Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đô la hóa nền kinh tế việt nam (khóa luận tốt nghiệp đại học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỖ MINH LAN CHI

ĐƠ LA HĨA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7340201

TP. HỒ CHÍ MINH, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỖ MINH LAN CHI

ĐƠ LA HĨA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7340201


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
THS. NGUYỄN NHI QUANG

TP. HỒ CHÍ MINH, 2018


I

TĨM TẮT
Khóa luận tập trung nghiên cứu về đơ la hóa nền kinh tế tại Việt Nam. Dựa trên
những nghiên cứu học thuật trƣớc đó, khóa luận trình bày cơ sở lý luận về hiện tƣợng
đơ la hóa nền kinh tế. Đồng thời, khóa luận tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về kiểm sốt
đơ la hóa thơng qua nghiên cứu thực trạng đơ la hóa tại một số khu vực và quốc gia
khác nhau trên thế giới. Từ đó, khóa luận phân tích thực trạng đơ la hóa nền kinh tế tại
Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2017. Khóa luận phân tích và chứng minh nền kinh tế
Việt Nam bị đơ la hóa ở mức trung bình do đồng đô la Mỹ gây nên, nhƣng đồng ngoại
tệ này không đƣợc Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cơng nhận là đồng
tiền hợp pháp, vì vậy nền kinh tế Việt Nam đƣợc xếp vào nhóm đơ la hóa khơng chính
thức. Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế kiểm sốt đơ la hóa, kết hợp với tình hình thực tế
về đơ la hóa nền kinh tế Việt Nam và quan điểm chống đơ la hóa của các cấp quản lý,
khóa luận đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm kiểm sốt đơ la hóa nền kinh tế tại Việt
Nam. Khóa luận tiến hành nghiên cứu bằng phƣơng pháp định tính, bao gồm bốn
chƣơng chính: (i) Cơ sở lý luận về đơ la hóa; (ii) Kinh nghiệm quốc tế về kiểm sốt đơ
la hóa và bài học cho Việt Nam; (iii) Thực trạng đơ la hóa nền kinh tế Việt Nam; (iv)
Giải pháp kiểm sốt đơ la hóa nền kinh tế Việt Nam. Kết quả nghiên cứu qua khóa luận
chỉ ra rằng để kiểm sốt đơ la hóa, Việt Nam cần (i) hoàn thiện khung pháp lý, (ii) giữ
ổn định tỷ giá hối đoái VND/USD, (iii) kiểm soát nguồn ngoại tệ đang trôi nổi trên thị
trƣờng tự do, (iv) kiểm soát lãi suất tiền gửi VND và USD, (v) nâng cao tính chuyển
đổi của đồng nội tệ, (vi) giảm tiền mặt trong lƣu thông.



II

LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là
trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã đƣợc cơng bố trƣớc đây hoặc các nội
dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong
khóa luận.
Tác giả

Đỗ Minh Lan Chi


III

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tác giả xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giảng viên
trƣờng Đại học Ngân hàng TP.HCM xuyên suốt bốn năm học qua đã tận tình dạy bảo
về kiến thức lẫn kỹ năng và đạo đức. Những kiến thức đó đã đƣợc tác giả áp dụng vào
chính trong luận văn này với việc sử dụng các kiến thức về tài chính ngân hàng.
Luận văn này đƣợc hồn thành khơng chỉ dựa trên sự nỗ lực của tác giả, mà còn
là sự giúp đỡ của cơ Nguyễn Nhi Quang với vai trị là giảng viên hƣớng dẫn, đã góp ý
cho tác giả trong q trình thực hiện.
Ngồi ra, những ngƣời thân và những ngƣời bạn ln bên cạnh khơng chỉ đóng
góp ý nghĩa về mặt tinh thần mà còn hỗ trợ tác giả về các kiến thức mà có thể khơng
đƣợc biết đến từ trong trƣờng lớp. Và cũng nhờ họ, tác giả có thêm động lực để làm
việc, học tập và hồn thành khóa luận này.
Hơn nữa, tác giả xin cảm ơn ban quản lý chƣơng trình Chất lƣợng cao cũng nhƣ
trƣờng Đại học Ngân hàng TP.HCM đã luôn đồng hành cùng tác giả trong suốt hành
trình đại học, sự tận tình và luôn sẵn sàng giúp đỡ của các thầy cô khi bản thân có

những thắc mắc hoặc trăn trở.


IV

MỤC LỤC
TÓM TẮT ....................................................................................................................... I
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................II
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. III
MỤC LỤC .................................................................................................................... IV
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. VII
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... VIII
DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................. IX
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐƠ LA HĨA ..................................................... 7
1.1. Khái niệm đơ la hóa ............................................................................................. 7
1.2. Phân loại đơ la hóa ............................................................................................... 9
1.2.1. Đơ la hóa chính thức ....................................................................................... 9
1.2.2. Đơ la hóa bán chính thức ............................................................................... 10
1.2.3. Đơ la hóa khơng chính thức .......................................................................... 10
1.3. Đo lƣờng đơ la hóa ............................................................................................. 10
1.3.1. Đơ la hóa ở phƣơng tiện cất giữ .................................................................... 11
1.3.2. Đơ la hóa ở phƣơng tiện thanh tốn .............................................................. 11
1.3.3. Đơ la hóa ở sự định giá, niêm yết giá ............................................................ 12
1.4. Ngun nhân của đơ la hóa ............................................................................... 12
1.4.1. Ngun nhân khách quan .............................................................................. 12
1.4.2. Nguyên nhân chủ quan .................................................................................. 13
1.5. Tác động của đơ la hóa ...................................................................................... 15
1.5.1. Tác động tích cực .......................................................................................... 15
1.5.2. Tác động tiêu cực .......................................................................................... 17

