Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Những nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam, 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 89 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

---š&›---

VÕ THỊ PHƯƠNG THANH
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ NGÀNH: 7340201

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!!


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

---š&›---

VÕ THỊ PHƯƠNG THANH
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ NGÀNH: 7340201
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHĨA LUẬN
TS. ĐÀO LÊ KIỀU OANH

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TP.HCM, ngày … tháng … năm 2021

Giảng viên hướng dẫn

TS. Đào Lê Kiều Oanh

i


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
KẾT LUẬN: (đánh dấu X vào ô chọn)
Duyệt thông qua
Không thông qua
Ý kiến đề nghị: ............................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

TP.HCM, ngày … tháng … năm 2021

Hội đồng xét duyệt

ii


ABSTRACT
Commercial banks have been established, existed and developed for hundreds of
years, pertain to the development of commodity economy. The development of commercial
banking system made a great and important impact on the development of the commodity
economy, whereas the commodity economy thrives to its highest stage – the market
economy, commercial banks are also increasingly completed and become indispensable
financial institutions. Through credit activity, commercial banks generate profits for
depositors, borrowers and for the bank as a whole through the interest rate differential
which earns profits for the bank.
Up to now, the commercial banking system in Vietnam has developed quite
strongly in terms of quality and quantity: If in the early 1990, in Vietnam, 4 State-owned
Commercial Banks account for almost all of the market deposits and loans, then today there
are more than 100 banks operating across the country – according to the data of the State
Bank. It can be said that, with more than 20 years of implementing the process of economic
change, the banking system and the non-bank financial institution have developed
dramatically, playing an important role to the socio-economic achievements throughout
the years.
The purpose of this thesis is to analyze some of the more important micro-macro
factors that affect the performance of commercial banks in Vietnam. The aim of this thesis
is to find out the relationship between the micro-macro factors and banking performance.
Banking performance is measured by Return on Assets (ROA) and Return on Equity
(ROE) as a function of some important determinants taken in consideration in this research.
Through this thesis I would like to show how practical results seem to be equal to the
empirical results. This thesis analyzes the performance of commercial banks in Vietnam
over the time period from 2010 to 2020 for 31 commercial banks in Vietnam organize by

341 observations.
This thesis uses regression analysis includes Pooled OLS model, Random Effect
model, Fixed Effect model to implicate the results with the respective hypotheses. The
factors taken into consideration are Bank size (SIZE), Deposit on Total Asset (DEP), Total
Net Interest on Total Deposit (TNI), Total Expense on Income (TEX), Equity on Total
Asset (EQI), Economic Growth (GDP), Inflation (INF).
iii


With the regression analysis technique of selecting the appropriate model is the
GLS model, the study has found six factors that strongly impact on the performance of
Vietnamese commercial banks: SIZE, DEP, TNI, TEX, EQI, INF, in which DEP and TEX
negatively impact banking performance. The research model also finds GDP growth rate
is not statistically significant on both models.
Based on the results of empirical research and the current situation of Vietnam’s
banking industry, the author would like to propose recommendations and solutions to
improve operational efficiency, enchance transparency and safety for Vietnamese
commercial banks.
Keywords: the operation performance of commercial banks, internal factors,
external factors, Pooled OLS, FEM, REM, …

iv


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Luận văn nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020. Bài nghiên cứu có cái nhìn tổng quan về
thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam, từ đó đề ra tính cấp thiết và mục tiêu
nghiên cứu đề tài. Dựa trên cơ sở lý luận và các cơng trình nghiên cứu trước, tác giả đã lựa
chọn mơ hình nghiên cứu phù hợp. Nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy cho hai chỉ tiêu

