Tải bản đầy đủ (.doc) (177 trang)

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 8 sách mới, dùng cho 3 bộ sách, chất lượng 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.52 KB, 177 trang )

BUỔI 1: CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC, HÌNH TƯỢNG,
NGƠN NGỮ VĂN HỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được:
- Chức năng của văn học.
- Hình tượng ngơn ngữ văn học.
2. Năng lực: HS nắm và vận dụng được các khái niệm vào viết văn
3. Phẩm chấtYêu mến văn học
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án; đọc các tài liệu tham khảo.
- HS: + Nội dung: Ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: ổn định tổ chức, nắm sĩ số lớp.
2. Bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
1. Chức năng của văn học:
- Văn học là những sáng tạo kì diệu của con người. Mở rộng nhận thức về tư
tưởng, tình cảm cho con người, chắp cánh cho tâm hồn -> con người nhận thức
đầy đủ.
=> Có ba chức năng: xuyên sâu và đan xen, tác động qua lại lẫn nhau.
*Chức năng nhận thức: là chức năng căn bản giúp ta hoàn thiện chân, thiện,
mĩ.
*Chức năng giáo dục:là chức năng xuyên suốt, giáo dục con người.
*Chức năng thẩm mỹ: Làm đẹp cuộc sống con người, để cho con người trở nên
trọn vẹn, góp phần vào cuộc sống xây dựng xã hội tốt.
2. Đối tượng của văn học:
- Là con người tồn vẹn, sinh động với mọi đặc tính với những mối quan hệ phức tạp
(con người – con người, con người – xã hội).
- Trung tâm chú ý của văn học: những con người có tình cảm (u, ghét, khát vọng
mãnh liệt) gắn vớic cuộc sống con người, tư tưởng dân sinh, lí tưởng thẩm mỹ nhất
định.


VD: các truyện dân gian, bài ca dao, văn học trung đại. -> lời ru, hình ảnh hơi thở của
cuộc sống đến với con người.
3. Ngôn ngữ của văn học:
- Là yếu tố thứ nhất của văn học, khơng thể có văn học nên khơng có ngơn ngữ.
1


- Ngơn ngữ: tiếng nói hàng ngày của nhân dân, nhân dân dùng tiếng là thứ ngôn ngữ
để trau dồi, bàn bạc thổ lộ tình cảm, tâm tư, nguyện vọng.
=>Ngơn ngữ là nguồn nguyên liệu chủ yếu của ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm yêu
thương, hờn giận.
*Đặc điểm của ngơn ngữ văn học:
- Văn học giàu hình tượng, đặc điểm cơ bản của ngơn ngữ văn học vì tác phẩm văn
học khơng truyền đạt một tư tưởng nào đó mà cần làm cho con người (xem trận mắt,
bắt tận tay ->tái hiện được hình khối, màu sắc, âm thanh mà được các nhà văn miêu
tả qua tác phẩm.)
- Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm cá nhân, tư tưởng, tình cảm, nhà văn (Nguyễn Du biểu
đạt, huyền thoại của tiếng nói) Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu.
- Ngơn ngữ thường tinh tế, chính xác và hàm xúc.
4. Đề tài văn học:
- Phạm vi: Cuộc sống con người mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm ->Đề tài văn
học -> phản ánh về thế giới con người.
Vd: Sáng tác Nam Cao xoay quanh hai đề tài lớn:
- Đời sống người nông dân và những người tri thức tiểu tư sản.
5. Chủ đề:
- Vấn đề trung tâm được nêu ra, đặt ra trong tác phẩm, ý đồ, ý kiến, cảm xúc của
người viết (tác phẩm Tắt đèn Ngô Tất Tố -> cuộc sống của người nông dân trước
cách mạng tháng tám.) – sự thống trị tàn bạo dã man của giai cấp bốc lột, ngợi ca tâm
hồn cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam là đức tính hi sinh, yêu chồng con.
Cụ thể nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao:

1. Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp ta hiểu về tình cảnh thống khổ của
người nơng dân trớc cách mạng?
1. Lão Hạc
a. Nỗi khổ về vật chất
Cả đời thắt lng buộc bụng lão cũng chỉ có nổi trong tay một mảnh vườn và một
con chó. Sự sống lay lắt cầm chừng bằng số tiền ít ỏi do bòn vườn và mà thuê. Nhưng
thiên tai, tật bệnh chẳng để lão yên ổn. Bao nhiêu tiền dành dụm được, sau một trận
ốm đã hết sạch sành sanh, lão đã phải kiếm ăn như một con vật. Nam Cao đã dùng
cảm nhìn thẳng vào nỗi khổ về vật chất của người nông dân mà phản ánh.
b. Nỗi khổ về tinh thần.
2


Đó là nỗi đau cả người chồng mát vợ, người cha mất con. Những ngày tháng
xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì thương nhớ con, vì cha làm trịn bổn
phận của người cha. Cịn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời, lão phải sống
trong cơ độc. Khơng người thân thích, lão phải kết bạn chia sẻ cùng cậu vàng
Nỗi đau, niềm ân hận của lão khi bán con chó. Đau đớn đến mức miệng lão
méo xệch đi .... Khổ sở, đau xót buộc lão phải tìm đến cái chết nh một sự giải thoát.
Lão đã chọn cái chết thật dữ dội. Lão Hạc sống thì mỏi mịn, cầm chừng qua ngày,
chết thì thê thảm. Cuộc đời người nông dân nh lão Hạc đã khơng có lối thốt
2. Con trai lão Hạc
Vì nghèo đói, khơng có được hạnh phúc bình dị như mình mong muốn khiến
anh phẫn chí, bỏ làng đi đồn điền cao su với một giấc mộng viển vơng có bạc trăm
mới về. Nghèo đói đã đẩy anh vào tấn bi kịch khơng có lối thốt.
Khơng chỉ giúp ta hiểu được nỗi đau trực tiếp của người nơng dân. Truyện cịn
giúp ta hiểu được căn nguyên sâu xa nỗi đau của họ. Đó chính là sự nghèo đói và
những hủ tục phong kiến lạc hậu
2. Truyện ngắn Lão Hạc giúp ta hiểu được vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người
nông dân

