hiện ở 8 đặc điểm
cơ bản nhất sau đây:
1. Tính thơng tin thời sự;
2. Tính cơng khai;
3. Tính mục đích;
4. Tính định kỳ, đều đặn;
5. Tính phong phú, đa dạng và nhiều chiều;
6. Tính dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo;
7. Tính tương tác;
8. Tính đa phương tiện.
Nói về những chức năng của báo chí, người ta thường nhấn mạnh một
số chức năng quan trọng như: thông tin – giao tiếp; tư tưởng; khai sáng – giải
trí; quản lý, giám sát và phản biện xã hội; kinh tế - dịch vụ. Trong đó chức
năng giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng cơ bản của
báo chí có vai trị quan trọng hàng đầu.
2. Khái niệm phương pháp làm báo và ý nghĩa của việc xây dựng
phương pháp làm báo đối với các nhà báo
2.1. Khái niệm phương pháp làm báo
Từ điển Tiếng Việt [tr.718, Khoa học – Xã hội – Nhân văn, Viện Ngôn
ngữ, NXB Hồng Đức, 2008] định nghĩa về phương pháp như sau:
“Phương pháp là cách thức để làm một việc gì sau khi nghiên cứu kỹ:
Làm việc có phương pháp”.

6



Như vậy, phương pháp làm báo chính là những cách thức thực hiện
trong báo chí để có thể đưa các tác phẩm báo chí đạt được các mục đích nhất
định, chẳng hạn như đi sâu vào tư duy, tâm lý người đọc hay phản ánh tinh
thần của người đọc báo,… Và các phương pháp làm báo này được đúc kết, rút
ra trong và sau quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng một điều gì đó.
Phương pháp cũng là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi khơng chỉ trong
lĩnh vực báo chí mà cịn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Có nhiều quan niệm
khác nhau về phương pháp được đưa ra nhưng trên cơ bản về phương pháp
chúng ta cần chú ý tới những điều sau: tính suy ra, tính đúc kết và tính kỹ
lưỡng. Phương pháp giúp người tiến nhận nhận diện được “chất” riêng có của
các tác giả lớn, những tác giả đã bằng phương pháp của mình định hướng tên
tuổi trong lịng cơng chúng.
2.2. Ý nghĩa của việc xây dựng phương pháp làm báo đối với các nhà
báo
Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng: Hoạt động báo chí là lao
động sáng tạo. Vì thế, trong hoạt động báo chí cần có những phong cách,
những phương phác làm báo khác nhau. Và phương pháp làm báo là mục tiêu
phấn đấu của mọi nhà báo. Phương pháp của họ được thể hiện qua những bài
báo mà họ viết. Tuy nhiên, để trở thành nhà báo có những phong cách riêng,
với các phương pháp làm báo riêng không phải là điều dễ dàng, không phải
cứ viết nhiều bài báo là sẽ tự rút ra cho mình những phương pháp làm báo
riêng và chuẩn mực.
Báo chí khơng chỉ đơn thuần được cấu tạo bởi câu chữ, hình ảnh hay
bất cứ thứ ngơn ngữ gì mà chúng ta suy nghĩ một cách đơn giản về nó. Để có
thể làm được báo chí, mà phải là một thứ báo chí hay, ấn tượng và độc đáo
nhưng vẫn giữ được chuẩn mực báo chí chung lại không phải là điều dễ dàng.

