Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Skkn lồng ghép giáo dục steam thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mô hình đơn giản trong dạy học bộ môn sinh học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 20 trang )

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU....................................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................................4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..............................................................................................4
5. Thời gian nghiên cứu..............................................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG..............................................................................................................5
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................................................5
1. Một số khái niệm....................................................................................................................5
1.1. Steam....................................................................................................................................5
1.2. Mô hình................................................................................................................................5
1.3. Mơn cơ thể người và vệ sinh................................................................................................5
1.4. Giải phẫu sinh lý người........................................................................................................5
1.5. Phương tiện trực quan..........................................................................................................5
2. Cơ sở lí luận............................................................................................................................5
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................................7
1. Thuận lợi.................................................................................................................................7
2. Khó khăn.................................................................................................................................7
III. CÁC GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH THỰC HIỆN SÁNG KIẾN........................................8
1. Kinh nghiệm làm một số mơ hình đơn giản lồng ghép giáo dục steam..................................8
2. Kinh nghiệm sử dụng một số mơ hình đơn giản lồng ghép giáo dục steam.........................10
3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................15
4. Mở rộng sáng kiến kinh nghiệm...........................................................................................15
IV. KẾT QUẢ..........................................................................................................................16
1. Nhận thức của giáo viên........................................................................................................16
2. Nhận thức của học sinh, phụ huynh .....................................................................................16
3. Nhận thức về kết quả học tập của học sinh...........................................................................16
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.....................................................................18


1. Kết luận.................................................................................................................................18
2. Khuyến nghị..........................................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................19


2

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môn Sinh học ở THCS cung cấp những kiến thức cơ bản tương đối hoàn chỉnh
về cấu tạo, hoạt động của các cơ thể sống thông qua các đại diện thuộc các nhóm vi
sinh vật, nấm, thực vật, động vật và con người. Đồng thời Sinh học còn trang bị cho
học sinh những hiểu biết về quy luật cơ bản của quá trình sống, của hiện tượng di
truyền và biến dị, của mối quan hệ sinh vật với sinh vật và với môi trường, về sự phát
triển của thế giới sinh vật. Những kiến thức đó làm cơ sở cho việc tìm hiểu những
nguyên tắc kĩ thuật trong sản xuất có liên quan đến kiến thức Sinh học, các biện pháp
giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường, nhằm bảo vệ, tăng cường sức khỏe.
Chương trình Sinh học 8 là phần tiếp theo của chương trình Sinh học 7, cung cấp
những kiến thức cơ bản, phổ thơng tương đối hồn chỉnh về con người, đây là đại diện
cao nhất của Lớp thú trong chương trình Sinh học 7. Trong chương trình học về bộ
môn Sinh học 8 chúng ta chủ yếu sử dụng kênh hình để lĩnh hội kiến thức, chính vì
vậy việc sử dụng, khai thác mơ hình có hiệu quả là vấn đề rất quan trọng. Đi đôi với
việc sử dụng, khai thác mơ hình là các phương pháp lựa chọn trong giảng dạy cho phù
hợp với nội dung và đối tượng học sinh sẽ ảnh hưởng lớn tới kết quả học tập của học
sinh.
Gần đây mặc dù đã có những cải tiến trong nội dung và phương pháp dạy học,
song hiệu quả chưa cao vì khối lượng kiến thức cịn nhiều, nặng về mơ tả, lí thuyết, đa
phần giáo viên coi tranh ảnh, sơ đồ trong sách giáo khoa chỉ là phương tiện minh họa
và học sinh tự tìm hiểu (khơng có hướng dẫn) nên các em chỉ xem cho vui chứ không
cho là hoạt động nghiên cứu học tập để tìm hiểu sâu hơn, hiểu rõ hơn nội dung bài

học. Từ đó, hạn chế tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học, làm hạn chế
hứng thú học tập bộ môn. Mặt khác trong dạy học bộ môn trang thiết bị và các phương
tiện hỗ trợ cho q trình dạy học của giáo viên cịn hạn chế, cũng như việc chuẩn bị đồ
dùng dạy học nói chung và tranh ảnh dạy sinh học nói riêng chưa được quan tâm kịp
thời và có hiệu quả.
Sinh học 8 cung cấp các kiến thức về cơ thể người và vệ sinh. Với kiến thức
trong chương trình Sinh học 8, thời lượng 2 tiết/tuần, học sinh ghi nhớ và khám phá
được sự đa dạng về đặc điểm giải phẫu và sinh lí người. Năm học 2019 – 2020 tơi đã
khảo sát và thống kê kết quả học tập cũng như sự hứng thú với môn học của học sinh, kết
quả như sau:

Bảng kết quả khảo sát năm học 2019 – 2020 (Chưa áp dụng sáng kiến)
Điểm trung bình mơn
Giỏi: 25%
Khá: 40%
Trung bình: 30%
Yếu, kém: 5%
Với kết quả này, tơi thấy chất lượng

Mức độ hứng thú
Rất hứng thú: 25%
Có hứng thú: 46%
Khơng có hứng thú: 28%
giảng dạy chưa được như mong muốn, tôi

Lồng ghép giáo dục steam thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mơ hình đơn giản trong dạy học bộ môn sinh học 8


