Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

skkn LỒNG GHÉP GIÁO dục GIỚI TÍNH vào CHƯƠNG TRÌNH SINH học 11 – cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.79 KB, 32 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG
-------------------Mã số:……

“LỒNG GHÉP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀO
CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 11 – CƠ BẢN”

Người thực hiện: Phạm Thị Thu Nga
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục:

- Phương pháp dạy học bộ mơn

- Lĩnh vực khác

Có đính kèm:
 Mơ hình

 Phần mềm

 Phim ảnh

Năm học: 2012 - 2013

SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC

I/ THƠNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN :

 Hiện vật khác



1/Họ và tên : Phạm Thị Thu Nga
2/ Sinh ngày : 12 tháng 10 năm 1982
3/ Giới tính: Nữ
4/ Địa chỉ : Ấp 9- Nam Cát Tiên - Tân Phú – Đồng Nai – ĐT:01667494819
5/ Chức vụ : Tổ trưởng
6/ Đơn vị công tác : Trường THPT Tôn Đức Thắng
II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
1/ Học vị : Cử nhân
2/ Năm nhận bằng : 2005
3/ Chuyên ngành : Sinh học
III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC
1/ Lĩnh vực chun mơn có kinh nghiệm : Công tác giảng dạy
2/ Số năm kinh nghiệm : 07


MỤC LỤC
I. Lí do chọn đề tài ..................................................................... Trang 1
II. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp ......................... Trang 2
1. Thực trạng về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên, tình dục an
tồn............................................................................................... Trang 2
2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài................... Trang 3
3. Số liệu thống kê........................................................................ Trang 4
III. Nội dung................................................................................. Trang 6
1. Cơ sở lí luận ...................................................................... Trang 6
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài..... Trang 7
IV. Kết quả ………………………………………………… ..... Trang 24
V. Kiến nghị……………………… . .......................................... Trang 26
VI. Kết luận.................................................................................. Trang 26
VII. Tài liệu tham khảo................................................................ Trang 27


3


Tên sáng kiến kinh nghiệm:
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
VÀO CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 11 - CƠ BẢN
-----***----I – LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển, hiện đại với biết
bao đổi thay đang diễn ra. Chất lượng cuộc sống con người ngày càng được
nâng cao. Chúng ta đang cố gắng tiếp cận với những cái mới, cái hiện đại và cái
văn minh. Nhưng đồng thời chúng ta cũng phải chống lại những mặt tồn tại của
chúng. Đó là sự bùng nổ dân số, bệnh hiểm nghèo, ô nhiễm môi trường, tệ nạn
xã hội,... ngày càng nặng nề, sức khỏe con người ngày càng bị đe dọa trầm
trọng, nhất là ở những nước đang phát triển. Chúng đe dọa cuộc sống và sức
khỏe của mọi lứa tuổi, đặc biệt là thế hệ trẻ phải đương đầu chịu đựng. Trong
vòng 10 năm trở lại đây, xã hội mà đối tượng chủ yếu là thanh thiếu niên đang
nổi lên các hiện tượng sống thử, phá thai, các “bà mẹ” 14 – 15 tuổi, quan hệ tình
dục khơng an tồn, đồng tính,....
Nhìn chung, dư luận hầu như chỉ nhắm vào sự việc đã rồi của những thanh
thiếu niên còn “trẻ người non dạ”, kiến thức giới tính, sức khỏe sinh sản cịn
nhiều hạn chế. Mặt khác, do quan niệm của người Á Đông, cho đến nay, trong
phạm vi xã hội nói chung, và góc độ gia đình nói riêng, chuyện giáo dục giới
tính, sức khỏe sinh sản cho con trẻ còn bị né tránh. Theo nhiều kết quả nghiên
cứu cho rằng đấy chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến
những hậu quả không mong muốn như trên. Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục
giới tính rất quan trọng. Bởi giáo dục giới tính có vai trị rất quan trọng trong
việc hình thành nhân cách cho trẻ ở lứa tuổi đang lớn và việc duy trì thế hệ mai
sau, góp phần tạo ra cho xã hội một thế hệ phát triển toàn diện về thể trạng tâm
lý và sinh lý. Xã hội càng phát triển, điều kiện sống càng được nâng cao, tuổi
dậy thì của trẻ em càng sớm. Điều này khiến các em giảm bớt tuổi thơ ngây,

sớm trở thành người lớn, dẫn đến sự chênh lệch giữa phát triển thể xác với phát
triển sự khơn ngoan. Có nghĩa là tinh thần các em chưa đủ khơn ngoan để đối
phó với những cám dỗ, cạm bẫy của thể xác. Vì vậy, sự thiếu hiểu biết về sức
khỏe sinh sản, về giới tính một cách đúng đắn dễ dẫn đến những hành vi “lầm
đường lạc lối”, và để lại hậu quả không nhỏ.
Theo thống kê của hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, mỗi năm nước ta có
khoảng 300.000 ca đình chỉ thai nghén ở độ tuổi từ 15 – 19 tuổi. Với con số này,
Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á và xếp thứ năm trên thế giới về tỷ lệ nạo
phá thai ở trẻ vị thành niên.
Trước đây, tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên chỉ chiếm 5 - 7% tổng số ca
nạo phá thai, tuy nhiên vài năm gần đây, tỷ lệ này tăng lên 10%. Việc mang thai
4


ngoài ý muốn tăng một phần bởi một bộ phận giới trẻ có suy nghĩ quá dễ dãi
trong quan hệ tình dục.
Thực tế đang diễn ra cho thấy vai trị quan trọng của việc cung cấp cho phụ nữ
đặc biệt là trẻ em gái những kiến thức chung về kế hoạch hóa gia đình. Nếu
khơng hiểu biết, phải đình chỉ thai nghén dù một lần hay nhiều lần cũng có nguy
cơ gây hậu quả khôn lường với những tai biến nguy hiểm.
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản hiện nay đã trở thành một nhu cầu cấp
bách của xã hội. Trong các mơn học có thể nói sinh học là môn dễ lồng ghép
những kiến thức cơ bản về việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản giúp các
em có ý thức bảo vệ cơ thể, sống lành mạnh.
Trong các năm học trước, tôi đều chứng kiến cảnh các em học sinh nữ phải nghỉ
học để lập gia đình, đa số các em đang học lớp 11 và 12. Trong số đó có cả em
học lực khá, như vậy rõ ràng là các em chỉ được tiếp thu kiến thức của các môn
học mà không hề trang bị cho mình những kiến thức về giáo dục giới tính, về kĩ
năng sống.
Trong hai năm học qua để giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ sức khỏe, bảo

