Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện mang yang, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.59 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

VŨ DANH MẠNH

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MANG YANG,
TỈNH GIA LAI
Ngành: Chính trị học
Mã số: 8310201

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS HỒ XUÂN QUANG

Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!!


LỜI CAM ĐOAN

Đề tài nghiên cứu "Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mang
Yang, tỉnh Gia Lai " là kết quả nghiên cứu của tôi cùng sự hƣớng dẫn tận tình
của ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS Hồ Xn Quang. Các trích dẫn, số
liệu, tƣ liệu, thơng tin nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc
rõ ràng, khách quan, khoa học. Trong luận văn không hề có bất kỳ sự sao
chép nào mà khơng có nguồn trích dẫn nguồn, luận văn chƣa đƣợc ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi cam đoan những lời trên đây là hoàn toàn đúng sự thật và tơi chịu
tồn bộ trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Ngƣời cam đoan

Vũ Danh Mạnh



MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài................................ 1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu......................................... 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.................................................. 4
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI .......................................................................................... 6
1.1. Nơng thơn và vai trị của nơng thơn ........................................................... 6
1.1.1. Nơng thơn ............................................................................................. 6
1.1.2. Vai trị của nơng thơn ........................................................................... 6
1.2. Khái niệm, nội dung, tiêu chí, nguồn lực và các nhân tố ảnh hƣởng đến
xây dựng nông thôn mới ................................................................................... 7
1.2.1. Khái niệm nông thôn mới, xây dựng nơng thơn mới ........................... 7
1.2.2. Nội dung và tiêu chí xây dựng nông thôn mới .................................... 9
1.2.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến xây dựng nông thôn mới .................. 13
1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng NTM ................ 16
1.4. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại một số địa phƣơng và bài học
cho huyện Mang Yang .................................................................................... 23
1.4.1. Kinh nghiệm tại huyện Cƣ Mgar, tỉnh Đắk Lắk ................................ 23
1.4.2. Kinh nghiệm tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai .................................... 26
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 30



CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN MANG YANG (GIAI ĐOẠN 2011 - 2020) .................. 31
2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mang Yang.. 31
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 31
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................... 34
2.2. Kết quả xây dựng nông thôn mới tại huyện Mang Yang (giai đoạn 2011 2020)................................................................................................................ 36
2.2.1. Chủ chƣơng, chính sách về xây dựng NTM của đảng bộ và chính
quyền huyện Mang Yang ............................................................................. 36
2.2.2. Những thành tựu đạt đƣợc trong xây dựng nông thôn mới tại huyện
Mang Yang ................................................................................................... 40
2.3. Những tồn tại hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong xây
dựng nông thôn mới tại huyện Mang Yang .................................................... 56
2.3.1. Tồn tại, hạn chế .................................................................................. 56
2.3.2. Nguyên nhân hạn chế ......................................................................... 58
Tiểu kết Chƣơng 2 ........................................................................................... 62
CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN MANG YANG, TỈNH GIA
LAI (GIAI ĐOẠN 2021 - 2030) ..................................................................... 63
3.1. Quan điểm, mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở huyện Mang Yang giai
đoạn 2021 - 2030. ............................................................................................ 63
3.1.1. Quan điểm .......................................................................................... 63
3.1.2. Mục tiêu ............................................................................................. 63
3.2. Giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới tại huyện
Mang Yang, tỉnh Gia Lai. ............................................................................... 65
3.2.1. Giải pháp về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tổ
chức các phong trào thi đua ......................................................................... 65
3.2.2. Tổ chức điều tra, khảo sát thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông
thôn trên địa bàn các xã để điều chỉnh, bổ sung và thực hiện theo đề án, các
quy hoạch xây dựng nông thôn mới đối với địa phƣơng cho phù hợp ........ 67



3.2.3. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho xây dựng nông
thôn mới gắn với chƣơng trình giảm nghèo bền vững................................. 68
3.2.4. Phát huy vai trị của các chủ thể xây dựng nông thôn mới ................ 70
Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 72
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 76
QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

1

BCĐ

2

CTMTQG

4

NTM

5


UBMTTQ

6

UBND

7

XDNTM

Nghĩa đầy đủ
Ban chỉ đạo
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia
Nơng thơn mới
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Ủy ban Nhân dân
Xây dựng nông thôn mới


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định
mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng
giàu đẹp, dân chủ, cơng bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản
xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”.
Thực hiện đƣờng lối của Đảng, trong thời gian qua, phong trào xây dựng
nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phƣơng trên cả nƣớc nói

chung và ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai nói riêng. Sau hơn 10 năm năm
thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Mang Yang bộ mặt
nông thôn đã có nhiều đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức, ý thức
của Nhân dân trong việc thực hiện xây dựng nơng thơn mới, vai trị chủ thể
của cộng đồng dân cƣ nông thôn đã đƣợc nâng lên, góp phần tích cực vào sự
phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt
đƣợc, q trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Mang Yang cũng
đang gặp khơng ít những khó khăn, thách thức ảnh hƣởng đến chất lƣợng và
tiến độ hồn thành mục tiêu chƣơng trình xây dựng nơng thơn mới theo đúng
lộ trình của huyện. Vấn đề này cần sớm đƣợc phân tích, làm rõ và có các giải
pháp thúc đẩy phù hợp.
Trƣớc yêu cầu của thực tiễn xây dựng nông thôn mới tại huyện Mang
Yang, tỉnh Gia Lai hiện nay, với mong muốn góp phần để chƣơng trình xây
dựng nơng thơn mới ở huyện Mang Yang nhanh chóng về đích, và ngày càng
hiệu quả tơi chọn đề tài: “Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mang
Yang, tỉnh Gia Lai” làm luận văn Thạc sĩ, ngành Chính trị học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng NTM là những
nội dung quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của nƣớc ta.