3


cần phải thay đổi.
Trong năm học 2020 – 2021, được sự quan tâm của bộ giáo dục, giáo viên THCS
ở các trường trong thành phố Hà Nội được tiếp cận với phương pháp giáo dục steam.
Trường THCS Tả Thanh Oai cũng được tham gia khóa học và được triển khai tập huấn
với toàn thể giáo viên trong trường.
Steam là phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo. Giáo dục steam tập trung vào các yếu tố quan trọng như khoa học,
công nghệ, kỹ thuật … Theo đó, mơ hình giáo dục steam là q trình tích hợp kiến
thức giữa các mơn khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật … qua đó xây dựng cho học sinh các
kỹ năng được kết hợp hài hịa từ kiến thức của các bộ mơn nói trên để sử dụng khi làm
việc trong thế giới công nghệ ngày nay.
Chính vì thế, muốn làm cho các em học tốt môn Sinh học 8 trước hết phải tạo
cho các em những say mê và hứng thú với môn học. Trên quan điểm đó, người giáo
viên cần lựa chọn những phương pháp, những hình thức tổ chức và các phương tiện
dạy học cho phù hợp để phát huy tính hiệu quả cao nhất trong từng bài học đảm bảo
theo yêu cầu kiến thức và kỹ năng, nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới của chương
trình sách giáo khoa mới hiện nay. Mơ hình là một phương tiện dạy học được mô
phỏng từ các hiện tượng, sự vật. Là một thiết bị được làm từ một số chất liệu khác
nhau như bìa carton, giấy, đất nặn, chai nhựa … tuỳ theo bài học mà có các dạng mơ
hình khác nhau. Nó có tác dụng giúp cho giáo viên làm dụng cụ trực quan để hình
thành kiến thức mới cho học sinh, thực hành kiểm tra những nội dung kiến thức đã
học. Đồng thời mơ hình giúp cho học sinh có cách nhìn tổng hợp, chính xác, dễ nhớ,
dễ hiểu nhất khi lĩnh hội kiến thức, rèn luyện các kỹ năng trong q trình học tập bộ
mơn.
Với những khó khăn trong việc sử dụng đồ dùng dạy học để quan sát như đã nêu
ở trên và thấy được những ưu điểm của việc sử dụng mơ hình đơn giản lồng ghép giáo
dục steam có nhiều ý nghĩa trong giảng dạy, hoạt động tìm hiểu kiến thức về cơ thể
người của học sinh nên tơi đã dành thời gian tìm hiểu, lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Lồng ghép giáo dục steam thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mơ
hình đơn giản trong dạy học bộ môn Sinh học 8”

2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp giáo viên nhận thấy: Làm mơ hình khơng khó, khơng tốn kém.
- Sử dụng hiệu quả mơ hình trong dạy học sinh học 8, gây được hứng thú học tập
tích cực, đam mê tìm tịi khám phá kiến thức của học sinh, thay thế được tranh ảnh, sơ
đồ trong sách giáo khoa.
- Mơ hình là một dạng mơ phỏng hình dáng, các đặc điểm cấu tạo cơ bản, nguyên
lí hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan mà nội dung bài học muốn chuyển tải đến học
sinh. Thơng qua các loại mơ hình này, học sinh khơng những biết nhận dạng một cách
chính xác về hình dáng, cấu tạo ngun lí hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan để từ đó
rút ra các kết luận của mục tiêu bài học đề ra mà thông qua nó học sinh có thể trực tiếp
Lồng ghép giáo dục steam thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mơ hình đơn giản trong dạy học bộ môn sinh học 8


4

rèn luyện các kỹ năng cơ bản, phát triển tư duy, trí tưởng tượng cũng như tính sáng tạo
vốn có của bản thân khi lĩnh hội tri thức.
- Lưu trữ được các sản phẩm về các hệ cơ quan trong cơ thể người thơng qua các
mẫu mơ hình.
Với những mục đích nghiên cứu trên sẽ tăng cường hiệu quả dạy học môn Sinh
học 8.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Biết một số mẹo trong quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu, làm mơ hình và bảo
quản mơ hình giữ được lâu, sử dụng được nhiều năm mà vẫn mang lại hiệu quả cao
trong dạy học trực quan.
- Sử dụng hợp lí, có hiệu quả mơ hình trong các bài dạy kiến thức cơ thể người
và vệ sinh trong Sinh học 8.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Học sinh các lớp khối 8 trường THCS Tả Thanh Oai nơi tôi công tác.
- Nghiên cứu thiết kế mơ hình trong dạy – học kiến thức về cơ thể người và vệ

sinh trong Sinh học 8.
5. Thời gian nghiên cứu
Tháng 9/2020 đến tháng 4/2021.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thử nghiệm, đối chứng.
- Phương pháp thu thập, xử lí số liệu, trải nghiệm mơ hình.

Lồng ghép giáo dục steam thơng qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mơ hình đơn giản trong dạy học bộ môn sinh học 8


5

PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Một số khái niệm
1.1. Steam
Steam là một sự chuyển đổi từ cách thức giáo dục truyền thống, dựa vào tiêu
chuẩn điểm số để đánh giá, với mục đích giúp học sinh hiểu được sự liên quan
giữa các khối kiến thức và có thể vận dụng tốt vào thực tế.
1.2. Mơ hình
Trong Sinh học, mơ hình là vật cùng hình dạng nhưng được làm thu nhỏ lại nhiều
lần, mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật khác để tiện trình bày, nghiên cứu.
1.3. Mơn cơ thể người và vệ sinh
Mơn học giúp ta tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, chức năng của cơ thể người từ cấp độ
tế bào đến cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể trong mối quan hệ với môi trường và những
cơ chế điều hịa các q trình sống. Từ đó đề ra các biện pháp rèn luyện thân thể, bảo
vệ sức khỏe, giúp học sinh có hiểu biết khoa học để có ý thức và hành vi bảo vệ mơi
trường sống.
1.4. Giải phẫu sinh lý người
Việc tìm hiểu khá chi tiết về cấu tạo và chức năng cũng như các nguyên tắc hoạt

