Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại việt nam khóa luận tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.09 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỊ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TĨT NGHIỆP ĐẠI HỌC
GAN HA

`

“hs,

z Uy

=>

4)

2

yaw

RƯởy„.

x

œ

NGÀNH:

“Nn,

© Univers’


4

S

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 110610

DE TAI:

GIAI PHAP HOAN THIEN HOAT DONG BAO
HIEM TIEN GUI TAI VIET NAM

SV THUC HIEN: PHAN THI MY HIEN
LOP: DH22C3
NGUOI HUONG DAN: TS. HA THI THIEU DAO

TP. HO CHi MINH
NAM 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi, có sự
hỗ trợ từ Cơ hướng dẫn là TS. Hạ Thị Thiều Dao. Các nội dung nghiên cứu
và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất cứ cơng trình nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ
cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các

nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngồi ra, trong luận
văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả


khác, cơ quan tổ chức khác, và đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích

dẫn để dễ tra cứu, kiêm chứng. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi
xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn
của mình.

TP.HCM, ngày 4Ì tháng 05 năm 2010
Tác giả

aan
|i


_

Phan Thị Mỹ Hiền


MỤC LỤC
8... 0 TC:

1

CHUONG 1: TONG QUAN VE HOAT DONG BAO HIEM TIEN GUL ....3
1.1. Khai quat vé bao hiém tién gtti. cc cecssesseececseeseestessessessessesseseesseseesee 3
1.1.1. Khái niệm, bản chất bảo hiểm tiền gửi...........................---5c5 csscecs2 3
1.1.2.

Mục đích, vai trị của bảo hiểm tiền gửi.......................--.-- 575cc. 5


1.1.3. Đặc điểm của bảo hiểm tiền gửi ........................--55 c+ccceseererersrrereree 8
1.1.4. Các nhân tố chủ yếu trong hệ thống bảo hiểm tiền gửi................... 9
1.1.5. Các mô hình tổ chức của hoạt động bảo hiểm tiền gửi ................... 13
1.1.6.

Bảo hiểm tiền gửi trong mạng an toàn tài chính quốc gia............... 14

1.1.7. Các mơ hình hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ................... 16
1.2. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho
Mon L0...
...

21

1.2.1. Bảo hiểm tiền gửi ở Mỹ..........................-5c ScSc22rretrrrkerrrrerrerrrrrree 21
1.2.2. Bảo hiểm tiền gửi ở Đài Loan .................................-------cs©c+ccscxcceecee 23
1.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ...............................-5-55 5< <<
24

Tóm tắt chương Ì.......................---<6 S331 E1 1k T21 1 31171131121... 17 11.0. 25

CHƯƠNG 2: THUC TRANG HOAT DONG BAO HIEM TIEN GUI G
VIET NAM

oivcecccscsssscsessesssesscssessscssessscsucsssssecsesssesssessesscsssesecesecssssesseansesseeseess 26

2.1. Giới thiệu về tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam........................--.------ 26

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt
NAM

oie ...........................

26

2.1.2. Mơ hình tổ chức và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bảo hiểm tiền
gửi Việt Nam ...........................

2.1.3.

HH

TH

Quan hệ giữa cơ quan quán lý Nhà nước và Bảo hiểm tiền gửi

f0...
2.2.

Eh 27

33

Thực trạng hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam........................-..-- 35

P Ni)
2.2.2.


8i i8

1n.

.............. 35

Năng lực tài chính ............................
-.- SH
tu
40


2.2.3. Tình hình thu phí bảo hiểm ..........................¿555522 2+ccxezvrrzrerrrrvrre 41
2.2.4.

Hạn mức chỉ trả tiền bảo hiỂm .....................
5-5 S2 E*EEEveEztrereree 43

2.2.5.

Hoạt động kiểm tra, giám sát các tô chức tham gia bảo hiểm tiền

¬ 0 ............ƠỊỎ

44

2.2.6. Chế tài xử phạt đối với các vi phạm của tổ chức tham gia bảo
iS ïf02

MNớn.......................... 48


2.2.7.

Hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi........................---- +: 48

2.2.8.

Hoạt động hỗ trợ tài chính.......................-«<< k+k+xk+xeErxexx 2x crrrrrrerree 49

2.2.9. Hoạt động tiếp nhận, xử lý đỗ vỡ ngân hàng .........................
.. ---- 50
2.2.10.Nhận thức của công chúng về hoạt động bảo hiểm tiền gửi ........... 51
, h0

án.

.....................

°»5VÄY
(2i biện i0 5 .Ộ..........Ơ

52

55

2.2.13.Cơng nghệ thơng tín ...... eee ceeeeeeceeneeeenesesessasesseeceesssessseeessneeas 55

Tóm tắt chương 2. . . .

