Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Tiểu luận LSBC Tìm hiểu một nhà báo Việt Nam hoạt động trước năm 1945 Nhà báo Trương Vĩnh Ký

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.95 KB, 38 trang )

MỞ ĐẦU
Báo chí là một trong những phương tiện truyền thơng hiệu quả, thơng
qua báo chí mà cơng chúng có thể cập nhật được thơng tin một cách nhanh
chóng và kịp thời. Trong lịch sử vận động của văn hóa nhân loại, báo chí ra
đời khá muộn, sau văn chương và các loại hình nghệ thuật khác. Đến cuối thế
kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII, những tờ báo đầu tiên xuất hiện ở Châu Âu, mở
đường cho sự phát triển nhanh chóng của báo chí. Có thể kể đến như tuần báo
Relation của Đức, ra đời tại Strasbourg vào năm 1605, tờ The Times của Anh
năm 1785, hoặc tờ Les Constitutionnels của Pháp năm 1824,.. Báo chí ra đời
và phát triển dưới sự chi phối của nhiều yếu tố, chúng là tiền đề quan trọng
tạo nên quy mô, sự phong phú về thể loại, loại hình báo chí sau này. Những
điều kiện để báo chí ra đời và phát triển đó là nhu cầu thơng tin – giao tiếp,
điều kiện về vật chất ( chữ viết, máy in, một số phát minh khoa học – kỹ thuật
khác), điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, và đặc biệt là ảnh hưởng
của giao lưu quan hệ quốc tế. Chính điều này đã tác động đến đời sống báo
chí ở nhiều phạm vi, từ hoạt động báo chí ở từng vùng lãnh thổ đến sự phát
triển báo chí của một quốc gia, châu lục, thậm chí của báo chí cả thế giới. Và,
sự phát triển của báo chí Việt Nam cũng khơng nằm ngồi quy luật đó.
Báo chí Việt Nam tuy ra đời muộn hơn so với báo chí phương Tây
nhưng đã có nhiều thành tựu, với những chặng đường lịch sử đáng ghi nhớ.
Báo chí thốt thai từ cái nôi của chế độ thuộc địa và phát triển mạnh mẽ ở
Nam Kỳ: báo chí chữ Pháp, báo chí chữ quốc ngữ; từ hình thức cơng báo đến
các loại hình báo chí ngày càng phong phú. Một trong những tờ báo nổi bật
không thể không kể đến Gia Định Báo. Gia Định Báo ban đầu do Pháp điều
hành nhưng đến năm 1869 tờ báo được giao cho Trương Vĩnh Ký làm giám
đốc. Từ đây, đánh dấu một sự chuyển mình lớn trong lịch sử báo chí Việt
Nam với sự xuất hiện của tờ báo quốc ngữ đầu tiên. Gia Định báo với mục
tiêu cao cả là truyền bá chữ quốc ngữ, khai thơng dân trí, cổ động tân học đã

1



mang lại một làn gió mới cho báo chí Việt Nam giai đoạn khởi thủy. Để làm
nên thành công này, phần lớn là nhờ công lao của Trương Vĩnh Ký, nhà văn
hóa lớn,nhà bác học tài ba. Ơng được vinh tặng là “thế giới thập bát văn hào”
của nhân loại thế kỷ XIX, là nhà báo đầu tiên của Việt Nam. Phân tích cuộc
đời và sự nghiệp làm báo của ơng có thể đưa ra một cái nhìn tổng qt về một
người được hậu thế vinh danh là “người mở đường cho báo chí quốc ngữ Việt
Nam."
Đó là lí do người viết chọn đề tài này để tiểu luận kết thúc mơn học
Lịch sử báo chí. Hi vọng bài tiểu luận sẽ góp thêm một cái nhìn tồn diện và
cụ thể hơn về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn hóa lớn, nhà báo Trương
Vĩnh Ký, từ đó đánh giá được phương pháp làm báo của ông. Và điều quan
trọng hơn đối với bản thân người viết, đó là việc tìm hiểu, ghi nhớ và nhận
định sâu sắc về vai trò, nhiệm vụ của người cầm bút đối với xã hội, qua đó rút
ra kinh nghiệm làm báo cho bản thân, định hướng tư tưởng trong q trình
cơng tác sau này, thực hiện đúng yêu cầu đối với một nhà báo chân chính.

CHƯƠNG I: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ
NGHIỆP
1.1: CUỘC ĐỜI
1.1.1 Tuổi thơ

2


Trương Vĩnh Ký sinh ngày 6-10-1837 tại tổng Minh Lý, huyện Tân
Minh, tỉnh Vĩnh Long. Gia đình ơng theo đạo Gia Tô, ông vốn tên Jean
Baptiste Trương Chánh Ký, sau mới đổi là Trương Vĩnh Ký, thường gọi là
Pétrus Ký, hiệu là Sĩ Tải. Ông là con thứ ba của quan lãnh binh Trương
Chánh Thi. Khoảng năm 1839-1940 lãnh binh Trương Chánh Thi được lệnh