2
Do đó, thời gian qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, đề tài khoa học về
vấn đề nông nghiệp, nơng dân, nơng thơn và xây dựng NTM nhằm hồn
thiện, bổ sung lý luận cũng nhƣ nâng cao hiệu quả xây dựng NTM ở Việt
Nam. Trong đó có các cơng trình tiêu biểu nhƣ sau:
- Luận văn Thạc sĩ Quản lý công “Xây dựng nông thôn mới ở huyện
Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên” của tác giả Phạm Văn Lâm (2016) đã khái quát cơ
sở lý luận về XDNTM và trên cơ sở đánh giá thành tựu đạt đƣợc, chỉ ra các
hạn chế trong quá trình XDNTM ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên, đề ra một

số giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chƣơng trình mục tiêu
quốc gia XDNTM giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh
Hƣng Yên.
- Sách “Xây dựng nông thôn mới - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”
của tác giả Vũ Văn Phúc (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012) tập hợp
nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả là nhà khoa học, lãnh
đạo Đảng, Nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến cơ sở về XDNTM ở Việt Nam. Các
tác giả làm rõ một số vấn đề lý luận XDNTM, kinh nghiệm quốc tế về
XDNTM, thực tiễn và kết quả bƣớc đầu về XDNTM ở Việt Nam.
- Luận văn thạc sĩ “Giải pháp thực hiện chƣơng trình xây dựng nơng thơn
mới trên địa bàn huyện Bát xát, tỉnh Lào Cai đến năm 2020” của tác giả Nguyễn
Thị Hoa đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Bát Xát của tỉnh
Lào Cai từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chƣơng trình
xây dựng nơng thơn mới ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đến năm 2020.
- Bài viết “Phát huy vai trò đồng bào dân tộc thiểu số trong xây dựng
nông thôn mới ở Đồng bằng sông Cửu Long” tác giả Nguyễn Thanh Sơn Nguyễn Hoành Hành đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 8 tháng 10 năm 2020.
- Bài “Nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số - mơ hình đặc
trƣng riêng của tỉnh Gia Lai” của tác giả Phạm Thị Nhâm Anh đăng trong Tạp
chí Cộng sản số ra ngày 24 tháng 2 năm 2020.


3
Nhìn chung, đã có một số cơng trình khoa học, các bài báo nghiên cứu
và viết về xây dựng nông thơn mới và các mơ hình xây dựng nơng thơn mới,
nhƣng hiện chƣa có cơng trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, có hệ thống
về XDNTM ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. Do vậy, đề tài “Xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai” có ý nghĩa thực
tiễn quan trọng, góp phần đánh giá, phân tích đúng thực trạng xây dựng NTM
trên địa bàn huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai và từ đó định hƣớng, đề ra một
số giải pháp nhằm thúc đẩy, phát triển nơng thơn mới trên địa bàn huyện nói

riêng và tỉnh Gia Lai nói chung trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về xây dựng nông
thôn mới; đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng NTM ở huyện
Mang Yang, tỉnh Gia Lai giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020. Chỉ ra những
kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những tồn tại, hạn chế. Từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm thúc đẩy quá trình, nâng cao chất lƣợng xây dựng NTM tại huyện Mang
Yang, tỉnh Gia Lai trong những năm tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng NTM.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM
tại huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai chỉ ra những thành tựu đạt đƣợc, những
tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả, thúc đẩy
tiến độ thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Mang
Yang, tỉnh Gia Lai.


4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Q trình thực hiện chính sách xây dựng nơng thôn mới ở huyện Mang
Yang, tỉnh Gia Lai.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Luận văn nghiên cứu lý luận, thực tiễn việc thực hiện xây
dựng nông thôn mới.
- Không gian: Luận văn nghiên cứu việc thực hiện xây dựng nông thôn
mới ở các xã trên địa bàn huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.
- Thời gian: quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các xã trên

địa bàn huyện Mang Yang từ năm 2011 đến năm 2020. Trong đó tập trung
nghiên cứu kết quả xây dựng NTM trong giai đoạn 2015 đến 2020.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm của Đảng
cộng sản Việt Nam, luận văn đặc biệt chú trọng sử dụng phƣơng pháp lịch sử,
phƣơng pháp logic và sự kết hợp của hai phƣơng pháp này. Ngoài ra, luận văn
cũng sử dụng các phƣơng pháp, công cụ phân tích, tổng hợp, thống kê, so
sánh, khảo sát thực tế...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn hệ thống hóa lý luận về chƣơng trình xây dựng nơng thơn
mới nói chung và chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Mang Yang,
tỉnh Gia Lai nói riêng; góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị các chủ
thể trong việc thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng
thơn mới ở nƣớc ta.
- Luận văn có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách xây dựng nơng thơn mới ở các địa


5
phƣơng của tỉnh Gia Lai và vùng Tây Nguyên; có thể dùng tham khảo nghiên
cứu phục vụ giảng dạy, tuyên truyền về đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách
phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số cho cán bộ, đảng viên, quần chúng
Nhân dân tại các địa phƣơng của tỉnh Gia Lai.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng.
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới
- Chƣơng 2: Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
huyện Mang Yang (giai đoạn 2011 - 2020).

- Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng nông
thôn mới ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai (giai đoạn 2021 - 2030).


6

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI
1.1. Nơng thơn và vai trị của nơng thơn
1.1.1. Nơng thơn
Theo từ điển Bách khoa tồn thƣ: “Nơng thơn là khu vực mà ở đó tập
trung dân cƣ sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp” [15].
Từ điển Bách khoa Việt Nam thì định nghĩa: “Nơng thơn là vùng lãnh
thổ của một nƣớc hay một số đơn vị hành chính nằm ngồi lãnh thổ đơ thị, có
mơi trƣờng tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế, xã hội, điều kiện sống khác biệt với
thành thị và dân cƣ chủ yếu làm nông nghiệp” [14].
Ngày 21/8/2009, thông tƣ số 54/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đã đƣa ra khái niệm: “Nông thôn là
phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn
đƣợc quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã” [2].
Nhƣ vậy, nông là nơi tập trung sinh sống, định cƣ và làm việc của cộng
đồng chủ yếu là ngƣời nông dân, sản xuất nông nghiệp, có thu nhập chính từ
nơng nghiệp. NT có cơ sở hạ tầng, trình độ tiếp cận thị trƣờng, trình độ sản
xuất hàng hóa thấp hơn so với thành thị. NT có đầy đủ các yếu tố, các thiết
chế, các vấn đề xã hội, phƣơng thức sống của cộng đồng dân cƣ khác biệt so
với thành thị.
1.1.2. Vai trị của nơng thơn
Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn có vị trí chiến lƣợc trong sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực
lƣợng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định

chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phịng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân
tộc và bảo vệ mơi trƣờng sinh thái của đất nƣớc. Vai trị quan trọng của nơng
thơn ở nƣớc ta đƣợc thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:


7
Trƣớc hết, nông thôn là một vùng không gian cần thiết cho sự tồn tại và
phát triển của nông nghiệp. Ở bất kỳ thời đại nào, không ai phủ nhận vai trị
của nơng nghiệp. Vai trị trƣớc tiên và quan trọng nhất của nông nghiệp trong
nền kinh tế là cung cấp lƣơng thực, thực phẩm, đảm bảo an ninh lƣơng thực,
góp phần ổn định chính trị, đảm bảo an tồn cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là, nông nghiệp là nguồn cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế thông qua
xuất khẩu nông sản. Ba là, nông nghiệp phát triển giúp giảm nghèo nhanh và
bền vững. Bốn là, nông nghiệp tạo thị trƣờng nội địa cho hàng hóa cơng
nghiệp.
Thứ hai, nơng thơn đóng vai trị quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc. Quốc gia nào cũng vậy, các tộc ngƣời đƣợc sinh ra bắt đầu từ
nơng thơn, bản sắc văn hóa làng q vì thế đồng nghĩa với bản sắc văn hóa
từng dân tộc. Giữ gìn bản sắc văn hóa làng q là giữ gìn văn hóa truyền
thống dân tộc”.
Thứ ba, nơng thơn góp phần bảo vệ sinh thái, mơi trƣờng. Nền văn
minh cơng nghiệp đã phá vỡ mối quan hệ hài hịa vốn có giữa con ngƣời với
thiên nhiên, dẫn đến phá vỡ mơi trƣờng một cách nghiêm trọng. Thuộc tính
sản xuất nông nghiệp đã quyết định hệ thống sinh thái nông nghiệp mang
chức năng phục vụ hệ thống sinh thái. Đất đai canh tác nông nghiệp, hệ thống
thuỷ lợi, các khu rừng, vƣờn cây, ao cá…phát huy các tác dụng sinh thái nhƣ
điều hồ khí hậu, giảm ơ nhiễm tiếng ồn, cải thiện nguồn nƣớc, phòng chống
xâm thực đất đai, làm sạch đất… làm cho con ngƣời gần gũi, gắn chặt với
thiên nhiên.
1.2. Khái niệm, nội dung, tiêu chí, nguồn lực và các nhân tố ảnh hƣởng

đến xây dựng nông thôn mới
1.2.1. Khái niệm nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới
Khái niệm nông thôn mới
Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16-8-2016 của Thủ tƣớng chính phủ đã