vệ mình, sống lành mạnh, trong các tiết dạy có kiến thức liên quan tơi đã chú
ý lồng ghép vấn đề này vào trong bài dạy, tôi nhận thấy đã đạt được một số
hiệu quả nhất định. Các em trao đổi mạnh dạn, tự tin, tự nhiên hơn khi nói về
một số kiến thức về giáo dục giới tính. Tỉ lệ các học sinh nữ phá thai, nghỉ
học lấy chồng cũng giảm hẳn.Với mong muốn giúp học sinh tích cực và chủ
động trong việc tiếp thu chủ đề này, để các em có thể tự giải đáp những tị
mị, thắc mắc của bản thân đồng thời có những hành trang cần thiết để bước
vào đời, tơi đã tìm hiểu thu thập thông tin, sử dụng một số phương pháp,
phương tiện dạy học lồng ghép nhằm khai thác có hiệu quả nội dung giáo dục
giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh khi giảng dạy môn sinh lớp 11 Cơ
bản.
Qua thực tế giảng dạy môn sinh học đăc biệt là lớp 11 tôi xin đưa ra một kinh
nghiệm nhỏ trong vấn đề: Lồng ghép giáo dục giới tính vào chương trình sinh
học 11 – cơ bản
II - THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA
ĐỀ TÀI
1. Thực trạng về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên, tình
dục an tồn
- Việc đưa giáo dục giới tính vào trường học là điều rất cần thiết. Nhưng hầu hết
các trường THPT đều lúng túng khi đưa giáo dục giới tính vào giảng dạy. Các
trường đều chọn giải pháp là lồng ghép hoặc ngoại khoá. Các giáo viên thiếu
kiến thức chuyên môn, thiếu kĩ năng giảng dạy về vấn đề nhạy cảm này. Cũng
chưa có trường nào xây dựng được chuẩn kiến thức chung về vấn đề này khi dạy
lồng ghép. Nếu dạy thì cũng chỉ thiên về lí thuyết cịn thực hành thì bỏ ngỏ. Về
5


giáo cụ trực quan là khơng có, giáo viên khơng được tập huấn kĩ càng để giảng
dạy về vấn đề giới tính.
- Các cấp lãnh đạo cũng bỏ ngỏ khâu quản lí theo dõi giáo dục giới tính. Chưa

có tổng kết, đánh giá về hoạt động này trong nhà trường một cách chính xác, sát
thực. Dạy lồng ghép chỉ là phương án tạm thời, rất cần thiết có những chương
bài chi tiết, cụ thể, phù hợp về giáo dục giới tính. Rất cần thiết đào tạo một đội
ngũ giáo viên chuyên nghiệp, được trang bị đầy đủ kĩ năng, kiến thức, nắm bắt
được tâm lí học sinh để thực hiện các bài dạy giáo dục giới tính, giáo dục sức
khoẻ sinh sản vị thành niên, tình dục an tồn một cách hiệu quả.
2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài
a. Thuận lợi
- Tất cả các lớp đều học chung một chương trình cơ bản, do đó việc soạn giảng
nhẹ nhàng hơn.
- So với các bộ môn khác, mơn sinh là bộ mơn có nhiều kiến thức liên quan tới
giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản.
- Cơ sở vật chất trang thiết bị thuận lợi cho việc giảng dạy.
- Sự hứng thú học tập của HS và sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp giúp
cơng việc triển khai dễ dàng hơn.
- Sự bùng nổ của CNTT thuận lợi cho việc tìm kiếm tài liệu phục vụ cho công
tác giảng dạy.
- Bản thân tôi là một giáo viên nữ, đã có gia đình nên việc giảng dạy kiến thức
sinh sản gặp nhiều thuận lợi hơn.
b. Khó khăn
- Hiện nay, ở nước ta, vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh chưa được quan
tâm đúng mức. Chưa hề có mơn giáo dục giới tính được đưa vào nội dung giảng
dạy. Vấn đề này được lồng ghép vào một số nội dung của một số bài trong mơn
sinh học, mơn giáo dục cơng dân, mơn địa lí. Tuy nhiên, những nội dung đó vẫn
cịn chung chung, chưa đáp ứng được nhu cầu hiểu biết và sự cần thiết phải nắm
vững các kiến thức về giới tính của các em học sinh.
- Trường THPT Tôn Đức Thắng thuộc khu vực miền núi, tập hợp học sinh của
các xã Phú Thịnh, Phú Lập, Tà Lài, Núi Tượng, Nam Cát Tiên. Đây đều là các
xã khó khăn, học sinh ít có điều kiện tiếp nhận kiến thức về giáo dục giới tính
qua các phương tiện thơng tin đại chúng. Trong thư viện nhà trường, những tài

liệu cung cấp thông tin về giáo dục giới tính là rất hiếm. Phụ huynh đa số sống
bằng nghề làm rẫy nên cũng không chú trọng đến vấn đề nhạy cảm này. Do đó
mỗi năm tình trạng học sinh mang thai, phá thai, nghỉ học để lập gia đình đều
diễn ra.
- Thái độ của các em khi nói đến những vấn đề liên quan đến giới tính cịn khá
dè dặt, các em chưa hề mạnh dạn trong quá trình tìm hiểu hay tiếp thu những
kiến thức đó.
6


- Giáo dục giới tính là một lĩnh vực hồn tồn mới đối với học sinh THPT.
Trong khi đó một tiết học chỉ có 45 phút nên nội dung lồng ghép phải cô đọng,
truyền tải phải hiệu quả.
- Giáo dục giới tính là một vấn đề nhạy cảm đối với cả tâm lí người dạy và
người học.
- Các phương tiện cung cấp thơng tin về GDGT cịn ít cho các em HS.
- Đa số giáo viên dạy môn sinh trường tơi là giáo viên trẻ, chưa lập gia đình nên
việc lồng ghép những nội dung liên quan đến giáo dục giới tính vào dạy cũng
gặp rất nhiều khó khăn.
3. Số liệu thống kê
Tôi đã tiến hành khảo sát một số kiến thức cơ bản về giáo dục giới tính trước khi
thực hiện đề tài ở 6 lớp 11b2, 11b3, 11b4, 11b5, 11b6, 11b7 tại trường THPT
Tôn Đức Thắng với 10 câu hỏi sau:
Câu 1: Dấu hiệu nhận biết có thai sớm nhất là
a. Trễ kinh.
b. Nơn ói.
c. Bụng càng ngày càng to lên.
Câu 2: Bệnh nào sau đây không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục?
a. Bệnh giang mai.
b. Bệnh cảm cúm.

