Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bản Chính - Nộp - Thi Gvg Huyện - Trâm - 22-23.Doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.94 KB, 4 trang )

PHÒNG GDĐT ĐẠI LỘC

TRƯỜNG TH ĐẠI QUANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIỆP PHÁP
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO
HỌC SINH LỚP 5”
I. Lý do chọn biện pháp:
Trong chương trình Tiếng Việt, học sinh được rèn luyện kỹ năng viết
thơng qua các hình thức: Tập chép, tập viết và viết chính tả. Chính tả là một
phân mơn có vị trí đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu của môn Tiếng
Việt là rèn luyện và phát triển năng lực tiếng mẹ đẻ cho học sinh, trong đó có
năng lực viết chữ.
Viết đúng chính tả giúp học sinh có điều kiện học tốt các mơn học khác
trong việc viết văn bản, thư từ...
Theo yêu cầu cần đạt thì học sinh lớp 5 phải đạt được yêu cầu cơ bản về
chính tả, nghĩa là khơng mắc các lỗi thông thường. Thế nhưng, trong thực tế
giảng dạy qua nhiều năm, tôi nhận thấy ở học sinh vẫn chưa đạt được điều đó.
Hầu hết các em thường mắc lỗi là do rất nhiều nguyên nhân:
- Do các em phát âm không chuẩn nên dần dần dẫn đến viết sai.
- Do các em không nắm nghĩa của từ, vốn từ ngữ tích lũy được cịn rất
hạn chế nên hay viết lẫn lộn các âm đầu, âm cuối, vần và thanh.
- Do các em chưa nắm vững qui tắc chính tả đã học nên viết tùy tiện, nghĩ
sao viết vậy, có em còn tạo ra các vần tùy tiện như: ưnh, ing, unh….
Để khắc phục tình trạng trên, tơi đã thực hiện biện pháp “Một số biện
pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5” nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả trong rèn luyện chính tả của học sinh lớp 5.


II. Cách thức thực hiện:
Dựa vào các nguyên nhân trên tôi đã đề ra các biện pháp sau:
Biện pháp 1. Luyện phát âm:
- Muốn học sinh viết đúng chính tả giáo viên phải phát âm chuẩn, cần
luyện phát âm cho học sinh để phân biệt các thanh điệu, các âm đầu, âm chính,
âm cuối. Vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm và phát âm như thế nào thì chữ ghi thế
ấy.
Ví dụ: Chính tả: Về ngơi nhà đang xây (Tiếng Việt 5, tập 1/183)
Phát âm cho học sinh “huơ huơ # hơ và nguyên # nghiêng
- Việc rèn phát âm không chỉ được thực hiện trong tiết Tập đọc, Luyện từ
và câu, Tập làm văn,… mà được thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong
tất cả các tiết học, trọng tâm trong phân mơn chính tả tơi thường xun luyện
viết sau đó luyện phát âm những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn lộn (tiếng mang
vần khó, tiếng có âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ hay thói
quen.


2
Ví dụ 1: Trong tiết trả bài Tập làm văn tơi ln chú trọng phần chữa lỗi
chính tả cho học sinh.
Ví dụ 2: Thường xuyên nhắc nhở và hướng dẫn các em phát âm đúng các
từ ngữ địa phương như: bao gạo / bô gộ, trời tối / trời túi,...
- Đối với những học sinh còn hạn chế về mặt phát âm, tôi thường nhắc
nhở các em chú ý nghe giọng đọc để viết cho đúng. Vì vậy, giáo viên phải cố
gắng phát âm cho rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp học sinh viết đúng
được.
Song song với việc luyện phát âm cho học sinh, khâu phân biệt so sánh
tiếng, từ cũng rất quan trọng trong giờ chính tả.
Biện pháp 2. Giải nghĩa từ để so sánh từ và phân biệt cách viết:
- Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh: Giáo viên có thể cho học

