Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Khảo sát tình hình đầu tư kinh doanh các dự án căn hộ tại khu vực quận 6, 11 và bình tân, qua đó phân tích và đề xuất phương án đầu tư kinh doanh dự án khu căn hộ him lam nam phú tại thành phố hồ c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 98 trang )

Trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Kinh tế Phát Triển
KHĨA: 32


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Khảo sát tình hình đầu tư kinh doanh các dự án căn hộ

tại khu vực quận 6, 11 và Bình Tân, qua đó phân tích và đề
xuất phương án đầu tư kinh doanh dự án Khu căn hộ Him Lam
Nam Phú tại Thành Phố Hồ Chí Minh

GVHD: Ths.Nguyễn Thị Bích Hồng
Ths.Nguyễn Xuân Châu
SVTH : Lu Cẩm Diệu
Lớp : Kinh Tế Bất Động Sản

Tp.HCM – tháng 5/2010


NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................


.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................



LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập ở công ty Mega Group, dưới sự hướng dẫn tận tình của
thầy Nguyễn Xuân Châu (tổng giám đốc công ty), anh Hậu (giám đốc kinh doanh),
anh Vỹ (giám đốc Training), anh Long Ky (giám đốc R&D), cùng tồn thể các anh chị
trong cơng ty đã giúp em hoàn thành đề tài này. Do đó, em muốn gửi lởi cảm ơn chân
thành nhất đến thầy Châu và tồn thể anh chị trong cơng ty
Ngồi ra em cũng không quên cảm ơn thầy cô đã cung cấp, truyền đạt kiến thức
cho em trong suốt các học kỳ vừa qua, đặc biệt em rất cảm ơn cơ Hồng đã hướng dẫn
tận tình em trong suốt thời gian em làm đề tài tốt nghiệp, giúp em hoàn thành đề tài đã
lựa chọn
Em xin cảm ơn tất cả.


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng:
1. Bảng 1: Sức mạnh tiềm ẩn nội tại (SWOT)
2. Bảng 2: Điểm yếu tiềm ẩn nội tại(SWOT)
3. Bảng 3: Cơ hội tiềm năng bên ngoài(SWOT)
4. Bảng 4: Mối đe dọa tiềm năng bên ngoài(SWOT)
5. Bảng 5: Chiến lược chung của Porter

6. Bảng 6: Tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2009
7. Bảng 7: Tổng sản phẩm trên địa bàn Quý I/ 2010
Hình ảnh:
1.
2.
3.
4.
5.

6.

Hình 1: Bản đồ Việt Nam
Hình 2: Bản đồ định hướng phát triển khơng gian tp.HCM đến 2025
Hình 3: Bản đồ quy hoạch phát triển giao thơng
Hình 4: Mạng lưới giao thơng thành tp.HCM và các tỉnh lân cận
Hình 5: Bản đồ Quận 6, tp.HCM
Hình 6: Sơ đồ định hướng phát triển khơng gian Quận 6, tp.HCM

7. Hình 7: Bản đồ vị trí tổng thể
8. Hình 8: Bản đồ vị trí dự án Tân Thịnh Lợi. (Noble Apartment)
9. Hình 9: Bản đồ vị trí dự án Richland Emerald
10. Hình 10: Bản đồ vị trí dự án Blue Sapphire (Carina Plaza)
11. Hình 11: Bản đồ vị trí dự án chung cư Bình Phú(An Phú):
12. Hình 12: Bản đồ vị trí Dự án Lữ Gia Plaza
13. Hình 13: Bản đồ vị trí dự án The EverRich
14. Hình 14: Bản đồ vị trí Dự án Hai Thành - Tên Lửa
15. Hình 15: Bản đồ vị trí Dự án Chung cư Gia Phú
16. Hình 16: Bản đồ vị trí Dự án cao ốc Hồng Tân
17. Hình 17: Bản đồ vị trí Dự án Chung cư Bắc Lương Bèo
18. Hình 18: Bản đồ vị trí Dự án chung cư 12 tầng Nhất Lan
19. Hình 19: Bản đồ vị trí Dự án Căn hộ Da Sà
20. Hình 20: Bản đồ vị trí Dự án Bình Tân Complex
21. Hình 21: Bản đồ vị trí Dự án Hồng Kim Thế Gia

Biểu đồ:
1. Biểu đồ 1:SỐ LƯỢNG CĂN HỘ ĐÃ ĐƯỢC CHÀO BÁN TẠI TP.HCM GIAI ĐOẠN
2008 - Q3/09 (PHÂN THEO QUẬN)
2. Biểu đồ 2 : Giá trị căn hộ cao cấp tại tp.HCM
3. Biểu đồ 3: Giá trị căn hộ theo từng loại tại tp.HCM



THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
BĐS

: Bất Động Sản

SWOT
: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ
hội), Threats (thách thức)
GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

CPI

: Chỉ số giá tiêu dùng

FDI

: Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài


Mục lục

Chương I: Giới thiệu ................................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu đề tài .................................................................................................................... 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................ 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.6 Nội dung đề tài.................................................................................................................... 2
Chương II: Cơ sở lý thuyết ..................................................................................................... 3
2.1 Lý thuyết Ma trận SWOT .................................................................................................. 3
2.2 Lý thuyết lợi thế cạnh tranh.............................................................................................. 8
Tóm tắt chương II .................................................................................................................... 12
Chương III:Nội Dung Nghiên Cứu ....................................................................................... 13
3.1 Tổng quan về tình kinh tế thành phố Hồ Chí Minh ..................................................... 13
3.1.1 Điều kiện địa lý và nhân khẩu ...................................................................................... 13
3.1.1.1 Vị trí địa lý .................................................................................................................... 13
3.1.1.2 Dân số ............................................................................................................................. 14
3.1.2 Các chỉ số kinh tế............................................................................................................. 14
3.1.2.1 Các chỉ tiêu kinh tế xã hội ........................................................................................... 14
3.1.2.2 GDP ................................................................................................................................ 16
3.1.2.3 FDI .................................................................................................................................. 19
3.1.3 Kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông tp.HCM ....................................... 20
3.1.3.1 Quy hoạch tổng thể TP.HCM đến năm 2020 ............................................................. 20
3.1.3.2 Quy hoạch phát triển giao thông ................................................................................ 22
3.1.3.2.1 Mạng lưới giao thông đường bộ. .......................................................................... 23
3.1.3.2.2 Mạng lưới giao thông đường sắt. .......................................................................... 25
3.1.3.2.3 Hệ thống tàu điện ngầm (Metro) . ........................................................................ 25
3.1.3.2.4 Hệ thống xe điện trên mặt đất (LRT) hoặc monoray ...................................... 26
3.1.3.2.5 Mạng lưới giao thông đường thủy........................................................................ 26
3.1.3.2.6 Đường hàng không. ................................................................................................. 27
3.1.3.3 Phát triển mạng lưới giao thơng liên kết vùng .......................................................... 28
Tóm tắt phần 1 chương III..................................................................................................... 29
3.2 Phân tích dự án Him Lam Nam Phú tại quận 6 ........................................................... 30
3.2.1 Phân tích vị trí và khu vực............................................................................................... 30
3.2.1.1 Tầm nhìn tương lai ........................................................................................................ 30