2.1. Lịng nhân hậu
Con đi xa, bao tình cảm chất chứa trong lòng lão dành cả cho cậu vàng. Lão
coi nó như con, cưu mang, chăm chút nh một đứa cháu nội bé bỏng côi cút: lão bắt
rận, tắm, cho nó ăn bàng bát như nhà giàu, âu yếm, trị chuyện gọi nó là cậu vàng, rồi
lão thương yêu, cưng nựng. Có thể nói tình cảm của lão dành cho nó như tình cảm
của người cha đối với người con.
Nhưng tình thế đường cùng, buộc lão phải bán cậu vàng. Bán chó là một
chuyện thường tình thế mà với lão lại là cả một quá trình đắn đo, do dự. Lão cói đó là
một sự lừa gạt, một tội tình khơng thể tha thứ. Lão đã đau đớn, đã khóc, đã xưng tội
với ông giáo, mong được giải bày nỗi dằng xé trong tâm can.
Tự huỷ diệt niềm vui của chính mình, nhng lại xám hối vì danh dự làm người
khi đối diện trước con vật. Lão đã tự vẫn. Trên đời có bao nhiêu cái chết nhẹ nhàng,
vậy mà lão chọn cho mình cái chết thật đau đớn, vật vã...dường như lão muốn tự
trừng phạt mình trước con chó yêu dấu.
2.2. Tình yêu thương sâu nặng
Vợ mất, lão ở vậy ni con, bao nhiêu tình thương lão đều dành cho con trai
lão. Trước tình cảnh và nỗi đau của con, lão ln là người thấu hiểu tìm cách chia sẻ,
tìm lời lẽ an ủi giảng dải cho con hiểu dằn lịng tìm đám khac. Thương con lão càng
đau đớn xót xa khi nhận ra sự thực phũ phàng: Sẽ mất con vĩnh viễn “Thẻ của
3


nó .....chứ đâu có cịn là con tơi ”. Những ngày sống xa con, lão không nguôi nỗi nhớ
thương, niềm mong mỏi tin con từ cuối phương trời. Mặc dù anh con trai đi biền biệt
năm sáu năm trời, nhưng mọi kỷ niệm về con vẫn luôn thường trực ở trong lão. Trong
câu chuyện với ông giáo, lão không quyên nhắc tới đứa con trai của mình.
Lão sống vì con, chết cũng vì con: Bao nhiêu tiền bịn được lão đều dành dụm
cho con. Đói khát, cơ cực song lão vẫn giữ mảnh vườn đến cùng cho con trai để lo
cho tương lai của con.
Hoàn cảnh cùng cực, buộc lão phải đứng trước sự lựa chọn nghiệt ngã: Nếu

sống, lão sẽ lỗi đạo làm cha. Còn muốn trọn đạo làm cha thi phải chết. Không phải
lão không quý mạng sống, mà vì danh dự làm người, danh dự làm cha. Sự hi sinh của
lão quá âm thầm, lớn lao.
2.3. Vẻ đẹp của lòng tự trọng và nhân cách cao cả
Đối với ông giáo người mà Lão Hạc tin tưởng quý trọng, cung luôn giữ ý để
khỏi bị coi thường. Dù đói khát cơ cực, nhưng lão dứt khốt từ hối sự giúp đỡ của
ông giáo, rồi ông cố xa dần vì khơng muốn mang tiếng lợi dụng lịng tốt của người
khác. Trước khi tìm đến cái chết, lão đã toan tính sắp đặt cho mình chu đáo. Lão chỉ
có thể n lịng nhắm mắt khi đã gửi ơng giáo giữ trọn mảnh vườn, và tiền làm ma.
Con ngưười hiền hậu ấy, cũng là con người giầu lòng tự trọng. Họ thà chết chứ quyết
không làm bậy. Trong xã hội đầy rẫy nhơ nhuốc thì tự ý thức cao về nhân phẩm như
lão Hạc quả là điều đáng trọng
2.4.. Truyện giúp ta hiểu sự tha hoá biến chát của một bộ phận tầng lớp nông
dân trong xã hội đương thời: Binh Tư vì miếng ăn mà sinh ra làm liều bản chất lưu
manh đã chiến thắng nhân cách trong sạch của con người. Vợ ơng giáo vì nghèo đói
cùng quấn mà sinh ra ích kỷ nhỏ nhen, tàn nhẫn, vơ cảm trước nỗi đau của người
khác.
3. Bài tập:
Phân tích cách nhìn ngời nông dân của Nam Cao qua truyện ngắn Lão Hạc.
Hướng dẫn:
1. Xuất phát từ quan điểm "Nghệ thuật vị nhân sinh"Cách nhìn của nhà văn là
cách nhìn của một con người luôn thấu hiểu, đồng cảm với nỗi đau khổ của người
khác. Nhà văn luôn thấu hiểu nỗi khổ về vật chất và tinh thầnh của người nông dân.
Là người sống gần gũi, gắn bó với người nơng dân Nam Cao đã nhìn sâu hơn vào nỗi
đau tinh thần của nhà văn.
2. Bằng cái nhìn yêu thương trân trọng, Nam Cao đã nhận ra vẻ đẹp tâm hồn
đáng quý của lão Hạc trong cuộc sống không phải giành cho con người.
a. Nhà văn nhận thấy từ thẳm sâu tâm hồn lão Hạc tấm lòng nhân hậu thật đáng quý
4



