Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Nhân vật anh hùng trong hoàng lê nhất thống chí của ngô gia văn phái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.83 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ HỒNG PHONG

NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG
HỒNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
CỦA NGƠ GIA VĂN PHÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

ĐÀ NẴNG, NĂM - 2022

Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!! 16990020427901000000


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ HỒNG PHONG

NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG
HỒNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
CỦA NGƠ GIA VĂN PHÁI

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 822 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUANG HUY



ĐÀ NẴNG, NĂM - 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn: “Nhân vật anh hùng trong Hồng Lê nhất
thống chí của Ngơ gia văn phái” là một cơng trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng
dẫn của thầy giáo - TS. Nguyễn Quang Huy. Luận văn khơng có bất kỳ sự sao chép
của người khác. Ngồi ra, trong luận văn có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo
đã được trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng.
Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự cam đoan này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Phong


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự
động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, của
các thầy giáo, cô giáo, anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Ngữ văn, Trường Đại học
Sư phạm Đà Nẵng đã trực tiếp giảng dạy các chun đề của tồn khóa học; các thầy
giáo, cơ giáo đã tạo điều kiện, góp ý kiến cho tơi trong suốt q trình học tập và hồn
thành luận văn thạc sỹ.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo - TS. Nguyễn Quang Huy,
giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng - người đã trực tiếp

hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ, đóng góp ý kiến tận tình, tỉ mỉ để tơi tìm hiểu, nghiên cứu
và hồn thành luận văn này.
Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, luận văn khơng tránh khỏi những thiếu
sót, tơi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp chân thành từ các thầy giáo, cô giáo,
đồng nghiệp, bạn bè!



iv

NAME OFTHESIS:
HERO CHARACTERS IN HOANG LE NHAT THONG CHI
BY NGO GIA VAN PHAI
Major: Vietnamese Literature
Full name of Master student: Nguyen Thi Hong Phong
Supervisors: Dr. Nguyen Quang Huy
Training institution: Da Nang National University of Education
Summary:
The thesis has explored and researched the heroic characters in the work of Hoang Le Nhat
Thong Chi by Ngo Gia Van school in terms of the concept of heroic character according to
tradition and according to Joseph Campbell's theory; the character of the hero with the adventure
of the hero, facing the challenge, the new life and the dark side of the hero; The art of building
heroic characters in Hoang Le Nhat Thong Chi is such as the art of character building, character
personality, character psychology, diverse and flexible narrative point of view.
Through the study of the image of heroic characters in the novel Hoang Le Nhat Thong
Chi, the topic reproduces and highlights the qualities and positions of the characters in the work.
At the same time, from the perspective of J. Campbell's hero theory, the thesis contributes an
approach different from the previous approaches. In the hero's adventure journey, they are not
alone but always have companions with them. In hero theory, these people play the role of
“auxiliaries”. Or another aspect, the hero in thought practice, body cultivation, in the inner world

of man, if he achieves the Way and has results, he is also a hero. These two aspects have not been
developed in previous studies when evaluating the novel Hoang Le Nhat Thong Chi. This is an
important scientific contribution to this thesis. In chapter three, in developing and analyzing
personality, psychological, and point-of-view characteristics, new terms are also applied such as
ego exaggeration, adventure motif, facilitator, etc.
The thesis will be a useful reference for further study and related research on this trend.
Keywords: facilitator; Nguyen Hue; Nguyen Huu Chinh; Ngo Thi Nham; Tran Cong Xan;
Hoang Le nhat thong chi.


v

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................12
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..........................................................12
7. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................13
NỘI DUNG ...................................................................................................................14
Chƣơng 1. BỐI CẢNH XÃ HỘI, VĂN HÓA VIỆT NAM HẬU KÌ TRUNG ĐẠI
VÀ QUAN NIỆM VỀ NHÂN VẬT ANH HÙNG .....................................................14
1.1. Bối cảnh lịch sử, văn hóa - xã hội Việt Nam hậu kì trung đại ...............................14
1.1.1. Bối cảnh lịch sử, văn hóa - xã hội ..............................................................14
1.1.2. Thành tựu văn học của Việt Nam hậu kì trung đại và sự xuất hiện tập trung
nhân vật người anh hùng ...............................................................................................18
1.2. Quan niệm về nhân vật anh hùng và đặc điểm của nhân vật anh hùng theo quan
điểm của J. Campbell ....................................................................................................24

1.2.1. Quan niệm về nhân vật anh hùng ...............................................................24
1.2.2. Nhân vật anh hùng theo quan điểm của Joseph Campbell .........................29
Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................................33
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG HỒNG LÊ NHẤT
THỐNG CHÍ .................................................................................................................34
2.1. Cuộc phiêu lưu của nhân vật anh hùng ..................................................................35
2.1.1. Lời mời gọi lên đường ................................................................................35
2.1.2. Dấn thân vào cuộc phiêu lưu ......................................................................39
2.2. Đối diện với thử thách ............................................................................................44
2.2.1. Những thử thách trên hành trình phiêu lưu.................................................44
2.2.2. Bản lĩnh giải quyết thử thách của nhân vật anh hùng .................................48
2.3. Cuộc sống mới và mặt trái của người hùng ............................................................53
2.3.1. Cuộc sống mới ............................................................................................53
2.3.2. Mặt trái của người hùng ..............................................................................54
Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................................57
Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT ANH
HÙNG TRONG HỒNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ ..................................................58
3.1. Nghệ thuật xây dựng tính cách, cá tính nhân vật anh hùng ....................................58
3.1.1. Tính cách, cá tính nhân vật của Trần Cơng Xán ........................................58


vi

3.1.2. Tính cách, cá tính nhân vật Quang Trung...................................................59
3.1.3. Tính cách, cá tính nhân vật Nguyễn Hữu Chỉnh ........................................61
3.2. Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật anh hùng .....................................................63
3.2.1. Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật Nguyễn Huệ ....................................63
3.2.2. Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật Nguyễn Hữu Chỉnh ........................65
3.3. Điểm nhìn trần thuật đa dạng và linh động ............................................................68
3.3.1. Điểm nhìn trần thuật về nhân vật Nguyễn Huệ ..........................................68

3.3.2. Điểm nhìn trần thuật về nhân vật Nguyễn Hữu Chỉnh ...............................70
3.3.3. Điểm nhìn trần thuật về nhân vật Trần Cơng Xán và Ngơ Thì Nhậm........73
Tiểu kết chương 3 ..........................................................................................................76
KẾT LUẬN ..................................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................82
PHỤ LỤC .................................................................................................................. PL1


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Số hiệu
hình ảnh
1.1.
2.1.

2.2.

