Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA (2011-2015)
Đề tài:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
TỘI PHẠM CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG
VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. PHẠM VĂN BEO

TRẦN VĂN THỐ

Bộ Môn: Luật Tư Pháp

MSSV: 5115846
Lớp: Tư pháp 1- K37
Cần Thơ, tháng 11, năm 2014


Đề tài: Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

............................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cần thơ, ngày…tháng…năm…

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

SVTH: Trần Văn Thố


Đề tài: Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

............................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cần thơ, ngày…tháng…năm…

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

SVTH: Trần Văn Thố


Đề tài: Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh

MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ....................................................................1
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đề tài....................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài ...............................................................................2
4. Cấu trúc đề tài ..........................................................................................................3
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH
CÔNG VỤ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH............................4
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ HÀNH
CHÍNH........................................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm về tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính ............................. 4
1.1.2. Dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính ........ 7
1.1.2.1. Khách thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính ....................7

1.1.2.2. Chủ thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính........................8
1.1.2.3. Khách quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính .................8
1.1.2.4. Chủ quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính.....................8
1.2. KHÁI QUÁT VỀ TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ ...................9
1.2.1. Khái niệm về tội chống người thi hành công vụ ........................................... 9
1.2.1.1. Khái niệm “người thi hành công vụ” .......................................................9
1.2.1.2. Khái niệm “tội chống người thi hành công vụ”......................................10
1.2.2. Đặc điểm của tội chống người thi hành công vụ ......................................... 11
1.3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM...................................................................13
1.3.1. Giai đoạn trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 ......................... 13
1.3.2. Giai đoạn ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 ........................................... 13
1.3.3. Giai đoạn ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay ............................ 14
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

SVTH: Trần Văn Thố


Đề tài: Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh

1.4. Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH VỀ TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH
CƠNG VỤ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM .........................................15
CHƯƠNG II. TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ TRONG LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH .....................................................................................17
2.1. TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CƠNG VỤ TRONG LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM HIỆN HÀNH........................................................................................17
2.2. DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CƠNG VỤ
THEO LUẬT HÌNH SỰ 1999..................................................................................18
2.2.1. Khách thể của tội phạm chống người thi hành công vụ ............................ 18

2.2.2. Chủ thể của tội phạm chống người thi hành công vụ ................................ 20
2.2.3. Mặt khách quan của tội phạm chống người thi hành công vụ ................. 21
2.2.4. Mặt chủ quan của tội phạm chống người thi hành công vụ...................... 25
2.3. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ VÀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
CỦA TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CƠNG VỤ.............................................29
2.3.1. Trách nhiệm hình sự của tội chống người thi hành cơng vụ khơng có tình
tiết định khung tăng nặng ................................................................................................... 29
2.3.2. Trách nhiệm hình sự của tội chống người thi hành cơng vụ có tình tiết
định khung tăng nặng .......................................................................................................... 30
2.3.2.1. Phạm tội có tổ chức ...............................................................................30
2.3.2.2. Phạm tội nhiều lần.................................................................................35
2.3.2.3. Xúi giục, lơi kéo, kích động người khác phạm tội...................................36
2.3.2.4. Gây hậu quả nghiêm trọng.....................................................................37
2.3.2.5. Tái phạm nguy hiểm...............................................................................38
2.4. PHÂN BIỆT TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ VỚI MỘT SỐ
TỘI KHÁC ...............................................................................................................39
2.4.1. Phân biệt tội chống người thi hành công vụ và tội giết người quy định tại
điểm d khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự .......................................................................... 39
2.4.1.1. Về khái niệm ..........................................................................................39
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

SVTH: Trần Văn Thố


Đề tài: Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh

2.4.1.2. Về dấu hiệu pháp lý ...............................................................................40
2.4.2. Phân biệt tội chống người thi hành công vụ và tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của người khác quy định tại điểm k khoản 1 Điều 104

Bộ luật Hình sự ..................................................................................................................... 42
2.4.2.1. Về khái niệm ..........................................................................................42
2.4.2.2. Về dấu hiệu pháp ...................................................................................42
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG
TỘI PHẠM CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ
VINH ............................................................................................................................45
3.1. VÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG, DIỄN BIẾN CỦA TỘI PHẠM CHỐNG
NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ TRÊN ĐỊA BÀN CẢ NƯỚC..............................45
3.2. THỰC TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN CỦA TỘI PHẠM CHỐNG NGƯỜI THI
HÀNH CÔNG VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH ........................................48
3.3. DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CƠNG VỤ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH TRONG THỜI GIAN TỚI...........................62
3.4. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM CHỐNG
NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH..................62
3.4.1. Những hạn chế của quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng
pháp luật ............................................................................................................................. 62
3.4.1.1. Những bất cập của quy định pháp luật hiện hành ..................................62
3.4.1.2. Bất cập trong áp dụng pháp luật............................................................65
3.4.2. Các nguyên nhân và điều kiện khác ............................................................. 66
3.4.2.1. Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến vấn đề kinh tế xã hội ...............66
3.4.2.2. Nguyên nhân và điều kiện liên quan tới vấn đề quản lý xã hội ...............68
3.4.2.3. Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến vấn đề văn hóa giáo dục và ý
thức pháp luật của người dân..............................................................................70
3.4.2.4. Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến hoạt động của các cơ quan bảo
vệ pháp luật.........................................................................................................71

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

SVTH: Trần Văn Thố



Đề tài: Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh

3.5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM CHỐNG
NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH..................72
3.5.1. Hoàn thiện những quy định của pháp luật hiện hành và nâng cao hiệu
quả áp dụng pháp luật......................................................................................................... 72
3.5.1.1. Hoàn thiện những quy định của pháp luật hiện hành .............................72
3.5.1.2. Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật để phòng chống và xử lý tội phạm
chống người thi hành công vụ. ............................................................................75
3.5.2. Một số giải pháp khác ..................................................................................... 76
3.5.2.1. Giải pháp kinh tế - xã hội.......................................................................76
3.5.2.2. Những giải pháp về tổ chức quản lý xã hội ............................................78
3.5.2.3. Biện pháp về văn hóa và giáo dục..........................................................79
3.5.2.4. Giải pháp về hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật...........................80
KẾT LUẬN ..................................................................................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