Nam Cao đã nhận ra tình cảm thân thiết máu thịt của con người dành cho con người
Nam Cao còn phát hiện ra nỗi ân hận cao thượng và đức tính trung thực của Lão Hạc
qua việc bán con chó
Nhà văn càng nhận thấy ở người cha còm cõi xơ xác như lão Hạc tình yêu
thương con sâu nặng
b. Với phương chấm cố tìm mà hiểu, Nam Cao đã phát hiện ra đằng sau vẻ
ngồi xấu xí gàn dở của Lão Hạc là lòng tự trọng và nhân cách trong sạch của lão
Hạc
Mở rộng: Có thể so sánh cách nhìn trân trọng đối với người nông dân của Nam
Cao và cách nhìn có phần miệt thị, khinh bỉ người nơng dân của Vũ Trọng Phụng.
Trong tiểu thuyết Vỡ đê, Vũ Trọng Phụng tả người nông dan như những con người
không có ý thức khơng cảm xúc, coi họ như những bọn người xấu xa, đểu cáng .
Thấy được cái nhìn của Nam Cao là cái nhìn tiến bộ và nhân dạo sâu sắc.
3. Là cách nhìn có chiều sau tràn đầy lạc quan tin tởng.
Nam Cao nhìn người nơng dân khơng phải bằng thứ tình cảm dửng dưng của
kẻ trên hướng xuống dưới, càng không phải là hời hợt phiến diện. Nam Cao ln đào
sâu, tìm tịi khám phá những ẩn khuất trong tâm hồn của lão Hạc, từ đó phát hiện ra
nét đẹp đáng quý : Đó là cái nhìn đầy lạc quan tin tưởng vào phẩm hạnh tốt đẹp của
người nơng dân. Trước cách mạng, khơng ít nhân vật của Nam cao đều bị hoàn cảnh
khuất phục, làm thay đổi nhân hình lẫn nhân tính. Vậy mà kì diệu thay hồn cảnh
khắc nghiệt đã khơng khiến một Lão Hạc lương thiện thay đổi đợc bản tính tốt
đẹp .....Lão đã bảo tồn nhân cách cao cả của mình để tìm đến cái chết: “Khơng cuộc
đời cha hẳn đã đấng buồn.......” thể hiện niềm tin của nhà văn vào nhân cách vào sự
tồn tại kiên cường vào cái tốt.
4. Củng cố:
- Giáo viên hệ thống lại nội dung buổi học.
- Tìm đề tài và chủ đè trong văn bản: “Tơi đi học” và “Lão Hạc”.
- Viết đoạn văn biểu cảm về nhân vật chị Dậu.
5. Hướng dẫn về nhà:

- Học và nắm nội dung bài học hơm nay.
- Hồn thành bài tập: Viết đoạn văn biểu cảm về nhân vật Lão Hạc.
- Đọc các tác phẩm văn học dân gian đã học.

5


Ngày soạn:16/09/2021
Ngày dạy: 18/09/2021
BUỔI 2: MỘT SỐ THUẬT NGỮ VĂN HỌC DƯỚI DẠNG
ỨNG DỤNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Nắm một số thuật ngữ văn học.
2. Năng lực: Vận dụng được các thuật ngữ vào viết văn, cuộc sống
3. Phẩm chấtYêu thích văn học
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án; đọc các tài liệu tham khảo.
- HS: Ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên, vở ghi, vở bài tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: ổn định tổ chức, nắm sĩ số lớp.
2. Bài cũ: kết hợp trong bài dạy
3. Bài mới:
A/ KHÁI NIỆM:
1. CỐT TRUYỆN:
Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác
phẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong
một hồn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
- Cần phân biệt 2 khái niệm: cốt truyện và sườn truyện.
- Các thành phần của cốt truyện
+ Phần trình bày: Phần này giới thiệu khái quát về bối cảnh xã hội, các điều kiện,

nguyên nhân làm nảy sinh xung đột và tình hình buổi ban đầu của nhân vật. Hồn
cảnh ở đây thường nằm trong trạng thái tĩnh, mâu thuẫn chưa vận động và phát
triển, nhân vật chưa đứng trước những thử thách nên chưa phát hu tính năng động
của mình. Trong Truyện Kiều, phần trình bày là phần giới thiệu tài sắc của chị em
Thúy Kiều và gia cảnh của họ. Cảnh Lí trưởng sai Trương tuần đóng cổng làng để
thu thuế, cảnh thu thuế ở đình làng, cảnh nghèo đói túng thiếu của gia đình chị
Dậu là phần giới thiệu của Tắt đèn.
+ Phần thắt nút: Phần này đánh dấu sự kiện mà từ đó phát sinh mâu thuẫn, xung
đột. Ðây chính là biến cố đầu tiên của cả hệ thống biến cố tạo thành xung đột của
6


cốt truyện. phần thắt nút có nhiệm vụ bộc lộ trực tiếp những mâu thuẫn đựơc tích
tụ một cách âm ỉ từ trước, các nhân vật sẽ đứng trước những thử thách, đòi hỏi
phải bày tỏ những thái độ, chọn lựa cách xử sự, hành động, phản ứng, từ đó bộc lộ
rõ tính cách. Cảnh gia biến và việc Kiều phải bán mình chuộc cha là phần thắt nút
của Truyện Kiều. Thắt nút của Tắt đèn là cảnh tuần đinh, lính lệ đến đánh đập anh
Dậu để địi sưu thuế (chương IV)
+ Phần phát triển: Ðây là phần quan trọng và dài nhất của cốt truyện bao gồm
nhiều cảnh ngộ, sự kiện và biến cố khác nhau. tính cách nhân vật chủ yếu được
xác định trong phần này. Nó có thể được thay đổi thông qua các bước ngoặt, môi
trường khác nhau. phần phát triển của Truyện Kiều là cuộc đời 15 năm lưu lạc, từ
"chữ trinh đáng gíá nghìn vàng" đến "tấm lòng trinh bạch từ nay xin chừa", là
những chuỗi dài bi kịch "thanh lâu hai lượt thanh y hai lần", là sự tiếp xúc với đủ
các hạng người trong xã hội, là nỗi đau khổ này đến nỗi đau khổ khác của Kiều.
Trong Tắt đèn, phần phát triển bao gồm những sự kiện: đàn con bị đói, chồng bị
bắt, chị Dậu một mình tất tả ngược xi cho đến lúc người nhà lí trưởng ném cái
xác lạnh ngắt, mê man bất tỉnh của anh Dậu vào nhà. (từ chương V - XVII)
+ Ðiểm đỉnh: Còn được gọi là cao trào, là phần bộc lộ cao nhất của xung đột. Lúc
này, xung đột đã phát triển đến độ gay gắt, quyết liệt, đòi hỏi phải được giải quyết

