Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Tìm hiểu một số biến đổi các hoạt động giải trí văn hoá của nông dân đồng bằng bắc bộ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

NGUYỄN THỊ HUYỀN

TÌM HIỂU MỘT SỐ BIẾN ĐỔI CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢI
TRÍ VĂN HĨA CỦA NƠNG DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2012

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

NGUYỄN THỊ HUYỀN

TÌM HIỂU MỘT SỐ BIẾN ĐỔI CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ
VĂN HĨA CỦA NƠNG DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HIỆN
NAY

Chuyên ngành : Xã hội học
Mã số : 60 31 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trương Xuân Trường



Hà Nội -2012

2


Lời cảm ơn
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn tới TS Trương Xuân Trường,
thầy giáo hướng dẫn khoa học, đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý, động viên tơi
trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa Xã hội học, các thầy và các cán
bộ của khoa đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên
cứu và thực hiện luận văn.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng cảm ơn đến các thầy cô giáo là giảng viên
đào tạo sau đại học, các các thầy cơ ở phịng Đào tạo sau Đại học của
Truờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giảng dậy và hướng dẫn
chúng tôi hồn thành chương trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 06 tháng 07 năm 2012
Học viên

Nguyễn Thị Huyền

3


MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ 3

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 4
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 4
2. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 6
3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 7
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ........................................... 7
4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 7
4.2. Khách thể nghiên cứu ............................................................................... 7
4.3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................... 8
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết .............................................. 10
6.1. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 10
6.2. Khung lý thuyết ........................................................................................ 10
PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH ..................................................................... 12
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn .......................................................... 12
1.1 Cơ sở lý luận, phương pháp luận. .......................................................... 12
1.1.1 Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch…………..12
1.1.2 Các lý thuyết áp dụng………………………………………………13
1.1.2.1 Lý thuyết nhu cầu………………………………………………………..13
1.1.2.2 Lý thuyết lựa chọn hợp lý……………………………………………….14
1.1.2.3 Lý thuyết biến đổi xã hội…………………………………………….….15
1. 2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................................. 17
1.3 Các khái niệm công cụ ............................................................................ 20
1.3.1 Người nông dân ..................................................................................... 20

1


1.3.2 Khái niệm nhu cầu giải trí ..................................................................... 21

1.3.3 Khái niệm thời gian rỗi........................................................................... 22
1.3.4 Khái niệm biến đổi xã hội....................................................................... 23
1.4 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu ................ 24
Chương 2: Một số biến đổi trong các hoạt động giải trí văn hố của
nông dân đồng bằng Bắc Bộ ......................................................................... 26
2.1 Thực trạng những biến đổi kinh tế, văn hố của người nơng dân thời
kì đổi mới. ....................................................................................................... 26
2.1.1. Biến đổi trong hoạt động kinh tế ........................................................... 26
2.1.2. Biến đổi của cảnh quan nông thôn ........................................................ 32
2.1.3. Biến dổi các thiết chế văn hố nơng thơn ............................................. 36
2.2 Những biến đổi trong hoạt động giải trí văn hố của người nơng dân ........ 42
2.2.1. Thời gian rỗi của người nơng dân thời kì hội nhập .............................. 42
2.2.2 Sự biến đổi các hoạt động tham gia giải trí văn hố trong thời gian rỗi ...... 45
2.2.3. Các hoạt động văn hoá đặc trưng: hội hè, đình đám ............................ 54
2.3. Các nhân tố tạo nên sự khác biệt trong việc tham gia các hoạt động
giải trí văn hóa của người dân ...................................................................... 59
2.3.1 Các yếu tố nhân khẩu học..................................................................... 59
2.3.1.1 Trình độ học vấn ................................................................................. 60
2. 3.1.2. Tuổi và giới tính ................................................................................ 61
2.3.1.3 Nghề nghiệp ........................................................................................ 63
2.3.1.4 Tôn giáo .............................................................................................. 65
2.3.2 Điều kiện sống của hộ gia đình……………………………………....66
2.3.3 Các chính sách về phát triển văn hóa nơng thơn của chính quyền địa
phương……………………………………………………………………...69
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 76
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 79

2



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng video và radio qua các năm…………. .. 29
Biểu đồ 2.2: Tương quan mức sống và theo dõi truyền thông đại chúng ……... .52
Biểu đồ 2.3: Mức độ tham gia các lễ hội văn hóa, đi đình chùa của người
trả lời………………………………………………………………………….... .55
Biểu đồ 2.4: Mức độ thường xuyên tham gia lễ hội văn hóa, đi đình chùa của
NTL theo thời gian phân theo nhóm nghề ……………………………………... 58
Biểu đồ 2.5: Tương quan giới tính và hoạt động thời gian rỗi………………... .. 61
Biểu đồ 2.6: Tương quan tôn giáo và hoạt động thời gian rỗi………………...... 66