--¿- 5s St s E32 SEEEX112211112112171111111111111

111... ce. 56

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BẢO HIẾM
TIỀN GỬI TẠI VIỆT NAM HIỆN NA Y.......................
¿5 -55©7<5c+zssccrrveeerersees 57
3.1. Các giải pháp ở tầm vĩ mô....................-.-esses csscsesecscsesseeseseseseeescsteseeeseens 57
3.1.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý .........................
-.---- << SH
net 57
3.1.2. Nâng cao vị trí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong mạng an

tồn tài chính quốc gia.....................---+ - 2 5 +2 Sx+xeEE+EvEEerxrrerrrxekrkerrrsrrersrrke 62
3.1.3. Hoàn thiện cơ chế xử lý đỗ vỡ ngân hàng .....................-..-.- --:+c+53.1.4. Tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh cho hoạt động BHTG ................. 64

3.1.5. Đây mạnh hợp tác quốc tẾ.....................---+2 2 2222 x+x+x+rerxererxerzverrxrer 65
3.2. Các giải pháp ở tầm vi mơ.........................
5-7 +©++xEv+Ev2vEEEEeEekerkrtrrrrrrrereeree 65
3.2.1. Hồn thiện mơ hình hoạt động ................................- --- ĂĂ 5S seeieeererreree 65

3.2.2. Nâng cao năng lực tài chính ...............................--- 55s seeerrrerrrree 67
3.2.3. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám
sát các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi...................... ----ccccccccecererrree 70

3.2.4. Nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng vốn nhàn rỗi.......................- 72


3.2.5. Nâng cao hiệu quả hỗ trợ tài chính.........................---2 - ss©se+secsccec- 72
3.2.6. Nâng cao nhận thức cơng chúng về bảo hiểm tiền gửi..................... 73


3.2.7. Phát triển nguồn nhân lực........................--2 2 2 s++s+k+E££Sz£keEecxeresrerreee 74
3.2.8. Cải tiến công nghệ thông tin.......................
¿5x etxekeverxereererrerxee 76
Tóm tắt chương 2.........................¿2s SsSkEkSkS E21 111171111011011111111111 123 1XeE 77

Kt WAN ooeceecccccecccceccccceccsesecscscscseccssesscscscsescsesescavavavsssssesecesesesesssensacatscsesrsceces 78


DANH MUC CAC TU VIET TAT
ADB

Ngan hang phat trién Chau A

AFD

Co quan phat trién Phap

BHTG

Bảo hiểm tiền gửi

BHTGVN

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

CDIC

Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan

CNBHTG


Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi

DIV

Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

FDIC

Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ

HTTC

Hỗ trợ tài chính

HTXTD

Hợp tác xã tín dụng

IADI

Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế

KDIC

Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc

NHLD

Ngân hàng liên doanh


NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHNNg

Ngân hàng nước ngoài

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cô phần

NHTMNN

Ngân hàng thương mại Nhà nước

NHTW

Ngân hàng Trung ương

QTDND

Quỹ tín dụng nhân dân

QTDNDCS


Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở

QTDNDTW

Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương

TCTD

Tổ chức tín dụng

TCTG BHTG

Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

USAID

Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ

WB

Ngân hàng thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MUC CAC HINH, SO BO, BANG, BIEU
Tén hinh, so dé, bang, biéu


Trang

Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa BHTG với các loại bảo hiểm khác................ 8
Bảng

1.2. Năng

lực thực hiện mục

tiêu chính sách cơng của

từng mơ hình bảo hiểm tiền gửi.........................---22 2552 S++E2E+EeEerverxrrerrsevee 19
Bảng 2.1. Tình hình các tổ chức tham gia BHTG

giai đoạn

2007-2000.....................

TH HH

TH HH

Bảng 2.2. Tình hình các TCTG
giai đoạn 2005-2009....................QQ

HH TH TH

BHTG
Q TH


7000 39

được kiểm tra tại chỗ
T HH

HH

HH

cọ

nh 46

Bảng 2.3. Hành lang pháp lý cho hoạt động BHTG ở Việt Nam............... 54
Biểu đồ 2.1. Tổng nguồn vốn BHTGVN giai đoạn 2000-2009 ................. 40

Biểu đồ 2.2. Kết quả thu phí BHTG giai đoạn 2000-2009......................... 42
Hình 1.1. Mơ hình tơ chức mạng an tồn tài chính quốc gia....................-- 16
Sơ đô 2.1. Cơ câu tô chức bộ máy của Bảo hiêm tiên gửi Việt


Lời mở đầu
Hoạt động của hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển và nó được
xem là xương sống của nền kinh tế. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh, đặc

biệt là hoạt động của các tơ chức tín dụng thì đầy ắp rủi ro. Do đó nguy cơ
phá sản của ngân hàng là không thể tránh khỏi nếu như khả năng hoạt động
của ngân hàng yếu kém.


