Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài thu hoạch hs05 Ngô đình hoàng chống người thi hành công vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.4 KB, 10 trang )

BỘ TƯ PHÁP
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO CHUNG THẨM PHÁN, KIỂM SÁT VIÊN, LUẬT SƯ
---o0o---

BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
MÔN: KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ, THẨM PHÁN, KIỂM SÁT VIÊN KHI
THAM GIA GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ
MÃ SỐ HỒ SƠ 25 – NGƠ ĐÌNH HỒNG CHỐNG NGƯỜI
THI HÀNH CƠNG VỤ
Ngày diễn: 29/10/2023
Giảng viên hướng dẫn: ……………………………….

Họ và tên

:

TRỊNH THỊ HIỀN

Ngày sinh

:

30/10/1994

Số báo danh

:

85


Lớp

:

DTC 6.2B

Hà Nội, 2023
TRINH THI HIEN | SBD 85

1


MỤC LỤC

I. ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN......................................................................................................1
II. NỘI DUNG VỤ VIỆC.................................................................................................................1
III. KẾ HOẠCH HỎI CỦA LUẬT SƯ BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO NGƠ ĐÌNH HỒNG THEO
HƯỚNG VƠ TỘI.............................................................................................................................2
IV. LUẬN CỨ BÀO CHỮA CỦA LUẬT SƯ ĐỐI VỚI BỊ CÁO NGÔ ĐÌNH HỒNG................5
V. NHẬN XÉT DIỄN ÁN................................................................................................................9

DIỄN ÁN HÌNH SỰ


LS. HS - 25
(Vụ Án: NGƠ ĐÌNH HỒNG CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ)
I. ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN
Bị cáo: Ngơ Đình Hồng – Sinh năm 1990
Nơi cư trú: thơn Vân Thu, xã Hà Vân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

+ Cơng an Trần Hồi Phương;
+ Cơng an Vũ Mạnh Nam;
+ Cơng an Nguyễn Văn Chính;
+ Cơng an Phạm Hồng Long.
Người làm chứng:
+ Nguyễn Văn Nam;
+ Nguyễn Lê Linh.

II. NỘI DUNG VỤ VIỆC
Khoảng 22h30’ ngày 08/10/2017, tổ công tác Y13/KH141 của Công an thành phố Hà
Nội do đồng chí Vũ Mạnh Nam (Phó đội trưởng Đội cảnh sát giao thơng số 7 – công
an thành phố Hà Nội) làm tổ trưởng cùng với đồng chí Trần Hồi Phương (Cán bộ
PC45 – cơng an thành phố Hà Nội), do đồng chí Nguyễn Văn Chính và một số đồng
chí khác đang làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, an tồn giao thơng tại ngã ba
Phạm Văn Đồng – Trần Quốc Hoàn, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà
Nội thì phát hiện đối tượng Ngơ Đình Hồng điều khiển xe máy nhãn hiệu Honda
Wave, màu trắng, xám, BKS: 29E1 – 561.51 lưu thông trên đường Phạm Văn Đồng
theo hướng đi Phạm Hùng, phía sau chở hai người.
Tổ cơng tác Y13 đã ra tín hiệu u cầu Hồng dừng xe, và hướng dẫn dắt xe vào trong
khu vực kiểm tra hành chính đã được căng dây phản quang của tổ công tác Y13 để làm
việc. Lợi dụng sơ hở, hai đối tượng ngồi sau xe đã bỏ đi. Trong khi đó, anh Ngơ Đình
Hồng khi được u cầu, đã khơng xuất trình được giấy tờ đăng ký xe, giấy phép lái xe
và chứng minh nhân dân. Do vậy, tổ công tác đã giải thích cho Ngơ Đình Hồng về lỗi
vi phạm và yêu cầu tạm giữ phương tiện để xác minh, làm rõ. Anh Ngơ Đình Hồng
xin tổ cơng tác khơng tạm giữ xe máy nhưng không được tổ công tác đồng ý. Đối
tượng Ngơ Đình Hồng ngay sau đó đã có lời lẽ lăng mạ, chửi bới tổ công tác. Mặc dù
đã được các chiến sĩ trong tổ công tác giải thích về lỗi vi phạm nhưng đối tượng Ngơ
Đình Hồng không chấp hành, vẫn tiếp tục chửi bới, lăng mạ tổ cơng tác, thậm chí cịn