SVTH: Trần Văn Thố


Đề tài: Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 được coi là: “Đại hội đổi mới tư

duy”, tạo nền thuận lợi cho các kỳ đại hội sau này, đã đề ra đường lối đổi mới đất nước
một cách tồn diện, sâu sắc. Đại hội xác định xố bỏ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập
trung quan liêu bao cấp, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa có sự điều tiết của nhà nước. Nhờ đó mà trong những năm tiếp theo đất nước ta
không ngừng phát triển về mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hố xã hội…
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, không chỉ thủ đơ Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh….mà các tỉnh khác cũng không ngừng phấn đấu phát triển để trở thành những
trung tâm kinh tế, văn hóa của đất nước, trong đó có tỉnh Trà Vinh. Trà Vinh nằm trong
khu vực đồng bằng Sơng Cửu Long, với diện tích 2. 215km2, dân số 1.015 triệu người
(2012) tuy vị trí địa lí không thật sự thuận lợi nhưng tỉnh Trà Vinh vẫn có một số lợi thế
nhất định so với các tỉnh khác trong khu vực như: Dự án đầu tư công trình Luồng cho tàu
biển có trọng tải lớn vào sơng Hậu (kênh Quan Chánh Bố), Trung tâm điện lực Duyên
Hải công suất dự kiến 4.400 MW, Dự án nâng cấp mở rộng các tuyến quốc lộ 53-54-60
rút ngắn thời gian và khoảng cách giữa Trà Vinh với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
khác trong khu vực,…tất cả các cơng trình trên đang được thực hiện một cách khẩn
trương và khi những cơng trình đó hồn thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các
mặt của đời sống kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế cũng kéo theo những tiêu cực đáng kể. Đó
là sự thiếu kinh nghiệm, kém ổn định của trật tự kỷ cương xã hội. Đây chính là điều kiện
thuận lợi cho các loại tội phạm phát sinh, phát triển, gây cản trở cho sự phát triển của đất
nước, trong đó phải kể đến nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính. Điển hình
trong nhóm tội phạm này là tội phạm chống người thi hành công vụ. Loại tội phạm này
đang diễn ra với quy mô rộng ở khắp nơi trên tồn quốc nói chung và tỉnh Trà Vinh nói
riêng.
Tại địa bàn tỉnh Trà Vinh trong những năm gần đây, diễn biến của loại tội phạm
này hết sức phức tạp, tính chất và mức độ của tội phạm ngày càng nghiêm trọng, gây
nguy hại to lớn cho ổn định trật tự xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các
cơ quan nhà nước, trực tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, của nhân viên cơ quan
nhà nước, tổ chức xã hội.


GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 1

SVTH: Trần Văn Thố


Đề tài: Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh

Từ những lí do trên đã tác động người viết chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp
phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” làm đề
tài nghiên cứu để cung cấp một số thơng tin hữu ích về diễn biến và tình hình của loại tội
phạm này trên địa bàn tỉnh nhà, đồng thời thông qua đề tài này tác giả cũng muốn góp
một phần cơng sức nhỏ bé của mình vào việc hồn thiện các chế định pháp luật và đề ra
một số biện pháp khắc phục để hạn chế sự phát triển của loại tội phạm này đảm bảo an
ninh trật tự trên địa bản tỉnh nói riêng cũng như trên địa bàn cả nước nói chung.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏa các dấu hiệu pháp lý của tội phạm
chống người thi hành công vụ qua đó tìm ra những điểm khác biệt của hành vi chống
người thi hành công vụ với một số hành vi cùng loại là dấu hiệu của một số tội danh
khác, phân biệt giữa tội chống người thi hành cơng vụ và một số tội phạm khác có liên
quan. Đồng thời đề tài đi sâu vào việc tìm hiểu và phân tích thực trạng, lý giải các nguyên
nhân và điều kiện của tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh gắn liền với những đặc thù kinh tế, chính trị, xã hội ở đây. Từ đó đưa ra một số
giải pháp phịng ngừa và hạn chế tội phạm chống người thi hành công vụ trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh.
Đề tài tập trung làm rõ các mặt lý luận về khái niệm, đặc điểm, tính chất, dấu hiệu
pháp lý của tội chống người thi hành cơng vụ. Đồng thời tập trung phân tích các yếu tố
thực trạng, nguyên nhân điều kiện phát sinh của tội chống người thi hành công vụ trên

địa bàn tỉnh Trà Vinh từ đó đề ra một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế tội phạm này
trên địa bàn tỉnh nhà.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trong quá trình nghiên cứu và hồn thiện đề tài, tác giả đã sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu chủ yếu sau để hoàn thành luận văn được tốt hơn:
Luận văn sử dụng lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam làm nền tảng lý luận để đưa ra các quan điểm, lập
luận của chính bản thân để về tội chống người thi hành công vụ.
Sử dụng các phương pháp thống kê hình sự, phương pháp so sánh, phương pháp
điều tra xã hội học, phương pháp phân tích các luận cứ khoa học để làm sáng tỏ vấn đề
được nghiên cứu.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 2

SVTH: Trần Văn Thố


Đề tài: Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh

Kết hợp các phương pháp phân tích luật viết để tìm hiểu quy định của pháp luật
hiện hành, phương pháp so sánh đối chiếu các văn bản quy phạm pháp luật.
Bên cạnh đó tác giả cũng tìm hiểu và tham khảo một số loại sách báo, tạp chí, giáo
trình, các trang thơng tin điện tử,…để hồn thành luận văn.
4. Cấu trúc đề tài
Ngồi lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm
ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tội chống người thi hành cơng vụ trong

luật hình sự Việt Nam hiện hành.
Chương 2: Tội chống người thi hành cơng vụ trong luật Hình sự Việt Nam
hiện hành.
Chương 3: Tình hình, ngun nhân và giải pháp phịng chống tội phạm chống
người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, việc tìm kiếm và thu thập cũng như phân tích số
liệu cịn nhiều hạn chế cùng với đó năng lực của bản thân cũng có giới hạn nên đề tài
khơng thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, nội dung có thể chưa được hay và chặt chẽ
vì thế tác giả rất mong nhận được ý kiến đánh giá, nhận xét từ quý Thầy, Cô và các bạn
sinh viên để bài viết được hồn thiện tốt hơn, có khả năng áp dụng vào thực tiễn, nhằm
góp phần hạn chế cũng như đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung và tội chống
người thi hành cơng vụ nói riêng một cách hiệu quả hơn.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 3