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tiện nghi sinh hoạt của các hộ gia đình nơng thơn năm 1997……..... 28
Bảng 2.2: Các loại hình sinh hoạt văn hóa cơng cộng……………………...... …41
Bảng 2.3: Thời gian rỗi của người dân qua các năm……………………......... ... 43
Bảng 2.4: Hoạt động giải trí của người dân qua các năm…………………….. .. 46
Bảng 2.5: Mức độ theo dõi các phương tiện truyền thông……………………. .. 48
Bảng 2.6: Tương quan nghề nghiệp và mức độ theo dõi phương tiện thông tin
đại chúng………………………………………………………………............ .. 50
Bảng 2.7: Tương quan giữa trình độ học vấn và mức độ theo dõi các phương
tiện truyền thông ………………………………………………………….. ....... 51
Bảng 2.8: Tỷ lệ người dân tham gia lễ hội văn hóa qua các năm…………......... 55
Bảng 2.9: Mức độ tham gia lễ hội văn hóa, đi đình chùa của NTL phân theo nhóm
tuổi qua các mốc thời gian ………………………………………... .................... 57
Bảng 2.10: Tương quan giữa trình độ học vấn và tham gia các hoạt động giải
trí …………………………………………………………………………....... .. 60
Bảng 2.11: Tương quan giữa độ tuổi và hoạt động thời gian rảnh rỗi……....... .. 63
Bảng 2.12: Tương quan giữa độ tuổi và hoạt động thời gian rảnh rỗi………... .. 64
Bảng 2.13 : Mức sống người dân qua các năm……………………………….. .. 67
Bảng 2.14: Tình trạng nhà ở các hộ được khảo sát…………………………... .. 68

Bảng 2.15: Đồ dùng sinh hoạt các hộ được khảo sát……………………......... .. 69
Bảng 2.16: Tương quan giữa mức sống và hoạt động thời gian rảnh……........ .. 69

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giải trí văn hoá là nhu cầu thực tế của con người. Ở các nước phương
Tây, xã hội càng phát triển, thời gian lao động càng rút ngắn lại do sự phát
triển của khoa học kỹ thuật, máy móc hiện đại, áp dụng tự động hóa vào sản
xuất vì vậy thời gian rỗi nhiều hơn và cơ hội để con người tham gia các hoạt
động giải trí càng cao hơn. Theo Marx thời gian rỗi là thuộc về sự phát triển
của xã hội. Khi con người có những nhu cầu sinh tồn tồn diện, thì nhu cầu
giải trí văn hóa là một trong những nhu cầu thiết yếu. Thực chất giải trí văn
hố là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu hoạt động sống của cá nhân, là
một hình thức thay đổi tính chất lao động của con người nhằm giải toả những
mệt mỏi ức chế và phục hồi sức khoẻ đưa cơ thể trở lại trạng thái khoẻ mạnh
toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Giải trí văn hố là một hình thức nghỉ
ngơi tích cực tác động chủ yếu vào tinh thần của con người, giúp con người
xoá đi những căng thẳng, khắc phục những ức chế tâm lý do cơng việc gây
ra. Hoạt động giải trí văn hoá cũng là một dạng hoạt động để tái sản xuất sức
lao động, gắn kết các cá nhân lại với nhau, tăng cường mối quan hệ xã hội,
cố kết cộng đồng. Giải trí văn hố cũng là u cầu điều kiện để con người
hiện đại sử dụng thời gian rỗi một cách có lợi, góp phần tạo diện mạo văn
hố cá nhân và là một trong những thước đo lối sống của con người. Nhưng
hiện nay ở nước ta, thời gian rỗi được sử dụng như thế nào? Vào những hoạt
động gì? Đó là một câu hỏi lớn. Từ tháng 10/1999, Việt Nam đã chuyển sang
chế độ làm việc 40 giờ/tuần, các cơng chức có 2 ngày nghỉ. Nhưng việc sử
dụng số thời gian rỗi trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng Xã

hội chủ nghĩa hiện nay một cách hiệu quả, tích cực và lành mạnh khơng phải
là vấn đề đơn giản.

4


Thực tế cho thấy trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang trong q trình
diễn ra cơng cuộc cơng nghiệp hố - hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn
đang diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh đó đã xuất hiện những biểu hiện của sự phát
triển các hoạt động văn hoá tinh thần một cách tự phát, thậm chí cịn có cả
những hoạt động không phù hợp với điều kiện thực tế và văn hoá của địa
phương, nhiều người gần như khơng có hoạt động giải trí, hoặc khơng có nhu
cầu tham gia vào các hoạt động giải trí. Điều này là hệ quả tất yếu của của sự
phát triển. Ở các vùng nông thôn Việt Nam hiện nay do ảnh hưởng của nền
kinh tế thị trường nên đã cuốn hút người dân nơi đây vào hoạt động lao động
sản xuất vật chất, vào những công việc sản xuất kinh doanh tăng thu nhập để
ổn định cuộc sống, vì vậy thời gian rỗi giành cho hoạt động giải trí của họ
khơng nhiều. Điều đó là dễ lý giải khi với những biến đôi mạnh mẽ kinh tếxã hội trong thời gian qua, nhất là xu hướng phân tầng xã hội, làm khoảng
cách giàu nghèo nới rộng ở nông thôn nên người nơng dân càng tìm mọi cách
để tăng thu nhập, làm giàu và thăng tiến xã hội.
Mặt khác, trong thời kì hội nhập, có rất nhiều loại hình giải trí được du
nhập vào Việt Nam. Do đó, người nơng dân có thể đa dạng hoá được sự lựa
chọn hoạt động giải trí tinh thần trong thời gian nhàn rỗi. Bên cạnh đó cũng
xuất hiện những loại hình giải trí khơng phù hợp với thuần phong mỹ tục, với
điều kiện sống của người dân tại các vùng quê nước ta. Hoạt động giải trí đã,
đang và tiếp tục là nhu cầu tất yếu của con người. Đặc biệt hoạt động giải trí
văn hóa cịn là yếu tố quan trọng xây dựng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
Do đó việc tìm hiểu xem trong thời gian nhàn rỗi, người nơng dân có những

hoạt động giải trí văn hoá tinh thần như thế nào là điều cần thiết và nhất là
trong thời kì hội nhập hiện nay. Đây cũng là vấn đề thách thức của hiện thực