có hành vi ném tiền ra đất trước mặt tổ cơng tác và nói “Bây giờ các anh cần gì ở tơi,
tiền tơi có rất nhiều, giấy tờ xe tơi để ở nhà”. Sau nhiều lần nhắc nhở không được và
nhận thấy hành vi của Ngơ Đình Hồng gây mất an ninh trật tự, làm gián đoạn nhiệm
vụ của tổ cơng tác nên anh Trần Hồi Phương đã ra khống chế đối tượng Hồng.
Trong q trình khống chế Hồng đã dùng tay túm tóc anh Phương giật ra phía sau và
túm cổ anh Phương đầy ra. Tổ công tác đã bắt giữ Hồng và bàn giao cho cơng an
phường Mai Dịch để làm rõ.
Ngày 15/10/2017, Công an quận Cầu Giấy đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ đối với Hồng do các hành vi: Chở theo 02
người trên xe; không mang theo giấy phép lái xe; không mang theo giấy đăng ký xe;
không mang theo chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cịn có hiệu lực.
Ngày 20/09/2018, Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội có
quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can đối với Ngơ Đình Hồng
về tội Chống người thi hành cơng vụ quy định tại khoản 1 Điều 330 Bộ luật hình sự.
Ngày 31/10/2018, Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội có Bản
kết luận điều tra vụ án hình sự đề nghị truy tố Ngơ Đình Hồng về tội Chống người thi
hành cơng vụ, quy định tại khoản 1 Điều 330 Bộ luật hình sự.
Ngày 14/11/2018, Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, Hà Nội có Cáo trạng truy tố
trước Tịa án nhân dân quận Cầu Giấy, Hà Nội để xét xử Ngơ Đình Hồng về tội
“Chống người thi hành cơng vụ” theo khoản 1 Điều 330 Bộ luật hình sự.
III. KẾ HOẠCH HỎI CỦA LUẬT SƯ BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO NGƠ ĐÌNH
HỒNG THEO HƯỚNG VƠ TỘI
Mục đích
hỏi

Người được Câu hỏi
hỏi

Xác định
Bị cáo Ngơ

hành vi của Đình Hồng
bị cáo khơng
đủ cấu thành
tội phạm

1/ Lúc 22h30 phút ngày 08/10/2017 bị cáo đang đi đâu
qua Phạm Văn Đồng?

+ Việc bị
cáo không
sử dụng vũ
lực, không
đe dọa dùng
vũ lực đối
với anh
Phương và
hành vi túm
tóc anh

3/ Khi làm việc với bị cáo, anh Phương mặc trang
phục gì?

2/ Tổ cơng tác đã u cầu bị cáo những gì sau khi bị
cáo dừng xe theo hiệu lệnh?

4/ Khi đó bị cáo có biết anh Phương là cơng an đang
thực hiện nhiệm vụ khơng?
5/ Bị cáo có biết vì sao mình bị tổ công tác yêu cầu giữ
xe không?
6/ Tổ công tác có giải thích rõ cho bị cáo tại sao lại giữ



Phương của
bị cáo chỉ là
hành động
tự nhiên khi
bị quật ngã

xe không?

+ Hành vi
chửi bới
không phải
là thủ đoạn
khác trong
chống người
thi hành
công vụ

8/ Bị cáo có hành vi vũ lực nào đối với anh Phương
khơng?

7/ Sau khi bị cáo nói “Bây giờ các anh cần gì ở tơi,
tiền tơi có rất nhiều, giấy tờ xe tơi để ở nhà” thì anh
Phương đã có hành động như thế nào đối với bị cáo?

