Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

GIÁO ÁN LỚP 3 KẾT NỐI TRI THỨc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.37 KB, 24 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cột sống có vai trị rất quan trọng đối với cơ thể con người, mọi hoạt động
trong sinh hoạt, lao động sản xuất, thể thao... đều liên quan đến sự vận động của
cột sống. Có rất nhiều bệnh lý liên quan đến cột sống, trong đó hội chứng cổ vai
cánh tay rất hay gặp trên lâm sàng bởi vì cột sống cổ có mối liên quan giải phẩu
đặc biệt với các rễ thần kinh của đám rối thần kinh vai cánh tay.
Hội chứng cổ vai cánh tay gặp ở cả nam và nữ, thường gặp ở người cao
tuổi,bệnh có thể khởi phát từ từ hoặc đột ngột, gặp trên nhiều địa phương trong
cả nước. Bệnh tuy không gây tử vong nhưng thường làm cho người bệnh giảm
khả nang vận động và lao động.
Hiện nay theo tổ chức y tế thế giới : ở những người dưới 45 tuổi tỉ lệ mắc
hội chứng cổ vai cánh tay hàng năm ước tính khoảng 3% dân số, 30% mắc hội
chứng cổ vai cánh tay trong độ tuổi lao động. Ở Mỹ, hàng năm có khoảng 1,5
triệu người phải nghỉ việc vì mắc phải hội chứng cổ vai cánh tay; còn ở Việt nam
có tới 60% người trên 60 tuổi mắc hội chứng cổ vai cánh tay.
Hội chứng cổ vai cánh tay là hậu quả của nhiều yếu tố: tuổi cao, nghề
nghiệp lao động nặng, một số yếu tố khác như: tiền sử chấn thương cột sống, bất
thường trục chi, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, tư thế lao động...
Để điều trị hội chứng cổ vai cánh tay, YHHĐ thường dùng các thuốc giảm
đau chống viêm, giãn cơ, tăng dẫn truyền thần kinh, thuốc chống thối hóa tác
dụng chậm , vitaminchậm hoặc chỉ định ngoại khoa...
YHCT mô tả bệnh này thuộc phạm vi chứng tý, bệnh danh kiên thống,
nguyên nhân do phong hàn thấp xâm nhập vào cơ thể nhân lúc chính khí hư suy
khiến cho khí huyết vận hành không thông làm gân cốt, cơ bắp, khớp xương bị
đau, tê dại, co duỗi khó khăn.
Để điều trị bệnh này YHCT có rất nhiều phương pháp như dùng thuốc
YHCT, điện châm, xoa bóp bấm huyệt, thủy châm cũng thu được kết quả khả
quan, có tác dụng giảm đau nhanh, ít tác dụng phụ, giá thành rẻ...Vì vậy chúng
tơi nghiên cứu đề tài “ Đánh giá tác dụng của phương pháp xoa bóp bấm huyệt
trong điều trị hội chứng cổ vai cánh tay tại khoa đông y bệnh viện Ngọc Lặc từ
tháng 1 đến tháng 6 năm 2016 ”.Với mục tiêu duy nhất :


- Đánh giá tác dụng của phương pháp xoa bóp bấm huyệt trong điều trị hội
chứng cổ vai cánh tay.

1


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giải phẩu cột sống.
Cột sống là một cột xương gồm nhều đốt sống chồng lên nhau, có nhiệm vụ
nâng đỡ cơ thể, vận động và bảo vệ tủy gai.
Số lượng đốt sống.
Mỗi người có từ 33 đến 35 đốt sống, phân bố như sau:
- 24 đốt sống trên rời nhau: gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực và 5 đốt
sống thắt lưng.

- Xương cùng gồm 5 đốt sống cùng dính với nhau.
- Xương cụt do 4 đến 6 đốt sống cụt tạo thành.
Các đoạn cong của cột sống.
Nhìn trước sau cột sống trơng thẳng đứng, nhưng nhìn nghiêng, cột sống có
4 đoạn cong lồi lõm xen kẽ nhau: đoạn cổ và đoạn thắt lưng cong lồi ra trước còn
đoạn ngực và đoạn cùng cụt cong lồi ra sau.
Cấu tạo chung của đốt sống.
Mỗi đốt sống gồm 4 phần:
- Thân đốt sống :
Nằm ở phía trước, chịu sức nặng của cơ thể.
Là một khối xương hình trụ, hai mặt trên và dưới tiếp xúc với đĩa gian đốt
sống.
- Cung đốt sống:
Ở phía sau thân và cùng với thân tạo thành lỗ đốt sống. Gồm hai phần:
Hai mãnh cung đốt sống ở sau.