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................... 18
CHƢƠNG 2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ KIỂM SỐT ĐƠ LA HĨA VÀ
BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ....................................................................................... 19


V

2.1. Kinh nghiệm quốc tế về kiểm sốt đơ la hóa ................................................... 19
2.1.1. Tổng quan tình hình đơ la hóa trên thế giới .................................................. 19
2.1.2. Kinh nghiệm kiểm sốt đơ la hóa ở một số quốc gia .................................... 22
2.2. Bài học về kiểm sốt đơ la hóa cho Việt Nam ................................................. 29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................... 31
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG ĐƠ LA HĨA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ............ 32
3.1. Thực trạng đơ la hóa nền kinh tế Việt Nam .................................................... 32
3.2. Ngun nhân của đơ la hóa nền kinh tế Việt Nam ......................................... 36
3.2.1. Lạm phát ........................................................................................................ 36
3.2.2. Tỷ giá hối đoái ............................................................................................... 38
3.2.3. Lãi suất tiền gửi ............................................................................................. 39
3.2.4. Các dịng vốn từ nƣớc ngồi ......................................................................... 41
3.3. Tác động của đơ la hóa đối với nền kinh tế Việt Nam .................................... 43
3.3.1. Tác động tích cực .......................................................................................... 44
3.3.2. Tác động tiêu cực .......................................................................................... 46
3.4. Chính sách kiểm sốt đơ la hóa nền kinh tế Việt Nam................................... 47
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................... 53
CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP KIỂM SỐT ĐƠ LA HÓA NỀN KINH TẾ VIỆT
NAM .............................................................................................................................. 54
4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp kiểm sốt đơ la hóa nền kinh tế Việt Nam ............. 54
4.2. Giải pháp kiểm soát đơ la hóa nền kinh tế Việt Nam ..................................... 56
4.2.1. Giải pháp về khung pháp lý kiểm sốt đơ la hóa nền kinh tế Việt Nam ....... 57
4.2.2. Giải pháp về chính sách quản lý ngoại hối.................................................... 58

4.2.3. Giải pháp về chính sách lãi suất .................................................................... 61
4.2.4. Giải pháp nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam .............................. 63
4.2.5. Giảm tiền mặt trong lƣu thông ...................................................................... 64
4.2.6. Các giải pháp khác ........................................................................................ 65
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ........................................................................................... 66


VI

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 71
PHỤ LỤC 1. TỶ LỆ FCD/M2 TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2017 ........... 76
PHỤ LỤC 2. TỶ LỆ LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2017 ... 77
PHỤ LỤC 3. TỶ GIÁ VND/USD GIAI ĐOẠN 2000 - 2017..................................... 78
PHỤ LỤC 4. LÃI SUẤT TIỀN GỬI VND VÀ USD TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2000 – 2017 .................................................................................................................... 79
PHỤ LỤC 5. KHỐI LƢỢNG VỐN ODA VÀ FDI ĐÃ THỰC HIỆN TẠI VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2017 .................................................................................. 80
PHỤ LỤC 6. LƢỢNG KIỀU HỐI CHUYỂN VỀ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 –
2017 ................................................................................................................................ 82
PHỤ LỤC 7. TỶ LỆ TĂNG TRƢỞNG GDP VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI GIAI
ĐOẠN 2000 – 2017 ....................................................................................................... 83
PHỤ LỤC 8. TỔNG DỰ TRỮ NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 –
2017 ................................................................................................................................ 84
PHỤ LỤC 9. TỶ LỆ TIỀN MẶT LƢU THÔNG TRONG CƠ CẤU THANH
KHOẢN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 – 2016 ............................................... 85
ABSTRACT .................................................................................................................. 86
INTRODUCTION ........................................................................................................ 87



VII

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa tiếng Anh

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNY

China Yuan Renminbi

Nhân Dân Tệ

EUR

Euro

FCD

Foreign Currency Deposit

Tiền gửi ngoại tệ

FED

Federal Reserve System

Cục Dự trữ Liên bang


GBP

British Pound

Bảng Anh

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm nội địa

IMF

International Monetary Fund

Qũy Tiền tệ Quốc tế

JPY

Japanese Yen

Yên Nhật

M2

Broad Money M2

Tổng phƣơng tiện thanh toán


-

NHNN

-

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM

-

Ngân hàng thƣơng mại

NHTW

-

Ngân hàng trung ƣơng

USD

United States Dollar

Đô la Mỹ

VND

Vietnam Dong


Đồng Việt Nam


VIII

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Mức độ đơ la hóa nền kinh tế dựa trên tỷ lệ FCD/M2 theo IMF ................. 11
Bảng 2.1: Đơ la hóa tại một số quốc gia ....................................................................... 21
Bảng 3.1: Tỷ lệ FCD/M2 tại một số quốc gia thuộc ASEAN giai đoạn 2000 – 2004 .. 35
Bảng 3.2: Khung pháp lý nhằm kiểm sốt tình trạng đơ la hóa giai đoạn 2000 – 2017
....................................................................................................................................... 48


IX

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Tỷ lệ FCD/M2 tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017 .................................... 34
Hình 3.2: Tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ FCD/M2 tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017......... 37
Hình 3.3: Tỷ giá VND/USD giai đoạn 2000 – 2017 ..................................................... 38
Hình 3.4: Lãi suất tiền gửi VND và USD tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017 .......... 40
Hình 3.5: Khối lƣợng vốn ODA và FDI đã thực hiện tại Việt Nam giai đoạn 2000 –
2017 ............................................................................................................................... 41
Hình 3.6: Lƣợng kiều hối chuyển về Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017 ....................... 43
Hình 3.7: Tỷ lệ tăng trƣởng GDP Việt Nam và thế giới giai đoạn 2000 – 2017 .......... 46
Hình 3.8: Tổng dự trữ ngoại hối Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017 .............................. 52
Hình 4.1: Tỷ lệ tiền mặt lƣu thơng trong cơ cấu thanh khoản tại Việt Nam giai đoạn
2007 – 2016 ................................................................................................................... 64



