Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Tác động của các yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán việt nam (khóa luận tốt nghiệp đại học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 209 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM DUY TÍNH

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7340201

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM DUY TÍNH

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


MÃ SỐ: 7340201
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐẶNG VĂN DÂN

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


TÓM TẮT
Thị trƣờng chứng khoán là một loại hình của thị trƣờng tài chính nơi mà các cổ phiếu
của công ty niêm yết và các loại chứng khoán khác đƣợc giao dịch bởi các nhà đầu tƣ. Thị
trƣờng chứng khoán đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế nhƣ là
thúc đẩy quá trình huy động vốn của các công ty niêm yết và duy trì sự phát triển bền vững
của nền kinh tế. Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trƣờng cận biên
nên cần đƣợc phát triển để có thể vận hành một cách hiệu quả hơn nhằm thực hiện các vai
trò của mình. Do đó, việc đánh giá các nhân tố vĩ mô ảnh hƣởng đến thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam có vai trò quan trọng đối với Chính phủ cũng nhƣ là các nhà đầu tƣ.
Nghiên cứu này kiểm tra ảnh hƣởng của sự biến động nền kinh tế vĩ mô lên giá chứng
khoán thông qua các nhân tố vĩ mô đƣợc chọn gồm tổng sản phẩm quốc nội, chỉ số giá tiêu
dùng, tỷ giá hối đoái, lãi suất cơ bản, cung tiền theo quan điểm rộng, đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài, giá vàng và giá dầu thô. Các chuỗi dữ liệu thời gian đƣợc thu thập từ Quỹ tiền tệ quốc
tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Hội đồng vàng thế giới và các nguồn đáng
tin cậy khác từ tháng 1/2001 đến tháng 6/2017. Nghiên cứu đã khai thác sự hiện diện tích
hợp bậc 1 – I(1) của chuỗi dữ liệu thời gian để áp dụng quy trình kiểm định đồng liên kết
Johansen và tiến hành phân tích dữ liệu theo mô hình vector hiệu chỉnh sai số (Vector Error
Correction Model - VECM).
Kiểm định Johansen chỉ ra rằng các biến có tồn tại mối quan hệ đồng liên kết và mô
hình VECM chỉ ra sự tồn tại của cả cân bằng dài hạn và mối quan hệ ngắn hạn của các biến
vĩ mô đến giá cổ phiếu. Cụ thể, kết quả cho thấy tác động dƣơng của giá vàng, tổng sản
phẩm quốc nội đến giá cổ phiếu trong khi chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất cơ bản có mối quan
hệ âm. Tác động dƣơng của tổng sản phẩm quốc nội lên giá cổ phiếu đƣợc giải thích thông

qua mối quan hệ nghịch chiều của chỉ số giá tiêu dùng đến chỉ số giá cổ phiếu. Ngoài ra, đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài có mối quan hệ dƣơng và cung tiền có mối quan hệ âm nhƣng những
hệ số này đều không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, nghiên cứu không đủ cơ sở để kết luận
về mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá đến giá cổ phiếu. Kết quả phân tích hàm phản ứng
xung và phân rã phƣơng sai cho thấy trong ngắn hạn thì tổng sản phẩm quốc nội, cung tiền
và lãi suất cơ bản là những yếu tố then chốt tác động đến sự biến động của chỉ số VN-Index.


ABSTRACT
The stock market is a financial market where investors buy and sell shares of publicly
listed companies and other securities. This market has an important role in economic
prosperity that enhances capital formation of public corporation and sustains economic
growth. The stock market in Vietnam is one of the frontier markets so it needs to be
developed to operate more and more effectively for completing its roles. Therefore,
evaluation of the impact of macroeconomic factors on Vietnam stock market plays vital role
for the government as well as investors.
This study examined the effects of macroeconomic volatility on stock prices via
selected macro variables including gross domestic product, consumer price index, exchange
rate, monetary policy-related interest rate, money supply (M2), foreign direct investment,
gold price, oil crude price. Time series data was obtained from The International Monetary
Fund (IMF), The Asia Development Bank (ADB), The World Gold Council and other
sources trustworthiness from 1/2001 to 6/2017. The study exploits the presence of the order
of integration which is one – I(1) on the time series data to apply the Johansen procedure and
the Vector Error Correction Model (VECM) for data analysis.
The Johansen test of cointegration reveals that variables are cointegrated and the
VECM reveals existence of both long-run equilibrium and short-run relationship between
stock price and the macroeconomic variables. In particular, the results suggest positive longrun equilibrium relationship between stock price and gold price as well as gross domestic
product whereas consumer price index and monetary policy-related interest rate show a
negative relationship. The positive effect of gross domestic product on stock price be
explained through the negative relationship with intervening variable of consumer price

index. Furthermore, foreign direct investment show a insignificantly positive long-run
equilibrium relationship and money supply have a insignificantly negative relationship with
stock price. However, this research does not find the effects of oil crude price and exchange
rate on stock price. Results of impulse response function and variance decomposition of
forecast errors indicate that gross domestic product, money supply and monetary policyrelated interest rate are the key determinants of the share price movements in Vietnam.


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung
thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội dung
do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong khóa
luận.
Tác giả

Phạm Duy Tính


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành học phần khoá luận tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc nhất đến Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Đặng Văn Dân đã giúp đỡ trong
việc hình thành đề cƣơng nghiên cứu và hỗ trợ trong quá trình hoàn thành luận văn. Nhờ vào
khung phân tích đƣợc hƣớng dẫn thực hiện mà tác giả có thể tiến hành các bƣớc nghiên cứu
mang tính khoa học để giải quyết các vấn đề đƣợc đặt ra cũng nhƣ đạt đƣợc mục tiêu nghiên
cứu ban đầu.
Bên cạnh đó, tác giả gửi lời cảm ơn đến TS. Phạm Thị Tuyết Trinh trong việc biên
soạn giáo trình “Kinh tế lƣợng ứng dụng trong kinh tế và tài chính”. Đây làm một trong
những tài liệu quý giá đã giúp tác giả hiểu rõ hơn về các quy trình cần thực hiện để đánh giá
các chuỗi dữ liệu thời gian bằng mô hình VECM. Ngoài ra, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến
ThS. Nguyễn Xuân Trƣờng đã hƣớng dẫn tác giả khắc phục các tình huống không kỳ vọng
xảy ra trong quá trình xử lý dữ liệu và thực hiện mô hình.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ
Chí Minh và toàn thể giảng viên, đặc biệt là quý Thầy/Cô giáo đã từng hƣớng dẫn, giảng dạy
tác giả ở các bộ môn khác nhau. Nhờ vào sự tận tâm và nhiệt tình giảng dạy này mà tác giả
có cái nhìn khách quan và tiếp nhận đƣợc kiến thức hữu ích về các vấn đề kinh tế vĩ mô, vi
mô, tài chính vẫn đang diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Điều này đã có tác động trực tiếp
và gián tiếp đến kết quả khoá luận cuối khoá này của tác giả.
Trân trọng cảm ơn ./.
Tác giả