động cơ bản của cơ thể người, mối liên hệ giữa hoạt động sinh lý với đời sống bình
thường hàng ngày và với các vấn đề xã hội.
1.5. Phương tiện trực quan
Phương tiện trực quan là loại phương tiện dạy học mà qua đó học sinh quan sát,
tìm tòi, phát hiện ra kiến thức bằng các giác quan (thị giác, xúc giác …).
2. Cơ sở lí luận
Cơ thể người và vệ sinh là môn khoa học thực nghiệm. Để dạy học có hiệu quả
thì việc rèn luyện cho học sinh các kĩ năng quan sát, tìm tịi, thực hành thí nghiệm tìm
ra kiến thức là rất quan trọng. Do vậy, các nhóm phương pháp trực quan, nhóm
phương pháp thực nghiệm có nhiều ưu điểm và lợi thế trong dạy học kiến thức Sinh
học 8. Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp sử dụng những phương tiện
trực quan mà qua đó học sinh quan sát, tìm tịi, phát hiện ra kiến thức bằng các giác
quan.
Theo nghiên cứu của các nhà giáo dục, não bộ con người không được thiết kế để
ghi nhớ tất cả thông tin mà nó thu nhận được. Như vậy, những phương pháp học tập
đơn giản và phổ biến nhất đối với chúng ta như đọc, nghe hay nhìn hóa ra lại là những
phương pháp bị động, chưa thực sự có hiệu quả nhiều. Điều này có nghĩa là các hoạt
động như đi học, nghe giảng tại lớp hay xem clip hướng dẫn trên mạng … đều khơng
có tính tương tác, và kết quả là 80-90% những thông tin bạn nhận được lại mất đi hết
chỉ sau 2 tuần. Trong khi đó, bạn lại có thể ghi nhớ tốt hơn nếu được trực tiếp tham gia
hai chiều vào việc học và nghiên cứu. Thay vì bắt ép não bộ phải ghi nhớ thơng tin qua
những phương thức thụ động như vậy thì chúng ta nên tập trung thời gian, năng lượng
Lồng ghép giáo dục steam thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mơ hình đơn giản trong dạy học bộ mơn sinh học 8


6

và nguồn lực vào những phương pháp mang tính chất thực hành nhiều hơn, mang lại
hiệu quả cao hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn. Tức là bạn càng chủ động
tham gia thực nghiệm, phân tích thơng tin thì càng có khả năng ghi nhớ tốt hơn.


Vì vậy, nếu phải bỏ ra cùng một khoảng thời gian như nhau, chúng ta nên học
bằng những phương pháp chủ động để tăng hiệu quả. Chẳng hạn như trong việc học
tiếng Anh, bạn sẽ chỉ nhớ được 10% nếu chỉ đọc về từ vựng, ngữ pháp trong sách.
Nhưng nếu bạn tham gia các lớp học, được nghe giảng và xem các hình ảnh minh họa,
bạn có thể nhớ đến 20-30%, và thậm chí là 50%. Tuy vậy, nếu muốn nhớ được 7090% nội dung bài học, bạn sẽ cần áp dụng ngay các kiến thức vừa học vào thực tế, ví
dụ như tham gia thuyết trình, thảo luận nhóm … cũng như các buổi sinh hoạt nói
chuyện với người nước ngồi …
Để dạy kiến thức cơ thể người và vệ sinh, trong các phương tiện dạy học trực
quan nói trên, tơi nhận thấy cho học sinh thiết kế mơ hình steam đơn giản có nhiều ưu
điểm hơn cả. Bởi nó cho học sinh biết rõ hình dạng, và sự sắp xếp của đối tượng cần
quan sát trên cơ thể người. Trên thực tế không phải lúc nào giáo viên và học sinh cũng
thu được mẫu vật thật của cơ thể người như ý muốn. Mơ hình các hệ cơ quan trong cơ
thể người có những lợi thế như dễ dàng hình dung và quan sát, mô phỏng được cấu tạo
và hoạt động của một cơ quan hay hệ cơ quan trong cơ thể người để tiện trình bày,
nghiên cứu, chỉ thiếu là khơng phản ánh được rõ màu sắc tự nhiên, kích thước thật của
đối tượng quan sát. Vì những hạn chế nói trên của một số phương tiện trực quan trong
khai thác kiến thức cơ thể người và vệ sinh, mà tơi nhận thấy, sử dụng mơ hình là cứu
cánh tốt nhất trong trường hợp không thu được mẫu vật thật.
Trước tình trạng khó khăn trong việc sử dụng đồ dùng dạy học để quan sát như
Lồng ghép giáo dục steam thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mơ hình đơn giản trong dạy học bộ mơn sinh học 8


7

ngày nay, tôi lại càng nhận thấy việc thiết kế mơ hình là cấp thiết, vì đó là một việc
góp phần làm đa dạng các hoạt động tìm tịi nghiên cứu, khám phá kiến thức của học
sinh, giúp học sinh hiểu rõ kiến thức, vận dụng tốt kiến thức vào đời sống, tạo hứng
thú, đam mê học tập bộ môn, lưu giữ các sản phẩm về các hệ cơ quan trong cơ thể
người thơng qua các mẫu mơ hình khơng chỉ phục vụ cho cơng tác dạy học mà cịn