c. Bệnh lậu.
Câu 3: Nếu quan hệ tình dục có giao hợp ở tuổi vị thành niên sẽ:
a. Khơng gây hậu quả vì cơ quan sinh dục chưa phát triển đầy đủ.
b. Có thai vì ở nữ trứng đã chín và rụng; ở nam đã hình thành tinh trùng.
c. Cả 2 ý trên đều đúng.
Câu 4: Giai đoạn dậy thì chính thức ở bạn nam được đánh dấu bằnghiện
tượng
a. vỡ tiếng.
b. xuất tinh lần đầu không chủ định.
c. mọc lông mu và râu.

Câu 5: Thế nào là tình dục an tồn?
a. Thỏa mãn nhu cầu sinh lý.
b. Đảm bảo không nhiễm các bệnh lây lan qua đường tình dục, khơng gây
tổn thương cơ quan sinh dục.
c. Cả hai đều đúng.
7


Câu 6: Giai đoạn dậy thì chính thức ở bạn nữ được đánh dấu bằng hiện
tượng
a. vỡ tiếng.
b. ngực phát triển.
c. hành kinh lần đầu.
Câu 7: Tác hại của việc mang thai ở tuổi vị thành niên:
a. Ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm sinh lí
b. Ảnh hưởng tới kinh tế xã hội, tương lai của bản thân.
c. Cả 2 ý trên đều đúng.
Câu 8: Điểm khác biệt giữa tình bạn cùng giới và khác giới là:
a. Tình bạn giữa bạn nam và bạn nữ.

b. Có sự chân thành tin cậy, đồng cảm sâu sắc.
c. Có một khoảng cách tế nhị, không dễ biểu lộ thân mật gần gũi,
Câu 9: Tuổi vị thành niên được hiểu là giai đoạn từ
a. khi sinh ra đến 10 tuổi.
b. 10 tuổi đến 15 tuổi.
c. 10 tuổi đến 19 tuổi.
Câu 10: Chu kì kinh nguyệt của một người phụ nữ thường là
a. 20 ngày.
b. 28 ngày.
c. 42 ngày.
Kết quả khảo sát: (số câu đúng tính theo tỷ lệ %)
Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

11b2

26,7

50,0

40,0

40,0

36,7

33,3

33,3

36,7

6,7

16,7

11b3

14,3

31,4


34,3

20,0

17,1

51,4

34,3

37,1

11,4

8,6

11b4

22,8

34,3

25,7

22,8

17,1

54,3


34,3

42,8

14,3

20,0

11b5

28,6

42,8

25,7

37,1

28,6

65,7

62,8

42,8

31,4

28,6


11b6

15,6

34,4

31,3

28,1

34,4

31,3

46,9

31,3

31,3

21,9

11b7

20,6

20,6

29,4


20,6

14,7

35,3

29,4

32,3

17,6

20,6

Trung 21,4
bình

35,5

31,0

28,1

24,7

44,7

40,1


37,1

28,8

19,4

8


III - NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1 – Cơ sở lí luận
1.1 Những kiến thức cơ bản về giáo dục giới tính cần cung cấp cho học sinh
ở trường THPT
- Giáo dục những hiểu biết về tâm lý, sinh lý, vệ sinh tuổi dậy thì, những biến
đổi và khác biệt về tính cách em trai em gái do các hocmon từ các tuyến sinh
dục gây ra.
- Giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử trong quan hệ giữa bạn trai, bạn gái ở tuổi
vị thành niên.
- Hiểu biết sâu sắc các giá trị của tình bạn, tình yêu, hiểu biết những thất bại tâm
lý và các nguy hại lâu dài phải gánh chịu nếu mang thai ở tuổi vị thành niên.
- Giáo dục bạn trai, bạn gái biết tôn trọng, bảo vệ nhau, cùng giữ gìn cho một
tình yêu trong sáng.
1.2 Một số bài dạy có thể lồng ghép kiến thức giáo dục giới tính trong
chương trình sinh học 11 - cơ bản ở trường THPT:
STT

Bài

Kiến thức về giới tính


Bài 38 - Các nhân tố ảnh hưởng
đến sinh trưởng và phát triển ở
động vật

- Dậy thì và các yếu tố ảnh hưởng đến
sức khoẻ sinh sản

2

Bài 39 - Các nhân tố ảnh hưởng
đến sinh trưởng và phát triển ở
động vật (tt)

Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến
sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên.

3

Bài 40. Thực hành Xem phim về
sinh trưởng và phát triển ở động
vật

Xem phim về

1

4

- Hoocmon giới tính


- Q trình thụ tinh ở người
- Q trình phát triển của thai nhi

Bài 45. Sinh sản hữu tính ở động - Thụ tinh
vật
- Tình dục an tồn
- Hậu quả mang thai ở tuổi vị thành
niên.

5

Bài 46. Cơ chế điều hoà sinh sản

- Hoocmon sinh sản
9


- cơ chế điều hoà sinh sản
- Hiện tượng kinh nguyệt
- Phòng tránh thai
6

Bài 47. Điều khiển sinh sản ở động Các biện pháp phòng tránh thai và dân
vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người số kế hoạch hố

1.3 Phương pháp tổ chức dạy học
Giáo dục giới tính là vấn đề nhạy cảm, đòi hỏi sự khéo léo của người giáo viên.
Một số yêu cầu cần đạt được trong dạy học:
- Nội dung kiến thức khoa học chính xác, phù hợp với lứa tuổi, không né tránh
gây những hiểu biết sai lầm của học sinh.