9/ Bị cáo có hành vi chửi bới đối với tổ công tác
không?
10/ Bị cáo chửi bới tổ công tác nhằm mục đích gì?
11/ Khi sử dụng ngơn từ khơng đúng với tổ cơng tác bị

cáo có biết mức độ nghiêm trọng của hành vi này hay
không?
12/ Trong lúc to tiếng, bị cáo có đe dọa ai khơng?
13/ Khi bị cáo bị anh Phương quật ngã xuống đường,
bị cáo có ý định sẽ sử dụng vũ lực với anh Phương
không?
14/ Vậy bị cáo nghĩ gì về hành vi túm tóc, túm cổ áo
anh Phương của bị cáo?
15/ Bị cáo có thấy lời nói của mình đã làm tổn thương
đến anh Phương hay khơng?
Người liên
quan Trần
Hồi
Phương

1/ Sau khi được tổ cơng tác giải thích về hành vi vi
phạm pháp luật giao thơng đường bộ, thái độ của bị
cáo như nào?
2/ Khi bị yêu cầu giữ xe máy, bị cáo có hành vi như
thế nào với anh?
3/ Bị cáo có đe dọa sẽ đánh, hoặc sử dụng vũ lực với
anh hay không?
4/ Sau khi bị cáo chửi bới anh, có phải anh đã quật ngã
bị cáo xuống đường?
5/ Trước khi bị quật ngã xuống đường, bị cáo có đánh
anh khơng?
6/ Bị cáo chỉ có hành động túm tóc anh sau khi bị quật


ngã?

7/ Anh là cảnh sát hình sự, anh đã được huấn luyện bài
bản để khống chế các đối tượng tội phạm nguy hiểm.
Vậy theo anh, trấn áp một người dân bình thường có
khó khơng?
8/ Nếu khơng khó thì tại sao anh lại chọn hình thức
quật ngã thân chủ của tơi xuống đất. mà anh khơng
chọn hình thức khác, nhẹ nhàng, phù hợp hơn?
Xác định
hành vi của
bị cáo không
đủ cấu thành
tội phạm
+ Mối quan
hệ nhân quả
của hành vi
+ Chưa đủ
chứng cứ
thuyết phục
về việc bị
cáo sử dụng
vũ lực đối
với Anh
Phương

Người liên
quan Trần
Hoài
Phương

1/ Sau khi vật lộn với bị cáo, Anh có bị thương ở đâu

không?

Người làm
chứng Vũ
Mạnh Nam

1/ Tổ công tác làm việc tại Ngã ba Phạm Văn Đồng Trần Quốc Hoàn gồm những ai?
2/ Nhiệm vụ của từng thành viên trong tổ cơng tác là
gì?
3/ Ai ra lệnh dừng xe của bị cáo?
4/ Trong quá trình dừng xe kiểm tra, bị cáo có hành vi
đánh hay xơ đẩy người thi hành cơng vụ khơng?
5/ Trong lúc bị cáo Hồng to tiếng, các thành viên
khác của tổ cơng tác có tiếp tục thực hiện nhiệm vụ
không?

Người làm
1/ Buổi làm việc tối hôm đó, ơng mặc trang phục gì ?
chứng
Nguyễn Văn 2/ Ơng giữ nhiệm vụ gì trong tổ cơng tác?
Chính
3/ Khi anh u cầu dừng xe kiểm tra, anh Hồng có
thái độ chấp hành khơng? Anh có thấy anh Hồng có ý
định bỏ chạy khơng?
4/ Anh có thấy anh Hồng có hành vi chống đối nào
khác ngồi chửi bới tổ cơng tác không?
5/ Sau khi bị cáo vào khu vực chốt, ông làm gì tiếp
theo?
6/ Khi chứng kiến sự việc, anh đứng cách vị trí của tổ
cơng tác 141 bao xa? Anh có bị vật gì che khuất tầm

nhìn khơng?


7/ Khu vực tổ cơng tác làm việc, có camera gần đó ghi
lại sự việc khơng?
Người làm
1/ Anh cho biết khi tổ công tác yêu cầu bị cáo dừng xe
chứng Phạm thì bị cáo có chấp hành khơng?
Hồng Long 2/ Anh có thấy bị cáo chủ động xơ xát với những
người đó khơng?
3/ Anh có thấy bị cáo dùng tay gạt anh Phương
khơng?
3/ Anh đứng ở vị trí khoảng cách như thế nào so với vị
trí của bị cáo?
4/ Anh mô tả lại hành động khống chế bị cáo của các
đồng chí CSGT?
5/ Trong khi khống chế tư thế của anh Hồng và đồng
chí CSGT như thế nào?
6/ Có ai bị thương tích gì khơng?