Hai cuống cung đốt sống nối hai mảnh với thân đốt sống. Ở bờ trên và bờ
dưới cuống có khuyết sống trên và khuyết sống dưới, các khuyết này cùng với
khuyết của các đốt lân cận tạo nên lỗ gian đốt sống khi hai đốt sống chồng lên
nhau, để dây thần kinh gai sống chui qua.
- Các mỏm:
Có ba loại, đều xuất phát từ cung đốt sống; mõm gai, mõm ngang và mõm
khớp.
2


- Lỗ đốt sống:
Do thân và cung đốt sống tạo nên. Khi các đốt sống chồng lên nhau, các lỗ
đốt sống sẽ tạo nên ống sống, chứa đựng tủy gai.
1.2. Đặc điểm giải phẩu chức năng vùng cột sống cổ
1.2.1 Cột sống.
- Cột sống cổ có 7 đốt, từ C1 đến C7, có đường cong ưỡn ra trước, đốt
C1 (đốt đội) khơng có thân đốt, đốt C7 có mỏm gai dài nhất sờ thấy rõ, lồi ngay
dưới da nhất là khi ta cúi cổ, nên được dùng để làm mốc xác định các đốt sống
cổ.
- Giữa đốt đội C1 với xương chẩm khơng có đĩa đệm, và cũng khơng có
đĩa đệm giữa đốt đội và đốt trục C2. Do đó giữa xương chẩm và C1 cũng như
giữa C1 và C2 khơng có lỗ tiếp hợp.
- Các đốt sống cổ kể từ C2 trở xuống liên kết với nhau bởi 3 khớp:
+ Khớp đĩa đệm gian đốt: đĩa đệm gian đốt ln phải chịu áp lực tải trọng
lớn. Khi có sự cố định lâu trong một tư thế hoặc do áp lực lệch trọng tải, sẽ dễ
dẫn đến thối hóa đĩa đệm và hình thành các gai xương ở các đĩa đệm cổ thấp.
+ Khớp sống - sống : tạo nên bởi các mấu sống trên và mấu sống dưới của
hai thân đốt kế cận và được nhận biết trên phim chụp tư thế nghiêng.
+ Khớp bán nguyệt: chỉ duy nhất ở cột sống cổ mới có. Mỗi thân đốt sống
có 2 mấu bán nguyệt ở góc trên ngồi, hợp với 2 góc dưới ngồi của thân đốt trên

để tạo nên 2 khớp bán nguyệt ở mỗi khe gian đốt. Khớp này có liên quan đến cử
động quay cổ, khơng có tổ chức sụn ở diện khớp, khơng có dịch khớp nên nó là
khớp giả, nó rất yếu và rất dễ bị tổn thương và bị thoái. Khi khớp bán nguyệt bị
thối hóa dễ chèn ép và động mạch đốt sống thân nền.
- Lỗ tiếp hợp (còn gọi là lỗ ghép): thành trong của lỗ tiếp hợp hình thành
bởi phía ngồi là thân đốt sống và khớp Luschka. Khớp mấu lồi đốt sống hình
thành bởi diện khớp mấu lồi đốt sống trên và diện khớp mấu lồi đốt sống dưới,
khớp được bao bọc bởi bao khớp ở phía ngồi. Dây thần kinh hỗn hợp chạy dọc
theo lỗ tiếp hợp và tách ra thành 2 phần cảm giác và vận động riêng biệt. Phần
vận động còn gọi là rễ trước tiếp xúc với khớp Luschka, rễ sau nằm ở phía bên
trong mỏm khớp và bao khớp. Rễ thần kinh bình thường chỉ chiếm khoảng 1/41/5 lỗ tiếp hợp.
1.2.2. Đĩa đệm.

3


- Cấu tạo: đĩa đệm được cấu tạo bởi 3 thành phần là nhân nhầy, vòng sợi và
mâm sụn.
- Chiều cao của đĩa đệm: ở đoạn sống cổ khoảng 3mm.
1.2.3 Dây chằng.
- Dây chằng dọc trước bám ở mặt trước các đốt ống và đĩa đệm.
- Dây chằng dọc sau bám vào mặt sau thân đốt và đĩa đệm.
- Ngoài ra còn các dây chằng vàng, dây chằng liên gai, dây chằng liên
ngang.
1.2.4. Mạch máu, thần kinh.
- Từ đốt C6 đến C2 có động mạch đốt sống thân nền chạy trong lỗ động
mạch ở giữa mỏm ngang của mỗi đốt và ngay bên cạnh mỏm móc, kèm theo
động mạch có tĩnh mạch và một số nhánh thần kinh giao cảm cổ. Trong ống sống
là đoạn tủy cổ gồm có 8 đốt, tách ra 8 đôi dây thần kinh tủy cổ chui qua lỗ tiếp
hợp ra ngoài tạo thành đám rối thần kinh cánh tay.