đại diện cho khả năng sinh lời là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời
trên vốn chủ sở hữu (ROE). Phương pháp được sử dụng là phương pháp Bình phương tối
thiểu tổng quát (GLS) để kiểm định ảnh hưởng của (1) Quy mô ngân hàng, (2) Tỉ lệ tiền
gửi trên tổng tài sản, (3) Tổng lãi ròng trên tổng tài sản, (4) Tổng chi phí trên tổng thu
nhập, (5) Quy mơ vốn chủ sở hữu, (6) Tốc độ tăng trưởng kinh tế, (7) Tỉ lệ lạm phát.
Dựa trên kết quả của bài nghiên cứu này, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Đồng thời, luận văn cũng là tài
liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân
hàng.
Từ khóa: Hiệu quả hoạt động của NHTM, những nhân tố bên trong, những nhân
tố bên ngoài, Pooled OLS, FEM, REM, GLS, ...

v


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Những nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Ngân
hàng thương mại Việt Nam” là bài viết của chính tơi.
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là
trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung
do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Tp. HCM, ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tác giả

Võ Thị Phương Thanh

vi



LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn TS. Đào
Lê Kiều Oanh đã tận tình truyền đạt kiến thức và hỗ trợ em trong suốt thời gian hồn thành
khóa luận.
Tiếp theo, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cơ Trường Đại học Ngân hàng
Thành phố Hồ Chí Minh đã mở ra nhiều cơ hội để em hoàn thiện bản thân, đồng thời tạo
mọi điều kiện cho chúng em thực hiện đề tài này.
Sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người thân yêu đã
luôn giúp đỡ và động viên em trong khoảng thời gian vừa qua.
Với sự cố gắng và mong muốn hồn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp nhưng do
thời gian nghiên cứu có hạn nên bài viết khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong
nhận được những nhận xét và đóng góp của q thầy cơ để đề tài được hồn thiện và có
giá trị thực tiễn cao hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn.

Tp. HCM, ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tác giả

Võ Thị Phương Thanh

vii


MỤC LỤC
ABSTRACT ................................................................................................ iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ............................................................................ v
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................vi
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................ vii
MỤC LỤC ................................................................................................. viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................xi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH .......................................... xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........ 1
1.1 Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của đề tài......................................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu................................................................... 4
1.4.1 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
1.5.1 Phương pháp thu thập số liệu: ................................................................. 4
1.5.2 Phương pháp thống kê:............................................................................ 4
1.5.3 Phương pháp hồi quy .............................................................................. 5
1.6 Đóng góp đề tài ............................................................................................. 5
1.6.1 Về mặt lý thuyết ...................................................................................... 5
1.6.2 Về mặt thực tiễn ...................................................................................... 5
1.7 Bố cục của đề tài............................................................................................ 5

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................. 7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC CƠNG
TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................................................. 8

viii


2.1 Một số khái niệm có liên quan đến hiệu quả hoạt động ngân hàng ................. 8
2.1.1 Ngân hàng thương mại và vai trò của NHTM .......................................... 8
2.1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM ............................................ 9

2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM .............................. 9
2.2.1 Các nhân tố bên trong............................................................................ 11
2.2.2 Các nhân tố bên ngồi ........................................................................... 14
2.3 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước ................................................. 16
2.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới.................................................................. 16
2.3.2 Các nghiên cứu trong nước.................................................................... 18

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................... 20
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 21
3.1 Xây dựng mơ hình nghiên cứu ..................................................................... 21
3.1.1 Các biến phụ thuộc trong mơ hình ......................................................... 22
3.1.2 Các biến độc lập trong mơ hình và giả thuyết nghiên cứu ...................... 22
3.2 Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................... 25
3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 26
3.3.1 Hồi quy dữ liệu bảng ............................................................................. 26
3.3.2 Phương pháp hồi quy dữ liệu................................................................. 28
3.3.3. Lựa chọn mơ hình ước lượng phù hợp .................................................. 30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................... 33
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................... 34
4.1 Khái quát thực trạng hoạt động của NHTM Việt Nam ................................. 34
4.1.1 Khái quát về hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2020 .............. 34
4.1.2 Tỉ suất sinh lợi của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2020............. 35
4.2 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu .............................................................. 37
4.3 Ma trận tương quan mơ hình nghiên cứu...................................................... 39
4.4 Kiểm định đa cộng tuyến – VIF ................................................................... 40
4.5 Phân tích kết quả hồi quy ............................................................................. 40
4.6 Kiểm định các giả thuyết hồi quy mơ hình nghiên cứu ................................. 42
ix



