Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

SẢN XUẤT GIỐNG KHOAI TÂY SẠCH BỆNH Ở MỘT SỐ NƯỚC TIÊN TIẾN ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.1 KB, 5 trang )

SẢN XUẤT GIỐNG KHOAI TÂY SẠCH BỆNH
Ở MỘT SỐ NƯỚC TIÊN TIẾN
Trước khi thảo luận về giống khoai tây sạch bệnh ở Việt Nam, có thể liên hệ
tới những phương pháp chung nhất về sản xuất giống khoai tây ở một số
nước trồng khoai tây.
Ở Ban Lan và Hungari, các nhà chọn tạo giống ở các Viện nghiên cứu quốc
gia chịu trách nhiệm về sản xuất giống tiền gốc (prebasic seed). Ở Hungari
100% các vật liệu khởi đầu là từ nhân giống in vitro. Ở Ba Lan gần 100%
các vật liệu khởi đầu là từ nhân giống in vitro.
Ở tất cả các nước khác thuộc Châu Âu, việc sản xuất giống tiền gốc đều
được tư nhân hoá. Ở Scotland, các củ nhỏ đã được xác định là sạch bệnh
được cung cấp do người sản xuất giống tiền gốc có đăng ký. Giống có thể
được trồng trên đồng ruộng hoặc sản xuất ra các củ nhỏ mới ở trong nhà
lưới.
Ở Denmarks, các vật liệu in vitro do các phòng thí nghiệm được giao nhiệm
vụ sản xuất, các vật liệu này do những người sản xuất được chọn lọc tiến
hành trồng trọt.
Ở Pháp, Liên đoàn những người trồng khoai tây chịu trách nhiệm sản xuất
các vật liệu in vitro.
Ở Đức, các nhà chọn tạo giống chịu trách nhiệm về sản xuất giống tiền gốc
với mức độ 95% từ in vitro.
Ở Hà Lan, việc sử dụng các vật liệu in vitro đang tăng lên một cách vững
chắc, nhưng phần lớn (60%) các giống gốc được sản xuất bằng phương pháp
truyền thống. Trên thực tế, dùng phương pháp truyền thống chọn tạo một
cây mẹ khoẻ mạnh (sạch bệnh), tiếp theo là cách ly và nhân giống qua một
số năm vẫn cho các kết quả tốt. Hơn nữa, nhân giống in vitro đã cho thấy
không phải là không có rủi ro về tính đúng giống và độ thuần của giống. Các
đột biến và những sai sót về tính đúng giống đã gây ra những thất bại
nghiêm trọng và những trở ngại cho việc lập kế hoạch nhân giống.
Mỗi một nước có hệ thống thế hệ (đời) nhân giống riêng của mình bao gồm
một số thế hệ nhân giống tiền gốc, tiếp theo là nhân giống gốc và giống xác


nhận. Số thế hệ nhân giống tối đa thay đổi tuỳ theo nước, từ 11 ở Denmark
đến 7 ở Đức và Hungari, 9 ở Pháp, Hà Lan và Ba Lan, 10 ở Liên Hiệp Anh
(UK). Trên thực tế, mỗi một hệ thống đều giảm bớt đi từ 2 - 3 đời. Lý do
chính là vì, cứ mỗi đời tỷ lệ bệnh virus lại tăng lên, cho nên mỗi hệ thống
đều làm giảm số lượng đời nhân giống.
Ở Hà Lan, những người sản xuất giống có khả năng tự sản xuất tất cả các
đời (generations).
Gần đây, phương pháp "thuỷ canh" (hydroponics) ngày càng được chú ý
nhiều hơn. Kỹ thuật thuỷ canh bao gồm sản xuất củ ở trong nhà lưới bằng
trồng cây trong dung dịch, tương tự như những dung dịch được dùng trong
các phương tiện sản xuất ở nhà lưới đối với cà chua với kỹ thuật thu hoạch
nhiều lần. Với kỹ thuật mới này, khi được thiết lập, một số lớn các củ sạch
bệnh trên một củ có thể sản xuất với giá có thể chấp nhận được.
Ở Hàn Quốc, công nghệ sản xuất giống khoai tây sạch bệnh đã phát triển ở
trình độ cao. Giống khoai tây sạch bệnh chủ yếu được sản xuất từ in vitro (in
vitromicrotubers) và công nghệ thuỷ canh (hydroponics). Tuy vậy, cho tới
năm 2001, diện tích sản xuất khoai tây bằng nguồn giống khoai tây sạch
bệnh chiếm khoảng 50% tổng diện tích sản xuất khoai tây ở Hàn Quốc.
Tình hình sản xuất giống khoai tây sạch bệnh ở Việt Nam
Như đã trình bày ở trên, cho đến nay, Việt nam chưa có hệ thống sản xuất,
xác nhận giống và cung ứng giống khoai tây hoàn chỉnh. Tuy nhiên, nhiều
cơ quan nhà nước như Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam, Viện Cây lương
thực và CTP, Trường ĐHNN I, Công ty Giống cây trồng Trung ương I,
Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống Cây trồng Trung ương đã và đang nỗ
lực sản xuất ra ngày càng nhiều giống khoai tây sạch bệnh. Một số tổ chức
xã hội và các đơn vị thuộc thành phần kinh tế tư nhân cũng đã và đang có
nhiều đóng góp cho sản xuất giống khoai tây sạch bệnh. Một số giống khoai
tây mới như KT3 và VC 38-6, với tiềm năng năng suất cao, khả năng chống
chịu bệnh tốt, tốc độ thoái hoá chậm đang được phát triển mạnh.
Công nghệ bảo quản khoai tây giống bằng kho lạnh đã và đang góp phần to