3.2.1.2 Tiếp cận và giao thơng ................................................................................................. 32
3.2.1.3 Tiện ích lân cận ............................................................................................................. 33
3.2.2 Hạn chế .............................................................................................................................. 35
3.2.3 Địa điểm khu đất và bản đồ vị trí tổng thể.................................................................... 35
Tóm tắt phần 2 chương III..................................................................................................... 36
3.3 Khảo sát việc phát triển khu dân cư ở Quận 6, 11, Bình Tân .................................... 36
3.3.1 Tổng quan thị trường khu dân cư tại TP.HCM ......................................................... 36
3.3.1.1 Phân tích nguồn cung .................................................................................................. 36
3.3.1.1.1 Các cao ốc căn hộ chung cư ..................................................................................... 37


3.3.1.1.2 Tỷ lệ bán và giá bán................................................................................................... 39
3.3.1.1.3 Những yếu tố tạo lên giá trị gia tăng của căn hộ. ................................................. 42
3.3.1.2 Phân tích nguồn cầu ..................................................................................................... 42
3.3.1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu ................................................................................. 42
3.3.1.2.2 Phân khúc thị trường ................................................................................................. 46
3.3.2 Tổng quan thị trường khu dân cư tại khu vực dự án .............................................. 47
3.3.2.1 Những dự án hiện có tại khu vực lân cận dự án........................................................ 47
3.3.2.2 Các dự án cạnh tranh trực tiếp.................................................................................... 48
3.3.3 Sơ kết thị trường ............................................................................................................. 58
3.4 Chiến lược phát triển dự án Him Lam Nam Phú và phân tích tài chính ............. 59
3.4.1 Những dự báo táo bạo về thị trường bất động sản trong thời gian tới .................. 59
3.4.1.1 Kịch bản 1: thị trường ảm đảm ................................................................................... 59
3.4.1.2 Kịch bản 2: Thị trường phát triển và có tăng trưởng ............................................... 60
3.4.1.3 Kịch bản 3: thị trường tăng trưởng tốt....................................................................... 60
3.4.2 Thị trường mục tiêu và ý tưởng phát triển.................................................................. 61
3.4.2.1 Những thơng tin chính .................................................................................................. 61
3.4.2.1.1 Thị trường căn hộ chung cư TP.HCM..................................................................... 61
3.4.2.1.2 phân tích SWOT dự án Him Lam Nam Phú ............................................................ 64
3.4.2.2 Định vị và thị trường mục tiêu ..................................................................................... 65

3.4.2.3 Chiến lược phát triển sản phẩm .................................................................................. 66
3.4.2.3.1 Hiện hữu ...................................................................................................................... 66
3.4.2.3.2 Đề nghị ....................................................................................................................... 68
3.4.3 Các rủi ro và giải pháp khắc phục phịng ngừa......................................................... 70
Tóm Tắt phần 4 chương III ................................................................................................... 71
Chương IV: Kết luận ................................................................................................................ 72


Chương I: Giới thiệu
1.1 Đặt vấn đề:
Thị trường bất động sản ở thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2009 đang trên đà hồi
phục sau cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản năm 2008 , một loạt các dự án lớn
vẫn được triển khai bởi các nhà đầu lớn, một loạt dự án mới được khởi công và chào
bán ra thị trường tạo nên một nguồn cung lớn như tại quận 7 dự án Riverside
Residence của chủ đầu tư Phú Mỹ Hưng cung cấp 671 căn hộ, Sunrise City của
Novaland cung cấp 1.800 căn hộ cao cấp và gần 60.000 m2 sàn thương mại bán lẻ, khu
căn hộ Belleza của Sacomreal cung cấp 968 căn hộ và nhiều dự án khác … . Trong
Quý 3,4/2009 nhiều nhà đầu tư bắt đầu quan tâm đến thị trường căn hộ ở phân khúc
trung bình khá, mặc dù trong quý 3 phân khúc căn hộ trung bình đóng góp kho ảng
75% tổng số nguồn cung cấp chính trên thị trường TP Hồ Chí Minh và nhiều dự án căn
hộ trung cấp và bình dân được tung ra trên thị trường đặc biệt là tại các quận Tân
Bình, Tân Phú, Bình Tân, Gị Vấp, Thủ Đức, Quận 12 trong quý 4… nhưng vẫn không
đáp ứng được lượng cầu rất lớn mà đại đa số là người dân có thu nhập trung bình khá.
Để nắm bắt cơ hội, nhà đầu tư bất động sản Him Lam đưa ra kế hoạch đầu tư xây dựng
căn hộ chung cư ở khu vực phừơng 11 quận 6 nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở ở thành
phố. Một vấn đề đặt ra là phương án đầu tư nào là hiệu quả, hay giá bán căn hộ là bao
nhiêu? Đó là những câu hỏi mà một nhân viên nghiên cứu và phát triển dự án bất động
sản cần phải trả lời.
Công việc phát triển ý tưởng dự án bất động sản thường là bước rất khó trong mơ
hình 8 bước của quá trình phát triển bất động sản(Real estate development: Principle