IV. LUẬN CỨ BÀO CHỮA CỦA LUẬT SƯ ĐỐI VỚI BỊ CÁO NGƠ ĐÌNH
HỒNG
ĐỒN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI
Cơng ty Luật TNHH Thái
Dương

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2023


BẢN LUẬN CỨ BÀO CHỮA
Kính thưa: Hội đồng Xét Xử (HĐXX)
Thưa vị đại diện Viện Kiểm sát, thưa Q tịa và Q vị có mặt tại phiên tịa hình
sự sơ thẩm hơm nay!
Tơi là luật sư Trịnh Thị Hiền – Thuộc công ty Luật TNHH Thái Dương – Đoàn Luật
sư thành phố Hà Nội. Nhận được lời mời luật sư bào chữa của gia đình bị cáo và được
sự chấp thuận của TAND Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội. Tơi có mặt trong phiên
tịa xét xử sơ thẩm hơm nay với tư cách là người bào chữa cho bị cáo Ngơ Đình Hoàng
bị truy tố, xét xử về tội danh “Chống người thi hành công vụ” theo khoản 1 điều 330
Bộ luật hình sự 2015.
Thơng qua nghiên cứu hồ sơ vụ án và phần thẩm vấn, xét hỏi công khai tại phiên tịa
sơ thẩm hơm nay. Tơi khơng đồng ý với quan điểm luận tội của Viện kiểm sát buộc tội
bị cáo Ngơ Đình Hồng đã phạm tội “Chống người thi hành công vụ” quy định tại
khoản 1 Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 và đề nghị tuyên phạt bị cáo ……….


Bởi lẽ, hành vi của bị cáo chưa đủ để cấu thành tội phạm Chống người thi hành công
vụ, cụ thể:
Thứ nhất, về mặt khách quan cấu thành tội phạm:
Theo quan điểm luận tội của đại diện Viện kiểm sát thì hành vi của bị cáo Ngơ Đình
Hồng đã phạm tội “Chống người thi hành công vụ” quy định tại khoản 1 Điều 330 Bộ
luật Hình sự 2015 với cáo buộc: “Ngơ Đình Hồng có hành vi dùng lời nói chửi bới,
dùng vũ lực đối với anh Trần Hoài Phương – là cán bộ phịng Cảnh sát hình sự - Công
an thành phố Hà Nội (dùng tay gạt tay anh Phương, khi bị anh Phương cầm tay kéo
Hoàng ra khỏi khu vực căng dây phản quang nơi tổ công tác đang làm việc khơng cho
Hồng chửi bới tổ cơng tác) và khi bị khống chế, Hồng đã có hành vi dùng tay chân
chống trả lại anh Phương với mục đích để thoát khỏi sự khống chế của anh Phương tại
khu vực ngã ba Phạm Văn Đồng – Trần Quốc Hoàn thuộc phường Mai Dịch, quận
Cầu Giấy, Hà Nội”.