7



Phương pháp làm báo từ xưa đến nay đều đóng một vai trị quan trọng
trong việc hình thành nên các tác phẩm báo chí. Nếu như tuân thủ đúng các
phương pháp chuẩn mực trong báo chí thì tác phẩm đó sẽ đạt được sự chặt
chẽ từ cấu trúc cho tới chi tiết nội dung cụ thể.
Một nhà báo cần phải đúc kết và nắm rõ phương pháp làm báo để có
thể phát triển ngịi bút trong các tác phẩm của mình, sự nghiên cứu và tìm tịi
ấy cần phải trải qua cả q trình thời gian vì thời gian ln luôn không ngừng
chuyển động, sự chạy đua cùng với các phương pháp làm báo hiện đại cũng là
một trong những yêu cầu hàng đầu hiện nay đối với mỗi nhà báo.
Tóm lại, xây dựng phương pháp làm báo đối với các nhà báo là yêu cầu
cần thiết và quan trọng, nó khơng chỉ giúp hình thành kỹ năng đối với các nhà
báo mà đó là nền tảng để xây dựng phong cách cũng như ngịi bút báo chí
riêng.
II. Khái qt lịch sử báo chí Cách mạng (1925-1945)
1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam giai đoạn 1925-1954
1.1. Về chính trị
Ở giai đoạn này xuất hiện nhiều đảng phái, khuynh hướng chính trị,
Quốc Dân Đảng được thành lập năm 1927 do Nguyễn Thái Học và một nhóm
trí thức trẻ tuổi lãnh đạo, những đã bị thực dân Pháp đàn áp rất tàn khốc; ngày
17/6 ở Yên Bái tất cả những nhà lãnh đạo Quốc Dân Đảng đều bị xử tử.
Sau đó thì Đảng Cộng Sản Đông Dương bắt đầu xuất hiện trên chính
trường Việt Nam, được lãnh đạo bởi một nhân vật xuất chúng: Nguyễn Ái
Quốc. Đảng trưởng thành một cách mau chóng và đóng vai trị số một trong
những chính đảng lúc bấy giờ.
Đứng trước những phong trào chính trị sơi nổi đang xảy ra, chính phủ
Pháp lúc bấy giờ cho ra đời một chính sách mới với mục đích làm dịu bớt

8



khơng khí chính trị. Đó là chính sách được mệnh danh là “Pháp Việt đề huề”.
Dụng ý chủ yếu của chính sách này là mê hoặc dân chúng Việt Nam.
Báo chí Việt Nam lúc này vì vậy đã chia thành 2 phái, một phái ca ngợi
tư tưởng Pháp-Việt đề huề, cịn phái kia chống lại tư tưởng đó.
1.2. Về kinh tế
Sau chiến tranh 1914 – 1918, Đông Dương thành một trong những khu
vực đầu tư chủ yếu của người Pháp ở Viễn Đông (sau 2 năm đã xuất hiện
thêm 5-6 xưởng máy của người Việt Nam).
Giai cấp công nhân tăng vọt (đây là lực lượng độc gia quan trọng của
dòng báo chí bí mật).
Nhiều nhà tư sản dân tộc, các doanh nghiệp đã đem đến cho nền báo
chí Việt Nam một bộ phận báo chí mới: những tờ báo chuyên về kinh tế, khoa
học, kỹ thuật. Có những chủ bút nổi tiếng xuất thân từ các doanh nghiệp.
1.3. Về văn hóa
Có sự tiến bộ đáng kể về phương diện giáo dục (những trường học cho
trẻ Pháp và Việt Nam được dạy bằng chữ Quốc ngữ). Đây chính là một trong
những cách thức tăng cường lực lượng bạn đọc cho báo chí Việt Nam.
Ở Bắc Kỳ 1925-1926 có đến 1.309 trường bản xứ và trường Pháp Việt.
Ở Trung Kỳ, nhờ sắc lệnh của nhà vua và một nghị định của chính phủ Pháp
đã làm cho số người đi học tăng lên vượt bậc. Ở Nam Kỳ, nhiều trường tiểu
học đã xây dựng trên khắp lãnh thổ thuộc địa.
Xuất hiện một giai cấp mới, giai cấp tư sản, và giai cấp này gia tăng
mạnh trong những năm 1919 – 1930. Buộc báo chí Việt Nam phát triển theo
hướng chuyên biệt (báo chí cho trẻ em, cho phụ nữ, cho nghệ sĩ, cho doanh
nhân,…). Tầng lớp tri thức Việt Nam chịu ảnh hưởng một cách sâu đậm tư
tưởng tiến bộ của người Pháp.