theo một chiều hướng nhất định. Ðiểm đỉnh thường là một khoảnh khắc, một thời
điểm ngắn nhưng có tác dụng quyết định đối với nhân vật trung tâm. Ðiểm đỉnh
của Truyện Kiều là khoảnh khắc đau xót nhất của đời Kiều: Từ Hải chết, Kiều
phải đánh đàn cho Hồ Tôn Hiến, bị ép gã cho thổ quan và cuối cùng nhảy xuống
sông Tiền Ðường tự vẫn. Ðiểm đỉnh của Tắt đèn là lúc chị Dậu bị dồn vào đường
cùng đã xô tên Cai Lệ và túm tên ngườn nhà của Lí trưởng "lẳng một cái, ngã
nhào ra thềm"(chương XVIII)
+ Phần kết thúc. (Mở nút): Ðây là phần giải quyết xung đột của tác phẩm một
cách cụ thể. Ởí đây, tác giả trình bày những kết quả của tồn bộ xung đột của cốt
truyện. một cốt truyện tốt, bao giờ phần kết thúc cũng được giải quyết một cách tự
nhiên, phù hợp với qui luật của cuộc sống. Tuy nhiên trong văn học cổ thường có
phần kết thúc phù hợp với ước muốn chủ quan của con người. Phần kết thúc của
Truyện Kiều là Kiều được cứu sống, là đoạn đoàn viên của Kiều với Kim Trọng
và gia đình sau 15 năm luân lạc. Trong Tắt đèn, chị Dậu từ lúc bị bắt lên hầu quan
7


phủ, sau đó phải xa chồng, xa con để đi làm vú hầu cụ cố nhà quan Tỉnh, đến lúc
chị choàng dậy mở cửa chạy té ra sân "Trời tối đen như mực, như cái tiền đồ của
chị"là phần kết thúc của tác phẩm. (chương XIX- XXVI)
Những thành phần chính trên đây tạo thành một cốt truyện đầy đủ. Tuy nhiên,
trong thực tế văn học, không phải lúc nào cốt truyện cũng đầy đủ cả 5 thành phần
đồng thời cũng khơng phải được trình bày theo thứ tự như trên. Với một số cốt
truyện, có thể thiếu mất một vài thành phần, ở một số cốt truyện khác, có thể khơng
có phần mở đầu hoặc nhiều khi lại bắt đầu bằng phần kết thúc hoặc một biến cố gần
với điểm đỉnh. Vì vậy, khi tìm hiểu và xác định các thành phần của cốt truyện, khơng
nên gị ép những biến cố hay sự kiện vào thành phần này hay thành phần khác với
những lí do có tính chất hình thức. Cần tìm hiểu và phân tích sự xây dựng cốt truyện
có thể hiện được những xung đột xã hội, sự phát triển của nó có phù hợp với qui luật
cuộc sống và có thể hiện được ý đồ nghệ thuật của tác giả hay không.

2. KẾT CẤU:
Một tác phẩm văn học, dù dung lượng lớn hay nhỏ cũng đều là những chỉnh thể
nghệ thuật, bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận...Tất cả những yếu tố, bộ phận đó được
nhà văn sắp xếp, tổ chức theo một trật tự, hệ thống nào đó nhằm biểu hiện một nội
dung nghệ thuật nhất định...gọi là kết cấu. Nói cách khác, kết cấu là toàn bộ tổ
chức nghệ thuật sinh động, phức tạp của tác phẩm văn học.
Kết cấu là yếu tố tất yếu của mọi tác phẩm. Nếu khái niệm cốt truyện nhằm chỉ
sự liên kết những sự kiện, hành động, biến cố...trong tác phẩm tự sự và kịch thì kết
cấu là một khái niệm rộng hơn nhiều.
Cần có sự phân biệt giữa kết cấu và bố cục. Bố cục là sự sắp xếp các phần, các
chương, các đoạn, các khổ thơ...Ðây chỉ là sự tổ chức hình thức bên ngồi của tác
phẩm. Nói cách khác bố cục mới chỉ là kết cấu bề mặt của tác phẩm. Thuật ngữ kết
cấu rộng và phức tạp hơn nhiều. Bên cạnh việc tổ chức, sắp xếp các yếu tố của tác
phẩm, kết cấu còn bao hàm sự liên kết bên trong, những mối liên hệ qua lại giữa các
yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của tác phẩm, trong đó có cả yếu tố của bố cục.
3. ĐỀ TÀI:

8


Ðề tài là phạm vi hiện thực mà nhà văn chọn lựa và miêu tả, thể hiện tạo thành
chất liệu của thế giới hình tượng trong tác phẩm đồng thời là cơ sở để từ đó nhà văn
đặt ra những vấn đề mà mình quan tâm. Có thể nói, đề tài là khái niệm trung gian
giữa thế giới hiện thực được thẩm mĩ hóa trong tác phẩm và bản thân đời sống. Người
ta có thể xác định đề tài trên 2 phương diện: bên ngồi và bên trong.
Nói đến phương diện bên ngồi là nói đến sự liên hệ thuần túy đến phạm vi hiện
thực mà tác phẩm phản ánh. Ở đây, sự xác định đề tài thường dựa trên cơ sở các
phạm trù lịch sử - xã hội. Có thể nói đến đề tài chống Pháp, chống Mĩ, đề tài xây
dựng chủ nghĩa xã hội, đề tài công nhân, nông dân, bộ đội...
Tuy nhiên, để tránh sự đồng nhất đề tài và đối tượng phản ánh và thấy được

tính chất của phạm vi được phản ánh, cần phải đi vào phương diện bên trong của đề
tài. Ðó là cuộc sống nào, con người nào...được thể hiện trong tác phẩm. Nói cách
khác, đó chính là tính chất của đề tài bên ngồi. Trong trường hợp này, đề tài chính là
vấn đề được thể hiện trong tác phẩm và trong nhiều trường hợp nó trùng khít với chủ
đề. Chẳng hạn, Sống mịn của Nam Cao viết về người trí thức tiểu tư sản nhưng đó là
người trí thức tiểu tư sản quẩn quanh, bế tắc, mịn mỏi. Tiếng hát sơng Hương của Tố
Hữu viết về người con gái giang hồ với cuộc sống đau đớn, tủi nhục và ước mơ tốt
đẹp của họ trong cuộc sống cũ...
4. CHỦ ĐỀ:
Chủ đề là vấn đề chủ yếu, trung tâm, là phương diện chính yếu của đề tài. Nói
cách khác, chủ đề là những vấn đề được nhà văn tập trung soi rọi, tô đậm, nêu lên
trong tác phẩm mà nhà văn cho là quan trọng nhất. Có thể nêu lên một số chủ đề của
các tác phẩm:
Tắt đèn của Ngô Tất Tố tập trung phản ánh số phận bi thảm của người nông
dân do chế độ sưu thuế, sự bóc lột tàn khốc trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
Chí phèo của Nam Cao lại tập trung tô đậm vấn đề tha hóa, biến chất của một bộ
phận nơng dân và ước mơ làm người lương thiện của họ. Trong Truyện Kiều, Nguyễn
Du nêu bật lên số phận bi kịch của người phụ nữ, những ước mơ vươn tới hạnh phúc,
vấn đề đấu tranh để thực hiện tự do và cơng lí. Qua Vợ nhặt, Kim Lân đã phản ánh
cuộc sống khốn khổ của nhân dân ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 và tình
9


cảm hướng về cách mạng của họ đồng thời nêu lên một vấn đề có ý nghĩa nhân bản
sâu sắc: Ðó là cái tình trong cuộc sống đời thường của những người lao động trong
một hoàn cảnh gần như hoàn toàn bế tắc. Trong Mùa lạc, Nguyễn Khải quan tâm đến
sự thay đổi số phận của những con người đã từng chịu nhiều bất hạnh trong xã hội cũ,
nay đã tìm lại được niềm vui, hạnh phúc và chỗ đứng trong xã hội mới.
*Mối quan hệ giữa đề tài và chủ đề:
- Chủ đề luôn được xây dựng từ một đề tài nhất định. Nói cách khác, chủ đề khơng

phải là một cái gì bên trên, bên ngồi đề tài mà xuất phát từ ý đồ, từ những gợi ý
của những hiện tượng cuộc sống cụ thể thông qua cái nhìn, quan niệm của nhà
văn. Chủ đề thể hiện sự thống nhất hữu cơ giữa hiện thực khách quan và tư tưởng
chủ quan của nhà văn. Vì vậy, cùng viết về một đề tài gần gũi, nhà văn vẫn nêu
lên được những vấn đề sâu sắc khác nhau tùy thuộc vào tài năng, khả năng thâm
nhập đời sống và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn.
- Từ đề tài về các cô gái giang hồ trong xã hội cũ, các nhà văn có thể nêu lên
những chủ đề khơng giống nhau. Có thể thấy rõ điều này qua những bài thơ chữ
Hán của Nguyễn Du, Lời kĩ nữ của Xuân Diệu; Ðời mưa gió của Nhất Linh và
Khái Hưng; Tiếng hát sông Hương của Tố Hữu...
5. TƯ TƯỞNG
- Nhận thức, lí giải và thái độ đối với tồn bộ nội dung cụ thể sống động của tác
phẩm văn học cũng như những vấn đề nhân sinh được đặt ra trong đó.
- Tư tưởng là linh hồn, là hạt nhân của tác phẩm, là kết tinh của những cảm nhận,
suy nghĩ về cuộc đời...Do yêu cầu của tư duy khái quát, người ta thường đúc kết tư
tưởng của tác phẩm bằng một số mệnh đề ngắn gọn, trừu tượng. Thực ra, tư tưởng
náu mình trong những hình tượng sinh động, những cảm hứng sâu lắng của tác
giả. Biêlinxki cho rằng: "Tư tưởng thơ, đó khơng phải là phép tam đoạn luận,
khơng phải là giáo điều mà là một ham mê sống động, đó là cảm hứng".
- Nếu có thể coi đề tài và chủ đề thuộc về phương diện khách quan thì tư tưởng tác
phẩm thuộc về phương diện chủ quan của nội dung tư tưởng tác phẩm.
- Tư tưởng tác phẩm văn học là sự khái quát của cả hai phương diện: lí giải, nhận
thức và khát vọng của nhà văn thể hiện trong tác phẩm thơng qua hình tượng nghệ
10


thuật. Nó gắn bó chặt chẽ với đề tài và chủ đề và được biểu hiện tập trung ở ba
phương diện: Sự lí giải chủ đề, cảm hứng tư tưởng và tính điệu thẩm mĩ.