8
định nghĩa NTM là “nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân;
có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ;
gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn
định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; mơi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; quốc
phịng và an ninh, trật tự đƣợc giữ vững” [17].
Trong đời sống hàng ngày, thuật ngữ NTM thƣờng đƣợc hiểu một cách
khái qt là nơng thơn có kinh tế phát triển, đời sống vật chất tinh thần của
nhân dân đƣợc nâng cao, có quy hoạch, kết cấu hạ tầng hiện đại, mơi trƣờng
sinh thái trong lành, dân trí cao, giữ gìn đƣợc bản sắc văn hóa dân tộc, an ninh
chính trị đƣợc giữ vững.
Khái niệm xây dựng nông thôn mới
Xây dựng NTM là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng
dân cƣ ở nơng thơn đồng lịng xây dựng thơn, xã, gia đình của mình khang
trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất tồn diện (nơng nghiệp, cơng nghiệp, dịch
vụ); có nếp sống văn hóa, mơi trƣờng và an ninh nông thôn đƣợc đảm bảo;
thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao. Xây dựng
NTM là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính
trị. NTM khơng chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị
tổng hợp.
Xây dựng NTM giúp cho nơng dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm
chỉ, đồn kết giúp đỡ nhau xây dựng nơng thơn phát triển giàu đẹp, dân chủ,
văn minh.

Xây dựng NTM bao gồm tất cả các vấn đề gắn với đời sống của ngƣời
dân và môi trƣờng, không gian sống ở khu vực nông thôn (giáo dục, y tế, nhà
cửa, dịch vụ công cộng, cơ sở vật chất, năng lực lãnh đạo, quản lý, bảo tồn và
phát huy giá trị các di sản văn hóa cũng nhƣ các vấn đề kinh tế của địa
phƣơng nói chung, kinh tế ngành nói riêng), là một quá trình ổn định, bền


9
vững với những thay đổi kinh tế, xã hội, văn hóa, mơi trƣờng hƣớng tới hội
nhập bền vững trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trƣờng.
Mục tiêu trọng tâm là nâng cao đƣợc đời sống dân cƣ tại cộng đồng và đƣợc
sống trong một xã hội nơng thơn năng động, văn hóa hiện đại nhƣng vẫn giữ
đƣợc bản sắc văn hóa truyền thống, đồng thời ở đó mơi trƣờng đƣợc bảo vệ
và ngày càng đƣợc tơn tạo.
Nhƣ vậy, từ những phân tích trên, theo tơi nhận thức xây dựng NTM
chính là thực hiện chƣơng trình phát triển tồn diện, vững chắc nơng nghiệp,
nơng dân, nông thôn nhằm nâng cao đời sống ngƣời dân và sự phát triển. Đó là
q trình thay đổi tồn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội, mơi trƣờng; trong đó có
hàm ý là tạo ra những “con ngƣời mới” có văn hóa trong mơi trƣờng NTM.
1.2.2. Nội dung và tiêu chí xây dựng nơng thơn mới
Ngày 16/4/2009, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia
về NTM gồm 5 vấn đề cơ bản (một là: nhóm vấn đề quy hoạch và thực hiện
quy hoạch; hai là: hạ tầng kinh tế - xã hội; ba là: kinh tế và sản xuất; bốn là:
văn hóa - xã hội và mơi trƣờng; năm là: xây dựng hệ thống chính trị cơ sở) và
19 tiêu chí cụ thể nhƣ sau:
Tiêu chí 1: quy hoạch và thực hiện quy hoạch
Tiêu chí 2: giao thơng
Tiêu chí 3: thủy lợi
Tiêu chí 4: điện
Tiêu chí 5: trƣờng học

Tiêu chí 6: cơ sở vật chất văn hóa
Tiêu chí 7: chợ nơng thơn
Tiêu chí 8: bƣu điện
Tiêu chí 9: nhà ở dân cƣ


10
Tiêu chí 10: thu nhập
Tiêu chí 11: hộ nghèo
Tiêu chí 12: cơ cấu lao động
Tiêu chí 13: hình thức tổ chức sản xuất
Tiêu chí 14: giáo dục
Tiêu chí 15: y tế
Tiêu chí 16: văn hóa
Tiêu chí 17: mơi trƣờng
Tiêu chí 18: hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh
Tiêu chí 19: an ninh, trật tự xã hội đƣợc giữ vững.
- Tiếp đó, ngày 20/02/2013, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số
342/QĐ-TTg về sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Cụ
thể, sửa đổi 05 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM ban hành tại Quyết
định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ nhƣ sau:
1) Tiêu chí số 07 về chợ nơng thơn đƣợc sửa đổi nhƣ sau: “Chợ theo
quy hoạch, đạt chuẩn theo quy định”.
2) Tiêu chí số 10 về thu nhập đƣợc sửa đổi nhƣ sau:
a) Nội dung tiêu chí: Thu nhập bình qn đầu ngƣời khu vực nông thôn
(triệu đồng/ngƣời);
b) Chỉ tiêu chung cho cả nƣớc:
- Năm 2012: Đạt 18 triệu đồng/ngƣời;
- Đến năm 2015: Đạt 26 triệu đồng/ngƣời;
- Đến năm 2020: Đạt 44 triệu đồng/ngƣời.

c) Chỉ tiêu cụ thể đạt chuẩn theo từng năm giữa các giai đoạn do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu
tƣ hƣớng dẫn chi tiết.