SVTH: Trần Văn Thố


Đề tài: Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh

CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH
CƠNG VỤ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ HÀNH
CHÍNH
1.1.1. Khái niệm về tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Quản lý hành chính Nhà nước có vai trị hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây

dựng, phát triển và ổn định kinh tế xã hội của đất nước. Quản lý hành chính nhà nước
đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và của
công dân. Chính vì vậy để hoạt động quản lý hành chính thật sự mang lại hiệu quả, đóng
góp tích cực vào cơng cuộc đổi mới của đất nước, Luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam quy định chương “Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính”
nhằm ngăn ngừa và chống lại những hành vi gây khó khăn cho cơng tác quản lý xã hội,
làm giảm hiệu lực và hiệu quả thực thi pháp luật của các cơ quan Nhà nước.
Quản lý hành chính là bộ phận quan trọng trong quản lý xã hội của Nhà nước. Việc
xử lý về mặt hình sự các hành vi xâm phạm trật tự quản lý hành chính là cần thiết góp
phần ổn định trật tự, kỉ cương xã hội. Theo luật hình sự Việt Nam, các tội xâm phạm trật
tự quản lý hành chính là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm hoạt động bình thường
của nhà nước và xã hội trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.1
Cũng có quan điểm khác cho rằng “tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính” là:
những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, xâm phạm vào những quy định của Nhà
nước về trật tự quản lý hành chính, gây khó khăn cho cơng tác quản lý xã hội và làm
giảm hiệu lực của cơ quan quản lý nhà nước.2
Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước có các đặc điểm cơ bản sau
đây:
Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, khơng chỉ cản trở hoạt động bình
thường của cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội trong quản lý hành chính mà cịn gây ra

1

Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Tập 2, NXB Công An Nhân Dân, Hà Nội, 2007, tr.
259.
2
Trần Minh Hưởng, Tìm hiểu bộ luật hình sự nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bình luận và chú giải, NXB
Lao Động, Hà Nội, 2002, tr. 514.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo


Trang 4

SVTH: Trần Văn Thố


Đề tài: Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh

thiệt hại đến tài sản, tính mạng, sức khỏe, của con người, an ninh quốc gia, an ninh quốc
phòng.
Nhiều tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính có cấu thành tội phạm hình thức.
Việc quy định như vậy có ý nghĩa trong đấu tranh phịng chống tội phạm, cũng như thể
hiện sự nghiêm khắc của Nhà nước trong việc xử lý các hành vi xâm phạm trật tự quản lý
hành chính (chỉ cần có hành vi vi phạm khơng địi hỏi phải có hậu quả xảy ra thì đã bị xử
lý về hình sự).3
Từ những quan điểm và phân tích trên người viết xin đưa ra khái niệm “tội xâm
phạm trật tự quan lý hành chính”: Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính là
hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện,
biểu hiện qua hình thức lỗi cố ý hay vơ ý, những hành vi này xâm phạm hoạt động đúng
đắn, bình thường của các cơ quan nhà nước gây khó khăn cho cơng tác xã hội hoặc làm
giảm hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý hành
chính về cơ bản vẫn kế thừa những tư tưởng chỉ đạo của Bộ luật hình sự năm 1985. bên
cạnh đó bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009) cũng có những thay đổi: Các tội
xâm phạm trật tự quản lý hành chính được quy định tại chương XX Bộ luật hình sự năm
1999 gồm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính quy định định tại Mục C, Chương
VII và một số tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Mục B, Chương I, phần các tội
phạm Bộ luật hình sự 1985. Ngồi ra do tình hình kinh tế, xã hội có nhiều thay đổi nên
nhà làm luật quy định thêm hai tội phạm mới mà Bộ luật hình sự năm 1985 chưa quy

định, đó là: “Tội khơng chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ” (Điều 260) và
“Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới” (Điều 273).
So với Mục C, Chương VIII và Mục B, Chương I phần các tội phạm của Bộ luật
hình sự năm 1985 thì các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính quy định tại Chương
XX Bộ luật hình sự năm 1999 có những điểm mới và bổ sung sau đây:
Mục C, Chương VIII, phần các tội phạm Bộ luật hình sự 1985 có 14 điều (từ Điều
205 đến Điều 217) quy định về các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, cịn chương
XX Bộ luật hình sự 1999 có 20 điều (từ Điều 257 đến Điều 276) quy định các tội xâm
phạm trật tự quản lý hành chính với 20 tội danh tương ứng. Tuy nhiên trong đó đã có 14
tội được qui định tại Mục C, Chương VIII phần các tội phạm của Bộ luật hình sự 1985, 4
3

Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Tập 2, NXB Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2007, tr.
259.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 5

SVTH: Trần Văn Thố


Đề tài: Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh

tội được quy định tại Mục B, Chương I phần các tội phạm Bộ luật hình sự năm 1985 và
bổ sung hai tội mới đó là: “Tội khơng chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ”
(Điều 260) và “Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới” (Điều 273).
Chương XX Bộ luật hình sự 1999 quy định về các tội xâm phạm trật tự quản lý
hành chính, một số tội trước đây thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia như: (tội tổ

chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép; tội xuất
nhập cảnh trái phép) được tách ra đưa vào chương này. Bên cạnh đó do sự thay đổi của
tình hình kinh tế, xã hội cũng như chính sách của nhà nước một số hành vi trước đây
khơng bị coi là tội phạm thì giờ đã bị coi là tội phạm và ngược lại một số hành vi trước
đây bị coi là tội phạm thì nay khơng bị coi là tội phạm nữa: Ví dụ: hành vi không chấp
hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ trước đây chưa bị coi là tội phạm nay được quy
định là tội phạm trong Bộ luật hình sự 1999 (Điều 206). Ngược lại, hành vi trốn tránh
nghĩa vụ lao động cơng ích trước đây bị coi là tội phạm nay không bị coi là tội phạm nữa
và bị loại bỏ khỏi Bộ luật hình sự 1999.
Tên tội danh trong các điều luật của Bộ luật hình sự 1999 cũng có những bổ sung và
thay đổi nhất định, một số tội danh được quy định thêm những tình tiết mới hoặc sửa đổi
cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội. Ví dụ: Điều 215 Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ
quy định: “tội vi phạm các quy định về xuất bản và phát hành sách, báo, ấn phẩm khác”,
thì điều 271 Bộ luật hình sự năm 1999 lại quy định: “tội vi phạm các quy định về xuất
bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình, hoặc các ấn
phẩm khác”; một số tội danh được tách từ một hoặc một số tình tiết là yếu tố định khung
hình phạt. Ví dụ: tình tiết “làm giả con dấu, giấy tiêu đề hoặc giấy tờ khác của cơ quan
nhà nước, tổ chức xã hội hoặc sử dụng con dấu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan nhà
nước, tổ chức xã hội hoặc công dân” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 211 Bộ luật hình
sự năm 1985 nay được quy định thành tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”
tại Điều 267 Bộ luật hình sự năm 1999.
Các tình tiết là yếu tố định tội ở một số tội danh cũng được sửa đổi, bổ sung theo
hướng phi hình sự hóa một số hành vi hoặc quy định các tình tiết làm ranh giới để phân
biệt thành vi phạm tội với hành vi chưa tới mức là tội phạm. Ví dụ: người có hành vi xuất
cảnh, nhập cảnh trái phép, trước đây không cần “đã bị xử lý hành chính về hành vi xuất
cảnh, nhập cảnh trái phép” cũng đã cấu thành tội phạm, nay nếu chưa bị xử lý hành chính
thì chưa cấu thành tội phạm. Cùng với những thay đổi trên thì Bộ luật hình sự năm 1999
cũng có một số thay đổi khác: hầu hết các tội phạm đều bổ sung nhiều tình tiết là yếu tố

GVHD: TS. Phạm Văn Beo


Trang 6

SVTH: Trần Văn Thố


Đề tài: Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh

định khung hình phạt; hình phạt bổ sung đối vời từng tội phạm được qui định trong cùng
một điều luật.4
Có thể thấy rằng, việc thay đổi một số chính sách hình sự là một điều tất yếu phù
hợp với quy luật phát triển của kinh tế, xã hội. Kinh tế và xã hội luôn vận động theo
chiều hướng đi lên từ thấp đến cao. Tuy vậy, cùng với sự phát triển đó thì những mặt tiêu
cực của kinh tế và xã hội cũng bộc lộ ở mức độ nhiều hơn mà cụ thể là hành vi của tội
phạm. Khi trình độ văn hóa của những người dân được nâng cao thì trình độ nhận thức
của họ về phát luật cũng sâu sắc hơn, họ ý được quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình từ
đó điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Tuy nhiên, bên
cạnh những mặt tích cực như vậy thì những biểu hiện tiêu cực cũng xuất hiện ngày một
nhiều hơn, bởi do đã am hiểu pháp luật, trình độ nhận thức được nâng cao, nhìn thấy
được kẻ hở của luật pháp nên một số tội phạm đã lợi dụng chính khe hở đó để phạm tội,
và cùng với đó thì sự phát triển nhanh của xã hội làm xuất hiện nhiều hành vi mà trước
đây các nhà làm luật chưa lường trước được hết tính nguy hiểm của nó đối với xã hội nên
làm cho chính sách hình sự của nhà nước ta trở nên lạc hậu và khơng cịn phù hợp với
thực tế. Từ những lý do đó, nên chính sách hình sự phải có thay đổi để phù hợp với quy
luật vận động, phát triển của kinh tế - xã hội là một điều hợp lý.
1.1.2. Dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
1.1.2.1. Khách thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Các tội phạm này không chỉ xâm phạm trật tự quản lý hành chính nói chung, mà
trong nhiều trường hợp cịn trực tiếp xâm phạm và gây thiệt hại về tính mạng, thiệt hại

nghiêm trọng về sức khỏe của nhân dân, tài sản Nhà nước, của tổ chức hoặc của công
dân. Việc quy định các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong Bộ luật hình sự
khơng chỉ nhằm bảo đảm hoạt động quản lý hành chính của bộ máy nhà nước xã hội chủ
nghĩa đạt hiệu quả mà còn bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân, tài sản của nhà
nước, của các tổ chức và của công dân.
Trật tự quản lý hành chính là trật tự trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà
nước đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Giữ gìn trật tự trong lĩnh vực
này cũng đồng thời nhằm đảm bảo sự an tồn về tính mạng, sức khỏe cho những người
thực hiện nhiệm vụ quan lý hành chính.

4

Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học bộ luật hình sự phần các tội phạm, Tập 8- Các tội xâm phạm trật tự quản lý
hành chính và các tội phạm về môi trường, NXB Tổng Hợp, Tp. HCM, 2005, tr. 9- tr.11.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 7

SVTH: Trần Văn Thố


Đề tài: Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh

1.1.2.2. Chủ thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Chủ thể của các tội quy định tại Chương XX Bộ luật hình sự hiện hành là những
người đạt độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12
và Điều 13. Phần lớn các tội trong Chương này là tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng.
Vì vậy, chủ thể của các loại tội phạm này có thể là bất cứ người nào từ đủ mười sáu tuổi

trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. Chỉ có một số ít tội phạm có thể là những
người từ đủ mười bốn tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự (các khoản 2, 3 của
Điều 263 và Điều 275). Một số tội phạm trong Chương này thuộc nhóm tội có chủ thể
đặc biệt, đó là những người có thẩm quyền nhất định (về đăng ký nghĩa vụ quân sự - Điều
261) hoặc có trách nhiệm về một lĩnh vực nào đó (bí mật nhà nước - Điều 263 và Điều
264) hoặc phải là người có trách nhiệm thực hiện những nghĩa vụ nhất định (nghĩa vụ
quân sự, nhập ngũ - Điều 259 và Điều 260).
1.1.2.3. Khách quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Mặt khách quan của đa số các tội phạm quy định trong Chương XX Bộ luật hình
sự hiện hành được thể hiện ở tất cả các dạng hành động và không hành động. một số tội
phạm chỉ được thể hiện ở dạng hành động như: tội chống người thi hành cơng vụ; tội cố ý
làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước; tội sửa
chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội lam giả con dấu,
tài liệu cảu cơ quan, tổ chức…
Hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản không phải là dấu
hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của đa số các tội phạm thuộc Chương này. Ngoài
ra, đối với một số tội (thuộc các điều 270, điều 272, điều 273, điều 274), dấu hiệu bắt
buộc trong cấu thành tội phạm còn là “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị
kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm”. Chỉ đối với một số rất ít các
tội (Điều 266, Điều 272), hậu quả thiệt nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành
tội phạm.
1.1.2.4. Chủ quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Đa số các hành vi phạm tội được quy định tại Chương XX Bộ luật hình sự hiện
hành được thực hiện với lỗi cố ý. Chỉ có một số ít hành vi được thực hiện với lỗi vô ý
(các điều 264, 271, 272, 273). Mục đích và động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt
buộc trong cấu thành tội phạm của các loại tội phạm này. Đối với một số tội (Điều 263,

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 8


SVTH: Trần Văn Thố


Đề tài: Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh

Điều 275,…), mục đích và động cơ phạm tội là một trong những căn cứ để phân biệt các
tội này với các tội xâm phạm an ninh quốc gia (Điều 80, Điều 91).5
1.2. KHÁI QUÁT VỀ TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ
1.2.1. Khái niệm về tội chống người thi hành công vụ
1.2.1.1. Khái niệm “người thi hành công vụ”
“Người thi hành công vụ” là thuật ngữ thường được sử dụng khi nhắc đến “công
vụ”. Thuật ngữ “Công vụ” trong tiếng Việt là hoạt động do công chức nhân danh nhà
nước thực hiện theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm thực hiện lợi
ích của nhân dân và xã hội. Cơng vụ cũng có thể được định nghĩa là hoạt động phục vụ
lợi ích công do Nhà nước đại thọ hoặc tạo điều kiện, hoặc cơng việc được thực hiện vì
Chính phủ. Từ khái niệm “Cơng vụ” như trên, có thể hiểu “Người thi hành công vụ” là
người thực hành việc công. Theo quy định của pháp luật, có thể phân chia người thi hành
cơng vụ theo những nhóm người chính sau đây:
Thứ nhất, người thi hành công vụ là những người đại diện quyền lực Nhà nước.
Thứ hai, người thi hành công vụ là những người có chức vụ, quyền hạn có liên
quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức điều hành, quản lý hành chính
trong các cơ quan hoặc các tổ chức chính trị xã hội trong bộ máy của Đảng, Mặt trận Tổ
quốc,…
Thứ ba, đó là nhóm những người giữ chức vụ quyền hạn có liên quan đến việc
thực hiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức sản xuất kinh doanh trong các cơ quan và tổ chức
kinh tế, doanh nghiệp Nhà nước.
Thứ tư, người thi hành công vụ cịn là nhóm những người dân được giao nhiệm
vụ tuần tra, canh gác giữ gìn an ninh trật tự xã hội (thanh niên cờ đỏ, thanh niên xung

phong, dân quân tự vệ, dân phòng được huy động làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh,…). Dựa
trên những quan điểm đã phân tích, thì tại khoản 1, Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường
nhà nước đưa ra khái niệm “Người thi hành công vụ” như sau: “Người thi hành công vụ
là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan
nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc người

5

Nguyễn Đức Mai (chủ biên), Bình luận khoa học bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009- Phần các tội phạm,
NXB Chính Trị Quốc Gia- Sự Thật, 2010, tr. 653- tr. 655.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 9

SVTH: Trần Văn Thố


Đề tài: Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh

khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến
hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án”.6
1.2.1.2. Khái niệm “tội chống người thi hành công vụ”
Khi xã hội phát triển đến một mức độ nào đó thì các quan hệ xã hội ngày một
phức tạp, thì tất yếu sẽ có những hành vi chống người thi hành cơng vụ của những người
muốn lựa chọn cách thức thỏa mãn nhu cầu trái với lợi ích xã hội. Qua nghiên cứu, hành
vi chống người thi hành công vụ tuy đa dạng nhưng điều có đặc điểm chung như sau:
Thứ nhất, hành vi chống người thi hành xâm hại tới một hoặc nhiều quan hệ xã
hội được Nhà nước, pháp luật bảo vệ.

Thứ hai, hành vi chống người thi hành công vụ được thực hiện với lỗi cố ý và
được người thực hiện với nhiều động cơ khác nhau để thực hiện được mục đích của
mình.
Thứ ba, hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi gây nguy hiểm cho xã
hội, đi lệch với chuẩn mực của xã hội vì chủ thể đã thực hiện hành vi bị nhà nước, pháp
luật nghiêm cấm.
Thứ tư, các hình thức của chống người thi hành công vụ rất phong phú và đa
dạng, tất cả những động cơ, mục đích đều được thực hiện thông qua những hành vi sau:
uy hiếp đe dọa, cản trở và chống đối người thi hành công vụ.
Thứ năm, chủ thể của hành vi chống người thi hành công vụ là những người mà
quyền lợi của họ bị mất mác hoặc thiệt hại bởi người thi hành công vụ, hoặc vì lý do
cơng vụ, hoặc họ là người đang ra sức bảo vệ một lợi ích bất hợp pháp tránh khỏi sự can
thiệp của những người thực thi cơng vụ.
Từ các phân tích trên, có thể định nghĩa về “tội chống người thi hành công vụ”
như sau: “Chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
hoặc dùng các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ
hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật”.7