6. NHÂN VẬT

Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng
phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh
động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xun hay từng lúc, giữ
vai trị quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm.
Nhân vật văn học có thể là con người có tên (như Tấm Cám, Thúy Vân, Thúy
Kiều, Từ Hải, Kim Trọng...), có thể là những người khơng có tên (như thằng bán tơ,
viên quan, mụ quản gia...) hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một số
nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình- ta trong ca
dao...). Khái niệm con người này cũng cần được hiểu một cách rộng rãi trên 2 phương
diện: số lượng: hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đều
tập trung miêu tả số phận của con người. Về chất lượng: dù nhà văn miêu tả thần linh,
ma quỉ, đồ vật...nhưng lại gán cho nó những phẩm chất của con người.
Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấu
hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm
riêng...Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường, sự
phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó. Việc
giới thiệu Thúy Vân, Thúy Kiều khác nhau dường như cũng báo trước về số phận của
mỗi người sau này:
V
" ân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"
11



Hay việc giới thiệu Hoạn Thư:

" ăn thì nết cũng hay,
Nói điều ràng buộc thì tay cũng già"
gắn liền với những suy nghĩ, nói năng, hành động trong q trình phát triển về sau
của nhân vật.
Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật
khác. Ơí đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngơn từ. Vì vậy,
nhân vật văn học địi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để
dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó.
Nhân vật văn học có chức năng khái qt những tính cách, hiện thực cuộc sống
và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có
mục đích gán liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm.
Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách
của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân
vật muốn thể hiện. Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhất là các nhân vật chính,
người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó. Gắn liền với Kiều là
thân phận của người phụ nữ có tài sắc trong xã hội cũ. Gắn liền với Kim Trọng là vấn
đề tình yêu và ước mơ vươn tới hạnh phúc. Gắn liền với Từ Hải là vấn đề đấu tranh
để thực hiện khát vọng tự do, cơng lí...Trong Chí Phèo của Nam Cao, nhân vật Chí
Phèo thể hiện q trình lưu manh hóa của một bộ phận nơng dân trong xã hội thực
dân nửa phong kiên. Ðằng sau nhiều nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề đấu tranh
giữa thiện và ác, tốt và xấu, giàu và nghèo, những ước mơ tốt đẹp của con người...
Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và
thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong q trình mơ tả nhân vật,
nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ được
quan niệm của mình về con người và cuộc sống. Chính vì vậy, không nên đồng nhất
nhân vật văn học với con người trong cuộc đời. Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật,
việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những
nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộc đời (anh hùng Núp trong Ðất nước đứng lên; Chị

Sứ trong Hòn Ðất...) nhưng cũng cần luôn luôn nhớ rằng nhân vật văn học là một
sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên
những vấn đề của hiện thực cuộc sống. Betông Brecht cho rằng: "Các nhân vật của
12


tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người
sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả".
+ PHÂN LOẠI NHÂN VẬT:
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Những nhân vật được xây
dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc đáo, không lặp
lại. Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất lượng miêu tả..., có thể
thấy những hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các loại nhân vật khác nhau. Ðể nắm
bắt được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, có thể tiến hành phân loại chúng ở
nhiều góc độ khác nhau.
Xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật
Có thể nói đến các loại nhân vật chính diện (nhân vật tích cực), nhân vật phản
diện (nhân vật tiêu cực).
Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong
xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ. Khi nhân vật chính diện được xây dựng với những
phẩm chất hồn hảo, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc,
một thời đại, mang những mầm mống lí tưởng trong cuộc sống...có thể được coi là
nhân vật lí tưởng. Ở đây, cũng cần phân biệt nhân vật lí tưởng với nhân vật lí tưởng
hóa. Loại nhân vật sau là loại nhân vật được tô hồng, hoàn toàn theo chủ quan của
nhà văn. Ở đây, nhà văn đã vi phạm tính chân thực của sự thể hiện.
Nhân vật phản diện là nhân vật đại diện cho lực lượng phi nghĩa, cho cái
ác, cái lạc hậu, phản động, cần bị lên án.
Trong quá trình phát triển của văn học, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau,
việc xây dựng các loại nhân vật trên cũng khác nhau. Nếu như trong thần thoại chưa
có sự phân biệt rạch rịi giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện thì trong

truyện cổ tích, các truyện thơ Nơm, các nhân vật thường được xây dựng thành 2
tuyến rõ rệt có tính chất đối kháng quyết liệt. Ở đây, hễ là nhân vật chính diện thường
tập trung những đức tính tốt đẹp cịn nhân vật phản diện thì hồn tồn ngược lại.
Trong văn học hiện đại, nhiều khi khó phân biệt đâu là nhân vật chính diện,
đâu là nhân vật phản diện. Việc miêu tả này phù hợp với quan niệm cho rằng hiện
thực nói chung và con người nói riêng khơng phải chỉ mang một phẩm chất thẩm mĩ
mà bao hàm nhiều phẩm chất thẩm mĩ khác nhau, cái nhìn của chủ thể đối với sự vật
nhiều chiều, phức hợp chứ khơng đơn điệu...Những nhân vật như Chí Phèo, Thị Nỡ,
13


Tám Bính, Năm Sài Gịn...là những nhân vật có bản chất tốt nhưng đó khơng phải là
phẩm chất duy nhất của nhân vật. Bakhtin cho rằng: cần phải thống nhất trong bản
thân mình vừa các đặc điểm chính diện lẫn phản diện, vừa cái tầm thường lẫn cái
cao cả, vừa cái buồn cười lẫn cái nghiêm túc. Chính vì vậy, ở đây, sự phân biệt chính
diện, phản diện chỉ có ý nghĩa tương đối. Khi đặt nhân vật vào loại nào để nghiên
cứu, cần phải xét khuynh hướng chủ đạo của nó đồng thời phải chú ý đến các khuynh
hướng, phẩm chất thẩm mĩ khác nữa. Trong giai đoạn trước, những nhân vật như
Kiều, Hoạn Thư, Thúc Sinh cũng được Nguyễn Du miêu tả ở nhiều góc độ, với nhiều
phẩm chất khác nhau chứ khơng phải chỉ có một p/chất chính diện hoặc phản diện.
B/ THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Em hãy nêu chủ đề, đề tài, tư tưởng, nhân vật trong tác phẩm “Dế
Mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tơ Hồi.
Bài tập 2: Hãy trình bày kết cấu của văn bản: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh và
“ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.
4. Củng cố:- Giáo viên hệ thống lại nội dung buổi học.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học và nắm nội dung bài học hơm nay.
- Ơn tập các tác phẩm truyện dân gian, truyện trung đại.