5


xã hội đối với chúng ta mà nguyên nhân sâu xa chính là những nhu cầu
khách quan khơng được đáp ứng của con người và là ý tưởng gợi nên trong
tơi hướng đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu một số biến đổi các hoạt động giải
trí văn hố của nơng dân đồng bằng Bắc bộ hiện nay”. Do giới hạn của
luận văn tốt nghiệp, tác giả đã lựa chọn địa bàn nơng thơn của thành phố Hải
Phịng làm nghiên cứu trường hợp.
2.

Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài góp phần làm cho tác giả hiểu sâu và kỹ hơn về hệ thống lý
thuyết của xã hội học hiện đại như: lý thuyết hành động xã hội, lý
thuyết biến đổi xã hội, lý thuyết lựa chọn hợp lý.
- Đề tài góp phần cung cấp dữ liệu cụ thể nhằm phác thảo bức tranh
tương đối tổng quát ở vùng nông thôn được khảo sát về hoạt động giải
trí văn hố của người nông dân: những hoạt động họ thường tham gia,
họ yêu thích.
- Giúp người dân nhận thức phân biệt được hoạt động giải trí với một số
hoạt động tuy cùng diễn ra trong thời gian nhàn rỗi và giống với hoạt
động giải trí về mặt nhận thức nhưng có nội dung và mục đích khác
nhau.
- Góp phần giúp chính quyền địa phương và những người làm quản lý
văn hoá trong việc hoạch định chính sách phát triển văn hố tinh thần
cho người dân cũng như có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu giải trí của họ.


3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này hướng tới làm sáng tỏ sự biến đổi trong việc tham gia các
hoạt động giải trí văn hố của người nơng dân. Tìm hiểu những nhân tố tạo
nên sự biến đồi đó. Từ đó tác giả đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp

6


nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động giải trí văn hố cho người dân
nâng cao dân trí góp phần tích cực vào thời kì cơng nghiệp hố, hiện đại hố
đất nước.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu sự biến đổi trong việc tham gia các hoạt động giải trí văn hố
của người dân hiện nay, khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội đối với
hoạt động giải trí của người dân.
- Tìm hiểu ngun nhân dẫn đến những biến đổi này và đưa ra khuyến
nghị góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động giải trí văn hố
cho người dân nâng cao dân trí góp phần tích cực vào thời kì cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
3.3. Câu hỏi nghiên cứu:
i.

Điều kiện kinh tế - xã hội của người nông dân thay đổi ra sao trong
thời kỳ hội nhập?

ii.


Sự tham gia và biến đổi việc sử dụng thời gian rảnh rỗi của nông dân
hiện nay như thế nào? Những hoạt động nào biến đổi, những hoạt
động nào chưa biến đổi?

iii.

Những yếu tố nào tác động đến sự biến đổi của sự tham gia các hoạt
động giải trí?

4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu một số biến đổi các hoạt động giải trí văn hố của nơng dân đồng
bằng Bắc bộ hiện nay
4.2. Khách thể nghiên cứu

7


Khách thể nghiên cứu là những người nông dân, những người cán bộ hoạt
động trong lĩnh vực văn hóa tại hai xã Lê Thiện và Hồng Thái, huyện An
Dương, thành phố Hải Phòng
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Phạm vi thời gian nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin
định tính 2010
- Khơng gian: Đề tài sử dụng số liệu định lượng của nghiên cứu đề tài cấp
bộ tại thành phố Hải Phòng.
5.

Phương pháp nghiên cứu:


 Phương pháp phân tích số liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng số liệu nghiên
cứu của đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu dư luận xã hội của người nông dân vùng
đồng bằng Bắc bộ về gia nhập WTO” phần “Thông tin chung và Các hoạt
động văn hóa tinh thần” (phụ lục kèm theo) do TS. Trương Xuân Trường làm
chủ nhiệm và tác giả luận văn là một thành viên tham gia khảo sát đề tài. Do
giới hạn của luận văn tốt nghiệp, tác giả chỉ sử dụng phần số liệu của riêng
của thành phố Hải Phịng để phân tích.
Cơ cấu mẫu khảo sát của cuộc nghiên cứu này như sau:
Mẫu khảo sát định lượng: khảo sát bảng hỏi 198 người nông dân trong độ
tuổi lao động tại 2 xã nơng thơn Hải Phịng.
Về giới tính: Nam giới chiếm (45%) và nữ giới chiếm (55%)