lên trấn nhậm một vùng ở Nam Vang và mấy năm sau thì bị mất ở đó khi ơng
cịn nhỏ tuổi. Gia đình lâm vào cảnh túng thiếu, nhưng với lịng thương con,
mẹ ơng ngày đêm lam lũ, tần tảo quyết chí ni hai con ăn học.
Lên 5 tuổi, ông bắt đầu học chữ Nho với cụ Đồ Học, đồng thời được
linh mụcTám, một linh mục người Việt thường lui tới thăm viếng gia đình
truyền dạy quốc ngữ. Lên 8 tuổi, ông được Cổ Long, một linh mục người
Pháp, đưa vào học trường Dòng ở Cái Nhum. Ba năm theo học ở đây, Ký đã
khiến thầy và bạn bè ngạc nhiên, nể phục vì trí thơng minh và tính cần cù của
hiếu học của mình. Nhưng hoạn nạn lại đến, triều đình Huế tăng cường việc
triệt hạ đạo, lùng sục những người theo đạo, nhất là các nhà truyền giáo Cổ
Long phải lẩn trốn dắt theo ba tùy tùng, trong đó có học trị u là Trương
Vĩnh Ký. Ròng rã mấy tháng trời băng rừng lội suối, thiếu ăn thiếu mặc, thầy
trò Ký trốn sang được đất Campuchia.
Năm 1849, Cổ Long xin ông vào học trường Pinhalu, một trường có
nhiều học sinh từ các nước Châu Á như Thái Lan, Miến Điện, Trung Hoa,
Nhật Bản, Lào... đang theo học. Chính nơi đây, trí thơng minh xuất chúng của
Ký càng được nẩy nở. Ông mê say các môn học và môn học nào cũng đạt
xuất sắc, đặc biệt ơng tỏ ra có năng khiếu về khoa ngơn ngữ học. Cũng ở đây,
ông học thêm được nhiều thứ tiếng như Khơmer, Lào, Thái, Miến Điện...
Năm 1851, ông nhận được một trong ba học bổng nhà trường cấp cho
học sinh ưu tú tiếp tục sang học ở trường đạo Pinang (Mã Lai). Năm 1852,
ơng vào trường thầy dịng của hội truyền giáo Viễn Đông, tức là trường
Pinang (ở đảo Pinang Malaixia).

3


1.1.2 Trưởng thành
Ở trường Pinang 6 năm (từ 15 đến 21 tuổi), Ký học các môn văn
chương, khoa học, triết học, học chuyên ngữ Latinh và Hy Lạp. Ông đã đạt

được giải thưởng xuất sắc về môn luận văn Latinh của vị Thống đốc nước
Anh ở đảo này. Ngoài ra, ông còn học thêm được các thứ tiếng Anh, Pháp, Ấn
Độ và Nhật. Ơng nổi tiếng là người có trí nhớ phi thường. Ngồi việc học
thần học, triết học... ơng bắt đầu học thêm ngôn ngữ Hy Lạp, Anh, Nhật,
Hinđu. Trong một kỳ thi luận văn viết bằng chữ Latinh, đầu đề là "Đức Datơ
có phải là Chúa khơng?", bài của ông đã được chấm giải nhất. Năm 1858,
Trương Vĩnh Ký ra trường. Còn đang phân vân giữa đường tu hành và đường
đời thì nhận được tin thân mẫu qua đời, ông quyết định lên đường về quê cũ
thọ tang mẹ và chấm dứt một quãng đời học sinh miệt mài sách vở và kết quả
lại hết sức rực rỡ.
Hơn hai mươi năm dính vào “hoạn lộ”, làm việc với chính quyền thực
dân Pháp, làm việc với triều đình Huế, Trương Vĩnh Ký chưa bao giờ là một
“ông quan cai trị” chính cống, cũng chưa bao giờ là một nhà chính trị chun
nghiệp. Ơng cũng gặp nhiều trắc trở trên con đường chính trị bất đắc dĩ này.
Tháng 12-1860, ơng nhận lời của một giám mục Lefêbvre làm thông
ngôn cho viên Thủy sư đô đốc Rigault de Genouilly đang chiếm đóng ở Sài
Gịn.
Sau khi quyết định sống cuộc sống đời thường, Trương Vĩnh Ký cưới
vợ là bà Vương Thị Thọ năm 1861.
Năm 1862, với tư cách là thông ngôn, ông tham gia trong phái đoàn
Simon ra Huế bàn việc cắt nhượng 3 tỉnh Miền Đông cho Pháp.
Năm 1863 cũng với tư cách thông ngôn, ông theo sứ bộ Phan Thanh
Giản qua Pháp, để thương thuyết chuộc lại 3 tỉnh miền Đông, nhưng thất bại.
Trong dịp này ông đã tiếp xúc và kết bạn với Văn hào Victor Huygo, với các

4


ông viện sĩ Hàn lâm Littré, Durny, Renan; ông cũng đã đi thăm được các
nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha...

Năm 1866, Trương Vĩnh Ký được Pháp bổ nhiệm làm giám đốc
trường thông ngôn (Collège de Interprètes) và dạy tiếng Đông phương tại
trường này.
Năm 1867, ông cho in Abrégé de grammaire Annamite (Ngữ pháp Việt
Nam yếu lược), chứng tỏ ông là người Việt đầu tiên viết sách ngữ pháp tiếng
Việt bằng tiếng Pháp.
Tháng 9-1869, Thủy sư đô đốc Ohier ra nghị định bổ nhiệm Trương
Vĩnh Ký tồn quyền trơng coi tờ “Gia định báo” mà trước đó do người Pháp
(Ernest Poteau) quản nhiệm. Như vậy, ông là người Việt đầu tiên làm chủ bút
một tờ báo Việt ngữ.
Tháng 1-1872, Trương Vĩnh Ký được chuyển qua làm giám đốc trường
sư phạm (Ecole Normale). Ơng cũng có chân trong Hội đồng Châu thành Chợ
Lớn, Hội đồng thành phố Sài Gịn.
Năm 1875, ơng cho in tác phẩm Cours d' Histoire Annamite - 2 tập
(Giáo trình lịch sử Annam). Với tác phẩm này, ơng là người Việt đầu tiên viết
sử Việt Nam bằng tiếng Pháp.
Năm 1886, ông cho in tác phẩm Chuyện đời xưa lựa nhón lấy những
chuyện hay và có ích. Sau này khi tái bản, người ta rút gọn lại là Chuyện đời
xưa, theo ông: "Người ta dùng sách này mà học tiếng thì lấy làm có ích. Vì
trong ấy cách nói chính là cách nói Annam rịng". Với việc làm ấy, ông là
người Việt đầu tiên cho in sách bằng chữ Quốc ngữ.
Sau khi Paul Bert mất (1886), ông chán việc chính trị, chán nản sự đố
kỵ của hai phía chính phủ, ơng xin trở lại Sài Gịn làm giáo sư giảng dạy thổ
ngữ Đông phương ở trường Hậu Bổ (Collège des Administrateur Stagiaires)

5


và trường thông ngôn (Collège des Interpretes). Từ giai đoạn này cho đến
cuối đời, ơng để hết tâm trí vào công việc nghiên cứu và trước tác.