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đơ la hóa khơng còn là một hiện tƣợng mới mẻ đối với nền kinh tế của các quốc
gia. Về mặt lý luận, đô la hóa là một vấn đề chiếm giữ tầm quan trọng trong nền kinh
tế của các quốc gia. Đô la hóa là một phạm trù nghiên cứu của nhiều học giả trên thế
giới từ khi kinh tế toàn cầu đƣợc hình thành và phát triển. Theo Connie Mack (1999,
trang 352), thuật ngữ “đơ la hóa” là tên gọi của hiện tƣợng “ngƣời dân của một quốc
gia sử dụng ngoại tệ một cách rộng rãi đồng thời hoặc thay thế đồng nội tệ”. Ngun
nhân gây nên đơ la hóa tại các quốc gia thƣờng khác nhau do đặc điểm và điều kiện
của mỗi quốc gia khác nhau. Từ đó, đơ la hóa tác động lên nền kinh tế theo những cách
khác nhau, có thể là tác động tích cực, hoặc tác động tiêu cực, hoặc cả hai theo các
mức độ khác nhau.
Về mặt thực tiễn, đô la Mỹ đã xuất hiện trong nền kinh tế Việt Nam khoảng từ
năm 1954. Nhƣng đến những năm 90, ngoại tệ này mới đƣợc ghi nhận đóng vai trị
nhất định trong nền kinh tế Việt Nam. Ngày nay, trong các hoạt động thƣơng mại, đầu
tƣ, ngoại thƣơng, đô la Mỹ đƣợc sử dụng rộng rãi và gần nhƣ song song với đồng nội
tệ. Tuy nhiên, Chính phủ và NHNN khơng cơng nhận đơ la Mỹ là đồng tiền chính thức
đƣợc sử dụng trong nền kinh tế nên Việt Nam đã đƣợc xếp vào nhóm các quốc gia có
nền kinh tế bị đơ la hóa khơng chính thức. Dựa trên tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng tiền
mở rộng (FCD/M2), đơ la hóa ở Việt Nam đƣợc xếp ở mức đơ la hóa trung bình. Đơ la
hóa nền kinh tế Việt Nam xuất phát từ các nguyên nhân sau (i) lạm phát, (ii) tỷ giá hối
đối, (iii) lãi suất tiền gửi, (iv) các dịng vốn từ nƣớc ngồi. Đơ la hóa tạo điều kiện cho
nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng hội nhập quốc tế và thúc đẩy tốc độ tăng trƣởng,
nhƣng đồng thời làm tăng sự phụ thuộc vào đô la Mỹ và làm giảm giá trị của đồng Việt
Nam. Từ khi nhận định đơ la hóa là một hiện tƣợng xấu, Chính phủ và NHNN đã triển
khai nhiều giải pháp điều tiết kinh tế vĩ mơ nhằm kiểm sốt và đẩy lùi đơ la hóa nền
kinh tế. Đến nay, tuy tỷ lệ đơ la hóa tiền gửi có giảm nhƣng hoạt động sử dụng đô la



2

Mỹ trên thị trƣờng tự do vẫn còn tiếp diễn thƣờng xun và khơng đƣợc kiểm sốt, đây
cũng chính là thách thức lớn đối với các cấp quản lý trong việc kiểm sốt đơ la hóa.
Nhƣ vậy, về cả lý luận và thực tiễn, đơ la hóa là một vấn đề có tầm quan trọng rất
lớn đối với các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Kiểm sốt đơ la hóa là điều cần thiết
trong tình hình kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam với nhiều biến động. Do
đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Đơ la hóa nền kinh tế Việt Nam” làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp.
2. Lƣợc khảo nghiên cứu
Đơ la hóa không thật sự là một đối tƣợng nghiên cứu mới, do vậy đã có rất nhiều
cơng trình nghiên cứu về vấn đề này. Liên quan đến đơ la hóa nền kinh tế, các nghiên
cứu trên thế giới phần lớn tập trung nghiên cứu về tình trạng đơ la hóa tại các nƣớc
đang phát triển. Cụ thể nhƣ:
-

Nghiên

cứu

“Currency

Substitution

in

Developing

Countries:


An

Introduction” (Guillermo Calvo và Carlos Vegh, 1992) sử dụng phƣơng pháp
định tính, mơ tả về những chính sách chủ yếu và những vấn đề phân tích liên
quan đến đồng tiền thay thế tại các quốc gia đang phát triển.
-

Nghiên cứu “Dollarization in Cambodia: Causes and Policy Implications”
(Nombulelo Duma, 2011) sử dụng phƣơng pháp định tính kết hợp với phƣơng
pháp định lƣợng, cho thấy đơ la hóa tại Campuchia vẫn tiếp tục tăng mặc dù
kinh tế vĩ mơ và chính trị của đất nƣớc này đã đƣợc ổn định hơn trong những
năm 2000.

-

Nghiên cứu “Dollarization in North Korea: Evidence from a Survey of North
Korean Refugees” (Sung Min Mun và Seung Ho Jung, 2017) sử dụng phƣơng
pháp định lƣợng, đo lƣờng mức độ đơ la hóa ở Triều Tiên bằng cách sử dụng
các kết quả từ điều tra 231 ngƣời tị nạn Triều Tiên chuyển tới Hàn Quốc từ
năm 2007 đến 2015.