9



Nhiều người trong giới trí thức tiểu tư sản trở thành các nhà báo có tài:
tờ báo của họ biểu hiện quan niệm tiến bộ về ý thức xã hội (Nguyễn Tường
Tam – Nhất Linh).
2. Vai trị của báo chí Việt Nam giai đoạn 1925 – 1945
Báo chí Việt Nam ngày càng giữ vai trò đặc biệt trong việc nâng cao
trình độ mọi mặt của nhân dân. Báo chí đảm bảo thông tin cho nhân dân về tất
cả các vấn đề, sự kiện của đời sống xã hội và đời sốgn xung quanh với một
phạm vi rộng lớn, tham gia vào việc hình thành dư luận đúng đắn.
Mặt khác, báo chí tham gia vào q trình tìm tịi, phát hiện những con
đường, phương pháp hợp lí nhằm giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn của cuộc
sống.
Đễ giữ bí mật, hầu hết các bài in trên báo Thanh niên không ghi tên
người viết, là tờ báo đóng vai trị lịch sử đặc biệt quan trọng, mở đầu cho việc
tuyên truyền cho nghĩa yêu nước theo quan điểm Mác Lê-nin, viết bằng tiếng
Việt được phổ biến rộng khắp cả nước, nhằm chuẩn bị tư tưởng lý luận chính
trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Báo Thanh niên là tờ báo đóng vai trị lịch sử đặc biệt quan trọng, mở
đầu cho việc tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước theo quan điểm Mác Lê-nin,
viết bằng tiếng Việt được phổ biến rộng khắp cả nước, nhằm chuẩn bị tư
tưởng lý luận chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam.
3. Đặc điểm báo chí giai đoạn 1925 – 1945
Chuông rè là tờ báo tiếng Pháp có tên chính thức La Cloché fêlée. Về
cái tên có người dịch là chuông nứt, chuông rạn, chuông vỡ. Báo do chí sĩ
Nguyễn An Ninh chủ trương, số 1 ra ngày 10/12/1923.
Nhờ có báo chí mà văn học Việt Nam hiện đại được hình thành và phát
triển (điển hình là 2 tờ báo Nam Phong tạp chí và Đơng Tây).
10



Báo chí miền Nam phát triển cả về mặt nội dung lẫn hình thức, số
lượng tăng nhanh: 1922 có 96 tờ đến năm 1929 có 153 tờ.
Đánh dấu bước ngoặt về tư duy làm báo ở Việt Nam và đánh dấu bước
phát triển của dịng báo chí u nước.
Báo chí bắt đầu tỏ thái độ ủng hộ một xu hướng chính trị mới ở Việt
Nam xu hướng cộng sản.
III. Cuộc đời và sự nghiệp làm báo của Xuân Thủy
1. Vài nét về cuộc đời
Xuân Thuỷ là bút danh của nhà thơ,
nhà báo, nhà hoạt động cách mạng có tên
thật là Nguyễn Trọng Nhâm. Ơng sinh
ngày 2-9-1912 (Nhâm Tý) tại thơn H
Thị, tổng Phương Canh, huyện Hồi Đức,
tỉnh Hà Đơng, nay là xã Xuân Phương,
huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Ông là người sinh cùng năm và
cùng làng với bác sĩ Trần Duy Hưng. Lúc
nhỏ học tại Hà Nội, tham gia các tổ chức
yêu nước chống Pháp. Những năm 30 của
thế kỷ 20 ơng làm ký giả.
Từ năm 1932, ơng tích cực hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản Đông Dương, ông bị Pháp bắt giam nhiều lần nhưng vẫn kiên trì đấu
tranh trong tù, cũng như khi được trả tự do.
Xuân Thủy làm báo và viết thơ từ thời Pháp và dùng báo chí như là một
thứ vũ khí để hoạt động cách mạng. Ngay trong thời kỳ bị giam tại nhà tù Sơn
La, ông cùng Trần Huy Liệu vẫn ra một tờ báo bí mật hai tháng một kỳ có tên
gọi là Suối Reo. Ơng tham gia làm báo Cứu Quốc và chủ nhiệm tờ báo này
11