Năm 1888, ông chủ trương tập san Thơng loại khóa trình
(Miscellanées), tất cả ra được 18 số, đình bản vào tháng 6-1989 vì thiếu vốn.
Như vậy, Trương Vĩnh Ký là người Việt Nam đầu tiên chủ trì tập san tư nhân
để phổ biến văn hóa nước nhà.
1.1.3 Cuối đời
Khi cịn cộng tác với Pháp, Petrus Ký được họ kính nể vì học thức và
trí thơng minh của ơng, vì tài năng mà họ muốn lợi dụng để làm nhịp cầu giao
hòa giữa Pháp và triều đình Huế. Vì vậy khi đang tại chức, những sách lược
của ông đều được nhà cầm quyền Pháp bỏ tiền ra in để phân phối cho học
sinh Pháp cũng như Việt Nam ở Nam Kỳ học tập và nghiên cứu. Nhưng từ
khi ông về ở ẩn dật ở Chợ Qn thì những sáng tác của ơng khơng cịn được
Pháp tài trợ và in ấn phát hành nữa. Ông phải bỏ tiền ra in với mục đích duy
nhất là phổ biến văn hóa, mở mang dân trí. Nhưng sách in ra bán ế ẩm khiến
Petrus Ký lâm vào cảnh nợ nần. Petrus Ký lâm bệnh nặng và mất vào ngày 19-1898, lúc cịn 62 tuổi và giữ những cơng trình đang biên soạn dở dang. Trên
mộ ơng có ghi những dòng chữ La tinh như muốn phân bua, nhắn nhủ với hậu
thế: "Xin hãy thương tơi, ít ra những bạn hữu của tơi", "Kiến thức của người
có nó là nguồn sống", "Những ai sống và tin tôi sẽ không phải chết đời đời".
1.2 SỰ NGHIỆP
Trong cuốn Petrus Ký, érudit cochinchinois”, Jean Bouchot đã viết:
“Ta phải xem đời của cụ Trương Vĩnh Ký là một bài học và một gương tốt
cho ta. Một bài học vì ta thấy người dân hồn tồn Nam Kỳ ấy sánh kịp với
các nhà thơng thái xứng đáng nhất của Âu Châu trong đủ ngành khoa học...”
Trương Vĩnh Ký được đánh giá là một trong 18 nhà thông thái nhất thế
giới đương thời, người đạt kỷ lục về lưu thông ngoại ngữ (26 ngoại ngữ), một

6


nhà cách tân văn hóa, một học giả mà số lượng các tác phẩm đạt đến 3 con số
(118 tác phẩm). Hầu như ở lĩnh vực nào ơng cũng có những đóng góp đáng

kể.
Ơng là người tiên phong phổ biến chữ quốc ngữ. Trương Vĩnh Ký đặc
biệt quan tâm đến việc bước đầu hoàn thiện và phổ biến chữ quốc ngữ. Với
tầm nhìn hết sức sáng suốt, ơng thấy rõ giá trị, tác dụng vô cùng lớn lao của
công cụ biểu đạt này, nên đã mạnh dạng đưa nó thóat khỏi bốn bức tường kín
của tu viện và đặt nó giữa lịng cuộc sống, trước hết là trường học (Trường
thơng ngơn Sài Gịn mà ơng là Hiệu trưởng) và báo chí (Gia Định báo, tờ báo
đầu tiên của nước ta mà ông là chủ bút).
Trương Vĩnh Ký là một học giả tiên phong, có nhiều canh tân trong
một số chuyên ngành văn hóa. Trên lĩnh vực này, ở nhiều điểm ông còn đi xa
hơn Nguyễn Trường Tộ, nhà cách tân đồng thời. Ví dụ như Nguyễn Trường
Tộ nhận thức rằng: “chữ Hán là thứ chữ chỉ có ai học mới biết, khơng học thì
nghe như vịt nghe sấm”. Nhưng Trương Vĩnh Ký thì chủ trương: “Cứ lấy chữ
Hán chuyển đọc ra quốc âm. Không cần học nghĩa” và ông đã cụ thể hố” gộp
hết tiếng ta lại chia thành mơn loại, làm tự điển, trước tiên ban hành trong các
cơ quan chính quyền và trường học cho người học dễ dàng sử dụng”.
Ơng cịn đóng vai trị quan trọng: vai trò khai sáng đối với văn học
nước nhà, người được mệnh danh là nhà văn sáng chói Việt Nam cuối thế kỉ
XIX với nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Chuyện đời xưa, lựa nhón lấy những
chuyện hay và có ích (1866), bút ký Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất hợi (1881),
Bất cượng chớ cượng làm chi (1882),...
Và quan trọng nhất, trong phạm vi nội dung tiểu luận này, tác giả chú
trọng, đi sâu tìm hiểu về vai trị cũng như những đóng góp của Trương Vĩnh
Ký trong vai trị nhà báo. Người Việt làm báo trước nhất trong buổi đầu báo
chí sơ khai, khơng ai khác hơn là Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký, và tên tuổi của ông
gắn liền với tờ báo Quốc ngữ đầu tiên: Gia Định Báo.
7