Tên hình ảnh

Trang

Lược đồ các mốc lịch sử giai đoạn 1533-1789
Hành trình của người anh hùng theo lí thuyết của J. Campbell
trong cuốn Anh hùng mang ngàn gương mặt (Campbell, Joseph.,
2021)
Chú giải hành trình người hùng trong tổng thể lí thuyết J.
Campbell của Lisa A. Spindler

15

29

31


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân vật là một trong những hình thức cơ bản nhất, để qua đó, văn học miêu
tả và biểu hiện thế giới. Nhân vật anh hùng xuất hiện từ rất sớm trong văn học. Các
bậc anh hùng hào kiệt từ cổ chí kim ln được ngợi ca, sống vĩnh hằng trường cửu
trong sử sách, trong tâm thức dân gian và trong văn hóa truyền thống của mỗi quốc
gia, dân tộc. Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, cũng đều xuất hiện những nhân vật
anh hùng. Từ văn học dân gian với những nhân vật anh hùng như Đam San, Xinh
Nhã, Thánh Gióng… đến văn học viết với hình tượng người anh hùng thời Lý
Trần, Lê Lợi, Quang Trung, Từ Hải, Lục Vân Tiên… Họ đã trở thành những biểu
tượng trong tâm thức nhân dân, tiêu biểu cho tính cách và số phận của cộng đồng
cũng như thể hiện thái độ, cách cảm, cách nhìn cuộc đời của mỗi tác giả. Nghiên
cứu các phẩm chất của người anh hùng và các phương tiện nghệ thuật thể hiện
người anh hùng trong văn học truyền thống do đó là việc rất cần thiết. Tiểu thuyết
chương hồi Hồng Lê nhất thống chí của Ngơ gia văn phái là tác phẩm văn học đồ
sộ, hội tụ những bậc anh hùng hào kiệt của một thời đất nước loạn lạc, phân tranh.
Ai cũng có chí hướng tạo nên thời thế, dù vận mệnh mỗi người mỗi khác nhưng tài
năng, mưu lược, khí phách đều xứng là bậc anh hùng.
Trong truyền thống văn học và tư tưởng văn hoá xưa nay, trong quan niệm
vẫn thường cho rằng, bậc anh hùng phải là những người hiền nhân quân tử, hành xử
hợp lẽ trời, hợp lòng người. Nhưng nếu những nhân vật anh hùng được nhìn đa
chiều hơn, trong nhiều mối quan hệ thì có lẽ, tài năng, khí phách của mỗi người sẽ
được bộc lộ, trọng dụng rõ ràng hơn. Trong Hồng Lê nhất thống chí, bên cạnh

Nguyễn Huệ đã được lịch sử tơn xưng là nhân vật anh hùng, có cơng đánh đuổi
qn Thanh, giữ n bờ cõi; cịn có những nhân vật khác mà cơng trạng phị vua,
giúp chúa, trung thần, và sự mưu trí, dũng cảm, cả những câu nói của bậc trượng
phu cũng làm thay đổi cục diện, họ há chẳng phải là anh hùng? Trong thời loạn lạc,
lịng người hoang mang, ai cũng muốn tìm một minh chủ để phị tá, đem lại thái
bình cho xã tắc mn dân, thì lý tưởng, tài năng của người đó đều đáng trọng.


2

Tìm hiểu về nhân vật anh hùng trong Hồng Lê nhất thống chí, đặc biệt là qua
sự tham chiếu với lí thuyết người hùng của Joseph Campbell, luận văn sẽ góp phần
nhìn nhận một cách khách quan, đầy đủ hơn về những nhân vật anh hùng trong
cách hành xử, trong chí hướng, trong mối quan hệ đa chiều, và có những đánh giá
mới hơn về những nhân vật anh hùng trong tác phẩm này.
2. Lịch sử vấn đề
Hoàng Lê nhất thống chí, như nhiều nhà nghiên cứu văn học nhận định, là tiểu
thuyết chương hồi đỉnh cao trong nghệ thuật tự sự trường thiên ở Việt Nam thời
trung đại. Giá trị văn học, lịch sử, văn hố của nó đã được quan tâm khai thác, đánh
giá trên nhiều phương diện.Trước hết cần phải kể sơ lược đến nhóm các nghiên cứu
nghiêng về góc nhìn lịch sử.
Từ góc nhìn lịch sử và các giá trị mà những nhân vật trong Hoàng Lê nhất
thống chí mang lại cần phải kể đến các cơng trình của Lê Văn H [29]; các nghiên
cứu của Nguỵ Ngun, Hồng Xn Hãn, Nguyễn Đăng Thục, Tạ Chí Đại Trường,
Tạ Quang Phát, Phạm Văn Sơn, Hồ Hữu Tường, v.v. in trong số đặc biệt về Quang
Trung năm 1967 trên tập san Sử Địa số 9 và 10 [46]. Cũng trên tập san Sử địa năm
1971, trong số 21 dành riêng cho kỉ niệm 200 năm phong trào Tây Sơn với các bài
viết của Nhất Thanh, Hoàng Xuân Hãn, Phạm Văn Sơn, Hoàng Ngọc Thành, v.v.
[47] và số 26 kỉ niệm 300 năm ngưng chiến Nam Bắc phân tranh. Năm 2004, trên
tạp chí Dịng Việt, số 15, tập hợp các bài viết cũ và mới cho số đặc biệt về Vua

Quang Trung - Nguyễn Huệ của các tác giả như Thái Văn Kiểm, Trần Gia Phụng,
Lê Văn Ba, Nguyễn Khắc Hoạch, Nguyễn Nhã, v.v.[48]. Trong cơng trình Lịch sử
nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 của Tạ Chí Đại Trường cũng có nhiều phân
tích và đánh giá dựa trên nguồn tư liệu Hồng Lê nhất thống chí [60], v.v. Những
nghiên cứu này có những đánh giá đa chiều về các nhân vật lịch sử trong Hoàng Lê
nhất thống chí. Những nhân vật như Nguyễn Huệ, Nguyễn Hữu Chỉnh được nhìn
nhận một cách khá khách quan. Đây là những gợi ý quan trọng, giúp chúng tôi tổng
hợp và định vị được những giá trị mà các nhân vật có thật trong tiểu thuyết này
mang lại.