cho công tác nghiên cứu khoa học.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thuận lợi
Nước ta có điều kiện kinh tế đang ngày càng phát triển. Vì vậy, giáo viên và học
sinh dễ dàng thu được nguyên vật liệu để làm mơ hình dùng trong dạy học Sinh học 8.
Địa phương nơi tơi cơng tác cũng có cơ sở vật chất và điều kiện tương đối đầy đủ, tạo
điều kiện thuận lợi cho cả giáo viên và học sinh trong việc dạy - học và làm mơ hình.
Nhà trường có phịng Sinh – Hóa được trang bị đầy đủ các đồ dùng dạy học cần
thiết cho môn Sinh học, sắp xếp khoa học theo các khối lớp. Hằng năm, nhà trường
luôn bổ sung và thay thế những đồ dùng bị hư hỏng. Trong phịng có một số mơ hình
và nhiều tranh ảnh Sinh học 8 khác.
Trong trường có tới sáu giáo viên chuyên ngành Sinh học, đều là các cử nhân Đại
học, nhiều năm công tác, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tâm huyết với nghề. Giáo
viên trong trường ln đồn kết, giúp đỡ nhau trong cơng việc và trong đời sống. Sinh
hoạt nhóm chun mơn đều đặn 2 lần trong tháng nên các giáo viên trong nhóm Sinh
thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Học sinh của trường đa số ngoan, chăm chỉ, có phong trào học tập tốt. Học sinh
thuộc diện cá biệt hay có hồn cảnh khó khăn chiếm số lượng ít nên khi giao việc, đa
số các em có ý thức chuẩn bị nguyên vật liệu và đồ dùng mang tới lớp để quan sát và
nghiên cứu thiết kế mơ hình.
2. Khó khăn
Thực trạng hiện nay trong các tiết học Sinh học 8, giáo viên ngại mang mơ hình
lên lớp vì lý do mơ hình cồng kềnh, khó di chuyển. Đa số mơ hình chỉ được sử dụng
trong các tiết thi giáo viên giỏi. Học sinh đa phần vẫn thụ động, chỉ đọc thơng tin và
quan sát tranh ảnh có trong sách giáo khoa, chưa có thực nghiệm. Bên cạnh đó, một số
ít học sinh chưa u thích bộ mơn và ít tham gia thực hành. Mặt khác tôi và cả học
sinh cũng gặp phải khó khăn trong việc chuẩn bị nguyên vật liệu để làm mơ hình dạy
và học.
Mẫu vật thật tượng trưng lại khó bảo quản được lâu, nhanh hỏng, làm giảm hiệu
quả dạy – học, vì vậy cần sử dụng ngay sau khi thu mẫu hoặc sử dụng trong ngày.

Nhưng không phải lớp nào cũng cùng học một bài trong cùng một ngày vì thời khóa
biểu khác nhau nên vất vả cho giáo viên khi chuẩn bị mẫu cho từng lớp.
Bên cạnh đó việc chuẩn bị nguyên liệu mẫu vật thật tượng trưng để phục vụ cho
dạy – học của học sinh khá tốn kém về kinh tế. Trong q trình chuẩn bị ngun liệu,
tơi có lưu ý học sinh sưu tầm và chuẩn bị những nguyên liệu để làm mơ hình đơn giản,
Lồng ghép giáo dục steam thơng qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mô hình đơn giản trong dạy học bộ mơn sinh học 8


8

có thể sử dụng nguyên vật liệu tái chế như bìa carton, chai lọ …
Trong khi đó, chúng ta khơng lường trước được những tai nạn có thể xảy ra khi
học sinh lấy mẫu. Ví dụ học sinh có thể giết mổ các loài động vật để thu mẫu các cơ
quan trong cơ thể động vật thay thế cho cơ thể người.
Lại có trường hợp, nhà học sinh có nguyên liệu đúng với mẫu cần thu để mang
tới lớp nhưng phụ huynh với quan điểm mơn chính - phụ đã khơng cho mang đi để
phục vụ học tập.
Trong q trình dạy học, tôi cũng hướng dẫn học sinh thu thập ngun liệu và
làm mơ hình các hệ cơ quan trong cơ thể người, đặc biệt là sử dụng luôn mẫu có sẵn ở
nhà để tiện mang đến lớp, nhưng do kỹ năng, kinh nghiệm của học sinh còn yếu nên
nhiều nguyên liệu chưa đạt yêu cầu cả về chất lượng, thẩm mĩ và tính giáo dục.
Do khí hậu miền Bắc Việt Nam có bốn mùa. Mùa xuân nồm ẩm, mùa hè nóng
bức, các nguyên vật liệu lại đa dạng (giấy, bìa, đất nặn …) dễ bị biến dạng …
Chính vì những khó khăn như trình bày ở trên, tơi đã dành thời gian gian tìm
hiểu, sưu tầm nguyên liệu, cách làm để hướng dẫn học sinh thiết kế một số mơ hình
steam đơn giản trong trường hợp khơng đủ hay khơng tìm thấy mẫu vật thật tượng
trưng.
III. CÁC GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Kinh nghiệm làm một số mơ hình đơn giản lồng ghép giáo dục steam
Tơi đã nghiên cứu trong tổng số 66 bài học ở chương trình Sinh học 8, tơi thấy có

10 bài học cần sử dụng mơ hình. Để hồn thiện mơ hình, tơi đã hướng dẫn học sinh
phân tích và lựa chọn các nguyên liệu được liệt kê trong bảng sau:
Bảng: Các loại ngun liệu áp dụng làm mơ hình.
Ngun liệu
Ưu điểm
Nhược điểm
Dễ cắt, dễ gấp.
Khơng bảo quản được lâu,
Giấy, bìa carton.
khơng nhìn thấy hoạt động
bên trong.
Nhẹ, trong, dễ nhìn, quan
Cứng, khó cắt, khó tạo hình.
Chai, ống nhựa.
sát được ngun lý hoạt
động bên trong.
Dễ tạo hình, nhiều màu sắc, Mơ hình dễ biến dạng trong
Đất nặn.
dễ vận chuyển và thực
quá trình bảo quản.
hành.
Dễ cắt, dễ thực hành, nhiều Không bảo quản được lâu.
Giấy xốp nhựa màu.
màu sắc khác nhau.
Qua phân tích những ưu, nhược điểm của các loại nguyên liệu như trên, tôi cùng
với học sinh quyết định lựa chọn nguyên liệu với từng mơ hình theo bảng như sau:
Bảng: Ngun liệu được chọn để thiết kế các mơ hình.

Ngun liệu
Giấy, bìa carton.


Mơ hình
- Bộ xương.