sinh tìm hiểu nghĩa từ ở phần chú giải, hoặc cho học sinh quan sát tranh, mơ
hình, vật thật… để giải nghĩa từ hay dựa trên từ đồng nghĩa, trái nghĩa để phân
biệt nghĩa của từ. Đặt câu, nếu học sinh đặt câu đúng là học sinh hiểu nghĩa của
từ. Và chính việc hiểu nghĩa từ thì các em sẽ tránh được trình trạng viết sai.
Ví dụ: Phân biệt chiêng và chiên
+ Giải nghĩa từ chiêng: Giáo viên có thể cho học sinh quan sát tranh ảnh
cái chiêng hoặc miêu tả đặc điểm (chiêng là nhạc cụ làm bằng đồng, hình trịn,
đánh bằng dùi, âm thanh vang dội). Cho học sinh đặt câu.
+ Giải nghĩa từ chiên: chiên tức là làm chín thức ăn bằng cách cho thức
ăn vào chảo mỡ đun trực tiếp trên bếp lửa. Cho học sinh đặt câu.
- Việc cung cấp cho các em từ trong ngữ cảnh rất quan trọng giúp các em
nắm được nghĩa của từ nhẹ nhàng và làm điểm tựa cho trí nhớ.
Ví dụ: Bài tập 2b chính tả tuần 9 (Tiếng Việt 5, tập 1/87)
Sau khi các em tìm từ ngữ chứa tiếng buôn/ buông tôi cho các em đặt câu
để nắm rõ nghĩa.
- Cần cho học sinh so sánh để thấy được sự khác nhau trong từng cặp từ để
học sinh ghi nhớ. Với cặp từ dễ lẫn lộn giáo viên có thể u cầu học sinh tìm
thêm từ có âm, vần, thanh dễ lẫn vừa phân tích để các em phân biệt cụ thể hơn,
các em sẽ ghi nhớ và viết sẽ không bị sai. Hoặc giáo viên thu thập những từ ngữ
có âm cuối mà học sinh hay viết lẫn lộn, nói cách khác là tiến hành khảo sát,
thống kê lỗi chính tả này của học sinh.
Ví dụ: gậc gù, gậc đầu, hạc lúa, hạc mưa, tác nước, to tác, vơ véc, vức bỏ …
mặt áo, biếng mất, châng trời, châng tay, làn xóm, buồn chuối, cửa buồn …
Trên cơ sở đó giáo viên soạn một hệ thống so sánh phân biệt cặp phụ âm
cuối t/c; n/ng,... tiến tới hình thành cho học sinh ý thức và thói quen viết đúng,
biết phân biệt các cặp từ ngữ có hai phụ âm cuối này.
Biện pháp 3. Ơn tập giúp học sinh nắm vững các qui tắc chính tả, cung cấp
cho học sinh một số mẹo luật chính tả đơn giản, dễ nhớ:
- Mẹo luật chính tả là hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối
hàng loạt từ, giúp giáo viên khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách rất hữu

hiệu. Ngay từ lớp 1 các em đã làm quen với luật chính tả đơn giản như: các âm
đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với các nguyên âm i, e, ê. Ngoài ra giáo viên có thể
cung cấp cho các em một số mẹo luật khác như:


3
+ Để phân biệt âm đầu s/x
Ví dụ: Chính tả: Mùa thảo quả (Tiếng Việt 5, tập 1/115)
Bài 3.a) Nghĩa của các tiếng ở mỗi dịng dưới đây có điểm gì giống
nhau?
- sóc, sói, sẻ, sáo, sít, sên, sam, sị, sứa, sán
- sả, si, sung, sen, sim, sâm, sắn, sấu, sậy, sồi
Cung cấp cho học sinh nắm tên các loài cây và con vật đa số đều bắt đầu
bằng “s”. Yêu cầu các em cho thêm vài ví dụ các tên con vật và loài cây.
+ Luật bổng - trầm: Trong các từ láy điệp âm đầu, thanh của hai yếu tố ở
cùng một hệ bổng ( ngang / sắc / hỏi ) hoặc trầm ( huyền / ngã / nặng ). Để nhớ
hai nhóm này giáo viên chỉ cần dạy cho học sinh học thuộc hai câu thơ:
Em huyền mang nặng, ngã đau
Anh ngang sắc thuốc, hỏi đau chỗ nào?
Nghĩa là đa số các từ láy âm đầu, nếu yếu tố đứng trước mang thanh huyền,
nặng, ngã thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã, nếu yếu tố đứng trước mang
thanh ngang, sắc, hỏi thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi( hoặc ngược lại).
Ví dụ: Bổng - Ngang + hỏi: nho nhỏ, lẻ loi, trong trẻo, vui vẻ,…
- Sắc + hỏi: nhắc nhở, trắng trẻo, sắc sảo, vắng vẻ,…
- Hỏi + hỏi: lỏng lẻo, thỏ thẻ, thủ thỉ, rủ rỉ,…
Trầm - Huyền + ngã: sẵn sàng, lững lờ, vồn vã,…
- Nặng + ngã: nhẹ nhõm, đẹp đẽ, mạnh mẽ, lạnh lẽo,…
- Ngã + ngã: dễ dãi, nghễnh ngãng, nhõng nhẽo,…
III. Kết quả thực hiện:
Qua thực hiện các biện pháp trên vào dạy học chính tả cho lớp 5G tơi