14


Ngày soạn:23/09/2021
Ngày dạy: 25/09/2021
BUỔI 3: TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC VÀ LÒNG NHÂN ÁI QUA CÁC TÁC
PHẨM TRUYỆN DÂN GIAN VÀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI ĐÃ ĐƯỢC HỌC
TRONG CHƯƠNG TRÌNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu, cảm nhận được truyền thống yêu nước và lòng nhân ái qua các
tác phẩm truyện dân gian và truyện trung đại đã được học trong chương trình.
2. Năng lực:
- Có kĩ năng làm bài văn phân tích truyền thống u nước và lịng nhân ái.
3. Phẩm chấtTôn trọng và yêu mến nét đẹp văn hóa qua các tác phẩm văn học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án; đọc các tài liệu tham khảo.
- HS: Ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên. SGK, vở ghi, vở bài tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: kiểm diện sĩ số, ổn định nề nếp
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
I. Nội dung:
GV hướng dẫn học sinh vận dụng kiến trức và kĩ năng khái quát tổng hợp để
làm rõ Truyền thống yêu nước và lòng nhân ái qua các tác phẩm truyện dân gian và
truyện trung đại đã được học trong chương trình.
II. Một số văn bản:
1. Con Rồng, cháu Tiên.
a. Cốt lõi lịch sử (những sự kiện và con người có thực): Hình ảnh của tổ tiên ta trong
những ngày đầu khai thiên lập địa mang vẻ đẹp phi phàm, dũng cảm, tài năng.

15


b. Yếu tố hoang đường, kì lạ.
- Cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử chỉ là cái nền, cái “phông” cho tác phẩm.
Lịch sử ở đây đã được nhào nặn lại, đã được kì ảo hóa để khái qt hóa, lí tưởng
hóa nhân vật và sự kiện, làm tăng “chất thơ” cho câu chuyện.
- Hình ảnh LLQ và AC: Hội tụ vẻ đẹp tinh túy nhất, cao sang nhất - vẻ đẹp của khí
thiêng sơng núi đất trời.
+ AC: thuộc họ thần Nông xinh đẹp, tâm hồn lãng mạn đầy cảm xúc, trái tim nhân
ái với cuộc sống.
+ LLQ: nòi Rồng, dũng mãnh.
-> Dòng dõi cao sang, đẹp. Tài năng, nhân hậu.
<=> Dân tộc VN được sinh ra từ những con người đẹp đẽ nh vậy -> Tự hào, tự tơn
nguồn gốc của chính mình.
c. Chi tiết có ý nghĩa.
- “Bọc trăm trứng nở...người con khỏe mạnh”.
+ Yếu tố đậm chất thần thoại hoang đường: DT VN có dáng dấp Rồng Tiên nên
khỏe mạnh, đẹp.
+ ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng.
+ Sức mạnh nội tàng, tiềm ẩn: bền bỉ, kiên gan trong cuộc sống đời thường.
Bài tập:
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng.
(Nguyễn Khoa Điềm - Mặt đường khát vọng)
Từ những vần thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 câu) bày tỏ suy
nghĩ tình cảm của em đối với nguồn gốc nịi giống của mình.
*u cầu: Cần làm nổi bật những nội dung:

+ Nơi chốn: Chim - Rồng: thần tiên, đẹp đẽ -> thanh cao.
+ LLQ - AC: vị thần tiên tài hoa, lịch lãm.
+ Nhân duyên: bọc trăm trứng -> ý nghĩa nguyện đoàn kết.
=> Cảm của mình:
- Niềm tự hào về dịng dõi.
- Tơn kính đối với các bậc tổ tiên.
- Tâm trạng, ý nghuyện của mình trước lời nhắn nhủ.
2. Thánh Gióng.
16


a. Hoang đường: Xây dựng một nhân vật anh hùng có nguồn gốc kì lạ, vẻ đẹp siêu
phàm, lớn mạnh.
b. Hiện thực:
- Công cuộc chống ngoại xâm, giữ nước thời các vua Hùng.
- Thời đại của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước thô sơ và khả năng chế tạo
vũ khí chống giặc ngoại xâm bằng chất liệu kim loại (sắt).
- Sức mạnh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước của toàn dân tộc.
c. ý nghĩa của một số chi tiết tiêu biểu trong truyện.
*Tiếng nói đầu tiên của cậu bé lên ba là tiếng nói địi đi đánh giặc.
- Ca ngợi tinh thần yêu nước của dân tộc VN. Đề cao ý thức trách nhiệm của mỗi
người dân đối với đất nước.
- Truyền thống dân tộc, dòng máu yêu nước, ý chí quyết tâm của một dân tộc
khơng bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù.
- Hình ảnh cậu bé làng Gióng là hình ảnh của nhân dân lao động VN cần cù, lam lũ.
Họ lặng lẽ làm ăn, nhưng khi có giặc ngoại xâm thì họ dũng cảm đứng lên, trở thành
anh hùng.
*Bà con dân làng vui lịng góp gạo ni Gióng.
- Gióng sinh ra từ nhân dân, được nhân dân nuôi dỡng -> kết tinh sức mạnh yêu
nước, đoàn kết, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước của nhân dân.