Về hành vi “dùng tay chân chống trả lại anh Phương với mục đích thốt khỏi sự khống
chế của anh Phương” như Viện kiểm sát đã nêu là không đúng. Bị cáo Ngô Đình
Hồng khơng có hành vi dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực đối với anh Trần Hoài
Phương. Khi một người bị quật ngã bất ngờ thì theo phản xạ tự nhiên, họ sẽ tìm cách
bấu, víu vào những gì để tránh bị ngã. Trong trường hợp của bị cáo Hoàng cũng hoàn
toàn như vậy, khi anh Trần Hoài Phương xông vào quàng tay vào vai và vật ngã thì bị
cáo Hồng hồn tồn bất ngờ, khơng thể phản ứng kịp thời nên khi bị cáo đã có những
hành vi như túm tóc và cổ của anh Trần Hồi Phương. Đây hoàn toàn là một phản xạ
tự nhiên của con người, bị cáo Hồng khơng có chủ đích dùng vũ lực đối với anh Trần
Hồi Phương nói riêng và tổ công tác do anh Vũ Mạnh Nam là tổ trưởng nói chung.
Điều này thể hiện ở chỗ, trong suốt q trình từ khi bị lực lượng tổ cơng tác ra hiệu
lệnh dừng xe đến khi bị khống chế, nếu như bị cáo Hồng mong muốn dùng vũ lực thì
hồn tồn có thể sử dụng để cản trở q trình làm việc của tổ công tác ngay từ đầu.
Như vậy, hồn tồn có thể khẳng định rằng, hành vi túm tóc và cổ của bị cáo Hồng
đối với anh Phương hồn tồn là vơ ý, khơng có mục đích chống trả.
Về hành vi “dùng lời nói chửi bới” của bị cáo đối với anh Trần Hoài Phương. Chỉ đến
khi biết là xe bị tạm giữ và khi nghe có người nói “Mày là ai mà tao phải bảo vệ” thì bị
cáo mới mất bình tĩnh và lớn tiếng về việc giữ xe với tổ công tác. Đây chỉ là cảm xúc
nóng giận nhất thời chứ khơng phải là hành vi cản trở người thi hành công vụ. Bởi rõ
ràng khi được yêu cầu dừng xe để kiểm tra giấy tờ thì bị cáo vẫn chấp hành, bị cáo
cũng đã để ví tiền và điện thoại ra cho anh Phương kiểm tra (BL 80). Do đó hành vi
của bị cáo khơng làm cản trở việc thực hiện công vụ của tổ cơng tác đối với mình.
Những lời lẽ lớn tiếng của bị cáo Hồng đã nói với tổ cơng tác là hồn tồn sai, tuy
nhiên đây khơng phải là những lời lẽ, hành vi đe dọa dùng vũ lực hay thủ đoạn khác
nhằm cản trở người thi hành cơng vụ. Chính vì vậy, khơng có cơ sở để cho rằng bị cáo
Hồng có hành vi đe dọa dùng vũ lực để chống đối người thi hành công vụ.
Thứ hai, Về mặt ý thức chủ quan cấu thành tội phạm:
Theo quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015, theo đó tội phạm này hoàn thành khi
người phạm tội thực hiện một trong các hành vi khách quan là dùng vũ lực, đe dọa



dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công
vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Xuất phát từ hồn cảnh kinh tế khó khăn của bị cáo, ban ngày bị cáo làm công nhân,
tối về làm thêm chạy xe ôm mới đủ trang trải cuộc sống nên khi bị tổ công tác thông
báo tạm giữ phương tiện đã không kiềm chế được cảm xúc, đã có những hành vi to
tiếng, lăng mạ đối với tổ công tác đang làm nhiệm vụ. Tuy rằng bị cáo có to tiếng với
tổ cơng tác, nhưng bị cáo vẫn khơng hề có ý định sẽ sử dụng vũ lực hay đe dọa sử
dụng vũ lực đối với tổ công tác, cũng như cán bộ cơng an Trần Hồi Phương nên yếu
tố chủ quan là khơng có. Thêm nữa, khi biết xe của mình sẽ bị giữ lại, bị cáo cũng
khơng có ý định sử dụng những lời nói của mình để nhằm mục đích cản trở người thi
hành cơng vụ.
Hơn nữa như đã phân tích ở trên, sau khi bị cáo bị cán bộ công an quật ngã xuống
đường một cách bất ngờ thì hành động gạt tay hay túm tóc, túm vào cổ áo anh Phương
đó chỉ là phản xạ tự nhiên khi bản thân bị quật ngã một cách bất ngờ. Đây hồn tồn là
lỗi vơ ý.
Thứ ba, Về mối quan hệ nhân quả đối với hành vi của bị cáo:
Tại phiên tịa ngày hơm nay, bị cáo cảm thấy hành vi sử dụng lời nói khơng chuẩn
mực của mình đối với anh Phương nói riêng và tổ cơng tác nói chung là sai và rất hối
hận về hành vi của mình đã khiến sự việc đi q xa. Trong suốt q trình đơi qua tiếng
lại với anh Phương bị cáo khơng hề có bất cứ hành động đe dọa hay dùng vũ lực đối
với tổ công tác, đồng thời anh Phương cũng khơng bị thương tích gì từ hành vi của bị
cáo (BL 23).
Theo thời khai của anh Phương, anh Nam và người chứng kiến anh Long thì trong
khoảng 10 - 15 phút khi bị cáo thực hiện hành vi chửi bới chỉ vị trí chốt A dừng lại xử
lý còn chốt B và C vẫn hoạt động bình thường. Tại Khoản 2 Điều 8 BLHS 2015 quy
định: “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã
hội khơng đáng kể thì khơng phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.”
Bởi vậy, hành vi của bị cáo gây ra hậu quả không đáng kể nên chưa đủ yếu tố cấu
thành tội phạm.