Khác với các ngành nghề kinh doanh thơng

thường, ngân hàng là loại hình kinh doanh mang tính rủi ro hệ thống, sự
sụp đỗ của một ngân hàng sẽ dẫn đến sự sụp đồ đồng loạt của cả hệ thống

ngân hàng nếu như khơng có biện pháp xử lý thích hợp và hiệu quả. Điều

này ảnh hưởng rất lớn đến sự ôn định và phát triển kinh tế đất nước, thậm
chí cịn gây bất ổn đến cả chính trị, xã hội, gây hoang mang và đánh mat
lịng tin của dân chúng. Nhà nước đã có những chính sách, biện pháp nhằm
hạn chế những rủi ro này, tạo ra môi trường hoạt động lành mạnh, an tồn

cho hệ thống tài chính. Riêng đối với ngành ngân hàng, ngồi những chính
sách chung thì Chính phủ đã ban hành thêm văn bản pháp luật về Chính

sách bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam và lần đầu tiên Tổ chức bảo hiểm tiền
gửi ở Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg
ngày 09/11/1999 của Thủ tướng chính phủ và chính thức đi vào hoạt động

ngày 7/7/2000. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã từng bước phát
triển, thực hiện sứ mệnh bảo hiểm tiền gửi công khai, góp phần quan trọng
trong việc đảm bảo an tồn hoạt động tài chính — ngân hàng của nước ta.

Tuy nhiên với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ thì liệu
hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam hiện nay có cịn đáp ứng được yêu
cầu của nền kinh tế và phát huy tốt vai trị của mình. Với yều cầu cấp thiết

hiện nay là cần hoàn thiện hơn hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, vì

vậy với đề tài nghiên cứu “ Giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo hiểm tiền

gửi tại Việt Nam”, với những giải pháp đưa ra tác giả mong rằng sẽ phần
nào giúp cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam sớm hoàn thiện hơn
cũng như phát huy tốt nhất vai trị của mình nhằm

đảm bảo an toàn cho

Trang |


hoạt động tài chính hiện nay, một hoạt động vốn đang rất nhạy cảm với

những biến động trong nền kinh tế.
Với đề tài nghiên cứu này sẽ đi vào việc nghiên cứu cơ sở lý luận
của hoạt động bảo hiểm tiền gửi thông qua phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử. Từ đó phân tích thực trạng, kết quả đạt được

cũng như hạn chế của hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam hiện nay và

đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm hồn thiện hoạt động bảo hiểm tiền
gửi ở Việt Nam bằng các phương pháp so sánh, thống kê, phân tích và tổng
hợp.

Luận văn gồm 3 chương
- Chương 1: Tổng quan về hoạt động bảo hiểm tiền gửi.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại

Tran

ge


Việt Nam hiện nay.


CHƯƠNG

1: TONG

QUAN

VE HOAT

DONG

BAO

HIEM

TIEN GUI
1.1. Khái quát về bảo hiểm tiền gửi
1.1.1. Khái niệm, bản chất bảo hiểm tiền gửi
1.1.1.1. Khái niệm
Hoạt động của các tổ chức tài chính nói chung và các ngân hàng nói
riêng ln có những rủi ro, trong đó mất khả năng thanh tốn là rủi ro lớn
nhất. Hậu quả có thể dẫn tới là tê liệt hệ thống tài chính quốc gia, bat 6n x4
hội và giảm sút niềm tin của các nhà đầu tư. Một trong những cơng cụ
phịng ngừa được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay là bảo hiểm tiền
gửi (BHTG).
Bảo hiểm tiền gửi là cam kết công khai của tổ chức BHTG đối với


tô chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (TCTG BHTG) và người gửi tiền về
việc tổ chức BHTG sẽ chỉ trả tiền gửi được bảo hiểm cộng với tiền lãi

nhập gốc cho người gửi tiền khi TCTG BHTG bị chấm dứt hoạt động và
mắt khả năng thanh toán cho người gửi tiền (Phùng Văn Hùng, 2009, tr.
44).

Cam kết cơng khai này được thể hiện dưới hình thức một hợp đồng
bảo hiểm gồm có ba đối tượng: tơ chức BHTG, TCTG BHTG (các định
chế trung gian tài chính có huy động tiền gửi) và người gửi tiền. Việc phát
triển hoạt động BHTG về qui mô nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động
tài chính tiền tệ của quốc gia trong nền kinh tế phát triển và hội nhập là

một tất yếu khách quan. Trách nhiệm và quyền lợi tài chính của ba đối
tượng được thể hiện như sau:

- Tổ chức bảo hiểm tiền gửi: là đối tác nhận đóng góp tài chính từ
các TCTG BHTG và có trách nhiệm chỉ trả tiền gửi cho người có tiền gửi
tại các tổ chức huy động tiền gửi, trong trường hợp có sự đỗ vỡ từ các
TCTG BHTG.

Trang 3


- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (tổ chức huy động tiền gửi):
là các định chế trung gian tài chính bao gồm các ngân hàng thương mại

(NHTM), các tổ chức phi ngân hàng có hoạt động huy động tiền gửi. Các
tổ chức này khi tham gia đóng góp tài chính cho tơ chức BHTG và được
quyền u cầu tô chức BHTG phải chỉ trả tiền gửi cho công chúng tại các


tổ chức này, trong trường hợp các tổ chức này mất khả năng thanh toán

hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấm dứt hoạt động.
- Người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm: là khách hàng của
những TCTG BHTG, những người gửi tiền này không phải đóng góp tài
chính trực tiếp cho tổ chức BHTG, họ được thanh toán tiền gửi trong hạn

mức chỉ trả theo qui định của pháp luật (Lê Văn Út Hiền, 2009).