8


Về độ tuổi:
Độ tuổi

Tỷ lệ %

18 – 29

11,3

30 – 39

17,5

40 – 49


22,8

50- 59

48,3

Về học vấn:
Trình độ học vấn

Tỷ lệ %

Biết đọc, biết viết

2,9

Tiểu học

15,2

THCS

57,3

THPT

17

Cao đẳng trở lên


7

Về nghề nghiệp:
Nghề nghiệp

Tỷ lệ %

Nông nghiệp kết hợp cán bộ địa phương

7,7%

(cán bộ xã, thôn):
Thuần nông

60,9%

Nông nghiệp + buôn bán/dịch vụ

16%

Nông nghiệp + tiểu thủ công nghiệp

13,8%

Nông nghiệp + nghề khác

1,65%

Về tôn giáo:
 Phật giáo: 23,6%


9


 Thiên chúa giáo: 17,3%


Không tôn giáo: 58,5%

 Phương pháp phỏng vân sâu: Học viên đã trực tiếp phỏng vấn sâu 20 đối
tượng thuộc 2 xã, trong đó mỗi xã phỏng vấn 5 trường hợp là cán bộ xã, thôn
và 10 trường hợp là người nông dân, nông dân kết hợp với các ngành nghề
khác có mức sống khác nhau.
 Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn: Tác giả thu thập những tư liệu có
sẵn, những nghiên cứu những bài viết liên quan đến hoạt động văn hóa của
người dân nông thôn trong suốt thời gian qua.
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
6.1. Giả thuyết nghiên cứu
- Hoạt động giải trí văn hố của người nơng dân hiện nay đa dạng và phong
phú hơn trước với nhiều hình thức giải trí văn hố mới, có sự biến đổi trong
việc tham gia vào các hoạt động giải trí nhưng chủ yếu là những hoạt động
giải trí tại nhà, mất ít chi phí về mặt vật chất.
- Có sự khác biệt trong sự tham gia các hoạt động giải trí của người nơng
dân theo giới tính, độ tuổi, học vấn, nghề nghiệp và mức sống, tôn giáo
khác nhau.
- Khả năng đáp ứng của xã hội đối với nhu cầu giải trí văn hố của người
nơng dân cịn hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
6.2. Khung lý thuyết

10



ĐKKT-CT-VH-XH thời
kỳ hội nhập

Đặc điểm nhân
khẩu xã hội

Điều kiện sống của
các hộ gia đình

Các chính sách phát
triển văn hóa của chính
quyền địa phương

Nhận thức – nhu cầu của người dân về giải trí văn hóa

Sự biến đổi trong việc tham gia các hoạt động giải trí
văn hố

11


PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1 Cơ sở lý luận, phương pháp luận.
1.1.1 Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đóng
vai trị nền tảng, là cơ sở phương pháp luận cho tồn bộ q trình nghiên
cứu.
Từ quan điểm duy vật biện chứng, nguyên tắc về sự phát triển của các sự

vật hiện tượng được áp dụng để lý giải các vấn đề trong nghiên cứu. Hoạt
động giải trí được coi trọng đã đánh dấu một bước phát triển trong lịch sử
con người. Sự phát triển của xã hội đã tạo lập ra các nhóm giá trị khác nhau.
Họ không phải là những cá nhân tồn tại riêng biệt mà là một bộ phận trong
hệ thống xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với tổ chức và thiết chế khác, vì vậy
khi nghiên cứu về hoạt động giải trí của người nơng dân chúng tơi đã đặt nó
trong mối tương quan với điều kiện kinh tế - xã hội, hồn cảnh sống. Thơng
qua cái nhìn biện chứng ấy, mới có cái nhìn khái qt nhất về hoạt động giải
trí của người dân hiện nay.
Xuất phát từ quan điểm duy vật lịch sử, nguyên tắc lịch sử cụ thể, khách
quan tồn diện ln được quan tâm vận dụng và tuân thủ một cách chặt chẽ.
Để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu một cách chân thực và chính xác nhất chúng
ta khơng được áp đặt những ý chí chủ quan, nóng vội, phiến diện mà phải tìm
hiểu một cách khách quan, đặt vấn đề nghiên cứu vào thời điểm lịch sử cụ
thể và thực tế. Soi vào đề tài nghiên cứu hoạt động giải trí của người dân
chúng tơi đã lấy chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận cho
suốt q trình nghiên cứu. Nói một cách khác, vấn đề nghiên cứu phải được
tìm hiểu trên cơ sở những biến đổi kinh tế, xã hội, văn hoá ở vùng đồng bằng
Bắc Bộ thời kỳ hội nhập, cơng nghiệp hố và hiện đại hố, có như vậy mới

12


biết chính xác ngun nhân và có những giải pháp nâng cao chất lượng giải
trí của họ.
1.1.2 Các lý thuyết áp dụng
1.1.2.1 Lý thuyết nhu cầu
Lý thuyết nhu cầu của tác giả MASLOW là lý thuyết được áp dụng sâu
rộng trong các nghiên cứu của khoa học xã hội. MASLOW phân chia các
nhu cầu của con người làm 5 mức, xếp theo thứ tự từ thấp đến cao, thường