- Thần kinh vận động:
+ Các nhánh của đám rối cổ sâu: Nhánh vận động cho cơ ở cột sống, cơ
thang, cơ ức đòn chũm. Nhánh xuống của đám rối cổ (do C2 và C3 tạo nên) cho
các nhánh vận động cơ dưới móng. Dây hồnh do C4 và nhánh nhỏ của C3, C5
tạo nên, tới vận động cho cơ hoành.
+ Nhánh C5: chi phối vận động cơ delta, cơ tròn nhỏ và cho các cơ trên
gai, dưới gai .
+ Nhánh C6 : chi phối cận động cơ nhị đầu, cơ cánh tay trước.
+ Nhánh C7: chi phối vận động cơ tam đầu.
+ Nhánh C8: chi phối vận động cơ gấp ngón tay.
- Cảm giác:
+ Nhánh C1,C2,C3: cho nửa sau đầu.
+ Nhánh C4: cho vùng vai.
+ Nhánh C5,C6,C7 cho nửa quay cánh tay, cẳng tay, ngón 1,2,3.
+ Nhánh C8, : cho nửa trụ cánh tay, cẳng tay, ngón 4,5.
- Phản xạ gân xương:
+ Nhánh C5 chi phối phản xạ gân xương cơ nhị đầu.
+ Nhánh C6 chi phối phản xạ gân xương cơ nhị đầu và trâm quay.
+ Nhánh C7 chi phối phản xạ gân xương cơ tam đầu.
- Thần kinh chi phối cảm giác cột sống cổ và màng tủy: một nhánh rễ thần
kinh cổ xuất phát từ hạch cạnh sống. Nhánh này được bổ sung các thành phần
giao cảm từ các hạch giao cảm cạnh sống, quay trở lại chui qua lỗ gian đốt vào
4


trong ống sống chi phối cho các thành phần trong ống sống. Khi thần kinh này bị
kích thích sẽ gây đau.
- Chuỗi hạch giao cảm cổ sau: gồm hạch giao cảm cổ trên, cổ giữa và hạch
sao. Các hạch này nằm ở mặt trước đốt sống và sau bó mạch thần kinh cổ. Hạch
giao cảm cổ trên nằm ngang thân đốt C2 và C3, hạch cổ giữa ngang C6 và hạch

sao nằm giữa mỏm ngang C7 và phần cổ của xương sườn I, sau động mạch dưới
đòn.
1.2.5. Chức năng cột sống cổ.
- Cột sống cổ có phạm vi vận động rất lớn. Đoạn cổ trên (C1- C3) trước hết
đáp ứng cho chuyển động xoay, thường ít gặp thối hóa ở đoạn này. Giữa C1 và
C2 khơng có đĩa đệm, vì vậy bệnh lý đĩa đệm ở đây cũng ít xảy.
- Những tương quan giải phẫu này giải thích các dấu hiệu lâm sàng khi
thối hóa cột sống cổ, tùy theo vị trí của khớp bị thối hóa sẽ chèn ép vào tủy cổ,
vào động mạch sống, các nhánh giao cảm, các rễ thần kinh từ C5 đến C7
1.3. Sơ bộ về hội chứng cổ vai cánh tay theo quan điểm YHHĐ.
1.3.1 Khái niệm
Hội chứng cổ vai cánh tay là một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan
đến các bệnh lý cột sống cổ, thường kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần
kinh cổ và tủy cổ. Biểu hiện lâm sàng thường gặp là đau vùng cổ, vai và một bên
tay, kèm theo một số rối loạn cảm giác và/hoặc vận động tại vùng chi phối của rễ
dây thần kinh cột sống cổ bị ảnh hưởng
1.3.2 Nguyên nhân
* Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (20- 25%).
* Các nguyên nhân ít gặp khác: chấn thương, khối u, nhiễm trùng, loãng
xương, bệnh lý viêm cột sống, bệnh lý phần mềm cạnh cột sống. Trong một số
trường hợp hội chứng cổ vai cánh tay là do bản thân bệnh lý của cột sống cổ gây
đau cổ và lan ra vai hoặc tay, mà khơng có bệnh lý rễ dây thần kinh cổ.
1.2.3 Chẩn đoán
1.2.3.1Lâm sàng
Tùy thuộc nguyên nhân, mức độ và giai đoạn bệnh, bệnh nhân có thể có ít
nhiều những triệu chứng và hội chứng sau đây:


Hội chứng cột sống cổ


5


- Đau vai gáy: có thể khởi phát cấp tính sau chấn thương, sau động tác vận
động cổ quá mức, hoặc tự nhiên như sau khi ngủ dậy, hoặc xuất hiện từ từ, âm ỉ,
mạn tính.
- Hạn chế vận động cột sống cổ. Có thể kèm theo dấu hiệu vẹo cổ hay gặp
trong đau cột sống cổ cấp tính.
- Điểm sau cột sống cổ khi ấn vào các gai sau, cạnh cột sống cổ tương ứng
các rễ thần kinh.

Hội chứng rễ thần kinh
- Đau vùng gáy lan lên vùng chẩm và xuống vai hoặc cánh tay, bàn tay,
biểu hiện lâm sàng là hội chứng vai gáy hoặc hội chứng vai cánh tay. Đau thường
tăng lên khi xoay đầu hoặc gập cổ về phía bên đau.
- Rối loạn vận động, cảm giác kiểu rễ: Yếu cơ và rối loạn cảm giác như rát
bỏng, kiến bị, tê bì ở vùng vai, cánh tay, hoặc ở bàn tay và các ngón tay.
- Một số nghiệm pháp đánh giá tổn thương rễ thần kinh cổ:
+ Dấu hiệu chuông bấm: Ấn điểm cạnh sống tương ứng với lỗ tiếp hợp thấy
đau xuất hiện từ cổ lan xuống vai và cánh tay.
+ Nghiệm pháp dạng vai: Bệnh nhân ngồi, cánh tay bên đau đưa lên trên
đầu và ra sau, các triệu chứng rễ giảm hoặc mất.
+ Nghiệm pháp kéo giãn cổ: bệnh nhân nằm ngửa, thầy thuốc dùng tay giữ
chẩm và cằm và kéo từ từ theo trục dọc, làm giảm triệu chứn

Hội chứng tủy cổ
- Do lồi hoặc thoát vị đĩa đệm gây chèn ép tủy cổ, tiến triển trong một thời
gian dài.
- Biểu hiện sớm là dấu hiệu tê bì và mất khéo léo hai bàn tay, teo cơ hai tay,
đi lại khó khăn, nhanh mỏi. Giai đoạn muộn tùy vị trí tổn thương có thể thấy liệt

trung ương tứ chi; liệt ngoại vi hai tay và liệt trung ương hai chân; rối loạn phản
xạ đại tiểu tiện.