trong một thời gian dài từ năm 1944-1955; đây là tờ báo của Tổng bộ Việt
Minh từ thời kỳ bí mật khi tờ báo còn đặt ở Núi Thầy (1944). Lúc này ông
phụ trách tờ báo trực tiếp dưới sự lãnh đạo của Tổng bí thư Trường Chinh.
Xuân Thuỷ đã từng là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và lần lượt được đề cử
giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,
dự hoà đàm về chiến tranh Việt Nam với Mỹ tại Paris đưa đến ký hiệp định
chấm dứt chiến tranh tại Paris năm 1973.
Xuân Thủy cịn có cơng trong việc đào tạo lớp nhà báo đầu tiên cho
Kháng chiến. Chính ơng đã tổ chức lớp đào tạo cán bộ làm báo mang tên
Huỳnh Thúc Kháng vào năm 1949. Ông cũng là nhà báo Việt Nam tham gia
vào Ban Chấp hành của Tổ chức Nhà báo Quốc tế OIJ. Bản thân ông đã nhận
được phần thưởng cao quý từ tổ chức này.
Đầu năm 1980, ông làm chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Xơ, phó chủ tịch
kiêm Tổng thư ký ủy ban bảo vệ hồ bình thế giới của Việt Nam... Phó chủ
tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước Việt Nam.
Ông là cán bộ chủ chốt của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam từ
năm 1945 đến khi mất: Trưởng ban thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Liên
Việt, sau đổi thành Tổng thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam (1951-1963); Bí thư Đảng Đồn Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, liên tục là Uỷ viên Đoàn chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Các danh hiệu mà ông được tặng thưởng như: Huân chương Hồ Chí
Minh; Huân chương Độc lập hạng Nhất và Huân chương Kháng chiến hạng
Nhất.
Ngày 18-6-1985 (Ất Sửu), ông mất tại Hà Nội, hưởng thọ 73 tuổi. Hiện
nay, tên ông được đặt cho một tuyến đường lớn ở Hà Nội. Đường Xuân Thủy,
nối từ đường Cầu Giấy tới đường Hồ Tùng Mậu thuộc quận Cầu Giấy, đi qua

12



nhiều trường đại học nổi tiếng như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư
phạm Hà Nội I, Học viện Báo chí và tuyên truyền.

13


2. Sự nghiệp làm báo
Từ những năm 1935, đồng chí Xn Thủy là thơng tín viên của Báo
Trung Bắc Tân văn và đã có thơ, bài đăng trên báo ở Hà Nội. Năm 1941, tại
nhà tù Sơn La, đồng chí Xuân Thủy đã là chủ bút tờ báo Suối reo, tờ báo bí
mật của tù chính trị. Từ năm 1944, đồng chí Xn Thủy được Ðảng phân
cơng Chủ nhiệm Báo Cứu quốc bí mật rồi Báo Cứu quốc ra hằng ngày trong
Cách mạng Tháng Tám. Suốt chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp,
Báo Cứu quốc là tờ báo duy nhất ra hằng ngày, là tiếng nói của Mặt trận, của
Ðảng và của Nhà nước (vì Ðảng ta rút vào bí mật). Trong điều kiện kháng
chiến, đất nước bị chia cắt, đồng chí Xn Thủy đã có sáng kiến tổ chức chi
nhánh Báo Cứu quốc ở khắp các liên khu trên cả nước. Do vậy, Báo Cứu
quốc có mặt ở khắp nơi trên đất nước và ngày nào cũng ra mắt đồng bào.
Ðồng chí Xuân Thủy thường viết xã luận và bình luận, viết ca dao và nhiều
hình thức khác nhau. Ðồng chí Xn Thủy viết hàng nghìn bài trên mặt báo
trong thời kỳ chống thực dân Pháp. Lời văn hùng hồn, tha thiết, mạch lạc.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành cơng, đồng chí đã đứng ra
tổ chức tập hợp những người viết báo thành Ðồn báo chí Việt Nam. Khi
kháng chiến chống thực dân Pháp lan rộng, đồng chí Xn Thủy trực tiếp phụ
trách Ðồn báo chí kháng chiến (1947). Ðến năm 1950, thấy cần phải có một
đồn thể chính thức cho những người viết báo Việt Nam, theo chỉ đạo của
Bác Hồ, đồng chí Xuân Thủy đã chủ trì tổ chức Ðại hội Những người viết báo
Việt Nam lần thứ nhất. Tại Ðại hội này, đồng chí được tín nhiệm bầu làm chủ