được biểu diễn dưới dạng tháp. Một cách biểu diễn khác là hình cái thang:
- Nhu cầu tự thể hiện bản thân
- Nhu cầu muốn được tơn trọng
- Nhu cấu có tính xã hội
- Nhu cầu an toàn
- Nhu cầu sinh lý
Nhưng nhu cầu sinh lý là căn bản nhất, gồm nhu cầu thức ăn và đồ uống,
nhà ở, quần áo, thư giãn. Chúng được ưu tiên thỏa mãn trước khi con người
nghĩ đến mức nhu cầu tiếp theo. Hầu hết mọi người có mong muốn về an
ninh và an tồn, khơng gặp phải những điều bất ngờ. Mong muốn được các
tổ chức xã hội chấp nhận là nhu cầu có tính xã hội hay nhu cầu có tổ chức.
Nhu cầu tự trọng là những mong muốn có được địa vị, sự kính trọng, thành
đạt và thành tích trong mắt mình và mọi người. Hiện thực hóa tiềm năng phát
triển của mình và khám phá ra khả năng chính mình là nhu cầu tự thể hiện
bản thân. Như vậy theo Maslow thì con người cần có tất cả những nhu cầu
cần thiết thì mới có thể có cuộc sống đạt đến trọn vẹn. Nhu cầu được tham
gia vào những hoạt động giải trí của con người là cần thiết vì nó đem lại sự
thoải mái về tinh thần cho họ, tái sản xuất sức lao động. Nếu con người chỉ

13


có nhu cầu về ăn, uống, ngủ nghỉ thì vẫn chưa đủ, vẫn chưa hoàn thiện và
thúc đẩy được sự phát triển tồn diện. Trong khi đó tác giả của thuyết này
đưa ra thì con người có 5 nhu cầu để sống và phát triển bản thân. Khi mọi
người tham gia vào những hoạt động giải trí, nhất là trong thời gian rảnh rỗi
thì thể hiện được sự hợp lý trong việc sắp xếp cuộc sống của họ. Họ cũng cần
nghe hát, cần xem phim, cần chơi thể thao, cần được giao lưu học hỏi…
trong xã hội hiện nay, thời gian rảnh khơng có nhiều trong điều kiện ở nơng
thơn Việt Nam nhưng người dân vẫn phải có sự bố trí, sắp xếp cơng việc để

ít nhất có thể có những hoạt động giải trí phù hợp với quỹ thời gian phù với
điều kiện kinh tế, sức khỏe. Như vậy, áp dụng lý thuyết nhu cầu chúng ta
phân tích được tình hình biến đổi trong việc tham gia vào các hoạt động giải
trí văn hóa của nơng dân một cách rõ nét.
1.1.2.2 Lý thuyết lựa chọn hợp lý
Thuyết lựa chọn hợp lý (hay còn gọi là thuyết lựa chọn duy lý) trong xã
hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học vào thế kỷ VIII,
XIX. Một số nhà triết học đã cho rằng bản chất con người là vị kỷ, ln tìm
đến sự hài lịng, sự thoả mãn và lảng tránh nỗi khổ đau. Một số nhà kinh tế
học cổ điển thì từng nhấn mạnh vai trò động lực cơ bản của động cơ kinh tế,
lợi nhuận khi con người phải đưa ra quyết định lựa chọn hành động. Đặc
trưng thứ nhất có tính chất xuất phát điểm của sự lựa chọn duy lý chính là
các cá nhân lựa chọn hành động.
Thuyết này gắn với tên tuổi của rất nhiều nhà xã hội học tiêu biểu như:
George Homans, PeterBlau, JamesColeman. Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào
tiên đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ
để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết
quả tối đa với chi phí tối thiểu. Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn
mạnh việc phải cân nhắc, tính tốn để quyết định sử dụng loại phương tiện

14


hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thức hiện có để đạt
được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực. Phạm vi của mục
đích đây khơng chỉ có yếu tố vật chất (lãi, lợi nhuận, thu nhập) mà cịn có cả
yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần.
Định đề này được Homans diễn đạt theo kiểu định lý toán học như sau:
khi lựa chọn trong số các cách hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách
nào mà họ cho là tích của xác suất thành cơng của hành động đó với giá trị

mà phần thưởng của hành động đó là lớn nhất. Tức là Homans đã nhấn mạnh
đến đặc trưng thứ hai của sự lựa chọn hợp lý là quá trình tối ưu hố. Như vậy
chúng ta thấy rằng, khi con người lựa chọn các hành động, họ cần nghĩ đến
những gì họ đạt được, ở đây khi người nơng dân tham gia vào những hoạt
động giải trí văn hóa thì họ nghĩ rằng họ sẽ được phục hồi lại sức khỏe, đặc
biệt là về mặt tinh thần sau những giờ lao động vất vả. Họ sẽ được tiếp thu
những cái văn hóa cũ của dân tộc và những cái tinh hoa mới thông qua
những cải tiến kỹ thuật công nghệ. Đó là quãng thời gian họ dùng vào hoạt
động khơng kiếm ra tiền nhưng họ vẫn có thể duy trì vì những lợi ích giá trị
to lớn của nó mang lại. Khi họ đi xem hội hè, họ có cơ hội được giao lưu học
hỏi với những người khác về kinh nghiệm trồng cấy, làm ăn, họ được chia sẻ
những hoạt động khác. Những hoạt động như xem ti vi, nghe đài, đọc báo…
họ có thể nắm rõ được những thông tin về mọi mặt của cuộc sống.
1.1.2.3 Lý thuyết biến đổi xã hội
Biến đổi xã hội (tiếng Anh: Social change) là một q trình qua đó những
khn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và
các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo thời gian.
Cũng giống như tự nhiên, mọi xã hội không ngừng biến đổi. Sự ổn định của
xã hội chỉ là sự ổn định của bề ngồi, cịn thực tế nó khơng ngừng thay đổi
bên trong bản thân nó. Bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào, cho dù