lớn vào việc xây dựng hệ thống sản xuất, bảo quản, xác nhận và cung ứng
khoai tây giống sạch bệnh ở Việt Nam.
Về xác nhận giống, gần đây, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống Cây trồng
Trung ương đã soạn thảo và đề nghị Bộ NN & PTNT ban hành văn bản qui
phạm về hệ thống tiêu chuẩn giống khoai tây của Việt Nam để làm cơ sở cho
việc sản xuất, kiểm định và xác nhận chất lượng giống khoai tây.
Nhiều cơ quan khoa học đã có các cơ sở vật chất như các phòng nuôi cấy in
vitro, các phòng kiểm tra bệnh, hệ thống nhà lưới. Tuy nhiên, so với yêu
cầu, các cơ sở vật chất nói trên vẫn còn thiếu rất nhiều.
Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam, Viện cây lương thực và CTP, Trường
ĐHNN I Hà Nội, Công ty Giống cây trồng TW I hiện đang là những cơ quan
chủ yếu trong hệ thống sản xuất giống khoai tây sạch bệnh. Về nguồn lực,
các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và tư nhân đã có năng lực ở mức độ
nhất định để đẩy mạnh sản xuất, xác nhận và cung ứng giống sạch bệnh.
Về địa điểm nhân giống Việt Nam, các kết quả trong nghiên cứu sản xuất
giống khoai tây sạch bệnh trong hơn 10 năm qua đã cho thấy, sản xuất giống
khoai tây sạch bệnh bằng nuôi cấy in vitro và bán in vitro ở các vùng có độ
cao khoảng 1500 m so với mặt nước biển (Đà Lạt, Sapa) là có rất nhiều
thuận lợi. Về nguyên lý, do nhiệt độ không khí mát mẻ quanh năm, trung
bình khoảng 15 - 25
o
C, rất thích hợp cho cây khoai tây, tiết kiệm được chi
phí điện năng dùng cho các phòng thí nghiệm nuôi cấy mô và nhà lưới. Ở
các vùng cao này, sản xuất giống khoai tây bằng phương pháp in vitro,
bán in vitro và thuỷ canh (hydroponics) là rất thuận lợi và có thể làm được
liên tục nhiều vụ trong một năm.
Các kết quả nghiên cứu trong những năm qua đã cho thấy rõ, các củ nhỏ
(mini tubers) sạch bệnh được sản xuất từ in vitro, bán in vitro và thuỷ canh
(hydroponics culture) có thể được trồng trên đồng ruộng cách ly ở độ cao từ
1000 m trở lên thích hợp nhất. Ở các vùng cao phía Bắc, đặc biệt để tránh

mối đục củ và bệnh héo xanh, ruộng nhân giống cách ly ở các độ cao nói
trên phải là ruộng lúa nước một vụ, với thời vụ thích hợp nhất cho việc nhân
giống khoai tây là vụ Xuân - Hè (trồng từ tháng 2 đến tháng 3, thu hoạch từ
tháng 5 đến tháng 6). Như vậy, củ giống thu hoạch ở vùng cao trong vụ
Xuân Hè có tuổi sinh lý trẻ hơn củ giống cùng loại trồng ở vụ Đông (thu
hoạch tháng 1) và vụ Xuân (thu hoạch tháng 3) ở ĐB Sồng Hồng từ tháng 3
- 4.
Thuận lợi cơ bản nữa là, tại đồng ruộng cách ly ở các vùng cao có độ cao từ
1000m trở lên, mật độ rệp hại (đặc biệt là rệp đào, Myzus persicea), tác nhân
chủ yếu truyền bệnh virus, là rất thấp so với ở đồng bằng. Do đó, củ giống
cùng loại sản xuất ở vùng cao thường có độ sạch bệnh cao hơn ở đồng bằng.
Như vậy, tốc độ thoái hoá giống khoai tây ở vùng cao thấp hơn nhiều so với
ở đồng bằng.
Củ giống sản xuất ở vùng cao có độ tuổi sinh lý trẻ hơn và độ sạch bệnh cao
hơn đảm bảo có thể nhân giống ở vùng cao được nhiều thế hệ và năng suất
cao hơn hẳn đối với giống cùng loại và cùng thế hệ sản xuất ở đồng bằng.

×