và Process), và tất nhiên những ý tưởng đó khó có hiệu quả nếu như nhân viên phát
triển khơng hiểu về thị trường bất động sản. Do đó nhân viên phát triển ý tưởng dự án
bất động sản cần phải nghiên cứu và phân tích thị trường bất động sản cũng như là
phân tích về tình hình kinh tế khu vực, tăng trưởng dân số, kết nối giao thông …
Do nhu cầu của doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản mong muốn tìm ra
phương án tối ưu để đầu tư dự án Him Lam Nam Phú ở phường 11 quận 6,cùng với
định hướng nghề nghiệp là trở thành chuyên gia nghiên cứu thị trường và phát triển dự
án bất động sản, bằng việc áp dụng những kiến thức đã học tại nhà trường và được
công ty thực tập tạo điều kiện tốt học hỏi kinh nghiệm thực tiễn giúp em thực hiện tốt
cơng việc này.Chính vì lí do đó em chọn đề tài : “Khảo sát tình hình đầu tư kinh

1


doanh các dự án căn hộ tại khu vực quận 6, 11 và Bình Tân, qua đó phân tích và
đề xuất phương án đầu tư kinh doanh dự án Khu căn hộ Him Lam Nam Phú tại
Thành Phố Hồ Chí Minh.”
1.2 Mục tiêu đề tài:
Khảo sát, phân tích, đánh giá tình hình đầu tư kinh doanh căn hộ chung cư ở khu
vực lân cận của nơi thực hiện dự án gồm có quận 6, 11, Bình Tân
Đề xuất phương án đầu tư kinh doanh cho dự án khu căn hộ Him Lam Nam Phú tại
khu vực quận 6, thành phố Hồ Chí Minh
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Các dự án cạnh tranh nằm trong khu vực quận 6, 11, Bình Tân
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Khu vực quận 6, 11, Bình Tân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích SWOT, lợi thế cạnh tranh để đánh giá tình hình đầu
tư kinh doanh bất động trong khu vực quận 6, 11, Bình Tân từ đó đưa ra phương án
đầu tư kinh doanh cho dự án Him Lam Nam Phú

1.6 Nội dung đề tài
Nội dung đề tài bao gồm 4 chương:
Chương I là phần mở đầu.
Chương II là phần cơ sở lý thuyết. Ở đây, tác giả đưa ra lý thuyết về công cụ phân
tích SWOT và lý thuyết về lợi thế cạnh tranh.
Chương III là phần nội dung chính của đề tài bao gồm 4 phần nhỏ : tổng quan về
tình hình kinh tế tp.HCM; phân tích vị trí dự án Him Lam Nam Phú ở quận 6; khảo sát
việc phát triển khu dân cư ở Quận 6, 11, Bình Tân; chiến lược phát triển dự án Him
Lam Nam Phú và phân tích tài chính dự án.
Chương IV là phần kết luận. Phần này chủ yếu tóm lược kết quả nghiên cứu trong
chiến lược phát triển dự án Him Lam Nam Phú và phân tích tài chính

2


Chương II: Cơ sở lý thuyết
2.1 Lý thuyết Ma trận SWOT
Mơ hình phân tích SWOT là một trong những mơ hình quản lý chiến lược phổ biến
nhất. Mơ hình thiết lập sự phù hợp giữa điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức hay công
ty với cơ hội và thách thức từ mơi trường bên ngồi của tổ chức (Dagmar Recklies,
2005).
Mơ hình SWOT tập hợp những kết quả quan trọng nhất cuả phân tích những yếu tố
bên ngồi và phân tích năng lực nội tại của tổ chức. Mục tiêu của mơ hình SWOT là
xác định mức độ phù hợp thực sự phù hợp để đáp ứng thách thức và th ay đổi trong
môi trường tổ chức ( Dagmar Recklies, 2005).
Điểm mạnh:
Điểm mạnh là nguồn lực, kĩ năng, và lợi thế khác liên quan đối thủ cạnh tranh và
nhu cầu của thị trường mà cơng ty đó phục vụ hoặc sẽ phục vụ. Sức mạnh của công ty
là năng lực khác biệt của cơng ty đó, mà đem lại lợi thế so sánh trong ngành. Ví dụ,
chúng ta có thể đưa ra nhiều loại năng lực khác biệt như là xuất sắc trong sản xuất,

kiểm soát chất lượng tốt, khả năng thiết kế tốt, khách hàng trung thành, vị trí, và mạng
lưới phân phối mạnh mẽ. Sẽ dễ dàng hơn để phát triển lợi thế cạnh tranh trên thị
trường khi cơng ty có được năng lực khác biệt nằm trong u cầu chính yếu để thành
cơng trên thị trường, khi đối thủ cạnh tranh khơng có năng lực đối trọng và đối thủ
khơng thể có được năng lực giống ta ngoại trừ tiêu tốn nhiều tiền và thời gian. Từ quan
điểm thực hiện chiến lược, sức mạnh của công ty là quan trọng bởi vì nó là nền tảng
của chiến lược và cơ sở để xây dựng lợi thế cạnh tranh (Thompson Arthur,1990). Một
công ty nên hỏi những câu hỏi sau đây để tìm sức mạnh của cơng ty:


Lợi thế khác biệt nào mà công ty bạn cung cấp?



Tại sao khách hàng nói là họ thích kinh doanh với bạn?