1.2.1 Tổng quan về Gia Định Báo

Gia Định báo được cho là tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt mới
(chữ Quốc ngữ), được ra mắt vào ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Sài Gịn. Bên
trên cùng có dịng chữ "REPUBLQUE FRANCAISE" (cộng hịa Pháp), phía
dưới là dịng chữ to in đậm GIA ĐỊNH BÁO. Gia Định báo có khổ 25x32cm.
Thời gian đầu, báo ra mỗi tháng 1 kỳ vào ngày 15 hàng tháng. Báo ra mỗi
tháng 2 kỳ, rồi mỗi tuần 1 kỳ, tuy nhiên ngày ra báo của Gia Định báo không
cố định. Những năm đầu, tờ báo do E. Poteau, thơng ngơn của Sối phủ Nam
Kỳ làm chủ bút. Đến năm 1869, Trương Vĩnh Ký thay Potteaux làm giám
đốc, trơng coi việc biên tập.
Nội dung chính của Gia Định báo ban đầu gồm 2 phần: công vụ và tạp
vụ. Phần “công vụ” chuyên về các vấn đề chính trị, pháp lý, cơng quyền, đăng
các cơng văn, nghị định, thơng tư, đạo dụ của chính quyền thực dân; còn phần
“tạp vụ” gồm các tin tức địa phương trên các lĩnh vực: kinh tế, tơn giáo, văn
hóa - xã hội... Về sau phần tạp vụ mở rộng thêm, và nhanh chóng trở thành
phần có giá trị và sức cuốn hút nhất của Gia Định báo. Đây là phần khảo cứu,
nghị luận về văn hóa, đạo đức, phong tục, lễ nghi, thơ văn, tư tưởng, lịch sử...
Các bài đăng ở phần này có thể chia làm 3 loại: Truyền bá khoa học thực
nghiệm - từ y tế, vệ sinh, kỹ thuật đến vật lý, hóa học, tự nhiên học; Luận
thuyết nhằm cải tiến xã hội - từ tư tưởng, triết học, đạo đức, lịch sử đến tôn
giáo, thần học, chiêm tinh; Phổ biến khoa học ngôn ngữ - gồm những sáng
tác, sưu tầm, khảo cứu, dịch thuật từ tiếng Hán, Pháp, Anh; những chuyên
luận, bình giảng thơ văn cổ, tìm hiểu chữ Nơm, truyền thuyết, tục ngữ, ca dao,
cổ tích, ngụ ngơn...
Tuy cịn nhiều điểm hạn chế như: chưa phân biệt rõ văn phong nói và
viết nên tính chất nơm na, khẩu ngữ khá đậm nét, hình thức mỹ thuật chưa
đẹp... nhưng với nội dung giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phổ biến, cổ vũ
chữ quốc ngữ, cung cấp những kiến thức, thông tin mọi mặt cho nhân

8



dân, Gia Định báo đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, xứng đáng là tờ
báo tổng hợp có giá trị cao và tạo tiền đề cho báo chí Việt Nam phát triển.
Có thể nói, một mình Gia Định Báo tung hoành trên chiếu văn học
miền Nam, mở đầu cho phong trào báo chí quốc ngữ. Mãi đến hơn 30 năm
sau, các tờ báo khác mới tiếp tục nối theo như: Phan n Báo (1897), Mơng
Cổ Mín Đàn (1900), Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo (1900), Đại Việt Tân Báo
(1902), Nhật Báo Tỉnh (1905),
Đánh giá tổng quan về Gia Định Báo, nhà báo Thiếu Sơn trong cuốn
Phê Bình và Cảo Luận nhận xét rằng: “Gia Định Báo là nguồn ảnh hưởng
mạnh mẽ của văn học đất Nam Kỳ về sau này”.

Trang nhất của tờ Gia Định Báo
1.2.2 Trương Vĩnh Ký – “ông tổ” nghề báo Việt Nam
Với vốn kiến thức sâu rộng, Trương Vĩnh Ký là người có cơng lớn
trong việc “xây nền” cho báo chí nước nhà. Trước khi góp cơng lớn cho sự ra
đời, phát triển của báo chí Việt ngữ, thì Trương Vĩnh Ký cộng tác viết bài cho
một tờ báo Pháp ngữ, mà theo Lược sử báo chí Việt Nam, đó là tờ Bulletin du
Comité Agricole et Industriel de la Conchinchine, một tờ báo có “mục đích để

9


nghiên cứu về nông nghiệp và công nghệ xứ này và mở rộng công cuộc đấu
xảo hàng năm để khuyến khích hai nghề đó”. Nhờ việc viết bài cho tờ báo ấy,
mà “ta đã được thấy người Việt Nam viết báo bằng Pháp ngữ đầu tiên là
Trương Vĩnh Ký”.
Đến ngày 16-9-1869, Thống đốc Nam Kỳ GOhier đã ký quyết định số
189 “Kể từ hôm nay, việc biên tập tờ Gia Định Báo được giao phó cho ơng
Pétrus Trương Vĩnh Ký, người với tư cách là Chánh tổng tài của tờ nầy, sẽ

được lãnh một khoản lương hằng năm là 3.000 đồng quan Pháp. Tờ báo tiếp
tục ra mỗi tuần. Nó sẽ được chia ra làm hai phần: Một phần chánh thức gồm
các văn kiện, quyết định của ông Thống đốc và nhà cầm quyền với tài liệu
bằng tiếng Pháp do Nha nội vụ cung cấp và được ông Trương Vĩnh Ký dịch
ra chữ quốc ngữ; phần khác không chánh thức, sẽ gồm có những bài viết bổ
ích và vui vẻ về những đề tài lịch sử, những sự kiện về luân lý, thời sự...để có
thể đọc được trong các trường học bản xứ và khiến cho công chúng Việt Nam
quan tâm đến” (Lê Nguyễn, Gia Định Báo qua cuộc hành trình 140 năm trong
tập Gia Định Báo, tờ báo Việt ngữ đầu tiên, nxb Văn Hóa Văn Nghệ 2017,
trang 50). Và ông là Chánh tổng tài người Việt đầu tiên trong lịch sử báo chí
quốc ngữ Việt Nam.
Ơng cũng là người “nâng tầm” mục Tạp vụ của tờ báo này lên một bậc.
Trong số báo số 5 ra ngày 16-2-1870, ông viết “Lưỡi không xương nhiều
đường lắt léo. Cái lưỡi tuy là một phần thân thê rất nhỏ trong thân mình người
ta, mà nó như là cái lái khiến cả chiếc thuyền đi xuôi đi ngược, đi bát đi cạy
mặc ý nó. Nó là cái đốm lửa nhỏ, đốt để cả rừng cháy tiêu ra tro. Sự lành sự
dữ cũng đều bởi cái lưỡi mà ra. Cái lưỡi là thông ngơn lịng lo ý tưởng người
ta. Có nói mới ra lời ăn tiếng nói, mà lời ăn tiếng nói làm ích cho người ta biêt
là chừng nào!” (Bùi Đức Tịnh, Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và
thơ mới (l865 – 1932), trang 71).