1.1.1.2. Bản chất
Hoạt động BHTG

là hoạt động cung cấp dịch vụ BHTG.

Dịch vụ

BHTG là loại hàng hóa mang tính xã hội cao, theo cách phân loại của các

nhà kinh tế học, dịch vụ BHTG thuộc loại hàng hóa cơng khơng thuẫn túy.
Cơ sở để gọi dịch vụ BHTG là hàng hóa cơng khơng thuần túy, căn
cứ vào tính khơng loại trừ thụ hưởng một cách tuyệt đối của dịch vụ này.

Xuất phát từ một trong các mục đích của hoạt động BHTG là góp phần
đảm bảo tính ổn định của hệ thống tài chính của quốc gia, người thụ

hưởng dịch vụ BHTG là tồn xã hội. Người gửi tiền có tiền gửi thuộc đối
tượng được bảo hiểm sẽ được lợi trực tiếp từ chính sách BHTG

qua việc


họ được tơ chức BHTG chỉ trả tiền bảo hiểm khi tổ chức nhận tiền gửi của
họ bị đóng cửa và mất khả năng thanh toán. Người đi vay sẽ được hưởng
lợi từ dịch vụ BHTG ở chỗ tính ổn định của hệ thống tài chính giúp cho họ
sử dụng tiền vay được an tồn và thuận tiện hơn. Có được hệ thống tài

chính ổn định sẽ giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển thuận lợi....
Như vậy, việc loại trừ tuyệt đối một cá nhân, hoặc một tô chức trong xã

hội ra khỏi sự thụ hưởng lợi ích của dịch vụ BHTG là rất khó khăn và tốn

Trang 4


kém.

Chính vì đặc tính khơng loại trừ thụ hưởng tuyệt đối mà dịch vụ

BHTG được xếp vào loại hàng hóa cơng khơng thuần túy.

1.1.2. Mục đích, vai trị của bảo hiểm tiền gửi
1.1.2.1.

Mục đích

Trong thực tế, mục đích cụ thể của mỗi hệ thống BHTG có khác
nhau nhưng nhìn chung là nhằm đạt được 4 mục đích sau:
- Bảo vệ người gửi tiền ít, đối tượng có những hạn chế trong tiếp

cận thông tin về quản trị, điều hành và tình hình hoạt động của các tổ chức

huy động tiền gửi.
- Góp phần đảm bảo cho hệ thống tài chính - ngân hàng hoạt động
lành mạnh, ổn định và tạo điều kiện cho các giao dịch tài chính có hiệu quả

hơn bằng cách phịng tránh đồ vỡ ngân hàng.
- Góp phần xây dựng một thị trường có tính cạnh tranh và bình
đẳng cho các tổ chức tài chính có quy mơ và trình độ phát triển khác nhau.
- Quy định rõ trách nhiệm và quyền của người gửi tiền, tô chức tài
chính, Chính phủ và giảm thiểu gánh nặng tài chính cho người đóng thuế
trong trường hợp có ngân hàng đồ vỡ (Phùng Văn Hùng, 2009).
1.1.2.2. Vai trò

-_ Đối với người gửi tiền
Tiền gửi là “của cải” chủ yếu, thuộc sở hữu của số đơng dân cư, là
lợi ích của những người gửi tiền nhỏ, tầng lớp dân cư có thu nhập thấp.
Mặc dù, tiền gửi tại ngân hàng của những người có thu nhập thấp thường ít

hơn số tiền gửi của các đối tượng khác nhưng có thể tiền lãi trên số tiền
gửi ít ỏi đó lại là nguồn sống hàng ngày của họ. Vì lo lắng sẽ bị ảnh hưởng
khi có đỗ bể ngân hàng và do hạn chế về khả năng có được thơng tin chính

xác về hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) hoặc khơng có kha
năng phân tích thơng tin một cách hiệu quả nên tầng lớp người gửi tiền có

thu nhập thấp thường có những “ứng xử quá đỗi” khi có tin đồn thất thiệt
về các TCTD. Do đó với sự xuất hiện của hoạt động BHTG sẽ giúp cho
Trang 5


những người gửi tiền cảm thấy an tâm hơn khi gửi số tiền mà mình có

được vào các TCTD (Phùng Văn Hùng, 2009).

Đối với những người gửi tiền lớn hoặc những nhà đầu tư, họ có thể
kiểm sốt được tình trang cua TCTD

cận với các thông tin về TCTD,

ma họ đầu tư vào vì họ có thể tiếp

do vậy nếu tn thủ đúng kỷ luật thị

trường họ khơng cần có sự bảo vệ vô hạn đối với khoản tiền gửi của mình.