4.6.1 Kiểm định lựa chọn mơ hình ................................................................. 42
4.6.2 Kiểm định phương sai sai số thay đổi .................................................... 43
4.6.3 Kiểm định tự tương quan....................................................................... 43
4.7 Tổng hợp kết quả kiểm định ........................................................................ 44
4.7.1 Kết quả ước lượng theo phương pháp GLS ........................................... 44
4.7.2 Thảo luận nghiên cứu ............................................................................ 46

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................... 51
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 52
5.1 Kết luận ....................................................................................................... 52
5.2 Một số kiến nghị .......................................................................................... 53
5.2.1 Năng lực tài chính của ngân hàng .......................................................... 53
5.2.2 Đa dạng hoá hoạt động nhận tiền gửi của ngân hàng ............................. 54
5.2.3 Năng lực quản trị điều hành ngân hàng ................................................. 55
5.3 Hạn chế của luận văn ................................................................................... 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 58
PHỤ LỤC .................................................................................................... 61

x


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

1


FEM

Fixed Effect Model

Mơ hình tác động cố định

2

GDP

Gross Domestic Product

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

3

HĐBT

Council of Ministers

Hội đồng Bộ trưởng

4

HĐQT

Board of Directors

Hội đồng quản trị


5

NHVN

Bank of VietNam

Ngân hàng Việt Nam

6

NHNN

State Bank

Ngân hàng Nhà nước

7

Tiếng Anh

NHTMCP Join stock bank

Tiếng Việt

Ngân hàng thương mại cổ phần

8

OLS


Ordinary Least Square

Phương pháp bình phương tối thiểu

9

REM

Random Effect Model

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

10

ROA

Return on Assets

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

11

ROE

Return on Equity

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

12


XHCN

Socialist

Xã hội chủ nghĩa

xi


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Ký hiệu

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 1.1

Tỷ lệ ROA và ROE của toàn hệ thống TCTD

02

Biểu đồ 4.1

Số lượng Ngân hàng Việt Nam năm 2020

34

Biểu đồ 4.2


ROA, ROE của các NHTM giai đoạn 2010-2020

35

Tên bảng

Trang

Ký hiệu
Bảng 3.1

Mơ tả cách tính tốn các biến và kỳ vọng dấu

24

Bảng 4.1

Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu

37

Bảng 4.2

Ma trận tương quan mơ hình 1 – ROA

39

Bảng 4.3

Ma trận tương quan mơ hình 2 – ROE


39

Bảng 4.4

Kiểm định đa cộng tuyến – VIF

40

Bảng 4.5

Kết quả phân tích hồi quy

41

Bảng 4.6

Các kiểm định lựa chọn mơ hình cho mơ hình 1 - ROA

42

Bảng 4.7

Các kiểm định lựa chọn mơ hình cho mơ hình 2 - ROE

42

Bảng 4.8

Kiểm định phương sai sai số thay đổi


43

Bảng 4.9

Kiểm định tự tương quan

44

Bảng 4.10 Kết quả ước lượng bằng phương pháp GLS

xii

45


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chương Một tập trung làm rõ tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, ý nghĩa và đóng
góp của đề tài về mặt lý thuyết và mặt thực tế cũng như trình bày về đối tượng nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được sử dụng.
1.1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, hệ thống Ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế.
Một mặt huy động và phân bổ nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh,
mặt khác thúc đẩy sự lưu thơng hàng hóa thơng qua các dịch vụ thanh tốn của ngân hàng.
Vì vậy, hệ thống Ngân hàng được xem như mạch máu của nền kinh tế.
Trong bối cảnh hội nhập khu vực và tồn cầu hố, các doanh nghiệp Việt Nam nói
chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng đang đứng trước tình thế cạnh tranh
ngày càng khốc liệt. Từ đó địi hỏi các Ngân hàng Thương mại cần phải có sự đầu tư và
chuẩn bị về chiến lược để hồn thiện mình hơn nếu không muốn bị loại bỏ. Tuy nhiên sự
gia tăng sức ép cạnh tranh sẽ tác động đến ngành ngân hàng như thế nào còn phụ thuộc