Thứ tư, về chứng cứ xác định hành vi phạm tội của Bị cáo Ngơ Đình Hồng được
thu thập khơng đầy đủ và không đúng quy định pháp luật:
Căn cứ theo Bản Kết luận điều tra vụ án hình sự của Cơ quan cảnh sát điều tra và Bản
cáo trạng của Viện Kiểm sát đều kết tội, Cơ quan tiến hành tố tụng chỉ dựa trên chứng
cứ duy nhất là các Biên bản ghi lời khai để kết tội bị cáo Hoàng về hành vi chống
người thi hành công vụ. Tuy nhiên, quá trình thu thập lời khai của cơ quan tiến hành tố
tụng được thể hiện tại hồ sơ vụ án đang có nhiều điểm thiếu sót và trái với quy định
của pháp luật cụ thể:
Cán bộ lấy lời khai khơng có thẩm quyền: Căn cứ theo Điều 37 và 38 BLTTHS, Điều
tra viên mới có thẩm quyền lấy lời khai, hỏi cung bị can còn các cán bộ điều tra chỉ có
thẩm quyền ghi biên bản lấy lời khai và Biên bản hỏi cung bị can theo sự phân công
của Điều tra viên. Thế nhưng, tại Biên bản lời khai của Ngơ Đình Hồng (Bút lục 55),
Biên bản hỏi cung bị can (Bút lục 61) và Biên bản ghi lời khai của Nguyễn Lê Linh


(Bút lục 135) người lấy lời khai ở đây lại khơng hề có sự tham gia của Điều tra viên
mà chỉ có duy nhất tên của cán bộ điều tra ghi lời khai
Sự bất nhất trong thành phần lấy lời khai và thành phần ký tên xác nhận: Tại Biên Bản
ghi lời khai (Bút lục 58,59): thành phần lấy lời khai chỉ có duy nhất Điều tra viên Mai
Anh Tuấn nhưng phần ký tên tại Biên bản thì lại khơng có chữ ký của Điều Tra viên
Mai Anh Tuấn mà lại có chữ ký của cán bộ ghi lời khai Nguyễn Gia Vũ. Không những
thế, tại Biên bản ghi lời khai của anh Vũ Mạnh Nam (Bút lục 122) bên trên người
được lấy lời khai ghi là Vũ Mạnh Nam nhưng bên dưới người ký vào biên bản tại phần
người khai lại tên là Nguyễn Văn Lâm. Tương tự tại Biên bản ghi lời khai (Bút lục
133), người khai ghi là Cao Thị Phương Lan nhưng người ký biên bản tại phần người
khai lại là Nguyễn Ngọc Tú ký tên.
Như vậy, căn cứ vào Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự chứng cứ chỉ được cơng nhận
làm căn cứ xác định hành vi phạm tội khi chứng cứ đó phải được thu thập một cách
hợp pháp đúng trình tự, thủ tục luật định. Tuy nhiên, quá trình thu thập chứng cứ cụ
thể ở đây là Biên bản hỏi cung và Biên bản ghi lời khai của Cơ quan tiến hành tố tụng

đang tồn tại nhiều thiếu sót, sai phạm nghiêm trọng trình tự thủ tục.
Vì vậy, việc Cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào các Biên bản lời khai và Biên Bản
hỏi cung để kết tội bị cáo là khơng có căn cứ, khơng khách quan.
Kính thưa Hội đồng xét xử,
Từ những phân tích và dẫn chứng nêu trên, tơi kính đề nghị Hội đồng xét xử xem xét,
đánh giá vụ án thật khách quan, đánh giá đúng mức độ nguy hiểm cho xã hội đối với
bị cáo, xem xét về việc khơng có đủ cơ sở pháp lý để truy cứu bị cáo Ngơ Đình Hồng
về tội “Chống người thi hành cơng vụ” và kính đề Hội đồng xét xử xem xét tun bị
cáo Ngơ Đình Hồng vơ tội.
Cảm ơn Hội đồng xét xử đã chú ý lắng nghe!
Luật sư

Trịnh Thị Hiền



×