11
d) Các xã thuộc Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP đƣợc áp dụng mức của
vùng Trung du miền núi phía Bắc.
đ) Các xã đạt chuẩn phải có tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời
của xã không thấp hơn tốc độ tăng thu nhập bình qn đầu ngƣời tối thiểu khu
vực nơng thôn của vùng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp
cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn chi tiết và cơng bố;
3) Tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động đƣợc sửa đổi nhƣ sau:
a) Tên tiêu chí: Tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên;
b) Nội dung tiêu chí: Tỷ lệ ngƣời làm việc trên dân số trong độ tuổi lao
động.
c) Chỉ tiêu chung và từng vùng: đạt từ 90% trở lên;
4) Tiêu chí số 14 về giáo dục đƣợc sửa đổi nhƣ sau:
“14.1 Phổ cập giáo dục trung học cơ sở”;
5) Tiêu chí số 15 về y tế đƣợc sửa đổi nhƣ sau:
a) Nội dung: “15.1 Tỷ lệ ngƣời dân tham gia Bảo hiểm y tế”
b) Chỉ tiêu chung cho cả nƣớc: đạt từ 70% trở lên;
c) Chỉ tiêu cụ thể cho các vùng: Đạt. [16]
- Đến năm 2016, theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016
Thủ tƣớng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xã NTM giai đoạn
2016 - 2020. Trong đó gồm 05 nhóm nội dung và 19 tiêu chí.
05 nhóm nội dung bao gồm: 1. Nhóm quy hoạch, 2. Nhóm kinh tế - xã
hội, 3. Nhóm kinh tế và tổ chức sản xuất, 4. Nhóm văn hóa - xã hội - mơi
trƣờng, 5. Nhóm xây dựng hệ thống chính trị. Trong mỗi lĩnh vực lớn này,
NTM đƣợc cụ thể hố bằng các tiêu chí nhỏ hơn.

1) Quy hoạch NTM: Quản lý xây dựng NTM phải theo quy hoạch, bảo
đảm theo các tiêu chí quy hoạch xây dựng NTM, quy hoạch xây dựng, sản


12
xuất và quy hoạch sử dụng đất.
2) Xây dựng cơ sở hạ tầng: Mục tiêu của xây dựng NTM về cơ sở hạ
tầng là đầu tƣ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội - văn hoá - an ninh, nâng
cao chất lƣợng dịch vụ công, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, chất lƣợng
hƣởng thụ của ngƣời dân.
3) Phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho Nhân dân:
Chƣơng trình xây dựng NTM mục đích là giúp đời sống ngƣời dân đƣợc nâng
cao. Từ đó các địa phƣơng đã đề ra những chủ trƣơng, chính sách khuyến
khích ngƣời dân xây dựng mơ hình kinh tế để nâng cao thu nhập theo tiêu chí
NTM, đẩy mạnh xây dựng các cơng trình hạ tầng ở nơng thơn, chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với điều kiện ở từng vùng miền đƣợc chú
trọng phát huy hiệu quả các chƣơng trình dự án hỗ trợ phát triển sản xuất phù
hợp với điều kiện thực tế ở địa phƣơng.
4) Văn hóa, xã hội, mơi trƣờng: nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngƣời
dân, bảo đảm môi trƣờng xanh, sạch, đẹp; xây dựng và phát triển văn hóa, con
ngƣời tồn diện có kỹ năng ứng xử, năng lực bản thân, bảo đảm an ninh trật
tự, gìn giữ các giá trị văn hóa của cộng đồng, văn hóa nơng thơn, văn hóa
vùng miền.
5) Xây dựng hệ thống chính trị: Triển khai thực hiện CTMTQG xây
dựng NTM trên cơ sở quan điểm chỉ đạo đồng bộ thống nhất của các cấp, các
ngành và tồn hệ thống chính trị; nêu cao vai trò chủ thể xây dựng NTM, sự
đồng thuận, ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân trong quá trình triển khai thực
hiện tại các địa phƣơng [18].
19 tiêu chí trong bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM gồm:
Tiêu chí số 1. Quy hoạch;

Tiêu chí số 2. Giao thơng;
Tiêu chí số 3. Thủy lợi;


13
Tiêu chí số 4. Điện;
Tiêu chí số 5.Trƣờng học;
Tiêu chí số 6. Cơ sở vật chất văn hóa;
Tiêu chí số 7. Cơ sở hạ tầng thƣơng mại NT;
Tiêu chí số 8. Thơng tin và truyền thơng;
Tiêu chí số 9. Nhà ở dân cƣ;
Tiêu chí số 10. Thu nhập;
Tiêu chí số 11. Hộ nghèo;
Tiêu chí số 12. Lao động có việc làm;
Tiêu chí số 13. Tổ chức sản xuất;
Tiêu chí số 14. Giáo dục và Đào tạo;
Tiêu chí số 15. Y tế;
Tiêu chí số 16. Văn hóa;
Tiêu chí số 17. Mơi trƣờng và an tồn thực phẩm;
Tiêu chí số 18. Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật;
Tiêu chí số 19. Quốc phòng và an ninh [18].
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới
Sự lãnh đạo của đảng
Xây dựng NTM là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị và tồn xã
hội. Chƣơng trình xây dựng NTM thu hút đƣợc sự tham gia tích cực của các
cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đồn thể chính trị xã hội và tồn thể
Nhân dân, NT nƣớc ta thay đổi diện mạo, đời sống tinh thần và vật chất của
ngƣời dân từng bƣớc đƣợc nâng lên.
Trong q trình thực hiện chính sách xây dựng NTM, tổ chức cơ sở
đảng có vị trí hết sức quan trọng trong q trình thực thi chính sách. Tổ chức