3

Về phương diện văn học, liên quan đến các nhân vật chính trong Hồng Lê
nhất thống chí, năm 1950, tác giả Sơn Tùng Hồng Thúc Trâm có những đánh giá
bước đầu về Phan Huy Ích, Nguyễn Hữu Chỉnh, v.v. qua những nét về cuộc đời, sự
nghiệp và một vài đóng góp của họ về phương diện văn chương quốc ngữ [57].
Nguyễn Hữu Chỉnh là người trội về quốc văn, lại làm được nhiều lối như thơ, ca,
khúc và phú. Nguyễn Hữu Chỉnh có câu: Tay nhỏ khó bưng vừa miệng thế/ Giãi
lòng ngay thảo cậy thiên tri nhằm ám chỉ dư luận người đời nhiều khi khắc nghiệt
và sai lệch, chỉ có trời mới biết được nỗi lịng của mình. Trong Trương Lưu hầu
phú, tác giả có ý so sánh mình với Trương Lương giúp Lưu Bang hồn thành đại
nghiệp với nhà Hán qua câu: Lòng này ai biết Hán hay Hàn. Thơ văn Chỉnh có
những bài tả cảnh đau khổ của thời loạn và nỗi ấm lạnh của tình đời. Những câu
như: Đường trời mở rộng thênh thênh/ Ta đây cũng một triều đình kém ai? hay
Ngẫm từ trên như Trọng Liên, Phạm Lãi nào hơn/ So về dưới như Lý Tĩnh, Khổng
Minh chưa đáng/ Ngôi đế sư mà danh cao sĩ, ngoại vật há còn trong bụng ngàn
thu, chữ thắm chửa phai vàng, .v.v.theo Hoàng Thúc Trâm phần nào nói lên nỗi
lịng và những hồi bão trong tâm hồn Chỉnh [57; tr. 111-112].
Tác giả Đỗ Đức Dục trong bài viết “Tính cách điển hình trong Hồng Lê nhất

thống chí”, đăng lần đầu trên tạp chí Văn học số 9 năm 1986 sau in lại trong cuốn
Văn học trung đại Việt Nam - những cơng trình nghiên cứu, từ góc nhìn hiện thực
chủ nghĩa đã phân tích những nhân vật, tính cách mang tính điển hình cho thời đại
xã hội cuối Lê và Tây Sơn [19]. Bằng ngòi bút hiện thực, tác giả Hồng Lê nhất
thống chí đã vẽ lên được “những nhân vật đa dạng, những tính cách sinh động với
những nét tiêu biểu nhất thể hiện trong lời nói hay hành động của nhân vật được đặt
vào những hoàn cảnh căng thẳng, những quan hệ phức tạp” [19; tr. 130]. Theo Đỗ
Đức Dục, vượt lên trên mọi hình tượng được mơ tả trong Hồng Lê nhất thống chí
với những nét đặc sắc nhất, đậm nét nhất và tương đối hoàn chỉnh là nhân vật
Nguyễn Hữu Chỉnh. Đây là nhân vật điển hình nói lên được bước tiến quan trọng
của văn học hiện thực chủ nghĩa thời Lê mạt. Tác giả gọi Nguyễn Hữu Chỉnh là
“nhân vật quái kiệt” với nhiều phẩm chất, nhiều trải nghiệm chinh chiến và cuộc
đời, vượt bao nhiêu bước chìm nổi, phiêu lưu ở một thời đại rối ren loạn lạc, leo lên


4

chức Tể tướng Bắc Hà, quyền ngang nhà vua, thế có thể lật nghiêng cả nước. Đây
là một kiểu nhân vật “chính khách kiểu mới” chưa từng có trong lịch sử xã hội Việt
Nam từ trước đến thời đó. Nổi bật lên cả của Nguyễn Hữu Chỉnh, theo Đỗ Đức
Dục, là tính cách “phiêu lưu, liều mạng, được ăn cả ngã về không”. Tác giả đặt ra
giả thuyết rằng “một con người có tài và nhiều thủ đoạn như vậy, ví thử gặp thời
bình và lúc chế độ qn chủ phong kiến đang còn phát triển thuận chiều, những mặt
gian ác ít nhiều bị đà lớn chung của lịch sử ngăn chặn lại, thì chưa chắc đã đến nỗi
phải kết thúc cuộc đời một cách thảm hại” [19; tr. 132]. Đỗ Đức Dục giải thích bản
chất tính cách Nguyễn Hữu Chỉnh từ nguồn gốc xuất thân là con phú thương. Bên
cạnh Nguyễn Hữu Chỉnh, nhân vật Nguyễn Huệ cũng được Hồng Lê nhất thống
chí “vẽ lên một phần đáng kể tài năng và khí phách của người anh hùng dân tộc đã
tiến công như vũ bão tiêu diệt quân đội hùng mạnh của phong kiến nhà Thanh sang
xâm lược nước ta. Tài năng khí phách ấy thể hiện trong lời nói và hành động của

chính bản thân nhân vật hoặc qua lời nói và thái độ của những người đương thời đã
tiếp xúc trực tiếp với nhân vật hay được nghe người khác kể lại” [19; tr. 133].
Người anh hùng nơng dân này nổi bật lên hai khía cạnh. Một là ý chí quật cường,
khí phách hiên ngang, tài năng kiệt xuất. Hai là đời sống tâm tình giản dị và khoẻ
khoắn của một con người với những quan hệ bình thường. Những đánh giá của Đỗ
Đức Dục về hai nhân vật quan trọng nhất tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí là
những gợi ý quan trọng cho những nghiên cứu về nhân vật cũng như giá trị nghệ
thuật, cách đánh giá nhân vật, v.v. về sau. Những khía cạnh đề cập đến sơ lược
trong bài viết này như tính cách, tâm lí, hành động, lời nói nhân vật là gợi ý để
chúng tôi tiếp cận sâu hơn, dẫn chứng đa dạng hơn. Các mặt khác như tài năng,
phẩm chất, ý chí, khí phách, sự phiêu lưu trong hành động tuy tác giả chưa phân
tích cặn kẽ nhưng cũng là những khái quát quan trọng mà luận văn này sẽ hướng
đến tiếp cận đầy đủ hơn.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc trong cơng trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế
kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX đã dành một chương (chương V, phần thứ hai) để viết
về Hoàng Lê nhất thống chí; đã nhận định rằng: “Một thành cơng khác cũng rất
đáng chú ý ở Hồng Lê nhất thống chí là cách xây dựng nhân vật”. Khi viết về