Lồng ghép giáo dục steam thơng qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mơ hình đơn giản trong dạy học bộ môn sinh học 8


9

- Cấu tạo tim.
- Cơ quan hô hấp (Phổi).
- Tổng kết các hệ cơ quan.
- Vị trí các thành phần của não bộ.
- Tuần hoàn máu.
Chai, ống nhựa.
- Hoạt động hơ hấp.
- Các cơ quan tiêu hóa.
Đất nặn.
- Bán cầu não trái.
Giấy xốp nhựa màu.
- Bài tiết nước tiểu.
Tôi phân chia mẫu mơ hình cơ thể người thành hai nhóm:
Nhóm 1: Mơ hình giải phẫu thể hiện đặc điểm hình thái, cấu tạo các cơ quan, hệ
cơ quan trong cơ thể người.
Nhóm 2: Mơ hình sinh lí thể hiện hoạt động sinh lí đặc biệt, những hoạt động
bên trong cơ thể khơng nhìn thấy được.
Tơi chọn bài, giao nhiệm vụ cho học sinh theo tổ, nhóm. Các bước chuẩn bị
nguyên liệu khá đơn giản, chính vì vậy trong đề tài này tôi không đi chi tiết các bước
mà chỉ chia sẻ một số kinh nghiệm trong q trình làm:
Khó khăn


Khắc phục

Bước 1: Nghiên cứu sách giáo khoa, tham khảo tranh ảnh, clip, mơ hình (trên
mạng) lên ý tưởng mơ hình (thời gian 3 ngày).
- Kênh chữ và kênh hình
- Cả nhóm sẽ tập trung lắng nghe ý kiến của từng
tham khảo trên mạng khá đa thành viên, sau đó thống nhất và lựa chọn ý kiến phù
dạng và phong phú, mỗi bạn hợp nhất cho cả nhóm.
lại có một ý tưởng riêng và
đều muốn làm theo ý tưởng
của mình.
Bước 2: Xây dựng mơ hình (thời gian 1 tuần trước tiết học).
- Ngoài giờ học trên lớp,
- Tranh thủ các giờ ra chơi 5 phút, 20 phút trên lớp
lịch học ở nhà của mỗi học hoặc các ngày nghỉ cuối tuần cả nhóm tập trung cùng
sinh là khác nhau nên khó thảo luận, xây dựng mơ hình, thực hành các bước tạo
tập trung đơng đủ cả nhóm.
mơ hình, hồn thiện sản phẩm mang lại hiệu quả cao.
Bước 3: Gửi sản phẩm giáo viên góp ý.
- Ý tưởng của các nhóm
- Trong các tiết học Sinh học hoặc các tiết trống
luôn thay đổi và có tính sáng khác có ở trường, học sinh biểu diễn mơ hình, giáo
tạo, đổi mới, cần góp ý và viên góp ý giúp mơ hình hồn thiện hơn. Ngồi ra,
chỉnh sửa nhiều.
giáo viên có thể trao đổi với HS qua các phương tiện
trên mạng xã hội như facebook, zalo,…
Bước 4: Hồn thiện mơ hình (thời gian 2 ngày).
Lồng ghép giáo dục steam thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mơ hình đơn giản trong dạy học bộ môn sinh học 8



10

- Qua nhiều lần góp ý của
- Tất cả thành viên trong nhóm cùng tập trung,
giáo viên, mơ hình cần phát huy tinh thần tập thể, tính sáng tạo, đồn kết để
chỉnh sửa nhiều lần và hoàn thu được sản phẩm tốt nhất.
thiện.
Bước 5: Sử dụng trong tiết học.
- Sản phẩm đã được hoàn
- Xây dựng hệ thống câu hỏi khai thác mơ hình
thiện nhưng mỗi lớp có một phù hợp với từng đối tượng của từng lớp.
đặc thù riêng về kiến thức và
- Hình thức khai thác mơ hình đa dạng (pháp vấn,
kỹ năng.
trò chơi, giải câu đố …)
2. Kinh nghiệm sử dụng một số mơ hình đơn giản lồng ghép giáo dục steam
Như đã trình bày ở trên, trong trường hợp không chuẩn bị được mẫu vật thật
tượng trưng tơi mới sử dụng mơ hình thay thế. Nhưng mơ hình khơng phải là phương
tiện hồn hảo nhất, nên tôi vẫn kết hợp với các phương tiện trực quan khác trong q
trình dạy - học Sinh học 8. Tơi sử dụng mơ hình để khai thác kiến thức mới, củng cố
kiến thức của bài mới hoặc kiểm tra kiến thức cũ.
Thực tế tất cả các bài dạy kiến thức cơ thể người (hình thái của các cơ quan),
kiến thức giải phẫu sinh lý người (các hệ cơ quan như vận động, tuần hồn, hơ hấp,
tiêu hóa, bài tiết, thần kinh và giác quan, nội tiết, sinh dục …) đều có thể sử dụng mơ
hình. Nhưng do thời lượng có hạn, tôi không thể chia sẻ kinh nghiệm sử dụng mơ hình
trong từng bài học. Ở phần này, tơi chỉ xin chia sẻ tóm tắt hướng sử dụng mơ hình
trong 2 bài dạy điển hình thuộc 2 nhóm kiến thức.
Nhóm 1: Mơ hình giải phẫu thể hiện đặc điểm hình thái, cấu tạo các cơ quan,
hệ cơ quan trong cơ thể. (Tên các bài dạy kiến thức cơ thể người mà tơi có sử dụng mơ

hình được trình bày ở phần phụ lục.)
- Bài dạy minh họa:
Bài 24: TIÊU HÓA VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HĨA.
Các hoạt động chính

Phương tiện dạy học

Hoạt động 1: Cá nhân (Khai thác kiến thức mới)
- Học sinh phát hiện ra thức ăn phải được biến
đổi thành chất đơn giản thì cơ thể mới hấp thụ
được, qua quan sát sơ đồ và nghiên cứu thông tin
sách giáo khoa.