15


nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn biến đổi; sự biến đổi
trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn, và điều này cho thấy rõ
hơn là sự biến đổi đó khơng cịn là điều mới mẻ, nó đã trở thành chuyện
thường ngày. Mọi cái đều biến đổi và xã hội cũng giống như các hiện thực
khác, không ngừng vận động và thay đổi. Tất cả các xã hội đều ở trong một
thực trạng đứng yên trong sự vận động liên tục. Có nhiều cách quan niệm về

sự biến đổi xã hội, như:
- Phạm vi rộng: biến đổi xã hội là một sự thay đổi so sánh với một tình
trạng xã hội hoặc một nếp sống có trước;
- Phạm vi hẹp: biến đổi xã hội là sự biến đổi về cấu trúc xã hội hay tổ
chức xã hội của xã hội đó, mà sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến
phần lớn các thành viên của một xã hội;
Riêng những biến đổi chỉ tác động đến một số ít cá nhân, thì ít được các nhà
xã hội học quan tâm và chú ý.
Auguste Comte đưa ra thuật ngữ xã hội học đã tin tưởng rằng khi các
nhà xã hội học xác định những nguồn gốc của sự biến đổi xã hội, thì họ có thể
giúp chương trình cho một tương lai tốt hơn. Auguste Comte cho rằng, biến
đổi xã hội là:
- Chắc chắn xảy ra;
-

Sẽ theo một con đường phát triển;

-

Những tiến bộ đương nhiên hướng tới một xã hội tốt hơn.
Auguste Comte tin tưởng rằng, thông qua biến đổi xã hội, nhân loại
chuyển từ người nguyên thủy dốt nát đến con người được giáo dục, và
những cái mà chúng ta được học hoặc được phát triển tiến về con đường
tách khỏi sự sắp đặt của Thượng đế vì sự tiến bộ của nhân loại.

16


Như vậy chúng ta thấy rằng, sự biến đổi xã hội là cái quy luật tất yếu, con
người dù muốn hay khơng thì biến đổi vẫn diễn ra. Trong thời kì hội nhập hiện

nay, muốn hay khơng muốn thì xã hội nơng thơn nói chung và xã hội nơng
thơn đồng bằng Bắc Bộ cũng có những biến đổi cả về tích cực lẫn tiêu cực.
Những hoạt động văn hóa cổ truyền ít nhiều bị mai một đi, những cách thức
giải trí văn hóa mới được thay bằng. Người nơng dân cần có sự cân nhắc, thay
đổi, lựa chọn để tham gia cho phù hợp với thời gian, với nhu cầu của mình.
1. 2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Những nghiên cứu đầu tiên về giải trí xuất hiện rất lâu trong lịch sử loài
người, những tác phẩm của Aristote, Platon và các tác giả khác bàn về bản
chất, chức năng của giải trí trong đời sống của con người. Nhưng phải đến
cuối thế kỉ 19 giải trí và những vấn đề liên quan (thời gian nhàn rỗi…) mới
được thực sự quan tâm. Hiện nay đã hình thành khoa học về nhàn rỗi với tư
cách là khoa học liên ngành, trong số các khoa học về giải trí có mặt của xã
hội học về giải trí, một chun ngành có đối tượng nghiên cứu là thời gian rỗi
trong mối tương tác với quỹ thời gian, đặc biệt là thời gian lao động và trong
mối quan hệ với các thiết chế xã hội, cơ cấu văn hoá, văn hoá và các quá trình
xã hội. Sự biến đổi về khoa học kỹ thuật, kinh tế kéo theo hàng loạt những
biến đổi về xã hội, văn hóa …Chúng ta thấy có rất nhiều tác giả trong ngành
khoa học xã hội nói chung và xã hội học, văn hóa học nói riêng đã có những
cơng trình nghiên cứu, những bài viết, bình luận, nhận xét về vấn đề này:
Bài viết “Xu hướng biến đổi trong văn hóa và lối sống ở Việt Nam” của
PGS.TS Mai Văn Hai và TS Phạm Việt Dũng đăng trên tạp chí Thơng tin
khoa học xã hội số 2 năm 2010 đã khái quát những xu hướng biến đổi trong
văn hóa lối sống ở Viêt Nam cũng như làm rõ những nguyên nhân, những
yếu tố ảnh hưởng đến những biến đổi đó. Bài viết tập trung đi sâu vào phân
tích sự thay đổi của các mối quan hệ của cá nhân với gia đình, hàng xóm,