Hội chứng động mạch sống nền
Đau đầu vùng chẩm, chóng mặt, ù tai, mờ mắt, đơi khi có giảm thị lực
thống qua, mất thăng bằng, mệt mỏi.

Các triệu chứng khác
Có thể có các rối loạn thần kinh thực vật: Đau kèm theo ù tai, rối loạn thị
lực, rối loạn vận mạch vùng chẩm vai hoặc tay. Các triệu chứng tồn thân như
sốt, rét run, vã mồ hơi vào ban đêm, sụt cân.

6


1.2.3.2 Cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: Ít có giá trị chẩn đoán trong bệnh lý cột sống cổ và đĩa
đệm gây chèn ép cơ học.
- Chụp X quang thường quy: Cần chụp tư thế trước sau, nghiêng và chếc
3/4. X quang có thể phát hiện những tổn thương cột sống cổ do chấn thương,
thối hóa, hẹp lỗ tiếp hợp, xẹp đốt sống do loãng xương, hủy xương do bệnh lý
ác tính...
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): được chỉ định khi bệnh nhân có đau kéo dài
(trên 4- 6 tuần), đau ngày càng tăng, có tổn thương thần kinh tiến triển, có biểu
hiện bệnh lý tủy cổ, hoặc các dấu hiệu cảnh báo gợi ý bệnh lý ác tính hay nhiễm
trùng.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) đơn thuần hoặc kèm chụp tủy cản quang:
Chụp CT đơn thuần có thể được chỉ định khi khơng có MRI hoặc chống chỉ
định chụp MRI.
- Xạ hình xương: Khi nghi ngờ ung thư di căn hoặc viêm đĩa đệm đốt sống,

cốt tủy viêm.
- Điện cơ: Có thể giúp phát hiện tổn thương nguồn gốc thần kinh và phân
biệt bệnh lý tủy cổ với bệnh lý rễ và dây thần kinh ngoại biên.
1.2.3.3 Chẩn đoán phân biệt
- Bệnh lý khớp vai và viêm quanh khớp vai.
- Hội chứng đau loạn dưỡng giao cảm phản xạ.
- Bệnh lý tủy sống do viêm, nhiễm trùng.
- Bệnh lý não màng não, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa gây đau vùng cổ vai
hoặc tay.
1.2.3.4 Điều trị


Nguyên tắc điều trị

- Điều trị nguyên nhân kết hợp với điều trị triệu chứng bệnh.
- Kết hợp điều trị thuốc, không dùng thuốc với các biện pháp phục hồi
chức năng.
- Chỉ định điều trị ngoại khoa trong một số ít các trường hợp đặc biệt.

Điều trị cụ thể
- Không dùng thuốc
+Giáo dục ngun nhân, thay đổi thói quen sinh hoạt, cơng việc.
+ Có thể bất động cột sống cổ bằng nẹp mềm trong giai đoạn cấp khi có đau
nhiều hoặc sau chấn thương.
7


+Tập vận động cột sống cổ, vai, cánh tay với các bài tập thích hợp.
+ Vật lý trị liệu: Liệu pháp nhiệt, kích thích điện, siêu âm liệu pháp, xoa
bóp bấm huyệt, châm cứu, kéo giãn cột sống.

- Thuốc
+ Thuốc giảm đau,chống viêm: paracetamol, vortarel, celebrex…
+ Thuốc giãn cơ: Epirisone, tolperisone, mephenesine, diazepa
+ Các thuốc khác: giảm đau thần kinh như Gabapentin , pregabalin, thuốc
chống trầm cảm: Amitriptylin, Vitamin nhóm B.
- Ngoại khoa
Chỉ định: Đau nhiều song điều trị nội khoa ít có kết quả, có tổn thương thần
kinh nặng và tiến triển, có chèn ép tủy cổ đáng kể.
- Các phương pháp khác
Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng, khớp facet cạnh cột sống cổ thường
chỉ được làm tại các cơ sở chun khoa. Ngồi ra có thể điều trị đốt thần kinh
bằng sóng cao tần cạnh hạch giao cảm cổ.
1.4 Sơ bộ về hội chứng cổ vai cánh tay theo quan điểmYHCT
Hội chứng cổ vai cánh tay thuộc phạm vi chứng tý của Y học cổ truyền.