Có phải bất cứ thứ gì bạn cung cấp khơng thể bị sao chép bởi đối thủ, ngay cả

hiện tại và tương lai?
Những câu trả lời của những câu hỏi này có thể giúp ích cho cái nhìn tổng quan
nhanh chóng của năng lực khác biệt của công ty. Bảng sau đây liệt kê các điểm mạnh
mà một cơng ty có thể sở hữu:

3


Bảng 1: Sức mạnh tiềm ẩn nội tại
 Năng lực khác biệt

 Nguồn tài chính thích hợp
 Kĩ năng cạnh tranh tốt
 Được ưa thích bởi khách hàng
 Được thừa nhận là dẩn đầu thị trường
 Kế hoạch về khu vực chức năng
 Tiếp cận với nền kinh tế quy mơ
 Khả năng chịu được cơng kích ( ít nhất là mức độ nào đó), từ
áp lực cạnh tranh mạnh mẽ
 Cơng nghệ độc quyền
 Lợi thế chi phí
 Chiến dịch quảng cáo tốt hơn
 Kĩ năng đổi mới sản phẩm
 Cung cấp khả năng quản lý


Tiến xa trong tích luỹ kinh nghiệm



Năng lực sản xuất tốt hơn



Kỹ năng công nghệ cao
Nguồn : bảng 4-1 của Thompson, Arthur (1990)

Điểm yếu:
Điểm yếu là giới hạn hay thiếu hụt nguồn lực, kĩ năng hoặc năng lực mà cản trở
nghiêm trọng đến hiệu suất của cơng ty. Điểm yếu có thể là chiến lược quan trọng hay
khơng tuỳ thuộc vào nó có ý nghĩa như thế nào trong cuộc chiến cạnh tranh. Một chiến

lược tốt nhất thiết là cần phải định hướng đúng điểm yếu của công ty mà làm cho công
ty dễ bị tổn thương hoặc ngăn chặn điểm yếu từ việc theo đuổi cơ hội hấp dẫn
(Thompson Arthur,1990). Tìm kiếm điểm yếu của cơng ty thì khơng dể, để phân tích
chính xác hơn, điểm yếu nên được tìm kiếm từ quan điểm quản trị và cũng từ đối thủ
cạnh tranh. Câu trả lời cho những câu hỏi sau đây có thể đem lại cái nhìn ngắn ngọn về
điểm yếu của cơng ty:


Cơng ty bạn làm gì để có thể cải thiện ?



Cái gì mà cơng ty bạn làm là kém cỏi ?

4




Những gì nên tránh xa ?



Cái gì mà đối thủ cạnh tranh làm tốt hơn bạn ?



Đối thủ cạnh tranh có thị trường riêng biệt hoặc phân khúc bị khố lại ?

Trong bảng sau đây là một vài vấn đề để có thể tìm kiếm được điểm yếu của cơng

ty:

Bảng 2: Điểm yếu tiềm ẩn nội tại
 Khơng có chiến lược định hướng rõ ràng
 Phương tiện lỗi thời
 Lợi nhuận dưới mức trung bình bởi vì ...
 Quản lý thiếu chiều sâu và tài năng
 Thiếu một số kỹ năng hay năng lực quan trọng
 Nghèo theo dõi các bản ghi trong việc thực hiện chiến lược
 Bị cản trở với vấn đề điều hành nội bộ
 Thất bại trong R & D
 Dịng sản phẩm q ít ỏi
 Hình ảnh thị trường yếu kém
 Mạng lưới phân phối yếu
 Đơn vị tổng thể chi phí cao hơn so với đối thủ cạnh tranh
chính
Nguồn : bảng 4-1 của Thompson, Arthur (1990)
Cơ hội:
Cơ hội là hoàn cảnh thuận lợi trong môi trường của công ty. Cơ hội thị trường là
nhân tố lớn trong việc định hình chiến lược của cơng ty. Tuy nhiên, có một sự phân
biệt quan trọng giữa cơ hội của ngành và cơ hội của công ty. Không phải mỗi công ty
trong một ngành đều được định vị tốt để theo đuổi mỗi cơ hội tồn tại trong ngành- một
số ln có hồn cảnh tốt hơn số khác và một vài công ty loại khỏi cuộc cạnh tranh một
cách thất vọng (Thompson Arthur,1990). Các công ty dường như được liên kết nhiều
hơn với mơi trường bên ngồi hơn là điểm mạnh và điểm yếu, nhưng đây không phải
luôn luôn như vậy. Cơ hội cho việc cải thiện và liên doanh mới tồn tại trong chính

5



công ty(Hatten Kenneth, 1987). Danh sách sau đây đưa ra một vài đề xuất để giúp xác
định cơ hội chính mà công ty đối mặt (Dobson Paul, 1993):


Thị phần



Kinh nghiệm



Sức mạnh tài chính



Dẫn đầu trong cơng nghệ



Sản phẩm tốt (đặc biệt là tên thương mại)



Chi phí thấp



Nền kinh tế quy mơ




Hệ thống phân phối



Nhân viên có tay nghề



Hình ảnh được ưa thích trong cơng chúng

Và người quản lý phải trả lời những câu hỏi sau đây để xác định cơ hội của công ty:


Cơ hội hấp dẫn nào và ở đâu ở trong thị trường của bạn ?



Xu hướng quan trọng nào xảy ra trong khu vực địa phương của bạn cũng như

trong nội địa ?


Điều gì bạn dự đốn sẽ xảy ra có thể là cơ hội của bạn ?

Bảng sau đây cũng chỉ ra một vài cơ hội tiềm năng bên ngoài:
Bảng 3: Cơ hội tiềm năng bên ngồi
 Phục vụ nhóm khách hàng bổ sung
 Xâm nhập thị trường mới hoặc phân phúc thị trường mới

 Mở rộng dòng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
rộng lớn hơn
 Đa dạng hóa các sản phẩm liên quan
 Sát nhập cơng ty có quy mơ tương tự để giành thị phần
 Thất bại rào cản thương mại trong việc hấp dẫn các thị trường
hấp dẫn nước ngồi
 Tính tư mãn của các cơng ty đối thủ
 Thị trường tăng trưởng nhanh hơn
Nguồn : bảng 4-1 của Thompson, Arthur (1990)

6


Thách thức:
Thách thức là hồn cảnh khơng thuận lợi trong mơi trường của cơng ty. Thách thức
là trở ngại chính đối với vị trí hiện tại hoặc mong muốn của công ty. Trong quá khứ,
thách thức được xác định từ các công ty đối thủ, nhưng hiện tại bao gồm cả chính phủ,
đồn thể, xã hội và các bên có liên quan (Higgins James,1986). Nhiều lần, thách thức
nằm ngoài sự kiểm sốt của nhà quản trị. Thách thức khơng chỉ đến từ mơi trường bên
ngồi, chính mơi trường bên trong cơng ty là nguồn thách thức. Thách thức có thể
được xác định bằng việc trả lời những câu hỏi sau đây:


Trở ngại nào mà công ty bạn đối mặt?