Như vậy, với số tiền gửi được bảo hiểm là có giới hạn nhất định, hệ thống
BHTG có thể khuyến khích các người gửi tiền lớn giám sát chặt chẽ tính
lành mạnh của TCTD mà họ gửi tiền vào, từ đó tạo ra động lực buộc các tổ
chức nhận tiền gửi phải cải thiện hoạt động và nỗ lực giải quyết khó khăn

khi có vấn đề (Nguyễn Mạnh Dũng, 2002).
- Đối với ngành ngân hàng
Nhìn chung hoạt động của tổ chức BHTG đối với ngành ngân hàng
được biểu hiện qua ba tác dụng chính :
+ Tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng mới ra đời

và các ngân hàng có qui mơ nhỏ phát triển tốt hơn: khi hoạt động BHTG

với chính sách là bất buộc, tất cả các TCTD có nhận tiền gửi đều phải

tham gia, từ đó tiền gửi của cơng chúng được bảo vệ dù gửi bất kỳ nơi đâu
không phân biệt qui mơ hay thương hiệu của bất kỳ TCTD nào. Vì thế tâm

lý lo ngại của người gửi tiền khơng cịn nữa, chính yếu tố này làm cho các
ngân hàng mới thành lập và các ngân hàng nhỏ huy động vốn một cách dễ
dàng hơn, làm cho hoạt động của hệ thống ngân hàng thuận lợi hơn, hỗ trợ
các ngân hàng triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính đáp ứng nhu
cầu của xã hội.

+ Hoạt động của BHTG giúp cho toàn hệ thống ngân hàng hoạt
động một cách ổn định: tổ chức BHTG đánh giá kịp thời những khả năng
hoạt động của các ngân hàng và nhất là TCTD nhỏ (ở Việt Nam là các quỹ

tín đụng nhân dân cơ sở (QTDNDCS)), từ đó giúp cho hệ thống ngân hàng
không bị phản ứng dây chuyền một khi xảy ra đỗ vỡ ngân hàng, bằng cách

Trang 6


đưa các ngân hàng yếu kém rút khỏi lĩnh vực kinh doanh tiền tệ một cách

có trật tự mà khơng làm ảnh hưởng đến các ngân hàng khác. Đối với các
ngân hàng khơng thể duy trì được, tơ chức BHTG sẽ đưa ra các giải pháp

như: chỉ trả tiền gửi được bảo hiểm và tiến hành thanh lý tài sản, sáp nhập
với các ngân hàng có tiềm lực mạnh hơn. Đối với trường hợp nếu một
ngân hàng bị mắt khả năng thanh tốn nhưng chưa đến mức phá sản thì tơ
chức BHTG sẽ hỗ trợ tài chính (HTTC) nhằm cứu các ngân hàng này vượt
qua được giai đoạn khó khăn trong quá trình hoạt động ngân hàng.

+ Hoạt động BHTG tạo động lực để các ngân hàng giám sát lẫn
nhau, thúc đây nhau nâng cao chất lượng hoạt động: tô chức BHTG


hoạt

động trên cơ sở thúc đây cơ chế hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng các tô

chức huy động tiền gửi để giải quyết khó khăn, nhất là trong tình trạng
ngân hàng bị mất khả năng thanh tốn dẫn đến phá sản. Bằng chính nguồn
lực huy động từ các TCTG BHTG

sẽ hỗ trợ cho các thành viên. Ở những

quốc gia có hình thức “đóng góp sau”, khi một ngân hàng thành viên bị
phá sản thì tổ chức BHTG yêu cầu các thành viên sẽ phải đóng góp một
khoản phí theo một tỷ lệ căn cứ vào mức thiệt hại của ngân hàng bị đỗ vỡ.
Chính theo hình thức “đóng góp sau” này sẽ làm cho các ngân hàng tự

giám sát lẫn nhau nhằm tránh tình trạng ngân hàng hoạt động an tồn phải
đóng góp để hỗ trợ những ngân hàng có mức độ rủi ro cao hơn họ (Phùng
Văn Hùng, 2009).

- Đối với an ninh kinh tế - xã hội
Hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng rủi ro mà rủi ro trong hệ
thống ngân hàng là rủi ro hệ thống,
ngân hàng nào cũng có xu hướng

do đó một sự sụp đỗ của bất kỳ một
lan nhanh

toàn hệ thống và gây nên

những cuộc khủng hoảng tài chính tơi tệ, ảnh hưởng khơng chỉ lên nền

kinh tế mà cịn tạo ra các vấn đề về an ninh - xã hội. Thực tế cũng đã có rất

nhiều quốc gia đã lâm vào những cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội trầm
trọng do hậu quả từ sự sụp đỗ của hệ thống tài chính- ngân hàng khi khơng
Trang 7


thể giải quyết được và những cuộc khủng hoàng này để lại hậu quả rất
trầm trọng về lòng tin rất khó phục hồi. Một cơ chế bảo hiểm cơng khai sẽ

làm ổn định tâm lý người gửi tiền vào độ tin cậy của hệ thống tài chính ngân hàng và đóng vai trị như một van an tồn để giảm áp lực rút tiền lên
các TCTD

đang hoạt động lành mạnh khác trong trường hợp có tin đồn

thất thiệt, hoặc thực sự có một vụ đồ bể ngân hàng xảy ra, như vậy hệ

thống ngân hàng có thể tránh được sự đỗ vỡ mang tính dây chuyền làm đảo
lộn nền kinh tế (Nguyễn Mạnh Dũng, 2002).