5

nhân vật Nguyễn Huệ, ơng đã có nhiều nhận xét ưu ái: “Phải nói trong tồn bộ tác
phẩm, khơng có nhân vật thứ hai nào cẩn trọng, cơ mưu, trí dũng, nhân ái như
Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ dùng Nguyễn Hữu Chỉnh mà biết tim đen của Nguyễn
Hữu Chỉnh, dùng Vũ Văn Nhậm mà biết mưu mô của Vũ Văn Nhậm. Nguyễn Huệ
rất tin ở mình, nhưng sẵn sàng nghe lời nói phải của người khác” [38; tr. 250].
Những phẩm chất tốt đẹp của người anh hùng được Nguyễn Lộc đề cập đến như:
cẩn trọng, cơ mưu, trí dũng, nhân ái, có lí tưởng cao cả. Ơng cho rằng “Nguyễn
Huệ là người duy nhất trong tác phẩm đã chiến đấu với một động cơ trong sáng,
một lí tưởng cao cả”. Nhưng nói về Nguyễn Hữu Chỉnh, tác giả Nguyễn Lộc có

những đánh giá ngược lại: “Đặc điểm của con người Nguyễn Hữu Chỉnh là thơng
minh, có bản lĩnh, nhưng là một kẻ khơng tình nghĩa, khơng biết ai khác ngồi
mình, cho nên sống trong một hoàn cảnh như thế, y đã trở thành một kẻ hết sức
nguy hiểm”. Ơng cịn nói thêm: “Trong một xã hội mà giai cấp thống trị lụn bại,
thối nát như xã hội nước ta những năm cuối thế kỷ XVIII được phản ánh trong
Hoàng Lê nhất thống chí, có khả năng sản sinh ra hai loại người. Một loại người là
anh hùng và một loại người là gian hùng. Người anh hùng là người phản ứng lại
thực tại đó xuất phát từ phía chính nghĩa, phía quần chúng nhân dân. Còn người
gian hùng là người cũng phản ứng lại thực tại nhưng xuất phát từ một lập trường cá
nhân, có tính chất cơ hội chủ nghĩa, muốn kiếm chác nhân lúc tình hình rối ren.
Tiêu biểu cho loại người thứ nhất là Nguyễn Huệ. Tiêu biểu cho loại người thứ hai
là Nguyễn Hữu Chỉnh” [38; tr. 257]. Những nhận định gợi ý của Nguyễn Lộc về
phẩm chất nhân vật như cơ mưu, trí dũng, nhân ái, có lí tưởng, thơng minh, nhanh
nhẹn, mẫn cán trước thời cuộc khi đánh giá Nguyễn Huệ và Nguyễn Hữu Chỉnh,
một phần có những điểm gặp gỡ với nghiên cứu của Đỗ Đức Dục, một phần khác
nghiêng về ca ngợi tài năng của Nguyễn Huệ nhiều hơn. Điểm gặp gỡ có lẽ do góc
nhìn, cách khai thác tiểu thuyết này từ quan điểm hiện thực chủ nghĩa, phát hiện
tính cách điển hình trong hồn cảnh điển hình, khai thác thành phần xuất thân,
thành phần giai cấp của nhân vật. Những phẩm chất, tính cách nhân vật như trên
cũng phần nào được đề cập trong cơng trình nghiên cứu của nhà nghiên cứu Phạm
Tú Châu trong cuốn Hồng Lê Nhất Thống Chí, Văn Bản, Tác Giả và Nhân Vật [9].


6

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng tiểu thuyết Hồng Lê nhất thống chí
thiên về miêu tả cục diện chính trị và nhiều mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là bộ
mặt tinh thần của nhiều tầng lớp xã hội. Nổi bật lên trong thế giới nhân vật là hình
tượng “Nguyễn Huệ uy vũ, giản dị vào ra xuất nhập như thần, các sự kiện xoay
quanh Nguyện Huệ đậm đà màu sắc sử thi, mà đây là sự kiện chi phối toàn truyện.

Tuy nhiên, Hoàng Lê nhất thống chí khơng chỉ có hài kịch của triều đại sắp tiêu
vong, có hào khí anh hùng của cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, mà còn rất nhiều
số phận bi kịch của kiếp người” [52]. Màu sắc sử thi trong Hoàng Lê nhất thống
chí, theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử tập trung vào bốn khía cạnh chính: 1/ tiểu
thuyết miêu tả vận mệnh toàn xã hội, toàn đất nước: triều đại suy tàn, xã hội phân
hoá, vua chúa bất lực, kiêu binh nổi loạn, người tài chạy đi tìm chủ, vua hèn rước
voi giày mồ, Nguyễn Huệ diệt Trịnh, đuổi ngoại xâm, xưng hoàng đế thống nhất
đất nước, nhưng số mệnh ngắn ngủi, sơn hà vào tay nhà Nguyễn; 2/ các nhân vật đa
dạng, là những mảnh khảm lớn nhỏ trong toàn cảnh của bức tranh xã hội; 3/ nhân
vật được miêu tả hoặc bằng âm mưu, lời đối thoại, v.v. mà hiểu rõ kẻ trung, người
nịnh, kẻ khí khái, kẻ tiểu nhân, bậc anh hùng hào kiệt; 4/ thái độ miêu tả của tác giả
giữ được tính khách quan [52]. Trong nghiên cứu của Trần Đình Sử, có hai yếu tố
quan trọng liên quan đến luận văn, là việc nhắc đến và nhấn mạnh sự xuất hiện của
bậc anh hùng hào kiệt, hào khí anh hùng của cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và
màu sắc sử thi của tiểu thuyết này. Màu sắc sử thi, anh hùng ca và nhân vật anh
hùng là những phần làm nên nhau, quan hệ gắn bó.
Trong bài viết “Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại - quá trình
hình thành, phát triển và đặc trưng nghệ thuật”, in trong Con đường giải mã văn
học trung đại Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na đã chỉ ra những thành
công và đặc sắc của tiểu thuyết Hồng Lê nhất thống chí trên các phương diện như:
phá bỏ lối kể chuyện theo trình tự thời gian, biết chọn thời điểm nóng bỏng, bùng
nổ để miêu tả, không gian nghệ thuật rộng lớn, miêu tả nhân vật ở cả hai phía: nhân
dân và phong kiến, dân tộc và ngoại xâm, yêu nước và bán nước, chính nghĩa và
phi nghĩa, anh hùng và tướng cướp, v.v. với đủ hạng người và thành phần trong xã
hội. Về khía cạnh nhân vật, Nguyễn Đăng Na cho rằng với 400 nhân vật đã “đại