tịch. Năm 1949, đồng chí Xuân Thủy đã tổ chức lớp viết báo đầu tiên mang
tên Huỳnh Thúc Kháng và là một trong những giáo viên dạy ở đây. Năm
1957, đồng chí Xuân Thủy là người Việt Nam đầu tiên được bầu làm Phó Chủ
tịch Ban Chấp hành Tổ chức quốc tế các nhà báo (OIJ), và cũng là người Việt
Nam đầu tiên được nhận giải thưởng báo chí quốc tế của tổ chức này.

14


Những ngày cuối cùng của đời mình, đồng chí Xn Thủy vẫn gắn liền
với báo chí, với Hội Nhà báo. Ðể chuẩn bị kỷ niệm Ngày nhà báo Việt Nam
được tổ chức lần đầu tiên ở Việt Nam, đồng chí Xuân Thủy đã hẹn hàng trăm
nhà báo trong khối Mặt trận đến gặp mặt. Nhưng khơng may, ngày 18-6 năm
đó, đồng chí Xuân Thủy đã ngã bệnh trên bàn làm việc của mình và ra đi mãi
mãi, với các bài báo viết dở cho tập sách “Những chặng đường Báo Cứu
quốc”.
IV. Các tác phẩm tiêu biểu của Xuân Thủy
1. Tác phẩm “Bộ mặt thật của hai nhân vật trong phái đồn thơng
tin mà bọn Pháp trong Nam bộ vừa gửi đi Pháp Đốc phủ Chấn và Đại tá
Xuân” trên báo Cứu quốc, số 228, 30/4/1946
1.1. Nội dung tác phẩm
Cùng trong buổi hội kiến ngày 26-4-46, các anh em đại biểu Nam Bộ
có cho chúng tơi biết rõ bộ mặt thật của hai nhân vật trong phái đồn thơng tin
mà bọn phản động Pháp vừa gửi qua Pháp, cái phái đoàn mà bọn phản động
Pháp ấy giật dây để mưu tách rời Nam Bộ ra khỏi nước việt Nam., cái phái
đoàn mà ta có thể gọi là một phái đồn Việt gian. Đốc phủ Chấn và Đại tá
Xuân.
Đốc phủ Chấn, tức Đặng Ngọc Chấn, là một trong bốn tên đốc phủ có
tiếng là độc ác, tài đục khoét, bóc lột đồng bào vào hạng nhất ở Lục tỉnh.
Xuất thân làm tri huyện ở văn phòng Thống đốc Nam Kỳ, y đã lợi dụng địa

vị thu vét bao nhiêu tiền bạc vào túi trong những dịp bầu cử các chức làng,
cai tòng, v.v. Năm 1940, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ. Y đã đưa đường
cho bọn thống trị đi khủng bố một cách dã man phong trào cách mạng tại các
miền Chợ Lớn, Gị Cơng, Hoa Mơn, v.v. Tay đã đãm máu bao nhiêu chiến sĩ
và dân chung cách mạng. Đến hồi Nhật đảo chính, Chấn khơng ngần ngại bỏ