nhận thấy học sinh học tập rất tích cực, hăng hái và chủ động. Những sai sót
chính tả trong bài viết được các em dần dần khắc phục. Kết quả cụ thể như sau:
Kỹ năng nghe - viết Kỹ năng nghe – viêt
Chất lượng
chưa tốt.
tốt.
TSHS
Thời gian
SL
TL
SL
TL
Đầu năm học
34
21
61,7 %
13
38,2%
19
55.9%
15
44.1%
Giữa học kì I
34
14
41.2%
20
58.5%
Cuối học kì I
34

Khi cả tổ cùng nhau thực hiện biện pháp vào lớp của mình và đã đạt quả
tốt. Cụ thể như sau:
Giữa học kì I
Cuối học kì I
Kỹ năng nghe
Kỹ năng
Kỹ năng
Kỹ năng nghe
Lớp TSHS
- viết chưa
nghe – viêt
nghe – viêt
- viết chưa tốt.
tốt.
tốt.
tốt.
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
5A
30
17
56.7% 13 43.3%
14
46.7% 16 53.3%

5B
29
18
62.1% 11 37.9%
14
48.3% 15 51.7%
5C
29
19
65.5% 10 34.5%
13
44.8% 16 55.2%
5D
34
20
58.8% 14 41.2%
15
44.1% 19 55.9%
5E
33
19
57.6% 14 42.4%
15
45.4% 18 54.5%


4
5G
5H


34
19
55.9% 15 44.1%
14
41.2% 20 58.5%
34
20
58.8% 14 41.2%
15
44.1% 19 55.9%
Và kết quả khảo sát này một lần nữa khẳng định biện pháp của tôi đưa ra
là phù hợp và áp dụng có hiệu quả. Có thể áp dụng được tất cả các khối lớp và
nhân rộng ra các trường khác.
IV. KẾT LUẬN.
Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm ngun nhân gây lỗi, từ đó tìm
ra biện pháp nâng cao chất lượng phân mơn chính tả cho học sinh là hết sức
quan trọng và cần thiết. Qua đây góp phần thực hiện việc điều chỉnh nội dung
dạy chính tả đoạn bài (nghe - viết) thành chính tả nghe - ghi cho học sinh lớp 5
theo tinh thần Công văn số 3799/BGDĐT-GDTH ngày 01/9/2021 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc thực hiện kế hoạch giáo dục đối với lớp 5 đáp ứng yêu
cầu Chương trình GDPT 2018. Đây cũng là nền tảng quan trọng để học sinh viết
đúng chính tả khi bước vào bậc THCS.
Việc sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả cho học sinh khơng chỉ tiến hành
trong một thời gian ngắn mà có kết quả ngay được, đây là một quá trình lâu dài
cố gắng của thầy và trị, vì vậy giáo viên phải kiên trì, biết chờ đợi sự tiến bộ
của học sinh thì mới có kết quả tốt. Cạnh đó, giáo viên đứng lớp phải luôn trau
dồi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp để nâng cao chất lượng
dạy và học ở các mơn học, đặc biệt là phân mơn Chính tả.
Trên đây là các biện pháp của tôi về rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho
học sinh lớp 5. Tơi rất mong được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các thầy cơ

để biện pháp của tơi hồn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Đại Quang, ngày 07 tháng 02 năm 2023
Người viết
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Bích Trâm



×