một phần vào khả năng thích nghi và hiệu quả hoạt động của chính các ngân hàng trong
môi trường mới này. Các ngân hàng không có khả năng cạnh tranh sẽ được thay thế bằng
các ngân hàng có hiệu quả hơn, điều này cho thấy chỉ có các ngân hàng có hiệu quả nhất
mới có lợi thế về cạnh tranh. Để làm được điều này địi hỏi các Ngân hàng Thương mại
phải khơng ngừng tăng cường hiệu quả hoạt động của mình. Với mục tiêu làm tăng hiệu
quả hoạt động của các trung gian tài chính bằng việc đẩy mạnh khả năng cạnh tranh giữa
các ngân hàng, tháo bỏ các rào cản về thị trường, lãi suất, tỉ giá hối đối... Việt Nam cịn
phải tiếp tục cải cách sâu rộng, toàn diện hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
cả hệ thống ngân hàng. Như vậy, hiệu quả trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự
tồn tại của một ngân hàng trong một môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng.
Khả năng sinh lợi là thước đo hiệu quả bằng tiền giúp đánh giá tình hình hoạt động
cũng như những rủi ro mà ngân hàng gặp phải. Phải nhìn nhận rằng, khả năng sinh lợi hay
cịn gọi là hiệu quả hoạt động là một trong những mục tiêu được nhà điều hành lẫn nhà đầu
tư quan tâm vì lợi nhuận cao sẽ giúp các ngân hàng bảo toàn vốn, tăng thị phần và thu hút
đầu tư.

1


Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ ROA và ROE của toàn hệ thống TCTD (Đvt: %)

10
9
8
7
6
5
4
3
2

1
0

9.06

8.05

7.64

6.42

0.46
31/12/2015

0.67

0.56
31/12/2016

31/12/2017

ROE

0.7

31/12/2018

ROA
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước


Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
(ROA) là 2 chỉ tiêu tiêu biểu dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của các ngân hàng. Tỷ số
ROE và ROA còn tùy thuộc vào thời vụ kinh doanh cũng như quy mô và mức độ rủi ro
của ngân hàng. Biểu đồ 1.1 cho thấy, theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính
đến 31/12/2018 tỷ số ROE và ROA của tồn hệ thống tổ chức tín dụng đều ghi nhận cao
hơn các năm trước, đạt lần lượt 9.06% và 0.7%.
Xét về tỷ số ROA thì nhóm NHTM Nhà nước (0.62%) lại thấp hơn nhóm NHTM
cổ phần (0.76%), trong khi nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài là 0.88%. Trong gia
đoạn 2015-2018, tỷ số ROA của tồn hệ thống có xu hướng ổn định, năm sau cao hơn năm
trước, tăng từ mức 0.46% (năm 2015) lên 0.7% (T11/2018).
Trong khi đó, ROE của nhóm NHTM Nhà nước đạt 10.21%, NHTM cổ phần đạt
9.88%, cịn nhóm ngân hàng liên doanh nước ngồi chỉ đạt 5.7%. Tỷ số ROE cũng có xu
hướng tăng và tốc độ tăng cao hơn so với tỷ số ROA, từ mức 6.42% (năm 2015) nhảy vọt
lên mức 9.06% (T11/2018).