15


ngay chủ nhân cũ đi ơm chân phát xít Pháp: hồi đó, y được làm Thanh tra lao
động.
Cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 thành công. Y bị bắt giam và chỉ cịn chờ
ngày trước tồn án cách mạng trả lời về những tội ác cũ đối với đồng bào, với
Tổ quốc. Nhưng, bọn Pháp đánh Sài Gòn, cái đời hèn mạt của y được thoát
chết. Bây giờ, lại về với chủ cũ; y lại đem cái thân chó ngựa của y ra cùng
với những tên Việt gian khác, hết sức phục dịch chủ.
Cịn Đại tá Xn, cha y là ơng huyện Nguyễn Văn Cúc, chủ nhiệm tờ
báo Lục tỉnh tản văn, trước đây khơng cịn ai lạ về cái tài khom lưng, liếm
giầy quân thực dân Pháp. Nhờ có sự che trở của các quan thầy của ông bố,
Xuân được đi Pháp du học, rồi đóng sĩ quan trong quân đội Pháp. Y đã được
tiếng là người tổ chức đội quân Đông Dương? Nhưng đội quân ấy đã dùng
vào việc gì? Vào việc bảo vệ cho chủ quyền của thực dân Pháp ở trên đất
Việt Nam, vào việc đàn áp các phong trào cách mạng Việt Nam để cho thực
dân Pháp được ngồi yên trên đống của cải bóc lột được… Xuân vào “làng
Tây” lấy vợ Pháp, đi lại giao du toàn người Pháp, sống một cuộc đời Pháp
hơn cả người Pháp nữa, khơng cịn một giây dễ gì với giống nòi Việt Nam.
Tuy vậy, y vẫn bị thực dân Pháp khinh bỉ, như người ta thường khinh bỉ
những kẻ mình mua chuộc được dễ dàng quá. Hồi ở Sài Gòn, y xin vào câu
lạc bộ của người Pháp, nhưng khơng được nhận.
Việc đó khơng mở mắt cho y chút nào. Trái lại y vẫn hết lòng thờ

phụng và hầu hạ bọn chủ Pháp, tận tâm một cách lạ.
Đó là bộ mặt thực của hai nhân vật mà bọn phản động Pháp mưu chia
rẽ nước Việt Nam vừa gửi qua Pháp.
Như lời một đại biểu nhân dân Nam Bộ, chúng ta cần phải nói to cho
nhân dân Pháp cũng như cả thế giới biết rằng: hai tên ấy khơng có tư cách gì
thay mặt cho 4 triệu rưởi nhân dân Nam bộ, trái lại, chúng nó khơng xứng
đáng được nhận là người Việt Nam nữa!
16


Tài liệu tham khảo: Thư viện Quốc gia
1.2. Phân tích tác phẩm
Có thể thấy rằng, trong suốt bài báo trên, nhà báo Xn Thủy đã sử
dụng ngịi bút chính luận mạnh mẽ để lên án, tố cáo “bọn phản động” theo
phe thực dân, hèn nhát, chỉ biết quan tâm tới bản thân: “…bộ mặt thật của hai
nhân vật trong phái đồn thơng tin mà bọn phản động Pháp vừa gửi qua
Pháp, cái phái đoàn mà bọn phản động Pháp ấy giật dây để mưu tách rời
Nam Bộ ra khỏi nước việt Nam., cái phái đồn mà ta có thể gọi là một phái
đoàn Việt gian. Đốc phủ Chấn và Đại tá Xuân.”
17


Xuân Thủy đã sử dụng một loạt các minh chứng rõ ràng, chi tiết để cho
thấy cái sự hèn nhát của hai nhân vật phản động được nhắc đến trong bài, các
hình ảnh này được miêu tả và kể một cách giàu hình ảnh, dễ hình dung và
cảm nhận: “lại về với chủ cũ; y lại đem cái thân chó ngựa của y ra cùng với
những tên Việt gian khác, hết sức phục dịch chủ”, “là độc ác, tài đục khoét,
bóc lột đồng bào vào hạng nhất ở Lục tỉnh”, “vẫn bị thực dân Pháp khinh bỉ,
như người ta thường khinh bỉ những kẻ mình mua chuộc được dễ dàng quá”,