=> Niềm tin đánh thắng giặc.
*Gióng lớn nhanh nh thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
- Hình ảnh kì vĩ, đẹp đẽ, phi thường của Gióng đã thể hiện sức bật mạnh mẽ của
nhân dân. Khi vận mệnh dân tộc bị đe dọa, con người VN vươn lên với một tầm vóc
phi thường.
- Quan niệm của cha ông về người anh hùng: khổng lồ về thể xác, oai phong lẫm
liệt, mạnh mẽ về tài trí, phi thường về nhân cách.
*Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
- Vũ khí của người anh hùng làng Gióng khơng chỉ là roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt
hiện đại mà cịn là vũ khí thơ sơ, vốn rất quen thuộc với nhân dân như tre ngà. Với
lòng u nước, những gì có thể giết giặc đều được biến thành vũ khí.
- Ngợi ca sức mạnh của Gióng.
*Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt để lại, rồi bay thẳng về trời.
-> Hình ảnh - khung cảnh đẹp, nên thơ, là sự thăng hoa trong trí tưởng của người xưa.
- Gióng là người anh hùng khơng địi hỏi cơng danh, lợi lộc. Chàng đã hồn thành
sứ mệnh dẹp giặc và ra đi -> nâng cao vẻ đẹp của người anh hùng, đó cũng là
phẩm chất chung vĩ đại của người anh hùng.
17


- Trong quan niệm dân gian, những cái gì tốt đẹp, cao q thì khơng mất đi mà trở
thành bất tử. Gióng bay về trời là về với nguồn gốc cao đẹp của mình và chỉ nơi đó
mới xứng đáng với người anh hùng.
- Nhân dân ngưỡng mộ, trân trọng: sống mãi với non sông.
4. Củng cố:
- Giáo viên hệ thống lại nội dung buổi học.
- Nắm các kiến thức về lí thuyết để vận dụng vào các bài tập cụ thể.
Đề 1 : Các tác phẩm VHDG luôn chứa đựng lịng nhân ái bao la, em hãy phân tích
một số tác phẩm để làm rõ nhận định trên.
Đề 2. Văn học Việt Nam giúp ta bồi đắp thêm truyền thống yêu nước và lòng nhân ái.

Em hãy làm rõ ý kiến trên.
Các truyện tiêu biểu :
- Con Rồng cháu Tiên
- Thạch Sanh
- Thánh Gióng
- Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lịng
- Hồng Lê nhất thống chí
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học và nắm nội dung bài học hôm nay.
- Hồn thành bài tập ở trên.
- Ơn tập về tự sự, miêu tả, biểu cảm.

18


Ngày soạn: 22/10/2021
Ngày dạy: 24/10/2021
Buổi 4:TỰ SỰ, MIÊU TẢ, BIỂU CẢM, ĐẶC TRƯNG VĂN BIỂU CẢM
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập lại kiến thức về tự sự, miêu tả, biểu cảm, đặc trưng văn biểu cảm.
- Rèn kĩ năng làm bài.
II. CHUẨN BỊ:
-Giáo viên:
+ Nội dung: Giáo án; đọc các tài liệu tham khảo.
+ ĐDDH: SGK, bảng phụ.
-Học sinh:
+ Nội dung: Ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên.
+ ĐDHT: SGK, vở ghi, vở bài tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Ổn ðịnh lớp: giáo viên ổn định tổ chức, nắm sĩ số lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
I. Ôn lại các khái niệm về tự sự, miêu tả và biểu cảm :
1.Tự sự:
Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự
việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2. Miêu tả:
Dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc, người nghe hình dung ra được đặc
điểm nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh làm cho đối tượng nói
đến như hiện lên trước mặt.
3. Biểu cảm:
19


Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng tình cảm, cảm xúc, thái độ và sự đánh
giá của người viết đối với đối tượng được nói tới.
II. Đặc trưng văn biểu cảm:
Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt 1 tình cảm chủ yếu
Để biểu đạt tình cảm ấy người viết có thể chọn 1 hìn hảnh có ý nghĩa ẩn dụ tượng
trưng ( là 1 đồ vật lồi vây hay 1 hiện tượng nào đó ) để gửi gắm tìn hcarm tư tưởng
hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm cảm xúc trong lịng
Bài văn biểu cảm thường có bố cụ 3 phân như mọi bài văn khác
III. Bài tập.
Bài 1: Trong những trờng hợp sau đây, trờng hợp nào cần sử dụng văn biểu cảm. ?
a,Giới thiệu về ngơi trờng của mình.
b,Lời từ biệt khi chia tay với trờng cũ
c,Bản thông báo về kế hoạch tổ chức lễ khai giảng năm học mới.
d,Nỗi niềm cảm xúc trớc khi bớc vào năm học mới.
g,Lịng biết ơn đối với cơng lao của cha mẹ.
h,Thay lời một trong hai con búp bê thuật lại truyện “Cuộc chia tay của những

con búp bê”
*Bài 2: Cho bài thơ:
Mây và bông
Trên trời mây trắng nh bông
ở dới cánh đồng bông trắng nh mây.
Hỡi cô má đỏ hây hây
Đội bông nh thể đội Mây về làng.
Ngô Văn Phú
a.Hãy chỉ rõ sự kết hợp giữa biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp trong bài thơ.
b. Qua những phơng tiện ấy, tác giả đã biểu đạt đợc t tởng, tình cảm gì ?
Bài 3: Có hai đoạn văn bản cùng nói về cây tre nh sau:
(1)Luỹ giữa cũng tồn tre nhng là loại tre thẳng (tre hoá) Luỹ trong cùng tre
càng thẳng hơn. Tre óng chuốt vơn thẳng tắp, ngọn không dày và rậm nh tre gai. Suốt
năm tre xanh rờn và đầy sức sống (Ngô Văn Phú)
(2)Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhng cùng một mầm non
măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vơn mộc
mạc, màu tre tơi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông
thanh cao giản dị chí khí nh ngời (Thép Mới)
20



×