- Phương pháp dạy học đa dạng, sinh động, lơi cuốn.
- Khuyến khích việc tự tìm hiểu, nghiên cứu của học sinh.
- Kích thích tối đa tính tích cực, bạo dạn nhưng nghiêm túc của học sinh.
- Giáo viên sử dụng thuật ngữ chính xác nhưng khéo léo làm giảm tính căng
thẳng trong tiết học.
- Kết hợp giữa kiến thức khoa học với kiến thức xã hội, tình u, hơn nhân và
gia đình.
2 - Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Bài 38:
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRUỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
Ở ĐỘNG VẬT
I. Kiến thức giáo dục giới tính:
- Hoocmon giới tính
- Thế nào là giai đoạn dậy thì?
- Những thay đổi về cấu tạo cơ thể, tâm sinh lí ở giai đoạn dậy thì? Ngun nhân
của sự thay đổi này.
II. Vận dụng vào tiết dạy:
Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của các hoocmơn sinh trưởng và phát
triển ở động vật có xương sống.
Hoạt động của giáo viên, học sinh

Nội dung kiến thức

- GV: Cho HS quan sát Tranh vẽ H 38.1 và yêu I. Nhân tố bên trong
cầu HS thực hiện lệnh SGK/ 152.
1. Các hoocmon ảnh
- HS: quan sát, trả lời.
hưởng đến sinh trưởng
và phát triển của động
10



y/c HS nêu được:

vật có xương sống

+ Tuyến yên tiết ra hooc môn sinh trưởng.

+ Tuyến yên tiết ra
hoocmôn sinh trưởng.

+ Tuyến giáp tiết ra Tirôxin.

+ Tuyến giáp tiết ra
Tirôxin.

+ Buồng trứng tiết ra Ơstrơgen.
+ Tinh hồn tiết ra Testostêron.

+ Buồng trứng tiết ra
- GV: Các tổ thảo luận (4') và nêu vai trị của các Ơstrơgen.
hoocmon
+ Tinh hồn tiết ra
+ Tổ 1: HM sinh trưởng
Testostêron.
+ Tổ 2: Tirôxin
+ Tổ 3: Ơstrogen
+ Tổ 4: Testosteron
- HS: Các tổ thảo luận, báo cáo.
y/c nêu được nội dung 4 vai trò của 4 hoocmơn

trong hình 38.1.
- GV: Hướng dẫn HS quan sát hình 38.1, chỉ cho
HS thấy nơi sản sinh ra ơstrơgen và testosterôn, 2
hoocmôn này gọi là hoocmôn sinh dục hay cịn gọi
là hoocmơn giới tính, kích thích biểu hiện các đặc
điểm sinh dục phụ thứ cấp, ở người các đặc điểm
này biểu hiện mạnh ở giai đoạn dậy thì.
- GV: Thế nào là dậy thì?
- HS : Nghiên cứu, trả lời.
Tuổi dậy thì là mốc đánh dấu sự trưởng thành về
mặt sinh học của cơ thể. Đánh dấu một bước ngoặt
quan trọng trong cuộc đời. Đây chính là giai đoạn
chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn. Ở Việt
Nam, tuổi dậy thì thường kéo dài từ 3 - 5 năm và
có thể chia thành 2 giai đoạn nhỏ:
+ giai đoạn trước dậy thì từ 11 – 13 tuổi ở nữ, 13 15 tuổi ở nam.
+ giai đoạn dậy thì 13 – 15 tuổi ở nữ, 15 - 17 tuổi
ở nam.
- GV: Giai đoạn dậy thì chính thức được đánh dấu
bằng hiện tượng gì?
-HS : Nghiên cứu, trả lời.
+ Trẻ em nữ dậy thì được đánh dấu bằng lần có
kinh nguyệt đầu tiên; trẻ em nam dậy thì được
11


đánh dấu bằng lần xuất tinh không chủ định đầu
tiên.
- GV: Tuổi dậy thì gây ra những thay đổi gì?
- HS: Nêu một vài biểu hiện thay đổi mà dễ nhận

thấy.
* Những thay đổi về thể chất: dưới tác dụng của
tuyến yên và tuyến sinh dục, cơ thể diễn ra hàng
loạt những biến đổi về hình thể, về sinh lí. Các cơ
quan sinh dục ngồi phát triển, kích thích cơ thể
tăng nhanh, trung bình mỗi năm chiều cao tăng
thêm 4 - 8 cm, khối lượng cơ thể tăng thêm 4 - 8
kg. Hệ cơ cũng phát triển mạnh nhưng tốc độ
chậm hơn so với hệ xương, làm cho trẻ em thường
gầy, cao, chân tay lèo khèo, động tác vụng về thiếu
chính xác. Có một số trường hợp, khối lượng cơ
thể tăng rất nhanh và béo bệu. Hệ mao mạch dưới
da phát triển làm cho da trở nên hồng hào hơn,
nhất là các em nữ, lông mọc ở mu và nách, tuyến
mồ hơi và tuyến nhờn phát triển mạnh, có thể xuất
hiện trứng cá.
+ Những thay đổi trong cấu tạo cơ quan sinh dục
của nam: da bìu bắt đầu thẫm màu và nhăn lại,
tinh hoàn to lên, các ống sinh tăng kích thước và
bắt đầu sinh sản tinh trùng gây xuất tinh. Cơ phát
triển mạnh, vai rộng, chậu hông hẹp, tầm vóc cao
to, thanh quản nở rộng, gây vỡ giọng.
+ Những thay đổi trong cấu tạo cơ quan sinh dục
của nữ: sự phát triển của tử cung và 2 buồng
trứng, các nang trứng phát triển mạnh và hình
thành các trứng chín và rụng gây hiện tượng kinh
nguyệt. Trong thời gian đầu, chu kì kinh nguyệt
khơng đều và độ dài của chu kỳ, về số ngày hành
kinh và lượng máu chảy. Vú và mông to lên, xương
chậu phát triển theo chiều rộng, mô mỡ dưới da

phát triển và dày tạo nên dáng mềm mại.
* Những thay đổi về tâm lý: thường kém tập trung,
kém nhạy cảm và trí nhớ chưa tốt. Quá trình hưng
phấn thường mạnh hơn quá trình ức chế nên trẻ
em thường nóng tính khả năng kềm chế kém, phản
ứng thường bộp chộp, thiếu chính xác, cảm xúc
thường thay đổi đột ngột.
Xuất hiện trạng thái mơ mộng và sự quan tâm đến
12


bạn bè khác giới, nảy sinh những suy nghĩ về giới
tính, về quan hệ tình dục.
- GV: Ngun nhân những thay đổi ở giai đoạn
này?
-HS : Nghiên cứu, trả lời.
Do các hoocmon sinh dục (ơstrôgen và
testostêron). Ở giai đoạn trước tuổi dậy thì, hàm
lượng các hoocmon này cịn thấp, nhưng đến tuổi
dậy thì hàm lượng tăng cao kích thích sự chuyển
hóa và hồn thiện của các tế bào sinh dục, làm
phát triển các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.