Bài báo nào tạo ra được sự tác động mạnh mẽ tới nhận thực và cảm xúc
của người đọc bởi vì tác giả đã sử dụng ngơn ngữ báo chí ở đây rất chân thực,
gần gũi với nhân dân, và ngơn ngữ ấy tuy giản dị nhưng lại mang tính biểu
đạt cao, tô đậm vào tội ác phản quốc hèn mọn của bọn bán nước. Các từ như:
“cái thân chó ngựa”, “độc ác”, “chủ cũ”, “khinh bỉ”, “đục kht”, “bóc
lột”,…
Khơng chỉ vậy, bài báo này của Xuân Thủy còn mang hơi thở của thời
cuộc, của lịch sử. Khi đó là lúc mà chiến tranh Việt Nam vẫn kéo dài, bài viết
không chỉ vạch trần bộ mặt thật của lũ bè phái bán nước mà cịn khơi dậy tình
u q hương, u đất nước, lịng tự tơn dân tộc, khích lệ đứng lên chống lại
“thù trong” lẫn “giặc ngoài”. Đúng như câu khẳng định ở cuối bài báo,
“chúng nó khơng xứng đáng được nhận là người Việt Nam nữa!” như là tiếng
lịng của chính Xn Thủy thơng qua ngịi bút của mình trong bài báo này.
2. Tác phẩm “Chính phủ bù nhìn của thực dân Pháp” trên báo Cứu
quốc, số 713, 30/9/1947
2.1. Nội dung tác phẩm
Thực dân phản động Pháp cố kéo ơng Vĩnh Thụy trở lại cái đời bù
nhìn. Nhưng cái cảnh bù nhìn ơng Vĩnh Thụy đã từng trải, cái gường bù nhìn

18


ông Vĩnh Thụy đã từng thấy. Nó đau đớn thế nào, nhục nhã thế nào hẳn ơng
khơng cịn lạ.
ng Tinh Vệ chết xó ở Nhật, Trầu Cơng Bác bị tử hình, La-van bị
bắn, Pê-tanh bị cấm cổ chung thân, Nguyễn Văn Thinh sau một thời gian làm
trò cười cho thiên hạ, biết mình lầm lỡ, đã phải lấy giây đồng thắt cổ. Cịn Lê
Văn Hoạch thì cũng chỉ làm cái bin cho dân Việt nam phỉ nhổ.
Đấy là số kiếp bù nhìn trước chính nghĩa và dân chúng.
Nhưng cịn kẻ địch đối với bù nhìn thế nào? Khi đã mua chuộc được,

chúng coi như người tình, yêu dấu như của quý đáng nâng niu. Nhưng một
khi gái đã vào tay mẹ đầu, dẫu đáng yêu, đáng quý đến đâu, cũng thành ra rẻ
rung hèn hạ, lúc đó bọn bù nhìn được sống hay phải chết là ở trong tay quân
cướp nước.
Kết quả là bọn thực dân Pháp đã lập chính phủ bùn nhìn từ trước đến
giờ cũng vẫn chẳng đem lại cho chúng những điều tốt đẹp gì. Trái lại, bọn bù
nhìn sống thì sống nhơ sống nhớp, chết đi thì để tiếng xấu mn đời. Hiện tại
chưa biết độ rõ rệt của ơng Vĩnh Thụy. Nhưng, ta biết Chính phủ và dân Việt
Nam đã quyết chiến đấu đánh đổ thực dân quân phiệt Pháp và lũ bù nhìn tay
sai cho giặc.

19


Tài liệu tham khảo: Thư viện Quốc gia
2.2. Phân tích tác phẩm
Đây lại là một bài báo nữa mà Xuân Thủy tiếp tục lên án sự “bù nhìn”
của bọn hầu hạ thực dân. Bố cục của bài báo này được trình bày rất mạch lạc:
đi từ thực tế là bù nhìn Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại) được thực dân Pháp lơi kéo,
sau đó tác giả liệt kê hàng loạt kết cục chẳng mấy tốt đẹp của những “bù
nhìn” trước đó, và sau đó tác giả khẳng định kết cục tệ hại nếu như tiếp tục
phục tùng lũ thực dân và khẳng định dân tộc Việt Nam sẽ hết mình đứng lên
bảo vệ đấu tranh bằng lời kêu gọi, tuyên bố hùng hồn ở cuối bài báo.
Có thể nói, trong giai đoạn lịch sử này, báo chí như là người tun
ngơn cho công chúng, mọi bài báo đều thể hiện ý chí, đường lối quyết tâm,

20




×