Đối thủ của bạn làm gì để lấy đi cơng việc kinh daonh của bạn hay làm chậm sự

tăng trưởng của công ty bạn?



Đặc điểm hàng hoá hay dịch vụ của bạn cần phải thay đổi hay khơng ?



Có phải cơng nghê đang thay đổi đe doạ vị trí của bạn trên thị trường?



Có phải bạn gặp vấn đề với dịng tiền để cơng ty bạn có được cơng nghệ, nhân

viên hay thiết bị mới?
Ngồi ra, có thể giúp ích nhà quản trị thấy được nguy cơ tiềm ẩn đối với tổ chức của
họ:
Bảng 4: Mối đe dọa tiềm năng bên ngồi


Chí phí đầu vào của đối thủ thấp hơn



Doanh thu tăng lên của sản phẩm thay thế



Thị trường tăng trưởng chậm hơn




Thay đổi bất lợi trong tỷ giá hối đoái và chính sách

thương mại của các chính phủ nước ngồi


Các u cầu điều chỉnh tốn kém



Tổn thương đến tình trạng suy thoái và chu kỳ kinh

doanh


Khả năng mặc cả tăng lên của khách hàng hay nhà cung

cấp


Thay đổi trong nhu cầu và thị hiếu người mua



Thay đổi bất lợi trong nhân khẩu học
Nguồn : bảng 4-1 của Thompson, Arthur (1990)

7


2.2 Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

Theo Michael Porter, lợi thế cạnh tranh là khi giá trị của một công ty tạo ra cho
người mua lớn hơn rất nhiều so với chi phí mà cơng ty tạo ra nó. Giá trị ở đây là những
gì người mua sẵn sàng trả và giá trị cao hơn bắt nguồn từ việc đưa ra giá thấp hơn so
với đối thủ cạnh tranh với lợi ích tương đương hoặc cung cấp lợi ích độc nhất bù lại
với giá cao hơn. Có hai dạng cơ bản của lợi thế cạnh tranh: dẫn đầu về chi phí và sự
khác biệt
Bảng 5: Chiến lược chung của Porter
Lợi thế cạnh tranh

Phạm vi

Mục tiêu rộng

Chí phí thấp

Tính khác biệt

Dẫn đầu về chi phí

Tính khác biệt

Mục tiêu hẹp (tập Tập trung về chi phí

Tập trung về tính khác biệt

trung)
(Nguồn: Porter, 1985)
Chiến lược chung của Porter xác định sự lựa chọn chiến lược chung mà cơng ty

theo đuổi. Vị trí tương đối của cơng ty trong ngành có được bởi sự lựa chọn lợi thế

cạnh tranh ( dẫn đầu về chi phí và tính khác biệt) và sự lựa chọn về phạm vi cạnh tranh
(tính tập trung). Phạm vi cạnh tranh phân biệt giữa phân khúc rộng lớn của công ty và
phân khúc nhỏ hẹp mà công ty tập trung. Chiến lược chung hữu ích bởi vì nó mơ tả vị
trí chiến lược ở cấp độ đơn giản nhất và rộng nhất. Porter xác nhận rằng để đạt được
lợi thế cạnh tranh yêu cầu công ty lựa chọn về dạng và phạm vi của lợi thế cạnh tranh
của cơng ty. Có những rủi ro khác nhau vốn có trong mỗi chiến lược chung, nhưng khi
phát triển chiến lược “ tất cả cho mọi người” chắc chắn là cơng thức mang tính bình
thường- “ mắc kẹt ở giữa”
Trong “ COMPETITIVE STRATEGY VÀ REAL ESTATE DEVELOPMENT” ,
Michael Porter đưa ra các câu hỏi mà ta phải trả lời để phát triển một chiến lược hiệu
quả:
 Chuyện gì đang xảy ra trong bản thân ngành?

8


 Chiến lược nào được thực thi với vị trí của công ty của bạn trong ngành?
 Bạn hiểu về môi trường ngành và đối thủ cạnh tranh của bạn như thế nào?
 Bạn hiểu thế nào để định vị công ty của bạn trong môi trường ngành?
Treacy và Wiersema (1995) đưa ra cơ cấu phổ biến khác để đạt được lợi thế
cạnh tranh. Trong cơ cấu của họ, một công ty thường sẽ chọn để nhấn mạnh một
trong ba “lĩnh vực giá trị”: sự dẫn đầu về sản phẩm, xuất sắc trong điều hành, và sự
thân thuộc của khách hàng.
 Xuất sắc trong điều hành: xuất sắc trong hoạt động và điều hành. Thông thường
là bằng cách cung cấp chất lượng hợp lý với giá rất thấp. Tầm nhìn hướng nhiệm
vụ vào nhân viên. Tập trung vào tính hiệu quả, sắp xếp hợp lý các hoạt động,
quản lý chuỗi cung ứng, không rườm rà, khối lượng là quan trọng. Hầu hết các
công ty trên thế giới đều hoạt động trên lĩnh vực này. Hệ thống đo lường là rất
quan trọng. Hạn chế sự thay đổi rất lớn trong việc phân loại sản phẩm
 Sự dẫn đầu về sản phẩm: rất mạnh trong sự đổi mới và thương hiệu thị trường.