6

Nguyễn Anh Thu, Trung tâm thông tin- thư viện, Đại học quốc gia Hà Nội, Dấu hiệu “chống người thi hành cơng
vụ” trong luật hình sự Việt Nam, [truy cập ngày 15- 9- 2014].
7
Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, Quyển 2- Phần các tội phạm, NXB Chính Trị Quốc Gia- Sự Thật, Hà Nội,
2012, tr. 534

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 10


SVTH: Trần Văn Thố


Đề tài: Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh

1.2.2. Đặc điểm của tội chống người thi hành công vụ
Mỗi tội phạm đều mang những đặc điểm riêng biệt nhưng nhìn chung thì tội phạm
nào cũng có những đặc điểm cơ bản, đó là:
 Hành vi được thực hiện là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.
 Tính trái pháp luật hình sự.
 Tính có lỗi của tội phạm.
 Tính chịu hình phạt của tội phạm.
Tội phạm chống người thi hành công vụ cũng mang những đặc điểm cơ bản trên
nhưng cũng có vài nét khác biệt để phân biệt với các loại tội phạm khác:
Thứ nhất, Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi đã gây ra hoặc đe dọa gây thiệt
hại đáng kể đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Các quan hệ đó là: độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các
quyền, lợi ích hợp pháp khác của cơng dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa. Nếu thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra khơng đáng kể thì
khơng phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội và không bị coi là hành vi phạm tội. Có thể
thấy tội phạm chống người thi hành công vụ là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, về mặt
khách quan nó gây thiệt hại cho khách thể là trật tự quản lý hành chính được pháp luật
hình sự bảo vệ. Tuy nhiên, tội chống người thi hành cơng vụ cũng có đặc điểm riêng biệt
khác với các loại tội phạm khác thể hiện qua các yếu tố sau:
Người thực hiện công vụ phải thực hiện công vụ từ khi bắt đầu thực hiện công vụ và
chưa kết thúc thực hiện công vụ.
Người thực hiện công vụ phải là người do bổ nhiệm, do bầu cử do hợp đồng hoặc

hình thức khác, có hưởng lương hoặc khơng hưởng lương, được giao nhiệm vụ và quyền
hạn nhất định trong thực hiện nhiệm vụ. Trong thực tế người thi hành cơng vụ có đặc
điểm dễ nhận biết như: trang phục, thẻ cán bộ, quân hàm,…Tuy nhiên do đặc trưng của
nghành hay công việc nên rất khó nhận biết từ đặc điểm bên ngồi: tình báo, cảnh sát
hình sự làm trinh sát,…
Đối tượng tác động của tội phạm phải là người đang thi hành công vụ, chứ không
phải là đối tượng nào khác được quy định trong bộ luật hình sự. Và đây cũng là điểm

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 11

SVTH: Trần Văn Thố


Đề tài: Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh

khác biệt nhất về bản chất của tội phạm này với tội phạm khác được quy định trong Bộ
luật hình sự Việt Nam.8
Thứ hai, Việc nhà làm luật quy định chỉ những hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong Bộ luật hình sự mới là tội phạm nhằm gạt bỏ việc áp dụng nguyên tắc
tương tự. Chỉ có Bộ luật hình sự mới được quy định tội phạm, ngồi Bộ luật hình sự khơng
có văn bản pháp luật nào khác được quy định tội phạm.
Tính trái pháp luật hình sự là dấu hiệu biểu hiện hình thức pháp lý của tính nguy
hiểm cho xã hội của tội phạm. Tính trái pháp luật hình sự là dấu hiệu kèm theo của tính
nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Tuy nhiên, dù một hành vi có tính chất nguy hiểm
đến đâu nhưng chưa được quy định trong luật hình sự thì cũng chưa bị coi là tội phạm,9
và hành vi chống người thi hành công vụ cũng tuân theo quy luật đó. Với hành vi của tội
phạm chống người thi hành công vụ là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hoặc dùng thủ

đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực
hiện hành vi trái pháp luật, được xem là hành vi trái với quy định tại điều 257 Bộ luật
hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009). Do nhìn nhận được sự nguy hiểm của hành vi
chống người thi hành công vụ nên các nhà làm luật đã quy định hành vi này trong một
điều luật cụ thể, đó là: Điều 257 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009).
Thứ ba, đặc điểm của tội chống người thi hành cơng vụ cịn thể hiện ở tính lỗi của
tội phạm. Lỗi là thái độ tâm lý của người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu
quả của hành vi đó dưới hình thức cố ý hoặc vơ ý. Đối với tội chống người thi hành công
vụ, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được hành vi
trái pháp luật của mình là đang chống lại người thi hành công vụ và mong muốn thực
hiện việc chống lại này khiến cho người thi hành cơng vụ khơng hồn thành được nhiệm
vụ. Tuy nhiên, để xem xét hành vi chống người thi hành công vụ có lỗi hay khơng cần
phải xem xét hai điều kiện sau:
Người thực hiện hành vi chống người thi hành cơng vụ phải có năng lực trách nhiệm
hình sự khi thực hiện hành vi của mình, tức là khơng bị rơi vào tình trạng khơng có năng
lực trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 13 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung
2009).

8

Đinh Văn Quế, Một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng,
NXB Công An Nhân Dân, 2007, tr. 12.
9
Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, Quyển 1- Phần chung, NXB Chính Trị Quốc Gia- Sự Thật, Hà Nội, 2009,
tr.120.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 12


