Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.65 KB, 2 trang )
Kỹ Thuật Bảo Quản Trái Dứa Sau Thu
Hoạch
Trái thơm (trái khóm, trái Dứa) hiện là
cây công nghiệp được trồng rất nhiều ở
nước ta. Nhìn chung, do đặc tính của
trái dứa nên khi thu muốn bảo quản
được trái dứa lâu người trồng phải kết
hợp chặt chẽ kĩ thuật thu hoạch và bảo
quả trái dứa. Dưới đây xin giới thiệu kĩ thuật thu hoạch và bảo quản
trái dứa.
1. Thu hoạch
- Độ chín thu hoạch: Dứa xuất khẩu quả tươi khi thu hoạch vỏ quả đã
chuyển từ màu xanh thẫm sang xanh nhạt, 2 hàng mắt phía cuống đã có kẽ
vàng. Dứa cho chế biến công nghiệp có 1-3 hàng mắt phía cuống có màu
vàng.
- Kỹ thuật thu hái: Cắt quả kèm theo đoạn cuống dài 2-3 cm, vết cắt phẳng
không làm quả bị dập, gãy cuống, gãy ngọn. Không thu hoạch vào ngày có
mưa hoặc nắng gắt. Khi cần lấy chồi ngọn để trồng hoặc bỏ đi đều phải dùng
dao cắt, không dược bẻ vì vết lõm vào quả sẽ gây mau thối quả.
2. Bảo quản
- Bảo quản ở nơi sản xuất: Thu hoạch xong phải vận chuyển về nơi râm mát,
sạch, không chất đống ngoài nắng hoặc mưa.
- Bảo quản quả tươi xuất khẩu: Chọn quả lành, không bị dập, không có rệp
sáp, vặt bỏ lá ở gốc quả, cắt bằng cuống cách gốc 2cm. Phân loại, đóng gói
đưa vào kho mát, vận chuyển bằng xe lạnh có nhiệt độ 7-8
o
C, ẩm độ 85-
90%. Thời gian từ thu hoạch đến khi đưa vào kho mát không quá 24 giờ vào
mùa Hè và 36 giờ vào mùa Xuân.
- Bảo quản dứa chế biến công nghiệp: Thu hoạch xong, phân loại sơ bộ,
chọn quả lành lặn đưa vào kho mát có nhiệt độ 10-12