Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kỹ thuật trồng cây dó trầm pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.53 KB, 4 trang )

Kỹ thuật trồng cây dó
trầm
I. Giới thiệu
Trong những năm gần đây việc trồng cây Dó bầu để tạo trầm
hương và việc xử lý trầm nhân tạo đang phát triển.
Công dụng: Trầm nhân tạo được sử dụng cất tinh dầu để phục
vụ cho các mặt hàng cao cấp. Những cây có tinh dầu ít đựơc
dùng làm bột nhang. Gỗ có thể làm bột giấy (vỏ và lá có chứa 60
- 70% sợi cellulose).
II. Đặc điểm sinh thái và sinh học
1. Đặc điểm hình thái:
Cây dó bầu cao 30 - 40m, thân thẳng tán thưa. Vỏ màu xám
nhiều xơ. Lá đơn, mọc cách hình trứng, đầu lá nhọn. Phiến lá dài
8 - 12 cm, rộng 3 - 6cm, mặt trên lá màu xanh lục, mặt dưới hơi
xám. Cây ra hoa vào khoảng trên 5 tuổi. Hoa nở vào tháng 4
hoặc 5. Hoa tự hình tán hay chùm, mọc ở kẽ lá. Hoa màu trắng
tro. Quả nang hình trứng, dài 4cm, rộng 3m. Mỗi quả thường
cho 1 - 2 hạt. Quả chín vào tháng 7 - 9. Vỏ quả xếp thành hai
mảnh, xốp. Một hạt gồm có phần trên hình nón, phía dưới dài
cùng một kích thước, vỏ ngoài cứng, phía trong mềm. Những
cây già 10 - 20 năm và lâu hơn có thể có trầm. Trầm hương hình
dáng, kích thước không nhất định, có khi là miếng gỗ, có khi là
những cục hình trụ, thường dài 10 cm, rộng 2 - 4 cm. Trầm
hương có mùi thơm đặc biệt, khi đốt lên có mùi thơm rõ rệt.
2. Đặc điểm sinh thái:
Cây dó bầu thuộc loại cây mọc nhanh, là cây nhiệt đới thường
xanh (xanh quanh năm). Cây chịu bóng, nhất là trong 2 năm đầu
sống thích hợp trong rừng hỗn giao.
Cây sinh trưởng trong vùng có điều kiện nhiệt độ 15 - 35 độ C.
Nhiệt độ thích hợp 22 - 29 độ C. Lượng mưa bình quân hàng
năm trên 1.200 mm


Cây Dó bầu phân bố ở độ cao từ 300 - 1.000 m, tập trung ở cao
độ 500 - 700 m. Độ dốc trên 25 độ.
Cây có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất: đất đỏ xám, đỏ
vàng, đất feralit. Thích hợp nhất trên đất nâu đỏ hình thành trên
đá mẹ granit
3. Đặc điểm sinh học:
Cây Dó bầu là loài cây gỗ có khả năng hình thành một sản
phẩm đặc biệt là trầm hương. Ở trong tự nhiên do một số tác
động đã gây ra tổn thương cơ học và bệnh lý sinh học cộng sinh.
Căn cứ vào sự hóa nhựa (sự tụ dầu) nhiều hay ít mà ta có các
loại trầm hương khác nhau như:
-Tốc: nhựa (dầu) nhiễm bên ngoài mạch gỗ
-Trầm hương: nhựa nhiễm bên trong mạch gỗ
-Kỳ Nam: nhựa nhiễm cả bên trong và bên ngoài mạch gỗ đậm
đặc
Khi hàm lượng dầu lớn hơn 25%, trầm hương dễ chìm trong
nước. Loại trầm hương cao cấp có thể đạt hàm lượng dầu lên tới
60 - 80%.
III. Kỹ Thuật trồng
1. Kỹ thuật tạo cây con:
a. Hạt giống
Ra hoa vào khoảng tháng 3 tháng 4, quả chín vào tháng 9
tháng 10. Một kg hạt có từ 3.500 - 4.500 hạt. Hạt giống sau khi
thu hoạch phải tiến hành gieo ươm ngay hạt rất nhanh mất sức
nảy mầm.
b. Kỹ thuật tạo cây con
+ Thời vụ gieo hạt:
Quả chín vào tháng 9 - 10, hạt Trầm không để được lâu do đó
sau khi thu hoạch phải tiến hành gieo ươm ngay.
+ Xử lý hạt:

Ngâm hạt trong nước ấm 6 - 8 giờ, sau đó vớt hạt rửa sạch rồi
đưa đi ủ hàng ngày rửa chua, khi hạt chớm nứt mầm thì đưa gieo
trên đất cát sau đó nhổ cây mạ cấy vào bầu đã chuẩn bị sẵn.
+ Làm đất:
Làm đất trên luống gieo: dọn thực bì và làm đất vườn ươm
như đối với các loài cây khác, yêu cầu đất gieo phải tơi xốp,
nhiều mùn, xử lý đất bằng thuốc Bordeaux 1% trước khi gieo
một tuần.
Bầu ươm: Túi bầu bằng polyetylen, kích thước 10 x 18 cm.
Ruột bầu theo tỷ lệ sau: 92 - 93% đất tầng A, 5% phân chuồng
và 1 - 2% phân supe lân.
+ Gieo hạt:
Hạt có thể gieo trực tiếp vào bầu hoặc gieo trên luống rồi nhổ
cây mầm đi cấy. Đất luống gieo phải tơi xốp, nhiều mùn, đủ ẩm.
Mật độ gieo 1 kg hạt trên 5m2.
Trường hợp gieo trực tiếp vào bầu, tưới nước cho ẩm sau đó
dùng que tạo một lỗ ngay giữa bầu với độ sâu 1 - 1,5 cm, bỏ 1
hạt/lỗ, sau khi gieo dùng đất tơi xốp hoặc phần chuồng đã thật
hoai mục lấp vừa kín hạt, tưới nước, dùng rơm rạ đã khử trùng
phủ bề mặt để giữ ấm, ẩm, khi hạt nứt mầm thì gỡ ngay vật che
phủ

×