10


Chính những sự mở đầu này mà hơn mười năm sau đó, dưới thời
Trương Minh Ký làm chủ bút, mục Tạp vụ đã trở thành mục đăng những tác
phẩm văn học chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta.
Sau khi kết thúc vai trò tổ chức, quản lý với tờ báo quốc ngữ đầu tiên
này, mặc dù đảm nhận nhiều vị trí khác nhau theo thời gian trong bộ máy
chính quyền bảo hộ, hoặc tham gia chính quyền nhà Nguyễn, nhưng nghiệp

báo của Trương Vĩnh Ký khơng vì thế mà dừng. Ngược lại, ơng vẫn dành tâm
huyết cho báo chí nước Việt buổi ban đầu mới được phôi thai.
Đến năm 1888, ông tự chủ trương ra tờ nguyệt san Thông Loại Khóa
Trình, để trở thành “chủ báo tư nhân” đầu tiên trong lịch sử báo chí nước nhà.
Theo quan điểm của GS Nguyễn Văn Trung (trong tác phẩm Hồ sơ về
Lục châu học), cũng như Thuần Phong (trong Đồng Nai văn tập số 3, tháng
1.1969) cho rằng Thơng loại khóa trình “là tạp chí văn học hay học báo đầu
tiên bằng Quốc ngữ ở miền Nam”. Thơng Loại Khóa Trình sưu tập nhiều văn
thơ, câu đối, câu thai, câu hát...dân gian. Trong tờ báo này, ông thể hiện rất rõ
tinh thần của mình với nhiều bài viết về các nhân vật lịch sử có tài chống
ngoại xâm của Việt Nam. Đầu tiên là Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt, Mạc
Đỉnh Chi rồi tới Châu Văn Tiếp, Phan Thanh Giản...Và cao trào là những bài
thơ của Bùi Hữu Nghĩa, một nhân vật quyết liệt chống Pháp, rồi những bài vè,
bài hịch chống Tây như vè Khâm sai, rồi Hịch của Nguyễn Tri Phương...
Thơng loại khóa trình in từ 12 – 16 trang mỗi kỳ, được Trương Vĩnh Ký bỏ
tiền túi ra thực hiện. Theo nhà nghiên cứu báo chí Việt Nam Huỳnh Văn
Tịng, thì báo “được trình bày như một quyển sách, khổ 16x23,5 có trang bìa
và cả trang nhan đề”. Báo bán được 300 – 400 số. Tuy nhiên, do không đủ
vốn nên sau khi ra được 18 số, ông phải dừng in. Số cuối cùng đề tháng
10.1889. Theo Báo chí quấc ngữ ở Sài Gịn cuối thế kỷ 19 thì Thơng loại
khóa trình là tờ nguyệt san có nhiều cái đầu tiên như: báo tư nhân đầu tiên,

11


báo do người Việt làm chủ đầu tiên, báo đầu tiên dành cho học sinh, báo tự
đình bản đầu tiên…
1.2.3 Những đóng góp của Trương Vĩnh Ký và Gia Định báo trong
nền báo chí nước nhà
Trương Vĩnh Ký là người đặt nền móng cho sự phát triển báo chí Việt

Nam, người Việt làm báo trước nhất trong buổi đầu sơ khai. Trương Vĩnh Ký
đã thổi một làn gió mới vào cho nền báo chí nước nhà, làm cho báo chí trở
nên gần gũi và nhận được thiện cảm của mọi người. Dấu ấn đậm nét của ơng
trong nền báo chí Việt Nam có lẽ được thể hiện ở Gia Định Báo. Gia Định
báo là một công hiến to lớn của Trương Vĩnh Ký. Vốn là một tờ báo của Pháp
nhưng từ khi Trương Vĩnh Ký làm chủ bút thì đã “thay da đổi thịt, cả về hình
thức lẫn nội dung, nhằm tập trung vào 3 chủ đích: cổ động tân học, truyền bá
quốc ngữ và giáo dục quốc âm.
Gia Định báo đã trở thành một cơ quan có ích lợi thiết thực cho dân trí,
hoặc ít nhất là về mặt phát triển văn học. Không những thế, Gia Định báo cịn
có giá trị lịch sử cho các nghiên cứu về lịch sử, xã hội học.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đánh giá cao Gia Định Báo vì
nó “giúp ta hiểu được khúc quanh lịch sử của đất nước ta: từ phong kiến Á
Đông chuyển sang thuộc địa nửa phong kiến, bắt đầu sử dụng quốc ngữ
Latinh đồng thời học tập theo khoa học thực nghiệm tây phương”. (Tài
liệu Hội thảo khoa học kỷ niệm 140 năm ngày thành lập Gia Định Báo - tờ
báo Việt ngữ đầu tiên của Việt Nam, ĐH KHXh &NV TP.HCM, 2005)
Tác giả Nguyễn Hải Lộc trong “Tìm hiểu Gia Định báo” cho
rằng: “Ngồi những đóng góp về văn học, Gia Định báo cịn là một chứng
nhận lịch sử. Trong nội dung của các số áo ghi lại rất nhiều tài liệu về mọi
lĩnh vực như Hành chính, Chính trị, Kinh tế, Xã hội... trong những năm đầu
Pháp thuộc ở Nam kỳ, nhất là ở phần Công vụ”.