- Sơ đồ khái quát về thức ăn và các
hoạt động chủ yếu của q trình
tiêu hóa.
- Sơ đồ khái quát về các hoạt động
của quá trình tiêu hóa.

Hoạt động 2: Nhóm (Khai thác kiến thức mới)
- Học sinh quan sát sản phẩm mơ hình nhóm
mình đã chuẩn bị, kết hợp sơ đồ trong sách giáo
khoa, thảo luận nhóm tìm ra các cơ quan trong hệ
tiêu hóa của cơ thể người.

- Mơ hình các cơ quan trong hệ
tiêu hóa của cơ thể người. (Học
sinh chuẩn bị.)
- Sơ đồ các cơ quan trong hệ tiêu
hóa của cơ thể người trong sách


Lồng ghép giáo dục steam thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mơ hình đơn giản trong dạy học bộ môn sinh học 8


11

giáo khoa.

- Học sinh thực hành tập nhận biết các cơ quan
trong hệ tiêu hóa của cơ thể người. Đại diện một
nhóm trình bày kết quả thảo luận trên bảng, các
nhóm khác bổ sung.

Hoạt động 3: Cá nhân (Củng cố kiến thức)
- Dựa vào kiến thức vừa lĩnh hội ở hoạt động - Hình ảnh một số cơ quan trong
2, học sinh tập nhận biết trên tranh các cơ quan hệ tiêu hóa của cơ thể người.
trong hệ tiêu hóa của cơ thể người.
- Vận dụng nhận biết: Các cơ quan trong hệ
tiêu hóa trên cơ thể mình, biểu hiện của hệ cơ
quan nào đang bị tổn thương cần có những biện
pháp nào để bảo vệ hệ cơ quan đó.

Lồng ghép giáo dục steam thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mơ hình đơn giản trong dạy học bộ môn sinh học 8


12

Nhóm 2: Mơ hình sinh lí thể hiện hoạt động sinh lí đặc biệt, những hoạt động
bên trong cơ thể khơng nhìn thấy được. (Tên các bài dạy kiến thức cơ thể người mà tơi
có sử dụng mơ hình được trình bày ở phần phụ lục.)

- Bài dạy minh họa:
Bài 7 – BỘ XƯƠNG
Các hoạt động chính

Phương tiện dạy học

Hoạt động 1: Nhóm (Khai thác kiến thức mới)
- Học sinh nghiên cứu thơng tin mục “Em có
- Nội dung mục “Em có biết”
biết” và nhận xét được về số lượng xương trong sách giáo khoa.
bộ xương người.
- Tranh: Bộ xương người.

- Học sinh quan sát hình 7.1 sách giáo khoa
và trình bày được các phần của bộ xương.

Hoạt động 2: Nhóm (Khai thác kiến thức mới)
- Học sinh quan sát sản phẩm mơ hình nhóm
mình đã chuẩn bị, thảo luận nhóm tìm ra các
phần của bộ xương người. Từ đó, tìm những
điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và

-

Mơ hình bộ xương người.
(Học sinh chuẩn bị.)

Lồng ghép giáo dục steam thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mơ hình đơn giản trong dạy học bộ môn sinh học 8



13

xương chân. Phát hiện được các khớp xương:
Khớp động, khớp bán động và khớp bất động.

Lồng ghép giáo dục steam thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mơ hình đơn giản trong dạy học bộ mơn sinh học 8


14

- Học sinh thực hành tập nhận biết các phần
của bộ xương người. Đại diện một nhóm trình
bày kết quả thảo luận trên bảng, các nhóm khác
bổ sung.

Lồng ghép giáo dục steam thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mơ hình đơn giản trong dạy học bộ môn sinh học 8


15

Hoạt động 3: Cá nhân (Củng cố kiến thức)
- Dựa vào kiến thức vừa lĩnh hội ở hoạt động
2, học sinh tập nhận biết trên tranh và video các
phần của bộ xương người, các khớp xương: Khớp
động, khớp bán động và khớp bất động.
- Thực nghiệm: Hai bạn cùng bàn hãy xác
định các khớp xương trên cánh tay của bạn đối
diện. Giải thích?
- Liên hệ thực tế: Trong cuộc sống, nếu em
gặp người bị chật khớp tay chân em sẽ làm gì?


- Hình ảnh + video các phần của
bộ xương người, các khớp xương:
khớp động, khớp bán động và
khớp bất động.
- Mẫu vật thật: Bạn học ngồi
cùng bàn.

- Giúp người đó đến cơ sở y tế
chuyên khoa xương khớp gần nhất
để được bác sĩ hỗ trợ xử lý đúng
cách tránh tổn thương nặng hơn về
xương khớp.
Trên đây là một số bài minh họa về việc tôi đã sử dụng mô hình trong dạy – học
Sinh học 8. Hoạt động khai thác bài mới, củng cố kiến thức, hay kiểm tra bài cũ đều có
thể sử dụng mơ hình mà vẫn mang lại hiệu quả dạy – học cao.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Trong thời gian nghiên cứu tôi đã tiến hành khảo sát trước và sau khi ứng dụng
mơ hình sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy nhằm so sánh hiệu quả q trình sử
dụng mơ hình sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy Sinh học 8.
- Kết thúc thời gian nghiên cứu, tôi sử dụng biện pháp thống kê để thống kê 2
nhóm số liệu sau:
+ Kết quả kiểm tra đánh giá về điểm số.
+ Nhận thức - thái độ - hành vi của học sinh đối với việc giáo viên sử dụng mơ
hình trong q trình dạy - học.
- Tơi đối chứng 2 nhóm số liệu trên trước và sau khi áp dụng mơ hình sáng kiến
kinh nghiệm để rút ra hiệu quả của sáng kiến.
4. Mở rộng sáng kiến kinh nghiệm
Mục đích làm mơ hình của tơi không chỉ dừng lại ở việc sử dụng trong dạy – học
Sinh học 8 mà cịn muốn góp phần nhỏ vào việc lưu giữ các sản phẩm sáng tạo của