Phạm Duy Tính


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC .. ..............................................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG................................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................vii
MỞ ĐẦU ... ......................................................................................................................... viii
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... viii
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................... viii
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...................................................................................................ix
4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................................ix
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................ix
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................... x
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC YẾU TỐ
VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN ............................................... 1
1.1. Cơ sở lý luận về thị trƣờng chứng khoán ......................................................................... 1
1.1.1. Khái niệm và bản chất thị trƣờng chứng khoán ........................................................ 1

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trƣờng chứng khoán ................................... 2
1.1.3. Vai trò thị trƣờng chứng khoán ................................................................................. 9
1.1.4. Phân loại thị trƣờng chứng khoán ........................................................................... 12
1.1.5. Chỉ số giá chứng khoán và VN-Index ..................................................................... 15
1.2. Tác động của các yếu tố vĩ mô đến thị trƣờng chứng khoán ......................................... 21
1.2.1. Lạm phát .................................................................................................................. 21
1.2.2. Tăng trƣởng kinh tế ................................................................................................. 22
1.2.3. Lãi suất .................................................................................................................... 23
1.2.4. Cung tiền.................................................................................................................. 24
1.2.5. Tỷ giá hối đoái ......................................................................................................... 26
1.2.6. Giá dầu thô thế giới ................................................................................................. 28
1.2.7. Giá vàng thế giới ..................................................................................................... 28
1.2.8. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ..................................................................................... 29
1.3. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến thị
trƣờng chứng khoán ................................................................................................................ 30
1.3.1. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về sự tác động của các yếu tố
vĩ mô đến thị trƣờng chứng khoán ..................................................................................... 30
1.3.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam về sự tác động của các yếu tố
vĩ mô đến thị trƣờng chứng khoán ..................................................................................... 32
1.3.3. Đánh giá và kết luận rút ra từ các nghiên cứu thực nghiệm về sự tác động của các
yếu tố vĩ mô đến thị trƣờng chứng khoán .......................................................................... 35


ii
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ....................................................................................................... 38
CHƢƠNG 2. MÔ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC
YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN ................................................... 40
2.1. Mô hình nghiên cứu sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến thị trƣờng chứng khoán .... 40
2.1.1. Khung phân tích....................................................................................................... 40
2.1.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ........................................................ 41

2.1.3. Lý do lựa chọn mô hình nghiên cứu ........................................................................ 43
2.1.4. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................. 46
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................ 49
2.2.1. Phƣơng pháp phân tích định lƣợng sử dụng mô hình VECM ................................. 49
2.2.2. Quy trình ƣớc lƣợng mô hình VECM ..................................................................... 51
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ....................................................................................................... 65
CHƢƠNG 3. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN THỊ TRƢỜNG CHỨNG
KHOÁN TẠI VIỆT NAM ...................................................................................................... 67
3.1. Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán Việt Nam .......................................................... 67
3.1.1. Quy mô thị trƣờng chứng khoán ............................................................................. 67
3.1.2. Diễn biến thị trƣờng chứng khoán qua các năm ...................................................... 74
3.2. Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong mối tƣơng quan với các nhân tố vĩ mô ...... 100
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ..................................................................................................... 113
CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN ................................................................................................................. 114
4.1. Thống kê mô tả các biến .............................................................................................. 114
4.2. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu thời gian ........................................................ 116
4.3. Lựa chọn độ trễ tối ƣu .................................................................................................. 117
4.4. Kiểm định đồng liên kết ............................................................................................... 118
4.5. Mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM ..................................................................... 120
4.5.1. Mối quan hệ dài hạn giữa các biến ........................................................................ 120
4.5.2. Mối quan hệ ngắn hạn giữa các biến ..................................................................... 125
4.6. Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger .................................................................. 127
4.7. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ............................................................................. 129
4.8. Hàm phản ứng xung ..................................................................................................... 131
4.9. Phân tích phân rã phƣơng sai ....................................................................................... 133
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ..................................................................................................... 135
CHƢƠNG 5. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 137
5.1. Quan điểm, mục tiêu và định hƣớng phát triển thị trƣờng chứng khoán của Đảng và
nhà nƣớc ................................................................................................................................ 137

5.1.1. Quan điểm.............................................................................................................. 137
5.1.2. Mục tiêu ................................................................................................................. 138
5.1.3. Định hƣớng ............................................................................................................ 140
5.2. Giải pháp phát triển thị trƣờng chứng khoán Việt Nam .............................................. 143


iii
5.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô ........................................................................................... 143
5.2.2. Nhóm giải pháp vi mô ........................................................................................... 144
5.3. Kiến nghị chính sách nhằm phát triển thị trƣờng chứng khoán Việt Nam .................. 149
5.3.1. Kiến nghị với Chính phủ ....................................................................................... 149
5.3.2. Kiến nghị với Bộ tài chính..................................................................................... 151
5.3.3. Kiến nghị với Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc ..................................................... 154
5.4. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ...................................................... 157
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ..................................................................................................... 159
KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................................... 160
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 162
PHỤ LỤC ... ......................................................................................................................... 170


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt
Hàm tự tƣơng quan


ACF

Auto Correlation Function

ADF

Augmented Dickey Fuller

AEG

Augmented Engle Granger

AIC

Akaike Information
Criterion

Tiêu chuẩn thông tin Akaike

ARDL

Autoregressive Distributed
Lag

Mô hình phân phối trễ tự hồi quy

CCQ

Chứng chỉ quỹ


DNNN

Doanh nghiệp nhà nƣớc

ECM

Error Correction Model

Mô hình hiệu chỉnh sai số

ETF

Exchange Traded Fund

Chứng chỉ quỹ đầu tƣ chỉ số

FPE

Final Prediction Error

Sai số dự báo sau cùng

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

HASTC


Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
(tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán
Hà Nội)