12


Trong hơn 40 năm tồn tại (1865 – 1909), Gia Định Báo đã có những tác
động, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời hóa xã hội đương thời. Khơng những thế,
Gia Định Báo cịn đặt nền móng cho sự phát triển của chữ Quốc ngữ, báo chí
Quốc ngữ, văn xi Quốc ngữ sau này, làm tiền đề quan trọng dẫn đến cuộc

canh tân tồn diện và sâu sắc nền báo chí và văn học dân tộc trong những năm
1932-1945. Có thể nói, với những đóng góp to lớn, Trương Vĩnh Ký với Gia
Định Báo là một dấu ấn đậm nét trong lịch sử báo chí nước nhà.

13


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
2.1 Một số tác phẩm tiêu biểu trên Gia Định Báo và Thơng Loại
Khóa Trình
Trong sự nghiệp đồ sộ của mình, Trương Vĩnh Ký để lại cho nhân loại
nhiều tác phẩm báo chí tiêu biểu, góp phần mở đường cho sự phát triển của
báo chí sau này.
Theo “tạp chí phát triển KH&CN, tập19, 2016, Nguyễn Văn Hà,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM” cho biết từ lúc
phụ trách Gia Định Báo (1869-1872) và sau này làm chủ tờ Thơng Loại Khóa
Trình (1888-1889), Trương Vĩnh Ký đã viết cả thảy bốn bài quan trọng về
việc làm báo. Bài thứ nhất đăng trên Gia Định Báo ngày 24/2/1870, kêu gọi
thầy thông, thầy ký, giáo tập ở các địa phương gửi tin bài về cho Gia Định
Báo, cách thức gửi “tờ chạy” về tòa soạn. Bài thứ hai, đăng trên Gia Định Báo
ngày 8/4/1870, tiếp tục khuyến khích các “cộng tác viên” viết tin bài cho Gia
Định Báo và nhấn mạnh “việc mới lạ”, “chuyện mới” là tiêu chuẩn hàng đầu
của tin tức báo chí. Bài thứ ba, đăng trên Gia Định Báo ngày 1/7/1870, nói về
cấu trúc thơng tin, cách tổ chức nguồn tin bài và công việc biên tập của Gia
Định Báo. Bài thứ tư, đăng trên Thông Loại Khóa Trình số 1/1888 nói về mối
gắn kết giữa các chức năng cơ bản của báo chí là giải trí (coi chơi cho vui),
thơng tin (những chuyện con người ở đời nên biết) và giáo dục (mới ra con
nhà gia giáo, biết phép tắc, lễ nghĩa…). Các bài viết này cho thấy Trương
Vĩnh Ký có sự hiểu biết sâu sắc nhiều mặt về nghề báo và công việc của
người làm báo. Do điều kiện tiếp cận còn hạn chế nên trong phạm vi tiểu luận

này chỉ trích dẫn ba trong số bốn bài báo tiêu biểu của Trương Vĩnh Ký để
phân tích.
Bài thứ nhất, trên Gia Định báo số ra ngày 24-2-1870, Trương Vĩnh Ký
viết trên tờ báo của mình: "Từ nay sắp tới ta trơng cậy sẽ có nhiều chuyện cho

14


người ta coi: vì nhờ có tờ chạy cho các thầy giáo tập quốc ngữ và các thầy
thông ngôn các nơi trong cả sáu tỉnh mỗi tuần hay là nửa tháng thì chạy tờ về
mà học lại những chuyện các nơi các tỉnh để làm vô Gia Định báo cho thiên hạ
hay"
Bài thứ hai, trên báo số 11 ngày 8-4-1870, chánh tổng tài Trương Vĩnh
Ký đã có lời gửi thơng tin viên ở các tỉnh như sau:
“Lời cùng các thầy thông ngôn, ký lục, giáo tập... đặng hay:
Nay việc làm Gia Định báo tại Sài Gòn, ở một chỗ, nên khơng có lẽ mà
biết các việc mới lạ các nơi trong 6 tỉnh mà làm cho thiên hạ coi; nên xin các
thầy cứ mỗi tuần hay là nửa tháng phải viết những chuyện mình biết tại chỗ,
tại xứ mình ở như:
Ăn cướp ăn trộm.
Bệnh hoạn tai nạn.
Sự rủi ro, hùm tha sấu bắt.
Cháy chợ, cháy nhà: mùa màng thế nào.
Tại sở nghề nào thạnh hơn... Nói tắt một lời là những chuyện mới lạ
đem vơ nhựt trình cho người ta biết. Viết rồi thì phải đề mà gửi cho Gia Định
báo chánh tổng tài ở Chợ Quán”.
Bài thứ ba, ông đăng trên lời nói đầu số 1.1888 của Thơng Loại Khóa
Trình( tờ báo quốc ngữ tư nhân đầu tiên) là: “Coi sách dạy lắm nó cũng
nhàm, nên phải có cái chi vui pha vào một hai thì nó mới thú. Vậy ta tính làm
ra một tháng đơi ba lần, một tập mỏng mỏng nói chuyện sang đàng, chuyện

tam hồng quốc chí, phá phách lộn lạo xài bẩn để cho học trị coi chơi cho
vui. Mà chẳng phải là vơ ích đâu; cũng là những chuyện con người ta ở đời
nên biết cả. Có ý, có chí thì lâu nó cũng thấm, nhứt là trí con trẻ cịn đang
sáng láng, sạch sẽ, tinh thần còn minh mẫn, tươi tốt, như tờ giấy bạch, như

15


sáp mềm, vẽ vời, uốn sửa sắc nào thế nào cũng còn đặng; tre còn măng để
uốn, con trẻ nhỏ dễ dạy...”