3

Các nghiên cứu trong nƣớc tập trung nghiên cứu tình trạng đơ la hóa và phân tích
các biện pháp kiểm sốt đơ la hóa tại Việt Nam. Cụ thể nhƣ:
-

Bài báo “Điều hành chính sách tỷ giá nhằm giảm tình trạng đơ la hóa của

Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013” (Chu Khánh Lân,
2014) tổng hợp và phân tích các biện pháp đƣợc NHNN triển khai trong giai
đoạn 2011 – 2013 nhằm ổn định thị trƣờng ngoại tệ.

-

Nghiên cứu khoa học “Đánh giá các giải pháp hạn chế mức độ đơ la hóa”
(Nguyễn Thiện Cƣờng, 2011) giới thiệu sơ lƣợc về đơ la hóa nói chung và đơ
la hóa Việt Nam nói riêng trong các năm từ 2005 đến 2011 và phân tích các
chính sách đã đƣợc thực hiện nhằm giảm mức độ đơ la hóa.

-

Bài báo “Đơ la hóa và điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam” của (Nguyễn
Thị Hồng, 2011) phân tích xu hƣớng đơ la hóa theo một số cách tiếp cận, đánh
giá tác động của hiện tƣợng đơ la hóa đối với việc điều hành chính sách tiền tệ
ở Việt Nam và đƣa ra một số gợi ý chính sách.

Đánh giá chung về các nghiên cứu:
-

Đối tƣợng nghiên cứu là mức độ đơ la hóa nền kinh tế đối với các biến số
nguyên nhân và tác động;

-

Mục tiêu nghiên cứu là nghiên cứu thực trạng đơ la hóa tại các quốc gia có tỷ
lệ đơ la hóa cao và các quốc gia đang phát triển;

-


Thời gian nghiên cứu khác nhau và không liên tục;

-

Phƣơng pháp nghiên cứu phần lớn là định tính kết hợp với thống kê, phân tích
số liệu, chỉ có vài nghiên cứu sử dụng mơ hình định lƣợng để đo lƣờng biến số
tác động;

-

Số liệu nghiên cứu không đƣợc cập nhật thƣờng xuyên.


4

3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu thực trạng đơ la hóa tại nền kinh tế Việt Nam
trong giai đoạn 2000 – 2017 và đề xuất các giải pháp kiểm sốt đơ la hóa tại nền kinh
tế Việt Nam.
Đề tài cần thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:
-

Nghiên cứu tình trạng đơ la hóa nền kinh tế trên thế giới, từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam;

-

Nghiên cứu thực trạng đô la hóa ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017 để có cái
nhìn sâu sắc về diễn biến đơ la hóa, ngun nhân gây nên đơ la hóa và tác

động của đơ la hóa lên nền kinh tế Việt Nam;

-

Đề xuất các giải pháp nhằm kiểm sốt tình trạng đơ la hóa nền kinh tế Việt
Nam.

4. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài cần trả lời rõ các câu hỏi sau đây:
-

Việt Nam rút ra đƣợc bài học kinh nghiệm gì từ tình trạng đơ la hóa các nền
kinh tế trên thế giới?

-

Đơ la hóa Việt Nam diễn biến nhƣ thế nào từ năm 2000 đến năm 2017?
Ngun nhân nào dẫn đến tình trạng đơ la hóa tại Việt Nam? Đơ la hóa có tác
động nhƣ thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?

-

Giải pháp nào để kiểm sốt đơ la hóa nền kinh tế Việt Nam?

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đơ la hóa.
Phạm vi nghiên cứu:
-

Phạm vi nội dung: Đơ la hóa, ngun nhân và tác động của đơ la hóa đối với

nền kinh tế.

-

Phạm vi khơng gian: Việt Nam

-

Phạm vi thời gian: Từ năm 2000 đến năm 2017


5

6. Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu: Tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp, đƣợc thu thập chủ yếu từ
báo cáo thống kê, báo cáo chun ngành, tạp chí, cơng trình, các tài liệu khoa học…
Dữ liệu này đƣợc cơng bố chính thức trên các trang điện tử của Tổng cục thống kê của
Việt Nam và Tổng cục thống kê của các quốc gia đƣợc đề cập đến trong nghiên cứu,
Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF – International Monetary
Fund), Ngân hàng Thế giới (Worldbank).
Tác giả thực hiện khóa luận theo phương pháp định tính kết hợp với các phương
pháp như:
-

Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng để thống kê các số liệu liên quan đến đơ
la hóa kinh tế Việt Nam và một số quốc gia giai đoạn 2000 – 2017;

-

Phƣơng pháp mô tả đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng đơ la hóa nền kinh

tế Việt Nam;

-

Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để so sánh tỷ lệ đơ la hóa với các ngun
nhân của đơ la hóa nền kinh tế;

-

Phƣơng pháp kế thừa phân tích và diễn giải quy nạp đƣợc sử dụng để phân
tích diễn biến tình trạng đơ la hóa nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 –
2017.

7. Đóng góp của khóa luận
Với phạm vi nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2017, đây là một khoảng thời gian
đủ dài để giúp quan sát và mô tả rõ nét hơn những biến động của đơ la hóa và các yếu
tố liên quan đơ la hóa tế theo sự thay đổi nền kinh tế bên trong và bên ngoài Việt Nam.
Tác giả đã phát triển đề tài và mở rộng thêm phần kinh nghiệm quốc tế về kiểm sốt đơ
la hóa và bài học cho Việt Nam, cụ thể là nghiên cứu thực trạng đơ la hóa tại các quốc
gia Ecuador, Campuchia và Argentina, giúp ngƣời đọc có nhìn nhận chân thực hơn về
tình trạng đơ la hóa Việt Nam so với các quốc gia này. Cuối cùng, khóa luận đƣa ra


6

đƣợc những giải pháp cụ thể hơn đối với từng biến động của đơ la hóa nền kinh tế Việt
Nam.
8. Kết cấu khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, kết cấu khóa luận tốt nghiệp bao gồm bốn
chƣơng:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đơ la hóa;
Chương 2: Kinh nghiệm quốc tế về kiểm sốt đơ la hóa và bài học cho Việt Nam;
Chương 3: Thực trạng đô la hóa nền kinh tế Việt Nam;
Chương 4: Giải pháp kiểm sốt đơ la hóa nền kinh tế Việt Nam.