14
cơ sở đảng vừa đóng vai trị là hạt nhân lãnh đạo chính trị, vừa là nhân tố thúc
đẩy tiến trình thực thi chính sách xây dựng NTM; chính quyền cơ sở là nhân
tố chính trong triển khai và thực hiện chính sách xây dựng NTM quyết định
đến chất lƣợng, nội dung, tiến độ của q trình thực thi chính sách xây dựng
NTM ở địa phƣơng; ngƣời nông dân với vị trí là chủ thể, có vai trị động lực
và đồng thời cũng là ngƣời thụ hƣởng những thành quả của chính sách xây
dựng NTM.
Tuy nhiên, thực tế trong thời gian vừa qua, q trình triển khai thực
hiện chính sách xây dựng NTM đã và đang phát sinh nhiều vấn đề nhƣ chƣa
thể hiện rõ đƣợc vai trò của các cá nhân tổ chức, q trình thực hiện cịn nhiều
hạn chế, để tiếp tục triển khai phù hợp và hiệu quả hơn, các cơ quan có thẩm
quyền tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hồn thiện chính sách, đồng thời tiếp tục tăng
cƣờng công tác tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nƣớc, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mọi cán bộ, công
chức, viên chức và mọi tầng lớp Nhân dân chung sức xây dựng NTM, đáp
ứng đƣợc yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
Để chƣơng trình xây dựng NTM có hiệu quả và mang lại mục tiêu đề
ra, thì hơn hết cần phải kết hợp một cách hài hòa và giải quyết tốt mối quan
hệ giữa các bên, trong đó tổ chức cơ sở đảng phải đóng vai trị lãnh đạo chỉ
đạo; chính quyền cơ sở phải đóng vai trị quản lý, điều hành; ngƣời dân đóng
vai trị là chủ thể. Có nhƣ vậy thì chính sách xây dựng NTM mới đạt đƣợc
mục tiêu đề ra.
Năng lực của hệ thống chính trị ở cơ sở
CTMTQG xây dựng NTM là một chƣơng trình tổng thể gồm tất cả các
mặt cơng tác của Đảng, Nhà nƣớc về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Đƣa NTM thực sự đi vào cuộc sống của nhân dân, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn
chú trọng vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quá trình hoạch định, thực

thi chính sách, xây dựng đề án, xây dựng cơ chế, tạo cơ sở hành lang pháp lý,


15
hỗ trợ nguồn vốn, nguồn nhân lực, khoa học kỹ thuật, tạo mọi điều kiện thuận
lợi; vận động Nhân dân tự nguyện tích cực tham gia, chủ động trong hoạch
định và thực thi chính sách trong việc thực hiện bộ tiêu chí xây dựng NTM.
Xây dựng NTM là một chính sách đƣợc xây dựng liên quan đến nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân cũng nhƣ các lĩnh
vực nhƣ kinh tế, chính trị, quốc phịng - an ninh, an sinh xã hội… Vì vậy, đòi
hỏi sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của của các cấp, các ngành, chính quyền địa
phƣơng và năng lực, kỹ năng nghiệp vụ trong việc triển khai thực hiện của đội
ngũ cán bộ, công chức khi thực thi công vụ, thể hiện năng lực của cả hệ thống
các cơ quan, chính quyền địa phƣơng và cơng chức đƣợc giao nhiệm vụ thực
hiện chính sách, xây dựng NTM tại các địa phƣơng.
Nguồn lực tài chính
Đây là một nguồn lực quan trọng trong quá trình xây dựng NTM, trong
những năm qua chính sách huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng NTM
chủ yếu vẫn là ngân sách thuộc nguồn đầu tƣ cơng và nguồn tín dụng, trên cơ
sở đó nhà nƣớc thơng qua chính sách tín dụng hay chính sách chi ngân sách
nhà nƣớc trực tiếp hoặc gián tiếp cho đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, phát
triển sản xuất, chính sách ƣu đãi thuế, bảo hiểm... Tuy nhiên, nguồn lực xây
dựng NTM chƣa thu hút, kêu gọi sự tham gia đƣợc nguồn vốn đầu tƣ của hợp
tác xã, doanh nghiệp, hộ kinh doanh tƣ nhân và các loại hình kinh tế khác
trong cả nƣớc.
Sự tham gia của nhân dân
Nhân dân đƣợc xác định là chủ thể quan trọng để thực hiện thành công
CTMTQG xây dựng NTM, ngƣời dân với vai trò là chủ thể thực hiện đồng
thời cũng chính là ngƣời trực tiếp hƣởng thụ thành quả. Nhân dân là lực lƣợng
chủ yếu trực tiếp tham gia hoạt động nhằm phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức

sản xuất, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn;
trong q trình triển khai thực hiện nhân dân vừa là ngƣời tham gia, vừa thực


