Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

MỐI LIÊN QUAN GIỮA DỊ ỨNG VÀ VIỆC DÙNG SỮA DUTCH LADY CÓ VIVINAL GOS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.55 KB, 9 trang )

MỐI LIÊN QUAN GIỮA DỊ ỨNG VÀ VIỆC DÙNG SỮA DUTCH LADY CĨ
VIVINAL GOS
Lê Hồng Ninh1, Võ Hữu Thuận1, Đặng Văn Chính1,
Nguyễn Quang Huy1, Nguyễn Ngọc Duy1, Lê Thị Ngọc Ánh1
TÓM TẮT:
Đặt vấn đề: Số ca dị ứng nghi do sữa được ghi nhận gia tăng bất thường ở các bệnh
viện nhi Tp. Hồ Chí Minh trong các tuần giữa tháng 10/2009, gây ra sự lo lắng về sức
khỏe của trẻ em trong cộng đồng và mối quan tâm của xã hội về an toàn thực phẩm.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các yếu tố nguy cơ và tìm mối liên quan giữa sữa
Dutch Lady Vivinal GOS với bệnh dị ứng ở trẻ em từ 2- 15 tuổi khởi phát từ 09/10/2009
trở về sau.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh-chứng, trong đó nhóm bệnh là các ca
bệnh nhập viện tại các bệnh viện Tp. Hồ Chí Minh phù hợp với định nghĩa ca bệnh,
nhóm chứng được lấy tại bệnh viện và cộng đồng. Tỷ số giữa ca chứng/ca bệnh 3/1.
Kết quả: So sánh giữa nhóm uống sữa có Vivinal GOS và nhóm khơng uống sữa
Vivinal GOS với bệnh dị ứng cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR=37,05
(4,58-299,79). Khi so sánh uống sữa có Vivinal GOS và uống sữa bình thường với bệnh
dị ứng, kết quả cũng cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê OR=28,63 (3,52-233,08).
Trong khi đó, uống sữa bình thường và khơng uống sữa thì sự khác biệt khơng có ý nghĩa
thống kê.
Kết luận: Sữa cơ gái Hà Lan có Vivinal GOS là yếu tố nguy cơ của bệnh lý dị ứng ở
trẻ em trong thời gian vừa qua. Cần thực hiện một nghiên cứu sâu hơn về tính an tồn
của sữa có Vivinal GOS trên người Việt Nam.
Từ khóa: Mối liên quan, dị ứng, sữa Dutch Lady, Vivinal GOS
ABSTRACT
THE ASSOCIATION BETWEEN ALLERGY AND
DRINKING DUTCH LADY MILK WITH VIVINAL GOS
Le Hoang Ninh, Vo Huu Thuan, Dang Van Chinh,
Nguyen Quang Huy, Nguyen Ngoc Duy, Le Thi Ngoc Anh
Background: The number of reported allergy cases suspected due to drink milk
increased unusually at hospitals of Ho Chi Minh City in the middle of October 2010 and


caused public concerns on child health and food safety.
Objectives: To Identify the relationship between the Dutch Lady Vivinal GOS
drinking and the allergy cases which are children from 2-15 years old and onset from 09
October 2010 downwards.
1

Viện Vệ sinh_ Y tế Công cộng Tp.HCM

Địa chỉ liên lạc: BS. Võ Hữu Thuận

- ĐT: 0983 237 198 -

Email:


Method: A case-control study was carried out in which cases were allergic cases
admitted to hospitals in HCMC that met the case definition and controls were selected
from community and same admitted hospitals. Control-cases ratio is 3:1.
Results: There is statistically significant difference in children who drank milk with
and without Vivinal GOS to the allergy (OR=37.05; 95%CI: 4.58-299.79). Similarly to
drinking milk with Vivinal GOS and normal milks (OR=28.63; 95%CI: 3.52-233.08). On
the contrary, there is no statistically significant difference in association between
drinking and no-drinking normal milks to the allergy.
Conclusion:the Dutch Lady Vivinal GOS milk is likely to be the allergic factor
among children in the above period of time. Milk and its related products should be
closely monitored due to public health.
Key words: Association, allergy, Dutch Lady milk, Vivinal GOS
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ đầu tháng 10/2009 đến nay, tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh xuất hiện
nhiều ca bệnh dị ứng nghi ngờ có liên quan đến sữa. Vào đầu tháng 10, tại Bệnnh Viện

