Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Quy Trình Kỹ Thuật Sản Xuất Khoai Tây Giống Và Khoai Tây Thương Phẩm (p4) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.46 KB, 4 trang )

Quy Trình Kỹ Thuật Sản Xuất Khoai Tây Giống Và Khoai
Tây Thương Phẩm (p4)

4.3. Nhổ bỏ cây bệnh và cây khác giống:
Nhổ bỏ cây bị bệnh và cây khác giống là khâu quan trọng trong kỹ thuật sản
xuất giống.
4.3.1. Thời gian nhổ:
Lần 1: Sau trồng 20 - 25 ngày, là chính.
Lần 2: Sau trồng 35 - 40 ngày, là chính.
lần 3: Trước khi thu hoạch 2 tuần, kiểm tra lần cuối.
4.3.2. Cây nhổ bỏ:
Những cây bị bệnh virut: Virut xoăn lùn, virut cuốn lá, vi rut khảm lá (mục
4.2.8.1).
Những cây bị bệnh héo xanh (mục 4.2.8.2).
Những cây bị bệnh lở cổ rễ (mục 4.2.8.4) và sạch bệnh héo vàng (mục
4.2.8.5)
Những cây khác giống.
4.3.3. Phương pháp nhổ:
Nhổ cả cây, cả củ cái và củ con cho vào túi đứng, đem đi xa ruộng giống để
tiêu huỷ. Đi lần lượt từng hàng khoai, tránh bỏ sót. Không để cây bệnh trên
ruộng khoai.
4.4. Thu hoạch và bảo quản khoai tây giống:
4.4.1. Thu hoạch:
Thu hoạch là khâu quan trọng cuối cùng trên đồng ruộng. Để có năng suất
cao, vừa bảo đảm phẩm cấp giống, cần phải xác định thời điểm thu hoạch
khoai giống. Nếu thu hoạch cây còn non, năng suất sẽ thấp, vỏ củ dễ bị sây
sát. Nếu thu hoạch khoai quá già, năng suất cao, vỏ củ chắc, nhưng nấm
bệnh và vi khuẩn ở cây có thể truyền vào củ. Vì vậy, khoai giống nên thủ
hoạch sớm hơn khoảng 5 - 7 ngày so với khoai thương phẩm. Khi thấy lá
vàng, cây rạc dần là có thể thu hoạch được.
Những giống khoai trình bày trên, thường khi khoai được 60 - 70 ngày tuổi


là giai đoạn đang lớn nhanh của củ. Chỉ 20 - 25 ngày sau, sản lượng sẽ tăng
lên tới 25 - 30%. Vì vậy sau khi được 60 - 70 ngày tuổi cần phải:
- Tuyệt đối không cho nước vào ruộng khoai, nếu trời mưa phải tháo kiệt
nước.
- Không làm tổn hại đến bộ lá như cắt cho lợn hoặc trâu bò.
Thu hoạch khoai vào ngày khô ráo. Phân loại cỡ củ ngay trên ruộng để hạn
chế đảo khoai nhiều lần, tránh làm sây sát vỏ củ.
Khi phânloại cần đặc biệt chú ý thải loại triệt để các củ bị bệnh, nếu không
sau này bệnh sẽ lây lan.
Những củ có vỏ màu xanh vẫn có thể dùng làm giống.
Với giống xác nhận, những củ khoai nhỏ hơn 25g không dùng làm giống.


4.4.2. Bảo quản:
Bảo quản bằng kho lạnh:
Bảo quản củ giống khoai tây bằng kho lạnh là biện pháp tiên tiến hiện nay,
do có những ưu điểm: Tổn thất trong kho ít, củ giống trẻ, cây phát triển
khoẻ, giảm sự thoái hoá giống, khi trồng cho nhiều củ to năng suất cao, hiệu
quả kinh tế cao. Từ năm 1995 đến nay, qua 9 năm đã phát triển tới khoảng
78 kho, trong đó hầu hết là kho của tư nhân hoặc góp vốn cổ phần. Những
nơi có điều kiện nên phát triển theo hướng nay.
Quy trình kỹ thuật bảo quản củ giống khoai tây bằng kho lạnh (xem phụ lục
trang 59).
Cần chú ý:
- Kho lạnh không diệt được nấm bệnh trên củ giống. Nếu củ giống bị bệnh
mà đưa vào kho lạnh bảo quản thường chưa phát hiện bệnh, nhưng khi trồng
ra ruộng sẽ phát bệnh.
- Sau khi thu hoạch khoai cần sớm đưa vào kho lạn để bảo quản, giới hạn là
7 ngày, không nên quá thời gian trên.
Bảo quản bằng tán xạ:

- Bảo quản củ giống khoai tây bằng kho ánh sáng tán xạ là sự sáng tạo của
nông dân ta từ năm 1940. Trải qua hơn 60 năm nhiều kinh nghiệm được tích
luỹ, nhiều nơi hiện nay vẫn còn sử dụng, vì đơn giản và đầu tư ít.
- Những giống khoai có thời gian ngủ dài như KT3, P3 có thể bảo quản
giống bằng kho tán xạ. Củ giống sản xuất vào vụ xuân hay ở vùng núi, thời
gian bản quản có 4 - 5 tháng cũng có thể bảo quản bằng kho tán xạ.

×