Bài 39:
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRUỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
Ở ĐỘNG VẬT( Tiếp theo)
I. Kiến thức giáo dục giới tính:
- Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngồi (thức ăn , một số chất độc hại ) đối với
sức khỏe tuổi vị thành niên.
II. Vận dụng vào tiết dạy:

Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng nhân tố bên ngồi đến sinh trưởng và phát
triển ở động vật.
Hoạt động của giáo viên, học sinh

Nội dung kiến thức

- GV: y/c HS thực hiện lệnh SGK/155: II. Các nhân tố bên ngoài
cho vài ví dụ về nhân tố ngoại cảnh ảnh 1. Thức ăn
hưởng đến sinh trưởng và phát triển
2. Nhiệt độ
của động vật và con người.
3. Ánh sáng
- HS: liên hệ thức tế, trả lời.
- GV: y/c HS thảo luận (5'): Hãy cho
biết ảnh hưởng của : thức ăn, nhiệt độ,
ánh sáng, các chất độc hại tới sinh
trưởng phát triển của ĐV và con người.
+ tổ 1: Ảnh hưởng của thức ăn.
+ tổ 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ.
+ tổ 3: Ảnh hưởng của ánh sáng.
+ tổ 4: Ảnh hưởng của các chất độc hại
đối với động vật và con người.
13


- HS: thảo luận theo tổ, đại diện tổ
trình bày.
- GV: Vì sao chế độ dinh dưỡng ở tuổi
vị thành niên lại rất quan trọng?
- HS: liên hệ thực tế, trả lời.

- GV: So với cả đời người, lứa tuổi vị
thành niên chỉ là một giai đoạn ngắn
nhưng lại có những tác động lớn lao
tới sự phát triển và tăng tiến của cuộc
đời mỗi con người. Vì ở lứa tuổi này,
các chất dinh dưỡng đóng vai trị tối
cần thiết trong việc tăng cường thể lực,
trí lực và ảnh hưởng cả đối nhân xử
thế. Trong giai đoạn phát triển vượt
bậc này, cần rất nhiều năng lượng,
nhất là từ những chất thật bổ dưỡng.
Nguồn dinh dưỡng tốt nghĩa là ăn thức
ăn phù hợp để cơ thể khỏe mạnh.
Những người khỏe mạnh có sức đề
kháng tốt. Thức ăn đủ chất nghĩa là
chế độ ăn uống hàng ngày phải có
nhiều loại thức ăn, có đầy đủ các thực
phẩm thuộc 4 nhóm:
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều đạm: cá,
thịt, trứng,...
+ Nhóm thức ăn tinh: cơm, mì,ngũ
cốc...
+ Nhóm thức ăn chứa chất xơ: các loại
rau xanh...
+ nhóm thức ăn chứa lipit: đậu phụng,
dầu ăn,...
Ở các em nữ đang trong thời kì kinh
nguyệt mất một lượng máu lớn, do đó
phải bổ sung năng lượng nhiều và bổ
sung thêm sắt.

Để có một sức khỏe tốt cần quan tâm
đến những điều sau
+ Tạo cho thói quen ăn uống tốt, khoa
học.
+ Hạn chế ăn quà vặt, thực phẩm thức
ăn nhanh.
14


+ Biết tìm hiểu những thực phẩm nào
có lợi cho sự phát triển của chúng ta,
và ngược lại những thực phẩm nào có
hại.
+ Ăn nhiều chất sắt hơn, nhất là các
em nữ.
+ Ăn thêm nhiều chất đạm, nhất
là các em nam.
+ Bổ sung chất kẽm: Đối với nam,
lượng kẽm cần bổ sung mỗi ngày là
33%, đối với nữ là 20%, so với thời kỳ
trước dậy thì.
+ Ăn nhiều thức ăn chứa canxi: Cả
nam và nữ đến độ dậy thì đều cần thêm
chừng 33% hàm lượng canxi so với
giai đoạn trước (tương đương 1200
miligram mỗi ngày, so với 800
miligram ở giai đoạn trước dậy thì).
- Ăn nhiều thức ăn chứa nhiều loại
vitamin trong thực phẩm.
- Lựa chọn các chất béo có lợi, ăn

nhiều cá và giảm các món sử dụng dầu
ăn và mỡ động vật.
Nhu cầu năng lượng
Nhu cầu năng lượng tăng cao ở tuổi
13-15 đối với nữ (2.200kcal/ngày) và
16-19 đối với nam (2.700kcal/ngày).
Lượng đạm (protein) cần ở giai đọan
này là 55g/ngày (nữ) và 65g/ngày
(nam). Tương đương khoảng 250g thịt
cá mỗi ngày.
Dưỡng chất cần lưu ý
Ở giai đoạn tiền dậy thì và trong suốt
thời gian dậy thì, các em thường thiếu
chất kẽm, canxi, và sắt do nhu cầu tăng
đáng kể nhưng chế độ ăn thường
không cung cấp đủ.
Kẽm cần thiết cho sự phát triển khối
cơ và hệ sinh dục. Nhu cầu của các em
cần 12-15mg kẽm mỗi ngày. Các em có
thể nhận kẽm từ thức ăn giàu đạm (thịt
15

Tóm lại, để sự phát triển thể chất
được hoàn chỉnh, các em cần lưu ý
ăn đủ bữa và nhiều loại thực phẩm
khác nhau để nhận đủ các dưỡng
chất cần thiết. Nhớ uống 2-3 ly sữa
mỗi ngày, ăn đủ thực phẩm giàu
đạm, rau và trái cây, hạn chế thức
ăn chế biến sẵn và soda.