Bạch Mai tiếp nhận 05 trường hợp ngộ độc cấp cứu được cho là do Vivinal GOS (Galacto
Oligosacharide) gây ra. Riêng tại Thành Phố Hồ Chí Minh, vào ngày 9/10/2009 có 02 ca
bệnh khởi phát cấp tính trong đó có một ca cấp cứu. Trong các ngày tiếp theo 13, 16,
17/10 lần lượt xảy ra các trường hợp dị ứng nhập viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2. Tính
đến ngày 28/10/2009 tổng số ca đã lên đến con số 15 và đều nghi ngờ có liên quan đến sử
dụng sữa Vivinal GOS.5
Viện Vệ Sinh Y Tế Công Cộng TP.HCM đã hồi cứu ca bệnh. Kết quả điều tra cho
thấy đa số các ca bệnh rơi vào độ tuổi từ 2-15 tuổi, đều có biểu hiện các triệu chứng của
phản ứng dị ứng nhanh như mề đay, ngứa, phù mi, khó thở, ran phế quản, chảy nước mắt.
Những bệnh nhân dùng các thuốc kháng histamine và đều đáp ứng tốt. Phỏng vấn các ca
bệnh cho thấy có liên quan đến uống sữa trong đó phần lớn ca đều uống loại sữa Dutch
Lady có Vivinal GOS. Phỏng vấn này dẫn đến giả thuyết: sữa Vivinal GOS có thể có liên
quan đến các trường hợp bệnh dị ứng đã xảy ra trong thời gian vừa qua.
Vào khoảng cuối tháng 9/2009, công ty Dutch Lady Vietnam đưa vào thị trường
dòng sản phẩm mới với tên gọi “Sữa Tiệt Trùng Cơ Gái Hà Lan” có bổ sung Vivinal
GOS loại 110ml và 180ml. Vivinal GOS được biết đến là chất xơ tự nhiên giúp tăng
cường hấp thu các dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Dòng sản phẩm
này đã được sử dụng trên 50 nước, từ 10 năm nay trên sữa bột và 5 năm trong sữa nước.
Sau khi đưa vào thị trường Việt Nam, mỗi ngày nhà sản xuất đưa ra thị trường 2-3 triệu
hộp sữa giấy Dutch Lady Vivinal GOS.1
Các ca dị ứng xảy ra đã tạo ra nhiều mối quan tâm xã hội, đặc biệt các phụ huynh,
truyền thông đại chúng về sự an toàn của thực phẩm. Để trả lời câu hỏi này Viện Vệ Sinh
Y Tế Công Cộng TP.HCM tiếp tục tiến hành một nghiên cứu bệnh chứng nhằm xác định
các nguồn lây của vụ dịch trên.
Mục tiêu
- Mô tả các đặc điểm dịch tễ học như tuổi, giới, ngày khởi phát, giờ khởi phát, tiền sử
dị ứng và đặc điểm lâm sàng của các ca bệnh.