17


láng giềng, các biến đổi về giá trị triết lý sống của cá nhân và các nhóm xã

hội… Tuy nhiên các tác giả chưa đề cập đến những vấn đề về giải trí văn hóa
của người dân đặc biệt là của người nơng dân nói riêng.
PGS.TS Nguyễn Văn Dân với bài viết “Đời sống văn hóa của người
Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới” đăng trên Thông tin khoa học xã hội số
9 năm 2008 đề cập đến thực trạng đời sống văn hóa nói chung hiện nay, đó là
sự tiếp thu các giá trị văn hóa thế giới làm giàu cho văn hóa Việt Nam, sự
phục hồi và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và những vấn đề nảy
sinh trong việc kế thừa truyền thống và tiếp thu văn hóa thế giới. Nội dung
bài viết mang tầm vĩ mơ rõ nét, tuy nhiên tồn bộ bài viết này chưa đề cập
đến sự biến đổi trong việc tham gia các hoạt động giải trí văn hóa của người
dân.
GS Hồng Chí Bảo có bài viết “Biến đổi xã hội ở Việt Nam qua hơn 20
năm đổi mới”. Bài viết đã nhận diện những biến đổi xã hội ở Việt Nam qua
hơn 20 năm đổi mới trên phương diện lý luận, hiện trạng và chính sách. Biến
đổi cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế thị trường đã dẫn đến biến đổi cơ cấu xã
hội – một trong những biến đổi điển hình nhất ở Việt Nam trong đổi mới. Sự
thay đổi về cơ cấu xã hội đó đã dẫn tới mức chênh lệch trong tiền lương, thu
nhập và dẫn tới phân hóa giàu nghèo. Từ đó kéo theo sự biến đổi các thiết
chế, thể chế xã hội và các quan hệ xã hội, biến đổi nhu cầu và lối sống. Tuy
vậy, bài viết chưa nói đến sự biến đổi trong việc tham gia các hoạt động giải
trí văn hóa của người dân với tư cách là một khía cạnh của sự biến đổi xã hội
nói chung.
Bài viết “Biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới”
của tác giả Nguyễn Đình Tấn đăng trên Tạp chí thơng tin khoa học xã hội số
3 năm 2010 đề cập đến sự biến đổi về cơ cấu xã hội giai cấp, giai tầng; cơ cấu
xã hội dân số, cơ cấu xã hội lãnh thổ và các phân hệ cơ cấu xã hội cơ bản

18



khác như cơ cấu xã hội tôn giáo, cơ cấu xã hội dân tộc. Tuy nhiên bài viết
mới chỉ nói đến các vấn đề chung của sự biến đổi cơ cấu xã hội mà chưa cập
đến sự biến đổi về lối sống, hoạt động sinh hoạt văn hóa.
Tác giả Trần Ngọc Hiên với bài viết “Nguồn gốc của những biến đổi xã
hội nông thôn Việt Nam và phương hướng phát triển”, đăng trên Tạp chí
Thơng tin khoa học xã hội số 3 năm 2007, nội dung bài viết đưa ra những yếu
tố được xem là nguồn gốc dẫn đến sự biến đổi xã hội nông thôn Việt Nam
như: sự phát triển kinh tế thị trường ở nông thôn. Trong phần phương hướng
phát triển xã hội nông thôn trong giai đoạn trước mắt, tác giả có đề xuất cần
phải thúc đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa cơng khai, minh bạch, bảo đảm
thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, nhất là phát huy tính sáng
tạo của trí thức và thanh niên. Tuy nhiên tác giả chưa đưa ra những biến đổi
về mặt hoạt động giải trí văn hóa của người nơng dân và những yếu tố tác
động.
Một cơng trình nghiên cứu thực sự khoa học về giải trí là Phan Thanh Tá
“Thời gian rỗi của thanh niên Hà Nội”. Đối tượng là thời gian nhàn rỗi, còn
hoạt động giải trí chỉ được phân tích dưới góc độ là những hoạt động xảy ra
trong thời gian rỗi và nó được nhìn nhận dưới góc nhìn của văn hố học.
Nghiên cứu tập trung vào phân tích thời gian rảnh rỗi của thanh niên trong
phạm vi khu vực nội thành của thủ đô, những hoạt động mà họ thường tham
gia. Dưới góc độ chuyên ngành xã hội học trong thời gian gần đây có một số
cơng trình nghiên cứu về giải trí của tác giả như: Đinh Thị Vân Chi “Mấy
nhận xét về sự biến đổi nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội hiện nay”. Tác
giả đã nhấn mạnh đến đối tượng được nghiên cứu lứa tuổi 15 đến 30 tuổi,
đang sinh sống và học tập và làm việc trong các ngành của nội thành Hà Nội.
Những hoạt động họ thường tham gia và ưa thích, xu hướng của việc biến đổi
trong việc tham gia giải trí và những yếu tố dẫn đến những biến đổi đó.

19



Nghiên cứu về biến đổi kinh tế - xã hội ở Việt Nam nói chung khơng phải
là một đề tài mới mẻ, tuy nhiên khơng phải trong cơng trình nghiên cứu nào
về biến đổi xã hội cũng đề cập đến sự biến đổi về việc tham gia các hoạt động
giải trí văn hóa của người dân. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ tập trung vào
phân tích sự biến đổi xã hội ở các khía cạnh: điều kiện kinh tế, y tế, giáo dục,
văn hóa nói chung hoặc nghiên cứu sự tham gia của một nhóm xã hội vào các
hoạt động cộng đồng xã hội. Vì vậy, học viên đã lựa chọn đề tài “Tìm hiểu
một số biến đổi các hoạt động giải trí văn hố của nơng dân đồng bằng Bắc
bộ hiện nay” nghiên cứu trường hợp thành phố Hải Phòng làm đề tài luận văn
thạc sỹ với mong muốn đóng góp làm phong phú những các cứ liệu vào hệ
thống nghiên cứu về biến đổi xã hội nói chung.
1.3 Các khái niệm công cụ
1.3.1 Người nông dân
Theo định nghĩa của “Bách khoa tồn thư mở Wikipedia” nơng dân là những
người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân
sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất
chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử, người nơng dân có
quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai cấp nơng dân,
có vị trí, vai trị nhất định trong xã hội. Trong lịch sử, nhiều nền văn minh lấy
nông nghiệp làm nền tảng đã phát triển giai cấp nông dân, được tổ chức chặt
chẽ nhất là trong nền văn minh Ai Cập. Đến thời kỳ Hy Lạp, La Mã, hình
thành dần tầng lớp tiểu nơng từ những cơ sở ruộng đất lớn của chủ đất hay
chúa đất. Tiếp đó, ở nơng thơn tầng lớp phú nơng, địa chủ, cùng với tư sản
thành thị. Ngày nay, nơng dân có sinh hoạt tổ chức khác nhau trên từng địa
phương, quốc gia. Nhìn chung, nơng dân là những người nghèo, bị phụ thuộc
vào các tầng lớp trên. Ở các quốc gia vùng châu thổ các sông lớn ở Đông Nam
Á, người nông dân lao động nặng nhọc nhưng hiệu quả công việc và năng suất