1.1.3. Đặc điểm của bảo hiểm tiền gửi
Cũng như các loại hình bảo hiểm khác, BHTG

dựa trên ngun tắc

chung là lấy “số đơng bù số ít? nhăm mục đích phịng ngừa rủi ro cho
khách hàng, song đặc thù của BHTG

là thực hiện chính sách cơng nhằm


mục tiêu bảo vệ người gửi tiền và góp phần đảm bảo an toàn hoạt động

ngân hàng mà rộng hơn là hệ thống tài chính. Đồng thời BHTG khác với
các loại bảo hiêm khác ở một so diém co ban sau (xem bang 1.1).
Bang 1.1 - Sự khác nhau giữa BHTG với các loại bảo hiểm khác

Bảo hiểm tiền gửi

Vv

Bảo hiềm khác

Chủ thẻ tham gia là các tô chức tài

Chủ thể tham gia là các đối

chính

tượng

có nhận tiền gửi của cơng

có nhu

cầu

mua

bảo


chúng dưới các hình thức nhất
định

hiểm

Bắt buộc cung cấp cho khách hàng
cần có sự đồng ý hay

Chỉ có thể cung cấp khi có sự
đồng ý của khách hàng

Người gửi tiên được bảo hiểm mà

Chỉ thực hiện bảo hiểm theo

không cân phải ký hợp đông với tô

từng hợp đồng riêng lẻ với

chức bảo hiêm

các đối tượng liên quan trong

mà không

hiểu biết của khách hàng

hợp đồng
Phí


BHTG

là mức

phí

do

pháp

Các bên thỏa thuận với nhau

luật quy định

vê mức phí bảo hiểm

Số tiền đền bù khi có tổn thất

Số tiền đền bù có thể thỏa

Trang 8

vớ”

\Ms


được

quy định bởi các văn bản


mức

đền bù bằng cách tăng phí

luật, người gửi tiền khơng thểtăng

thuận với tơ chức bảo hiểm,

| người được bảo hiểm có thé
tăng mức đền bù bằng cách

đóng góp

tăng mức đóng góp

Người được bảo hiểm khơng trực
tiếp điều hành hoạt động rủi ro của

Người mua hợp đồng là
người trực tiếp điều hành các

mình,

hoạt động rủi ro

hoạt động rủi ro do TCTG

BHIG kiểm sốt
Ngn: Lê Văn Ut Hién, 2009


1.1.4. Các nhân tố chủ yếu trong hệ thống bảo hiểm tiền gửi
- Hình thức BHTG: trên thế giới có hai hình thức BHTG bao gồm

BHTG bắt buộc và BHTG tự nguyện, mỗi loại đều có ưu nhược điểm
riêng. Tuy nhiên đa số các nước áp dụng hình thức BHTG

Về kinh tế, cơng ty BHTG

bắt buộc vì: (1)

sẽ khơng gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn,

nhất là lúc đầu mới thành lập. Bên cạnh đó, rủi ro sẽ được phân tán cho các

đối tượng bảo hiểm đa dạng và tránh được tình trạng chỉ có ngân hàng,
TCTD

yếu kém mới mua bảo hiểm cịn những ngân hàng, TCTD

hoạt

động tốt thì khơng mua bảo hiểm, qua đó góp phần giảm thiểu mức độ rủi
ro của Céng ty BHTG:; (i) về chính trị, ở những nước mà thể chế chính trị
mang tính xã hội cao, Chính phủ thường khơng muốn có sự đỗ vỡ ngân
hàng, nhất là những ngân hàng lớn. Do vậy, nếu có đỗ vỡ kể cả trường hợp
TCTD khơng tham gia BHTG thì bằng cách này hay cách khác, Chính phủ

vẫn phải can thiệp. Vì vậy cơ chế BHTG bắt buộc sẽ chia sẻ trách nhiệm
cũng như gánh nặng tài chính cho Chính phủ.

- Đối tượng tham gia BHTG:

tại một số nước chỉ có NHTM

tham

gia BHTG, một số nước khác lại bao gồm cả các tơ chức tài chính phi ngân

hàng, các TCTD hợp tác....Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia cho rằng,
mục đích của hệ thống BHTG ngồi bảo vệ hệ thống thanh tốn cịn nhằm
bảo vệ những người gửi tiền nhỏ, khuyến khích tiết kiệm nội địa và góp
phần duy trì sự ơn định của hệ thống ngân hàng. Do vậy hệ thống BHTG