Nguyên nhân và cơ chế sinh
- Do chức năng can thận suy, do tuổi tác, do lao động cực nhọc, do ăn uống
không đầy đủ, sinh hoạt không điều độ làm cho chức năng can thận suy yếu.
Thận chủ cốt tủy, thận suy yếu làm cho cốt tủy không được nuôi dưỡng tốt.
- Lục dâm: phong hàn thấp thừa lúc cơ thể suy yếu xâm nhập vào các kinh
Bàng quang, Đởm, Tam tiêu, Tiểu trường….làm cho khí huyết khơng lưu thơng
tốt gây ra đau mỏi kèm theo tê.
- Do mang vác nặng, sai tư thế, vận động đột ngột quá mức của cột sống cổ
gây huyết ứ khí trệ sinh đau.

Các thể lâm sàng
- Thể phong hàn thấp:
Đau vùng cổ, gáy lan lên vùng chẩm và xuống vai và cánh tay. Đau tăng về
đêm, khi gặp lạnh, đau có tính chất cơ học, đau tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, khi
ho, hắt hơi, khi vận động cột sống cổ; đau giảm khi nghỉ ngơi, khi kéo giãn cột

sống cổ.... Tê một vùng ở cánh tay, cẳng tay, bàn ngón tay. Tồn thân sợ gió, sợ
lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.
- Thể can thận hư
Đau vùng gáy âm ỉ tăng từng cơn nhất là về đêm, lan lên vùng chẩm và
xuống vai và cánh tay. Đau có tính chất cơ học, đau tăng khi đứng, đi, ngồi lâu,
8


khi ho, hắt hơi, khi vận động cột sống cổ; đau giảm khi nghỉ ngơi, khi kéo giãn
cột sống cổ, đau nhiều khi trời lạnh, chườm nóng dễ chịu, cơ vùng cổ vai gáy co
cứng ít, vận động cổ hạn chế. Có thể kèm theo tê một vùng ở cánh tay, cẳng tay,
bàn ngón tay.
Nếu can thận âm hư: đau lưng, mỏi gối, ù tai, đau đầu, chóng mặt, tiểu
vàng, đại tiện táo, lưỡi khô, rêu vàng, mạch trầm tế.
Nếu thận dương hư: Đau lưng, mỏi gối, ù tai, đái đêm, ngủ ít, tiểu tiện
trong dài, chất lưỡi nhợt, rêu tráng mỏng, mạch trầm nhược
- Thể huyết ứ
Sau khi ngủ gối đầu cao dậy hoặc sau khi lao động, sau bị đánh, bị ngã, sau
xách nặng, sau 1 động tác vận đông cổ mạnh đột ngột thấy vai gáy đau, vận động
cổ khó, cơ vùng cổ co cứng lan lên vùng chẩm và xuống vai và cánh tay. Đau có
tính chất cơ học, đau tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, khi ho, hắt hơi, khi vận động cột
sống cổ; đau giảm khi nghỉ ngơi, khi kéo giãn cột sống cổ, Có thể kèm theo tê
một vùng ở cánh tay, cẳng tay, bàn ngón tay.
1.5Xoa bóp bấm huyệt
1.5.1 Định nghĩa :
Xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp phịng bệnh và chữa bệnh với sự
chỉ đạo của lý luận y học cổ truyền. Đặc điểm của nó là dùng bàn tay, ngón tay là
chính để tác động lên huyệt da thịt gân khớp của người bệnh, nhằm đặt tới mục
đích phịng bệnh và chữa bệnh : điều chỉnh âm dương, điều chỉnh chức năng kinh
lạc và khí huyết tạng phủ, phục hồi chức năng vận động của cân cơ xuơng khớp,

củng cố phục hồi và tăng cường các hoạt động sống của cơ thể.
1.5.2 Phân loại xoa bóp
- Xoa bóp phục hồi sức khoẻ
- Xoa bóp chữa bệnh.
- Xoa bóp trong chấn thương và thể dục thể thao.
- Xoa bóp thẩm mỹ.
- Một số phương pháp xoa bóp khác: xoa bóp chân, tác động cột sống.
1.5.3 Những điều chú ý khi chữa bệnh bằng xoa bóp.
- Cần làm cho người bệnh tin tưởng vào phương pháp để người bệnh phối
hợp tốt với thầy thuốc trong q trình xoa bóp và phát huy sự nỗ lực chủ động
trong quá trình đấu tranh với bệnh tật. Do đó, cần chú ý giải thích rõ nguyên nhân
bệnh, chỉ dẫn người bệnh những điều cần chú ý và phương pháp tập luyện ở nhà.
- Cần có chẩn đốn rõ ràng rồi mới tiến hành xoa bóp. Khơng làm xoa bóp
khi người bệnh q đói, q no. Trước khi làm thủ thuật nên để người bệnh ngồi
9


nghỉ thoải mái 5 - 10 phút. Chú ý thủ thuật năng hay nhẹ phải phù hợp người
bệnh.
- Khi xoa bóp thầy thuốc phải theo dõi người bệnh, thái độ phải hoà nhã,
nghiêm túc.
- Thời gian điều trị :
Nếu xoa bóp tồn thân thường từ 30 đến 40 phút nếu xoa bóp bộ phận của
cơ thể thường từ 10 đến 15 phút.
1.5.4 Một số kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt cơ bản\
Xoa vuốt:
- Xoa vuốt là kỹ thuật kích thích nhẹ chủ yếu trên da và tổ chức dưới da,
nhằm kích thích mạng lưới mao mạch và thụ cảm thể thần kinh tại chỗ, có tác
dụng gây giãn mạch, tăng cường tuần hoàn, dinh dưỡng da, giảm đau, giảm phù
nề, làm bong lớp sừng chết làm cho da mịn màng.