2


Các ngân hàng có chỉ số ROA từ 1% đến 2% cho thấy hoạt động kinh doanh của
ngân hàng hiệu quả, tạo ra lợi nhuận cao, tuy nhiên cũng cần chú ý đến những hoạt động
sinh lời quá cao sẽ đi kèm theo những rủi ro cao.
Xuất phát từ những địi hỏi mang tính thực tiễn và nhu cầu bức thiết ở Việt Nam,
đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực và tồn cầu hố, xu thế phát triển của nền kinh tế
có sự quản lý của chính phủ một cách gián tiếp thơng qua các chính sách kinh tế. Với mong
muốn bổ sung thêm những hiểu biết và ứng dụng đối với việc đưa ra chính sách quản lý hệ
thống ngân hàng ở Việt Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Các nhân tố tác động đến hiệu
quả hoạt động của Ngân hàng Thương mại Việt Nam’’ để làm luận văn tốt nghiệp. Bài
luận nhằm đóng góp thêm những hiểu biết về tình hình hoạt động của các NHTM Việt
Nam hiện nay, từ đó có những khuyến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
1.2 Mục tiêu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Thương mại Việt Nam
hiện nay và xác định các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Thương
mại Việt Nam. Từ đó đề xuất ra một số khuyến nghị giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả
hoạt động của các NHTM Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định những nhân tố bên trong và bên ngoài tác động đến hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam.
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt
Nam.
- Đề xuất hàm ý chính sách nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam từ
kết quả nghiên cứu.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu đã được nêu ở trên, đề tài tập trung giải quyết và tìm ra câu trả
lời cho các câu hỏi dưới đây:
- Các nhân tố nào phản ánh hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam?
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động là mạnh hay yếu, thuận chiều
hay ngược chiều?

3


- Đề xuất những hàm ý chính sách gì để cải thiện hiệu quả hoạt động NHTM trong tương
lai?
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi nghiên cứu
- Khóa luận sẽ tập trung vào 31 Ngân hàng Thương mại Việt Nam giai đoạn từ 20102020.
- Thời gian nghiên cứu từ 2010 – 2020.
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến

hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã sử dụng 3 phương pháp sau đây
1.5.1 Phương pháp thu thập số liệu:
- Luận văn thu thập các dữ liệu như: Các báo cáo tài chính được thu thập từ website của
các ngân hàng, các báo cáo, sách báo, tạp chí, luận án, tư liệu liên quan đến vấn đề hiệu
quả hoạt động của ngân hàng, các trang Web của NHNN, các trang web
www.finance.vietstock.vn, Bộ tài chính, Cục thuế,...
- Ngồi ra luận văn cịn tìm hiểu về các số liệu liên quan tới các ngân hàng thương mại
Việt Nam ( tổng tài sản, tổng khoản vay, CPI, GDP,...). Nguồn số liệu được sử dụng trong
phân tích là các biến chỉ số tài chính mà tác giả tính tốn dựa trên số liệu thu thập từ bảng
báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 – 2020.
1.5.2 Phương pháp thống kê:
- Thống kê được chia ra làm 2 lĩnh vực, đó là: Thống kê mơ tả và thống kê suy luận.
- Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là các phương pháp liên quan đến việc thu thập
số liệu, tóm tắt, trình bày, tính tốn và mơ tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách
tổng quát đối tượng nghiên cứu.
- Thống kê suy luận (Inferential statistics): là bao gồm các phương pháp ước lượng các đặc
trưng của tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán hoặc ra
quyết định trên cơ sở thu thập thông tin từ kết quả quan sát mẫu.

4


1.5.3 Phương pháp hồi quy
- Phân tích hồi quy là một phân tích thống kê để xác định xem các biến độc lập (biến
thuyết minh) quy định các biến phụ thuộc (biến được thuyết minh) như thế nào.
- Mơ hình hồi quy tuyến tính trên dữ liệu bảng được đánh giá là phù hợp nhất để nghiên
cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM của khóa luận.
1.6 Đóng góp đề tài

1.6.1 Về mặt lý thuyết
Khố luận đã tổng hợp lý thuyết về hiệu quả hoạt động của ngân hàng, các nghiên cứu thực
nghiệm về hiệu quả hoạt động của ngân hàng và ứng dụng các kết quả này để xây dựng
mơ hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam.
1.6.2 Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu luận văn có ý nghĩa thực tiễn trên các mặt sau đây: (1) Giúp cho các
nhà quản trị ở các NHTM Việt Nam nhìn nhận đầy đủ hơn về hiệu quả hoạt động của ngân
hàng và các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng phục vụ cho việc nâng
cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, (2) Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho
các tổ chức tín dụng làm cơ sở xác định mức độ tối ưu của các nhân tố nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của ngân hàng, (3) Kết quả nghiên cứu của luận văn còn là tài liệu tham
khảo cho các sinh viên chuyên ngành tài chính ngân hàng.
1.7 Bố cục của đề tài
Cấu trúc đề tài gồm có 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu
Nội dung chính của chương trình bày về lý do chọn đề tài, đối tượng, phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu được sử dụng cũng như ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước
Nội dung chính của chương trình bày các lý thuyết lien quan đến hiệu quả hoạt động, các
nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng và các nghiên cứu liên quan cũng
như mơ hình nghiên cứu đề xuất.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Tập trung giới thiệu quy trình nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu và chọn mẫu cũng
như đi sâu vào chi tiết về cách thức tiến hành nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức,
thiết kế và xây dựng thang đo phù hợp.
5


Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
Nội dung chính của chương là mô tả về dữ liệu nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy thang đo,

phân tích nhân tố khám phá và hồi quy đa biến. Thơng qua đó, mục tiêu của chương là
kiểm định các giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu để xác định mối quan hệ giữa các yếu
tố nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Nội dung chính của chương tóm tắt kết quả nghiên cứu, đưa ra những kiến nghị dựa trên
kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu ở chương 4.

6


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Ở chương này, khố luận đã trình bày cái nhìn tổng quát về vấn đề nghiên cứu
cũng như đưa ra những vấn đề cơ bản nhất của nghiên cứu như lý do chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa và hạn chế của
việc nghiên cứu. Bên cạnh đó, khố luận cịn đưa ra các phương pháp sơ lược cũng như
cách thiết kế bố cục của bài viết, từ đó làm cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu các chương
tiếp theo.

7


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.1 Một số khái niệm có liên quan đến hiệu quả hoạt động ngân hàng
2.1.1 Ngân hàng thương mại và vai trị của NHTM
Có thể nói NH là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế.
Cho đến thời điểm hiện nay, có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về NHTM
như:
Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam (2010) định nghĩa rằng: “NHTM là loại
hình NH được thực hiện tất cả các hoạt động NH và các hoạt động kinh doanh khác theo

quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận. Các hoạt động kinh doanh này bao gồm: nhận tiền gửi,
cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh tốn qua tài khoản.”.
Từ những quan điểm và định nghĩa trên có thể rút ra: NHTM là một tổ chức kinh
doanh trong lĩnh vực tiền tệ, nhận tiền gửi từ các tác nhân trong nền kinh tế, sau đó thực
hiện các nghiệp vụ cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng, thanh tốn,... Đồng
thời thực hiện các hoạt động đầu tư vào các tài sản có khả năng sinh lời khác. Nói cách
khác, NHTM chính là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nối giữa nơi dư thừa vốn
và nơi có nhu cầu sử dụng vốn cho các hoạt động đầu tư kinh doanh.
Như vậy, rõ ràng NHTM là một trong những tổ chức tài chính có vai trị quan
trọng, được ví như huyết mạch của nền kinh tế. Trước hết, với vai trò trung gian tài chính,
NHTM thực hiện việc điều phối và luân chuyển các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm thành
các khoản tín dụng cho các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình (thể nhân), các tổ chức, doanh
nghiệp (pháp nhân) và các định chế tài chính khác nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản
xuất kinh doanh cũng như các hoạt động đầu tư. Bên cạnh các nghiệp vụ tín dụng, vai trị
thanh tốn, bảo lãnh, đại lý của các NHTM cũng ngày càng quan trọng hơn trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế của nước nhà. Với vai trị thanh tốn, NHTM thay mặt khách hàng
thực hiện thanh tốn cho việc mua hàng hóa và dịch vụ như thanh toán bằng séc, cung cấp
mạng lưới thanh toán điện tử,... Với vai trò người bảo lãnh, NHTM cam kết trả nợ cho
khách hàng khi khách hàng mất khả năng thanh tốn. Với vai trị đại lý, các NHTM thay
mặt khách hàng quản lý và bảo lãnh phát hành chứng khốn. Đồng thời, NHTM cung cấp
các khoản tín dụng cho khách hàng cá nhân và hộ gia đình, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa
dạng như tín dụng cho tiêu dùng, tín dụng cho bất động sản, động sản... Bên cạnh đó,
8


NHTM cũng chính là một trong những thành viên quan trọng nhất của thị trường tín phiếu
và trái phiếu do chính quyền trung ương và địa phương phát hành để tài trợ cho các chương
trình cơng cộng. Cuối cùng với vai trị thực hiện chính sách, các NHTM đóng một vai trị
quan trọng trong việc thực thi các chính sách vĩ mơ của chính phủ, góp phần điều tiết sự
tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội.