Trang 9


thường

bao gồm

tất cả các tổ chức được phép nhận tiền gửi của công

chúng.
- Các loại tiền gửi được bảo hiểm: có nhiều loại tiền gửi khác nhau

như: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi
thanh toán, chứng chỉ tiền gửi.... Chủ sở hữu các loại tiền gửi này cũng rất
đa dạng: các cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan Chính phủ, các TCTTD.... Tùy
theo mục đích và đối tượng được bảo hiểm mà mỗi nước có quy định cụ
thể về loại tiền gửi nào được bảo hiểm. Thơng thường có hai loại tiền gửi


sau không thuộc diện được bảo hiểm là tiền gửi liên ngân hàng và tiền gửi
bang ngoại tệ, nguyên nhân là do: (ï) tiền gửi liên ngân hàng: vì các ngân

hàng đã được trang bị rất đầy đủ thông tin về tình trạng tài chính và hoạt
động của các ngân hàng khác, do đó các ngân hàng này trở thành những tô
chức tạo ra kỷ luật thị trường tốt nhất và việc khơng tính các khoản tiền
gửi liên ngân hàng vào diện được bảo hiểm, kỷ luật thị trường này sẽ được

giữ vững; (1) tiền gửi bằng ngoại tệ: do các khoản tiền gửi này không được
coi là một phần của cung tiền tệ trong nước nên chúng không được bảo
hiểm nhằm bảo vệ cơ chế thanh toán. Hoặc đối với các nước đang phát

triển thì có thể tổ chức BHTG khơng có đủ số ngoại tệ cần thiết để thanh
tốn cho những người có tiền gửi bằng ngoại tệ. Hơn nữa, nhiều nước cũng
thấy rằng việc BHTG bằng ngoại tệ sẽ gặp nhiều vướng mắc về kỹ thuật
khi tính toán mức BHTG tối đa quy đổi ra ngoại tệ. Tuy nhiên với xu thế
hội nhập quốc tế hiện nay, vấn đề BHTG cho tiền gửi bằng ngoại tệ cũng
có nhiều lợi ích, đặc biệt là giúp thu hút được nhiều nguồn

vốn bằng ngoại

tệ cho hệ thống ngân hàng quốc gia.
- Nguồn vốn (năng lực tài chính) của tơ chức BHTG:

để tạo lịng

tin cho dân chúng, tránh tình trạng rút tiền ồ ạt khi ngân hàng gặp khó

khăn, tổ chức BHTG phải có nguồn vốn đủ mạnh. Khác với các hoạt động

kinh doanh bảo hiểm khác, việc xác định xác suất đỗ vỡ của các TCTD để
tính mức vốn, phí bảo hiểm thích hợp là rất khó. Nguồn vốn của Công ty
Trang 10


BHTG bao gồm: vốn điều lệ ban đầu, nguồn thu từ phí bảo hiểm và các
nguồn

thu khác....Mức

vốn

điều lệ phụ thuộc vào mục

tiêu, đối

tượng

được bảo hiểm.
- Hạn mức chỉ trả tiền gửi được bảo hiểm: để giảm thiểu rủi ro cho

tổ chức BHTG, phần lớn các nước đều hạn chế các mức chỉ trả tiền gửi
được bảo hiểm, hạn mức này được xác định tùy thuộc vào mức

độ phát

triển, mức thu nhập bình qn và các chính sách liên quan của từng quốc

gia. Hạn mức này phải phù hợp với từng giai đoạn nhằm đảm bảo bảo vệ


tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền, tránh hiện tượng rút tiền hàng loạt
khi có đơ vỡ ngân hàng xảy ra.

- Phí bảo hiểm: hiện nay trên thế giới có hai cách tính phí BHTG,
đó là phí đồng hạng và phí dựa trên mức độ rủi ro của từng TCTG BHTG.
Các nước khi mới thành lập hệ thống BHTG thường áp dụng mức phí bảo
hiểm

đồng

hạng để dễ thực hiện và quản lý. Tuy nhiên, chế độ phí này

khơng đề cập tới mức độ rủi ro của từng ngân hàng đối với hệ thống nên
không đảm bao tinh céng bang, dé gây những phản ứng từ phía các ngân
hàng mạnh, có quy mơ

và uy tín lớn trên thị trường. Do vậy, xu hướng

những năm 90 của TK XX trở lại đây, các nước chuyển đổi sang chế độ
tính phí theo mức độ rủi ro. Theo cách tính phí này, cơ sở để xác định tỷ lệ

phí BHTG là kết quả phân loại TCTG BHTG. Tô chức nào hoạt động với
mức độ rủi ro lớn sẽ phải chịu tỷ lệ phí BHTG

cao, ngược lại tơ chức nào

hoạt động tốt, rủi ro thấp sẽ được áp dụng mức phí thấp thậm chí cịn có
thê được miễn phí.
- Sử dụng vốn nhàn rỗi và quy chế an toàn của tổ chức BHTG:
nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, thanh tốn nhanh chóng tiền gửi


của dân chúng, ngăn ngừa việc rút tiền ồ ạt, đảm bảo tý lệ nhất định về
nguồn vốn để can thiệp khẩn cấp khi cần, thơng thường các nước đều quy

định trích lập một tỷ lệ vào khoảng 50% tông mức thu phí bảo hiểm để duy
trì quỹ thanh tốn. Ngồi tỷ lệ an tồn này, để đảm bảo duy trì và phát triển
Trang 11


nguồn vốn, Cơng ty BHTG

có thê đầu tư vào các hoạt động khác có mức

độ an tồn cao như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu cơng ty có sự bảo lãnh
của Chính phủ....
- Giám sát, kiểm tra hoạt động của TCTG BHTG:

xây dựng Công

ty BHTG thành một công cụ hỗ trợ hữu hiệu trong công tác quản lý Nhà
nước đối với hệ thống tài chính — ngân hàng, cụ thể là hỗ trợ cho công tác

kiểm tra, giám sát, đánh giá và theo dõi hoạt động của các TCTG BHTG

để có biện pháp giải quyết kịp thời những khó khăn, kể cả hỗ trợ vốn để
chia sẻ gánh nặng với cơ quan quán lý Nhà nước về hoạt động tài chính —
ngân hàng.