Công ty hoạt động trong các thị trường năng động. Tập trung vào sự phát triển,
cải tiến, thiết kế, thời gian trên thị trường, lợi nhuận cao trong thời ngắn. Tính
linh hoạt các nền văn hố của cơng ty
 Tính thân thuộc của khách hàng: công ty vượt qua các đối thủ về sự chú ý và
dịch vụ khách hàng. Tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ cho cá nhân h ay tất cả
người tiêu dùng riêng lẻ. Sự thay đổi lớn trong phân loại sản phẩm. Tập trung
vào quản lý mối quan hệ khách hàng, cung cấp sản phẩm, phục vụ đúng giờ, cao
hơn kì vọng của khách hàng, tính đáng tin cậy, khái niệm giá trị hiện tại của
khách hàng, gần gũi với khách hàng.
Mơ hình các lĩnh vực giá trị cũng giống như ba chiến lược chung của Porter.
Có một sự khác biệt lớn là theo mơ hình các lĩnh vực giá trị là khơng lĩnh vực nào
có thể bị sao lãng: trở nên tốt nhất ở một trong ba lĩnh vực, đạt được mức độ thực
hiện đầy đủ hai lĩnh vực còn lại.
Một số tác giả về lợi thế cạnh tranh tập trung vào yếu tố quyết định của lợi thế
cạnh tranh như là yếu tố quan trọng của cơng ty: sự hiếm có, giá trị, khó bị làm theo,
khó bị thay thế, "Một cơng ty được cho là đã có lợi thế cạnh tranh khi nó được thực
9


hiện một chiến lược tạo ra giá trị không đồng thời đang được thực hiện bởi bất kỳ đối
thủ hiện tại hoặc tiềm năng"( Barney 1991). Những nguồn lực tiềm năng quan trọng
được phân loại như là tài chính, tài nguyên, luật pháp, con người, cơ cấu tổ chức,
thông tin, logic (Hunt và Morgan, 1995). Khả năng phát triển năng lực cốt lõi tốt hơn
trong việc kết hợp kĩ năng và nguồn lực của công ty (Prahalad và Hamel, 1990). Một
loạt những khả năng linh động – khả năng nắm giữ, định rõ vị trí và nâng cấp nguồn
lực đặc biệt (Luo, 2000). Một số bài nghiên cứu cũng phân tích vai trị của các nhân tố
riêng biệt như là quyền sở hữu trí tuệ, cơ sở dữ liệu, văn hố của cơng ty…
(Hall,1993), nội quy cơng ty (Buller và McEvoy, 1999), uy tín của cơng ty
(Ljubojevic, 2003), đa dạng hoá nơi làm việc (Lattimer, 2003), làm từ thiện (Porter và
Kramer, 2002). Trọng tâm của những đóng góp vẫn cịn trong những nhân tố đặc thù

của công ty của lợi thế cạnh tranh.
Để tạo ra lợi thế cạnh tranh cần phải xác định các nhân tố mà đặt công ty ở vị trí
tốt hơn trong việc so sánh với các đối thủ có mặt trên thị trường. Như vậy, việc tạo ra
lợi thế cạnh tranh là tương đương với việc xác định nguồn của sự đổi mới. Wheelright
(1984) xác định bốn khả năng chiến lược bao gồm: chi phí thấp, chất lượng, phân phối
nhanh, và tính linh hoạt. Theo Passemard và Kleiner (2000), lợi thế cạnh tranh có được
bởi năm nguồn của sự đổi mới: công nghệ mới; sự thay đổi về nhu cầu hay nhu cầu
mới; xuất hiện phân khúc mới; thay đổi trong chi phí hoặc tính có lợi của tư liệu sản
xuất, và sự thay đổi trong quy định. Tương tự, Helms (1996) nghĩ rằng chất lượng và
khả năng sản xuất là vũ khí chiến lược để giành được lợi thế cạnh tranh. Ông ta cho
rằng các công ty nên nhận thức được rằng gia tăng chất lượng hay hỗ trợ sản xuất như
là vũ khí chiến lược nếu khơng thì họ sẽ bị mất thị phần. Gần đây, Cardy và Selvarajan
(2006) tin rằng năng lực của cơng ty như là chìa khố của lợi thế cạnh tranh. Theo
quan điểm chiến lược, năng lực có thể là chức năng, quy trình và cơng việc thường
ngày trong cơng ty (Cardy và Selvarajan, 2006). Bởi vì năng lực có thể là khái niệm
gây tranh cãi khi nó được xác định theo nhiều quan điểm khác nhau:
 Khái niệm về năng lực là trung tâm của phạm vi của cả chiến lược và quản trị
nguồn nhân lực
 Năng lực được chia thành hai loại, loại đầu tiên là năng lực cá nhân như kiến
thức, kĩ năng, khả năng, kinh nghiệm và tính cách, và loại thứ hai là năng lực của tập

10


thể mà thuộc về sự tổ chức và được gắn với quy trình và cơ cấu hướng vào sự tổ chức
(Turner và Crawford, 1994).
 Quản lý cao cấp cần để có năng lực rõ ràng cụ thể bao gồm kĩ năng lãnh đạo, kĩ
năng quản lý tổng thể, kĩ năng giữa cá nhân với cá nhân, kĩ năng giao tiếp, tính sáng
tạo, đặc điểm tính cách như là tính đáng tin cậy hay là khả năng thích nghi (Thornton
và Byham, 1982).

Dựa trên kinh nghiệm công việc quản lý bởi Molina (2004), tác giả đã sử dụng
những biến sau đây để xác định mức độ cạnh tranh của công ty:
1. Thị phần
2. Lợi nhuận
3. Sự cung cấp công nghệ
4. Quản lý tài chính
5. Chất lượng về sản phẩm- dịch vụ
6. Dịch vụ hậu mãi
7. Trình độ học vấn của nhà quản lý
8. Lòng trung thành của khách hàng
9. Lòng trung thành của nhà cung cấp
10. Địa điểm thành lập
11. Cam kết và lòng trung thành của nhân viên
12. kiến thức chuyên nghiệp của nhân viên
13. Danh tiếng của công ty
Molina (2004) cũng xem xét lý thuyết về tính cạnh tranh của công ty và kết luận
rằng lợi thế cạnh tranh sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau bao gồm :
 Lý thuyết dựa vào nguồn lực nhấn mạnh yếu tố quyết định của nguồn lực nội tại
cho lợi thế cạnh tranh lâu dài
 Đó là mối quan hệ tích cực giữa nguồn lực không thể thấy được( như nghiên
cứu và phát triển, chi phí quảng cáo, và thương hiệu … ) và lợi thế cạnh tranh.