HNX

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh

HQ

Hannan-Quinn Information
Criterion

Tiêu chuẩn thông tin Hannan-Quinn

IPO

Initial Public Offering

Phát hành lần đầu ra công chúng

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc


NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

OLS

Ordinary Least Square

Phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình phƣơng nhỏ
nhất

SC

Schwarz Information

Tiêu chuẩn thông tin Schwarz


v
Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Criterion
SGDCK
SVAR

Sở Giao dịch Chứng khoán

Structural Vector
Autoregression

Mô hình vector tự hồi quy dạng cấu trúc

TPCP

Trái phiếu chính phủ

TPDN

Trái phiếu doanh nghiệp

TTCK

Thị trƣờng chứng khoán

TTGDCK

Trung tâm Giao dịch Chứng khoán

TTLKCK

Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán

UBCKNN

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc

UPCoM


Thị trƣờng đăng ký giao dịch chứng khoán
công ty đại chúng chƣa niêm yết

VAR

Vector Autoregression

Mô hình vector tự hồi quy

VECM

Vector Error Correction
Model

Mô hình vector hiệu chỉnh sai số

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thƣơng mại thế giới


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Dữ liệu minh hoạ cách tính chỉ số VN-Index .......................................................... 19
Bảng 1.2 Tổng hợp xu hƣớng tác động của các nhân tố vĩ mô đến thị trƣờng chứng khoán
theo các nghiên cứu thực nghiệm tại nƣớc ngoài ................................................................... 36

Bảng 1.3 Tổng hợp xu hƣớng tác động của các nhân tố vĩ mô đến thị trƣờng chứng khoán
theo các nghiên cứu đƣợc thực nghiệm trong nƣớc ................................................................ 36
Bảng 2.1 Chiều hƣớng tác động kỳ vọng của các nhân tố vĩ mô đến thị trƣờng chứng khoán
................................................................................................................................................. 42
Bảng 2.2 Đặc điểm dữ liệu của các biến đƣợc thu thập.......................................................... 46
Bảng 2.3 Giả thuyết kiểm định đồng liên kết Johansen ......................................................... 59
Bảng 3.1 Khối lƣợng chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch ........................................... 69
Bảng 3.2 Số lƣợng doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch .......................................... 71
Bảng 3.3 Vốn hoá thị trƣờng của các doanh nghiệp nội địa niêm yết trên thị trƣờng............ 72
Bảng 3.4 Số liệu thị trƣờng chứng khoán giai đoạn 2000-2005 ............................................. 76
Bảng 3.5 Quy mô niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2006-2008 .......................................... 76
Bảng 3.6 Giá trị giao dịch theo Quý trong năm 2008 tại sàn HOSE ...................................... 85
Bảng 3.7 Quy mô thị trƣờng chứng khoán trên sàn HOSE giai đoạn 2012-2015 .................. 91
Bảng 3.8 Thanh khoản thị trƣờng của chỉ số VN-Index năm 2015 ........................................ 95
Bảng 3.9 Thống kê thị trƣờng phái sinh kể từ khi thành lập .................................................. 97
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến........................................................................................ 115
Bảng 4.2 Kiểm định tính dừng chuỗi dữ liệu thời gian ........................................................ 116
Bảng 4.3 Kết quả lựa chọn độ trễ tối ƣu tại độ trễ tối đa là 4 ............................................... 117
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định số vector đồng liên kết ............................................................ 118
Bảng 4.5 Phƣơng trình đồng liên kết .................................................................................... 121
Bảng 4.6 Phƣơng trình đồng liên kết ràng buộc ................................................................... 123
Bảng 4.7 Hệ số điều chỉnh sai số .......................................................................................... 124
Bảng 4.8 Phƣơng trình tác động ngắn hạn của D(LVNI) ..................................................... 125
Bảng 4.9 Hàm phản ứng xung .............................................................................................. 131
Bảng 4.10 Phân rã phƣơng sai .............................................................................................. 133


vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ phân tích ........................................................................................................ 40
Hình 2.2 Tổng quát mô hình định lƣợng chuỗi dữ liệu thời gian ........................................... 44
Hình 2.3 Quy trình ƣớc lƣợng mô hình VECM ...................................................................... 51
Hình 3.1 Giá trị vốn hoá thị trƣờng chứng khoán ................................................................... 67
Hình 3.2 Số lƣợng tài khoản nhà đầu tƣ ................................................................................. 71
Hình 3.3 Diễn biến chỉ số VN-Index ...................................................................................... 74
Hình 3.4 Giá trị vốn hoá thị trƣờng cổ phiếu giai đoạn 2006-2008 ....................................... 77
Hình 3.5 Khối lƣợng và giá trị cổ phiếu giao dịch trên sàn HOSE năm 2009 ....................... 86
Hình 3.6 Khối lƣợng và giá trị giao dịch cổ phiếu trên sàn HOSE giai đoạn 2009-2011 ...... 90
Hình 3.7 Khối lƣợng và giá trị mua ròng của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài .................................... 99
Hình 3.8 Thay đổi của VN-Index và lạm phát ...................................................................... 101
Hình 3.9 Thay đổi của VN-Index và tăng trƣởng kinh tế ..................................................... 102
Hình 3.10 Thay đổi của VN-Index và lãi suất ...................................................................... 104
Hình 3.11 Thay đổi của VN-Index và cung tiền ................................................................... 106
Hình 3.12 Thay đổi của VN-Index và tỷ giá hối đoái .......................................................... 108
Hình 3.13 Thay đổi của VN-Index và giá dầu thô ................................................................ 109
Hình 3.14 Thay đổi của VN-Index và giá vàng .................................................................... 110
Hình 3.15 Thay đổi của VN-Index và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ...................................... 111
Hình 4.1 Chiều hƣớng tác động giữa các nhân tố với nhau.................................................. 127
Hình 4.2 Đồ thị Histogram phần dƣ của D(LVNI) ............................................................... 129
Hình 4.3 Kiểm định tự tƣơng quan phần dƣ: Portmanteau ................................................... 130
Hình 4.4 Kiểm định tính ổn định của mô hình ..................................................................... 131


viii

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thị trƣờng chứng khoán (TTCK) của Việt Nam chính thức ra đời vào ngày
11/07/1998 khi Chính phủ ban hành nghị định số 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị

trƣờng chứng khoán [8]. Đến năm 2000, TTCK Việt Nam chính thức đi vào hoạt động và
thực hiện phiên giao dịch đầu tiên tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh. Cho đến nay, TTCK Việt Nam đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc nhƣ tăng trƣởng
về quy mô vốn hóa, số lƣợng công ty niêm yết gia tăng nhanh chóng và đã trở thành kênh
huy động vốn có hiệu quả cho nền kinh tế cũng nhƣ là một kênh đầu tƣ thu hút nhiều nhà
đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.
Tuy nhiên qua khoảng thời gian gần 20 năm hình thành và hoạt động, TTCK Việt
Nam hiện nay vẫn chƣa thực sự phát triển so với tiềm năng vốn có. Để nền kinh tế một quốc
gia phát triển ổn định và vững mạnh thì cần phải có một thị trƣờng tài chính phát triển đồng
bộ, trong khi đó TTCK giữ vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển chung của thị trƣờng
tài chính. Do đó, muốn nền kinh tế nƣớc nhà phát triển vững mạnh với tiềm lực vốn có của
nó thì Việt Nam cần hành động để đƣa TTCK phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu. Để
thực hiện đƣợc điều này thì Chính phủ cần phải hiểu đƣợc xu hƣớng và quá trình mà các yếu
tố vĩ mô ảnh hƣởng đến TTCK nhằm đƣa ra các chính sách điều tiết vĩ mô phù hợp và tạo
điều kiện thuận lợi cho thị trƣờng phát triển.
Chính vì vậy việc nghiên cứu tác động của các yếu tố vĩ mô đến TTCK Việt Nam
trong ngắn và dài hạn là một trong những vấn đề cấp thiết cần làm rõ trong quá trình nghiên
cứu và đƣa ra các kiến nghị, chính sách thúc đẩy thị trƣờng phát triển.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra xu hƣớng tác động của các yếu tố vĩ mô
trong ngắn và dại hạn đến chỉ số giá chứng khoán, từ đó đƣa ra các giải pháp, kiến nghị thích
hợp nhằm phát triển TTCK Việt Nam.


ix

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
_


Các yếu tố vĩ mô có tác động đến TTCK hay không? Các yếu tố vĩ mô tác động

đến TTCK nhƣ thế nào?
_

Thực trạng TTCK Việt Nam hiện nay nhƣ thế nào?

_

Trong các yếu tố vĩ mô nhƣ: tỷ lệ lạm phát, tăng trƣởng kinh tế, lãi suất, cung

tiền, tỷ giá, giá dầu thô, giá vàng và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thì yếu tố nào thực sự
tác động đến TTCK Việt Nam, mức độ tác động và chiều tác động nhƣ thế nào?
_

Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô nhƣ thế nào để thúc đẩy TTCK Việt Nam phát

triển?

4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Để phản ánh thực trạng phát triển của TTCK Việt Nam, đề tài chỉ tập trung phân tích
đối với chỉ số chứng khoán chung trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE) là VN-Index. Để phản ánh thực trạng các yếu tố vĩ mô, đề tài tập trung phân tích tỷ
lệ lạm phát, tốc độ tăng trƣởng kinh tế, lãi suất, cung tiền theo quan điểm rộng (M2), tỷ giá
hối đoái giữa VND và USD, giá dầu thô thế giới, giá vàng thế giới và nguồn vốn đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam. Để phục vụ cho nội dung nghiên cứu, số liệu trong đề tài
đƣợc thu thập trong giai đoạn 2001-2017.

5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phƣơng pháp tổng hợp: sử dụng phƣơng pháp này nhằm kế thừa những nghiên cứu

trƣớc đây về mặt lý thuyết và thực tiễn về sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến TTCK, từ đó
hình thành nên cơ sở lý thuyết của đề tài.
Phƣơng pháp thống kê mô tả: sử dụng để mô tả thực trạng biến động của chỉ số giá
chứng khoán trong mối quan hệ với sự thay đổi của các yếu tố vĩ mô, qua đó phân tích định
tính về tác động của các yếu tố vĩ mô đến TTCK Việt Nam.
Phƣơng pháp thống kê so sánh: sử dụng để so sánh số tuyệt đối và số tƣơng đối, từ đó
phân tích đánh giá xu hƣớng biến động của TTCK theo thời gian và không gian, nhờ phƣơng


x
pháp này có thể nghiên cứu đƣợc những mặt tích cực cũng nhƣ hạn chế còn tồn tại trong các
hoạt động liên quan đến TTCK.
Phƣơng pháp phân tích kinh tế lƣợng: là phƣơng pháp định lƣợng đo lƣờng tác động
và đánh giá mối quan hệ giữa các biến số. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng
kiểm định đồng liên kết của Johansen và mô hình vector hiệu chỉnh sai số (Vector Error
Correction Model - VECM) để định lƣợng sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến TTCK Việt
Nam trong ngắn hạn và dài hạn.

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là luận cứ khoa học về sự tác động của các yếu tố vĩ
mô đến thị trƣờng chứng khoán tại Việt Nam và là cơ sở đƣa ra các khuyến nghị chính sách.
Cụ thể:
_ Giúp Chính phủ, Bộ tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc (UBCKNN), các nhà
hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, các nhà nghiên cứu và các nhà đầu tƣ có thêm
thông tin về sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến TTCK tại Việt Nam. Từ đó, họ có thể
đƣa ra các chính sách kinh tế đúng đắn, phù hợp để thực hiện tốt và hài hòa cả hai mục
tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển TTCK.
_ Giúp hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết về TTCK và lý thuyết các yếu tố vĩ mô tác động
đến TTCK.



1

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ
CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1. Cơ sở lý luận về thị trƣờng chứng khoán
1.1.1. Khái niệm và bản chất thị trƣờng chứng khoán
Với sự phát triển lâu dài của TTCK cho nên hiện nay tồn tại khá nhiều khái
niệm về nó. Một số khái niệm điển hình đƣợc đề cập sau đây:
Để tạo tính thống nhất trong khái niệm về TTCK của công dân trong việc thực
thi pháp luật, năm 2006 Luật chứng khoán đƣợc ban hành và có hiệu lực từ ngày
01/01/2007 với định nghĩa nhƣ sau “Thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm
hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng
khoán”[29]. Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Phƣơng Nhung (2016) [25] trong nghiên cứu
của mình đã trích dẫn khái niệm trong ấn phẩm Những vấn đề cơ bản về chứng khoán
và thị trường chứng khoán của TS. Đào Lê Minh đƣợc xuất bản bởi UBCKNN vào
năm 2006 thì “thị trường chứng khoán là từ ngữ chung chỉ giao dịch mua bán chứng
khoán thông qua các thị trường khác nhau như thị trường tập trung và phi tập trung
còn Sở giao dịch chứng khoán là để chỉ một địa điểm cụ thể, một nơi có tổ chức, là nơi
các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán gặp nhau để thực hiện các lệnh mua bán
chứng khoán do các tổ chức và cá nhân giao cho”.
Tuy nhiên tác giả nhận thấy khái niệm bao hàm tổng quát nhất là khái niệm
đƣợc trang web về giáo dục tài chính lớn nhất trên thế giới Investopedia đƣa ra và đƣợc
tác giả tạm dịch nhƣ sau: TTCK là tập hợp tất cả các địa điểm mà vốn cổ phần (cổ
phiếu của các công ty đại chúng), trái phiếu và các loại chứng khoán khác đƣợc phát
hành và giao dịch trên cả thị trƣờng tập trung và phi tập trung. TTCK còn đƣợc biết
đến nhƣ là một bộ phận của thị trƣờng vốn, đây là một trong những cấu thành quan
trọng nhất của nền kinh tế tự do vì nó cho phép các công ty tiếp cận với nguồn vốn trên
thị trƣờng bằng cách đổi quyền sở hữu cổ phần của các nhà đầu tƣ [76].
Với khái niệm nhƣ trên, TTCK là nơi tập trung các nguồn vốn tiết kiệm của xã