7

diện đủ cho các tập đoàn người, các xu thế chính trị, các tầng lớp xã hội, ở đó có đủ

già - trẻ, trai - gái, thành thị - nông thơn, Việt Nam - Trung Hoa, triều đình - dân
gian, văn quan - võ tướng, vua chúa - dịch lại, quân tử - tiểu nhân, hào hoa phong
nhã - dung tục bỉ ổi, người anh hùng cái thế - kẻ luồn cúi đê hèn, v.v.” [40; tr. 505].
Nhiều nhân vật trong đó dù được miêu tả nhiều hay ít đều trở nên sinh động và điển
hình. Tác giả cho rằng có được thành cơng như vậy là do hai yếu tố: 1/ do thời đại
đem lại - cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX sinh ra lắm con người quái kiệt và 2/ do
sự khổ công lao động nghệ thuật của tác giả tiểu thuyết. Trong nghiên cứu này,
Nguyễn Đăng Na dành nhiều cảm tình cho Nguyễn Huệ và phong trào Tây Sơn.
Với nhân vật Nguyễn Huệ, ông nhấn mạnh những đặc điểm “chất anh hùng quyết
đoán, yêu nước thương dân, tài kiêm văn võ nhưng cũng thật thà đến vụng về, đôi
lúc kiêu căng, hậm hực đến tức cười” [40; tr. 507]. Có nhiều đoạn nghiêng về ngợi
ca nhân vật thái quá như “ở con người này có một sức mạnh phi thường, một trí tuệ
siêu việt, dám tuốt gươm đứng lên san phẳng bất bình. Vì thế cả non sơng đứng về
phía chàng. Ở chàng là sự kết tinh quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc. Sự kết
hợp tài tình giữa bút pháp hiện thực và bút pháp sử thi đã tạo ra hình tượng người
anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ Quang Trung độc đáo, vừa chân thật hào hùng, vừa
gần gũi thân quen” [40; tr. 527]. Một điểm quan trọng khác là Nguyễn Đăng Na đã
chỉ ra nét riêng và mới trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng trong truyền
thống tự sự trung đại Việt Nam: “trong văn xuôi tự sự Việt Nam các nhân vật anh
hùng thường được các tác giả hoặc thần thánh hoá để đưa họ vào điện thờ tôn
nghiêm như Lý Tế Xuyên đã làm đối với Bà Trưng, Lý Nam Đế, Lý Phục Man,
Phùng Hưng, Lý Thường Kiệt, … hoặc huyền thoại hoá, biến họ thành những
người siêu phàm dị tướng như Trần Thế Pháp, Nguyễn Hãng đã làm đối với Lạc
Long Quân, An Dương Vương,… Ngơ gia văn phái thì khác, các tác giả đã phá bỏ
nếp nghĩ cổ truyền ấy” [40; tr. 526]. Điểm mới ở đây là cách khai thác nhân vật ở
nhiều góc cạnh khác nhau. Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Na gợi ý nhiều điểm
quan trọng về nghệ thuật và bút pháp thể hiện phẩm chất nhân vật anh hùng, đặc
biệt là nhân vật Quang Trung Nguyễn Huệ trong Hoàng Lê nhất thống chí.



8

Tác giả Trần Thị Hoa Lê trong bài viết “Giải mã hư cấu nghệ thuật trong
Hồng Lê nhất thống chí từ góc nhìn thể loại “tiểu thuyết” đã có một cái nhìn mới
về tiểu thuyết Hồng Lê nhất thống chí [36].
Từ giá trị hư cấu nghệ thuật của Hoàng Lê nhất thống chí với tư cách “tiểu
thuyết” kể chuyện cuộc đời/con người, tiểu thuyết này đã mang lại cái nhìn về bản
chất con người trong một xã hội khủng hoảng chính trị/đạo đức. Hầu hết con người
trong xã hội ấy dù thuộc tầng lớp nào cũng đều có điểm chung là sở hữu dục
vọng/tham vọng quá ngưỡng. Các đời chúa từ Trịnh Sâm đến Trịnh Tông, Trịnh
Lệ, Trịnh Bồng đều vì tham vọng quyền lực mà sát qn thí phụ, huynh đệ tương
tàn. Tham vọng quyền lực khiến các vị văn võ toàn tài như Hoàng Đăng Bảo,
Nguyễn Hữu Chỉnh trở thành phản thần bội nghịch. Đến binh lính, tơi tớ cũng
không từ một cơ hội, thủ đoạn nào để thực hiện tham vọng chiếm giữ lợi lộc cung
đình [36]. Về kĩ thuật tiểu thuyết, bài viết nhấn mạnh “kỹ thuật ẩn dụ đối xứng”, là
một đặc sắc nổi bật, có một bước tiến xa so với truyền thống văn xuôi lịch sử thời
trung đại, đồng thời tiếp cận được một số chỉ báo thẩm mỹ của tiểu thuyết hiện đại.
Nghệ thuật ẩn dụ “chính trường” đặc biệt là chính trường lúc giao thời với những
đối nghịch nhân cách và phe phái: trung thần - phản thần, quân tử trượng nghĩa tiểu nhân vị lợi, phe vua - phe chúa - phe Tây Sơn; ẩn dụ “tài năng thời loạn” - tài
năng văn võ song toàn đồng nghĩa với mưu mơ thốn đoạt, hành xử hai mặt, sẵn
sàng thanh trừng đối thủ; ẩn dụ “lỗi hệ thống”, v.v. Hầu như tất cả các yếu nhân và
thứ nhân trong vịng xốy quyền lực thời Lê mạt - Nguyễn sơ đều tự nhận mình
chính danh nhưng ai cũng có thể bị gọi/coi là “giặc”. Từ chúa Tông cho đến Bằng
công Hữu Chỉnh hoặc vua tơi nhà Tây Sơn... đều khơng ra ngồi sự tranh chấp
danh - thực ấy. Tác giả tiểu thuyết đã kiến tạo một đại ẩn dụ về bản chất thời cuộc.
Văn võ toàn tài như Hoàng Đăng Bảo, Nguyễn Hữu Chỉnh, trung thần như Hoàng
Phùng Cơ, tài năng nghĩa khí như Trần Cơng Xán, cương trực như Nguyễn Đình
Giản, v.v. thì đều bị nghi kỵ hoặc phế bỏ. Có thể nói, lịch sử cuộc nhất thống cũng
chính là lịch sử của liên miên những cái chết bi thảm muôn hình vạn trạng, bắt
nguồn sâu xa từ sự suy đồi của thể chế lưỡng đầu và những kẻ cầm cân nảy mực

bất xứng danh vị [36].