Kỹ thuật
+ Xoa: dùng đầu ngón tay, gốc gan bàn tay hoặc mơ ngón tay út, ngón tay
cái xoa trịn lên da chỗ đau, tay KTV di chuyển trên da bệnh nhân. Là thủ thuật
mềm mại, thường dùng ở bụng hoặc nơi sưng đau. Tác dụng giảm sưng đau tại
chỗ.
+ Vuốt: Dùng gốc bàn tay, mơ ngón tay út, hoặc mơ ngón cái vuốt lên da
theo hướng thẳng. Tay KTV di chuyển trên da người bệnh, cũng có khi dùng dầu
hay bột tan để làm trơn da. Kỹ thuật này có thể áp dụng ở toàn thân. Tác dụng
làm mềm gân cơ, giảm đau, giảm sưng nề.
Day miết:
- Day miết là kỹ thuật kích thích sâu hơn, đặc biệt đối với cơ, gân, dây
chằng, các mạch máu, dây hoặc đám rối thần kinh. Tác dụng gây giãn mạch và
tăng lưu thông máu ở sâu, tăng dinh dưỡng tổ chức cơ và thần kinh, chống teo cơ,
day mạnh gây tăng trương lực cơ.
- Kỹ thuật:
+ Day: Dùng gốc bàn tay, mơ ngón tay út, mơ ngón cái hơi dùng sức ấn
xuống da người bệnh và di động theo đường tròn. Thường làm chậm, mức độ
nặng hay nhẹ, to hay nhỏ tùy tình hình bệnh. Là thủ thuật mềm mại, dùng ở nơi
đau và có nhiều cơ. Tác dụng giảm sưng đau.
+ Miết: Dùng đầu ngón tay cái miết chặt vào da người bệnh rồi miết theo
hướng thẳng. Tay KTV di động làm kéo căn da người bệnh. Kỹ thuật hay dùng ở
đầu, bụng, chi thể.

10


+ Phân và hợp: Như kỹ thuật miết nhưng dùng cả hai đầu ngón tay cái, hoặc
mơ ngón út hai tay; từ cùng một chỗ miết ra hai bên gọi là phân, từ hai chỗ khác
nhau miết về cùng một chỗ gọi là hợp. Kỹ thuật này hay dùng xoa bóp ở đầu mặt.
Nắn bóp:

- Nắn bóp có tác dụng chính lên các cơ, dây chằng, gân, tổ chức quanh
khớp. Gây giãn mạch tại chỗ rõ rệt, tăng dinh dưỡng tổ chức cơ, chống teo cơ,
nắn bóp mạnh làm tăng trương lực cơ. Là một phương pháp tốt để nuôi dưỡng tổ
chức cơ nên được coi như một hình thức vận động thụ động đối với các cơ. Nắn
bóp trực tiếp lên gân, dây chằng hay thần kinh được sử dụng nhiều trong chống
đau, chống co cứng cơ, kích thích cơ - thần kinh bị liệt...
- Kỹ thuật:
+ Véo: Dùng ngón cái và ngón trỏ kẹp và kéo da lên, hai tay làm liên tiếp
làm cho da người bệnh luôn ln như bị cuộn giữa các ngón tay KTV. Hay dùng
ở lưng và trán.
+ Bóp: dùng ngón cái và các ngón tay kia bóp vào cơ hoặc gân bị bệnh. Có
thể bóp bằng hai, ba, bốn hay năm ngón tay. Có thể vừa bóp vừa hơi kéo lên,
khơng nên dùng lực bóp ở đầu ngón tay sẽ gây đau, mà dùng lực ở đốt thứ 3 ngón
tay để bóp. Kỹ thuật này dùng ở cổ, vai, gáy, nách, chi thể. Sức bóp mạnh hay
nhẹ tùy trường hợp cụ thể.
Đấm chặt:
- Đấm chặt là hình thức tác động sâu đến cả xương khớp và toàn thân do
truyền lực tùy theo mức độ mạnh hay nhẹ. Nếu đấm nhẹ và nhịp nhàng sẽ có tác
dụng gây ức chế thần kinh trung ương, giảm đau, tạo cảm giác dễ chịu chống mệt
mỏi. Đấm chặt thường được sử dụng nhiều trong xoa bóp lưng và chi thể.
- Kỹ thuật:
+ Đấm: bàn tay nắm dùng mơ ngón út hoặc bàn tay úp đấm vào chỗ đau.
+ Chặt: bàn tay duỗi, dùng mơ ngón út chặt liên tiếp vào chỗ đau. Nếu làm ở đầu
thì xịe ngốn tay, dùng ngón út để chặt vào đầu người bệnh.
+ Vỗ: bàn tay hơi khum, giữa lòng bàn tay hơi lõm, vỗ từ nhẹ đến nặng vào chỗ
bị bệnh. Khi phát da bị đỏ lên do áp lực không khí trong lịng bàn tay tăng gây
lên. Thường dùng ở vai, thắt lưng, tứ chi, bụng, vùng sau phổi để tăng thơng khí
phổi.
Rung lắc:
- Rung lắc có tác dụng lan tỏa sâu và rộng, có thể kích thích hoặc phục hồi