7

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐƠ LA HĨA
1.1. Khái niệm đơ la hóa
Đơ la hóa có thể đƣợc định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo Connie Mack
(1999, trang 352), thuật ngữ “đơ la hóa” là tên gọi của hiện tƣợng “ngƣời dân của một
quốc gia sử dụng ngoại tệ một cách rộng rãi đồng thời hoặc thay thế đồng nội tệ”. Theo
định nghĩa này, thuật ngữ “đô la hóa” có cách hiểu tƣơng tự nhƣ thuật ngữ “ngoại tệ
hóa”, đó là việc sử dụng một hay nhiều loại ngoại tệ khác nhau. Ngồi ra, cịn có thêm
thuật ngữ “euro hóa” đƣợc dùng trong trƣờng hợp đồng ngoại tệ đó là đồng euro, phổ
biến ở các quốc gia không thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) nhƣng
lại sử dụng đồng ngoại tệ này.
Ragnar Nurkse (1946, trang 48) đã viết: “Việc thiếu thốn phƣơng tiện thanh toán
nội địa ổn định là một sự bất tiện nghiêm trọng trong thƣơng mại và sản xuất, và do đó
các đồng ngoại tệ đƣợc mong muốn không chỉ đơn thuần là giá trị lƣu trữ mà cịn là
phƣơng tiện thanh tốn trong nƣớc”. Tuy chƣa có nghiên cứu chính thức nào về sự xuất
hiện đầu tiên của hiện tƣợng đô la hóa, song việc thay thế tiền tệ trong nền kinh tế siêu
lạm phát đã đƣợc thƣờng xuyên nhắc đến. Sau Thế chiến thứ nhất, Đức bị buộc chi trả
cho các khoản vay bằng vàng hoặc ngoại tệ do siêu lạm phát, điều này làm cho chính
phủ nƣớc này phải bán tiền mark1 để đổi lấy ngoại tệ với bất cứ giá nào (Carl-Ludwig
Holtfrerich, 1986). Trong Thế chiến thứ hai, nền kinh tế Hy Lạp phải đối mặt với tình
trạng siêu lạm phát, đại đa số ngƣời dân bỏ rơi đồng nội tệ là đồng drachma và chuyển
sang sử dụng đồng bảng Anh (He Liping, 2017).
Bên cạnh đó, theo Edgar Feige (2003, trang 359), “đơ la hóa là q trình thay thế

đồng ngoại tệ cho đồng nội tệ để thực hiện các chức năng cơ bản của tiền nhƣ phƣơng
tiện trao đổi và/ hoặc tài sản lƣu trữ”. Nhƣ vậy, thuật ngữ “đơ la hóa” cũng có cách
hiểu tƣơng tự nhƣ thuật ngữ “sự thay thế tiền tệ”. Theo Pierre-Richard Agenor (1995,

1

Đồng nội tệ Đức.


8

trang 101), “sự thay thế tiền tệ là quá trình mà ngoại tệ thay thế nội tệ làm giá trị lƣu
trữ, đơn vị tiền tệ và phƣơng tiện trao đổi”.
Mặc dù không nổi bật và phát triển rộng rãi nhƣ đơ la hóa, vàng hóa cũng là một
hiện tƣợng khơng quá mới mẻ trong nền kinh tế toàn cầu. Vàng đƣợc sử dụng rộng rãi
trên khắp thế giới nhƣ một phƣơng tiện chuyển đổi tiền tệ. Theo IMF (2018), kể từ sau
khi Hệ thống bản vị vàng cổ điển bị sụp đổ (giai đoạn 1875 – 1914), vàng vẫn luôn
phƣơng tiện dự trữ của nhiều ngân hàng trung ƣơng (NHTW). Cịn trong dân chúng,
tuy khơng là phƣơng tiện trao đổi, mua bán, nhƣng vàng là một trong những phƣơng
tiện lƣu trữ chính của ngƣời dân trên thế giới.
Ngày nay, tuy đã đánh mất vị thế độc tôn, nhƣng nền kinh tế thế giới khơng thể
phủ nhận vai trị đồng tiền quốc tế của đô la Mỹ. Đô la Mỹ luôn là ngoại tệ hàng đầu
trong hoạt động dự trữ ngoại hối của các NHTW. Các hoạt động tài chính, thƣơng mại,
đầu tƣ giữa các quốc gia trên thế giới phần lớn đều sử dụng đô la Mỹ nhƣ là một đơn vị
tiền tệ trong thanh toán quốc tế. Cùng với sức ảnh hƣởng mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ
lên nền kinh tế thế giới, thuật ngữ “đơ la hóa” dần dần đƣợc sử dụng rộng rãi để thay
thế cho “ngoại tệ hóa” hay “sự thay thế tiền tệ”, thậm chí là “euro hóa” hay “vàng
hóa”.
Tóm lại, đơ la hóa là hiện tƣợng một hay nhiều đồng ngoại tệ đƣợc lƣu hành rộng
rãi và sử dụng phổ biến trong nền kinh tế của một đất nƣớc, thay thế đồng nội tệ trong

việc thực hiện một số hoặc toàn bộ các chức năng của tiền tệ. Thông thƣờng, ngoại tệ ở
đây có thể là bảng Anh (GBP), euro (EUR), đơ la Mỹ (USD), yên Nhật (JPY), Nhân
Dân tệ (CNY)… Vì các nghiên cứu đi trƣớc đã cho thấy hiện tƣợng đô la hóa thƣờng
diễn ra ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, nên các lý thuyết về đơ la hóa
trong khóa luận này sẽ có phạm vi tập trung vào nhóm các quốc gia này.