16
hiện giám sát quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đồng thời
cũng chính là ngƣời thụ hƣởng [12].
1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng NTM
Nhận thức của Đảng về tầm quan trọng của nông dân, nông nghiệp,
nông thôn trong công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội đã đƣợc hình thành từ
khi thống nhất đất nƣớc và không ngừng tăng lên cùng với đà phát triển mạnh
mẽ của đất nƣớc. Mặc dù Nghị quyết tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành
Trung ƣơng Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày
05/8/2008 đƣợc xem là khởi đầu cho CTMTQG xây dựng NTM của Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay, song tƣ tƣởng và chính sách về NTM đã đƣợc
hình thành từ khá lâu trƣớc đó.
Giai đoạn 1975-1979.
Đây là thời kỳ thuật ngữ NTM và XDNTM lần đầu tiên đƣợc đề cập,
nhƣng tầm quan trọng của chúng đã đƣợc khẳng định, thể hiện ở chỗ chúng
đã đƣợc nhắc lại tới 3 lần trong Báo cáo Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ và mục tiêu
chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1976 - 1980 của Ban Chấp hành Trung ƣơng
Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ IV. Sau khi đất nƣớc thống nhất (1975), phát
triển nông nghiệp, nông thôn trở thành một trong hai nhiệm vụ cao nhất, cấp
bách nhất, cùng với nhiệm vụ phát triển công nghiệp nặng. Tƣ tƣởng về NTM
đã đƣợc thể hiện ở một số điểm nhƣ sau:
Một là, mặc dù XDNTM đƣợc xem là một nhiệm vụ gắn kết chặt chẽ
với phát triển nơng nghiệp, tuy nhiên, nhiệm vụ này chỉ bó hẹp trong ý nghĩa
quy hoạch lại, sắp xếp lại khu vực cƣ trú, khu vực sản xuất, và khu vực sinh
hoạt văn hố, chứ chƣa có tính tồn diện nhƣ Bộ chỉ tiêu theo Quyết định
491/QĐ- TTg (2009);

Hai là, NTM theo quan điểm của Đảng, là nông thôn xã hội chủ nghĩa,
đƣợc sử dụng nhƣ một trình độ phát triển vƣợt bậc so với nông thôn nhỏ lẻ,
manh mún, bị tàn phá bởi chiến tranh, thiếu khả năng đáp ứng các nhu cầu thiết


17
yếu về lƣơng thực, thực phẩm và đầu vào cho công nghiệp, và đặc biệt là bị
xen lẫn các yếu tố tƣ bản chủ nghĩa ở Miền Nam trƣớc khi đất nƣớc thống nhất.
Nhƣ vậy, có thể nói, tƣ tƣởng về NTM thời kỳ này chủ yếu mới chỉ
hình thành ở dạng lý tƣởng, chƣa đƣợc định hình một cách rõ nét về nội hàm
khái niệm, mặc dù đến Nghị quyết số 41 NQ/TW năm 1981, tƣ tƣởng về
NTM là cải tạo quan hệ sản xuất cũ, đem quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
(mới) vào nông thôn kết hợp với nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho
nhân dân.
Kể từ Đại hội Đảng lần thứ IV, thuật ngữ NTM chỉ đƣợc xuất hiện duy
nhất một lần ở Hội nghị lần thứ 11 (12/1981), nhƣng lại không đƣợc xuất hiện
trong bất kỳ văn bản nào tại đại hội Đảng V (3/1982). Sau đó, NTM đƣợc nhắc
đến duy nhất 1 lần trong Nghị quyết 06 NQ/TW tại Hội nghị lần thứ 3 khoá V về
“phƣơng hƣớng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 1983 và mức phấn đấu đến năm
1985” (ngày 10/12/1982). Mặc dù vậy, tại văn kiện này, NTM cũng chƣa đƣa
thêm vào ý nghĩa nào mới, ngoài việc “gắn kết với xã hội chủ nghĩa”.
Bƣớc ngoặt trong nhận thức của Đảng về NTM, trong đó then chốt là
gắn liền phát triển nông nghiệp với XDNTM đã xuất hiện trong giai đoạn từ
năm 1981 đến năm 1985, ghi dấu bằng bài phát biểu của ông Vũ Oanh, Uỷ
viên Trung ƣơng Đảng, Trƣởng ban Nông nghiệp Trung ƣơng (16-17/4/1984),
trong đó nhấn mạnh tới khuyết điểm trong việc quá tập trung vào nhiệm vụ
phát triển kinh tế (tức phát triển nông nghiệp), mà chƣa tập trung vào vấn đề
xã hội. “Coi nhẹ vấn đề xã hội là chƣa thấu suốt, chƣa hiểu tồn diện mục tiêu
của Đảng”. Ơng Vũ Oanh cũng đã chỉ ra một số vấn đề trong XDNTM nhƣ
gắn trình độ sản xuất, khối lƣợng và chất lƣợng sản phẩm hàng hoá với phát

triển dân số; đƣa ra chính sách tiêu dùng hợp lý; áp dụng văn hoá vào đời
sống, sản xuất; thu hút nhân lực, đặc biệt là thanh niên ở lại nông thôn để phát
triển sản xuất nông nghiệp. Những ý tƣởng này đã phần nào đã giúp định hình
quan điểm về NTM sau này [3].