học sinh. Ngồi ra, tơi cịn ý tưởng sắp xếp những mơ hình và lưu giữ lại thành một
phịng trưng bày về mơ hình giải phẫu và mơ hình sinh lí người. Phòng trưng bày này
sẽ cung cấp cho các em học sinh u thích mơn Sinh học, giáo viên dạy Sinh học hay
bất cứ ai yêu thích về đặc điểm, cấu tạo giải phẫu sinh lí người, từ đó bổ sung thêm
kiến thức về cơ thể người rất đa dạng và phong phú, giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể của
chính mình.
Ngồi mơ hình cơ thể người trong chương trình sinh học 8, giáo viên cũng có thể
hướng dẫn xây dựng thêm bộ mơ hình của các khối lớp khác tương ứng với các năm
học để phục vụ cho công tác dạy – học Sinh học.
Lồng ghép giáo dục steam thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mơ hình đơn giản trong dạy học bộ mơn sinh học 8


16

IV. KẾT QUẢ
1. Nhận thức của giáo viên
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, chúng tôi đã trao đổi kinh nghiệm sử
dụng mơ hình trong những tiết dạy kiến thức các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể
người. Thông qua các kết quả đạt được cuối năm học, giáo viên Sinh học chúng tôi
nhận thấy rõ được hiệu quả của việc sử dụng mơ hình trong các tiết dạy – học Sinh học
8. Khơng chỉ mình tơi, mà các giáo viên Sinh học khác trong năm học này đã và đang
làm thêm những mơ hình để bộ đồ dùng này ngày càng đầy đủ hơn. Hiện tại, số lượng
mơ hình chúng tơi làm được đã gần 30 mẫu.
2. Nhận thức của học sinh, phụ huynh
Thấy được sự nhiệt tình tìm kiếm nguyên liệu thiết kế phương tiện dạy học hiệu
quả, nói khơng với dạy “chay” của giáo viên, bản thân học sinh, phụ huynh cũng có
cái nhìn tích cực hơn về môn học. Với các bài tập lớn giao về nhà làm mơ hình đã rèn
luyện cho học sinh một số kỹ năng Sinh học, tăng niềm đam mê khám phá kiến thức
hay vận dụng được những kiến thức Sinh học vào trong cuộc sống, từ đó giúp cho học
sinh, phụ huynh thấy được những mặt tích cực của mơn học với sự phát triển tồn diện

của học sinh.
Tuy tâm lí mơn chính – mơn phụ vẫn chưa hẳn mất đi nhưng học sinh, phụ huynh
đã coi trọng hơn vai trị đồng đều các mơn học trong đó có mơn Sinh học, giúp con em
mình phát triển tồn diện hơn, thể hiện cụ thể ở sự quan tâm, sự tạo điều kiện của phụ
huynh với môn học. Ở nhà có mơ hình nào phục vụ được cho bài học, nhiều em được
bố mẹ cho mang tới lớp, hay khơng có thì được cho tiền mua để học. (Ví dụ mua một
số mơ hình dạy bài 47 “Đại não” …)
3. Nhận thức về kết quả học tập của học sinh
Với ý tưởng như trên, bản thân tôi đã thực hiện sáng kiến này trong năm học
2020 - 2021 với các lớp khối 8 và thông qua đánh giá kết quả học tập cũng như quan
sát thái độ học tập, thăm dị ý kiến của học sinh cho thấy có hiệu quả rất tích cực. Tơi
thấy kết quả học tập cùng với thái độ, mức độ hứng thú của học sinh với môn học
trước và sau khi áp dụng sáng kiến được thể hiện qua các bảng số liệu sau:
Bảng 1: Tỉ lệ mức độ hứng thú của học sinh với môn Sinh học
Mức độ hứng thú
Chưa áp dụng sáng kiến
Đã áp dụng sáng kiến
Rất hứng thú
26%
68%
Có hứng thú
46%
27%
Khơng có hứng thú
28%
5%

Điểm
Giỏi
Khá

Trung bình
Yếu, kém

Bảng 2: Tỉ lệ điểm kiểm tra đánh giá
Chưa áp dụng sáng kiến
Đã áp dụng sáng kiến
25%
50%
40%
37%
30%
13%
5%
0%

Lồng ghép giáo dục steam thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mơ hình đơn giản trong dạy học bộ môn sinh học 8


17

Qua bảng số liệu trên, tôi nhận thấy việc áp dụng sáng kiến trong quá trình dạy –
học Sinh học 8, không chỉ rèn luyện tốt một số kĩ năng Sinh học cho học sinh mà học
sinh cũng được khắc sâu hơn kiến thức bằng mơ hình giúp học sinh nhớ lâu, nhớ dai
và vận dụng tốt, từ đó học sinh đạt kết quả cao trong học tập, đồng thời tăng hứng thú
học tập, u thích bộ mơn, là nền tảng tốt cho định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ phát
triển ngành y học trong tương lai. Bên cạnh đó, HS rất thích thú trong các tiết học có
sử dụng mơ hình vì củng cố được kiến thức trực tiếp qua mơ hình mình làm được, giờ
học trên lớp khơng cịn nhàm chán. Ngoài ra, qua việc thiết kế một số mơ hình đơn
giản lồng ghép giáo dục steam học sinh khơng chỉ rèn luyện mơn Sinh học mà cịn tích
hợp kiến thức liên môn như Công nghệ, Mỹ thuật … thơng qua việc lên ý tưởng và

thiết kế mơ hình. Đặc biệt hơn nữa, trên lớp học sinh được rèn luyện kỹ năng trình bày
trước lớp, kỹ năng nói, tính tự tin của bản thân.