- Xác định mối liên quan giữa việc uống sữa Dutch Lady có Vivinal GOS và bệnh dị

ứng ở trẻ em từ 2- 15 tuổi khởi phát từ 09/10/2009 trở về sau
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng được sử dụng trong nghiên cứu này.
Nhóm bệnh là các ca bệnh nhập viện với chẩn đoán dị ứng tại các bệnh viện tại Tp. Hồ
Chí Minh. Nhóm chứng được lấy từ hai nhóm: nhóm tại cộng đồng và nhóm tại bệnh
viện.
Dân số lấy mẫu: Đối với nhóm bệnh, tất cả các trẻ em có độ tuổi từ 2-15 tuổi nhập
viện tại các bệnh viện tại Tp. Hồ Chí Minh và phù hợp với định nghĩa ca bệnh bên dưới.
Các ca chứng là những trẻ không bị dị ứng có độ tuổi gần tương đồng (±1 tuổi) và được
chọn chung nhà, gần nhà với nhà bệnh nhân, chung trường hoặc cùng bệnh viện.
Định nghĩa ca bệnh: những trẻ từ 2-15 tuổi được chẩn đoán dị ứng và nhập viện tại
các bệnh viện tại Tp. Hồ Chí Minh từ ngày 9/10/2009 trở về sau và có tất cả các triệu
chứng cấp tính sau: Nổi mẫn (mề đay); ngứa; và đáp ứng với điều trị bằng thuốc kháng
Histamin hoặc thuốc chống mẫn cảm.
Phương pháp thu thập: Phỏng vấn trẻ hoặc cha mẹ trẻ hoặc cả hai dựa trên bộ câu
hỏi soạn sẵn từ ngày 30/10 – 2/11/2009.
Phương pháp khắc phục sai số: Tỷ số giữa ca chứng/ca bệnh là 3/1. Tuổi ca chứng
khác biệt với ca bệnh trong khoảng cách một năm tuổi. Ca chứng trong bệnh viện được
lấy ngẫu nhiên từ danh sách bệnh nhân nhập vào khoa/phòng cùng ngày với ca bệnh mà
khơng có biểu hiện của ca bệnh và không mắc bệnh tiêu chảy. Ca chứng tại cộng đồng
được chọn từ “bạn bè” của ca bệnh: cùng nhà hoặc gần nhà hoặc cùng trường hoặc cách
ca bệnh với bán kính trong vịng 01 km. Ca chứng sẽ bị loại nếu bị mề đay, mẩn ngứa
trong 1 tuần trước ngày 09/10/2008. Thiết kế bộ câu hỏi phù hợp, rõ ràng, có một khung
câu hỏi nhất định cho tất cả các đối tượng được phỏng vấn.
Phương pháp nhập và xử lý số liệu: Số liệu thu thập sẽ được nhập và phân tích
bằng phần mềm Epi-Info 2000 trong đó sử dụng bảng để mô tả từng biến riêng biệt đối
với thống kê mô tả, và kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố nguy cơ giữa nhóm bệnh
và nhóm chứng, tính OR của từng yếu tố nguy cơ giữa nhóm bệnh và nhóm chứng.
KẾT QUẢ
Mơ tả các trường hợp dị ứng

Có tổng số 18 trường hợp dị ứng nghi do sữa, trong đó có hai ca do TTYTDP
TP.HCM phát hiện ngồi cộng đồng. Vì vậy có 16 ca phù hợp định nghĩa ca bệnh được
đưa vào nghiên cứu. Điều tra tất cả các trường hợp dị ứng nhập viện, có thêm 03 ca phù
hợp với định nghĩa ca bệnh được đưa vào nghiên cứu. Tổng cộng có 19 trường hợp phù
hợp với định nghĩa ca bệnh theo thiết kế nghiên cứu. Tuy nhiên, có 01 ca khơng tìm ra
địa chỉ và 01 ca không tham gia.
Ca chứng: tổng số ca chứng được điều tra là 63 ca trong đó có 45 ca chứng tại cộng
đồng, 05 ca cùng trường học và 13 ca chứng tại bệnh viện, không có ca chứng cùng nhà.


Kết quả điều tra của 17 ca bệnh từ
ngày 9/10/2009 đến nay như sau: Thời
gian khởi phát bệnh: từ ngày 0928/10/2009, trong đó ngày 28/10/2009 có
03 ca (biểu đồ 1).