18
Mặc dù Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng đã
đánh dấu bƣớc ngoặt có tính lịch sử về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở Việt
Nam, hình thành cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định
hƣớng XHCN, song khái niệm NTM lại không hề xuất hiện trong các văn
kiện của Đảng thời kỳ này. NTM vẫn chỉ đƣợc hiểu theo nghĩa là phát triển
kinh tế thay vì nhấn mạnh cả các vấn đề xã hội.
Giai đoạn “sơ thành 1991 - 2005”.
Tƣ tƣởng về NTM bắt đầu đƣợc đƣợc định hình một cách có hệ thống
kể từ Đại hội VII (6/1991), trong đó phải kể tới 2 văn kiện quan trọng: 1)
Nghị quyết Đại hội Đảng VII thông qua “Chiến lƣợc ổn định và phát triển
kinh tế xã hội đến năm 2000” và 2) “Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”. Ở văn kiện thứ nhất, thuật ngữ NTM đã
đƣợc nhắc tới 6 lần, và ở văn kiện thứ 2 tiếp tục đƣợc nhắc đến thêm 2 lần
nữa. Đáng chú ý, qua 2 văn kiện này có thể thấy, nội hàm NTM có một số
điểm đáng lƣu ý nhƣ sau: đƣợc gắn với phát triển nông nghiệp, và đƣợc nhấn
mạnh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong giai đoạn 1991 - 2000 để “ổn
định tình hình kinh tế - xã hội”; xây dựng NTM chú trọng vai trò của hộ nông
dân và cƣ dân nông thôn; cần khơi dậy tiềm năng của hộ nông dân trong phát
triển kinh tế; nông dân là chủ thể và cũng là ngƣời hƣởng lợi của quá trình
xây dựng NTM; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ở NTM đƣợc nhà
nƣớc hỗ trợ; NTM gắn chặt với “văn hoá mới”, “tiến bộ xã hội” nhƣ giáo dục,
sức khoẻ, nghèo đói; NTM gắn với việc quy hoạch xã hội nông thôn một cách
hợp lý làm nền cho phát triển kinh tế; “phát triển nông - lâm - ngƣ nghiệp gắn

với công nghiệp chế biến và xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
để ổn định tình hình kinh tế - xã hội”.
Qua những ý chính của 2 văn kiện quan trọng tóm tắt bên trên có thể
thấy, việc xác định vai trị chủ thể của nơng dân trong việc xây dựng NTM là
quan điểm then chốt và chủ đạo đã xuất hiện trong các văn kiện của Đảng giai


19
đoạn 1991 - 2000.
Nghị quyết 2 NQ/HNTW trong những năm 1992 - 1995 đã tiến thêm
một bƣớc khi đƣa ra quan điểm “tạo môi trƣờng và điều kiện thuận lợi cho
kinh tế tập thể và hộ xã viên, kinh tế hộ cá thể và tƣ nhân phát triển sản xuất,
kinh doanh xây dựng NTM”.
Đến Nghị quyết 5 NQ/HNTW (ngày 10/6/1993) thì tƣ tƣởng về NTM
đã đƣợc phát triển lên một bƣớc mới. Xây dựng NTM đã đƣợc đặt trong một
“phông” rộng, thay vì chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh kinh tế. Xây dựng NTM
đã đƣợc xem là một nhiệm vụ tổng quát, không chỉ đơn thuần là giải quyết
các vấn đề xã hội theo sau phát triển kinh tế, mà xây dựng một “xã hội tổng
thể” trong tƣơng quan với xã hội đơ thị, bao gồm nhiều khía cạnh: kinh tế,
văn hoá, cơ sở hạ tầng, nhu cầu xã hội của nơng dân, hệ thống chính trị, dân
chủ, cơng bằng xã hội, đoàn kết xã hội, trật tự xã hội, quốc phịng, an ninh,
mơi trƣờng, sinh thái, quy hoạch. Cũng trong văn kiện này, vai trị của các hội
đồn thể chính trị - xã hội đƣợc nhấn mạnh, trong đó Hội Nơng dân đóng vai
trị then chốt trong xây dựng NTM. Các khía cạnh đƣợc đề cập ở đây sau này
đã xuất hiện trong bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
Đại hội VIII mặc dù có nhấn mạnh việc “xây dựng kết cấu hạ tầng kinh
tế và xã hội, từng bƣớc hình thành NTM văn minh, hiện đại” là một trong
những trọng tâm của cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiệp và nông thôn
sau 10 năm đổi mới, tuy nhiên vấn đề NTM đã không hề đƣợc đề cập trong
báo cáo về “phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5

năm 1996 - 2000” cũng nhƣ trong các văn kiện quan trọng khác, kể cả Đại hội
Đảng lần thứ IV năm 2001.
Đến Hội nghị Trung ƣơng V, Nghị quyết số 12 với định hƣớng gắn
“phát triển sản xuất hàng hoá và xây dựng NTM” đã thể hiện một bƣớc
chuyển rất rõ rệt trong tƣ tƣởng phát triển kinh tế xã hội của Đảng, từ kinh tế
tập trung bao cấp sang kinh tế thị trƣờng. Thay đổi từ quan hệ sản xuất cũ


×