Lời nói đầu số 1.1888 của Thơng Loại Khóa Trình
2.1.1 Phân tích tác phẩm
Ba bài báo trên là báo chí dưới dạng tin ngắn, nội dung bàn về cách làm
báo theo quan điểm của Trương Vĩnh Ký. Trong bài báo thứ nhất và thứ hai,
ông kêu gọi thầy thông, thầy ký, giáo tập ở các địa phương gửi tin bài về cho
Gia Định Báo, cách thức gửi “tờ chạy” về tòa soạn, hơn nữa đặc biệt nhấn
mạnh “việc mới lạ”, “chuyện mới” là tiêu chuẩn hàng đầu của tin tức báo chí.
Trương Vĩnh Ký đã tìm cách biến viên chức địa phương thành những "tuyên
truyền viên" cho chữ quốc ngữ, đồng thời đào tạo họ thành những cộng tác viên
cho tờ báo, thành những người cộng sự của mình. Dẫn họ vào nghề, Trương
Vĩnh Ký có những bước đi rất cụ thể, quy định cách viết một bài báo, yêu cầu

16


rõ tính thời sự và hiện thực cho các bài/tin, gợi ý đề tài, quy định trách nhiệm cá
nhân của người viết, quy định công việc của người biên tập... Ở bài báo thứ ba,
đăng trên tờ Thơng Loại Khóa Trình, Trương Vĩnh Ký nói đến chức năng cơ
bản của báo chí là giải trí (coi chơi cho vui), thơng tin (những chuyện con

người ở đời nên biết) và giáo dục (mới ra con nhà gia giáo, biết phép tắc, lễ
nghĩa, cho thấy sự hiểu biết sâu sắc về nghề báo để từ đó đặt nền móng cho sự
phát triển của báo chí sau này.
Về đặc điểm ngơn ngữ, cả ba bài báo đều có nhiều lỗi chính tả hay gặp
liên quan đến lỗi phát âm của người Nam Bộ, nhiều phương ngữ, những biến
thể phát âm và từ địa phương như: “coi”, “vơ”, “nhựt trình”, “có chi”, “nhứt là”,
“đặng hay”,... Có nhiều từ và cách nói ngày nay ít dùng: “Từ nay sắp tới ta
trơng cậy sẽ có nhiều chuyện cho người ta coi”, “thầy giáo tập quốc ngữ”,
“đôi ba lần”, “cho thiên hạ hay”, “phá phách lộn lạo xài bẩn” nên phải có
cái chi vui pha vào một hai thì nó mới thú”,..Hơn nữa, trong bài báo của
Trương Vĩnh Ký cịn có sự pha trộn giữa từ thuần Việt và từ Hán Việt:
“hùm”, “thiên hạ”, “thông ngôn”, “ký lục”, “xứ”, “bệnh hoạn”, “thạnh”,...
Có thể thấy, các bài báo của Trương Vĩnh Ký có lối viết bình dị, mộc
mạc, quê mùa, “trơn tuột như lời nói”. Khác với thói quen viết văn với thứ
ngơn ngữ đầy tính ước lệ, tượng trưng của văn học truyền thống. Đây là một
đóng góp quan trọng của Trương Vĩnh Ký đối với quá trình hiện đại hóa nền
văn học Việt Nam nói chung, với dịng văn xi quốc ngữ Nam bộ nói riêng.
Ngơn ngữ ấy, một phần do ảnh hưởng cách nói của dân gian và một phần do
ngôn ngữ văn xuôi buổi đầu chưa có vốn từ phong phú để diễn đạt linh hoạt,
mặc dù Trương Vĩnh Ký là một nhà ngôn ngữ học đương thời.
Về đặc điểm ngữ pháp, bằng hình thức văn xuôi quốc ngữ mới mẻ, tự
nhiên, cách sắp xếp trật tự từ trong các bài báo giống như thứ tự sự việc đã
xảy ra, mà ngày nay đôi khi khơng nói như vậy nữa, chẳng hạn như: “ Nói tắt
một lời là những chuyện mới lạ đem vơ nhựt trình cho người ta biết”, “Nay

17


việc làm Gia Định báo tại Sài Gòn, ở một chỗ, nên khơng có lẽ mà biết các
việc mới lạ các nơi trong 6 tỉnh mà làm cho thiên hạ coi”, …Câu cú đơn giản,

tự nhiên như cách nói thơng thường, tuy nhiên có lẽ do thời kì này chữ quốc
ngữ mới được sử dụng nên cách diễn đạt còn chưa được linh hoạt, rõ nghĩa,
khiến cho người đọc đôi khi hơi khó hiểu. Có nhiều câu khơng có chủ ngữ, ví
dụ như: “Coi sách dạy lắm nó cũng nhàm, nên phải có cái chi vui pha vào
một hai thì nó mới thú”, “Mà chẳng phải là vơ ích đâu; cũng là những
chuyện con người ta ở đời nên biết cả.”, “Có ý, có chí thì lâu nó cũng thấm,
nhứt là trí con trẻ cịn đang sáng láng, sạch sẽ, tinh thần còn minh mẫn, tươi
tốt, như tờ giấy bạch, như sáp mềm, vẽ vời, uốn sửa sắc nào thế nào cũng cịn
đặng”,… Hơn nữa, có thể nhận thấy trong các bài báo của Trương Vĩnh Ký
mỗi sự kiện là một câu đơn phân cách với sự kiện khác bằng dấu phẩy mà
không cần dùng liên từ. Cách dùng giới từ và liên từ thừng chưa được phân
biệt rạch ròi, có nhiều từ lẫn lộn và dư thừa, đặc biệt là dùng lộn xộn các liên
từ: thì, mà.
Tuy được viết cách dây hơn 100 năm và có những nhược điểm nhất
định trong cách diễn đạt nhưng có thể kết luận chung là về cơ bản, ngôn ngữ
trong Gia Định báo đơn giản, dễ hiểu, giản dị và gần gũi với báo chí hiện đại,
là cầu nối quan trọng giúp người Việt tiếp xúc với báo chí. Các bài báo của
Trương Vĩnh Ký trong Gia Định Báo hay Thơng Loại Khóa Trình đều góp
phần to lớn trong việc phát triển báo chí Việt Nam hiện đại sau này.
Phân tích các tác phẩm của Trương Vĩnh Ký có thể thấy rằng, Trương
Vĩnh Ký có sự hiểu biết sâu sắc nhiều mặt về nghề báo và công việc của
người làm báo, các tác phẩm cơ bản đáp ứng nhu cầu đọc và tiếp nhận thơng
tin của cơng chúng, bắt đầu hình thành các yêu cầu về cách thức tổ chức, nhấn
mạnh sự mới lạ, tính thời sự cho các tin/ bài. Bên cạnh đó hình thức văn
chương bình dân, đơn sơ, mộc mạc, thậm chí có chỗ thơ vụng, gần gũi với đời
sống nhân dân; giúp cho tác phẩm dễ dàng đến với tất cả các tầng lớp công