9

1.2. Phân loại đơ la hóa
Theo Connie Mack (1999), đơ la hóa đƣợc chia thành ba loại: đơ la hóa chính
thức (official dollarization), đơ la hóa bán chính thức (semi-official dollarization) và đơ
la hóa khơng chính thức (unofficial dollarization).
1.2.1. Đơ la hóa chính thức
Đơ la hóa chính thức, hay cịn gọi là đơ la hóa hồn tồn (full dollarization), là
trƣờng hợp khi một quốc gia từ bỏ đồng nội tệ và chấp nhận đồng ngoại tệ là đồng tiền
hợp pháp duy nhất đƣợc lƣu hành trong nền kinh tế quốc gia. “Đơ la hóa chính thức
xảy ra khi một chính phủ thông qua ngoại tệ nhƣ là đồng tiền pháp định2 chủ yếu hoặc
độc quyền” (Connie Mack, 1999, trang 352). Nói cách khác, đồng ngoại tệ thực hiện
tồn bộ các chức năng của đồng nội tệ. Trong trƣờng hợp đồng nội tệ cịn đƣợc sử
dụng thì chỉ đóng vai trị thứ yếu, thƣờng là các đồng tiền mệnh giá nhỏ hoặc đồng tiền
xu.
Ở một số quốc gia độc lập, đô la hóa chính thức thƣờng diễn ra khi quốc gia đó
trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn và các chính sách của chính phủ thực hiện
nhằm khơi phục nền kinh tế đều thất bại. Hầu hết các quốc gia bị đơ la hóa chính thức
thƣờng là các quốc gia khơng đơng dân, có nền kinh tế nhỏ. Sau khi nền kinh tế bị đơ
la hóa hồn tồn, chính phủ loại bỏ NHTW ra khỏi hệ thống hành chính, nhằm giảm
bớt sự cồng kềnh của hệ thống hành chính, bởi vì mọi chính sách tiền tệ của các quốc
gia này đã bị phụ thuộc hoàn toàn vào quốc gia ban hành đồng ngoại tệ. Theo Hale E.
Sheppard (2000), trƣờng hợp khác biệt duy nhất là Ecuador, quốc gia đô la hóa chính

thức đơng dân nhất vẫn duy trì NHTW trong hệ thống hành chính.

2

“Đồng tiền pháp định là bất kỳ phƣơng tiện thanh tốn chính thức nào đƣợc pháp luật cơng nhận, có thể đƣợc sử
dụng để trả nợ công hoặc nợ tƣ nhân, hoặc để đáp ứng nghĩa vụ tài chính. Đồng nội tệ trên thực tế là đồng tiền
pháp định của mỗi quốc gia.” />Ví dụ: “Tiền giấy và tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam phát hành là đồng tiền pháp định, đƣợc
dùng làm phƣơng tiện thanh tốn khơng hạn chế trên lãnh thổ Việt Nam.”


10

1.2.2. Đơ la hóa bán chính thức
Đơ la hóa bán chính thức, hay cịn gọi là đơ la hóa từng phần (partial
dollarization), là trƣờng hợp khi một quốc gia chấp nhận đồng ngoại tệ đƣợc lƣu hành
hợp pháp và song song với đồng nội tệ. Đồng ngoại tệ tham gia vào các giao dịch liên
quan đến tiền tệ cùng với đồng nội tệ nhƣng giữ vai trò thứ cấp, phần lớn thực hiện
chức năng lƣu trữ, cất giữ.
Q trình đơ la hóa này đƣợc hình thành dần dần theo thời gian trong quá trình
phát triển kinh tế đất nƣớc và đƣợc chấp nhận bởi chính phủ và ngƣời dân. Tại các
quốc gia có nền kinh tế đơ la hóa bán chính thức, NHTW vẫn đƣợc duy trì để thực hiện
chính sách tiền tệ riêng của quốc gia đó.
1.2.3. Đơ la hóa khơng chính thức
Đơ la hóa khơng chính thức là trƣờng hợp khi đồng ngoại tệ đƣợc sử dụng song
song với đồng nội tệ trong một quốc gia nhƣng không đƣợc chính phủ chính thức chấp
nhận. “Đơ la hóa khơng chính thức xảy ra khi mọi ngƣời dân nắm giữ phần lớn tài sản
của họ dƣới dạng ngoại tệ mặc dù ngoại tệ đó khơng phải là đồng tiền pháp định”
(Connie Mack, 1999, trang 352). Nói cách khác, đồng ngoại tệ đƣợc phần lớn ngƣời
dân quen sử dụng trong các hoạt động tiền tệ nhƣng chính phủ khơng thừa nhận và cấm
dùng đối với phần lớn các giao dịch trong nƣớc.

Q trình đơ la hóa này đƣợc hình thành dần dần theo thời gian, do niềm tin của
ngƣời bản xứ vào đồng nội tệ bị mài mịn. Đơ la hóa khơng chính thức thƣờng xảy ra
sau khi quốc gia trải qua một hay một vài cuộc khủng hoảng kinh tế và các chính sách
khơi phục của chính phủ khơng lấy lại đƣợc lịng tin của ngƣời dân.
1.3. Đo lƣờng đơ la hóa
Mức độ đơ la hóa trong nền kinh tế có thể đƣợc đo lƣờng ở nhiều chỉ tiêu khác
nhau. Theo Nkunde Mwase (2015), các chỉ tiêu này bao gồm: phƣơng tiện thanh toán;
hƣơng tiện cất giữ giá trị; sự định giá, niêm yết giá.