Lồng ghép giáo dục steam thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mô hình đơn giản trong dạy học bộ mơn sinh học 8


18

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Công việc chuẩn bị ngun liệu và thiết kế mơ hình tưởng chừng khá đơn giản
nhưng lại đòi hỏi thời gian, sự kiên trì, tỉ mỉ, tâm huyết với nghề. Thơng qua làm mơ
hình tơi đã đúng rút được khá nhiều kinh nghiệm, mở rộng thêm được vốn hiểu biết
của mình về các đặc điểm giải phẫu và sinh lí cơ thể người.
Vất vả trong cơng đoạn làm mơ hình nhưng nhìn thấy sự hứng thú học tập của
học sinh khi đưa mơ hình vào dạy - học, thấy kết quả học tập của học sinh được nâng
cao đã trở thành động lực để tôi tiếp tục thực hiện đề tài này ở những năm học sau. Tôi
mong rằng ở các nhà trường khác cũng có những bộ sưu tập mơ hình như vậy để nâng
cao công tác day - học Sinh học 8.
2. Khuyến nghị
Q trình làm mơ hình khơng hề đơn giản khi chúng ta bắt tay vào làm gặp
không ít khó khăn nhưng việc bảo quản mơ hình cịn khó khăn hơn. Tơi thực sự rất
tiếc khi thấy các mơ hình bị hỏng, bị biến dạng q nhiều mà không thể khắc phục
được, không dùng được phải loại bỏ. Vì vậy, tơi mong muốn nhà trường hỗ trợ thêm
trong cơng tác bảo quản mơ hình như có phịng trưng bày mơ hình riêng, các mơ hình
được bảo quản tốt chống mốc, chống côn trùng, chuột bọ gậm nhấm; Bổ sung tủ kính,
giá phân loại phù hợp để mơ hình … Có như vậy, mơ hình sẽ bảo quản được lâu dài hơn.
Tơi mong Phịng Giáo dục tổ chức được thêm nhiều buổi gặp gỡ và sinh hoạt
chuyên môn để chúng tôi được trao đổi kinh nghiệm, tăng hiệu quả dạy – học.
Do là giáo viên trẻ nên kiến thức Sinh học của tôi chưa được sâu, thời gian giảng

dạy mơn Sinh học chưa nhiều, chính vì vậy chắc chắn sáng kiến của tơi cịn nhiều
thiếu sót và hạn chế, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng chuyên
môn để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn, được áp dụng rộng rãi hơn trong các
nhà trường.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường THCS Tả Thanh Oai
đã tạo điều kiện cho tôi giảng dạy bộ môn Sinh học 8 để tơi có kinh nghiệm viết sáng
kiến này. Tơi chân thành cảm ơn tổ, nhóm chun mơn Sinh – Hóa – Địa đã giúp đỡ
tơi xây dựng hồn thiện sáng kiến trên.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2021
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm do tôi viết, không sao chép của
người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Tâm
Lồng ghép giáo dục steam thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mơ hình đơn giản trong dạy học bộ mơn sinh học 8


19

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Xây dựng mơ hình trường THCS tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp
dạy học – Trần Đình Châu chủ biên), Vũ Quốc Anh, Phùng Khắc Bình, Vũ Đình
Chuẩn, Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Thuý Hồng..., NXB Hà Nội, 2012.
2. Tâm lí học dạy học và tâm lí học sư phạm - Nguyễn Hữu Long - NXB ĐHSP
Hà Nội, 2009.
3. Đổi mới phương pháp dạy học và sách giáo khoa - Trần Bá Hoành – NXB

ĐHSP Hà Nội, 2007.
4. Sách giáo khoa sinh học 8 - Nguyễn Quang Vinh (tổng chủ biên, kiêm chủ
biên), Trần Đăng Cát, Đỗ Mạnh Hùng – NXB Giáo Dục, 2004.
5. Sách giáo viên sinh học 8 – Bộ giáo dục và Đào tạo hiện hành.
6. Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 – Trần Khánh Phương (chủ biên) – NXB
Hà Nội, 2007.
7. Nguyễn Quang Vinh, 2005, Phương pháp dạy học Sinh học ở trung học cơ sở,
NXB ĐHSP.
8. Một số trang web:
/> /> /> />
Lồng ghép giáo dục steam thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mơ hình đơn giản trong dạy học bộ môn sinh học 8


PHỤ LỤCC
Tên bài học

Hướng sử dụng mơ hình

STT
Mơ hình giải phẫu
1

Bài 17: Tim và mạch máu.

- Khai thác kiến thức mới.

2

Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp.


- Khai thác kiến thức mới.

3

Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa.

- Khai thác kiến thức mới.

Bài 39: Bài tiết nước tiểu.

- Khai thác kiến thức mới.
- Củng cố kiến thức.
- Khai thác kiến thức mới.
- Kiểm tra bài cũ.
- Khai thác kiến thức mới.
- Củng cố kiến thức.

4
5

Bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gian.
Bài 47: Đại não.

6
Mơ hình sinh lí
7
8
9
10


Bài 7: Bộ xương.
Bài 16: Tuần hồn máu và lưu thơng bạch
huyết.
Bài 21: Hoạt động hơ hấp.
Bài 66: Ôn tập – Tổng kết.

- Khai thác kiến thức mới.
- Khai thác kiến thức mới.

- Khai thác kiến thức mới.
- Kiểm tra và củng cố kiến thức
đã học.
BẢNG: CÁC BÀI HỌC SỬ DỤNG MƠ HÌNH

Lồng ghép giáo dục steam thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mơ hình đơn giản trong dạy học bộ mơn sinh học 8



×