hội sau đó phân phối cho các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế dƣới hình thức đầu tƣ


2
gián tiếp. Ta có thể thấy rằng TTCK đƣợc cấu thành chủ yếu bởi các định chế tài chính
bán trực tiếp nhƣ công ty chứng khoán và ngân hàng đầu tƣ với tƣ cách của một nhà
môi giới giúp cho chủ thể cần và thiếu vốn gặp nhau. Nhƣ vậy, hàng hoá giao dịch trên
TTCK không phải là các hàng hoá thông thƣờng nhƣ thực phẩm, đồ gia dụng, phƣơng
tiện vận tải, dịch vụ y tế, dịch vụ xây dựng … mà là hàng hoá có tính chất đặc biệt
đƣợc biết đến nhƣ một tài sản vô hình – quyền sở hữu tài sản. Quyền sở hữu tài sản là
một đặc trƣng cơ bản để nhận biết tài sản tài chính với các loại tài sản hữu hình và vô
hình khác, nó đƣợc hiểu là quyền đƣợc chi trả cổ tức, tham dự Đại hội đồng cổ đông và
biểu quyết khi sở hữu cổ phiếu phổ thông hay quyền hƣởng trái tức khi sở hữu tín
phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ (TPCP), trái phiếu địa phƣơng
hoặc là quyền thực hiện mua, bán trong hợp đồng quyền chọn của ngƣời đứng ở vị thế
mua,…
Do đó, khi xét về bản chất của TTCK thì ta có thểm xem TTCK nhƣ một dạng
đặc biệt của thị trƣờng trong nền kinh tế, đây là nơi tiếp xúc giữa ngƣời mua và bán với
hàng hoá đƣợc bán là quyền sở hữu tài sản đƣợc thể hiện dƣới dạng giấy tờ có giá. Giá
cả của chúng đƣợc quyết định bởi quy luật cung cầu dƣới sự tác động của bàn tay vô
hình trên thị trƣờng, nó đƣợc xem nhƣ là lợi nhuận của việc đầu tƣ vốn khi đứng dƣới
khía cạnh của ngƣời cung ứng vốn và là chi phí của việc huy động vốn khi đứng dƣới
khía cạnh của ngƣời nhận đầu tƣ. Với các đặc điểm nhƣ trên, ta có thể kết luận TTCK
là kết quả tất yếu của sự phát triển trong quá trình sản xuất và lƣu thông hàng hoá của
xã hội loài ngƣời.

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trƣờng chứng khoán
Cũng giống nhƣ một số lĩnh vực khác, TTCK ở Việt Nam đƣợc hành thành và
phát triển sau khi thế giới đã hình thành và phát triển đƣợc một khoảng thời gian khá
dài để nó có thể hoạt động một cách ổn định và có hiệu quả. Do đó, TTCK thế giới có

tác động không nhỏ đến TTCK nƣớc ta. Để có thể hiểu rõ thêm về quá trình hình thành
và phát triển TTCK, tác giả xin giới thiệu sơ lƣợc cả về thế giới và trong nƣớc.


3

1.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trƣờng chứng
khoán trên thế giới
TTCK trên thế giới đƣợc hình thành và phát triển sơ khai vào giữa thế kỷ XVI
tại Bỉ với định chế đầu tiên ra đời đảm nhận nhiệm vụ gần giống nhƣ một Sở Giao dịch
Chứng Khoán (SGDCK). Tuy nhiên, TTCK này không phải giao dịch cổ phiếu mà là
các món nợ của doanh nhân, thƣơng nhân, công ty hay là Chính phủ. Đến những năm
đầu của thế kỷ XVII, hàng loạt các thƣơng nhân đến từ các nƣớc Anh, Pháp, Đức, Hà
Lan, Bắc Âu, Tây Âu,… tiến hành cuộc hành trình mậu dịch với các vùng đất khác,
đặc biệt là Đông Ấn [65]. Nhƣng thực thế cho thấy, số lƣợng thƣơng nhân có đủ khả
năng để trang trải chi phí cho hành trình của mình là không nhiều nên đã tiến hành vay
mƣợn để thực hiện chuyến đi. Tuy nhiên với các sự cố xảy ra, hàng loạt các thƣơng
nhân bị phá sản dẫn đến tài sản của họ bị chủ nợ tịch thu. Để hạn chế rủi ro cho việc
này, tháng 9/1599 tại London đã thành lập một công ty duy nhất cho phép huy động
vốn từ các nhà đầu tƣ để thực hiện hành trình. Nếu chuyến hành trình thất bại thì chỉ bị
thiệt hại trên số vốn góp của cá nhân và hƣởng lợi theo tỷ lệ vốn góp khi chuyến đi
thành công. Cho đến năm 1609 các công ty tƣơng tự mới đƣợc cho phép thành lập tại
Anh nên đã thúc đẩy hoạt động thƣơng mại quốc tế giữa các quốc gia với nhau.
Với sự phát triển nhanh chóng của các công ty phát hành cổ phần đã dẫn đến
nhu cầu mua bán phần vốn góp này nên đã thúc đẩy sự ra đời của một trung gian môi
giới. Vào thời điểm này, các nhà môi giới và nhà đầu tƣ gặp nhau tại các quán cà phê
để giao dịch cổ phiếu [97]. Nếu một công ty muốn phát hành cổ phiếu hay trái phiếu thì
họ dán thông báo trên cửa các quán cà phê hoặc gửi thƣ chào bán cho các nhà đầu tƣ
tiềm năng mà họ hƣớng đến. Đến năm 1773, một nhóm môi giới giàu có đã hiến tặng
một toà nhà để làm SGDCK London. Từ đây đánh dấu bƣớc ngoặc trong lịch sử phát

triển của thị trƣờng tài chính tại London và trở thành trung tâm tài chính lớn nhất thế
giới ngay cả khi bị Mỹ vƣợt qua về kinh tế. Với quá trình tƣơng tự, hàng loạt các
SGDCK đã đƣợc hình thành và phát triển trên toàn thế giới với các sàn lớn nhƣ New
York, NASDAQ, Tokyo, London, EuroNext, Hong Kong, Thƣợng Hải, Toronto,
Australia,… Trƣớc đây, cổ phiếu đƣợc giao dịch theo hình thức thủ công bằng cách