SVTH: Trần Văn Thố


Đề tài: Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 257 là người
từ đủ 16 tuổi trở lên.
Thứ tư, ngồi ba yếu tố tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật hình sự, tính
có lỗi thì tính chịu hình phạt khơng thể thiếu khi phân tích tội phạm nói chung và tội
phạm chống người thi hành cơng vụ nói riêng. Tính chịu hình phạt của tội phạm chống
người thi hành cơng vụ là trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải gánh chịu khi
thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ và thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội
phạm quy định tại điều 257 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009).
1.3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CƠNG
VỤ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.3.1. Giai đoạn trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985
Trong bất kì thời kì nào thì hành vi chống người thi hành cơng vụ cũng diễn ra, bởi
vì trong bất kì hồn cảnh nào thì cũng có người để bảo vệ lợi ích cho riêng mình mà đi
ngược lại với lợi ích của tồn xã hội. Tuy nhiên, trong giai đoạn này khơng có một văn
bản nào quy định về một tội phạm riêng, cụ thể cho hành vi chống người thi công vụ, mà
nằm rải rác trong các văn bản quy định về một nhóm tội nào đó. Hành vi chống người thi
hành cơng vụ được thể hiện trong các quy định của các văn bản như Sắc lệnh số 26-SL
ngày 25/02/1946 trừng trị tội phá hoại cộng sản; Sắc lệnh số 27-SL ngày 28/02/1946
trừng trị các tội bắt cóc, tống tiền và ám sát, Sắc lệnh số 133-SL ngày 20/01/1953 trừng
trị những tội phạm xâm phạm an ninh đối nội và an toàn đối ngoại của nhà nước; Sắc
lệnh số 151-SL ngày 12/04/1953 trừng trị địa chủ chống pháp luật và thông tư số 442-TT
ngày 19/01/1955 về tổng kết án lệ một số tội phạm thông thường,…
1.3.2. Giai đoạn ban hành Bộ luật hình sự năm 1985
Trong lời nói đầu của Bộ luật hình sự năm 1985 có đoạn viết như sau: “Trong hệ

thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật hình sự có vị trí rất
quan trọng. Nó là một cơng cụ sắc bén của Nhà nước chun chính vơ sản để bảo vệ
những thành quả của cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc
gia và trật tự, an tồn xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, đấu
tranh chống và phịng ngừa mọi hành vi phạm tội, góp phần hồn thành hai nhiệm vụ
chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa”. Qua lời nói đầu trên, có thể thấy vai trị và tầm quan trọng của
Bộ luật hình sự 1985 đối với đời sống kinh tế - chính trị cũng như xã hội của nước ta là

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 13

SVTH: Trần Văn Thố


Đề tài: Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh

rất lớn. Bộ luật hình sự 1985 đã cụ thể hóa đường lối và chính sách của Đảng và nhà
nước ta, góp phần ngăn ngừa và phịng chống tội phạm, đồng thời nó là một lời răng đe
mạnh mẽ với những người phạm tội, từ đó góp phần ổn định an ninh trật tự, đời sống xã
hội và tạo điều kiện cho đất nước phát triển.
Bộ luật hình sự năm 1985 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá VII, kỳ họp thứ 9, nhất trí thơng qua ngày 27 tháng 6 năm 1985 tại Hà Nội, có
hiệu lực thi hành ngày 01/01/1986 gồm 12 chương và 280 điều. Trong đó “tội chống
người thi hành công vụ” được quy định tại Điều 205, mục C, Chương VIII: các tội xâm
phạm an tồn, trật tự cơng cộng và trật tự quản lý hành chính. Điều 205 Bộ luật hình sự
1985 quy định như sau:
“1- Người nào dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực chống người thi hành công vụ

cũng như dùng mọi thủ đoạn cưỡng ép họ thực hiện những hành vi trái pháp luật, nếu
không thuộc trường hợp quy định ở Điều 101 và Điều 109, thì bị phạt cải tạo khơng giam
giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2- Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm”.
Theo Bộ luật hình sự năm 1985 quy định, nếu người phạm tội chống người thi hành
công vụ rơi trường hợp quy định tại khoản 2, điều 205 thì có thể bị xử phạt đến mười
năm - thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng. Đây là một điều rất hợp lý bởi lúc này đất
nước ta mới thống nhất, chính quyền hợp nhất hai miền Bắc - Nam còn non trẻ vì thế việc
răng đe những hành vi chống người thi hành công vụ, để thực hiện việc công cũng như
thực thi pháp luật được một cách nhanh chóng và hiệu quả là đều hết sức cần thiết.
1.3.3. Giai đoạn ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển sau nhiều năm, nước ta đã đạt được khơng
ít thành tựu cũng như có những bước tiến quan trọng về chính trị, kinh tế và xã hội. Do
đó, để đáp ứng kịp thời với sự thay đổi của tình hình thực tế ngày 21/12/1999 Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố X, tại kỳ họp thứ 6 đã thơng qua Bộ luật
hình sự mới thay cho Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ luật hình sự mới gồm 24 chương và
344 điều, có hiệu lực từ ngày 01/07/2000. Trong đó, “tội chống người thi hành cơng vụ
được quy định tại Điều 257, Chương XX: Các tội xâm phạm trật tư quản lý hành chính.
Điều 257 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở
người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 14

SVTH: Trần Văn Thố


Đề tài: Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên

địa bàn tỉnh Trà Vinh

pháp luật, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến
bảy năm :
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Xúi giục, lơi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm”.
Có thể thấy điểm khác biệt cơ bản của Điều 257 Bộ luật hình sự năm 1999 so với
Điều 205 Bộ luật hình sự năm 1985 là: Điều 257 Bộ luật hình sự năm 1999 có bổ sung
thêm hành vi “dùng thủ đoạn khác”. Có sự thay đổi như thế là một điều dễ hiểu bởi qua
thực tiễn và kinh nghiệm xét xử cho thấy, nhiều trường hợp người phạm tội không dùng
vũ lực, cũng không đe dọa dùng vũ lực nhưng vẫn cản trở được người thi hành công vụ
thực hiện công vụ của mình nhưng vẫn khơng bị xử phạt vì khơng được quy định trong
điều 205 Bộ luật hình sự năm 1985. Vì thế các nhà làm luật đã bổ sung thêm hành vi
“dùng thủ đoạn khác” vào Điều 257 Bộ luật hình sự 1999, đây cũng một quy định tiến
bộ của Bộ luật hình sự năm 1999 so với bộ luật hình sự năm 1985. Sau này, cũng xuất
phát từ nhu cầu thay đổi các văn bản pháp luật để phù hợp hơn với tình hình thực tiễn
kinh tế - xã hội của đất nước thì Bộ luật hình sự năm 1999 cũng được sửa đổi, bổ sung
năm 2009 nhưng tội chống người thi hành công vụ vẫn được giữ nguyên không bị sửa
đổi, bổ sung.
1.4. Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH VỀ TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH
CÔNG VỤ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Với tốc độ phát triển của nền kinh tế thị trường, đã đem lại cho đất nước và xã hội
nhiều lợi ích to lớn. Tuy nhiên, cùng với đó là những tiêu cực xuất hiện ngày một nhiều
hơn, các tội phạm trên những lĩnh vực khác nhau cũng không ngừng phát triển và tội
phạm trong lĩnh vực quản lý hành chính cũng khơng nằm ngồi xu thế đó mà đặc biệt là

tội phạm chống người thi hành công vụ. Tội phạm chống người thi hành cơng vụ xảy ra
ngày một tăng, tính chất và mức độ một nguy hiểm cũng cao hơn. Các hành vi chống
người thi hành công vụ diễn ra ngày một liều lĩnh, manh động hơn trực tiếp đe dọa đến

