Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghệ thuật tạo tán cho cây cảnh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.34 KB, 5 trang )

Nghệ thuật tạo tán cho cây cảnh
Trong tạo dựng nghệ thuật tạo cho cây cảnh có nhiều tán để trưng bày,
thưởng ngoạn là cách làm lâu đời của người Việt và truyền lại cho ngày hôm
nay.

Loại hình cây cảnh cổ của nước ta và loại hình cây Bon sai của thế giới
đã được cải biến không ngừng nhằm nâng cao giá trị cây cảnh nghệ thuật.

Nếu như cây cảnh cổ lâu đời thường chỉ đơn điệu một kiểu hình thể bông
tán thì ngày nay có rất nhiều kiểu khác nhau, cách tạo tán đột phá này tạo
cho cây cảnh có cái đẹp và biểu cảm riêng:

*Tạo tán cổ: Từ một cành chính tạo nhiều nhánh được co kéo và ép
thành một tầng nằm ngang. Mặt bông tán thường là hình tròn, phía dưới
bằng phẳng, phía trên tạo nhánh dăm cho phát triển lá để có hình mâm xôi;
tất cả các bông tán đều phải nằm ngang đồng thời song song với nhau cũng
như song song với mặt đất. Chú ý là không được nghiêng ngã; đường kính
các tán phù hợp với cỡ cây, tán cách nhau đều không loãng và túm tụm, tán
trên cùng phải tròn đều không nhọn như chọc lên trời sẽ làm cho cây phân
tán trở nên thô vụng và sai kỹ thuật của cây có tán cổ. Hình thể cây có tán cổ
ở mỗi vùng mỗi khác, phía Bắc đa số các cây tán cổ cành nhánh gần như áp
sát còn phía Nam thì thoáng hơn có vẻ như phản ánh về đất đai và lối sống
thoáng đãng. Tuy nhiên về hình thể kiểu tạo tán cổ đều cho nội dung về sự
nề nếp, nét trang nghiêm thích hợp với đình chùa, công sở…Cây tạo tán cổ
thường là các loại cây có mủ như Sanh, Si, Gừa, Sộp, Bồ đề và những cây
cho hoa như Bông Giấy, Mai Chiếu thủy, Tùng…

*Tạo tán cách tân:

-Kiểu tán thưa thoáng: Cành và ngọn giống tán cây cổ nhưng không cần
nhánh dày mà cắt tỉa cho thưa thoáng tạo cho cành, nhánh, lá phô ra nét đẹp.



-Kiểu hình tròn: Cành và nhánh uốn lượn uyển chuyển, tầng tán hình
tròn bè rộng, lá nhỏ và ít tạo nên chi tiết mềm mại dưới mắt người thưởng
ngoạn. Cách này thường dùng phương pháp quấn dây thép để uốn cành như
hình dấu ngã trong thời gian dài rồi tháo dây, nẹp cành.

-Kiểu tán đa dạng: Dạng cây tán này thường phá cách, không cần phải
một cành nhánh hình tròn hay phân đều theo từng tầng một với tán lẻ từ 3, 5,
7 tán tròn theo tên gọi (Ông bà, Cha mẹ, Con cái- Sinh; Lão; Bệnh; Tử;
Sinh-…). Loại tán đa dạng chơi cành là chủ yếu, có cành tạo nhánh vươn dài,
nhánh buông, nhánh vươn ngắn và không đỉnh ngọn. Loại cây tạo tán
thường là Sam, Trắc, Mai, Liễu…Nét cấu tạo tán loại này cần sự tự do, ít
dùng dây thép buộc hay nẹp sắt. đường nét tán đa dạng có vẻ đẹp tự do,
mang tính nghệ thuật hội họa phù hợp vườn cảnh tư gia, quán cà phê vườn.

Có rất nhiều cách tạo tán cây cảnh mà mỗi nghệ nhân làm theo ý tưởng
riêng mình, tuy vậy kiểu nào cũng đáng trân trọng và tùy theo nơi cần trưng
bày, tùy theo ý thích của người chơi mà chọn hình thể phù hợp cho dù quy
vào các kiểu tán trên. Và chắc chắn rằng, mỗi vùng miền, mỗi nghệ nhân sẽ
còn tiếp tục sáng tạo nên các hình tán trong nghệ thuật cây cảnh, nhằm phát
huy không ngừng thú chơi sinh vật cảnh của mọi người.

Lý Bội Thuyên



×