4
báo giá và theo dõi hoạt động mua bán đƣợc thực hiện bởi yếu tố con ngƣời. Tuy nhiên
với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã làm thay đổi
TTCK vào cuối thế kỷ XX. Các tấm bảng điện tử lớn đƣợc trang bị lần đầu tiên tại
SGDCK NASDAQ có khả năng hiển thị giá đang đƣợc giao dịch và đƣợc cập nhật liên
tục. Cùng với đó là hệ thống khớp lệnh cho phép các nhà đầu tƣ đặt lệnh để thực hiện
nhu cầu của mình.
Vào những năm đầu thế kỷ XVIII, hình thức đầu tiên của sản phẩm phái sinh
đƣợc hình thành tại Nhật Bản với sự ra đời của thị trƣờng giao dịch gạo Dojima với 2
loại: Shomai – thiết lập giao dịch dựa trên giá mua ngay và thực thiện giao dịch trong
vòng bốn ngày; Choaimai giao dịch gạo bằng hợp đồng tƣơng lai. Để thực hiện giao
dịch trên thị trƣờng Choaimai, các thƣơng nhân thiết lập mối quan hệ với trung tâm
thanh toán và trung tâm này chịu trách nhiệm trong trƣờng hợp thƣơng nhân vỡ nợ
trong giao dịch [79]. Các loại hàng hoá khác cũng đƣợc thực hiện theo cách tƣơng tự
tại nhiều thị trƣờng khác nhau. Đến năm 1848, Sở giao dịch Thƣơng mại Chicago
(Chicago Board of Trade - CBOT) ra đời đã đánh dấu bƣớc ngoặc quan trọng trong
việc hình thành và phát triển TTCK và giao dịch các sản phẩm phái sinh. Sau khi thành
lập 2 năm, Sở giao dịch đã phát triển hệ thống các quy tắc và chuẩn mực cho việc vận
hành và sử dụng các hợp đồng kỳ hạn và tiếp nối là các hợp đồng tƣơng lai vào năm
1865. Những năm sau đó, hàng loạt các SGDCK phái sinh đã đƣợc thành lập tại khu
vực Bắc Mỹ nhƣ: Sở giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE) vào năm 1973; SGDCK
Mỹ (American Stock Exchange –ASE), Sở giao dịch Montreal (Montreal Exchange –
ME) và SGDCK Philadelphia (Philadelphia Stock Exchange) bổ sung loại hình kinh

doanh quyền chọn vào năm 1975 cũng nhƣ Sở Giao dịch Thái Bình Dƣơng (Pacific
Exchange) vào năm 1976. Tính đến thời điểm này, sản phẩm phái sinh không còn giới
hạn ở các hợp đồng kỳ hạn và tƣơng lai nữa mà đã bổ sung thêm các sản phẩm mới
nhƣ quyền chọn và hợp đồng hoán đổi [90].
Với lịch sử phát triển lâu dài của mình, TTCK thế giới đã chứng kiến không ít
thời kỳ suy thoái và phát triển một cách bùng nổ của mình. Từ đó tạo thành một quy
luật vận động tuần hoàn của nó “phát triển – suy thoái”. Điển hình là giai đoạn phát


5
triển đỉnh điểm vào những năm 1875-1913 trƣớc khi chiến tranh thế giới bắt đầu vào
năm 1914. Trong giai đoạn chiến tranh, thị trƣờng chứng khoán dƣờng nhƣ đứng yên
không biến động. Tuy nhiên sau khi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự
thắng lợi của phe Hiệp ƣớc (Anh – Pháp – Nga) cùng với sự tham gia của Mĩ. Chính sự
thắng lợi này mà hoạt động sản xuất và giao thƣơng với các nƣớc thuộc địa phát triển
mạnh mẽ tại các nƣớc thắng trận đã dẫn đến cuộc khủng hoảng thừa bùng phát tại Mỹ
và lan truyền ra toàn thế giới. Điều này đã tác động trực tiếp đến TTCK thế giới, cụ thể
là ngày thứ năm đen tối (29/10/1929) đƣợc biết đến là Vụ đổ vỡ Phố Wall tại TTCK
Mỹ đã mở đầu cho cuộc Đại khủng hoảng trong hệ thống TTCK toàn cầu với sự suy
giảm 50% của chỉ số Dow Jones Industrial Average trong vòng một ngày [65]. Cuộc
khủng hoảng này kết thúc đƣợc cho rằng nhờ vào việc tăng cơ hội làm việc và nhu cầu
trang bị vũ khí cho cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Vừa mới chứng kiến sự phục hồi
và phát triển, TTCK lại tiếp tục lâm vào tình trạng suy thoái khi cuộc khủng hoảng dầu
mỏ bùng nổ nào năm 1973 [100]. Điều này đã dẫn đến cuộc suy thoái của TTCK vào
năm 1974 tại Anh với sự mất giá 73% của chỉ số FT30 và là ngòi châm cho cuộc
khủng hoảng TTCK toàn cầu. TTCK đƣợc phục hồi và phát triển vào những năm sau
đó cho đến khi đối mặt với cuộc chấn động mới đƣợc biết đến là ngày thứ hai đen tối
(19/10/1987) bắt đầu tại Mỹ với sự sụt giảm 22.6% của chỉ số Dow Jones Industrial
Average với đỉnh điểm là 45.8% tại Hong Kong. Với nguyên nhân đƣợc biết đến là
xuất phát từ việc tranh chấp chính sách tiền tệ giữa các nƣớc công nghiệp phát triển