18



chúng đương thời, khiến cho tờ báo được lưu hành rộng rãi hơn, thu hút được
sự chú ý của đông đảo nhân dân, góp phần to lớn trong cơng cuộc phổ biến và
hình thành thói quen đọc báo trong xã hội.
Tuy nhiên, tất cả các bài viết đều ở trạng thái phơi thai, mang tính chất
ngun hợp, mộc mạc và hồn nhiên, đơn giản nhất, chưa có tít và sapo, khơng
có hình ảnh minh họa hay các sản phẩm đa phương tiện khác như báo chí
ngày nay.
Thêm vào đó, ranh giới giữa các loại hình, loại, thể loại và thể khá
mong manh, tạo nên những hình thức và phong cách thơng tin pha tạp thú vị.
Các tin bài thường có sự gặp gỡ, giao thoa không chỉ trong phạm vi các thể
loại của báo chí mà cịn cả giữa các thể loại của văn học, giáo khoa, hành
chính, quảng cáo… Đây là điều có thể dễ hiểu khi mà Gia Định Báo chào đời
năm 1865, thì báo chí phương Tây đã có sau lưng 260 năm phát triển( Năm
2005, Hiệp hội Báo chí Thế giới (World Association of Newspapers) đã chính
thức cơng nhận tuần báo Relation của Đức, ra đời tại Strasbourg vào năm
1605, là tờ báo đầu tiên trên thế giới) và trở thành một ngành công nghiệp lớn
mạnh phong phú về thể loại, loại hình với nhiều hãng thơng tấn và cơ quan
báo chí lớn. Theo tác giả Nguyễn Văn Hà, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, ĐHQG-HCM viết trong tạp chí phát triển KH&CN, tập19,
2016: “ Với Trương Vĩnh Ký chỉ có các khái niệm “chuyện” (chuyện cho
người ta coi, học lại những chuyện, những chuyện làm hay, kể chuyện cho rõ,
phép làm chuyện phải kể, chuyện mới…),… Ở đây, có thể đặt ra hai giả
thuyết: một là trong quá trình làm báo (tham bác, dịch thuật từ báo chí
Pháp), và tổ chức tin bài cho Gia Định Báo, Thơng Loại Khóa Trình, Trương
Vĩnh Ký nhận ra sự khác biệt về phương thức viết, lối hành văn và dung
lượng của các tin bài nên ông định danh chúng theo cách riêng của mình; hai
là, tiếng Việt thời đó chưa có từ tương thích để chuyển ngữ tên gọi các thể
loại báo chí như hiện nay (tin, tường thuật, bình luận, phóng sự, tiểu

19



phẩm…). Tình trạng này cũng xảy ra đối với một số đối tượng và chức danh
khác trong nghề báo như tổng biên tập = chánh tổng tài, bản thảo = tờ chạy,
biên tập viên = kẻ coi lại, ban biên tập = kẻ coi nhật trình… Dù sao thì thể
loại vẫn chưa là vấn đề được quan tâm và thể hiện một cách rõ rệt và hệ
thống trên Gia Định Báo.”
2.2 Tác phẩm “Chuyến đi bắc kỳ năm ất hợi” (1876)
2.2.1 Giới thiệu tác phẩm
Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876) của Trương Vĩnh Ký được xem
là tác phẩm du ký quốc ngữ đầu tiên. Du ký là một tiểu loại của ký, du ký
cũng hàm chứa một nội dung rất rộng. Du ký là viết/ghi chép gắn với việc đi/
di chuyển. Du ký đặc biệt có giá trị ở những thơng tin địa lí, tập tục, lịch sử
vùng miền
“Chuyến Đi Bắc Kì năm Ất Hợi” tường
thuật lại chuyến đi ra ngoài Bắc trong khoảng
thời gian từ 14/1/1876 cho đến 20/4/1876.
Ngay ở cái tựa về “năm Ất Hợi” kèm theo năm
1876 trong dấu ngoặc (1876) cũng dễ gây ngộ
nhận, rằng năm Ất Hợi là năm 1876. Thật ra
năm Ất Hợi chỉ có thể là năm 1875, và sở dĩ
“nhà văn” Trương Vĩnh Ký cho năm Ất Hợi
vào cái tựa là bởi ngày ông khởi hành
(14/01/1876). Cuốn “Chuyến Đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi dài khoảng 42 trang,
chia làm 62 tiết mục. Đại khái tựa các tiết mục viết như: Tới Cửa Hàn, Tới
Hải Phịng, Đi thăm Lãnh Sự… Có tiết mục dài gần cả một hai trang, có thứ
chỉ một dịng chữ. Chuyến đi “tham quan” phía Bắc này của họ Trương kéo
dài khoảng 70 ngày. Thời gian kéo dài hơn dự tính ban đầu bởi ơng Trương bị
trễ tàu hai ba lần khi ở đất Bắc. Nhưng ông vẫn cho cái xui thật ra là cái hên,
bởi nhờ ở chuyện nhỡ tàu, ơng mới có dịp đi được nhiều nơi đất Bắc và ghi lại

20



×