2.1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
Hiệu quả hoạt động theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã
hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại. Hiệu quả hoạt động kinh doanh
bao gồm hai mặt là hiệu quả kinh tế (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh
nghiệp hoặc của xã hội để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu quả xã hội
(phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ q trình hoạt động kinh doanh), trong
đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định. Hiệu quả hoạt động là mức độ thành công mà
các doanh nghiệp hoặc các NH đạt được trong việc phân bổ các yếu tố đầu vào có thể sử
dụng và các yếu tố đầu ra mà họ sản xuất, đáp ứng mục tiêu đã định trước.
Ngân hàng thương mại có 2 chức năng chính là huy động tiền gửi và cho vay đối
với các chủ thể trong nền kinh tế. Như một trung gian tài chính, ngân hàng huy động vốn
và trả lãi tiền gửi, sau đó sẽ thực hiện cho vay ra và thu lãi tiền vay, với lãi suất cho vay
cao hơn lãi suất tiền gửi. Khi cung cấp dịch vụ cho người vay và người gửi tiền, các ngân
hàng có kỳ vọng đạt được lợi nhuận mục tiêu nhất định. Ngoài việc cho vay, các ngân hàng
cũng tạo ra lợi nhuận từ đầu tư. Trong nỗ lực tối đa hóa thu nhập của họ, mọi ngân hàng
đều cố gắng có một cấu trúc tài sản và nợ theo cách mang lại lợi nhuận cao nhất.
Theo Berger và Mester (1997) cho rằng hiệu quả hoạt động của các NHTM được
thể hiện ở mối quan hệ giữa chi phí sử dụng các nguồn lực đầu vào và doanh thu đầu ra
hay chính là khả năng chuyển đổi các nguồn lực đầu vào thành các sản phẩm đầu ra tốt
nhất trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt thể
hiện ở việc tạo ra doanh thu đầu ra lớn nhất với giá trị các yếu tố đầu vào nhỏ nhất.
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM
Các nhà nghiên cứu thường thơng qua các chỉ tiêu tài chính để phân tích, đánh giá
hiệu quả hoạt động của NHTM. Đây là phương pháp phân tích đơn giản, các số liệu tính
tốn sẵn có dựa trên các báo cáo tài chính của các NHTM đã được kiểm tốn và cơng bố
cơng khai. Thơng qua các chỉ số tài chính, nhà quản trị có cái nhìn trực quan về hiệu quả
9


hoạt động của NH, đồng thời có thể phân tích và so sánh tình hình tài chính giữa các NHTM