- Hỗ trợ khả năng chỉ trả (hỗ trợ tài chính): trong trường hợp TCTG
BHTG gặp khó khăn về khả năng chỉ trả tạm thời và có khả năng phải đình


chi chi trả cho người gửi tiền hoặc khi tiến hành hợp nhất, sáp nhập vào tổ
chức khác do gặp khó khăn nêu trên thì tổ chức BHTG có thể hỗ trợ dưới
các hình thức cho vay, mua tài sản có, bảo lãnh các khoản nợ và các hình

thức hỗ trợ khác.
- Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thông qua nghiệp vụ tiếp nhận,
xử lý: đây là một trong những chức năng, nhiệm vụ rất quan trọng của tổ
chức BHTG, đặc biệt là trong giai đoạn xảy ra khủng hoảng tài chính. Tổ

chức BHTG thực hiện tiếp nhận, xử lý TCTG BHTG có vấn đề theo
nguyên tắc chỉ phí thấp nhất, chỉ trả nhanh nhất và bán lại tài sản với giá

cao nhất. Việc tiếp nhận, xử lý thường được áp dụng theo 2 cách sau đây:
(1) ngay sau khi cơ quan có thâm quyền ra lệnh đóng cửa TCTG BHTG, tơ
chức BHTG

tiến hành soạn thảo hợp đồng mua bán và sang nhượng cho

một TCTG BHTG khác. Tổ chức này sẽ tiếp quản các khoản tiền gửi và
một phần

hoặc toàn bộ tài sản của TCTG BHTG

bị đỗ vỡ. Công việc này

được thực hiện trong 2 ngày cuối tuần, đến ngày thứ 2 tuần kế tiếp, toàn bộ
tiền gửi của khách hàng được giao dịch bình thường tại TCTG BHTG mới

(tổ chức tiếp nhận). Các khoản phí chênh lệch do việc bán lại tổ chức bị đỗ

Trang 12


vỡ do tô chức BHTG chỉ trả từ nguồn quỹ BHTG tích lũy được; (ï) nếu
chưa có tơ chức nào đứng ra mua lại, tô chức BHTG

sẽ sử dụng nghiệp vụ

ngân hàng bắc cầu (bridge bank) để tái cơ cấu và quản lý hoạt động của

TCTG BHTG đỗ vỡ dưới tên gọi mới (do tổ chức BHTG thành lập). Khi
đó, ngân hàng bắc cầu được xem như cơ quan ủy nhiệm tạm thời để quản

lý và duy trì việc kinh doanh của TCTG BHTG bị đỗ vỡ cho đến khi tìm

được một TCTG BHTG khác tiếp nhận (Đỗ Quốc Tình, 2009).
- Chi tra tiền bảo hiểm cho người gửi tiền theo hạn mức bảo hiêm
tối đa được áp dụng sau khi đã đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và thực hiện

đầy đủ các thủ tục liên quan tới việc chỉ trả tiền bảo hiểm cho người gửi
tiền. Công tác chỉ trả phải đảm bảo nhanh chóng, hiệu quả nhằm duy trì
niềm tin của cơng chúng vào hệ thống tài chính quốc gia.

- Nhận thức của cơng chúng: vấn đề nhận thức của công chúng rất
quan trọng, bởi chỉ khi hiểu rõ vai trò, chức năng của hoạt động BHTG họ

mới thấy được các quyền lợi mà mình nhận được từ chính sách BHTG. Từ
đó họ mới hồn tồn tin tưởng vào hoạt động BHTG,

vào sự đảm bảo an


toàn, én định hệ thống tài chính quốc gia. Để nâng cao nhận thức của công
chúng, tổ chức BHTG phải thiết kế được chương trình nâng cao nhận thức

cơng chúng, đồng thời gia tăng hiệu quả trong hoạt động tuyên truyền để
truyền tải chính sách BHTG

đến được với cơng chúng (Nguyễn Mạnh

Dũng, 2002 và tổng hợp của tác giả).
1.1.5. Các mơ hình tơ chức của hoạt động bảo hiểm tiền gửi
Có 3 mơ hình tổ chức như sau
- Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện hoạt động BHTG:

mơ hình này được hiểu là hoạt động BHTG sẽ được thực hiện bởi một
doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm. Doanh nghiệp này
duy trì hoạt động BHTG thơng qua việc thu phí từ các TCTG BHTG, tuy
nhiên việc tham gia của các tô chức này là không bắt buộc mà hoàn toàn tự

Trang 13



×