G7. Mỹ muốn nâng giá đồng Dollar và kiểm soát lạm phát bằng việc thực thi chính
sách thắt chặt tiền tệ đã gây ra sự khủng hoảng tại Hong Kong và lan rộng ra toàn thế
giới [80]. Sau một thời gian dài hồi phục và phát triển kể từ khủng hoảng gần nhất vào
năm 1987, TTCK lại đối mặt với cuộc khủng hoảng mới nào năm 2008 với sự khủng
hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ. Nguyên nhân đƣợc các nhà nghiên cứu cho thấy là
từ các khoảng tín dụng dƣới chuẩn do áp lực cho vay khi nguồn vốn dƣ thừa của các
trung gian tài chính cùng với việc bong bóng nhà đất hình thành. Giai đoạn 2004-2006
lãi suất FED đã tăng từ 1% lên 5.25% làm cho áp lực trả nợ tăng cao đã khiến cho thị
trƣờng bất động sản đóng băng. Dẫn đến các khoản nợ khó có thể thu hồi đƣợc, để
khắc phục điều này các định chế tài chính đã mua lại và phân loại các món nợ sau đó


6
đóng gói chúng thành một loại tài sản phái sinh dƣới dạng trái phiếu đƣợc đảm bảo
bằng các khoản nợ dƣới chuẩn trên cùng với sự sẵn sàng bảo lãnh của các công ty bảo
hiểm đã góp phần tạo tính thanh khoản cao cho nó đƣợc lƣu hành. Chiến lƣợc này đƣợc
đƣa ra nhằm hạn chế rủi ro và tạo thanh khoản cho các khoản nợ vay với mục đích mua
bất động sản nhƣng đã gây ra tác động ngƣợc bởi chính yếu tố nội tại của các khoản
vay đó – dƣ nợ dƣới chuẩn. Cuộc khủng hoảng từ đó đã bùng phát tại Mỹ và lan rộng
ra toàn thế giới khiến hàng loạt các doanh nghiệp phá sản cũng nhƣ tỷ lệ lạm phát tăng
cao [101]. Những năm sau đó, TTCK đƣợc phục hồi và hoạt động ổn định đến hiện
nay.

1.1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trƣờng chứng
khoán ở Việt Nam
TTCK thế giới đã hình thành trong khoảng thời gian dài với nhiều tác động tích
cực vào sự tăng trƣởng của nền kinh tế nƣớc sở tại nói riêng và nền kinh tế thế giới nói
chung. Tại Việt Nam, TTCK chỉ mới đƣợc thành lập trong khoảng thời gian gần 20
năm cũng đã chứng kiến các giai đoạn thăng trầm khác nhau. Sau đây tác giả sẽ giới
thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam cũng nhƣ sự ảnh hƣởng

bởi biến động của TTCK thế giới.
Lịch sử hình thành TTCK
Nhƣ sự phát triển tất yếu của hoạt động sản xuất và lƣu thông hàng hoá, TTCK
Việt Nam đã bƣớc đầu đƣợc hình thành với sự ra đời của UBCKNN vào 28/11/1996
[7]. Từ đó đã tạo nên bƣớc đệm về mặt quản lý nhà nƣớc trong việc tạo điều kiện thuận
lợi cho sự hình thành của TTCK với 2 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK):
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội vào ngày 11/07/1998. Theo quyết định thành lập
thì cả hai TTGDCK đều là đơn vị sự nghiệp có thu, có tƣ cách pháp nhân, có trụ sở,
con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nƣớc cấp [36]. Hai
năm sau kể từ khi có quyết định thành lập, TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh là trung
tâm đầu tiên bắt đầu hoạt động với vai trò của một TTCK và tiến hành tổ chức phiên
giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 [82] với hai mã cổ phiếu REE - công ty sản


7
xuất các sản phẩm cơ điện, điều hòa, thi công công trình và SAM - hoạt động sản xuất
dây cáp và vật liệu viễn thông lúc bấy giờ [66]. TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh
hoạt động trong khoảng thời gian hơn 5 năm thì vào ngày 08/03/2005, TTCK Việt
Nam chứng kiến sự khai trƣơng hoạt động của TTGDCK Hà Nội (HASTC) trong vai
trò vận hành thị trƣờng cổ phiếu niêm yết. Ngày 20/06/2006 đánh dấu cột mốc cho
TTGDCK Hà Nội khi Bộ tài chính ban hành quyết định tập trung đấu thầu TPCP tại
TTGDCK Hà Nội [2]. Tính đến thời điểm này thì cả hai TTGDCK đều đảm nhận vai
trò đăng ký, lƣu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán của các công ty niêm yết tại
phòng giao dịch của mình và bắt đầu chuyển giao vai trò này cho Trung tâm Lƣu ký
Chứng khoán (TTLKCK) vào ngày 01/05/2006 theo quyết định thành lập Trung tâm
Lƣu ký Chứng khoán của Thủ tƣớng ký ngày 27/07/2005 [37].
Sau khi hình thành và phát triển, cả 2 TTGDCK đều hoàn thành tốt nhiệm vụ
của mình đƣợc giao. Tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng của thị trƣờng và yêu
cầu đổi mới nền kinh tế bên cạnh việc tái cơ cấu các doanh nghiệp thì ngày 11/05/2007
Thủ tƣớng ban hành quyết định chuyển TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh thành Sở

Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh – HOSE theo mô hình công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên sở hữu 100% vốn nhà nƣớc [38]. Với việc chuyển đổi
này đã mạng lại cho HOSE vị trí tƣơng xứng với các SGDCK khác trên thế giới và
nâng cao tầm ảnh hƣớng của TTCK Việt Nam trong quan hệ hợp tác quốc tế. Với sự
thí điểm đầu tiên và thành công của HOSE, ngày 02/01/2009 Thủ tƣớng tiếp tục ban
hành quyết định chuyển TTGDCK Hà Nội thành Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội –
HNX với mô hình hoạt động giống với HOSE [39]. Lần này, HNX có sự khác biệt so
với HOSE đó là đảm nhận nhiệm vụ vận hành thị trƣờng đăng ký giao dịch chứng
khoán công ty đại chúng chƣa niêm yết (UPCoM). Nhƣ vậy, HNX đƣợc khai trƣơng
cùng với sự ra đời mới của thị trƣờng UPCoM vào ngày 24/06/2009 đã đánh dấu cho
việc mở rộng kiểm soát của nhà nƣớc trong việc hạn chế thị trƣờng phi tập trung.
Lịch sử phát triển TTCK
Kể từ khi bắt đầu đƣợc thành lập, chu kỳ thanh toán của TTCK đƣợc quy định là
vào 15 giờ ngày T+3 đƣợc xem nhƣ là T+4 vì đã cuối ngày giao dịch nên khách hàng