với nhau.
Greuning & Bratanovic (1999) khẳng định rằng: “Một hệ thống ngân hàng phát
triển bền vững được dựa trên lợi nhuận và nguồn vốn dồi dào. Lợi nhuận là một chỉ số thể
hiện vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường ngân hàng và thể hiện hiệu quả trong
quản lý ngân hàng. Lợi nhuận cho phép ngân hàng duy trì một mức độ rủi ro nhất định và
cung cấp một tấm lá chắn chống lại các rủi ro phát sinh trong ngắn hạn. Lợi nhuận, thể
hiện con số qua lợi nhuận giữ lại thường là một trong những nguồn quan trọng bổ sung vào
nguồn vốn. Lợi nhuận giữ lại là kết quả cuối cùng cho thấy những tác động rịng của các
chính sách và hoạt động ngân hàng trong năm tài chính. Sự ổn định và tăng trưởng của lợi
nhuận giữ lại là dấu hiệu biểu hiện tốt nhất về hiệu suất của ngân hàng trong quá khứ và
tương lai”.
“Lợi nhuận được đo lường thông qua các chỉ số tài chính như: thu nhập lãi rịng/
tổng tài sản, thu nhập ngồi lãi/ tổng tài sản, lợi nhuận rịng/ tổng tài sản (ROA), lợi nhuận
ròng/ vốn chủ sở hữu (ROE)” (Greuning & Bratanovic, 1999).
Yêu cầu đặt ra là việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá sao cho phù hợp, phản ánh
đúng bản chất về năng lực tài chính của các NHTM. Tham khảo các bài nghiên cứu trước,
tác giả thấy rằng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu (ROE) là hai chỉ tiêu tài chính được dùng trong đánh giá hiệu suất sinh lời phổ biến
nhất của hoạt động NH.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả lựa chọn nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh
lời là ROA và ROE làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM.
2.1.3.1 Khả năng sinh lời trên tổng tài sản
ROA (Return on Asset) là tỷ suất thu nhập ròng trên tổng tài sản. ROA đo lường
khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng, biểu hiện hiệu quả của việc chuyển
vốn đầu tư thành lợi nhuận. Chỉ số này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản, thể hiện trình
độ quản lý và sử dụng tài sản của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. ROA càng cao cho thấy
ban quản trị ngân hàng đang quản lí tốt tài sản và chuyển thành lợi nhuận rịng một cách
hợp lí. Ngồi ra, ROA cịn là chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá tác động của địn bẩy tài
chính nhằm ra quyết định huy động vốn. Cơng thức tính như sau:


10


!"# =

Lợinhuậnsauthuế
Tổngtàisản

2.1.3.2 Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu
ROE (Return on Equity) là tỷ suất thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu. ROE đo
lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của ngân hàng. Chỉ số này được rất nhiều nhà
đầu tư quan tâm, là một thước đo nhanh và dễ đo lường tính hiệu quả trong cách quản lý
và sử dụng vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Khi xem xét ROE, các nhà quản trị biết được
một đơn vị vốn sở hữu đầu tư vào kinh doanh mang lại mấy đơn vị lợi nhuận. ROE càng
cao thì chứng tỏ việc sử dụng vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng hiệu quả. Công thức tính
như sau:
!"6 =

Lợinhuậnsauthuế
Vốnchủsởhữu

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM
Có rất nhiều điều kiện để một ngân hàng thương mại có thể phát triễn mạnh và bền
vững, trong đó hiệu quả hoạt động là một trong những điều kiện quyết định sự sống còn
của một ngân hàng. Bên cạnh những nhân tố nội tại bên trong của ngân hàng cịn có các
nhân tố mang tầm vĩ mô ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM.
2.2.1 Các nhân tố bên trong
2.2.1.1 Tuổi ngân hàng
Mơ hình ngân hàng bền vững đang được thực hiện ngày càng nhiều ở các quốc gia
trên thế giới trong đó có Việt Nam. Một ngân hàng lâu năm cùng với sự phát triễn bền

vững sẽ thu hút và tạo được nhiều niềm tin với khách hàng hơn một ngân hàng mới thành
lập. Thêm vào đó, một ngân hàng lâu năm đã định vị được thương hiệu, tình hình kinh
doanh cũng như năng lực tài chính đã ổn định và ngày càng phát triển mạnh sẽ giảm bớt
nỗi lo sợ thường thấy của khách hàng là nỗi sợ phá sản. Vì thế, các ngân hàng hiện nay
khơng ngừng tăng cường quảng bá tính bền vững, tạo sự ủng hộ của khách hàng và các
bên liên quan, nâng cao hình ảnh của ngân hàng. Cùng với sự hỗ trợ của cơ quan quản lý,
các ngân hàng cần phải quảng bá rộng rãi, nâng cao nhận thức của khách hàng, gắn kết với
khách hàng, tăng cường các lợi ích về tài chính và phi tài chính như nâng cao uy tín và
danh tiếng lâu năm của ngân hàng càng góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân
hàng.
11


×