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 15

SVTH: Trần Văn Thố


Đề tài: Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh

sức khỏe, tính mạng của người thi hành cơng vụ cũng như an tồn xã hội. Bên cạnh đó
với đặc điểm nổi bậc của nhóm tội phạm xâm phạm quản lý hành chính, thì hành vi
chống người thi hành công vụ cũng làm giảm luôn hiệu quả quản lý xã hội của các cơ
quan nhà nước. Bộ luật hình sự với vai trị quan trọng là cơng cụ quản lý xã hội của nhà
nước phải giữ được vị thế của mình, nó là một trong những cơng cụ hiệu quả để răng đe
tội phạm. Vì thế, việc quy định tội chống người thi hành công vụ trong bộ luật hình sự là
hết sức cần thiết, nó góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người thi hành cơng vụ,
đảm bảo hoạt động hiệu quả của các cơ quan nhà nước từ đó giữ vững được an ninh, trật
tự và an toàn xã hội.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 16

SVTH: Trần Văn Thố



Đề tài: Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh

CHƯƠNG II
TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ TRONG LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
2.1. TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CƠNG VỤ TRONG LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM HIỆN HÀNH
Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 257 bộ luật hình sự năm
1999 như sau:
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người
thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp
luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy
năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Xúi giục, lơi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
e) Tái phạm nguy hiểm;
Theo khoản 1 Điều 8 Luật Hình sự Việt Nam hiện hành thì “Tội phạm là hành vi nguy
hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện một cách cố ý hau vô ý...”. Tuy nhiên, những hành vi gây nguy hiểm
cho xã hội khơng đáng kể thì khơng được xem là tội phạm. Trong luật Hình sự Việt Nam
hiện hành bất cứ một hành vi nào khi đã kết luận là tội phạm thì đều phải chịu hình phạt
nhất định nào đó, tùy vào mỗi mức độ phạm tội, mức độ thành khẩn, những trường hợp
tăng nặng, giảm nhẹ, mà quyết định hình phạt một cách hợp lý và công bằng luôn lấy quy
định pháp luật làm căn cứ. Như vậy, “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của

Nhà nước nhằm tước bỏ hoăc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội”.10

10

ng Chung Lưu (chủ biên), Bình luận khoa học bộ luật Hình sự Việt Nam 1999 (Tái bản có sửa chửa bổ sung),
NXB Chính trị Quốc Gia-Sự Thật, 2008, tr. 92.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 17

SVTH: Trần Văn Thố


Đề tài: Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh

2.2. DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CƠNG VỤ
THEO LUẬT HÌNH SỰ 1999
2.2.1. Khách thể của tội phạm chống người thi hành công vụ
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội
phạm xâm hại.
Khách thể của tội phạm này là xâm phạm đến trật tự cơng cộng, gây trở ngại cho
hoạt động bình thường của những người đang thực hiện nhiệm vụ do cơ quan nhà nước
hay tổ chức giao cho.11
Đối tượng tác động của tội phạm chống người thi hành công vụ là người đang thi
hành công vụ, thông qua việc xâm phạm đến người thi hành công vụ mà xâm phạm đến
việc thực hiện nhiệm vụ công. Người thi hành công vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử,
do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc khơng có hưởng lương,
được giao nhiệm vụ và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ của mình. Ví

dụ: cảnh sát giao thơng, bộ đội biên phịng, cán bộ thu thuế, cán bộ thi hành án...
Người đang thi hành cơng vụ nói tại Điều 257 Bộ luật hình sự rất đa dạng. Có thể họ
là những người được Nhà nước giao cho công việc nhất định để thực hiện theo pháp luật,
cũng có thể do người có thẩm quyền phân công trong từng trường hợp cụ thể. Cá biệt có
những trường hợp là cơng dân bình thường nhưng được điều động thực hiện một công vụ
cấp bách nào đó vì lợi ích chung cũng được xem là người đang thi hành công vụ. Tội
phạm này chỉ bảo vệ những người có trách nhiệm, nhiệm vụ thực hiện “cơng vụ”. Vì vậy,
dù cơng chức đang thực hiện cơng việc nhưng cơng việc này vì lợi ích hoặc động cơ cá
nhân thì khơng được xem là phạm vi của tội phạm này nếu có hành vi chống lại cơng
chức thực hiện cơng vụ đó.12
Ví dụ: anh A là cảnh sát trật tự của Công an quận, trên đường tuần tra anh A phát
hiện anh B đang chạy xe gắn máy trên đường (khơng có hành vi phạm luật giao thơng) là
người có cải vã với mình trong qn cà phê hôm trước, anh A liền ra hiệu lệnh bảo anh
B tấp vô lề đường để kiếm chuyện trả đũa việc hôm trước trong quán cà phê. Khi anh B
điều khiển xe dừng lại trên lề đường thì anh A không kiểm tra giấy tờ hay các hoạt động

11

Phạm Văn Beo, Luật Hình Sự Việt Nam, Quyển 2- Phần các tội phạm, NXB Chính Trị Quốc Gia- Sự Thật, Hà
Nội, 2012, tr. 534.
12
Phạm Văn Beo, Luật Hình Sự Việt Nam, Quyển 2- Phần các tội phạm, NXB Chính Trị Quốc Gia- Sự Thật, Hà
Nội, 2012, tr. 535.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 18

SVTH: Trần Văn Thố



×