gia cầm, trứng, sữa,…) và ngũ cốc
nguyên hạt.
Canxi cần để phát triển khối xương.
Nhu cầu canxi của các em là
700mg/ngày. Canxi có nhiều trong
sữa, sản phẩm từ sữa (yaourt, phơ-mai,
…), cá nhỏ ăn cả xương, tôm tép, đậu
hũ, và rau xanh.
Sắt: Sự tăng thể tích máu đáng kể
trong suốt quá trình tăng trưởng làm
tăng nhu cầu sắt để tạo hemoglobin
trong máu. Sắt cũng cần thiết cho sự
hình thành myoglobin ở cơ bắp. Sắt có
nhiều trong gan, huyết, thịt, cá, trứng,
và rau xanh.
vitamin B1, B2, và niacin, là những
vitamin tham gia trong q trình
chuyển hóa năng lượng
Folate và vitamin B12 cần thiết để
tổng hợp DNA và RNA.
Nhu cầu vitamin B6 cũng tăng theo sự
tăng tổng hợp acid amin trong giai
đọan này.
Vitamin D cần thiết để phát triển khối
xương.
vitamin A, C và E cần để hình thành
các tế bào mới.
- GV: giảng về một số chất độc hại tiêu

biểu mà tuổi vị thành niên dễ mắc vào.
+ Thuốc lá: Khói thuốc chứa hơn 4700
chất độc hại cho sức khỏe, gây các
bệnh lí về hơ hấp; bệnh lí về phổi; ung
thư các cơ quan như vịm họng, thực
quản, khí quản…;ảnh hưởng đến sinh
sản; thiệt hại về kinh tế gia đình….
16


+ Ma túy: là những chất tác động tâm
thần mà người sử dụng sẽ gây ra cho
mình sự lệ thuộc. Ma túy có thể gây
nhiễm độc, lú lẫn tâm trí, các phản ứng
loạn tâm thần, hội chứng hồi tưởng,
rối loạn các hành vi, rối loạn nhân
cách, gây nhiều tội phạm, thiệt hại
kinh tế….
+ Bia, rượu: Mất khả năng xét đoán,
suy nghĩ, tính chủ động, huyết áp tăng,
khó kiềm chế cử chỉ, cử động khơng
bình thường. Thần kinh bị tác động ,
vùng não bị tổn thương tạo nên nhiều ý
nghĩ sai lầm, dễ gây tai nạn, gây hành
vi phạm tội; liên quan đến các bệnh
thận, dinh dưỡng, gan, tim, viêm dạ
dày mãn tính,… với nồng độ cồn quá
cao sẽ dẫn đến tử vong.
Bài 40
THỰC HÀNH

XEM PHIM VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
I. Kiến thức giáo dục giới tính
Xem phim về:
- Quá trình thụ tinh ở người.
- Quá trình phát triển của thai nhi.
II. Vận dụng vào tiết dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình thụ tinh ở người
- GV: cho HS xem các đoạn phim về quá trình kết hợp giữa tinh trùng và trứng
(thụ tinh) ở người.
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình phát triển của thai nhi
- GV: cho HS xem đoạn phim về quá trình phát triển của thai nhi (sự phân chia
tế bào, phân hóa hình thành các cơ quan, thai nhi qua các tuần tuổi)
Bài 45:
SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
I. Kiến thức giáo dục giới tính:
17


- Cơ chế thụ tinh
- Hậu quả mang thai ở tuổi vị thành niên.
- tình dục an tồn.
II. Vận dụng vào tiết dạy:
Hoạt động 3: Tìm hiểu các hình thức thụ tinh
Hoạt động của giáo viên, học sinh

Nội dung kiến thức

- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 45.3 III. Các hình thức thụ tinh
và 45.4 và hãy cho biết :
1. Thụ tinh ngồi

+ Đó là hình thức thụ tinh ngoài hay 2. Thụ tinh trong
trong ? Tại sao.
+ Cho biết ưu thế của thụ trong so với
thụ tinh ngoài.
- HS: quan sát, trả lời. Yêu cầu nêu
được :
+ Thụ tinh ở ếch là thụ tinh ngồi vì
trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên
ngoài cơ thể con cái.
Thụ tinh ở rắn là thụ tinh trong vì trứng
gặp tinh trùng và thụ tinh bên trong cơ
quan sinh dục của cơ thể con cái.
+ Thụ tinh trong cho hiệu suất thụ tinh
cao hơn so với thụ tinh ngồi. Do đó
động vật thụ tinh ngoài thường đẻ
trứng với số lượng lớn.
- GV: Hãy nêu một số ví dụ về động
vật có hình thức thụ tinh ngồi và động
vật có hình thức thụ tinh trong.
- HS: Liên hệ thực tế, lấy ví dụ.
- GV: Vậy thụ tinh ở cơ thể người là
hình thức thụ tinh ngoài hay thụ tinh
trong?
- HS: Liên hệ, trả lời. (Thụ tinh trong)
- GV: Hãy nêu điều kiện để xảy ra quá
trình thụ thai ở người? Ở tuổi vị thành
niên có thể thụ thai khơng?
- HS: suy luận, trả lời.
(Có trứngchín và rụng; tinh trùng gặp
18


+ Nếu quan hệ tình dục có giao hợp


được trứng ở 1/3 ngoài của ống dẫn ở tuổi vị thành niên sẽ có thai vì ở nữ
trứng tạo thành hợp tử; hợp tử di trứng đã chín và rụng; ở nam đã
chuyển được về tử cung; màng tử cung hình thành tinh trùng.
đủ dày để thể làm tổ.Ở tuổi vị thành
niên cũng có thể thụ thai nếu ở nữ có
trứng chín và rụng, ở nam có tinh
trùng.)
- GV: Thế nào là tình dục an tồn?
(tình dục an tồn là hưởng thụ tình dục + Tình dục an tồn là:
mà vẫn an tồn. Nghĩa là:
- Khơng dẫn đến mang thai ngồi ý
+ khơng mang thai ngồi ý muốn.
muốn và lây nhiễm các bệnh qua
+ hạn chế nguy cơ bị lây nhiễm các đường TD như: lậu, giang mai,
bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS...Có nghĩa là khơng có sự
điều này có nghĩa là khơng có sự tiếp tiếp xúc cơ thể với máu, chất dịch âm
xúc cơ thể với máu, chất dịch âm đạo đạo và tinh dịch từ người này sang
và tinh dịch từ người này sang người người khác.
khác)
- GV: Hậu quả của tình dục khơng an
toàn?
- HS: Liên hệ kiến thức, thự tế, trả lời.
- GV: Hậu quả của tình dục khơng an
tồn là:
+ mang thai ngoài ý muốn.
+ Mắc các bệnh lây nhiễm qua đường

tình dục hiện nay người ta đã tìm thấy
khoảng hơn 20 loại bệnh lây qua
đường tình dục như: HIV/AIDS, lậu,
giang mai, sùi mào gà, mụn rộp sinh
dục, hạ cam, trùng roi âm đạo, nhiễm
nấm sinh dục, ...
- GV: Hậu quả của việc mang thai ở vị
thành niên?
Mang thai ở độ tuổi vị thành niên ảnh
hưởng không tốt đến sức khoẻ vì ở tuổi
vị thành niên, cơ thể chưa phát triển
đầy đủ cả về sinh – tâm lý. Chính vì
vậy, nếu vị thành niên để đẻ, nguy cơ
tử vong mẹ và con vẫn cịn cao. Và có
nguy cơ cao về vơ sinh, con trí tuệ
kém, dị tật… và cịn nhiều hậu quả
19