3
2
1

Ngày khởi phát

Trong số các ca bệnh, có 04 trường hợp có tiền sử cá nhân dị ứng với các loại thực
phẩm sau: sữa Friso Gold và bông lúa vàng của Dutch Lady (01), với cá biển (01), với cà
pháo (01) và khơng rõ dị ngun (01). Ngồi ra, có 02 trường hợp có tiếp xúc với các dị
ứng nguyên khác, trong đó 01 ca tiếp xúc với chó mèo, ca còn lại tiếp xúc với bụi.
Mối liên quan giữa các loại thực phẩm đối với bệnh dị ứng
Liên quan ca bệnh và ca chứng theo tuổi và giới
Bảng 1: Các chỉ số về tuổi và giới trong nhóm bệnh và nhóm chứngnh và nhóm chứngng
Nhóm bệnh


Nhóm
chứng

- Độ tuổi

2-15

1-15

- Tuổi trung bình

8,7

8.5

- Tuổi trung vị

10

9

- 1-3 tuổi

2

9

- 4-6 tuổi

4


15

- 7-9 tuổi

2

11

- 10-12 tuổi

5

13

- 13-15 tuổi

4

15

Tuổi

Nhóm tuổi

Giới
- Nam
- Nữ

28/10/2009


27/10/2009

26/10/2009

25/10/2009

24/10/2009

23/10/2009

22/10/2009

21/10/2009

20/10/2009

19/10/2009

18/10/2009

17/10/2009

16/10/2009

15/10/2009

14/10/2009

13/10/2009


12/10/2009

11/10/2009

10/10/2009

0
09/10/2009

Bảng 1 cho thấy các ca bệnh có độ
tuổi từ 2 - 15 tuổi trong đó tuổi trung vị là
10. Lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu từ 05 tuổi
trở lên trong đó có 12 nam (70,6%) và 5
nữ (29,4%).

4

Số ca

Ngoài ra, các ca bệnh phân bố rải rác
trong 8 quận của Tp. Hồ Chí Minh và
huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai với
triệu chứng lâm sàng chính gồm nổi mẫn
(94%), ngứa (94%) và đỏ da (71%).

Biểu đồ 1: Số ca bệnh khởi phát theo ngày


12


35

(70,6%)

(55,6%)

05

28

(29,4%)

(44,4%)

Kết quả kiểm tra tuổi trong nhóm bệnh và nhóm chứng cho Z=0,19<1,96 và nhóm
tuổi cho χ2=0,78<9,49 (df=4) cho thấy sự khác biệt giữa hai nhóm khơng có ý nghĩa
thống kê. Đối với giới, kết quả với χ 2 =0,71<3,84 (df=1) cho thấy sự khác biệt cũng
khơng có ý nghĩa thống kê (bảng 1).
Mối liên quan giữa việc uống sữa có Vivinal GOS và bệnh dị ứng
Thực phẩm đã ăn cũng được phân tích theo nhãn hiệu và chủng loại, 21 loại thực
phẩm đã điều tra không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với tình trạng dị ứng.
Trong 9 nhãn hiệu sữa đã nghiên cứu bao gồm: sữa Milo, sữa Dutch lady 100% nguyên
chất, sữa Vinamilk, sữa Nutrifood, sữa Grow hươu cao cổ, Sữa EnfaGrow, sữa cô gái Hà
Lan Vivinal GOS, sữa đậu nành và sữa khác (Yomost, Pediasure, Gainplus, Dugro,
Daisy, Ensure), chỉ có sữa cơ gái Hà Lan Vivinal GOS là có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với tình trạng dị ứng với OR=37,05 (4,58-299,79) và p=0,000002 (exact test)
(Bảng 2).
Bảng 2: Mối liên quan giữa uống sữa có Vivinal GOS với bệnh dị ứng
Ca Ca

Tổng OR
bệnh chứng
Uống sữa
Vivinal GOS

p

16

19

35

Không uống sữa 1
Vivinal GOS

44

45 37,05 <0,001

Tổng

63

80

17

Mối liên hệ giữa uống sữa có Vivinal GOS và uống sữa bình thường 2 với bệnh
dị ứng:

Trong số các ca bệnh và ca chứng có các trường hợp uống cả sữa có GOS và sữa bình
thường. Chọn ca uống sữa GOS là ca có uống GOS và có thể có uống thêm một trong các
loại sữa khác. Ca uống sữa bình thường là ca có uống một trong các loại sữa và không
uống sữa GOS.
Bảng 3: Mối liên quan giữa uống sữa có Vivinal GOS và uống sữa bình thường (sữa
khơng có Vivinal GOS) với bệnh dị ứngi bệnh và nhóm chứngnh dị ứng ứngng
Ca Ca
Tổng OR
bệnh chứng
2

p

Sữa bình thường bao gồm sữa Milo, sữa Dutch lady 100% nguyên chất, sữa Vinamilk, sữa Nutrifood, sữa
Grow hươu cao cổ, Sữa EnfaGrow, sữa cô gái Hà Lan Vivinal GOS, sữa đậu nành và sữa khác (Yomost,
Pediasure, Gainplus, Dugro, Daisy, Ensure)


Uống sữa
16
Vivinal GOS

19

35 28,63 <0,001

Uống sữa
bình thường

1


34

35

Tổng

17

53

70

Trong số các ca chứng có 10 ca khơng uống sữa bình thường. Bảng 3 cho thấy việc
uống sữa có Vivinal GOS và uống sữa bình thường với bệnh dị ứng có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với OR=28,63 (3,52-233,08), p = 0,00002 ( exact test)
Đối với các ca bệnh và ca chứng có uống sữa có Vivinal GOS và sữa bình thường,
đếm số lượt uống của những trường hợp này ta có kết quả như sau trong bảng 4:
Bảng 4: Mối liên quan giữa số lượt uống sữa có Vivinal GOS và uống sữa bình thường
với bệnh và nhóm chứngnh dị ứng ứngng
Ca
Ca Tổng OR
bệnh chứng

p

Số lượt uống 16
sữa có Vivinal
GOS


19

35

Số lượt uống 16
sữa
bình
thường

53

69 2,79 <0,05

Tổng

72

104

32

Trong 17 ca bệnh có một ca khơng uống GOS (nhưng có uống sữa bình thường) và
một ca khơng uống sữa bình thường (nhưng có uống GOS). Trong 53 ca chứng, tất cả các
ca chứng đều có uống sữa bình thường, trong đó có 19 ca có uống GOS. Kết quả phân
tích cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR=2,79 (1,17-6,65) và χ2=5,53.
Mối liên quan giữa uống sữa với bệnh dị ứng:
So sánh việc uống sữa và không uống sữa. Kết quả cho OR không xác định.
Bảng 5: M i liên quan giữa uống sữa và khơng có uống sữa với bệnh dị ứng a u ng sữa uống sữa và không có uống sữa với bệnh dị ứng a và khơng có u ng sữa uống sữa và khơng có uống sữa với bệnh dị ứng a với bệnh dị ứngi bệnh và nhóm chứngnh dị ứng ứngng
Ca
Ca Tổng OR