11

1.3.1. Đơ la hóa ở phƣơng tiện cất giữ
Đơ la hóa phƣơng tiện cất giữ, hay cịn đƣợc gọi là đơ la hóa tiền gửi, là chỉ tiêu
đƣợc sử dụng rộng rãi để đo lƣờng mức độ đơ la hóa vì có thể xác định và lƣợng hóa
đƣợc một cách rõ ràng và chính xác. Đơ la hóa phƣơng tiện cất giữ thể hiện qua Tỷ lệ
tiền gửi ngoại tệ (Foreign Currency Deposits – FCD) trên Tổng phƣơng tiện thanh tốn
(Broad Money – M2). Theo IMF, tỷ lệ FCD/M2 thơng thƣờng cịn đƣợc gọi là tỷ lệ đơ
la hóa (xem Bảng 1.1). Ngƣời dân có xu hƣớng nắm giữ ngoại tệ, hoặc gửi tiền tiết
kiệm bằng ngoại tệ nhằm bảo vệ tài sản của họ.
Bảng 1.1: Mức độ đô la hóa nền kinh tế dựa trên tỷ lệ FCD/M2 theo IMF
Tỷ lệ FCD/M2
Dƣới 30%

Từ 30% trở lên

Mức độ đô la hóa

Quốc gia bị đơ la hóa


Đơ la hóa mức Bulgaria, Dominica,

Estonia, Hungary,

trung bình

Jordan, Nga, Mexico, Việt Nam, Ukraine…

Đơ la hóa mức cao

Argentina, Bolivia, Campuchia, Costa Rica,
Georgia,

Lào,

Peru,

Thổ

Nhĩ

Kỳ,

Uruguay…
Nguồn: IMF, 1986.
1.3.2. Đô la hóa ở phƣơng tiện thanh tốn
Đơ la hóa phƣơng tiện thanh toán thể hiện ở mức độ sử dụng ngoại tệ trong các
giao dịch thanh toán. Ngƣời dân nắm giữ một lƣợng lớn ngoại tệ để thực hiện các giao
dịch trao đổi, mua bán hàng hóa. Các giao dịch này thƣờng là chi trả cho những hàng
hóa mang giá trị cao nhƣ máy móc – thiết bị cơng nghệ cao, bất động sản, xe ơ tơ hoặc

thậm chí là tiền lƣơng. Tuy nhiên, vì các giao dịch thanh tốn bất hợp pháp bằng ngoại
tệ trên thị trƣờng chợ đen rất khó đánh giá nên chỉ tiêu này ít khi đƣợc sử dụng để đo
lƣờng.
Ví dụ tại Campuchia, theo Khmer Times, 700.000 công nhân may mặc đƣợc nhận
lƣơng bằng đồng đô la Mỹ, nhƣng lại phải mua nhu yếu phẩm hàng bằng đồng riel.


12

Điều này gây ra nhiều áp lực về tỷ giá trong đời sống ngƣời dân Campuchia, bởi vì tỷ
giá khơng ổn định sẽ khiến cho tài sản ngƣời dân đang nắm giữ bị thay đổi liên tục.
1.3.3. Đơ la hóa ở sự định giá, niêm yết giá
Đơ la hóa ở sự định giá, niêm yết giá thể hiện ở việc định giá, niêm yết, hay
quảng cáo phổ biến bằng ngoại tệ. Các doanh nghiệp thƣờng có xu hƣớng neo giữ tất
cả các loại mặt hàng vào một đồng ngoại tệ mang tính ổn định, thƣờng là đơ la Mỹ, để
quy đổi ra đồng nội tệ. Vì vậy, chỉ tiêu này ít đƣợc sử dụng để đo lƣờng đơ la hóa một
cách rõ ràng vì các nhà quản lý khơng thể kiểm sốt và lƣợng hóa tồn bộ việc neo giá
bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Thực tế tại Mexico, các công ty vận chuyển, giao hàng thƣờng niêm yết giá cả
bằng cả đồng peso và đồng đơ la Mỹ. Bên cạnh đó, các ngân hàng trong nƣớc cũng gây
nhiều áp lực cho các công ty vận chuyển này ký các hợp đồng bằng đồng đô la Mỹ
(Daniel J. Mccosh, 1999).
1.4. Ngun nhân của đơ la hóa
Ngun nhân gây nên tình trạng đơ la hóa tại các quốc gia thƣờng khác nhau do
đặc điểm và điều kiện của mỗi quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, đô la hóa thƣờng xuất
phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:
1.4.1. Ngun nhân khách quan
Q trình tồn cầu hóa là ngun nhân tiền đề gây nên tình trạng đơ la hóa ở các
quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển.
Theo Augusto de la Torre (2002, trang 3) “Đồng tiền quốc tế là một đồng tiền

đƣợc chấp nhận nhƣ là một phƣơng tiện lƣu trữ ở trong nƣớc (để nó đƣợc sử dụng cho
trung gian tài chính nội địa) và ở cả nƣớc ngồi (để quốc gia có thể phát hành nợ bằng
đồng nội tệ tại các thị trƣờng quốc tế)”. Có thể nhận thấy, chỉ có một số ít quốc gia nhƣ
Hoa Kỳ, Đức cùng với Liên minh châu Âu, Anh, gần đây nhất là Nhật Bản mới sở hữu
đồng tiền quốc tế, vì đây là những cƣờng quốc trên thế giới. Những quốc gia này ảnh
hƣởng trực tiếp lên nền kinh tế thế giới bằng đồng nội tệ của họ, làm hiện tƣợng toàn