+ Hậu quả của việc mang thai ở vị
thành niên:
- Ảnh hưởng khơng tốt đến sức khoẻ
vì ở tuổi VTN, cơ thể chưa phát triển
đầy đủ cả về sinh – tâm lý, nguy cơ
tử vong mẹ và con vẫn còn cao, con
trí tuệ kém, dị tật…


nghiêm trọng khác nữa.
Về mặt kinh tế – xã hội: khi có thai
phải ngưng việc học hành, khó khăn về

kinh tế, không kiếm được việc làm, dẫn
vị thành niên đi vào con đường bế tắc.
Mặt khác, sinh con ở vị thành niên còn
làm tăng nhanh dân số.

- Về mặt kinh tế – xã hội: phải ngưng
việc học hành, khó khăn về kinh tế,
làm tăng nhanh dân số.

- GV: Hậu quả của việc nạo phá thai ở
vị thành niên?
+ Hậu quả của việc nạo phá thai ở
vị thành niên:
Hậu quả về mặt sinh học:
- Bị các biến chứng
Những biến chứng có thể gặp trong
nạo phá thai đó là băng huyết, thủng
- Tổn thương cơ quan sinh sản
tử cung và nhiễm trùng kéo dài có thể
- Ảnh hưởng về tâm lý, gây ra hội
phải cắt bỏ tử cung...
chứng stress
Hậu quả vê tâm lý và xã hội:
Các em sống trong lo sợ, bất an, buồn
phiền...
- GV: Hãy nêu các biện pháp đảm bảo
tình dục an toàn?
- HS: Nêu một số biện pháp.
- GV: các biện pháp đảm bảo tình dục
an tồn

+ Sử dụng bao cao su: tránh khỏi các
bệnh lây truyền qua đường tình dục và
mang thai ngồi ý muốn..
+ Sống chung thủy.
+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Bài 46:
CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH SẢN
I. Kiến thức giáo dục giới tính
- Hoocmon sinh sản
- Cơ chế điều hoà sinh sản.
- Hiện tượng kinh nguyệt
- Phịng tránh có thai
II. Vận dụng vào tiết dạy
20


Họat động 1: Tìm hiểu cơ chế điều hịa sinh tinh, sinh trứng.
Hoạt động của giáo viên, học sinh

Nội dung kiến thức

- GV: Cho HS quan sát hình 46.1 và yêu cầu I. Cơ chế điều hòa sinh tinh
HS cho biết:
và sinh trứng
+ Tên các hoocmon kích thích sản sinh ra tinh 1. Cơ chế điều hòa sinh tinh.
trùng ở tinh hồn.
+ Từng hoocmon đó ảnh hưởng đến q trình
sinh tinh như thế nào?
- HS: Quan sát hình, trả lời. Yêu cầu nêu

được:
+ GnRH , FSH, LH, testosteron.
+ Ảnh hưởng của từng hoocmon:
GnRH: kích thích tuyến yên tiết ra FSH và
LH.
Testosteron: có tác dụng đến nhiều giai đoạn
trong q trình hình thành tinh trùng. Đặc
biệt, hormon này có khả năng kích thích q
trình phân bào giảm nhiễm của các tinh bào
sơ cấp hình thành các tinh bào thứ cấp.
LH (Luteinizing hormone) kích thích tế bào
kẽ (Leydig) tiết ra testosteron.
FSH (Follicle-stimulating hormone) có tác
dụng kích thích ống sinh tinh sản xuất tinh
trùng.
- GV: giảng giải cho HS về cơ chế điều hịa
sinh tinh và q trình liên hệ ngược khi nồng
độ testosteron trong máu tăng cao.
- GV: Cho HS quan sát hình 46.2 và yêu cầu
HS cho biết:
+ Tên các hoocmon ảnh hưởng đến q trình 2. Cơ chế điều hịa sinh
trứng
phát triển, chín và rụng trứng.
+ Từng hoocmon đó ảnh hưởng đến q trình
phát triển, chín và rụng trứng như thế nào?
- HS: Quan sát hình, trả lời. Yêu cầu nêu
được:
+ GnRH, FSH, LH
+ Ảnh hưởng của từng hoocmon:
21



GnRH: kích thích tuyến yên tiết ra FSH và
LH.
FSH: kích thích nang trứng phát triển và tiết
ra ơstrogen.
LH: kích thích trứng chín, rụng, tạo thể vàng.
Thể vàng tiết ra hoocmon progesteron và
ơstrogen.
- GV: giảng giải cho HS về cơ chế điều hịa
sinh trứng và q trình liên hệ ngược khi
nồng độ progesteron và ơtrogen trong máu
tăng cao.
- GV: Yêu cầu HS trả lời
+ Trong q trình điều hịa sinh trứng,
progesteron và ơstrogen có tác dụng gì?
+ Thế nào là hiện tượng kinh nguyệt?
+ Dấu hiện nhận biết có thai sớm nhất là gì?
- HS: Quan sát hình 46.2, liên hệ kiến thức,
trả lời. Yêu cầu nêu được:
+ progesteron và ơstrogen có tác dụng làm
cho niêm mạc tử cung phát triển dày lên, đón
nhận phơi xuống làm tổ.
+ Khi niêm mạc tử cung phát triển dày lên để
sẵn sàng nhận trứng đã thụ tinh tới làm
tổ. Khi sự thụ tinh không diễn ra, nội mạc tử
cung sẽ tự bong ra và gây chảy máu hay còn
gọi là hiện tượng kinh nguyệt.
+ Dấu hiện nhận biết có thai sớm nhất là
hiện tượng trễ kinh.