bệnh chứng
Uống sữa bình 16
thường

53

69

Khơng uống
sữa bình
thường

1

10

11

Tổng

17

63

80

p

3,02 0,27



Khi so sánh uống sữa bình thường với khơng uống sữa bình thường cho thấy sự khác
biệt khơng có ý nghĩa thống kê với OR=3,02, p=0,27 (exact test)
BÀN LUẬN
Số ca dị ứng nghi do sữa gia tăng bất thường trong các tuần giữa tháng 10/2009 gây
ra sự lo lắng về sức khỏe của trẻ em trong cộng đồng và mối quan tâm của xã hội về an
tồn thực phẩm. Vì thế mục đích của nghiên cứu này là để xác định mối liên quan giữa
việc uống sữa Dutch Lady Vivinal GOS và các trường hợp bị dị ứng. Kết quả so sánh
giữa nhóm uống sữa có Vivinal GOS và nhóm khơng uống sữa có Vivinal GOS với bệnh
dị ứng cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR=37,05 (4,58-299,79). Khi so
sánh uống sữa có Vivinal GOS và uống sữa bình thường (sữa khơng có Vivinal GOS) với
bệnh dị ứng, kết quả cũng cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê OR=28,63 (3,52233,08). Trong khi đó khi so sánh uống sữa bình thường và khơng uống sữa bình thường
với bệnh dị ứng, kết quả cho thấy sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê.
Từ trước đến nay, GOS được xem là một thành phần không không gây ra dịch ứng và
chưa từng xuất hiện các trường hợp dị ứng khi sử dụng sữa có GOS. Nghiên cứu về vấn
đề này trong phịng thí nghiệm cho thấy hiệu quả của GOS trong việc giảm tình trạng dị
ứng trên chuột 5 và sự an toàn của sản phẩm có GOS. 3 Tuy nhiên, một số nghiên cứu trên
người lại cho kết quả trái ngược. Một nghiên cứu tìm hiểu việc làm giảm tình trạng dị
ứng bằng cách sử dụng GOS trên thai phụ trước sanh và trên trẻ của họ cho thấy GOS
khơng có tác dụng trong việc làm giảm tỷ suất mắc mới. 5 Những nghiên cứu khác về hiệu
quả của GOS trong việc ngăn ngừa tình trạng dị ứng, kết quả cũng cho thấy sự khác biệt
giữa GOS và giả dược khơng có ý nghĩa thống kê 4, 2, 5 .Thêm vào đó, một nghiên cứu
khác so sánh tác dụng của sữa có và khơng có bổ sung GOS trên nhóm khuẩn ruột, kết
quả cho thấy khơng có sự khác biệt về nhóm khuẩn ruột giữa các loại sữa này 1. Nhóm
khuẩn ruột này được xem như để điều chỉnh hệ thống miễn dịch trong việc ngăn ngừa và
điều trị các bệnh liên quan đến dị ứng, nhưng hiệu quả của nó thì rất khơng ổn định. 5
Đối với nghiên cứu về độ an toàn của sữa có GOS, chưa được thực hiện một cách đầy
đủ trên người, tính an tồn chỉ dựa chủ yếu vào sự phát triển của sản phẩm này trên thị
trường 5. Thêm vào đó, vấn đề này vẫn cịn trong q trình nghiên cứu. Điều này có thể
cho thấy tính an toàn của sản phẩm này chưa thực sự đảm bảo trên người. Nguyên nhân

có thể có các dị ứng nguyên mới lạ trong sữa hoặc các hóa chất trung gian gây ra phản
ứng dị ứng hoặc do tính tăng hấp thu của Vivinal GOS kéo theo các protein lạ vào trong
máu hoặc có thể từ nguồn gốc và qui trình chế biến sữa. Sau sự kiện hàng loạt ca bị dị
ứng nặng do sữa trên người Việt Nam, cần phải thực hiện các nghiên cứu sâu hơn để có
đủ bằng chứng về tính an tồn và hiệu quả trước khi đưa vào sữa.
Ca bệnh được lựa chọn bao gồm tất cả các trường hợp dị ứng nhập viện trong thời
gian nghiên cứu, không chỉ thu thập các ca bệnh chỉ nghi do sữa, vì thế đã tránh được
những sai số lựa chọn. Cũng vậy, loại sai số này cũng được giảm thiểu khi các ca chứng
được chọn với mức độ tương đồng cao như về tuổi, giới, vùng địa lý. Vì thế, sự khác biệt
OR của kết quả trên là đáng tin cậy. Mặc dù các sai lệch lựa chọn đã được hạn chế,
nhưng các sai số nhớ lại có thể xảy ra trong loại nghiên cứu này, đặc biệt là các ca chứng.
Tuy nhiên, lịch và hình ảnh gợi ý trong điều tra được sử dụng để hạn chế tối đa loại sai số
này. Dù đã hạn chế được các loại sai số, nghiên cứu này cũng có hạn chế là các “ca bệnh
có thể” được chẩn đốn tại các phịng khám và các “ca bệnh có thể” ngoài cộng đồng