20



lao động thấp. Ở các nước phương Tây, trung nông là tầng lớp quan trọng,
tầng lớp tiểu nông ngày các ít đi. Ở Mỹ, chủ trang trại có sự hợp đồng với các
cơng ty vật tư, hóa chất, cơ khí và sử dụng các nhân công tạm thời. Các chủ
trang trại chiếm 10% dân cơ nhưng nông dân làm ra hai phần sản lượng nông
nghiệp của Mỹ.
1.3.2 Khái niệm nhu cầu giải trí
Có 6 nhu cầu xã hội cơ bản của con người trong đó có nhu cầu giải trí - tái
sáng tạo. Đó là nhu cầu nghỉ ngơi và tinh thần bằng chuyển trạng thái hoạt
động: từ các hoạt động sinh tồn sinh vật sang các hoạt động thẩm mỹ. Nhu cầu
chính yếu là tái nhận thức hiện thực theo phương thức thẩm mỹ. Các nhu cầu
phụ thuộc là sự sản xuất và tiêu thụ tác phẩm biểu tượng tính, sự phát triển các
năng lực cảm thụ thẩm mỹ, chế độ thời gian rỗi, thiết chế thời gian rỗi và
phương tiện giải trí.
Giải trí là một dạng hoạt động của con người đáp ứng nhu cầu phát triển của
con người về thể chất, trí tuệ (theo Bách khoa tồn thư mở). Nó khơng chỉ là
nhu cầu của mỗi cá nhân mà là nhu cầu của đời sống cộng đồng. Theo tác giả
Đồn Văn Chúc, có bốn dạng hoạt động mà con người phải thực hiện trong đó
có hoạt động thuộc đời sống tinh thần của mỗi cá nhân như thưởng thức nghệ
thuật, chơi các trò chơi, sinh hoạt văn hóa, đặc biệt là hoạt động tham gia các
hoạt động giải trí văn hóa để thỏa mãn nhu cầu tinh thần của mỗi người. Dưới
góc độ văn hố, nhu cầu giải trí được xác định là nhu cầu sản xuất và tiêu thụ
các tác phẩm văn hoá.
1.3.3 Khái niệm giải trí văn hóa
Trong xã hội hiện đại ngày nay, có rất nhiều hình thức giải trí, nó tùy thuộc
vào sở thích vào nhu cầu, điều kiện vật chất của mỗi người. Tuy nhiên chúng
ta cần phân biệt giải trí văn hóa với các loại hình giải trí khác. Theo cách hiểu

21



của tác giả thì “Giải trí văn hóa là loại hình giải trí mà con người tham gia
vào có mục đích cụ thể, được pháp luật cho phép và phù hợp với thuần phong
mỹ tục của cộng đồng”. Như vậy chúng ta thấy rằng nếu hiểu theo nghĩa như
vậy thì nhưng hoạt động như xem tivi, đi lễ chùa, đi nhà thờ, đọc báo, nghe
đài, sinh hoạt tại những câu lạc bộ… là những hoạt động giải trí văn hóa, bổ
ích của người dân. Có những hoạt động phi văn hóa, đối lập với giải trí văn
hóa, đó là những hoạt động giải trí mà con người tham gia vào nhưng không
được sự cho phép của pháp luật và phong tục tập quán. Ví dụ những hoạt động
như hút ma túy, mại dâm, đánh bạc, các cược…. đó là những hoạt động mà
pháp luật Việt Nam không cho phép. Đối với nhiều người coi đó là cách giả trí
tốt đối với họ, nhưng thực sự đó là những hoạt động ảnh hưởng lớn tới xã hội,
gia đình và tới bản thân cá nhân khi họ tham gia vào. Những hoạt động đó có
thể coi là những tệ nạn xã hội.
1.3.4 Khái niệm thời gian rỗi
Trong bất kỳ thời đại nào con người cũng tiêu dùng thời gian rỗi cho bốn loại
hoạt động:
- Hoạt động lao động xã hội
- Hoạt động thuộc các quan hệ cá nhân trong đời sống xã hội
- Hoạt động duy trì, bảo vệ đời sống vật chất cá nhân nhằm thoả mãn
các nhu cầu cá nhân.
- Hoạt động thuộc đời sống tinh thần của cá nhân.
Loại hoạt động thứ tư là số thời gian còn lại của mỗi người sau khi đã làm
xong ba loại bổn phận trên. Người ta gọi đó là thời gian rỗi, đặc điểm của nó
là con người có thể tự do làm những gì mình thích, và đó là sự chuyển từ hoạt
động tất yếu, cưỡng bức sang tự do, tự giác, tự nguyện.

22



×