13

cầu hóa phát triển mạnh. Các đồng tiền quốc tế, đặc biệt là đô la Mỹ - một trong những
đồng tiền mạnh trong nền kinh tế thế giới, luôn là mục tiêu hút vốn của các nhà đầu tƣ
từ các quốc gia khác. Vì tính linh hoạt dễ chuyển đổi, tính ổn định cao, khả năng lƣu
thơng rộng rãi và đƣợc ƣu tiên hàng đầu trong mọi giao dịch, đô la Mỹ trở thành
phƣơng tiện thanh toán và cất giữ chính trong q trình hội nhập kinh tế thế giới. Tại
các quốc gia đang phát triển có mục tiêu hội nhập và tồn cầu hóa cao, nhu cầu về đơ la
Mỹ cũng tăng cao nên đơ la hóa là điều tất yếu.
1.4.2. Ngun nhân chủ quan
Nếu nhƣ q trình tồn cầu hóa là “biến ngoại lực” gây nên tình trạng đơ la hóa,
thì dƣới đây là một số “biến nội lực” chính làm đẩy mạnh q trình này:
-

Thứ nhất, nền kinh tế lạm phát, đặc biệt là siêu lạm phát, là một trong những
ngun nhân chính gây nên tình trạng đơ la hóa. Tỷ lệ lạm phát cao khiến đồng
nội tệ bị mất giá trầm trọng. Để đối phó với việc tỷ giá của đồng nội tệ với các
đồng ngoại tệ tăng quá cao, các doanh nghiệp trong nƣớc chuyển sang sử dụng
ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ kế toán, hoặc các giao dịch trao đổi, mua bán trong
dân chúng đƣợc thực hiện bằng ngoại tệ. Nhằm cắt siêu lạm phát, chính phủ của
một số quốc gia đã tiến hành đổi đồng nội tệ cũ sang đồng nội tệ mới với một tỷ
lệ trao đổi nhất định, nhằm gia tăng giá trị của nội tệ so với ngoại tệ. Tuy nhiên,

việc thay nội tệ khơng cịn mang ý nghĩa cao nhƣ kỳ vọng, do ngoại tệ đã trở
thành đồng tiền đƣợc lƣu thơng khơng chính thức trong nền kinh tế vào lúc bấy
giờ. Trƣờng hợp siêu lạm phát của Liên Bang Nam Tƣ – nguyên là quốc gia trên
bán đảo Balkan ở đông nam châu Âu, vào năm 1994 là một ví dụ điển hình,
đồng mark Đức thay thế đồng dinar của Nam Tƣ (Steve Hanke, 1999). Tuy
nhiên, một số quốc gia khác lại chọn phƣơng án chấp nhận sử dụng ngoại tệ
đồng thời với nội tệ trong nền kinh tế. Trƣờng hợp siêu lạm phát năm 2008 tại
Zimbabwe đã buộc NHTW nƣớc này chấp nhận đô la Mỹ, euro, đô la Úc, và


14

một số ngoại tệ khác trở thành đồng tiền. hợp pháp trong nền kinh tế quốc gia
(Brian Hungwe, 2014).
-

Thứ hai, các công cụ vĩ mô nhằm điều tiết kinh tế của cơ quan quản lý của các
quốc gia không đem lại hiệu quả cũng gây nên đơ la hóa. Việc một quốc gia bị
mất cân bằng kinh tế vĩ mô cao, các cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra là điều tất
yếu, từ đó gây nên nhiều rủi ro trong nền kinh tế. Chính sách kinh tế vĩ mơ
quyết định nền kinh tế đất nƣớc có phát triển hay khơng. Nếu thắt chặt các chính
sách để phịng ngừa rủi ro, các quốc gia này bị đánh mất cơ hội hội nhập kinh tế
tồn cầu. Ngƣợc lại, nếu Chính phủ các quốc gia này nới lỏng các chính sách
điều tiết để tăng trƣởng kinh tế, quá trình hội nhập kinh tế tồn cầu làm đơ la
hóa xâm nhập nền kinh tế nội địa.

-

Thứ ba, một nguyên nhân khác gây nên đô la hóa chính là ngân sách quốc gia bị
thâm hụt. Trƣớc đây, để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, phát hành thêm tiền là

biện pháp hay đƣợc áp dụng. Điều này lại gây ra một hậu quả nghiêm trọng
khác, đó là lạm phát cao. Do đó, hiện nay, biện pháp này ít đƣợc thực hiện.
Thay vào đó, Chính phủ thực hiện bù đắp thâm hụt ngân sách bằng cách vay nợ
nƣớc ngồi. Biện pháp đƣợc khuyến khích hơn. Tuy nhiên, việc khối lƣợng
ngoại tệ lớn đổ vào các nền kinh tế đang phát triển, nơi mà trình độ quản lý cịn
yếu kém, khiến cho tình trạng thất thốt, lãng phí xảy ra, và kéo theo đó là tình
trạng nợ cơng ngày một tăng cao. Nợ chính phủ bằng ngoại tệ tăng cao, nguồn
ngoại tệ ồ ạt đổ vào nền kinh tế một cách mất kiểm sốt dẫn đến tình trạng đơ la
hóa. Theo Michal Buszko (2015), Hungary là một trong những quốc gia ở châu
Âu có nợ ngoại tệ lớn, đƣợc cho là “Hy Lạp thứ hai” vì nợ cơng chồng chất,
việc này dẫn đến đơ la hóa trong các khoản nợ.

-

Thứ tƣ, tâm lý sính ngoại ăn sâu vào tiềm thức của ngƣời dân cũng là một trong
những ngun nhân chính gây nên tình trạng đơ la hóa nền kinh tế. Đối với các
quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, ngƣời dân cảm thấy an toàn hơn khi dự


×