không được đưa vào nghiên cứu. Một hạn chế khác là do các thơng tin về tình hình dị ứng
sữa đã được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng và có thể gây sự chú ý cao hơn
trong nhóm bệnh.
Tóm lại, số liệu cho thấy rằng tình trạng dị ứng trong thời gian qua là một vấn đề
trầm trọng do bởi hầu hết các trường hợp nhập viện là do khó thở. Điều này cũng cho
chúng ta nhận định rằng dị ứng nguyên trong những trường hợp này là một dị ứng nguyên
mới, lạ, xuất hiện lần đầu có trong dịng sản phẩm có Vivinal GOS.
KẾT LUẬN
Sữa cơ gái Hà Lan có Vivinal GOS là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh dị ứng. Nguyên
nhân có thể là có một dị ứng nguyên mới lạ hoặc hóa chất trung gian xuất hiện lần đầu
trong sữa hoặc do tính tăng hấp thu của Vivinal GOS kéo theo các protein lạ vào trong
máu hoặc có thể từ nguồn gốc và qui trình chế biến sữa.
Khuyến nghị: Đề nghị nhà sản suất kiểm tra lại nguồn gốc và qui trình chế biến sữa;
Xét nghiệm để phát hiện các hóa chất lạ, các chất hóa chất trung gian có thể gây ra dị

ứng; Và thực hiện một nghiên cứu về tính an tồn của sữa có Vivinal GOS trên người
Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bakker-Zierikzee AM, Alles MS, Knol J, Kok FJ, Tolboom JJM, Bindels JG. Effects of
infant formula containing a mixture of galacto-and fructo-oligosaccharides or viable
Bifidobacterium animalis on the intestinal microflora during the first 4 months of life.
Cambridge Univ Press 2007:783-90.
2. Heine RG, Tang MLK. Dietary approaches to the prevention of food allergy, 2008:320.
3. Kobayashi T, Yasutake N, Uchida K, Ohyama W, Kaneko K, Onoue M. Safety of a novel
galacto-oligosaccharide: genotoxicity and repeated oral dose studies, 2009.
4. Kuitunen M, Kukkonen K, Juntunen-Backman K, Korpela R, Poussa T, Tuure T, et al.
Probiotics prevent IgE-associated allergy until age 5 years in cesarean-delivered children
but not in the total cohort. Elsevier 2009:335-41.
5. Kukkonen K, Savilahti E, Haahtela T, Juntunen-Backman K, Korpela R, Poussa T, et al.
Probiotics and prebiotic galacto-oligosaccharides in the prevention of allergic diseases: a
randomized, double-blind, placebo-controlled trial. Elsevier 2007:192-8.
6. Prescott SL, Björkstén B. Probiotics for the prevention or treatment of allergic diseases.
Elsevier 2007:255-62.
7. Savilahti E, Kuitunen M, Vaarala O. Pre and probiotics in the prevention and treatment of
food allergy. 2008:243.
8. Schouten B, van Esch B, Hofman GA, van Doorn S, Knol J, Nauta AJ, et al. Cow Milk
Allergy Symptoms Are Reduced in Mice Fed Dietary Synbiotics during Oral
Sensitization with Whey. Am Soc Nutrition 2009:1398.
9. Sở Y Tế TP.HCM. Báo cáo nhanh tình hình dị ứng nghi có liên quan sữa, cơng văn 6055/
SYT-NVY, ngày 27/10/2009.
10. Vandenplas Y. Oligosaccharides in infant formula. Cambridge Univ Press 2007:293-6.





×