các phản xạ và dẫn truyền thần kinh. Rung lắc với tần số chậm, nhịp nhàng gây
ức chế thần kinh trung ương và giảm đau, giảm trương lực cơ. Rung lắc có ảnh
hưởng trực tiếp đến xương và khớp. Ngày nay ngoài kỹ thuật rung lắc bằng tay,
11


người ta đã sản xuất ra các loại máy rung lắc tồn thân, cầm tay, các loại ghế,
giường
xoa
bóp

rung
lắc
rất
tiện
lợi.
- Kỹ thuật: người bệnh ngồi thẳng, tay buông thõng, KTV đứng, hai tay cùng
nắm cổ tay người bệnh, hơi dùng sức rung từ tay lên vai để tay người bệnh rung
như làn sóng. Tác dụng làm mềm cơ, trơn khớp, giảm mỏi mệt.
Bấm huyệt.
- Bấm huyệt là một kỹ thuật điều trị của Y học cổ truyền, là phương pháp
dùng tay để tác động lên huyệt, đem lại hiệu quả điều trị rất cao. Cơ chế tác dụng
ngoài những tác động lên hệ thần kinh, da... cịn được giải thích theo ngun lý
của YHCT.
- Kỹ thuật:
+ Bấm huyệt: dùng đầu ngón tay cái, gốc bàn tay, mơ ngón tay cái, mơ ngón út
bấm vào chỗ đau hoặc các vị trí huyệt. Tác động chính là sức qua da vào cơ,
xương hoặc vào huyệt.
+ Điểm huyệt: dùng ngón tay cái, hoặc phần mu khớp đốt 2 và 3 ngón trỏ,
ngón giữa, hoặc khuỷu tay, dùng sức ấn thẳng góc vào huyệt. Đây là thủ thuật tác

động mạnh và sâu, thường dùng ở mông, lưng, thắt lưng, tứ chi.
Vận động khớp.
- Vận động khớp nhằm làm cho khớp được bôi trơn và phá vỡ tổ chức xơ
dính làm mở rộng tầm vận động đối với khớp vận động hạn chế.

CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Gồm các bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng cổ vai cánh tay, được điều
trị tại khoa y hoc cổ truyền – bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Ngọc Lặc bằng
phương pháp xoa bóp bấm huyệt từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2016.
2.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHHĐ
2.2.1 Theo YHHĐ
12


2.2.2.1 Lâm sàng
- Không phân biệt tuổi, giới,nghề nghiệp
- Đau cột sống cổ cấp hoặc mãn tính: đau, mỏi, cảm giác cứng gáy,tê bì dọc
vai cánh tay. Đau có tính chất cơ học, một số trường hợp nặng có thể gây biến
dạng, gù vẹo cột sống. Hạn chthế vận động cột sống cổ.
- Bệnh nhân thường khơng có biểu hiện toàn thân như: nhiễm trùng, thiếu
máu…
2.2.2.2 Cận lâm sàng
Xquang:
- Hẹp khe khớp.
- Mọc gai xương ở 2 bên thân đốt sống.
- Đặc xương dưới sụn.
Xét nghiệm: sinh hóa máu,nước tiểu tổng hợp, tế bào máu ngoại vi bình
thường.

2.2.2 Theo YHCT
Thể phong hàn thấp
Thể can thận hư
Thể huyết ứ
2.3 Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân không tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Bệnh nhân không tuân theo nguyên tắc điều trị.
- Bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân.
- Da vùng xoa bóp bấm huyệt bị viêm loét, nhiễm khuẩn.
- Bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp, lao cột sống, ung thư nguyên; thứ
phát, chấn thương cột sống cổ.
2.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu theo phương pháp tiến cứu khơng có đối chứng.
2.5 Quy trình nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân được chân đoán hội chứng cổ vai cánh tay tại khoa YHCT
– bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Ngọc Lặc từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2015 đều
được xoa bóp bấm huyệt với liệu trình 30 phút/ lần/ ngày x 10 ngày.
13


2.6 Xoa bóp bấm huyệt trong hội chứng cổ vai cánh tay.
2.6.1 Xoa bóp
Thầy thuốc:
- Dùng ơ mơ út hoặc gốc bàn tay xát vào vùng gáy 5 đến 7 lần: tác động lên
da vùng vai gáy được nóng lên có tác dụng khu phong tán hàn.
- Bóp vùng gáy 3 lần.
- Lăn vùng vai 3 lần.
- Day vùng vai gáy 3 lần.
- Bật các cơ cạnh cột sống.
2.6.2 Công thức huyệt:

Phong trì :
- Vị trí: từ xương chẩm đo ra ngoài 2 thốn là huyệt, huyệt ở chỗ trũng phía
ngồi cơ thang.
- Tác dụng: thơng kinh hoạt lạc và giảm đau tại chỗ.
Kiên tỉnh :
- Vị trí:huyệt nằm giữa C7- D1 đến mỏm cùng vai đòn trên cơ thang.
- Tác dụng: thông kinh hoạt lạc và giảm đau tại chỗ.
Dương lăng tuyền:
- Vị trí:lõm phía trước nối thân và đầu xương má
- Tác

dụng: thư cân.