9

Theo Trần Thị Hoa Lê, Hồng Lê nhất thống chí mang cái nhìn đa diện về
con người, trước tiên là về các yếu nhân lịch sử như vua chúa hoặc các vị anh hùng
cái thế như Hữu Chỉnh, Nguyễn Bình. Ở họ vừa có mặt này, vừa có mặt kia, thậm
chí là đối nghịch nhau. Hiển Tơng mang hình hài đế vương “râu rồng, mũi cao, tóc
hạc, mắt phượng, đi nhẹ như nước, ngồi vững như non...” nhưng thực chất bất tài,
bạc nhược. Chiêu Thống có vẻ ngồi “mặt rồng, mắt phượng, tiếng nói như
chng” nhưng bản chất yếu hèn, nhỏ nhen, mê muội. Trịnh Sâm “thơng minh sáng
suốt, trí tuệ hơn người, đủ tài văn võ...” mà kết cục đưa cả cơ nghiệp nhà chúa hơn
hai trăm năm xuống vực thẳm, Hữu Chỉnh “trí tuệ hơn người”, văn võ kiêm toàn,
“phong lưu bậc nhất Trường An”, một đời “đi khắp bốn biển chín châu”, “dọc
ngang nào biết trên đầu có ai”, cuối cùng bị “phanh thây” [36]. Cái nhìn đa đạng về
nhân vật trong Hồng Lê nhất thống chí cũng được tác giả Vũ Thanh Hà chỉ ra
trong bài viết “Từ điểm nhìn sử gia đến điểm nhìn tác giả tiểu thuyết chương hồi
chữ Hán Việt Nam”. Bài viết này nghiên cứu sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật
từ sử gia đến tác giả tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam, trên phương diện
miêu tả nhân vật. Trong đó, khẳng định sự trưởng thành của các tác giả tiểu thuyết
chương hồi chữ Hán Việt Nam trong việc miêu tả sự kiện và nhân vật lịch sử. Với
cách viết vượt qua được lối chép sử thông thường, các tác giả Hồng Lê nhất thống
chí để cho các nhân vật của mình được tự do bộc lộ tính cách thơng qua ngơn ngữ
và hành động. Vì thế, tiếng cười - sức mạnh châm biếm dường như được nhân lên.
Dưới con mắt của những tác giả, các sự kiện, nhân vật lịch sử hiện lên không phải
lúc nào cũng trong dáng vẻ trịnh trọng, trang nghiêm mà có nhiều lúc được phản
ánh bằng cái nhìn hài hước. Chính điều này đã làm cho tác phẩm Hồng Lê nhất
thống chí thêm phần hấp dẫn [25].
Những điểm phân tích sâu của tác giả Trần Thị Hoa Lê hướng đến một cái

nhìn mới cho tiểu thuyết này. Nếu đọc một chiều như phân định nhân vật theo đạo
đức Nho giáo thành hai tuyến trung thành - phản nghịch sẽ giản đơn hoá tiểu thuyết
này. Nói đúng hơn, tiểu thuyết Hồng Lê nhất thống chí đã đặt ra và thể hiện những
chiều cạnh phức tạp nhất của xã hội và con người trong xã hội Đại Việt hậu kì
trung đại.


10

George Dutton trong bài “Hồng Lê nhất thống chí và việc viết sử ký của Đại
Việt hồi cuối thế kỷ thứ mười tám” [18], xét về khía cạnh tư liệu văn học, có một
vài gợi ý quan trọng theo hướng của luận văn như trường hợp nhân vật Nguyễn
Huệ. Tác giả cho rằng nhân vật này “được phác họa như kẻ đã đẩy đến đỉnh cao
của mọi vấn đề được khởi sinh bởi Trịnh Sâm, hiện ra như một nhân vật uy quyền
và đôi khi ngay như một anh hùng”. Ơng được trình bày như một người có đầu óc
độc lập, khá khác biệt với các kẻ tự nhận thuộc dịng dõi chúa Trịnh hay các người
cịn sống sót của nhà Lê, những người nghe theo sự cố vấn của bất kỳ ai kề cận,
thường mang lại các hậu quả tại hại. Không giống như các đối thủ quân sự và
chính trị của mình, Nguyễn Huệ khơng gặp phải sự thất trận. Các quyết định của
ông luôn luôn mang lại các kết quả tích cực, và sức mạnh từ nhân cách của ông
không tha thứ cho sự đối lập nào [18].
Khai thác những khía cạnh, chiều kích khác nhau về hình tượng nhân vật anh
hùng trong văn học nói chung, có thể kể đến các luận văn, luận án khác như:
1/ “Hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt
Nam”- Luận văn thạc sỹ Văn học của tác giả Nguyễn Văn Sang [50 ];
2/ “Nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang
- Âu Lạc - Luận án tiến sĩ Văn học của tác giả Đặng Thị Lan Anh [4];
3/ “So sánh hình tượng anh hùng Từ Hải và Lục Vân Tiên dưới góc nhìn văn
hóa” - Luận văn thạc sĩ ngữ văn của tác giả Phạm Thị Mai [39];
4/ “Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975” - Luận án

tiến sĩ Ngữ văn Trần Thị Nhật [45], v.v.
Như vậy, tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí xét trên nhiều bình diện, khía
cạnh khác nhau đã được giới nghiên cứu quan tâm, đánh giá và tìm hiểu. Điều này
chứng tỏ giá trị nghệ thuật, giá trị sử học, giá trị văn hoá của của tác phẩm này. Về
phương diện khai thác các giá trị văn học, các nghiên cứu của Đỗ Đức Dục,
Nguyễn Lộc, Nguyễn Đăng Na, Phạm Tú Châu, v.v. đã tập trung phân tích tính
cách, tâm lí, hành động nhân vật. Nghiên cứu của Trần Thị Hoa Lê tiếp cận kĩ thuật
tiểu thuyết, các kiểu ẩn dụ, tìm đến những biểu hiện đời thường, ngược chiều trong
nghệ thuật thế hiện nhân vật trong Hồng Lê nhất thống chí. Nếu phân tích các khía