8
không thể bán số cổ phiếu mình vừa sở hữu. Chu kỳ thanh toán của nƣớc ta giống với
Mỹ trong khi các nƣớc khác phổ biến là T+3 và số ít là T+2. Kể từ ngày 04/09/2012,
chu kỳ thanh toán đƣợc quy định chuyển về 9 giờ sáng ngày T+3 giúp cho các doanh
nghiệp, tổ chức và cá nhân có thể giao dịch chứng khoán của mình nhanh hơn tạo dòng
lƣu chuyển vốn tối ƣu. Và quy định đƣợc áp dụng hiện nay kể từ ngày 1/1/2016 là T+2
[68].
Với lịch sử hình thành và phát triển của mình, TTCK đã trải qua nhiều giai đoạn
thăng trầm. Đặc biệt là sự ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính thế giới 2008 đã khiến
cho TTCK trong nƣớc chứng kiến các biến động mạnh. Cụ thể, chỉ số giá chứng khoán
liên tục giảm trong năm 2008 và giá trị vốn hoá thị trƣờng giảm hơn 50% xuống còn
18% giá trị tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product – GDP) [69]. Đặc biệt là
sự phá sản của nhiều công ty liên quan đến lĩnh vực bất động sản đã làm giảm số lƣợng
công ty niêm yết trên sàn một cách đáng kể. Với các nỗ lực của Chính phủ trong việc

khắc phục khủng hoảng thông qua chính sách thắt chặt tài khoá và tiền tệ cùng với sự
hồi phục của thị trƣờng thế giới từ quý II/2009 thì TTCK Việt Nam bắt đầu chứng kiến
dấu hiệu hồi phục với số lƣợng các công ty niêm yết tăng trở lại. Giá trị vốn hoá cuối
năm 2009 đạt 620,000 tỷ động tƣơng đƣơng với 38% GDP [99].
Với các điều kiện về quản lý vĩ mô và các yếu tố khác, Việt Nam đón nhận sự
tăng trƣởng mạnh mẽ về khối lƣợng và quy mô thị trƣờng trong khoảng thời gian gần
20 năm đi vào hoạt động. Nhằm phát triển thị trƣờng chứng khoán ổn định và vững
chắc, ngày 01/03/2012 Thủ tƣớng đã ban hành quyết định “Phê duyệt chiến lƣợc phát
triển thị trƣờng chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”. Một trong những mục
tiêu mà quyết định đặt ra là phấn đấu đƣa tổng giá trị vốn hóa thị trƣờng cổ phiếu vào
năm 2020 đạt khoảng 70% GDP [40]. Tuy nhiên, kết quả đáng ngạc nhiên đã xảy ra
khi giá trị vốn hoá thị trƣờng đạt gần 70% vào cuối năm 2016 và vƣợt lên 73.6% vào
cuối tháng 1 năm 2017. Cụ thể, theo số liệu thống kê của UBCKNN thì giá trị vốn hoá
TTCK vào những năm đầu thành lập chỉ đạt dƣới 1% GDP thì đến nay, tính đến ngày
28/02/2018 TTCK đã đạt 110.99% GDP tƣơng ứng 4,997,533 tỷ đồng. Trong đó, giá
trị cao nhất thuộc về SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh với giá trị 3,039,209 tỷ đồng


9
chiếm hơn 60% vốn hoá thị trƣờng [93]. Nhƣ vậy, thị trƣờng đã có sự đột phá trong
tăng trƣởng và khẳng định vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế - dẫn vốn trung và
dài hạn.
Dựa theo số liệu thống kê của UBCKNN ta có thể thấy đƣợc sự phát triển mạnh
mẽ của TTCK Việt Nam. Cụ thể, tại thời điểm 28/02/2018 đã thu hút hơn 2,064 doanh
nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch với 385 doanh nghiệp tại HNX và 350 doanh
nghiệp tại HOSE. Nhƣ vậy mức tăng trƣởng đạt tỷ lệ 136.28% so với cuối năm 2015
tƣơng ứng với mức tăng trƣởng bình quân là 27.5 doanh nghiệp/tháng. Cùng với đó là
tốc độ tăng trƣởng vƣợt bậc trong số lƣợng chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch
với 109.05 tỷ chứng khoán vào cuối tháng 2 năm 2018. So với cuối năm 2015 thì đã
tăng 43.25 tỷ chứng khoán với tỷ lệ bình quân 2.56%/tháng [93].

Điểm nhấn đối với thị trƣờng chứng khoán Việt Nam là “Quyết định phê duyệt
đề án xây dựng và phát triển thị trƣờng chứng khoán phái sinh Việt Nam” do Thủ
tƣớng ban hành ngày 11/03/2014. Theo đó, việc xây dựng TTCK phái sinh Việt Nam
đƣợc chia theo lộ trình từ đơn giản đến phức tạp gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (20132015) hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ nhƣ hệ thống
giao dịch và thanh toán bù trừ chứng khoán, hệ thống giám sát, công bố thông tin, …
Giai đoạn 2 (2016-2020) tổ chức và vận hành TTCK phái sinh trên tài sản cơ sở là các
chứng khoán bao gồm chỉ số chứng khoán, TPCP và cổ phiếu. Giai đoạn 3 (sau năm
2020) hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng hoạt động và giám sát thị trƣờng từ đó đa
dạng hoá dần các sản phẩm dựa trên nhiều loại tài sản cơ sở khác nhau tiếp cận với
thông lệ quốc tế [41]. Kết quả của cả quá trình trên là sự ra đời của sản phẩm phái sinh
đầu tiên ra mắt và giao dịch trên thị trƣờng là Hợp đồng tƣơng lai chỉ số VN30 vào
ngày 10/08/2017. Theo đó, mỗi hợp đồng tƣơng lai chỉ số VN30 sẽ gồm 4 mã chứng
khoán tƣơng ứng với 4 kỳ hạn đáo hạn là tháng hiện tại, tháng kế tiếp và 2 tháng cuối
của 2 quý gần nhất [84].

1.1.3. Vai trò thị trƣờng chứng khoán
TTCK thế giới hình thành và phát triển bền vững đã tạo nên vị thế quan trọng
của TTCK đối với nền kinh tế của một quốc gia. Qua quá trình nghiên cứu, các tác giả


×