Can du:
- Vị trí: bờ dưới mỏm gai D9 đo ngang ra 1,5 thốn.
- Tác dụng: bổ can,huyết; hoạt huyết thư cân.
Thận du:
- Vị trí: bờ dưới mỏm gai L2 đo ngang ra 1,5 thốn
- Tác dụng: bổ thận, mạnh cốt tủy.
Túc tam lý:
- Vị trí: từ hõm ngồi khớp gốc đo xuống 3 thốn, mào chày đo ngang ra 1
thốn.
14


- Tác dụng: bổ khí, trừ thấp, cường tráng cơ thể.
A thị huyệt:
- Vị trí: khơng cố định tương ứng với nơi đau.
- Tác dụng: thông kinh hoạt lạc giảm đau tại chỗ.
2.6.3 Những thủ thuật bấm huyệt

Bấm:
- Đầu ngón cái bấm vng góc với mặt da vùng huyệt.
- Lực bấm hợp lý:
+Mạnh, nhanh khi đau cấp.
+Nhẹ, lâu khi bệnh mạn tính người gầy yếu.
- Khi bấm cần theo dõi, hỏi người bệnh, đánh giá tác động và sự cảm nhận
của người bệnh để điều chỉnh lực bấm hợp lý, luôn đạt hiệu quả cao.
- Thời gian bấm: khi đạt lực bấm thích hợp cần giữ nguyên mức độ bấm
trong 10 đến 20 giây rồi từ từ giảm tác động khi kết thúc.
Vận động kéo giãn cột sống cổ bằng tay:
- Bệnh nhân ngồi trên ghế tư thế thẳng, lưng thẳng, cổ thẳng,cằm gập để
thư giãn.
- Thầy thuốc đứng bên cạnh bệnh nhân, 1 tay đỡ cằm, 1 tay đỡ vùng xương
chẩm để nâng đầu người bệnh theo chiều thẳng đứng, lực nâng của thầy thuốc
phối hợp với trọng lượng của người bệnh kéo xuống sẽ làm giãn cột sống cổ của
người bệnh.
- Lực nâng: đủ kéo giãn cột sống cổ người bệnh, không được nâng mạnh tới
mức nâng cả thân người bệnh lên.
- Tư thế kéo giãn cột sống 30 giây làm liên tục 3 lần.
Vận động thụ động cúi, ngửa:
- Đầu của người bệnh trong tư thế giãn cột sống cổ như trên, thầy thuốc làm
động tác cúi ngửa rồi ngửa đầu người bệnh 3 lần.
- Vận động thụ động xoay đầu người bệnh: trong tư thế kéo giãn cột sống
cổ như trên, thầy thuốc làm động tác xoay đầu người bệnh theo chiều kim đồng
hồ đến ngưỡng chịu đựng của bệnh nhân, rồi xoay ngược lại làm như vậy 1 lần.
15


- Cuối cùng phát day nhẹ vùng cổ gáy 3 cái để kết thúc quy trình xoa bóp
bấm huyệt vận động, có tác dụng điều hịa kinh lạc; gân cơ vùng cổ gáy sau khi

làm thủ thuật.
2.7 Đánh giá kết quả
- Tốt: sau thời gian điều trị bệnh nhân đỡ đau, vận động dễ dàng.
- Trung bình: sau thời gian điều trị bệnh nhân cịn đau ít, vận động khá.
- Xấu: sau thời gian điều trị bệnh nhân đau tăng, vận động khó khăn.
2.8 Thời gian đánh giá: 10 ngày
2.9 Xử lý số liệu
Xử lý theo phương pháp thống kê y học.

16


CHƯƠNG III:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lâm sàng
3.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi

Số lượng bệnh nhân (n)

Tỷ lệ ( % )

Dưới 30
30 – 44
45 – 59
Trên 60
Tổng số

Nhận xét:
17



18


3.1.2. Tỷ lệ mắc bệnh theo giới

Giới tính

Số lượng bệnh nhân
(n)

Tỷ lệ ( % )

Nam
Nữ
Tổng số

Nhận xét:

3.1.3 Tỷ lệ mắc bệnh theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp

Số lượng bệnh nhân

Tỷ lệ

(n)

(%)


Lao động chân tay
Lao động trí óc
Tổng số
Nhận xét:

19


3.1.4. Thời gian mắc bệnh
Thời gian mắc bệnh

Số lượng bệnh nhân (
n)

Tỷ lệ ( % )

Dưới 1 tháng
1 – 2 tháng
Trên 2 tháng
Tổng số

Nhận xét
3.1.5. Theo thể bệnh

Thể bệnh

Số lượng bệnh nhân
(n)


Tỷ lệ
(%)

Phong hàn thấp
Huyết ứ
Can thận hư
Tổng số
Nhận xét:

20



×