11


 Nhà quản lý nắm giữ vai trò quan trọng trong việc đạt được lợi thế cạnh tranh
và họ có thể hiểu và mô tả tiềm năng hiệu quả ki nh tế của khả năng của công ty
 Nhận thức của nhà quản lý là nhân tố chủ yếu nhằm thực hiện chiến lược để
đưa công việc kinh doanh thành cơng trong dài hạn
Tóm tắt chương II:

Sau khi lược khảo các tài liệu về lợi thế cạnh tranh,và lý thuyết về cơng cụ phân tích
SWOT, một số giải pháp được tìm thấy để có được lợi thế cạnh tranh trong ngành bất
động sản. Mục đích của đề tài là đưa ra phương án đầu tư kinh doanh cho sản phẩm
bất động sản do đó các giải pháp đưa ra đều tập trung vào sản phẩm bất động sản:
 Chi phí thấp – ta có thể tài trợ và phát triển một dự án và thực hiện nó ở một chi
phí thấp hơn cho phép có được lợi nhuận cao hơn ở mức giá phổ biến hoặc ở mức
giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh hoặc cả hai
 Tính khác biệt về sản phẩm là chiến lược phát triển sản phẩm sao cho sản phẩm
này có được những đặc tính độc đáo và duy nhất, được khách hàng coi trọng và
đánh giá cao hơn so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Nếu ta khéo léo trong
việc tạo ra ý tưởng mới và duy nhất cho dự án, ta có được doanh thu cao hơn và sự
tận dụng tốt hơn trên khu đất đó.
 Ngồi ra trong ngành bất động sản, uy tín và danh tiếng của nhà đầu tư và các đối
tác, thời gian hoàn thành dự án, tính thân thuộc của khách hàng, q trình marketing
và bán hàng tốt của đối tác hay của chính bản thân công ty cũng là lợi thế cạnh
tranh của công ty.
Từ lợi thế cạnh tranh của công ty ta có tìm điểm mạnh của cơng ty mình và ta cũng
có thể xác định được lợi thế cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh để tìm ra điểm yếu của
bản thân cơng ty. Việc xác định mơi trường bên ngồi giúp ta tìm kiếm cơ hội và xác
định được thách thức cho cơng ty mình. Bốn nhân tố trên giúp ta sử dụng cơng cụ
SWOT để phân tích vị trí hiên tại của cơng ty, tình hình mơi trường bên ngồi, về đối
thủ cạnh tranh từ đó tao có thể tìm ra được phương án đầu tư kinh doanh của công ty ở
thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai

12


Chương III:Nội Dung Nghiên Cứu
3.1 Tổng quan về tình kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
3.1.1 Điều kiện địa lý và nhân khẩu

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Hình 1: Bản đồ Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và
đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đơng
sang Tây. , phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đơng và
Đơng Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây
Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường
hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam
Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ,
13


đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và cịn là một cửa ngõ quốc
tế (Có cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất). Thành phố Hồ Chí Minh là một
trong ba trung tâm kinh tế xã hội lớn nhất Việt Nam, là đơn vị đầu tàu về phát triển
kinh tế đất nước, trung tâm của Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là
một cực phát triển của nền kinh tế cả nước, có tác động lơi kéo cả khu vực phía Nam
cùng phát triển
Tổng diện tích đất tự nhiên của tồn Thành Phố là 2.095 km2, với gần 20km bờ biển
ở Cần Giờ. Trên địa bàn Thành Phố gồm 24 quận huyện, trong đó có 12 quận, huyện
chữ và 12 quận số, đó là : Gị Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ
Đức, Bình Tân, Củ Chi, Hóc Mơn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ, Quận 1, Quận 2,
Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận
12.
3.1.1.2 Dân số
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 Thành phố Hồ Chí Minh có dân số
7.123.340 người , gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,93 người/hộ.. Theo số liệu thống
kê năm 2004, 85,24% dân cư sống trong khu vực thành thị. Sự phân bố dân cư ở
Thành phố Hồ Chí Minh khơng đồng đều, ngay cả các quận nội ô. Trong khi các quận

3, 4, 5 hay 10, 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km² thì các quận 2, 9, 12 chỉ
khoảng 2.000 tới 6.000 người/km². Ở các huyện ngoại thành, mật độ dân số rất thấp,
như Cần Giờ chỉ có 96 người/km². Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự
nhiên 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 1,9%. Theo ước tính năm 2005, trung bình
mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm
2010, có số này cịn có thể tăng lên tới 2 triệu.
 Theo số liệu từ kết quả điều tra dân số, dân số tp.HCM không ngừng tăng
cao nhất là tỷ lệ tăng cơ học cao hơn tỷ lệ tăng tự nhiên điều này cho thấy
dân nhập cư vào thành phố rất cao điều này cho thấy nhu cầu về nhà ở không
ngừng tăng lên.
3.1.2 Các chỉ số kinh tế
3.1.2.1 Các chỉ tiêu kinh tế xã hội
Năm 2009:
GDP của thành phố ước tính tăng 8% so với năm 2008. Mặc dù vào quý đầu của
2009 kinh tế thành phố có chững lại nhưng bắt đầu hồi phục vào quý II và tiếp tục tăng
14


ở quý III, IV với tốc độ liên tục cao và GDP quí IV/2009 đã tăng trưởng 2 chữ số so quý
IV/2008 đạt đến mức +10,4%
Lạm phát của năm 2009 đã được kìm chế ở mức một chữ số: biểu hiện là chỉ số giá tiêu
dùng bình quân đang ngày càng giảm: Bình quân 3 tháng chỉ số giá 14,0%, bình qn 6
tháng tăng 10,5%, bình qn chín tháng tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2008 và bình quân
cả năm 2009 chỉ cịn 7,57% (chí số giá bình qn năm 2008 là 22,23%).
Vốn đầu tư xã hội tăng cao hơn cùng kỳ ở tất cả các nguồn: Vốn đầu tư xã hội đạt
143,5 ngàn tỷ đồng (vượt kế hoạch là 131,0 ngàn tỷ đồng) và tăng 23,1% (năm 2008 tăng
21,2%). Nhờ chính sách “hỗ trợ lãi suất” của chính phủ nên Vốn đầu tư xã hội thông qua
kênh ngân hàng đã sôi động và tăng trưởng cao hơn cùng kỳ ở cả đầu vào lẫn đầu ra:
Tổng nguồn vốn huy động trong năm 2009 tăng 38,3% (năm 2008: 20,2%), Tổng dư nợ
tín dụng trong năm 2009 tăng 43,8% (năm 2008: 23,7%)