11

cạnh cụ thể về người anh hùng, nhân vật anh hùng, đặc biệt làphân tích theo những
gợi ý từ lí thuyết người hùng của Joseph Campbell thì chưa có cơng trình nào đề
cập đến. Tuy vậy, những nghiên cứu đi trước sẽ tạo thành nền tảng tham khảo vững
chắc cho luận văn này.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chúng tôi trong luận văn này là chỉ ra và phân tích
các phẩm chất của nhân vật anh hùng và các phương tiện nghệ thuật thể hiện phẩm
chất người anh hùng trong tiểu thuyết Hồng Lê nhất thống chí.
Tìm hiểu về nhân vật anh hùng trong Hoàng Lê nhất thống chí sẽ góp phần
nhìn nhận một cách khách quan, đầy đủ hơn về những nhân vật anh hùng trong
cách hành xử, trong chí hướng, trong mối quan hệ đa chiều, và có thể có những
đánh giá mới hơn về những nhân vật anh hùng trong tác phẩm này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này, qua văn bản Hoàng Lê nhất thống chí, đối tượng nghiên cứu
là những nhân vật anh hùng, hình tượng người anh hùng trong tiểu thuyết Hồng
Lê nhất thống chí.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tơi hướng đến phân tích, đánh giá hình tượng nhân vật
người anh hùng trong tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí trên những phạm vi sau:
Thứ nhất, về phạm vi thời gian, luận văn tập trung tham chiếu vào khung thời
gian của tiểu thuyết Hồng Lê nhất thống chí, trong đó, tập trung nhất là hơn hai
thập niên cuối của thế kỉ XVIII, giai đoạn miêu tả cô đọng của tiểu thuyết này.
Thứ hai, về phạm vi nội dung, chúng tôi nghiên cứu tập trung vào những nhân
vật như: Nguyễn Huệ, Nguyễn Hữu Chỉnh, Trần Cơng Xán, Ngơ Thì Nhậm trên
các phương diện như các phẩm chất về người anh hùng, các yếu tố tính cách, tâm lý
và điểm nhìn của nhân vật. Phần các phẩm chất nhân vật được chúng tơi triển khai
theo mơ hình lí thuyết người hùng của J. Campbell.
Thứ ba, về phạm vi lí thuyết, ngồi những cơng trình gợi dẫn về kiểu hình
tượng anh hùng, sử thi, v.v. chúng tơi có tham chiếu thêm quan niệm của Joseph


12

Campbell về hình tượng anh hùng trong văn học qua các thời đại.
Thứ tư, về văn bản, chúng tôi dựa trên văn bản tiểu thuyết Hồng Lê nhất
thống chí, gồm 17 hồi của Ngô gia văn phái, bản dịch của Nguyễn Đức Vân và
Kiều Thu Hoạch [42].
Thứ năm, về tài liệu đối chiếu, cụ thể hơn, hệ thống nhân vật và sự kiện trong
Hồng Lê nhất thống chí là có thật, do đó, các cách khai thác của các tài liệu như:
Lịch triều tạp kỉ của Ngô Cao Lãng [34] và Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771
đến 1802 của Tạ Chí Đại Trường, v.v. cũng được chúng tôi tham chiếu [60].
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp lịch sử
Chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử để tìm hiểu điều kiện, hồn cảnh xã
hội tác động đến lý tưởng, tình cảm, khát vọng và hành xử của con người, của các
nhân vật lịch sử trong thời loạn. Phương pháp này cũng giúp khai thác và nhìn nhận

sự kiện, nhân vật lịch sử từ góc độ sử liệu.
5.2. Phương pháp thống kê
Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để thống kê số lần xuất hiện, lời nói,
hành trạng của từng nhân vật anh hùng để nhận diện vai trị, vị trí của nhân vật
trong tác phẩm.
5.3. Phương pháp so sánh
Chúng tôi chia tuyến nhân vật anh hùng, đối sánh nhân vật này trong mắt
người kia và trong nhìn nhận của chính mình để tìm hiểu căn ngun của hành
động và làm nổi bật tầm vóc anh hùng của từng nhân vật.
Ngoài các phương pháp trên, luận văn cũng sử dụng các phương pháp, thao
tác chung như: Phân tích, đối chiếu, v.v.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài mang lại các ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau:
Thứ nhất, qua nghiên cứu về hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết
Hồng Lê nhất thống chí, đề tài tái hiện và làm nổi bật những phẩm chất và vị trí
của nhân vật trong tác phẩm.


13

Thứ hai, ở chương 2, từ cái nhìn lí thuyết người hùng của J. Campbell, luận
văn đóng góp một hướng tiếp cận khác với các hướng tiếp cận trước đó. Từ đây,
luận văn cố gắng nhận diện mới đối với một số nhân vật anh hùng, khắc phục sự
phiến diện trong đánh giá, nhận xét đối với nhân vật. Trong hành trình phiêu lưu
của người anh hùng, họ khơng đơn độc mà ln có những người đồng hành với họ.
Trong lí thuyết người hùng, những người này đóng vai trị “phù trợ”. Hoặc khía
cạnh khác, người hùng trong thực hành tư tưởng, tu thân, ở thế giới bên trong con
người nếu đạt đạo, có thành quả cũng là người hùng. Hai khía cạnh này chưa được
triển khai trong các nghiên cứu trước đó khi đánh giá tiểu thuyết Hồng Lê nhất
thống chí. Đây là điểm đóng góp khoa học quan trọng cho luận văn này. Trong

chương ba, trong việc triển khai phân tích các đặc điểm về tính cách, tâm lí, điểm
nhìn, các thuật ngữ mới cũng được vận dụng như: phóng đại bản ngã, motif phiêu
lưu, kẻ phù trợ, v.v.
Thứ ba, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc học tập và những
nghiên cứu liên quan tiếp theo về khuynh hướng này.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được triển khai trong 3
chương:
Chương 1: Bối cảnh xã hội Việt Nam hậu kỳ trung đại và quan niệm về nhân
vật anh hùng
Chương 2: Nhân vật anh hùng trong Hồng Lê nhất thống chí
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng trong Hồng
Lê nhất thống chí


14

NỘI DUNG
Chƣơng 1
BỐI CẢNH XÃ HỘI, VĂN HÓA VIỆT NAM HẬU KÌ TRUNG ĐẠI
VÀ QUAN NIỆM VỀ NHÂN VẬT ANH HÙNG
1.1. Bối cảnh lịch sử, văn hóa - xã hội Việt Nam hậu kì trung đại
1.1.1. Bối cảnh lịch sử, văn hóa - xã hội
Bắt đầu từ Lê Trung Hưng (1533 về sau) đến 1789, thực thể chính trị - xã hội
Việt Nam vận hành theo cơ chế “lưỡng đầu chế” (một vua, hai chúa, và quyền chúa
lớn hơn vua, chúa tiếm quyền vua). Thực tế chiến tranh diễn ra triền miên, để lại
nhiều dấu ấn tích cực và tiêu cực trong đời sống văn hóa dân tộc. Thuật ngữ bối
cảnh lịch sử, văn hóa - xã hội Việt Nam hậu kì trung đại được chúng tơi hình dung
trong một bối cảnh rộng về mặt thời gian. Chính trong bối cảnh này, những hệ quả
của nó đã đem đến và in dấu trong thành tựu văn học nghệ thuật từ thế kỉ XVII đến