- GV: Nồng độ các hoocmon sinh dục biến
đổi theo chu kì nên q trình phát triển, chín,
và rụng trứng cũng diễn ra theo chu kì. Dựa
vào nồng độ các hooc mơn sinh dục nữ cũng
có những biện pháp tránh thai sau:
+ Viên tránh thai (chứa progesteron hoặc
progesteron + ơstrogen).
+ Tính ngày rụng trứng.
- GV: Ở tuổi vị thành niên tránh mang thai
ngồi ý muốn cần làm gì?
22


- HS: thảo luận 4’, trả lời.
+ sử dụng một số biện pháp tránh thai.
+ làm chủ bản thân, hạn chế quan hệ tình
dục...
- GV: Vậy ở tuổi vị thành niên cần kiềm chế
tình dục như thế nào?
+ Tham gia các hoạt động cộng đồng.
+ Sống có mục đích rõ ràng.
+ Xây dựng một gia đình u thương và hồ
thuận.
+ Rèn luyện tính cách cương nghị và các kỹ
năng quyết đốn.
+ Kết bạn với những người cùng chí hướng
+ Tránh cám dỗ.
+ Không uống rượu, bia và thử dùng các loại
ma túy
+ Lựa chọn những phương tiện giải trí có

tính giáo dục.

Bài 47
ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HẠCH Ở
NGƯỜI
I. Kiến thức giáo dục giới tính
- Sinh đẻ có kế hoạch
- Các biện pháp phòng tránh thai
II. Vận dụng vào tiết dạy
Họat động 2: Tìm hiểu sinh đẻ có kế hoạch ở người
Hoạt động của giáo viên, học sinh
- GV: Việt Nam là một trong số các quốc gia
có tỉ lệ dân số cao nhất thế giới. Năm 2007,
dân số Việt Nam khoảng 84 triệu người, đứng
thứ 13 trên thế giới. Dân số tăng nhanh đang
gây ra những áp lực rất lớn đến nhiều mặt của
cuộc sống như nhà ở, giáo dục, y tế, mơi
23

Nội dung kiến thức
II. Sinh đẻ có kế hoạch ở
người
1. Sinh đẻ có kế hoạch là gì?
- Là điều chỉnh về số con, thời
điểm sinh con và khoảng cách


trường, an ninh quốc phòng….
-GV: Làm thế nào để hạn chế tốc độ gia tăng
dân số?

- HS: Phải thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.

sinh con sao cho phù hợp với
việc nâng cao chất lượng cuộc
sống của mỗi cá nhân, gia đình
và xã hội.

- GV: Sinh đẻ có kế hoạch là gì?
- HS: Trả lời (như phần nội dung).
- GV: Hiện nay, nước ta đang vận động mỗi
cặp vợ chồng nên sinh bao nhiêu con? Giới
hạn tuổi nào thì khơng nên sinh con? Khoảng
cách giữa hai lần sinh là bao nhiêu năm?
- HS: Liên hệ thực tế, trả lời.
+ Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh tối đa là 2
con.
+ Không nên sinh con trước tuổi trưởng thành
(khoảng 18 tuổi).
+ Khoảng cách giữa hai lần sinh không dưới
3 năm.
- GV: Để sinh đẻ có kế hoạch cần làm gì?
- HS: liên hệ, trả lời
(Thực hiện các biện pháp tránh thai)
- GV: phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS
quan sát bảng 47, thảo luận nhóm. Thời gian
chuẩn bị trong 7 phút, mỗi nhóm cử đại diện
lên báo cáo
PHIẾU HỌC TẬP
CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI VÀ CƠ
CHẾ TÁC DỤNG

STT
Tên biện pháp Cơ chế tác dụng
tránh thai
1
2
3
4
5
6
7
- HS: Tiến hành thảo luận, đại diện nhóm
24

2. Các biện pháp tránh thai
- Tính ngày rụng trứng
Tránh giao hợp vào những
ngày trứng rụng(vào khoảng
giữa chu kì kinh nguyệt) để
tinh trùng khơng gặp được
trứng.
- Bao cao su tránh thai
Ngăn tinh trùng không gặp
được trứng.
- Thuốc viên tránh thai
Uống thuốc tránh thai hàng
ngày sẽ làm trứng khơng chín
và khơng rụng; đồng thời làm
cho chất nhầy ở cổ tử cung đặc
lại, ngăn cản không cho tinh



trình bày. Các nhóm khác nhận xét

trùng vào tử cung và ống dẫn
trứng để gặp trứng.

- GV: Chỉnh sửa cho HS.
- GV: Tuổi vị thành niên không nên sử dụng
những phương pháp tránh thai nào?
- HS: liên hệ bài học, trả lời.
(Tuổi vị thành niên không nên sử dụng những
phương pháp tránh thai:

- Dụng cụ tử cung
Chống lại sự làm tổ của hợp tử
ở tử cung.
- Triệt sản nữ

+ Triệt sản ở nam

Ngăn không cho tinh trùng gặp
trứng trong ống dẫn trứng.

+ triệt sản ở nữ)

- Triệt sản nam

- GV: Trong các biện tránh thai trên, đối với
tuổi vị thành niên nên áp dụng biện pháp nào
là an toàn mà lại tránh được các bệnh lây

truyền qua đường tình dục?

Ngăn không cho tinh trùng đi
ra để gặp được trứng.

- HS: Liên hệ kiến thức, trả lời
(Sử dụng bao cao su)
- GV: Nêu cách sử dụng bao cao su dành cho
nam giới?
- HS: Nêu cách sử dụng.
1. Sé hộp bao, lấy ra cẩn thận tránh làm
rách bao cao su.
2. Bóp đẩy khơng khí ra khỏi bao cao su
nhằm đủ khơng khí để giữ tinh trùng.
3. Bóp chặt đầu bao cao su, vuốt nhẹ viền
ngoài bao cao su bao phủ đến tận gốc dương
vật khi đã cương cứng.
4. Sau khi quan hệ xong, tháo bỏ bao cao
su lúc dương vật còn cương cúng, tránh tinh
dịch rơi ra ngoài.
5. Vứt bỏ bao cao su vào sọt rác. Khơng sử
dụng lại.
- GV: Ngồi các phương pháp tránh thai trên
cịn có phương pháp tránh thai nào khác?
- HS: Nêu một số biện pháp khác.
(Ngoài ra cịn có biện pháp xuất tinh ngồi
âm đạo, que tránh thai, …)
- GV: Giới thiệu cho HS một số hình ảnh
minh họa về biện pháp tránh thai ( trên máy
25



×