Tiêu dùng nội địa vẫn duy trì đà tăng trưởng 2 chữ số: Tổng mức bán lẻ năm 2009 (trừ
yếu tố tăng giá) đã tăng 10,8% (trong khi Quý I chỉ tăng 3,8%).
Khách du lịch quốc tế đến thành phố giảm 10% so cùng kỳ nhưng khách du lịch “nội
địa” tăng đến 33,3%; nên doanh thu ngành khách sạn, nhà hàng tăng 10,9%.
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố trải qua một năm rất nhiều khó khăn
do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Các ngành liên quan đến xuất khẩu
thu hẹp sản xuất, một số ngành khác giảm do sức cạnh tranh yếu cùng với nhu cầu xã
hội. Kết quả cả năm công nghiệp thành phố đạt mức tăng trưởng 7,9%. Mặc dù thấp
hơn nhiều so với năm 2008 (12,1%) nhưng là kết quả rất khả quan so với tình hình các
tháng đầu năm.
Kim ngạch xuất khẩu (trừ dầu thô) vẫn tăng trưởng nhẹ: trong điều kiện xuất khẩu cả
nước sút giảm nghiêm trọng, thị trường xuất khẩu các mặt hàng truyền thống của
thành phố như may mặc, da giầy bị thu hẹp nhưng kim ngạch xuất khẩu (không kể dầu
thô) của thành phố cũng tăng được 1,3%, tương ứng với tăng 155 triệu USD so với
năm 2008.
Quý I/2010:
Quý I năm 2010 kinh tế thành phố vẫn tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ biểu hiện ở tổng
sản phẩm (GDP) trên địa bàn đạt 58.473 tỷ đồng (giá thực tế), tăng 11% so quý I/2009.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 tăng 0,78% so tháng 2 (tháng 2 tăng 1,68% so
với tháng 1) và tăng 3,78% so tháng 12/2009. Tính chung CPI bình quân quý I tăng

15


9,6% so với quí I/2009; thấp hơn mức tăng của quí I/2009 và quí I/2008: quí I/2009
tăng 14% (là quý bắt đầu có hiện tượng giảm phát), q I/2008 tăng 17% (là quý bắt
đầu có hiện tượng lạm phát).
Doanh thu du lịch (tính riêng du lịch lữ hành và khách sạn) quí I đạt 3.642 tỷ đồng,
tăng 35,3% so với quí I/2009 (mức tăng cùng kỳ là 9%)
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tăng 15,1%, cao hơn mức tăng 12,3% của

quý I năm 2009 và mức tăng 13,2% của quý I năm 2008.
Ước tính giá trị sản xuất công nghiệp quý I thực hiện 127.398 tỷ đồng tăng 13,7%,
bằng 7,2 lần mức tăng quý I/2009 (quý I/2009 tăng 1,9%).
Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản quý I ước thực hiện 667,4 tỷ đồng (giá so
sánh), tăng 7,5% so cùng kỳ năm trước (quí I năm 2009 tăng 2,9%)
Kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm nay (không kể dầu thô và vàng) tăng 16,9%,
cao hơn mức tăng 2,2% của quý I năm 2009 và cả mức tăng 14,4% của quý I năm
2008.
3.1.2.2 GDP
GDP bình quân đầu người: Kể từ năm 1995, Việt Nam đã đạt được bước tiến
khá dài trong quá trình phát triển kinh tế với mức GDP bình quân đầu người đã tăng từ
287 USD vào năm 1995 lên đến 640 USD vào nằm 2005, và đến thời điểm năm 2009,
GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã đạt mức 1.083 USD.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong số những địa phương dẫn đầu cả nước về mức
GDP bình quân đầu người. Năm 2009, GDP bình quân đầu người của thành phố đạt
khoảng 2.500 USD, cao gấp gần 3 lần GDP bình qn đầu người của cả nước.
Năm 2009:
Tở ng sản phẩm (GDP) trên đị a bàn cả năm 2009 ước đạt 332.076 tỷ đồng (giá thực
tế ) tăng 8,0% so năm 2008. Quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng thì GDP của
thành phố năm 2009 tương đương với 18,68 tỷ USD (tăng 7,6% so với năm 2008).

16


Bảng 6 :Tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2009
Tốc độ tăng so

Giá trị
(tỷ đồng -


Cơ cấu (%)

với năm trước
(%)

giá thực
tế)
Tở ng số

332.076

2008

2009

Đóng
góp vào
mức tăng

2008 2009 (điểm %)

100,0 100,0

10,7

8,0

8,0

254.810


80,7

76,7

9,3

7,2

5,69

+ Nhà nước

90.988

28,1

27,4

6,1

2,5

0,73

+ Ngoài nhà nước

163.822

49,7


49,3

11,2

9,9

4,96

22,3

23,3

16,3

11,0

2,27

1. Phân theo thành phần kinh tế
- Kinh tế trong nước

- Kinh tế có vố n nước ngoài 77.266
2. Phân theo khu vực
- Nông, lâm , thủy sản

4.158

1,4


1,3

1,6

2,7

0,04

- Công nghiệ p và xây dựng

145.836

44,1

43,9

9,4

6,3

2,87

+ Công nghiệ p

124.255

38,5

37,4


9,9

5,6

2,22

+ Xây dựng

21.581

5,6

6,5

5,8

12,0

0,65

182.082

54,4

54,8

12,0

9,5


5,05

- Dịch vụ

Nguồn: Cục thống kê Tp.HCM - 2009
Quý I năm 2010
Quý I năm 2010 kinh tế thành phố vẫn tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ biểu hiện ở
tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 58.473 tỷ đồng (giá thực tế), tăng 11% so quý I/2009
(quí I 2009 tăng 4%), tương đương mức tăng 11% của quý I/2008. Đây là lần đầu tiên
có hiện tượng tăng trưởng quý I cao hơn tăng trưởng quý IV năm trước (quý IV/2009
tăng 10,5%).

17


×