thế kỉ XIX. Có thể sơ lược một số điểm chính như sau:
Chính quyền trung ương có một sự xáo trộn về quyền lực một vua, hai chúa,
và quyền chúa lớn hơn vua, chúa tiếm quyền vua, đặc biệt là chúa Trịnh đàng
Ngoài. Tất cả mọi việc quan trọng trong đời sống xã hội rơi vào tay chúa. Vua chỉ
là người bng tay ngồi nhìn thế sự nổi trơi, một “vật trang trí”. Trong nội bộ của
chính quyền, sự giết nhau, phế lập một cách bất thường đã khiến cho luân lí cương
thường khuynh đảo. Điều này làm cho tính chất tơn phị, danh nghĩa, phận sự, v.v.
có những lung lạc, đặc biệt là tầng lớp kẻ sĩ.
Chiến tranh của các tập đoàn phong kiến diễn ra liên tục. Chế độ phong kiến
Việt Nam sau khi phát triển đến đỉnh cao nhất dưới triều Lê Thánh Tông (XV) thì
dần dần đi vào giai đoạn khủng hoảng, suy thoái. Nội chiến giữa các thế lực: Lê Mạc (1545 -1592), Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672), Tây Sơn - Nguyễn, Tây Sơn Trịnh và xen lẫn vào đó là các cuộc chiến với Ai Lao, Xiêm, Thanh, v.v. đất nước
trong ba trăm năm không nơi đâu yên ổn, đặc biệt là giai đoạn nửa sau của thế kỉ
XVIII cho đến 1802. Năm 1789, phong trào Tây Sơn - Nguyễn Huệ nổ ra xóa bỏ
tập đồn vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, nhà Nguyễn ở Đàng Trong, đánh đuổi
quân xâm lược Xiêm (trong), Thanh (ngoài) thống nhất đất nước. Triều đại Tây


15

Sơn kéo dài được 14 năm, đến 1802, nhà Nguyễn lật đổ triều đại Tây Sơn còn non
yếu, dựng nên một chính quyền mới trên nền cũ. Những nét chính về lịch sử giai
đoạn này có thể hình dung trong Hình 1.1 dưới đây.

Hình 1.1. Lược đồ các mốc lịch sử giai đoạn 1533-1789
(Nguồn: />Các cuộc khởi nghĩa nông dân, diễn ra nhiều phong trào, nhiều đợt sôi nổi và
rầm rộ. Tiêu biểu năm 1738, Lê Duy Mật đảo chính ở Thăng Long nhưng thất bại.
Năm 1739, Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Ngô Trác Oánh nổi dậy ở Hải Dương.
Năm 1740, Vũ Đình Dung, Hồng Cơng Chất nổi dậy ở Sơn Nam. Đặc biệt hai
cuộc khởi nghĩa của Hồng Cơng Chất, Nguyễn Hữu Cầu, lực lượng lớn mạnh,
mục đích cao cả, đã được đông đảo quần chúng nhân dân ca ngợi. Điều này là hình

ảnh trái ngược và hậu quả từ những hưởng lạc, tô thuế nặng nề, lâu đài nguy nga
tráng lệ trong đời sống của quý tộc quan lại vua chúa.
Bối cảnh lịch sử, văn hóa - xã hội Việt Nam trong Hồng Lê nhất thống chí
điển hình cho thời loạn, là sự cô đọng lại những hậu quả mà các vua Lê, Chúa
Trịnh, chúa Nguyễn đã khơng có những động thái làm thay đổi xã hội theo hướng
tích cực hơn. Trong suốt thế kỷ thứ XVIII, đã nổ ra nhiều cuộc chiến tranh liên


16

miên, hao người tốn của; cuộc sống của nhân dân lầm than cơ cực, triều đình phong
kiến hầu như khơng quan tâm đến phát triển nông nghiệp; chỉ lo thu dụng binh lính,
xây đắp thành lũy. Sách Lê mạt sự ký của Nguyễn Duy Chính viết: “Sau những
năm chiến tranh, đến cuối thế kỷ XVIII thì Thăng Long gần như hoang phế, mùa
màng thất bát, đói kém xảy ra khắp nơi, khơng cịn là nơi đơ hội như trước nữa.
Năm Mậu Tuất (1778), thóc lúa dân tích trữ khơng cịn gì, giá gạo cao vọt, chỗ nào
cũng có người chết đói” [12]. Ở Nam Hà, theo Tạ Chí Đại Trường trong quyển
Lịch sử nội chiến ở Việt Nam: “Đói từ tháng 10 năm Giáp Ngọ (1774). Ở cửa Hàn,
khơng cịn một con heo, con gà, con vịt. Đường cát trước kia sản xuất nhiều, nay
biến mất. Đồng tiền sụt giá: một quan còn giá trị độ một đồng tiền (…) Tình trạng
cịn nguy hại hơn là thêm vào với việc mất nhân cơng, người ta khơng cịn hạt
giống để gieo mùa sau. Cho nên đói khổ khơng chừa đến cả đám quan quyền, tôn
thất: các phu nhân phải đi ăn xin…” [60].
Ngược lại với hình ảnh các cuộc chiến tranh tàn khốc và triền miên gây nên
nhiều thảm cảnh trong xã hội, bức tranh tư tưởng và văn hoá nghệ thuật lại có sự
phục hưng và khởi sắc chưa từng có từ trước đến thời điểm này.
Đây là giai đoạn đánh dấu sự phồn thịnh của văn hóa nghệ thuật dân tộc trên
các lĩnh vực như: Sử học, Địa lí, Địa chí, Y học, Âm nhạc, Sân khấu, kiến trúc và
điêu khắc, Nghề in phát triển, v.v.với các cơng trình của Lê Q Đơn (1726 1784); Ngơ Thì Sĩ (1726 - 1780), Ngơ Thì Nhậm (1746 - 1803); Bùi Huy Bích
(1744 - 1818); Bùi Dương Lịch (1757 - 1827); Phan Huy Chú (1782 - 1840), Lê

Hữu Trác, v.v.Năm 1734, Trịnh Giang đã cho khắc và in tất cả các công trình cổ
điển và cấm nhập các bản từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, sự du nhập của tư tưởng
Kitơ theo chân các thương nhân, sự hồi sinh của Phật giáo với nhiều dòng thiền
mới được du nhập từ cuối thế kỉ XVI, cùng với những tư tưởng trong khoảng thời
gian vào các thế kỉ XVII và XVIII “có một chủ nghĩa tơn giáo hồ đồng đặc biệt
được hình thành và tạo nên thứ tơn giáo bình dân hiện nay. Tơn giáo này, với một
chủ nghĩa dung hoà cao độ do các điều kiện mơi trường và tâm lí tạo nên, đã tiếp
nhận cả ba tôn giáo qua việc mượn của mỗi tơn giáo một số tín ngưỡng và nghi
thức nhiều ít tuỳ theo các tầng lớp xã hội” [32; tr. 341-342].


×